Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối lo ngại về sức khỏe pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.13 KB, 5 trang )

Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối
lo ngại về sức khỏe
Kỳ 1: Sự lây truyền của liên cầu khuẩn streptococcus suis
Streptococus suis (S. suis) là căn nguyên chính gây bệnh cho lợn trên
toàn thế giới. Lợn mang vi khuẩn S. suis gây viêm màng não, nhiễm khuẩn
huyết, viêm nội tâm mạc, viêm khớp và sốc nhiễm khuẩn ở lợn và người với
tỷ lệ tử vong khá cao. Nhiễm S. suis ở người chỉ xảy ra ở một số nhóm có nguy
cơ cao do tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn nhiễm khuẩn. Những hiểu
biết về sinh học và các đặc điểm bệnh lý, dịch tễ học, lâm sàng bệnh do S. suis
gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do
vi khuẩn S. suis ở người.
S. suis có đặc điểm gì?
S.suis là các cầu khuẩn kỵ khí tùy tiện, bắt màu gram (+). Hình thể vi
khuẩn hay gặp là các liên cầu, nhưng cũng có khi đứng riêng lẻ, hoặc thành đôi,
hoặc chuỗi ngắn. Dựa trên đặc điểm cấu trúc của lớp polysaccharide của vỏ, người
ta đã xác định được 35 týp huyết thanh (đánh số từ 1-34 và týp 1/2). Týp huyết
thanh 2 có liên quan đến bệnh lý của lợn và người và là týp huyết thanh hay gặp
nhất trên toàn thế giới. Vị trí khu trú tự nhiên của S. suis là ở đường hô hấp trên,
đặc biệt là amidan, mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. S. suis týp 2 thường
cư trú ở amidan khu vực vòm miệng ở cả lợn ốm và khỏe mạnh, thường lây truyền
qua đường mũi và miệng. Những con lợn mang S. suis là nguồn gây nhiễm quan
trọng cho cả đàn. S. suis týp 2 có khả năng đề kháng cao với nhiều yếu tố của môi
trường. Nó có thể sống ở điều kiện 60oC trong 10 phút, 50oC trong 2 giờ và 10oC
trong 6 tuần. Ở 0oC, vi khuẩn có thể tồn tại được 1 tháng trong bụi bẩn và 3 tháng
trong phân. Nếu ở điều kiện 25oC, vi khuẩn có thể tồn tại 24 giờ trong bụi bẩn và
8 ngày trong phân. Tuy nhiên, S. suis bị tiêu diệt bởi chất tẩy 5% pha loãng và
nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như penicillin, ceftriaxone, cephalosporin,
ampicillin và amoxicillin. Tuy nhiên, có khá nhiều chủng kháng lại các kháng sinh
thường dùng.
Biểu hiện nhiễm S. suis ở lợn
S. suis týp 1 chủ yếu gây các vụ dịch lẻ tẻ, lợn bị viêm đa khớp, đôi khi


