Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

KẾ HOẠCH “THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT” pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 24 trang )

DANH SÁCH NHÓM CÙNG ĐI THỰC TẾ
1
HỌ VÀ TÊN MSSV
1. Lưu Thị Phương Thảo 0856150065
2. Phạm Thị Tú 0856150085
3. Trần Trang Thanh 0856150064
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính
chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay măc dù có nguồn gốc
hình thành từ xa xưa.
Tuy vậy ngày nay trong xã hội hiện đại Công tác xã hội đã và đang không
ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong xã hội.
Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người
và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vi trí, địa
vị, vai trò của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và
tiến bộ xã hội.
Đối tượng phục vụ - thân chủ của Công tác xã hội là những nhóm, cá nhân
yếu thế được nhân viên Công tác xã hội bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ
giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân
thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên Công tác xã hội không “
làm hộ, làm cho, làm thay “ các thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận
định rằng: “Công tác xã hội tuy là một ngành khoa hoc mới, một nghề mới nhưng
là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc.”
Chúng em - những sinh viên năm thứ ba bộ môn Công tác xã hội trường Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị những
lý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành Công tác xã hội và hơn hết được sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Đỗ Hạnh Nga. Chúng em đã quyết định tổ chức
chuyến đi thực tế tại Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước để
có thể “Học đi đôi với hành”, những lý thuyết, phương pháp, kỹ năng đã được học
của ngành Công tác xã hội.
2


Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban quản lý và các cán bộ công nhân viên
của Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước, địa chỉ Ấp lô 6,
xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ chúng em
trong chuyến đi thực tế này!
Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đỗ Hạnh
Nga người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt chúng em bước những bước đi đầu tiên
trong cuộc đời làm nhân viên Công tác xã hội!
PHẦN I. BẢN KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ VÀ PHÂN
CÔNG CÔNG VIỆC
3
ĐHKHXH & NV TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
00
TP. HCM, ngày 1 tháng 04 năm
2011
KẾ HOẠCH
“THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT”
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. MỤC ĐÍCH
- Tạo mối quan hệ với Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật
Thiên Phước .
- Góp phần giúp đỡ các em trong việc sinh hoạt hàng ngày và giúp đỡ các
xơ chăm sóc các em
- Vận dụng lý thuyết vào thực tế để nâng cao kỹ năng trong Công Tác Xã
Hội với người Khuyết tật cho bản thân.
2. YÊU CẦU
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm thực hành với cơ sở.
- Các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào các buổi thực hành và
các hoạt động để đạt được hiệu quả cao.
II. ĐỐI TƯỢNG- ĐỊA ĐIỂM- THỜI GIAN- THÀNH VIÊN NHÓM

1. ĐỐI TƯỢNG
- Trẻ bị hội chứng Down,
- Trẻ bại não,
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ.
2. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM
3. THỜI GIAN: 06/04/2011 – 27/04/2011.
4. THÀNH VIÊN NHÓM
- Lưu Thị Phương Thảo
4
- Phạm Thị Tú
- Trần Trang Thanh
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
STT NỘI DUNG THỜI GIAN THỰC HÀNH Ngườ
i thực
hiện
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Sán
g
Chiề
u
Sán
g
Chiề
u
Sán
g
Chiề
u
Sán
g

Chiề
u
1. Xin giấy xác
nhận của nhà
trường
x Cả
nhóm
2. Làm quen với
các xơ và các
em
x x Cả
nhóm
3. Trông các em
trong khu trò
chơi ( cầu
trượt, ngồi
ngựa quay, thú
nhún …)
x x x x x x x X Cả
nhóm
4. Cùng các xơ
cho các em ăn
bữa trưa và
tráng miệng.
x x x x x x x x Cả
nhóm
5. Quét dọn, lau
vệ sinh
x x x x x x x x Cả
nhóm

