Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Quản trị vận chuyển tại công ty TNHH TMDV tổng hợp dana trung hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.56 KB, 60 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Duy Tân và
đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Trần Thanh Hải. Thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua và đã giúp cho em hoàn thành
tốt bài báo cáo này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH
TM&DV Tổng Hợp Dana Trung Hiếu, cùng các anh chị trong Công ty đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Được sự giới thiệu
của trường Đại học Duy Tân và sự chấp thuận của Ban giám đốc công ty, em đã có 12
tuần thực tập tại công ty để nghiên cứu tổng quát các hoạt động quản trị kinh doanh và
chuyên sâu về quản trị vận chuyển tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM&DV Tổng Hợp Dana Trung
Hiếu, bằng vốn kiến thức đã học được ở trường, đồng thời dưới sự hướng dẫn tận tình
của thầy Trần Thanh Hải và sự giúp đỡ của anh chị trong Công ty. Giúp em rút ra
nhiều bài học thực tế cho bản thân trong tương lai và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong quý thầy cô cùng ban lãnh đạo Công ty TNHH TM&DV
Tổng Hợp Dana Trung Hiếu đóng góp ý kiến để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực
tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 3 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Vy Nữ Như Quỳnh

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh


Trang 1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài làm của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
chuyên đề tốt nghiệp này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Người cam đoan

Vy Nữ Như Quỳnh

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu và Chữ viết tắt

Nghĩa Ký hiệu và Chữ viết tắt


TNHH
TM
DV

Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại
Dịch vụ

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 4



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải
MỤC LỤC

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua những bước tiến nhảy vọt, với sự phát
triển không ngừng của xã hội đã góp phần tạo ra một bộ mặt mới trong nền kinh tế xã
hội. Cùng với xu hướng đó, nước ta đã lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Do đó mà các doanh nghiệp kinh doanh
trong nước hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức cũng như nhiều cơ hội
mới. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường,
để có thể tồn tại, mỗi doanh nghiệp buộc phải thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Thực tế cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không thể đứng vững. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh
nghiệp đã nhanh chóng có sự điều chỉnh để thích ứng với xu thế mới của thị trường,
đảm bảo sự tồn tại bền vững và phát triển lâu dài. Để có thể đứng vững được trên thị

trường, ngoài những yếu tố như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính tiện
dụng… thì một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết mà doanh nghiệp cần
phải có là sự uy tín của công ty. Đối với công ty TNHH TM&DV tổng hợp Dana
Trung Hiếu thì quản trị vận chuyển là vấn đề quan trọng, giữ yếu tố then chốt cho sự
tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường. Nhìn thấy sự quan trọng của quản trị
vận chuyển qua quá trình thực tập tại công ty, đồng thời kết hợp với cả quá trình học
tập vừa qua nên em đã chọn đề tài “Quản trị vận chuyển tại công ty TNHH TM&DV
tổng hợp Dana Trung Hiếu” làm báo cáo của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khắc phục một phần những hạn chế trong công tác quản trị vận chuyển.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động vận chuyển tại công ty.
Tăng mức độ kiểm soát và quản lý các nhân viên vận chuyển, động viên và thúc đẩy
nỗ lực của các nhân viên, đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa
công ty và các đối tác.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thông qua:
- Các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập và các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Các ý kiến của nhân viên trong công ty thực tập.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

4. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Tính từ năm 2014, gắn với chiến lược kinh doanh của công ty.
- Không gian: Gắn với quản trị vận chuyển của Công ty TNHH TM&DV tổng
hợp Dana Trung Hiếu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị vận chuyển
 Chương 2: Thực trạng quản trị vận chuyển tại Công ty TNHH TM&DV tổng hợp Dana
Trung Hiếu
 Chương 3: Giải pháp quản trị vận chuyển tại Công ty TNHH TM&DV tổng hợp Dana
Trung Hiếu

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động vận chuyển hàng hóa.
1.1.1. Khái niệm vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa hay giao nhận hàng hóa là một động từ chỉ sự di chuyển
hàng hóa từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng. Công việc này thường gắn với các dịch
vụ vận chuyển hàng hóa với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gởi. Hàng
hóa sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa là sản phẩm dịch vụ nên có các đặc điểm nổi bật như:

- Tính vô hình: Dịch vụ vận chuyển hàng hoá không tồn tại dưới dạng những
vật phẩm cụ thể và do đó không thể xác định trực tiếp chất lượng bằng những chỉ tiêu
kỹ thuật được lượng hoá. Người ta không thể chắc chắn một chuyến hàng có đến nơi
an toàn và đúng lịch trình hay không. Chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng hoá
phụ thuộc vào năng lực, trình độ nghiệp vụ của nhân viên, phương tiện vận chuyển,
đánh giá chủ quan của khách hàng và các yếu tố khách quan khác (tình hình giao
thông, thời tiết…).
- Tính không tác rời: Hoạt động vận chuyển hàng hoá được hình thành và tiêu
thụ trong quá trình sản xuất, phân phối… Thiếu mặt này sẽ không có mặt kia. Nếu
chưa có khách hàng sẽ chưa có dịch vụ vận chuyển.
- Tính không ổn định: Chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hoá thường không
ổn định do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra. Cùng một phương tiện vận
chuyển, một lịch trình, nhưng nhân viên khác thì chất lượng dịch vụ cũng có thể khác
nhau. Thậm chí kể cả khi cùng một nhân viên phục vụ nhưng thời tiết khác nhau cũng
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
- Tính không lưu giữ được: Hàng hoá có thể lưu kho để dự trữ nhưng hoạt động
vận chuyển phải gắn liền với tiêu hàng dịch vụ nên không thể lưu kho được. Khi nhu
cầu tăng lên đột xuất, các ngành sản xuất vật chất khác có thể sản xuất ra một số sản
phẩm để dự trữ, còn trong hoạt động vận chuyển, để thỏa mãn nhu cầu chuyển chở
tăng đột xuất người ta chỉ có thể dự trữ năng lực chuyển chở của phương tiện vận
chuyển. Khi không vận chuyển hàng hoá, doanh nghiệp vẫn tốn chi phí khấu hao, bảo
trì bảo dưỡng phương tiện, lương cho nhân viên…