viêm màng não. Bệnh chủ yếu gặp ở lợn đang bú.
S. suis týp 2 gây viêm màng não ở lợn lớn hơn. Thông thường, biểu hiện
bệnh lý rất nặng, cấp tính và thường gây tử vong. Tại một số quốc gia, S. suis týp
2 có thể gây viêm phổi cho lợn. Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ rằng
đây là biểu hiện bệnh lý tiên phát. Ngoài ra, lợn có thể bị chết đột ngột do viêm cơ
tim. Lợn nái có thể bị bệnh lý ở đường sinh dục, sảy thai. Tổn thương đa khớp và
ảnh hưởng đến vận động là biểu hiện hay gặp.
Trên da lợn có thể có các mảng đỏ, sần. Các hạch lymphô bị sưng, sung
huyết. Bao khớp dày lên, khớp bị sưng và có dịch. Màng não và não có thể bị tổn
thương dạng phù nề, sung huyết, dịch não tủy đục. Xét nghiệm dịch não tủy có
biểu hiện của một viêm màng não do vi khuẩn. Phổi bị tổn thương với nhiều dạng
khác nhau như đông đặc, có mủ, viêm phế quản, viêm phổi
Biểu hiện nhiễm S. suis ở người
Nhiễm do S. suis ở người hay gặp nhất là viêm màng não mủ. Nhưng cũng
có nhiều báo cáo khác về sốc nhiễm khuẩn với tình trạng suy đa tạng, viêm nội
tâm mạc, viêm phổi, viêm khớp và viêm màng bụng.
Người ta cũng thấy sự khác biệt giữa các triệu chứng lâm sàng ở các bệnh
nhân bị nhiễm khuẩn do S. suis. Trong trường hợp viêm màng não cấp tính, bệnh
nhân bị sốt, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, chóng mặt. Sau các triệu chứng này
là một trong các dấu hiệu như giảm hoặc mất chức năng nhẹ, mất thăng bằng khi
đi lại, hôn mê, cứng cổ, xuất hiện các đốm xuất huyết, đau khớp, liệt nửa mặt và
nửa thân, đau cơ dữ dội, những vết bầm tụ máu, ban đỏ. Trong giai đoạn cấp của
sốc nhiễm khuẩn, ngoài sốt, ớn lạnh, đau đầu, nôn, chóng mặt và đau bụng, bệnh
nhân còn có các dấu hiệu khác như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn chức
năng gan, xuất huyết dưới da, đông máu nội mạc rải rác, thiểu năng thận cấp và
hội chứng suy hô hấp cấp. Mất chức năng nghe là biến chứng phổ biến nhất khi
bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ. Nếu bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn,
nguy cơ tử vong rất cao.
S. suis thường gặp ở đâu?
S. suis có mặt ở khắp nơi trên thế giới và chủ yếu ở lợn nuôi tại gia đình.

Đôi khi, vi khuẩn này cũng được tìm thấy ở lợn hoang dại, ngựa, chó, mèo. S. suis
týp 2 khu trú ở amidan khẩu cái, ở lợn bị ốm và thậm chí cả ở lợn khỏe mạnh.
Những con lợn khỏe mạnh nhưng mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm quan trọng
đối với đàn lợn và có nguy cơ lây sang cả người. Lợn con là đối tượng nhạy cảm
nhất với S. suis nhưng nhiễm khuẩn do vi khuẩn này gây ra có thể thấy ở lợn bất
kỳ lứa tuổi nào.
Những yếu tố thuận lợi cho sự lây lan vi khuẩn cũng như nhiễm khuẩn do
S. suis là điều kiện chuồng trại chật chội, kém thông khí, đặc biệt nếu lợn bị suy
giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém Nhiễm khuẩn ở người gây ra bởi sự tiếp xúc
trực tiếp với lợn mang vi khuẩn, lợn ốm, hoặc thịt lợn có mang vi khuẩn. Vi khuẩn
có thể lây lan qua vết thương, niêm mạc miệng, mũi Do vậy, nhiễm S. suis
thường xảy ra ở người có công việc liên quan trực tiếp với lợn và thịt lợn như
người chăn nuôi lợn, người vận chuyển, thịt lợn, người chế biến thịt lợn và cán bộ
thú y. Nguy cơ bị nhiễm khuẩn do S. suis ở những đối tượng này cao hơn 1.500
lần so với những người khác. Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ nhiễm
khuẩn cao như bị suy giảm miễn dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt, những
người đi săn có thể bị nhiễm S. suis khi tiếp xúc với lợn hoang dại. Nhiễm khuẩn
S. suis được cho là một bệnh liên quan đến nghề nghiệp ở những nước đang phát
triển. S. suis thường không gây những vụ dịch lớn ở người. Các trường hợp mắc
bệnh lẻ tẻ đã được thông báo ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở những nơi có
ngành công nghiệp nuôi lợn phát triển.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn do S. suis ở người đều có tiền sử tiếp
xúc trực tiếp với lợn và thịt lợn bị bệnh. Trong một báo cáo khác, các nhà nghiên
cứu đã đề cập 8 người ăn thịt lợn bệnh nhưng nấu chín kỹ và không có biểu hiện
lâm sàng. Điều đó chứng tỏ rằng, thịt lợn được nấu chín kỹ không có khả năng lây
bệnh. Trong hai vụ dịch trên thế giới gần đây, không có trường hợp nào lây bệnh
từ người sang người. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, việc lây truyền như
vậy là không thể xảy ra trừ khi có tiếp xúc trực tiếp với bệnh phẩm bị nhiễm khuẩn
như máu có chứa vi khuẩn.


×