Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.64 KB, 7 trang )

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỊNH
HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN
ATTITUDE OF STUDENTS FROM PEDAGOGY DEPARTMENT –
USSH – TOWARDS THE MAJOR ORIENTATION PROGRAM
Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Quốc Khiêm

TÓM TẮT
Hiện nay, các trường cao đẳng và đại học ở nước ta ngày càng quan tâm, nhận thức
đúng hơn về đánh giá chất lượng chương trình tư vấn định hướng chuyên ngành cho sinh
viên. Với bài báo này, chúng tôi làm rõ mức độ đạt được các mục tiêu về thái độ của sinh
viên Khoa Giáo dục đối với chương trình tư vấn định hướng chuyên ngành cho sinh viên
Khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, từ những biểu hiện đến các
kết quả đo lường; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình tư vấn
định hướng chuyên ngành cho sinh viên.
Từ khóa: Thái độ, định hướng chuyên ngành, sinh viên
ABSTRACT
Colleges and universities around the country are getting more and more interested in
and conscious of the quality of the major orientation program for their students. In this
article, we look into the attitudes of students from the pedagogy department – USSH –
towards the program. From the results, we will be discussing the solutions to the problems
that the students encounter in the program, hence enhance the quality of the program.
Key words: attitudes, major orientation, students
1. Mở đầu:

Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của mỗi người, sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật, hiện tượng nào đó. Con người cũng
có thể có thái độ trung tính, có nghĩa là họ đồng thời biểu hiện thái độ tích cực và tiêu cực
đối với cùng một mục tiêu.
Quan điểm thái độ là sự kết hợp của các thành phần: (i) nhận thức, (ii) xúc cảm-tình
cảm, (iii) hành vi và ý định hành vi. Thành phần xúc cảm – tình cảm của thái độ được cho là




bao gồm sự đánh giá ý thích, hoặc cảm xúc của một người với một số tình huống, đối tượng
hoặc con người (Lê Văn Quý, Trần Chí Vĩnh Long, 2016).
Thái độ tích cực sẽ tạo nên hứng thú nghề nghiệp trong tương lai, thúc đẩy sinh viên
học tập nỗ lực và đạt kết quả tốt hơn. Sinh viên sau tốt nghiệp sẽ có tâm huyết với ngành mà
bản thân lựa chọn và gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc, sự nghiệp của
mình khi họ có thái độ tích cực đối với ngành nghề mà họ đang theo học. Như vậy, nhiệm
vụ đặt ra ở đây đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nói chung và Khoa Giáo dục,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng đó là chú trọng đào tạo chuyên
môn nghề nghiệp thông qua việc đạt các mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn định
hướng chuyên ngành của Khoa.
Do đó, việc khảo sát các mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn định hướng
chuyên ngành là một trong những bước quan trọng sẽ giúp Nhà trường, Khoa giáo dục có
những quyết sách đúng đắn, có cơ sở khoa học hơn để đánh giá và cải tiến chất lượng hoạt
động trên hiệu quả hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khách thể khảo sát
Mẫu nghiên cứu này được khảo sát từ 86 sinh viên, cựu sinh viên, cụ thể là: sinh viên
năm ba, năm tư và cựu sinh viên của Khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
2.2. Công cụ khảo sát
Nghiên cứu này đã sử dụng bảng hỏi điều tra để thu thập dữ liệu. Sinh viên, cựu sinh
viên tham gia đã lựa chọn năm mức độ của thang đo Likert để đánh giá các yếu tố liên quan
đến chất lượng hoạt động tư vấn định hướng chuyên ngành tại Khoa Giáo dục. Đối với yếu
tố về mức độ đạt được các mục tiêu về thái độ, sinh viên và cựu sinh viên đánh giá với năm
mức độ (1= hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3= phân vân, 4= Đồng ý và 5=
Hoàn toàn đồng ý). Tất cả các dữ liệu đã được phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0. Nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu. Phân tích mô tả để kiểm tra mức
độ đồng ý của sinh viên và cựu sinh viên thông qua việc đạt được các muc tiêu về thái độ