6. Dạy các em
vẫn còn ý thức
được hành
động của mình
phụ các xơ thu
dọn khăn ăn.
x x x x x x x x Cả
nhóm
5
7. Cho các em
ngủ trưa.
x x x x x x x x Cả
nhóm
8. Cho các em ăn
xế phụ các xơ
x x x x x x x x Cả
nhóm
9. Hướng dẫn các
em vệ sinh cá
nhân.
x x x x x x x x Cả
nhóm
PHẦN II. NỘI DUNG
II.1.Tổng quan người khuyết tật
Ở Việt nam có câu ‘giàu hai con mắt, khó hai bàn tay’ để nói đến sự quý giá
của những bộ phận này trên cơ thể một con người trong cuộc sống hàng ngày. Nói
rộng hơn nữa, những khuyết tật về mặt cơ thể hay tinh thần mà một con người phải
gánh chịu là cản trở rất lớn đối với họ trong cuộc sống.
Những con số thống kê gần đây ở Việt nam cho thấy có từ khoảng 5 đến 12
triệu người khuyết tật

chiếm khoảng 15% dân số.
Một tỷ lệ lớn nếu so với
nhiều quốc gia khác trong
khu vực. Họ đang sống ra
sao? Tâm tư nguyện vọng
của họ là gì?
6
Với dân số khoảng 85 triệu người, thì có đến gần 12 triệu người khuyết tật.
Họ là những người vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và làm việc
do những khiếm khuyết về cơ thể và tinh thần, cộng thêm vào đó là những kỳ thị
của xã hội, và những thiếu thốn về trợ giúp từ phía chính phủ.

Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu
em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng
gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình
trường lớp.Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt
thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ
khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn
ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.
Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu
trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt
động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông
(chưa được một nửa chỉ số 50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-
2010 đề ra cho năm 2005). Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật
chưa được đến trường.
Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả
nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật.
Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm
2010 (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học

với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục
hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp
nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường
7
phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của
xã hội". Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp
phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong
mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh
phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc
điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng
giảng dạy đặc thù Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói
chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều
mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố
và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các
chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện.
Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được
áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269.000
trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và 7000 trẻ trong các
trường chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập cũng đứng trước những thời cơ lớn.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn
những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã
hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật
khi được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các
trường.Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu
về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang
thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy
học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ
khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng
nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý

8
giáo dục các cấp chưa được
bồi dưỡng kiến thức về
giáo dục trẻ khuyết tật và
quản lý chuyên môn trong
trường trẻ khuyết tật học
hòa nhập. Số giáo viên
được đào tạo chính quy và
tại chức về giáo dục trẻ
khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người.
Số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35.000 trường học từ mầm non
đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có
chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800.000 trẻ khuyết tật chưa được đến trường.
Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không
được đi học. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm
còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có 7 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục
đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng
được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước.Ngân sách
Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít. Nguồn
ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, mặc dù được tăng liên tục trong những năm
qua, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có mục chi riêng. Vì vậy đầu tư cho đào tạo, cho
cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù, đáp ứng nhu
cầu giáo dục trẻ khuyết tật hầu như chưa có. Giáo dục trẻ khuyết tật có nguy cơ
không thể duy trì và phát triển ổn định trong giai đoạn tới.
Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc
xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ trợ
đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật
9
trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa
hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ

chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung
ương đến địa phương. Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu
tư về nhân lực và kinh phí. Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn.
Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời
đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện.Thực hiện
Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-
1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ:
biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và kế hoạch hành động giáo
dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 -2010 và định hướng đến năm 2015. Mục tiêu
của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt
Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được
trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội,
trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ khuyết tật được đi
học. Để thực hiện được những mục tiêu đó, giáo dục trẻ khuyết tật cần có những
giải pháp lớn đó là xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết
tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ trợ
giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng
cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.
II.2. Tổng quan cơ sở
Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước là đơn vị phi
chính phủ tự trang trải kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân. Cơ sở Thiên
Phước trực thuộc Uỷ ban Đoàn kết Công giáo, chịu sựu quản lý nhà nước, trực tiếp
bởi ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi và sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội
10
hướng dẫn về nghiệp vụ ( Quyết định thành lập số 8128/QĐ –UB – VX ngày
30/12/1999).
Với chức năng và nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng, chữa trị, phục hồi chức
năng và tổ chức học tập cho trẻ em khuyết tật, bại não bị nhiễm chất độc hóa học,
mồ côi hoặc cha mẹ quá nghèo.

