Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 6 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Khái niệm về dân tộc thiểu số
1.1. Các quan điểm về dân tộc thiểu số và dân tộc bản địa
1.1.1. Dân tộc thiểu số (LHQ)
Dân tộc thiểu số (minorité ethnique) là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy
theo khái niệm của từng bộ môn nghiên cứu hay quan điểm của mỗi quốc gia. Đứng
trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc thiểu số chia
làm 2 thành phần:
• Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử (minorités historiques) là tập thể tộc người đã
có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa
(peuples autochtones)
• Dân tộc thiểu số di cư (minorités immigrées) là những người nước ngoài sang định
cư tại một quốc gia có chủ quyền.
1992, Hội Đồng LHQ thông qua khái niệm về “dân tộc thiểu số” bằng cách dựa quan
điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm
1977: "Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc gia khác
đến cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc
gia này"
Năm 1995, Liện Hiệp Âu Châu cũng đưa ra khái niệm về dân tộc thiểu số rất gần gủi
với quan điểm của Liên Hiệp Quốc: “Dân tộc thiểu số ám chỉ cho một nhóm người từ
một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liện Hiệp Âu Châu và
có quốc tịch của khối Âu Châu”.
1.1.2. Dân tộc bản địa
Dân tộc bản địa có số lượng từ 300 đến 500 triệu người trên thế giới và chiếm 20%
bề mặt của trái đất. Theo quan điển của những nhà nhân chủng học, khái niệm về dân
tộc bản địa không phải là chủ đề đáng đưa ra để bàn bạc, vì thuật ngữ « dân tộc bản
địa » đã có định nghĩa sẳn trong các tự điển phổ thông trên thế giới: « Dân tộc bản địa
là tập thể tộc người đã có mặt trên lãnh thổ từ lâu đời trước khi dân tộc khác đến xâm
chiếm đất đai của họ »
Nhưng đứng về khía cạnh chính trị trong một số quốc gia có chủ quyền, thuật ngữ
“dân tộc bản địa” là vấn đề nhạy cảm có thể gây ra những phong trao đấu tranh đòi


chủ quyền đất đai và phục hưng quyền ly khai để đòi tự trị hay độc lập.
Năm 1993, Hội Đồng LHQ tuyên bố là “Năm quốc tế về các dân tộc bản địa” một dự
án vô cùng khó khăn mà LHQ tìm mọi cách để chinh phục các quốc gia thành viên
phải ký vào. Sau mấy năm bàn luận, Hội Đồng Liện Hiệp Quốc đưa ra nghị quyết
1996:
« Cộng đồng bản địa, chủng tộc bản địa hay dân tộc bản địa là nhóm người có một
chiều dài lịch sử xuất thân từ một xã hội đã có mặt trên một lãnh thổ trước thời kỳ xâm
lược và đô hộ của dân tộc khác. Họ tự nhận diện bản thân của họ có nguồn gốc khác


biệt đối với nhóm dân tộc đang nắm quyền hành trên toàn lãnh thổ hay một phần lãnh
thổ của họ. Họ là thành phần tộc người không có quyền lực trong một xã hội, nhưng
lúc nào cũng cương quyết bảo vệ, phát triển và chuyển đạt cho thế hệ tương lai, lãnh
thổ do cha ông của họ để lại cũng như bản sắc dân tộc dựa trên mô hình văn hóa, hệ
thống xã hội và qui chế luật tục mà họ xem đó là yếu tố quyết định trong cuộc sống
của họ»
Sau 10 năm bàn cải, Hội Đồng LHQ thông qua bản Tuyên Ngôn về Quyền của Dân
Tộc Bản Địa vào ngày 13-9-2007 tại hội trường New York, Hoa Kỳ, bởi 143 quốc gia
ủng hộ, 4 phiếu không tán thành (Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ) và 11 phiếu
trắng (Azerbaijan, Bangladesh, Bhutan, Burundi, Cô-lôm-bi-a, Georgia, Kenya,
Nigeria, Nga Liên đoàn, Samoa và Ukraine). Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên
Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ bản Tuyên Ngôn này.
Sau ngày ra đời của Tuyên Ngôn, bốn quốc gia gồm có Nhật Bản (2008), Úc Đại Lợi
(2008), Gia Nã Đại (2008), New Zealand (2010) và Hoa Kỳ (2012) đứng ra xin lỗi về
những hành động trong quá khứ gây ra nhiều tổn hại cho dân tộc bản địa trong quốc
gia của họ và chấp nhận bồi thường xứng đáng những đất đai của dân tộc bản địa bị
chiếm đóng.
1.2. Quan điểm của Việt Nam
Theo Nghị định Số: 05/2011/NĐ-CP của chính phủ về Công tác dân tộc
Điều 4 ( khoản 2 và khoản 5)