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

1.1.3. Vai trò của hoạt động vận chuyển hàng hóa
Công việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kì quan trọng với
cuộc sống con người. Hàng ngày chúng ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay.
Các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán được vận chuyển bằng đường biển,
đường bộ, đường sắt…. Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ
vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả
những hoạt động này đều liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu
thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao
thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng
đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
1.2. Chức năng, mục tiêu và các thành phần tham gia vào hoạt động vận chuyển
hàng hóa
1.2.1. Chức năng của hoạt động vận chuyển hàng hóa
- Chức năng di chuyển: Đây là chức năng quan trọng nhất của vận chuyển. Hoạt
động vận chuyển di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác để đảm bảo kế hoạch sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nguồn lực mà hoạt động vận chuyển sử dụng để thực hiện chức năng di
chuyển là: thời gian, tài chính và môi trường. Thời gian vận chuyển gồm thời gian di
chuyển hàng hóa trên đường và thời gian bốc xếp, dỡ hàng hóa. Để rút ngắn thời gian
vận chuyển, doanh nghiệp cần lựa chọn tuyến đường và loại hình phương tiện phù
hợp, sử dụng trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình chuyển tải, bốc xếp dỡ hàng hóa. Bên
cạnh đó, hoạt đông vận chuyển tiêu tốn các chi phí như cước phí vận chuyển , phí bảo
hiểm, chi phí cho người lao đông, chi phi quản lý đường bộ, chi phí cầu đường ...
Ngoài ra, việc sử dụng xăng, dầu, than đá ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Trong quá trình hoạt đông, các phương tiện vận chuyển gây tiếng ồn, xả khí thải
gây ô nhiêm môi trường. Do đó, ta nói hoạt đông vận chuyển sử dụng 3 nguồn lực

chính là thời gian, tài chính và môi trường. Trong đó thời gian là nguồn lực chính.
- Chức năng dự trữ: Hàng hoá đang được vận chuyển gọi là dự trữ trên đường. Dự trữ
trên đường gồm lượng hàng đang được vận chuyển trên các phương tiện vận tải, hàng

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

đang được bốc, xếp, dỡ, lưu kho tại đơn vị vận tải. Lượng hàng dự trữ này phụ thuộc
vào tốc độ và cường độ vận chuyển.
1.2.2. Mục tiêu của hoạt động vận chuyển
- Mục tiêu chi phí: Đây là mục tiêu vô cùng quan trọng trong quản trị vận
chuyển. Doanh nghiệp cần tối thiểu hoá chi phí vận chuyển trong mối tương quan với
tổng chi phí của hoạt động cung ứng. Mức phí này phụ thuộc vào cước phí vận
chuyển, tuyến đường, khoảng cách di chuyển, trọng lượng, kích cỡ, giá trị của hàng
hoá… Nếu mức phí cho việc thuê phương tiện vận chuyển quá cao, doanh nghiệp sẽ
cân nhắc với việc sở hữu lực lượng vận chuyển riêng. Sự thay đổi hàng và ngày càng
tăng của giá xăng, dầu trong thời gian qua ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận chuyển
và là bài toán nan giải của các doanh nghiệp hiện nay.
- Mục tiêu tốc độ: Tốc độ di chuyển ảnh hưởng đến thời gian và dự trữ trên
đường. Tốc độ cao sẽ giúp giải phóng hàng nhanh chóng, kịp thời đáp ứng lịch trình
sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tốc độ cao tỉ lệ thuận với chi phí vận
chuyển. Vì vậy doanh nghiệp cần cân đối phù hợp giữa mục tiêu chi phí và tốc độ.
- Mục tiêu độ ổn định: Đây là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện hoạt động

vận chuyển một chuyến hàng xác định. Độ ổn định ảnh hưởng đến sự tin cậy và uy tín
của doanh nghiệp.
1.2.3. Các thành phần tham gia vào hoạt động vận chuyển.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa. Trong quá
trình này có nhiều đối tượng tham gia, phổ biến bao gồm:
- Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền
mua hàng.
- Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại.
- Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với người giao
nhận vận tải.
- Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa.
- Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
- Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến
điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