Kinh phí: do cơ sở tự vận động
và cơ sở được phép tiếp nhận sự giúp
đỡ về tài chính của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước theo đúng
quy định của Pháp Luật.
Sau hơn 1 năm xây dựng, cơ
sở Thiên Phước đã có một ngôi nhà
khang trang với diện tích đủ nuôi 100
trẻ. Ngày 5/8/2001 cơ sở chính thức
nhận 8 cháu vào nuôi dưỡng.
Đối tượng: các em bị bệnh
hiểm nghèo từ 3 tuổi đến 12 tuổi do
bị nhiễm chất độc da cam, bị bại não,
không cử động được, bị viêm phổi,
sương thủy tinh, thủy úng nước, mồi côi hoặc cha mẹ quá nghèo.
Điều kiện được cơ sở tiếp nhận: các em có hoàn cảng trên được cơ sở tiếp
nhận, gia đình nghèo được địa phương xác nhận, trẻ nhỏ bị bỏ rơi các nơi đem về
nuôi. Cơ sở nuôi đến 12 tuổi, em nào có goia đình thì trả lại cho gia đình, còn em
nào mồi côi thì nuôi cho đến khi chết.
11
Thống kê sơ bộ về các căn bệnh mà các em mắc phải: bị bại liệt cơ thể, một
số bị bệnh về não, thần kinh, bệnh down, đời sống thực vật, dị tật bẩm sinh, 1/3 trẻ
mắc chứng xương giòn Hiện mái ấm đang nuôi dưỡng 72 em, bao gồm 18 em
tuổi từ 1 đến 3 tuổi và 30 em khoảng 5 đến 9 tuổi, số còn lại là các em từ 9 đến 11
tuổi.Số lượng các cô bảo mẫu là 22 cô trong đó có 12 người là sơ, 10 người dân ở
gần cơ sở xin vào làm. Với số các cô bảo mẫu như vậy thì trung bình 1 cô sẽ phải
trăm sóc cho từ 2 đến 4 cháu. Các cô phải chăm sóc các em cả ngày lẫn đêm, có
cháu mỗi lần ăn phải cạy miệng mới đút được cháo, có cháu vừa bị khiếm thị vừa
bi khiếm thính, có cháu không có hậu môn… nên việc chữa chị và phục hồi chức
năng là rất hạn chế và đậy là một quá trình lâu dài và tốn kém nhưng khả năng

phục hồi và hòa nhập cộng đồng rất ít.
Theo lịch sinh hoạt hằng ngày của các cháu thì 6h thức dậy, sau đó được các
sơ tắm rửa, cho ăn sáng. Những cháu nào còn tư duy được đôi chút như hai anh em
Bình - Thuận (tên thật là Cong - Quẹo có lẽ vì tay chân của chúng giống như
những thanh sắt ngắn ngủn, dẹp lép và được bẻ cong một cách kỳ lạ), Đủ (mù cả
hai mắt), Ở (không có mắt)… thì được các sơ chữa trị bằng vật lý trị liệu hay dạy
cho chúng cách tự chăm sóc bản thân hằng ngày như mặc áo quần, đánh răng, rửa
mặt Tiếp đến là ăn trưa, nghỉ trưa, ăn
xế… “Thời khoá biểu hằng ngày của các
cháu cứ hoài như vậy thôi chứ không có
thay đổi gì đâu, vì phần lớn chúng chẳng
biết gì, chỉ ăn rồi nằm…” - sơ Marie
Dương Thị Sướng cho biết thêm.

12
Đứng đầu cơ sở nhân đạo này là Linh mục Phan Khắc Từ. Một người đàn
ông khả kính, từ gương mặt, lời nói đến cử chỉ, việc làm đều toát lên nét nhân
hậu, quả quyết.
Ông kể Việc xây dựng cơ sở này được hình thành từ năm 1999. Một vị
Linh mục người Hàn Quốc, sau khi đến Việt Nam, chứng kiến nỗi đau nhân loại do
chất độc màu da cam gây nên, đã tự nguyện ủng hộ kinh phí để xây dựng một cơ
sở nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam.
Tháng 8 năm 2001, sau khi xây dựng xong nhà cửa, cơ sở tiếp nhận 8 cháu
đầu tiên vào nuôi dưỡng, chăm sóc. Đến năm 2002 tăng lên 22 cháu, năm 2003 có
30 cháu và đến nay, đã có 108 cuộc đời tật nguyền non trẻ được đón nhận đến
đây. Gần 40 thầy, cô bảo mẫu và cán bộ, nhân
viên trong 2 cơ sở này là những người cha,
người mẹ của các cháu, những người đã sinh ra
các cháu lần thứ hai. Và đương nhiên, lần sinh
này các cháu được trở về với cuộc sống làm

người một cách cao nhất trong những gì có thể.
108 cháu là 108 mảnh đời, 108 số phận.
13
Chăm sóc đứa trẻ bình thường đã khó, chăm sóc những đứa trẻ tật nguyền,
một cô nuôi dưỡng 3-4 cháu là một công việc vô cùng nan giải. Các cháu đều bị
các chứng bệnh như: Bại não, tâm thần, gồng cứng, hội chứng down, não úng thủy,
dị tật một số cháu bị mù lòa, câm điếc, tê liệt, mọi sinh hoạt phải thực hiện một
chỗ. Không thất vọng, mặc cảm về hoàn cảnh tật nguyền của các cháu, những
người mẹ đảm nhiệm công việc trực tiếp chăm sóc các cháu là các nữ tu và những
phụ nữ giàu lòng
nhân ái.