2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Quan điểm Nhóm: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân chỉ chiếm từ 20%
trở xuống so với dân tộc chiếm đa số trên phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia mà
dân tộc đó đang sinh sống.( trong phạm vi nước CHXHCNVN)
1.3. Quan điểm của nhóm về Khái niệm công tác xã hội với người dân tộc thiểu
số
Công tác xã hội với người dân tộc thiểu số là một một hoạt động nghề nghiệp
mang tính chuyên nghiệp mà trongđó nhân viên công tác xã hội hay tác viên cộng
đồng sử dụng các kĩ năng và phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy
và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, huấn luyện các kĩ năng sống, giới
thiệu hoặc hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho người dân tộc thiểu số trên cơ sở sự tham
gia tích cực của các bên liên quan.
2. Có bốn nhiện vụ mà NVCTXH cần phải thực hiện là:
1. Giáo dục
- Mục đích:
+ Giúp cho người dân biết đọc, biết viết.
+ Giúp người dân có kiến thức cần thiết về bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe,
kiến thức về sản xuất,…


- Nội dung:
+ Khảo sát, kiểm ra trình độ và nhu cầu được thỏa mãn kiến thức của người dân.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy phù hợp với trình độ, nhu cầu về kiến
thức của người dân.
+ Tổ chức giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức theo kế hoạch cụ thể đã xây dựng.
+ Đánh giá sự tham gia học tập và khả năng tiếp thu kiến thức của người học .
+ Theo dõi và lượng giá cụ thể từng nội dung có cả về kết quả lẫn hiệu suất đạt được
như thế nào để có thể điểu chỉnh cho phù hợp, kịp thời.

- Hình thức:
+ Giảng dạy trực tiếp phân theo lớp học của từng lứa tuổi tại trung tâm văn hóa xã
hoặc thôn, nhà rông,…
+ Kết hợp với các buổi tuyên truyền của chính quyền địa phương về các chính sách xã
hội để truyền tải và bồi dưỡng các kiến thức về đời sống, về môi trường sống tích cực
và kiến thức về khả năng tự xoay sở của người dân khi gặp các khó khăn khác hàng
ngày,…
+ NVCTXH hoặc tác viên cộng đồng đến sống và làm việc tại địa bàn người thiểu số
theo kế hoạch ban đầu để trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức cho người dân.
- Những điều NVCTXH cần chú ý khi thực hiện nhiệm vụ này:
+ Mỗi một dân tộc có đời sống, cách sinh hoạt, trình độ và phong tục tập quán khác
nhau.
+ Giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức cho họ phải có một kế hoạch rất chi tiết và cụ thể,
phù hợp,…
+ Phải cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc với họ,….
+ Tâm lí nương rẫy vẫn còn im đậm trong đời sống xã hội của buôn làng,… vì vậy cần
phải xác định chính xác nhu cầu của người dân họ cần con chữ hay cần miếng cơm,
đánh giá sự hứng khởi của họ trước khi thực hiện nhiệm vụ này để có kế hoạch mang
tính khả thi.
+ NVCTXH phải có sự gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương và trường học
trên địa bàn,…..
2. Hỗ trợ phát tri kỹ triển kỹ năng xã hội
Huấn luyện các kĩ năng sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số là huấn luyện các kĩ
năng sống hàng ngày như: Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt. kĩ năng giữ vệ
sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống, kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia
cầm, kĩ năng tham gia các buổi sinh hoạt định kì thôn bản,…. Kĩ năng sơ cấp cứu cho
bản thân khi bị tai nạn, kĩ năng, kĩ năng phòng chống thiên tai, bão lũ và dịch bệnh,….
- Mục đích:
+ giúp cho người dân thực hiện được các kĩ năng cần thiết cho đời sống sinh hoạt hàng
ngày.

+ giúp người dân ứng phó và vượt qua được các rào cản trong cuộc sống và tự nâng
cao chất lượng cuộc sống bằng những kĩ năng sống đã được huấn luyện.
- Nội dung:
+ Khảo sát về kĩ năng sống của người dân để biết được người dân thiếu kĩ năng gì, họ
đang cần cấp bách các kĩ năng gì.
+ Xây dựng chương trình và kế hoạch huấn luyện theo từng kĩ năng phù hợp với lứa
tuổi, giới tính và khả năng của người dân tộc.
+ Tổ chức huấn luyện các kĩ năng đó theo kế hoạch đã xây dựng.


+ Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của học viên về kết quả và hiệu suất của từng
buổi và cả quá trình thực hiện kế hoạch huấn luyện.
- Hình thức huấn luyện
+ Tổ chức thành cá lớp huấn luyện tối đa là 20 người, hoặc các nhóm nhỏ từ 7 đến 15
người để huấn luyện.
+ Hướng dẫn từng người thực hành các kĩ năng đã học qua lý thuyết tại lớp học và tại
nhà (chủ yếu thực hành tại nhà).
+ NVXH hoặc tác viên cộng đồng đến sống và làm việc cùng người dân để hướng dẫn
thực hành và rèn luyện các kĩ năng sống tại địa phương, thôn bản,…
- NVXH cần chú ý khi huấn luyện kĩ năng sống cho người dân tộc thiểu số:
+ Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nên họ
có kĩ năng duy nhất mang tính cha truyền con nối là kĩ năng làm nương rẫy, các kĩ
năng khác hầu như họ thực hiện một cách sơ khai và có lúc phản với khoa học.. Đó
không hẳn là điểm yếu mà đó có thể là phong tục và văn hóa sinh hoạt của họ. Vì vậy,
NVXH cần tìm hiểu về nếp sống ấy của họ thật kĩ và cụ thể để điều chỉnh kế hoạch,
chương trình huấn luyện cho phù hợp.
+ Không được nhắc cho họ về nguồn gốc của họ, cần tránh những câu chữ sau: Bạn là
người dân tộc,… nói chung không nhắc đến các thuật ngữ có chữ dân tộc, hay đồng
bào mà phải dùng chữ ‘ bà con, anh em,..” khi giao tiếp.
+ Cần lồng ghép các trò chơi hay các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao trong tiến trình