- Người giao nhận vận tải: người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng
đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
Sự khác nhau giữa consignor và shipper: hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và
về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta
thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong

mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của
hãng tàu chợ, người gửi hàng là “shipper”.
1.3. Các hình thức vận chuyển hàng hóa
1.3.1. Đường sắt
Đường sắt là loại hình vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có bánh được
thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray. Tại Việt Nam, trong vận chuyển
nội địa, hình thức này chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, còn chuyên chở hàng
hóa mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Ưu điểm của hình thức này là chi phí vận chuyển thấp và an toàn. Ngoài ra,
năng lực chuyên chở của đường sắt cao (một toa tàu bình thường có thể mang 125 tấn
hàng hóa trên bốn trục bánh). Vận chuyển bằng đường sắt sử dụng diện tích và không
gian hiệu quả. Trong cùng thời gian, hai làn đường sắt có thể vận chuyển nhiều hàng
hóa hơn so với một con đường bốn làn xe.
Nhược điểm của hình thức này là tốc độ chậm, số lượng nhà cung ứng dịch vụ
ít, tính tiếp cận thấp, kém linh hoạt về thời gian.
Hình thức này phù hợp với hàng hóa có số lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, cự
ly vận chuyển dài.
1.3.2. Đường bộ
Vận chuyển bằng đường bộ là hình thức vận chuyển phổ biến nhất, thông dụng
nhất và được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế ở tất cả các quốc gia. Loại hình này có
những ưu điểm nổi bật là chi phí cố định thấp, tính cơ động, tính linh hoạt cao, khả
năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, chủ động về thời gian và đa dạng trong
vận chuyển hàng hóa. Ngoài khả năng vận chuyển độc lập, vận chuyển đường bộ còn
hỗ trợ đắc lực cho vận chuyển đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 11



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

Nhược điểm của vận chuyển bằng đường bộ là chi phí luôn biến đổi (nhiên liệu, lệ phí
đường sá, chi phí bảo trì bảo dưỡng, nhân công), bị hạn chế về tốc độ, khối lượng và
kích cỡ hàng hóa.
Hình thức này phù hợp với hàng hóa có lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắc tiền
với cự ly vận chuyển trung bình và ngắn.
1.3.3. Đường thủy
Đường thủy bao gồm đường thủy nội địa và đường biển. Đây là hình thức ra
đời khá sớm so với các phương thức khác. Việt Nam ở vùng nhiệt đới, nhiều sông
ngòi, đường bờ biển dài lại ở vị trí quan trọng của giao thông hàng hải quốc tế là điều
kiện thuận lợi để vận chuyển đường thủy phát triển.
Ưu điểm của hình thức vận chuyển này là tính sẵn có của tuyến đường và giá
thành thấp, khối lượng chuyên chở lớn, trên cùng một tuyến đường có thể cùng lúc
hoạt động hai chiều cho nhiều chuyến tàu.
Tuy nhiên đường thủy có nhược điểm là tốc độ chậm (chỉ khoảng 12-20 hải
lí/giờ) nên chỉ phù hợp với hàng hóa lâu hỏng, có thời gian chuyên chở dài. Bên cạnh
đó, đường thủy chịu ảnh hưởng khá lớn từ thời tiết và khi xảy ra tổn thất thì thường
khá lớn. Ngoài ra, tính linh hoạt và mức độ tiếp cận của đường thủy thấp
Trong hoạt động vận chuyển quốc tế, đường biển là hình thức vận chuyển được sử
dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Vận chuyển bằng đường biển có các hình thức sau:
- Vận chuyển bằng tàu chợ: Vận chuyển bằng tàu chợ là hình thức vận chuyển
bằng tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé các cảng nhất
định theo lịch trình định trước. Để vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ, chủ hàng (hoặc
người môi giới) thuê một phần con tàu hoặc một khoang tàu nhằm đưa hàng đến nơi
quy đinh. Căn cứ vào hoạt đông của tàu chợ, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản
của tàu chợ như sau:

 Tàu chạy theo lịch trình nên định trước về không gian và thời gian.
 Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác, có nhiều boong, hầm, có thiết bị
bốc xếp dỡ.
 Chứng từ điều chỉnh là vận đơn đường biển (B/L). Tất cả điều kiện chuyên chở do các
hãng tàu quy định và in sẵn trong vận đơn, người gửi hàng khi thuê tàu bắt buộc phải
chấp nhận.
 Cước phí được định trong biểu cước.
SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

- Vận chuyển bằng tàu chuyến: Vận chuyển bằng tàu chuyến là hình thức vận
chuyển bằng tàu hoạt đông trong một khu vực địa lý nhất định và theo yêu cầu của
người thuê tàu, không theo lịch trình định trước. Cước phí thuê tàu và các điều kiện
chuyên chở do hai bên thương lượng, thỏa thuận. Để vận chuyển hàng hóa bằng tàu
chuyến, chủ hàng (hoặc người môi giới) thuê toàn bô con tàu đủ để chở khối lượng
hàng hóa đến nơi quy đinh. Căn cứ vào hoạt đông của tàu chuyến, ta có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản của tàu chuyến như sau:



Hành trình, lịch trình chạy tàu theo yêu cầu của người thuê tàu.
Cấu tạo của tàu vận chuyển thường có 1 boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc
bốc hàng.




Cước phí thuê tàu và các điều kiện chuyên chở do 2 bên thương lượng, thỏa thuận.



Văn bản điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu là
hợp đồng thuê tàu.
Tùy theo khối lượng hàng hóa cần chuyên chở và đặc điểm nguồn hàng, người thuê
tàu có thể lựa chọn môt trong những hình thức thuê tàu chuyến sau:







Thuê tàu chuyến một.
Thuê tàu chuyến khứ hồi.
Thuê tàu chuyến liên tục.
Thuê tàu chuyến khứ hồi liên tục.
Thuê khoán.



Thuê bao.