Những
ngày đầu ở Thiên
Phước, việc nuôi
dưỡng và chăm
sóc các em rất
khó khăn, thiếu
thốn đủ điều,
nhìn các em ai
cũng chạnh lòng.
Vậy mà giờ đây khi quay lại Thiên Phước, ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay của
nó. Các em được nuôi dưỡng và chăm sóc trong một môi trường tuy chưa phải là lý
tưởng nhưng so với các nơi khác thì Thiên phước là số một. Các em sống trong
một không gian sạch, đẹp, mọi thứ đi dần vào nề nếp. Những người chăm sóc nuôi
dưỡng các em đều có tấm lòng vị tha, giống như nhũng người mẹ. Người thân của
các em mỗi lần đến đây đều thực sự hài lòng. Các mạnh thường quân rất yên tâm
khi đồng tiền, bát gạo của mình được bỏ vào đúng nơi, đúng chỗ. Song Thiên
Phước còn đó những khó khăn. Toàn bộ kinh phí để chăm sóc và nuôi dưỡng các
em đều dựa vào lòng hảo tâm của mọi người. Bình quân mỗi tháng cơ sở cần tối

14
thiểu khoảng vài chục triệu triệu đồng, chỉ riêng tiền mua tả lót cho các em xấp xỉ
hai mươi triệu đồng. Toàn bộ các nhân viên tại cơ sở hoạt động rất tích cực. Ban
lãnh đạo Thiên Phước đang ấp ủ những hoài bão lớn. Họ muốn việc nuôi dưỡng
chăm sóc cho các em ngày một hoàn thiện, làm vơi đi những nỗi đau cho các em.
Họ muốn cơ sở Thiên Phước ngày một văn minh hiện đại. Một kế hoạch mang tính
nhân văn đang thai nghén. Đó là kế hoạch chăm sóc tại cộng đồng, bởi số trẻ em
khuyết tật và nhiễm chất độc da cam trong xã hội còn quá nhiều mà các trung tâm
chăm sóc nuôi dưỡng không đủ khả năng để tiếp nhận. Chủ yếu của kế hoạch là
mời những chuyên viên có trình độ quốc tế huấn luyện phương pháp chăm sóc và
nuôi dưỡng cho những người đang trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng các em và
hàng tháng hỗ trợ kinh phí cho họ. Kế hoạch này được lãnh đạo thành phố, các ban
ngành quan tâm và nhiệt tình ủng hộ. Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
vừa cấp bốn nghìn mét vuông đất cho cơ sở Thiên Phước tại Quận 8 để xây dựng
trung tâm mới và để thực hiện hoài bão trên. Thiên Phước nung nấu một ước mơ là
sớm được triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo ra một phần kinh phí nhằm
ổn định việc chăm sóc và nuôi dưỡng các em và cũng để giúp cho các em khuyết
tật, lớn tuổi, bước vào đời. Song, để sản xuất kinh doanh được trong hoàn cảnh
hiện nay thực sự là một thách đố, cần và cần rất nhiều sự chung tay, góp sức của
nhà nước và của chính quyền địa phương và của các mạnh thường quân.
Các cô đã được cơ sở gửi đi đào tạo về chuyên môn y tế, kỹ năng chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ tật nguyền. Vừa qua, tổ chức Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam ở
Paris (Pháp) đã cử hai chuyên viên xã hội đến Thiên Phước đào tạo tại chỗ trong
vòng 9 tháng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, bảo mẫu của cơ sở.
Nhìn chung tại Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước
đã đáp ứng được phần nào cho cuộc sống của các trẻ khuyết tật tại đây, góp phần
làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
15
PHẦN III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI
III.1. Mục tiêu đề ra