đối với hoạt động tư vấn định hướng chuyên ngành nhằm đánh giá và cải tiến chất lượng
hoạt động trên tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Phân tích phương sai (ANOVA) được thực hiện để
kiểm tra sự khác biệt giữa sinh viên và cựu sinh viên các khóa đánh giá mức độ đồng ý về


các mục tiêu về thái độ. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để tăng mức
độ tin cậy.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Độ tin cậy
Trong nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s alpha được thu thập để kiểm tra độ tin cậy
nhằm đánh giá mức độ đồng ý thông qua việc đạt được các mục tiêu về thái độ là 0,852.
Nhóm nghiên cứu của Nunnally & Burnstein (1994) cho rằng công cụ trong thăm dò nghiên
cứu có thể từ 0,7 hay cao hơn nhưng không vượt quá 0.95. Vì vậy, xây dựng nghiên cứu đối
với yếu tố mức độ đồng ý thông qua việc đạt được các mục tiêu về thái độ là đáng tin cậy.
3.2. Đặc điểm nhân khẩu
Trong 86 sinh viên, cựu sinh viên của khoa, cụ thể có 71.4% là sinh viên năm thứ ba,
8.3% là sinh viên năm thứ tư, 20.2% là cựu sinh viên (trong đó 5.9% là cựu sinh viên tốt
nghiệp năm 2014, 35.3% là tốt nghiệp năm 2015, 17.6% là tốt nghiệp năm 2016 và 41.2%
là tốt nghiệp năm 2017) với tổng số 19.8% là nam, 80.2% là nữ.
Về chuyên ngành, 66.3% sinh viên thuộc chuyên ngành Quản lý giáo dục, 33.7% là
sinh viên thuộc chuyên ngành Tâm lý giáo dục.
Về học lực, 1.7 % sinh viên có học lực từ trung bình trở xuống, 20.3% sinh viên có
học lực trung bình – khá, 62.7% sinh viên có học lực khá, 13.6 % sinh viên có học lực giỏi
và 1.7 % sinh viên có học lực xuất sắc.
3.3. Mức độ đồng ý của sinh viên, cựu sinh viên thông qua việc đạt được các mục tiêu
về thái độ đối với hoạt động tư vấn định hướng chuyên ngành
Để tìm hiểu về mức độ đạt được các mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn
chuyên ngành của Khoa giáo dục, chúng tôi đã khảo sát trên 08 yếu tố đã được cân nhắc,
đánh giá. Kết quả thu được như sau:
Kết quả bảng 1 cho thấy mức độ đồng ý của sinh viên, cựu sinh viên thông qua việc

đạt được các mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn định hướng chuyên ngành chưa
cao, với mức dao động từ 3.16 đến 3.92. Trong đó, yếu tố Bạn tập trung và chăm chú nghe
giảng trong quá trình học các môn học trong chuyên ngành được sinh viên, cựu sinh viên
đánh giá với mức độ đồng ý là cao nhất (TB: 3,92, ĐLC: 0,884), kế tiếp là yếu tố Bạn hoàn
thành mọi bài tập/nhiệm vụ được giao (TB: 3,85, ĐLC: 0,861) và yếu tố đồng ý được sinh


viên đánh giá với mức độ thấp nhất là Bạn chủ động học thêm và làm thêm các bài tập bên
ngoài (TB: 3,35, ĐLC: 0,865).
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy:
Đối với sinh viên, cụ thể có 5/19 sinh viên cho rằng thời gian không phù hợp, thời
gian giải đáp ngắn, một số thắc mắc thầy cô giải đáp chưa trọn vẹn… Bên cạnh đó, qua câu
hỏi mở “Anh/Chị có đề xuất gì để cải tiến hoạt động tư vấn định hướng chuyên ngành tại
Khoa Giáo dục” sinh viên cũng yêu cầu thêm hình thức tư vấn online để các em linh hoạt,
chủ động hơn về mặt thời gian cũng như có sự đầu tư về nội dung và hình thức tổ chức tư
vấn cần sâu, cụ thể, thực tiễn hơn, thời gian tư vấn cần diễn ra nhiều và lâu hơn. Ngoài ra
cần có sự phân chia nhóm, tạo nhiều cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm về định hướng chuyên
ngành trước khi lựa chọn để hoạt động tư vấn được hiệu quả hơn (phụ lục 2).
Đối với giảng viên, hoạt động này đã đạt được những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên
chưa có sự thống nhất giữa các bộ phận liên quan (cố vấn học tập, ban chủ nhiệm khoa, cựu
sinh viên…), có đầu tư và ngày càng tốt hơn, có sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa, được
tổ chức thường xuyên, định kỳ. Ngày càng có nhiều sinh viên chọn được nghề nghiệp sau
buổi tư vấn, nhiều sinh viên cần hỗ trợ cá nhân… Ngoài ra, với câu hỏi mở “Thầy/Cô có đề
xuất gì để hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn chuyên ngành phù hợp” và “Hoạt động này
cần có những thay đổi gì?” có 4/6 giảng viên cho rằng tổ chức tư vấn đầu năm, mời cựu
sinh viên về tư vấn, tổ chức giao lưu, tham quan một số cơ sở liên quan đến ngành nghề làm
việc trong tương lai, cần tổ chức từ đầu khi sinh viên mới vào học cho đến khi sinh viên
chọn chuyên ngành (khoảng 3 lần) dưới nhiều hình thức khác nhau. Không nên chỉ dừng lại
ở việc chọn chuyên ngành mà sinh viên cần khám phá bản thân, chủ động lựa chọn, khảo sát
mong muốn và thắc mắc của các em trước thông qua mạng xã hội, email để hiểu được tâm