thực hiện kế hoạch huấn luyện. Kết quả của các buổi giao lưu đó phải được công nhận
bằng những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa,…
+ Mời chính quyền sở tại tham gia có thể thường xuyên hoặc không thường xuyên vào
các buổi huấn luyện đó nhưng truyền thông giữa NVXH và chính quyền phải luôn
thông suốt và không bị ngẽn mạch.
+ Chính quyền địa phương là một đối tác rất quan trọng được thể hiện cụ thể trong kế
hoạch huấn luyện ( họ có thể là học viên của chương trình, kế hoạch huấn luyện này
nếu họ có nhu cầu,..)….

3. Nhiệm vụ giới thiệu hoặc hỗ trợ các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của
đối tượng
- Mục đích
+ Kết nối các dịch vụ, các chính sách xã hội của đảng, nhà nước, đơn vị, tổ chức
với người dân tộc thiểu số :
+ Tạo nên sự tương tác 2 chiều, tạo hiệu quả cao giữa các chính sách, dịch vụ và
đối tượng: Giới thiệu hoặc hỗ trợ các dịch vụ xã hội đến các đối tượng người
dân tộc thiếu số sẽ giúp người dân hiểu và biết được các chính sách hỗ trợ mình,
bên cạnh đó người dân sẽ phản ánh, nêu ý kiến xem các chính sách hỗ trợ đó có
phù hợp không, cần thiết không và hiệu quả không để các nhà hoạch định chính
sách điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.
+ Mục đích cao nhất là người dân tộc thiểu số tự tìm đến các dịch vụ, chính sách
xã hội chứ không phải là từ mọi người trao tận tay: Ví dụ: người dân tự tìm đến


để học nghề, người dân tự vay vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh chứ không chỉ
dừng lại ở việc cấp gạo hàng tháng cho người dân, hoặc tặng bò nhưng không
nhân giống phát triển nó.
- Nội dung:
+ Khảo sát, đánh giá mức độ tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội
từ đó xây dựng kế hoạch.Nếu…………..

+ Kết hợp với chính quyền địa phương để giới thiệu hoặc hỗ trợ các dịch vụ xã
hội đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
+ Đánh giá hiệu quả của các dịch vụ, chính sách đối với đối tượng để có phản
ánh với cơ quan cấp trên.
+ Đánh giá mức độ, thái độ của người dân tộc thiểu số khi được hỗ trợ các chính
sách, dịch để có những kế hoạch tiếp theo.
+ Tổng kết, đánh giá hiệu quả của quá trình hỗ trợ để đúc rút kinh nghiệm.
- Các hình thức: bao gồm tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…
- Khi thực hiện nhiệm vụ này nhân viên công tác xã hội cần chú ý những điểm
sau:
+ Chú ý những điểm chung khi tiếp cận, giao tiếp với người dân tộc thiểu số
như: Tốt nhất nên biết tiếng dân tôc của vùng miền đó, tiếp cận các phong tục
tập quán ở đấy để tạo lòng tin cho người dân…
+ Giới thiệu hoặc hỗ trợ các dịch vụ, chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu của đối
tượng không chỉ là nêu lên các chính sách hỗ trợ mà đưa nó vào thực tế để người
dân dễ hiểu: Vd…
+ Điều quan trọng là từ nhiệm vụ này tạo lòng tin của người dân tộc thiểu số vào
các chính sách của đảng và nhà nước và thúc đẩy người dân tự tìm đến các dịch
vụ, chính sách xã hội.
4. Truyền thông nâng cao nhận thức
- Mục đích: Thay đổi cách nhìn, nhận thức của người dân tộc thiểu số về tất cả
mọi mặt.
+ Bên cạnh đó nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số
- Nội dung:


+ Xác định được nhận thức của đối tượng ở mức độ nào
+ Kết hợp nhiều hoạt động nhiệm vụ khác nhau như: giáo dục, tuyên truyền, xây
dựng các mô hình thực tế để người dân được tận mắt thấy hiệu quả từ các hoạt
động từ đó nâng cao nhận thức.

+ Người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động
- Nhân viên công tác xã hội cần chú ý những điểm gì:
+ Vận dụng linh hoạt các hoạt động hỗ trợ vào nhiệm vụ này.



×