Thuê định hạn.
1.3.4. Đường hàng không
Vận chuyển đường không (vận chuyển đường hàng không) là việc vận chuyển
hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Đây là môt ngành vận
chuyển non trẻ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức này mới bắt đầu phát triển
và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nó ngày càng được phát triển nhanh
chóng. Tuy chỉ chở 1% tổng khối lượng hàng hóa nhưng lại chiếm tới 20% giá tri hàng
hóa trong buôn bán quốc tế. Vận chuyển bằng đường không có ưu điểm là tốc đô rất
cao, an toàn, có đường nối các điểm đi, đến ngắn nhất mà các hình thức vận chuyển
khác không thực hiện được. Do tốc độ kỹ thuật cao nên vận chuyển đường không tiết
kiệm được thời gian, khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm này càng lớn. Với những đặc

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

trưng riêng của mình, vận chuyển đường không chỉ có thể phát triển ở những khu vực
kinh tế phát triển, có cơ sở hạ tầng tốt. Trên thế giới hiện nay các cụm cảng hàng
không tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc Á và gần đây có sự phát triển
vượt bậc của các nước Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hình thức này có chi phí
cố định và chi phí biến đổi cao. Tính cơ động của đường không thấp, hạn chế về khối
lượng và thủ tục kiểm tra phức tạp.
Khi chuyên chở hàng hóa bằng đường không, người thuê phải trả cho người
chuyên chở một khoản tiền về việc vận chuyển lô hàng và các chi phí khác có liên

quan, gọi là cước phí hàng không. Cần phân biệt cước phí và mức cước (giá cước).
Mức cước là số tiền mà người vận chuyển thu trên một khối lượng đơn vi hàng hóa
vận chuyển. Mức cước này được xác đinh căn cứ vào hàng hóa chuyên chở và hành
trình của máy bay (tuyến đường). Mức cước được áp dụng là mức ghi trong biểu cước
hàng hóa có hiệu lực vào ngày phát hành vận đơn. Tại Việt Nam, cước hàng không
không bao gồm: Phí vận chuyển hàng hóa ra khỏi sân bay, phí lưu kho bãi, phí bảo
hiểm, chi phí đóng gói lại hàng hóa, chi phí liên quan đến các thủ tục hải quan, chi phí
vận chuyển hàng đi tiếp trên các phương thức vận tải khác.
Đường không có ba loại dịch vụ chính đó là:
- Dịch vụ thông thường: Sử dụng các ngăn chứa trong máy bay chở khách.
- Dịch vụ kiện hàng: Sử dụng máy bay vận tải hàng hóa để chở hàng.
- Dịch vụ thuê nguyên chuyến: Sử dụng riêng một chuyến bay để chở nguyên hàng
hóa.
Vận chuyển bằng đường không phù hợp với hàng hóa có số lượng nhỏ có giá trị
(thông dụng nhất là giấy tờ, bưu kiện), hàng gọn nhẹ, mau hỏng, thời gian vận chuyển
ngắn. Hàng không cũng vận chuyển hàng có khối lượng lớn đối với những sản phẩm
mà tốc đô giao hàng quan trọng hơn chi phí.
1.3.5. Đường ống
Hệ thống giao thông đường ống được coi là mạch máu giao thông lớn thứ tư
vừa phát triển, phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kỳ và Liên Bang Nga. Ở Việt
Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 km đường ống dẫn
khí. Ưu điểm của nó là chi phí biến đổi thấp, an toàn và hầu như không hao hụt. Ngoài

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

ra, vận chuyển bằng đường ống có thể tránh được ảnh hưởng của thời tiết, bảo vệ môi
trường và giảm ô nhiễm mặt đất.
Nhược điểm của hình thức này là chi phí cố đinh cao vì xây dựng hệ thống
đường ống rất phức tạp, tốc độ chậm, khó xử lý khi gặp sự cố.
Đường ống có thể vận chuyển chất lỏng, chất khí, than, các loại quặng... Để vận
chuyển than, người ta nghiền than thành bột rồi cho nước vào làm chất tải, làm cho
than trở thành dạng đặc sền sệt và vận chuyển bằng đường ống với sự giúp đỡ của các
bơm cao áp. Ngoài ra, người ta còn dùng điện để vận chuyển hàng hóa bằng đường
ống làm giảm áp lực mà đường ống phải chịu, tiết kiệm được phí xây dựng và bảo
dưỡng.
1.3.6. Vận chuyển đa phương thức
Vận chuyển đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận chuyển khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển. Cần
lưu ý, vận chuyển đa phương thức do một người vận chuyển chịu trách nhiệm trên cơ
sở một hợp đồng và một chứng từ vận chuyển cho toàn chặng vận chuyển.
“Vận chuyển đa phương thức quốc tế” hay còn gọi là vận chuyển liên hợp là
phương thức vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở
lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một
điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
“vận chuyển đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thức hiện
trong một phạm vi lãnh thổ.
Các hình thức kết hợp giữa các loại hình vận tải:
- Phương thức vận tải ô tô - kết hợp với vận tải đường sắt (Road - Rail)
Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp
với đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với trọng tải lớn (Road – Rail): Đây là sự
kết hợp giữa tính cơ động của vận tải ô tô với tính an toàn, tốc độ và tải trọng của vận
tải sắt, mô hình 2R đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam:

 Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải tiến hành đóng gói hàng trong các
trailer được ô tô chở đến nhà ga thông qua các xe kéo gọi là tractor.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

