Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

giao an buoi 2 lop 11 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.62 KB, 82 trang )

Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Ngày dạy:
Tuần 1:
Tiết 1-2 :

Tổ Vật lý

CHỦ ĐỀ 1: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.
ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG.

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung
định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích
điểm.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1: Hai điện tích điểm dương q1 và q2 có cùng độ
lớn điện tích là 5.10-7 C được đặt trong không khí cách
nhau 100 cm.
a. Hãy xác định lực tương tác giữa hai điện tích đó.
b. Đặt hai điện tích đó vào trong môi trường có hằng


số điện môi là ε =2 thì lực tương tác giữa chúng sẽ
thay đổi thế nào ? Để lực tương tác giữa chúng là
không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí)
thì khoảng cách giữa chúng khi đặt trong môi trường
có hằng số điện môi ε=2 là bao nhiêu ?
Bài 2. Hai điện tích điểm có độ lớn như nhau đặt trong
chân không hút nhau với 1 lực 2.10 -5 N khi cách nhau
một đoạn 4 cm.
a. Tìm độ lớn mỗi điện tích.
b. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực hút tĩnh

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

1
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

điện giữa chúng là 10-6 N.
Bài 3. Mỗi prôtôn có khối lượng m= 1,67.10-27 kg,
điện tích q= 1,6.10-19C. Hỏi lực đẩy giữa hai prôtôn lớn
hơn lực hấp dẫn giữa chúng bao nhiêu lần ?
Bài 4. Hai quả cầu có điện tích q1, q2 đặt cách nhau
một đoạn 9 cm trong chân không thì chúng đẩy nhau
bởi một lực 0,1 N. Điện tích tổng cộng của hai quả cầu
là 650nC. Tính điện tích mỗi quả cầu.
Bài 5: Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g,

mang điện tích q1 = 2.10-7C được treo bằng sợi tơ
mảnh. Cho g = 10 m/s2.
a. Tính lực căng của dây.
b. Ở phía dưới quả cầu 30cm, theo phương thẳng đứng
qua nó, cần đặt thêm một quả cầu nhỏ thứ 2 có điện
tích q2 như thế nào để sức căng của sợi dây giảm đi
một nửa.
Bài 6: Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng m = 0,6 kg
được treo trong không khí bằng hai sợi dây nhẹ cùng
chiều dài l = 50 cm vào cùng một điểm. Khi hai quả
cầu nhiễm điện giống nhau, chúng đẩy nhau và cách
nhau một khoảng R = 6 cm. Tính điện tích của mỗi
quả cầu, lấy g= 10m/s2.
III. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

2
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Ngày dạy:
Tuần 2:
Tiết 3 -4:


Tổ Vật lý

CHỦ ĐỀ 2: THUYẾT ELECTRON.ĐLBT ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễm điện các vật.
2. Kĩ năng
- Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Truyền cho quả cầu trung hòa về điện 105
electron. Tính điện tích của quả cầu đã mang.
Bài 2.Hai quả cầu kim loại mang điện tích: q1 = 2.109
C và q2 = - 8.10-9C. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách
ra, mỗi quả cầu mang điện tích bao nhiêu?
Bài 3 Hai vật bằng kim loại mang điện tích: q 1 = 3.107
C và q2 = -3.10-8C. Cho chúng tiếp xúc nhau, mỗi vật
sau khi tiếp xúc sẽ mang điện tích bao nhiêu?
Bài 4. Cho 2 quả cầu nhỏ A và B trung hòa về điện đặt
trong không khí, cách nhau 30cm. Giả sử có 5.10 12
electron từ quả cầu A di chuyển sang quả cầu B.
a. Tìm giá trị điện tích của mỗi quả cầu.
b. Tính độ lớn lực tương tác giữa 2 quả cầu. Lực đó là

lực hút hay lực đẩy? Tại sao?
Bài 5. Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại.
Quả cầu A mang điện tích 4,50 µC; quả cầu B mang
điện tích – 2,40 µC. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đưa
chúng ra cách nhau 1,56 cm. Tính lực tương tác điện
giữa chúng.