tư, nguyện vọng của mỗi cá nhân…(phụ lục 2).
Bảng 1. Mức độ đồng ý đạt được các mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn chuyên ngành
Các mục tiêu
Trung bình
Bạn tập trung và chăm chú nghe giảng trong quá
3,92
trình học các môn học trong chuyên ngành
Bạn hăng hái tham gia vào mọi hình thức học tập
3,49
được tổ chức ở lớp
Bạn hoàn thành mọi bài tập/nhiệm vụ được giao
3,85
Bạn chủ động học thêm và làm thêm các bài tập

3,34

Độ lệch chuẩn

Xếp hạng

,884

1

,864

5

,861


2

,865

6


bên ngoài
Bạn chủ động vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế
Chương trình giúp tạo cơ hội giao lưu với thầy
cô, cựu sinh viên
Bạn cảm thấy hào hứng với công việc sẽ làm khi
tốt nghiệp
Bạn có thể từ bỏ mọi thứ để làm công việc liên
quan đến chuyên ngành mình được học

3,53

,921

4

3,72

,879

3

3,53


,942

4

3,16

1.115

7

3.4. Sự tương quan giữa sinh viên, cựu sinh viên các khóa thông qua việc đạt được các
mục tiêu về thái độ đối với hoạt động tư vấn chuyên ngành
Để trả lời cho câu hỏi có hay không có sự khác biệt giữa việc đánh giá mức độ đồng
ý của sinh viên, cựu sinh viên các khóa tham gia trả lời khảo sát với các mục tiêu về thái độ
của sinh viên, chúng tôi đã thực hiện theo phân tích tương quan ANOVA với mức ý nghĩa
95%.
Những kết quả từ bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên
các khóa khác nhau, sig.>0.05. Như vậy, chúng ta có thể thấy giữa sinh viên, cựu sinh viên
các khóa đều có sự đánh giá tương đồng về mức độ đồng ý đạt được các mục tiêu về thái độ
đối với hoạt động tư vấn chuyên ngành.
Bảng 2: Kết quả ANOVA giữa việc đánh giá mức độ đồng ý của sinh viên, cựu sinh viên các
khóa về đạt các mục tiêu về thái độ
Trung
bình

F

Sig.


Giữa các nhóm

,326

,380

,822

Trong các nhóm

,860
,944

,446

,992

,420

,523

,719

,628

,645

Các mục tiêu
Bạn tập trung và chăm chú nghe giảng trong
quá trình học các môn học trong chuyên

ngành
Bạn hăng hái tham gia vào mọi hình thức
học tập được tổ chức ở lớp

Giữa các nhóm

,697

Trong các nhóm

,738

Bạn hoàn thành mọi bài tập/nhiệm vụ được

Giữa các nhóm

,734

giao

Trong các nhóm

,740

Bạn chủ động học thêm và làm thêm các bài
tập bên ngoài

Giữa các nhóm

,355


Trong các nhóm

,679

Bạn chủ động vận dụng những kiến thức đã

Giữa các nhóm

,526


học vào thực tế

Trong các nhóm

,837

Chương trình giúp tạo cơ hội giao lưu với
thầy cô, cựu sinh viên

Giữa các nhóm

,669

,825

,515

Trong các nhóm

Giữa các nhóm

,811
,246

,248

,910

Trong các nhóm

,994

Giữa các nhóm

,365
1,195

,305

,873

Bạn cảm thấy hào hứng với công việc sẽ làm
khi tốt nghiệp
Bạn có thể từ bỏ mọi thứ để làm công việc
liên quan đến chuyên ngành mình được học