 Tại ga, các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người kinh
doanh vậ tải lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và sử dụng phương tiện
vận tải ô tô chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.
- Phương thức vận tải ô tô – vận tải hàng không (Road – Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không.
Người ta sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng
hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác nhau. Hoạt động của vận tải ô
tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải, cách thức này có tính linh
động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ
cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Đại tây dương hoặc liên lục
địa như từ Chây Âu sang Châu Mỹ…
- Phương thức vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea/air)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của
vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao như
đồ điện, điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới
người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng, nếu vận chuyển bằng phương

tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của
hàng hóa, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
- Phương thức vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải nội thủy – vận tải đường
biển (Rail / Road / Inland waterway / sea)
Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thủy đến cảng
biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước
nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ,
đường sắt hoặc vận tải nội thủy. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hóa chở bằng
container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận
chuyển.
- Phương thức cầu nội địa (Land Bridge)
Theo phương thức này, hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại
dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất
SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

liền để đi tiếp bằng đường biển đến các châu lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này,
chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại
dương.
1.4. Khái niệm quản trị vận chuyển hàng hóa
Quản trị vận chuyển là một phần của quản trị logistics bao gồm việc hoạch
định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển hiệu quả của hàng hóa, dịch vụ cũng như

những thông tin liên quan từ nơi cung ứng đầu vào đến nơi sản xuất và cuối cùng là
nơi tiêu thụ sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
1.5. Các quyết định cơ bản trong quản trị vận chuyển
1.5.1. Xác định tuyến đường
- Vận tải đi thẳng (trực tiếp).
Với tuyến đường vận tải đi thẳng, các lô hàng được vận chuyển trực tiếp từ mỗi
nhà cung cấp tới mỗi người mua ở vị trí khác nhau. Tuyến đường chuyên chở mỗi lô
hàng đã được xác định, nhà quản trị cung ứng chỉ cần quyết định số lượng hàng hóa và
phương thức vận tải sẽ sử dụng để chuyên chở. Quyết định này cần dựa trên sự cân
nhắc giữa chi phí vận tải, chi phí tồn kho và thời gian giao hàng.
Ưu điểm cơ bản nhất của tuyến đường vận tải đi thẳng là không cần sử dụng
(loại bỏ) các nhà kho trung gian và đơn giản trong việc tổ chức vận chuyển và phối
hợp vận tải. Mỗi lô hàng được quyết định hoàn toàn đôc lập, quyết định chuyên chở
mỗi lô hàng không tác động đến các lô hàng khác. Thời gian chuyên chở từ nhà cung
cấp đến điạ điểm người mua ngắn lô hàng đi trực tiếp.
Tuyến đường vận tải đi thẳng phù hợp nếu nhu cầu tại mỗi điểm đến của người
mua đủ lớn để tính toán quy mô lô hàng bổ sung tồn kho từ mỗi nhà cung cấp đến mỗi
địa điểm nhận hàng bằng năng lực chuyên chở nguyên xe (TL-truck load). Tuy nhiên,
với những địa điểm mua hàng với số lượng nhỏ, tuyến đường vận tải đi thẳng có khả
năng (xu hướng) làm cho chi phí tăng cao. Nếu người chuyên chở nguyên xe được sử
dụng để chuyên chở, chi phí cố định cho mỗi chuyến xe cao dẫn đến quy mô lô hàng
lớn được chuyên chở từ người cung cấp đến mỗi địa điểm người mua sẽ làm cho chi
phí tồn kho tăng cao. Nếu người chuyên chở hàng lẻ (LTL) được sử dụng, chi phí vận
tải và thời gian gian giao hàng cao nhưng chi phí tồn kho sẽ thấp. Nếu người chuyên

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 17



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

chở bao kiện được sử dụng, chi phí vận tải sẽ rất cao. Với việc giao hàng thẳng từ mỗi
nhà cung cấp, chi phí nhận hàng sẽ cao vì mỗi người cung cấp giao hàng độc lập.
- Tuyến đường vận tải đi thẳng với lộ trình định sẵn.
Lộ trình định sẵn là một tuyến đường đi trong đó một xe tải giao hàng từ một
nhà cung cấp độc lập đến nhiều người bán lẻ hoặc nhận hàng từ nhiều nhà cung cấp để
giao đến một địa điểm của người mua. Trong một tuyến đường chuyên chở đi thẳng
với lộ trình định sẵn, một nhà cung cấp giao hàng thẳng tới nhiều địa điểm của người
mua trên cùng một xe tải hoặc một xe tải gom hàng từ nhiều nhà cung cấp và giao
hàng cho một địa điểm của người mua. Khi sử dụng phương án này, nhà quản trị cung
ứng phải quyết định tuyến đường đi cho mỗi lộ trình định sẵn.
Vận tải đi thẳng có lợi ích vì loại bỏ các nhà kho trung gian, trong khi lộ trình
định sẵn giảm chi phí vận tải và cho phép kết hợp nhiều lô hàng để giao cho các địa
điểm khác nhau trên cùng một xe tải.
- Tuyến đường vận chuyển qua trung tâm phân phối (DC – Distribution center).
Theo phương án này, các nhà cung cấp không chuyển hàng trực tiếp đến các địa điểm
của người mua. Người mua chia các địa điểm nhận hàng theo khu vực địa lí và một
trung tâm phân phối được xây dựng cho mỗi khu vực. Nhà cung cấp gửi hàng đến
trung tâm phân phối, sau đó trung tâm phân phối sẽ chuyển tiếp lô hàng thích hợp cho
từng địa điểm của người mua.
Một trung tâm phân phối là một lớp đệm (extra layer) giữa các nhà cung cấp và
các địa điểm người mua, có thể đóng hai vai trò khác nhau. Vai trò thứ nhất như một
kho dự trữ và vai trò thứ hai là điểm trung chuyển. Hơn nữa, các trung tâm phân phối
có thể giúp giảm chi phí cho hoạt động quản trị cung ứng trong trường hợp các nhà
cung cấp ở xa các địa điểm người mua và chi phí vận tải cao. Sự xuất hiện các trung
tâm phân phối cho phép hoạt động cung ứng đạt được tính kinh tế theo quy mô đối với