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

3
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Bài 6. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau,
mang điện tích như nhau q đặt cách nhau một khoảng
R, chúng đẩy nhau một lực có độ lớn 6,4N. Sau khi
cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra một khoảng 2R thì
chúng tương tác nhau một lực như thế nào ?
Bài 7. Hai hòn bi bằng kim loại giống nhau, hòn bi
này có độ lớn điện tích bằng 5 lần hòn bi kia. Cho xê
dịch hai hòn bi chạm nhau rồi đặt chúng lại vị trí cũ.
Độ lớn của lực tương tác biến đổi thế nào nếu điện
tích của chúng :
a. cùng dấu.

b. trái dấu.


III. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Ngày tháng
năm
Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

4
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 3
Tiết 5 -6 :

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CĐĐT. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện trường.
- Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường
độ điện trường.
- Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
- Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây
ra.
- Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của vectơ cường độ điện trường tổng hợp.
- Giải các Bài tập về điện trường.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm
M trong không khí cách điện tích điểm q = - 2.10 -8 C
một khoảng 5cm.
Bài 2. Tại 1 điểm M cách điện tích Q một khoảng 30
cm có một điện trường có cường độ E = 3.10 4 V/m .
Tính độ lớn điện tích Q?
Bài 3. Một điện tích điểm q = 10-7 C đặt tại điểm M
trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác
dụng của một lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường
do điện tích điểm Q gây ra tại M có độ lớn là bao
nhiêu?
Bài 4. Một e đặt tại O trong không khí.
a.Tính cường độ điện trường tại M cách O một
khỏang r = 20 cm


Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

5
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

b.Nếu đặt 1 proton vào M thì nó chịu lực tác dụng có
độ lớn là bao nhiêu?
Bài 5. Trong chân không có hai điện tích điểm q 1= 3.
10-8C và q2= 4.10-8C đặt theo thứ tự tại hai đỉnh B và
C của tam giác ABC vuông cân tại A với
AB=AC=0,1m.Tính cường độ điện trường tại A.
Bài 6. Hai điện tích điểm q1= q2 = 24.10-6C đặt ở hai
điểm A và B cách nhau 10 cm trong chất điện môi có
hằng số điện môi ε = 2. Xác định vec-tơ CĐĐT tại
điểm M khi:
a.
b.
c.
Bài 7.

M cách A một đoạn 6 cm và cách B 4 cm.
M cách A 4 cm và cách B 14 cm.
M cách A 6 cm và cách B 8 cm.
Trong chân không có hai điện tích điểm


q1 = 2. 10-8C và q2= -32.10-8C đặt tại hai điểm A và B
cách nhau một khoảng 30 cm. Xác định vị trí điểm M
tại đó cường độ điện trường bằng không.
Bài 8. Một quả cầu nhỏ khối lượng m= 0,25 g mang
điện tích q= 2,5. 10-9C được treo bởi một dây và đặt
 
trong một điện trường đều E . E có phương nằm
ngang và có độ lớn E= 106 V/m. Tính góc lệch của
dây treo so với phương thẳng đứng. Lấy g= 10 m/s2.

III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

6
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Ngày dạy:
Tuần 4:
Tiết 7-8:

Tổ Vật lý


CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều.
- Lập được biểu thức tính công thức của lực điện trong điện trường đều.
- Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì.
- Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường,
quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
2. Kĩ năng
- Giải Bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Cho điện tích điểm q = 10 -8C dịch chuyển
giữa 2 điểm A và B cố định trong một điện trường
đều thì công của lực điện A = 60mJ. Nếu cho điện
tích q’ = 4.10-9C dịch chuyển từ A đến B thì công
của lực điện thực hiện là A’ bằng bao nhiêu?
Bài 2. Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác
vuông tại C. AC = 4 cm,
BC = 3 cm và nằm trong một điện trường đều.
Vectơ cường độ điện