- Tạo mối quan hệ với Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên
Phước .
- Góp phần giúp đỡ các em trong việc sinh hoạt hàng ngày và giúp đỡ các
xơ chăm sóc các em
- Vận dụng lý thuyết vào thực tế để nâng cao kỹ năng trong Công Tác Xã
Hội với người Khuyết tật cho bản thân.
III.2. Thuận lợi
- Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các Cô trong trung tâm.
- Được trung tâm tận tình đón tiếp.
- Các em trong trung tâm ngoan và rất quý chúng em khi đến chơi với các
em .
- Sự nhiệt tình của chính bản thân các thành viên trong nhóm dành cho trẻ
khuyết tật.
16
III.3. Tiếp cận và lấy thông tin từ trẻ khuyết tật
1. Cách tiếp cận.
- Làm quen với các em vẫn còn nhận thức và có khả năng sinh hoạt
- Cùng chơi với các em
2. Lấy thông tin thân chủ.
2.1. Các chi tiết về thân chủ và các thành viên trong gia đình:
Họ tên thân chủ: Bùi Tuấn Anh
Tuổi: 12 tuổi
Giới tính: nam
Quá trình ở tại cơ sở: 3 năm
Họ và tên cha: Bùi Tuấn Hiếu
Tuổi: 45 tuổi
Chỗ ở hiện tại: An Nhơn Tây, Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nghề nghiệp: nhân viên công ty mỹ phẩm Kao
Họ và tên mẹ: Nguyễn Giáng Hương
Tuổi: 42 tuổi

Chỗ ở hiện tại: An Nhơn Tây, Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2. Chân dung gia đình
Nhà cửa, đồ đạc, hàng xóm: qua quá trình em xuống vãng gia nhà trẻ khuyết
tật em thấy đây là một gia đình có mức sống tương đối, nhà cửa khá cao ráo và
thoáng mát, dạng nhà cấp 4, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gang, có mối quan
hệ thân mật với hàng xóm xung quanh.
17
Tổ chức sắp xếp trong nhà: người chồng giữ kinh tế gia đình và mọi công
việc 2 vợ chồng đều bàn bạc với nhau sau đó người chồng sẽ là người quyết định.
Tình trạng kinh tế: ở mức trung bình và cũng có cuộc sống khá ổn định.
Thu nhập hàng tháng: 9.000.000VNĐ hàng tháng cho 2 vợ chồng, đã có nhà
cửa, không phải đi thuê mướn đồ đạc gì trong nhà cả.
Tiền bạc được 2 vợ chồng sử dụng khá hợp lý, với mức thu nhập trên 2 vợ
chồng trang trải về tiền ăn hàng ngày, nhưng cũng không đáng bao nhiêu vì đã ăn 1
bữa cơm trong công ty rồi, và chỉ phải đóng tiền học phí , số tiền dư giả để dành
cho con đi chữa trị bệnh.
Mô tả về công việc: 2 vợ chồng làm tổ trưởng trong dây chuyền đóng hộp
các sản phẩm mỹ phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt… công việc không có gì nặng
nhọc lắm chỉ hơi áp lực khi vào những tháng cuối năm, công việc nhiều và đến
khuya 2 vợ chồng mới đi làm về.
2.3. Hành vi sức khỏe
Các vấn đề về sức khỏe: 2 vợ chồng lấy nhau khi đã khá lớn tuổi và vẫn
quyết định sinh con, tiền sử bệnh tật: cả 2 vợ chồng trước khi lấy nhau đề không có
bệnh tật gì mãn tính. Người vợ mang thai ở độ tuổi 30 => con bị bệnh Down,
nhưng đã phát hiện và được can thiệp sớm nên tình trạng bệnh của người con có
tiến triển rất nhiều. Tại cơ sở bé Hiếu, tình trạng của bé vào loại khá so với các em
khác tại cơ sở. em tự làm công việc sinh hoạt hàng ngày cho chính bản thân mình
được như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn cơm và cũng ngồi đọc Kinh được mặc dù
giọng nói hơi ngọng, và bé Hiếu còn giúp đỡ cho các bạn khác trong việc rửa tay
ăn cơm, sau khi ăn cơm xong bé còn phụ giúp các Xơ quét nhà và xếp lại ghế. 12

tuổi nhưng bé Hiếu rất nhỏ con có nhiều nếp nhăn trên chán, các ngón tay và chân
18
rất ngắn, em rất ngoan và rất hiếu khách, khi chúng em tới các bé ùa ra kéo vào
khu vực mấy em đang
chơi và chúng em đã
tiếp cận được các em
rất nhanh.