Trong các nhóm

4. Kết luận:

Trong phạm vi bài viết này, do giới hạn khách thể nghiên cứu nên thông tin chưa
mang tính bao quát. Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy sinh viên đánh giá chưa cao mức độ
đồng ý đạt được các mục tiêu về thái độ.
Để giúp sinh viên đạt được các mục tiêu về thái độ, vai trò của người giảng viên rất
quan trọng. Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước
trong ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi sau. Chúng tôi cho
rằng Khoa cần tăng cường, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo yêu nghề và chuyên môn để tiếp tục
“tiếp lửa” cho các tân sinh viên tương lai, đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, doanh
nghiệp và xã hội.
Ngoài ra, Nhà trường và Khoa cần tổ chức thường xuyên hơn các buổi báo cáo
chuyên đề, hội chợ việc làm, tham quan doanh nghiệp… nhằm giúp sinh viên tăng cường
học hỏi, làm quen với môi trường nghề nghiệp để có sự trải nghiệm về định hướng chuyên
ngành trước khi lựa chọn, đây là tiền đề quan trọng cho sinh viên trước khi tham gia vào thị
trường lao động.
Sự hiểu biết về nghề nghiệp và quan niệm về giá trị xã hội của nghề nghiệp nên được
coi như là những nội dung cần trang bị cho học sinh-sinh viên trước và trong suốt quá trình
đào tạo ở đại học. Từ góc độ quản lý, ta thấy rõ sự cần thiết của công tác chỉ đạo và tổ chức
thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin, phối – kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo của nhà
trường và yêu cầu tuyển dụng cũng như việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên. Đây
vừa là yêu cầu của đào tạo toàn diện nguồn nhân lực (có hiểu biết nghề nghiệp, kỹ năng
nghề nghiệp và thái độ đúng đắn đối với giá trị nghề nghiệp) vừa là giải pháp quản lý góp
phần điều chỉnh ý thức học tập của sinh viên theo chiều hướng tích cực, phát huy tính tích


cực học tập, gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nhân lực được đào tạo
(Nguyễn Thành Nhân, 2014).
Sinh viên có thể hiểu sâu sắc các tri thức khoa học, ý nghĩa xã hội của môn học khi
có thái độ học tập tích cực theo đó thực tiễn đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa đối với cá
nhân và khả năng tiếp thu. Muốn như vậy, Khoa cần định hướng cho sinh viên nhận thức
được sự cần thiết để tìm tới chuyên viên tư vấn khi có băn khoăn trong việc chọn nghề, tiến

hành cho sinh viên tham gia làm bài trắc nghiệm về năng lực bản thân trước khi tổ chức
hoạt động tư vấn. Ngoài ra, Tham khảo ý kiến và mong muốn cá nhân sinh viên qua việc
phỏng vấn riêng. Cần phối hợp với cựu sinh viên, đầu tư nhiều hơn về nội dung và hình
thức tổ chức để hoạt động này mang tính chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ sâu sát đến từng sinh
viên. Thành lập các nhóm hỗ trợ công tác tư vấn có sự tham gia của sinh viên và giảng viên
trong đó giảng viên là trưởng nhóm…

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thành Nhân. (2014). Tính tích cực học tập của sinh viên nhìn từ góc độ quản lý. Kỷ

yếu Hội thảo khoa học Giáo dục và phát triển, Tp.HCM, 94-107.
2. Lê Văn Quý, Trần Chí Vĩnh Long. (2016). Thái độ đối với nghề nghiệp của sinh viên ngành

Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tài chính-Marketing. Tạp chí khoa học Quản lý
Giáo dục, số 04(12), 16-20.
3. Lê Ngọc Phương. (2005).Thái độ học tập của sinh viên (Luận văn Thạc sĩ: chuyên ngành

tâm lý học), Hà Nội, 13-24.
4. />
cua-sinh-vien-truong-cao-dang-su-pham-lao-cai-doi-voi-hoat-dong-nghien-cuu-khoahoc.htm



×