E




trường E song song với AC, hướng từ A C và có
độ lớn E = 5000V/m.
Tính công của điện trường khi một electron (e) di
chuyển từ A đến B? Từ B đến C và từ C về A.
Bài 3. Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác
vuông tại C. AC = 4 cm,
BC = 3 cm và nằm trong một điện trường đều.
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

7
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý


E

Vectơ cường độ điện



trường E song song với AC, hướng từ A C và có
độ lớn E = 5000V/m.
Tính công của điện trường khi một electron (e) di
chuyển từ A đến B? Từ B đến C và từ C về A.
Bài 4. Khi một điện tích dịch chuyển trong điện
trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được

một công A = 10J. Khi nó dịch chuyển theo phương
tạo với phương đường sức một góc 600 trên cùng
một độ dài quãng đường thì nó nhận được công bằng
bao nhiêu?
Bài 5. Một electron di chuyển được môt đoạn 2 cm,
dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một
lực điện trong một điện trường đều có cường độ 1000
V/m. Hãy xác định công của lực điện
Bài 6. Hai bản kim lọai phẳng song song mang điện
tích trái dấu đặt cách nhau 2cm.cường độ điện
trường giữa hai bản là 3000V/m.Sát bản mang điện
dương người ta đặt một hạt mang điện dương có
khối lượng m =4,5.10-6g và có điện tích q = 1,5.102
C.Tính :
a.Công của điện trường khi hạt mang điện chuyển
động từ bản dương đến bản âm.
b.Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập tới bản âm.
Bài 7. Một e bay với vận tốc 1,5.107m/s từ một điểm
có điện thế V1= 800V theo hướng của đường sức
điện trường đều .Hãy xác định điện thế V 2 của điểm
mà tại đó e dừng lại.cho biết me = 9,1.10-31kg.

III. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………...

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

8

|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 5
Tiết 9-10:

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế.
- Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thể và cường độ điện trường.
- Biết được cấu tạo của tĩnh điện kế.
2. Kĩ năng
- Giải Bài tính điện thế và hiệu điện thế.
- So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Điện thế tại hai điểm M và N trong điện
trường của một điện tích điểm lần lượt là V M = 9V;
UMN = 12 V . Tính điện thế tại điểm N ?
Bài 2. Giữa hai bản kim loại phẳng, song song
cách nhau một đoạn d có một hiệu điện thế không

đổi U = 200V. Cường độ điện trường trong khoảng
giữa hai bản kim loại đó là 5000 V/m. Tính d ?
Bài 3. Giữa 2 điểm A và B trong điện trường đều
có hiệu điện thế U = 20kV. Công mà điện trường
thực hiện để di chuyển điện tích dương q = 5.10-7C
từ A đến B bằng bao nhiêu ?
Bài 4. Khi bay từ điểm M đến điểm N trong điện
trường, electron tăng tốc, động năng tăng thêm
250eV. (biết rằng 1 eV = 1,6. 10-19J). Tìm UMN?
Bài 5. UCD = 300V. Tính:
a. Công của lực điện di chuyển proton từ C đến D.
b. Công của lực điện di chuyển electron từ C đến
D.

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

9
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Bài 6. Một quả cầu kim loại có bán kính 4 cm tích
điện dương đặt trong không khí. Khi di chuyển
điện tích q = 1 nC từ vô cực đến M cách bề mặt
quả cầu 20 cm thì cần thực hiện một công 500 nJ.
Tính điện thế của quả cầu tại M.
Bài 7 . Một quả cầu nhỏ có m = 3,06.10 -15 kg, q =

4,8.10-18C, nằm lơ lửng giữa 2 tấm kim loại song
song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau
một khoảng 2 cm. Lấy g = 10 m/s 2. Tính hđt đặt
vào hai tấm kim loại đó.