Các thói quen về
sức khỏe: trước đây khi
chưa lấy nhau, 2 vợ
chồng có bệnh gì đều
đi bênh viện để khám
và trong quá trình
mang thai người vợ cũng thường xuyên quan tâm đến con của mình, vẫn đi khám
định kì và làm theo những lời chỉ định của bác sĩ.
2.4. Các mối quan hệ trong gia đình
Quan hệ vợ chồng: rất tốt.
Quan hệ giũa con cái và cha mẹ: rất thương yêu và đùm bọc con
Quan hệ giữa các anh em trong gia đình: các an hem luôn quan tâm, hỏi han nhau,
chia sẻ với nhau lúc hoạn nạn, khó khăn.
3. Mô tả trẻ khuyết tật tại mái ấm
Ở cơ sở có rất nhiều dạng khuyết tật khác nhau, mỗi em một loại, nhưng nhóm mà
chúng em tiếp cận ngay khi vào cơ sở là các em bị bệnh Down, bị bệnh Down
những mỗi em cũng có những biểu hiện khác nhau, có em thì không đi được, phải
bò, có em thì chân tay vẩy liên tục, có em thì nói bị ngọng rất nặng, …. Và ở trên
lầu của cơ sở là các em bị liệt hoàn toàn, chỉ nằm yên 1 chỗ và mọi sinh hoạt đều
19
do các Cô phục vụ và biểu hiện quan các hình ảnh mà trong quá trình đi thực tế
chúng em đã thu thập được:

20
21
III.4. Kiến nghị
Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật cho người khuyết tật thế nhưng trong
thực tế các Luật này chưa được áp dụng một cách triêt để, chính vì vậy đã tạo ra
những khó khăn cho cuộc sống của người khuyết tật, cùng với sự kì thị của xã hội
làm cho người khuyết tật rất khó để hòa nhập với cộng đồng. Để khắc phục những
khó khăn trên của người khuyết tật thì nhà nước cần áp dụng triệt để các Luật đã
ban hành, có những hình thức phạt đúng đắn cho những cá nhân, tập thể không
thực hiện đúng các luật trên.
Đối với Cơ sở nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em khuyết tật Thiên Phước, địa chỉ
Ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP HCM cần tuyển thêm nhân viên để có thể
phục vụ các em được nhiều hơn. Em thiết nghĩ tại đây đã đáp ứng được như cầu
cho các em về vật chất và em cảm thấy ở đây là một mô hình hoạt động khá tốt với
điều kiện của nước ta hiện nay.
III.5.Công việc mà nhóm làm với nhóm, cá nhân trẻ khuyết tật.
Trông các em trong khu trò chơi ( cầu trượt, ngồi ngựa quay, thú nhún …)
Trông các em trong khu trò chơi ( cầu trượt, ngồi ngựa quay, thú nhún …)
Cùng các xơ cho các em bữa trưa và tráng miệng.
Quét dọn, lau vệ sinh
Dạy các em vẫn còn ý thức được hành động của mình phụ các xơ thu dọn khăn ăn.
Cho các em ngủ trưa.
Cho các em ăn xế phụ các xơ
III.6. Kết luận
22
Với những trẻ bị bệnh Dow, việc giáo dục thể chất và tâm thần cần được duy
trì suốt đời. Mức độ chuyển biến trung bình của chúng thấp hơn những trẻ không
khuyết tật, phần lớn dừng ở những kỹ năng vận động, ngôn ngữ và các kỹ năng cá
nhân, xã hội đơn giản.
Hiện nay có nhiều nỗ lực nghiên cứu sâu rộng đang diễn ra trên Thế giới

nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của việc có thêm chất di truyền như trong hội chứng
Down, điều này cuối cùng có thể đưa tới việc có chữa trị bằng thuốc làm cải thiện
mức phát triển và sức khỏe của người có hội chứng Down.
Hiện tại không có chữa trị nào bằng thuốc hay chất dinh dưỡng cho thấy là
có ảnh hưởng đối với sự phát triển và tiến bộ của trẻ có hội chứng Down. Chúng ta
có thể nhờ vào việc chăm sóc sức khỏe hiệu quả, can thiệp về mặt giáo dục và phát
triển để tạo nên sự khác biệt cho mức tiến bộ cùng phát triển về não bộ của trẻ có
hội chứng Down.
Hình ảnh
23

Xác nhận của cơ sở
24

×