hoạt đông chuyên chở đầu vào đến một địa điểm gần điểm đến cuối cùng bởi vì nhà
cung cấp gửi lô hàng qui mô lớn đến trung tâm phân phối, nơi tập trung hàng hóa cho
tất cả các địa điểm mà trung tâm phân phối phục vụ. Vì trung tâm phân phối phục vụ
các địa điểm gần trung tâm nên chi phí vận tải đầu ra không qua lớn. Ví dụ: Các nhà
cung cấp của WW. Grainger chuyển hàng đến một trong chín trung tâm phân phối, các
trung tâm này sẽ cung cấp bổ sung tồn kho cho gần 400 chi nhánh của họ.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

Nếu hiệu quả của hoạt động vận tải đầu vào đòi hỏi phải chuyên chở với khối
lượng rất lớn, các trung tâm phân phối sẽ lưu trữ tồn kho và gửi hàng đến các địa điểm
người mua để bổ sung tồn kho với quy mô lô hàng nhỏ hơn.
1.5.2. Quyết định phương tiện vận chuyển
Tương ứng với các phương thức vận chuyển sẽ có các phương tiện vận chuyển phù
hợp:
Phương thức vận chuyển
Đường bộ
Đường sắt
Đường hàng không
Đường thủy
Đường ống


Phương tiện vận chuyển
Ô tô, xe tải, xe bán tải
Tàu lửa
Máy bay
Tàu biển, tàu sông, sà lan
Hệ thống ống dẫn

Quyết định phương thức vận chuyển phải căn cứ vào những yếu tố sau:
- Mục tiêu vận chuyển: Tùy theo mục tiêu vận chuyển của từng chuyến hàng cụ
thể mà lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Ví dụ: Chuyến hàng cần có thời
gian đáp ứng nhanh thì lựa chọn đường không, cần chi phí thấp thì lựa chọn đường
thủy, đường sắt. Khi quyết đinh loại hình vận chuyển, nhà quản trị cần cân nhắc cơ cấu
chi phí, tốc độ, độ an toàn, tính linh hoạt, tính dễ tiếp cận của từng phương thức.
- Đặc điểm của hàng vận chuyển: Tùy thuộc vào trọng lượng, kiểu dáng, tính
chất cơ lí hóa của hàng hóa mà đưa ra quyết đinh về phương thức vận chuyển.
- Tốc độ và chi phí vận chuyển: Các loại hình vận chuyển đường sắt, đường
thủy, đường bộ, đường không, đường ống và vận chuyển đa phương thức đều có tốc
độ, cước phí và phụ phí khác nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng mối tương
quan, đánh đổi giữa tốc độ và chi phí để có sự lựa chọn hợp lí.
- Cách thức đáp ứng của đối thủ cạnh tranh: Lựa chọn phương thức vận chuyển
cần đặt trong mối tương quan so sánh với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi lựa chọn phương thức vận chuyển phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Đảm bảo an toàn cho hàng vận chuyển: Lựa chọn phương thức vận chuyển
phải phù hợp với đặc điểm, tính chất cơ lí, hóa của hàng hóa. Đồng thời doanh nghiệp
cần căn cứ vào khối lượng hàng hóa, tình trạng bao bì để lựa chọn phương thức phù

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 19



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

hợp. Ví dụ: Hàng có tải trọng lớn, cồng kềnh nên lựa chọn đường thủy hoặc đường sắt;
hàng dễ vỡ, thời gian vận chuyển ngắn nên lựa chọn đường không.
- Đảm bảo tốc độ vận chuyển phù hợp với yêu cầu của đơn hàng: Tùy thuộc vào
quãng đường và vận tốc của phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận
chuyển, đảm bảo cho việc vận chuyển được tiến hành nhanh chóng, kịp thời.
- Đảm bảo chi phí vận chuyển thấp nhất: Phụ thuộc vào cước phí của từng
phương thức và lệ phí trên đường.
Lựa chọn tuyến đường vận chuyển và phương án vận chuyển:
- Trên thực tế có rất nhiều phương án lựa chọn tuyến đường vận chuyển, những
phương án đường đi ngắn chưa hẳn đã kinh tế hơn phương án đường đi dài và ngược
lại.
- Lựa chọn tuyến đường vận chuyển: Nếu xét cung ứng dừng lại ở việc cung
cấp nguồn đầu vào cho doanh nghiệp, nghĩa là hoạt đông vận chuyển chỉ nhằm bổ
sung dự trữ thì việc xây dựng các phương án vận chuyển phụ thuộc nhiều vào chi phí
vận chuyển. Nhà quản trị cần xem xét các phương tiện vận chuyển sẽ di chuyển như
thế nào khi được phân công chuyên chở hàng hóa đến các địa điểm đã định với khối
lượng xác định.
1.5.3. Lựa chọn điều kiện giao hàng
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, các doanh nghiệp có quyền tự do thỏa
thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật này gồm:
luật quốc gia, luật quốc tế, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại
quốc tế và các án lệ (tiền lệ xét xử). Để chọn được luật áp dụng phù hợp, cần nắm
nguyên tắc “Lựa chọn luật quốc gia, áp dụng tập quán quốc tế về thương mại”.
Mỗi quốc gia đều hình thành tập quán giao hàng của mình. Tập quán này là

những thói quen, phong tục về giao hàng được áp dụng một cách thường xuyên với nội
dung rõ ràng để bên mua và bên bán xác định quyền và nghĩa vụ với nhau. Ví dụ: Khi
giao hàng trong nội địa nước Mỹ có điều kiện FOB gồm 6 loại FOB mà quyền và
nghĩa vụ của các bên rất khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms. Với FOB
người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định, người bán chỉ
có nghĩa vụ đặt hàng hóa trên hoặc trong phương tiện vận chuyển hoặc giao cho người
chuyên chở nội địa để bốc hàng.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, các quốc gia có xu hướng
áp dụng Incoterms trong cả thương mại nội đia và quốc tế. Đặc biệt Incoterms 2010 ra
đời đã tạo bước ngoặt trong quá trình lựa chọn điều kiện giao hàng của các doanh
nghiệp bởi bản Incoterms này quy định rõ được áp dụng cho cả thương mại nội đia và
quốc tế.
- Nhóm các điều kiện về giao hàng đa phương thức:









EXW (Ex Works): Giao tại xưởng
FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở
CPT (Carriage Paid To): Cước phí trả tới
CIP (Carriage and Insurance Paid): Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT (Delivered At Terminal): Giao hàng tại bến
DAP (Delivered At Place): Giao tại nơi đến
DDP (Delivered Duty Paid): Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
- Nhóm các điều kiện về giao hàng bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa:






FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu
FOB (Free On Board): Giao hàng trên tàu
CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
1.5.4. Lựa chọn công ty vận chuyển
Đơn vi vận chuyển đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự thành công
của quá trình vận chuyển hàng hóa. Do đó nhà quản trị phải xem xét, cân nhắc kỹ
lưỡng quá trình lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp và mang lại nhiều thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp.
1.5.4.1. Xác định tiêu thức lựa chọn
ơn vi vận chuyển phù hợp, doanh nghiệp cần xác định các tiêu thức mà các
hãng vận chuyển cần đáp ứng. Đây là bước rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến
quy trình lựa chọn.
Các doanh nghiệp thường lựa chọn đơn vị vận chuyển dựa trên những tiêu thức

sau:
- Chi phí vận chuyển: Như đã trình bày ở trên, chi phí vận chuyển là một trong
những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển được xét trên
cả hai khía cạnh là cước vận chuyển và chi phí hàng hóa tại bến. Mức chi phí này phụ
thuộc vào khoảng cách vận chuyển, đặc điểm hàng hóa (khối lượng, hình dạng, kích

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

cỡ, tính chất), phương tiện vận chuyển, điều kiện xếp dỡ và bảo quản, trách nhiệm
pháp lí.
-

Thời gian vận chuyển: Đây là tiêu thức được xem xét phụ thuộc vào tốc độ vận

chuyển hàng hoá của phương tiện và thời gian bốc dỡ chất xếp hàng hoá sang phương
tiện vận tải khác. Thời gian vận chuyển là mục tiêu dịch vụ hàng đầu, có mối quan hệ
chặt chẽ với tốc độ phương tiện và khả năng cơ giới hóa tại điểm dừng.
- An toàn hàng hóa: Là tiêu thức thể hiện qua việc trong suốt quá trình vận
chuyển hàng hóa từ điểm đi đến điểm đến, hãng vận chuyển bảo quản hàng hóa không
bị hư hỏng hay mất mát vượt qua mức độ cho phép trong hợp đồng vận chuyển.
- Phí bảo hiểm: Khả năng hãng vận chuyển sẽ cung cấp cho doanh nghiệp được
mức phí bảo hiểm hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

- Độ tin cậy: Đề cập đến khả năng hãng vận chuyển đáp ứng hoàn hảo các yêu
cầu của khách hàng theo nhận thức của khách hàng. Doanh nghiệp xác định độ tin cậy
của đơn vị vận chuyển dựa vào danh tiếng của họ trên thị trường, kết quả của những
lần hợp tác trong quá khứ, kết quả đánh giá khảo sát.
- Tính linh hoạt: Khả năng hãng vận chuyển điều phối nguồn lực để đáp ứng
yêu cầu đặc biệt của khách hàng và khả năng giải quyết các tình huống bất ngờ, không
có trong hợp đồng.
Năng lực vận chuyển: Thể hiện qua địa bàn hoạt đông, các loại hình phương
tiện và số lượng phương tiện vận chuyển, khả năng cơ giới hóa và hiện đại hóa.
1.5.4.2. Quy trình lựa chọn đơn vị vận chuyển
Để lựa chọn được đơn vị vận chuyển cần phải thực hiện năm bước sau:
- Xác định tiêu thức lựa chọn.
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các tiêu thức cần thiết để lựa chọn đơn vị
vận chuyển. Đây là những căn cứ được xem xét để đi đến sự lựa chọn cuối cùng. Các
doanh nghiệp khác nhau sẽ đưa ra những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu
của mình, nhưng nhìn chung, đa số doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các tiêu thức
sau: Chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, độ tin cậy, tính linh hoạt và năng lực
vận chuyển. Trong bước này, việc xác định không đầy đủ tiêu thức có thể sẽ dẫn đến
tính kém hiệu quả của quyết định.
- Đề xuất các đơn vị vận chuyển.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải


Bước này đơn thuần chỉ liệt kê các đơn vị vận chuyển chứ chưa tiến hành so sánh và
đánh giá. Sai lầm thường thấy của các nhà quản tri là họ chỉ đề xuất một vài hãng vận
chuyển mà không cố gắng liệt kê tất cả các đơn vị có thể có. Nếu làm như vậy họ có
thể bỏ sót phương án tối ưu.
- So sánh và đánh giá.
Có hai phương pháp đánh giá:
 Phương pháp đánh giá định tính: Phân tích và so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng
phương án.
 Phương pháp đánh giá định lượng: Gán trọng số cho từng tiêu thức và tiến hành cho
điểm. Tổng trọng số phải bằng 1 (100%) và cho điểm theo thang điểm 10. Sau đó tính
tổng điểm của từng hãng.
- Lựa chọn đơn vị vận chuyển.
Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển dựa vào kết quả so sánh, đánh giá đã được
thực hiện. Ở bước này có thể xuất hiện trường hợp doanh nghiệp không lựa chọn được
hãng vận chuyển nào bởi tất cả đều không đáp ứng được tiêu thức đã đề ra. Trong tình
huống này, ta cần tìm thêm phương án mới hoặc loại bỏ bớt tiêu thức.
- Kiểm soát và đánh giá.
kiểm soát và đánh giá là giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc và sai lệch để đưa ra biện pháp điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc đánh giá
thường xuyên và theo định kỳ (thường là một quý/lần) sẽ giúp doanh nghiệp và hãng
vận chuyển nhìn nhận lại hoạt đông, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ
để mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn. Nếu kết quả đánh giá cho thấy hãng
vận chuyển không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì có thể doanh nghiệp
phải tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị vận tải mới.
1.5.5. Kiểm tra, kiểm soát quá trình vận chuyển
Quá trình vận chuyển cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh xảy ra sai sót ngoài
ý muốn. Chủ hàng và chủ phương tiện đều có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa trên đường
vận chuyển nhưng trách nhiệm chính là của chủ phương tiện. Để làm được điều này,
chủ hàng (người thuê phương tiện vận chuyển) phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc

và liên lạc với hãng vận chuyển.

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

Đối với hàng hóa có giá trị cao, chủ hàng cần cử người áp tải để bảo vệ, kiểm
soát hàng hóa trên đường. Trong quá trình giám sát, cần kịp thời phát hiện sai sót và
đưa ra biện pháp điều chỉnh, khắc phục, bên cạnh đó, phải quy trách nhiệm rõ ràng,
chính xác và phù hợp. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện cử người áp tải hàng hóa
thì có thể thuê dịch vụ nhằm được cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cao nhất. Hiện nay
trên thị trường có 3 loại hình dịch vụ áp tải hàng, đặc biệt là hàng hóa có giá tri cao
như sau:
- Nhân viên an ninh áp tải hàng không có xe chuyên dụng kèm theo: Doanh
nghiệp thuê bên thứ ba để đi cùng đơn vị vận tải trong suốt quá trình vận chuyển hàng
hóa nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Trong suốt quá trình áp tải không cần sử
dụng xe chuyên dụng.
- Nhân viên an ninh áp tải hàng bao gồm trang bị xe chuyên dụng và thiết bị hỗ
trợ kèm theo: Doanh nghiệp thuê bên thứ ba để đi cùng đơn vị vận tải trong suốt quá
trình vận chuyển hàng hóa nhằm bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Trong suốt quá trình
áp tải sử dụng xe bảo vệ hàng hóa chuyên dụng và nhân viên áp tải có các thiết bị cá
nhân để bảo vệ sự an toàn của hàng hóa.
- Áp tải hàng có nhân viên của doanh nghiệp đi cùng: Doanh nghiệp cử một đại
diện đi cùng đơn vị vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình

vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đến của hàng hóa.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, cần đề phòng những trường hợp sau:
- Hàng bị đỗ, vỡ, hư hỏng do chất, xếp không tốt.
- Hàng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Ví dụ: Hàng bị ẩm, mốc do không được che
chắn cẩn thận khi trời mưa.
- Hàng bị lây bẩn, nhiễm mùi lạ, ảnh hưởng phương hại lẫn nhau. Ví dụ: Chè
được xếp gần thuốc lá, thuốc lào.
- Hàng bị hư hỏng, hao hụt trong quá trình bốc, xếp, dỡ.
- Hàng bị mất cắp.
Nhằm tối thiểu hóa thiệt hại, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa
vận chuyển đòi hỏi phải có sự chú ý chăm sóc đặc biệt thì người gửi hàng phải vẽ hoặc
dán lên trên các bao, kiện hàng dấu hiệu biểu thị tính chất của hàng hóa. Đấy chính là

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD : Th.S Trần Thanh
Hải

nhãn cảnh báo trong vận chuyển được sử dụng thống nhất trên thế giới, dành cho
người biết tiếng Anh hoặc không biết tiếng Anh. Hành đông này nhằm giúp người làm
công tác bốc xếp, vận chuyển biết và chú ý tới những mặt hàng như: Hàng dễ vỡ,
không lật ngược hàng, hàng sợ ẩm, sợ ánh nắng... Nhãn được in với 2 kích cỡ tiêu
chuẩn áp dụng trên toàn thế giới là 4 inch x 6 inch và 6 inch x 6 inch.

Hình 1.1: Một số nhãn cảnh báo trong vận chuyển

Bên cạnh ký hiệu thường kèm theo những dòng chữ viết bằng tiếng Anh, chẳng
hạn như: Handle with care (nhẹ tay, cẩn thận), use no hooks (không được sử dụng
móc).

SVTH : Vy Nữ Như Quỳnh

Trang 25


×