III. RÚT KINH NGHIỆM:

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Ngày tháng
năm
Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

10
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Ngày dạy:
Tuần 6:
Tiết 11 +12:
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Tổ Vật lý

CHỦ ĐỀ 6: TỤ ĐIỆN

- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.
- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
- Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các
đại lượng trong biểu thức.
2. Kĩ năng
- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
- Giải bài tập tụ điện.
II. NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Trên vỏ một tụ điện có ghi 40 µ F – 220V. Nối
hai bản của tụ điện với hiệu điện thế 100V.
a. Tính điện tích của tụ điện.
b. Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
Đs: 4.10-3C,

8,8.10-3C.

Bài 2. Để tích điện cho một tụ điện có điện tích 6.104
C, người ta nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện
thế 100V. Tính điện dung của tụ điện.
Bài 3. Một tụ điện có điện dung 30nF được tích điện
đến hiệu điện thế 380V thì có bao nhiêu electron di

chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện?
Đs: 7,125.1013
Bài 4. Hai bản tụ điện phẳng cách nhau một khoảng d
= 1 cm có một hđt U = 100V. Độ lớn của cường độ
điện trường giữa hai bản tụ đó bằng bao nhiêu?
Đs: 104 V/m
Bài 5. Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5 nF.
Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ điện có thể chịu
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

11
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

được là 3.105 V/m. Khoảng cách giữa hai bản tụ là 2
mm. Tính điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ?
Đs: 3.10-6 C.
Bài 6. Một tụ điện có điện dung C. Khi nạp điện cho
tụ bởi hđt 16V thì điện tích của tụ là 8 µ F. Nếu tụ đó
được nạp điện bởi hdt 40V thì điện tích của tụ điện là
bao nhiêu?
Đs: 20 µ F
Bài 7. Một tụ điện phẳng điện dung 12 pF, điện môi là
không khí. Khoảng cách giữa hai bản tụ 0,5 cm. Tích
điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 20 V. Tính:
a. điện tích của tụ điện.

b. Cường độ điện trường trong tụ.
Đs: 24. 10-11C, 4000 V/m.
Bài 8. Một tụ điện phẳng không khí, điện dung 40 pF,
tích điện cho tụ điện ở hiệu điện thế 120V. Tính điện
tích của tụ.
Đs: 48. 10-10C

III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

12
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 7:
Tiết 13+ 14:

Chương 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
CHỦ ĐỀ 7:


DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa
này.
- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa
này.
- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn-ta.
- Mô tả được cấu tạo của acquy chì.
2. Kĩ năng
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
- Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức : I =

A
∆q
q
; I = và E = .
q
∆t
t

- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta.
- Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

Bài 1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng
đèn là I = 0,5 A.
a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của
dây tóc trong 10 phút ?
b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của
dây tóc trong khoảng thời gian trên ?
Bài 2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V.
Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện
tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực
dương của nó ?

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

13
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Bài 3. Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng
khi dịch chuyển một lượng điện tích 3. 10 -3 C giữa hai
cực bên trong nguồn điện thì lực lạ thực hiện một
công là 9 mJ.
Bài 4. Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công
của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,16
C bên trong acquy từ cực âm đến cực dương của nó ?
Bài 5. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua
tiết diện ngang của một dây dẫn trong một phút. Biết

dòng điện có cường độ là 0,2 A.
Bài 6. Một bóng đèn hoạt động bình thường khi dòng
điện đi qua nó có cường độ 0,5A. Hỏi nếu đèn sáng
bình thường trong một ngày thì lượng điện tích dịch
chuyển qua bóng đèn bằng bao nhiêu?
Bài 7. Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung
cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp
lại.
a. Nếu bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 4 giờ ở
chế độ tiết kiệm năng lượng thì phải nạp lại. Tính
cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp?
b. Tính suất điện động của bộ pin này nếu trong thời
gian 1 giờ nó sinh ra một công là 72 KJ.
Bài 8. Trong 5 giây lượng điện tích dịch chuyển qua
tiết diện thẳng của một dây dẫn là 4,5 C. Cường độ
dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu ?
Bài 9. Một mạch điện gồm 2 điện trở R1 = 2 Ω và R2 =
4 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu của mạch điện một
hđt U = 12V.
a. Tính điện trở tương đương của mạch điện.
b. Tính hđt trên các điện trở.
Bài 10. Một mạch điện gồm 2 điện trở R 1 = 5 Ω và R2
= 3 Ω mắc song song nhau. Biết dòng điện đi qua
mạch chính là I = 2,4 A. Tìm cường độ dòng điện qua
các điện trở.
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

14
|



Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Ngày tháng
năm
Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

15
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 8:
Tiết 15 +16:


CHỦ ĐỀ 8:ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN.

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện
chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công ấy.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và điện năng
tiêu thụ trong mạch kín
2. Kĩ năng
- Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại lượng liên
quan và ngược lại.
- Tính được công và công suất của nguồn điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Cho bóng đèn ghi ( 220V– 75W).
Ý nghĩa của các con số ? Tìm RĐ ?
Tìm cường độ dòng điện định mức qua đèn ? Khi nào
đèn sáng yếu , sáng bình thường , lóe sáng rồi tắt ?
Bài 2. Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế
220 V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5 A.
a. Tính nhiệt lượng mà quạt tỏa ra trong 30 phút theo
đơn vị Jun ?
b. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30
ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút, biết giá điện là 3000
đồng / Kwh. (Biết 1 wh = 3600 J, 1 Kwh = 3600 KJ).
Bài 3. Một bếp điện mắc vào mạch điện có hiệu điện
thế 110V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A.

a. Tính điện trở của bếp.
b. Tính công suất của bếp và nhiệt lượng bếp toả ra
trong 30 phút.
Bài 4. Một ắc qui có sđđ E = 5V, tích trữ một lượng
điện năng W = 2,7.106J. dùng ắc qui nói trên để thắp

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

16
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

sáng một bóng đèn. Khi đèn sáng bình thường thì
cường độ dòng điện qua đèn là 0,8A.
a. Tìm công suất của nguồn.
b. Dùng ắc qui trên để thắp sáng bình thường cho đèn
trong thời gian bao lâu?
Bài 5 Một gia đình có hai đèn loại 220V - 40W, 220V 100W và một bếp điện loại 220V - 1000W. Nguồn điện
sử dụng có hiệu điện thế ổn định là 220V.
a. Cho biết ý nghĩa các số liệu ghi trên mỗi dụng cụb.
Cách mắc các dụng cụ trên vào mạch điện.
c. Tính điện trở mỗi dụng cụ.
d. Trong 1 ngày đêm, các đèn dùng trung bình 5 giờ,
bếp điện dùng hai giờ. Tính điện năng tiêu thụ và số
tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày). Biết 1 kWh
điện giá 3000 đồng.

Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ: U = 12 V;R1 = 24 Ω,
R3 = 3,8 Ω, Ra = 0,2 Ω. Am – pe – kế chỉ 1A. Tính
R

a. Điện trở1 R2.
R3

b. NhiệtRlượng
tỏa ra trên R1 trong
2
A Rthời
a

gian 5 phút.

c. CôngU suất tỏa nhiệt trên R2.
Bài 7. Có mạch điện như hình vẽ:
R

A

R1

R1 2= 8 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 12 Ω.
B

R3
Hiệu
điện thế UAB = 24 V.


a. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b. Tính công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch.
Bài 8. Để loại bóng đèn loại 120 V – 60 W sáng bình
thường ở mạng điện có hiệu đện thế 220V, người ta mắc
nối tiếp với nó một điện trở phụ R. Tính R ?
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

17
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

18
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý


Ngày dạy:
Tuần 9
Tiết 17 +18:

CHỦ ĐỀ 9 : ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được quan hệ suất điện động của nguồn và tổng độ giảm thế trong và ngoài nguồn
- Phát biểu được nội dung định luật Ôm cho toàn mạch.
- Tự suy ra được định luật Ôm cho toàn mạch từ định luật bảo toàn năng lượng.
- Trình bày được khái niệm hiệu suất của nguồn điện.
2. Kĩ năng
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Giải các dạng Bài tập có liên quan đến định luật Ôm cho toàn mạch.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Một pin có sđđ E = 1,5 V và điện trở trong
0,2Ω. Sử dụng ắc quy này để thắp sáng bóng đèn có
điện trở 1,3 Ω. Hãy tính cđdđ chạy trong mạch.
Bài 2. Một ắc qui có sđđ E và điện trở trong không
đáng kể. Sử dụng ắc quy này để thắp sáng bóng đèn có
điện trở R. Khi đó cđdđ chạy trong mạch là 1A. Tìm
R.
Bài 3. Một ắc qui có sđđ E =6V và điện trở trong r =
0,6Ω. Sử dụng ắc quy này để thắp sáng bóng đèn có
ghi 6V-3W. Hãy tính cđdđ chạy trong mạch.

Bài 4. Cho mạch điện kín như hình 1, R1 = 100 Ω, R2
= 50 Ω, R3 = 200 Ω, nguồn điện E = 40V,
r =R 10 Ω.
R
1

a. Tính điện trở mạch ngoài.

2

R3
E, r

b. Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế của từng
Hình 1
điện trở.
c. Tính công suất của lực lạ và công suất tiêu thụ của
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

19
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

mạch ngoài.

Bài 5. Cho mạch điện có sơ đồ như

R1 hình vẽ. Trong đó
nguồn điện có suất điện động E = 12V và có điện trở
trong r = 1Ω. Các điện trở E , r
R2
R3

của mạch ngoài R1 = 6Ω, R2 = 9Ω, R3 = 8Ω.
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu
điện thế hai đầu mỗi điện trở.
b. Tính điện năng tiêu thụ của mạch ngoài và công suất
tỏa nhiệt ở mỗi điện trở.
c. Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và
hiệu suất của nguồn điện.
Bài 6. Cho mạch điện có sơ đồ như
hình vẽ. Trong đó
nguồn điện ξ = 18 V, r = 1Ω. Các
điện trở của mạch ngoài

Đ3

R1
R2

R1 = 5Ω, R2 = 10 Ω, Đ3 ( 10V20W ).
a. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính ?
b.Đèn Đ3 sáng như thế nào ?
c. Tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và hiệu điện
thế hai đầu mỗi điện trở, cường độ dòng điện qua mỗi
điện trở. ?
, r vẽ. Trong đó

Bài 7. Cho mạch điện có sơ đồ nhưEhình

nguồn điện có có điện trở trong
r = 1Ω. Các điện trở
R1
R3
của mạch ngoài R1 = 6Ω,
R

2
R2 = 2Ω, R3 = 3Ω. Dòng điện chạy trong
mạch là 1A.

a. Tính suất điện động của nguồn điện và hiệu suất của
nguồn điện.
b. Tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và điện
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

20
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

năng tiêu thụ của R2 trong 5 giờ.
Bài 8. Cho mạch điện kín như hình 4, R1 = 10 Ω, R2 =
40 Ω, R3 = 5 Ω, nguồn điện 12V - 1Ω.
a. Tính điện trở mạch ngoài, cường độ dòng

điện qua nguồn.
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c. Tính số electron được chuyển qua giữa hai
R
cực của nguồn điện trong thời gian 100 s.
2

R1

Bài 9. Cho mạch điện như hình 5:E = 6 V; r R= 0 Ω;
E, r
R1 = 1,6 Ω; R2 = 2 Ω; R3 = 3 Ω. Biết RA ≈ 0.
3

Hình 4

a. Tính số chỉ của Ampère kế, hiệu điện thế của
từng điện trở.
b. Tính công suất của nguồn, công suất mạch

E, r

ngoài.
A

R2
R1
R3

Hình 5


III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày tháng
năm
Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

21
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 10:
Tiết 19 + 20:

CHỦ ĐỀ 10: GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

I. MