Chẩn đoán sức khỏe
cộng đồng
THS. BS. NGUYỄN XUÂN BÌNH MINH
BỘ MÔN DỊCH TỄ
Mục tiêu
1. Trình bày định nghĩa, khái niệm cơ bản, sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán
cá nhân
2. Trình bày mục tiêu của chẩn đoán cộng đồng và vai trò của nghiên cứu ngang trong chẩn đoán
sức khỏe cộng đồng
3. Trình bày các bước tiến hành điều tra ngang sức khỏe cộng đồng
Các khái niệm
1. Cộng đồng:
Một nhóm người được tổ chức thành một đơn vị, có chung một đặc
trưng, một quyền lợi hay một mối quan tâm. Mỗi cộng đồng có vấn đề
sức khỏe của riêng mình
Ví dụ: một cụm dân cư, một bệnh viện, một quốc gia…
2. Sức khỏe:
Là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chức chứ không chỉ
là không có bệnh
Các khái niệm
3. Chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
Mô tả sự phân bố những đặc trưng của sức khỏe trong cộng đồng ,có thể phát
hiện yếu tố nguy cơ, từ đó cho phép xác định người có nguy cơ cao với một số
bệnh nào đó, những sự kiện quan trọng (sống, chết…) hoặc hành vi sức khỏe
liên quan đến dịch vụ y tế.
4. Y tế cộng đồng – Sức khỏe cộng đồng
Là cố gắng của toàn xã hội nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mọi người,
thông qua các hoạt động tập thể của xã hội.
Là sự kết hợp giữa các ngành khoa học, các thực hành và quan niệm về sức
khỏe, nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân.
Nhấn mạnh vào phòng bệnh
Sự khác biệt giữa chẩn đoán cá nhân và
cộng đồng
Chẩn đoán cá nhân
Chẩn đoán cộng đồng
Nội dung
cần quan
tâm
•
•
•
•
•
•
•
Diễn biến tự nhiên
Yếu tố nguy cơ
Dinh dưỡng
Thể lực, tình trạng thai nghén, miễn dịch
Thói quen, lối sống
Môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế xã hội
Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sức khỏe
Giống như chẩn đoán cá nhân nhưng cần nhiều
thông tin và thời gian hơn
(vì cần thu thập thông tin và theo dõi tình trạng
sức khỏe của nhiều người)
Phương
pháp chẩn
đoán
•
•
•
•
•
•
Tiền sử, bệnh sử
Khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng
Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt
Tiên lượng
Điều trị
Theo dõi và đánh giá kết quả
• Chọn mẫu nghiên cứu
• Tiến hành điều tra, thu thập thông tin về
bệnh và yếu tố nguy cơ bằng nhiều kỹ thuật
• Phân tích số liệu
• Sàng tuyển
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng
Di truyền
Dịch vụ y tế
Môi trường
• Tự nhiên
• Sinh học
• Xã hội
Sức khỏe cộng
đồng
Văn hóa xã
hội
Kinh tế
Mục tiêu chẩn đoán sức khỏe cộng đồng
1. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
2. Mô tả tình hình sức khỏe cộng đồng và yếu tố nguy cơ
3. Mô tả chiều hướng sức khỏe cộng đồng
4. Mô tả sử dụng dịch vụ y tế
5. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp cộng đồng
6. Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chính sách y tế và lập kế hoạch can thiệp
Nội dung đánh giá sức khỏe cộng đồng
•Điều tra nhân khẩu học, thống kê sinh tử
•Nguyên nhân mắc bệnh/tử vong, theo tuổi, giới, nghề nghiệp
•Sử dụng dịch vụ y tế
•Dinh dưỡng và phát triển ở trẻ em
•Thông tin về văn hóa xã hội, kinh tế
•Sức khỏe tâm thần, stress
Nội dung đánh giá sức khỏe cộng đồng
•Môi trường sống, các véc tơ truyền bệnh
•Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sức khỏe
•Dịch ở địa phương
•Hệ thống y tế
•Đánh giá kết quả của chương trình can thiệp, khó khăn thách thức còn tồn tại
•Dịch vụ và nguồn lực trong nông nghiệp, thú y
Điều tra ngang
Định nghĩa:
Là một nghiên cứu trong đó tình trạng mắc bệnh và phơi nhiễm được đánh giá đồng thời ở quần
thể tại một thời điểm
Đặc điểm
Cung cấp một hình ảnh chụp của sức khỏe người dân tại một thời điểm
Cho biết tỷ suất hiện mắc một bệnh tại một thời điểm
Hạn chế là không thể xác định mối quan hệ nhân quả của bệnh và phơi nhiễm vì không biết cái
nào có trước
Các bước tiến hành điều tra ngang
Bước 1:Xác định vấn đề nghiên cứu
Các câu hỏi cần đặt ra:
1. Tính xác đáng của vấn đề: Tầm cỡ, quy mô của vấn đề đến đâu? Mức độ
nghiêm trọng của bệnh? Khả năng khống chế/chữa khỏi bệnh? Sự quan tâm và
hưởng ứng của cộng đồng
2. Tính lặp lại: tham khảo tài liệu để biết vấn đề đã được ai nghiên cứu chưa?
Kết quả như thế nào?
3. Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài: là nơi cấp phép, hỗ
trợ kinh phí, tạo điều kiện để thực hiện đề tài
Các bước tiến hành điều tra ngang
Bước 1:
Xác định vấn đề nghiên cứu
4. Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng: có như vậy cộng đồng mới
tích cực tham gia
5. Tính khả thi: việc triển khai nghiên cứu có dễ thực hiện không? Có đủ thời
gian và nguồn lực không?
6. Tính ứng dụng của kết quả đạt được: kết quả sẽ được sử dụng như thế nào,
sẽ giúp ích cho ai
7. Tính bức thiết của vấn đề: Có cần ưu tiên triển khai ngay
Các bước tiến hành điều tra ngang
Bước 2: Thảo luận với lãnh đạo địa phương:
Thông báo với lãnh đạo địa phương, nhân viên y tế và các đối tượng điều
tra về mục tiêu, đối tượng, thời gian, địa điểm và lợi ích của nghiên cứu
Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu là những gì người điều tra muốn đạt được sau khi
kết thúc nghiên cứu
Có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Các bước tiến hành điều tra ngang
Mục đích của xây dựng mục tiêu
•Xác định phạm vi điều tra
•Xác định biến số nghiên cứu
•Tránh bỏ sót hoặc thu thập thông tin không cần thiết
•Là cơ sở để lập kế hoạch điều tra
Các bước tiến hành điều tra ngang
Các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu:
•Bắt đầu bằng động từ hành động: đánh giá, mô tả, xác định…
•Mục tiêu phải hợp lý, có khả năng đạt được bằng nghiên cứu
•Mục tiêu phải cụ thể: nghiên cứu caì gì? Trên đối tượng nào? Ở đâu? Khi
nào?
•Các mục tiêu cụ thể phù hợp với mục tiêu chung, bao phủ vấn đề nghiên
cứu
Ví dụ về mục tiêu
Bạn hãy đánh giá xem mục tiêu sau đã tốt chưa? Nếu chưa thì tại sao?
A. Đánh giá kiến thức về xử trí tiêu chảy tại nhà của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Hà Nam, năm
2015
B. Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm trùng roi âm đạo và nguy cơ đẻ non của thai phụ
C. Xác định tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện từ năm 2012-2014 tại các bệnh viện đa khoa của Hà Nội
Biến số
Là đặc tính của người, sự vật, hiện tượng mà giá trị của nó thay đổi với mỗi đối tượng
(khác với hằng số)
Có hai loại biến số: biến định lượng và biến định tính
A. Biến định lượng: giá trị là một con số
◦ Biến liên tục: chiều cao, đường huyết
◦ Biến rời rạc: số người đến khám, số người mắc bệnh
•Nếu phân loại theo bản chất giá trị zero:
◦ Biến tỷ suất: giá trị 0 là giá trị thực (tức là không có giá trị 0, ví dụ: cân nặng, chiều
cao)
◦ Biến khoảng chia: giá trị 0 là không thực (tức là giá trị 0 là giá trị có ý nghĩa: ví dụ:
nhiệt độ)
Biến số
B. Biến định tính: Giá trị được biểu thi bằng chữ hoặc được xếp vào các nhóm khác
nhau
Biến danh mục: Các nhóm không có trật tự nhất định
Ví dụ: các tỉnh miền Bắc, nơi sinh sống: thành thị/nông thôn
Biến thứ hạng: Các nhóm được sắp xếp theo trật tự nhất định
Ví dụ: trình độ học vấn, cường độ vận động (nhẹ/trung bình/nặng)
Biến nhị phân: Chỉ bao gồm hai nhóm duy nhất, thường đối lập nhau
Ví dụ: có/không, cao/thấp
Biến số
Các lưu ý về biến số
Có thể ký hiệu các biến định lượng bằng các chữ số (nhưng bản chất vẫn là biến
định lượng)
Có thể chuyển một biến định lượng thành biến định tính, hoặc biến nhị phân
Ví dụ: từ số đo huyết áp cụ thể, phân loại thành các mức huyết áp tương ứng
(cao, bình thường…)
Tuy nhiên nếu có sẵn biến định tính thì không thể chuyển sang biến định lượng.
Vì vậy, luôn cố gắng thu thập biến định lượng nếu có thể
Mối tương quan giữa các biến số
Nếu xét theo mối tương quan nhân quả, có ba loại
biến số:
Nhiễu
•Biến độc lập: là phơi nhiễm
•Biến phụ thuộc: là vấn đề sức khỏe (bệnh)
•Nhiễu: là yếu tố thứ ba có thể làm sai lệch mối
•quan hệ nhân quả giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Nhiễu
Nhiễu là một yếu tố làm sai lệch ảnh hưởng của phơi nhiễm đối với bệnh.
Nhiễu có thể làm tăng hay giảm ước lượng sự kết hợp thật giữa bệnh và
phơi nhiễm, thậm chí thay đổi chiều hướng của sự kết hợp
Các đặc điểm của nhiễu
Nhiễu là một yếu tố nguy cơ của bệnh, bất kể tình trạng phơi nhiễm là gì
Nhiễu có liên quan với phơi nhiễm
Không phải là nhân tố trung gian trong mối quan hệ nhân quả từ phơi
nhiễm đến bệnh.
Số trẻ bị Down trên 1000 ca sinh sống
Thứ tự sinh
Số trẻ bị Down trên 1000 ca sinh sống
Nhiễu
Ví dụ 1: Thứ tự sinh và bệnh Down
Tuổi của mẹ
Nhiễu
Ví dụ 1: Thứ tự sinh và bệnh Down
Tuổi của mẹ
Bệnh Down
Số trẻ bị Down trên 1000 ca sinh sống
Thứ tự sinh
Tuổi của mẹ
Thứ tự sinh
Nhiễu
Ví dụ 2: Tác dung của tolbutamide lên tỷ lệ tử vong
Tử vong
Sống
Tổng
Tỷ lệ tử vong
Tolbutamide
30
174
204
14.7%
Giả dược
21
184
205
10.2%
Kết luận: Bệnh nhân điều trị Tolbutamide có thêm 14.7-10.2=4.5% nguy cơ tử
vong
Nhiễu
Tuy nhiên, người ta nhận thấy nhóm Placebo có tỷ lệ người trẻ dưới 55 tuổi cao hơn, đó
có thể góp phần lý giải tại sao tỷ lệ tử vong ở nhóm này lại thấp.
Nếu tách bạch hai nhóm tuổi thì thu được kết quả
Tuổi < 55
Tuổi > 55
Tolbutamide
Giả dược
Tolbutamide
Giả dược
Tử vong
8
5
22
16
Sống
98
115
76
69
Tổng
106
120
98
85
Tỷ lệ tử vong
7.6%
4.2%
22.4%
18.8%
Ở nhóm người tuổi <55: Tolbutamide làm tăng tỷ lệ tử vong 7.6-4.2=3.4%
Ở nhóm người tuổi <55: Tolbutamide làm tăng tỷ lệ tử vong 22.4-18.8=3.6%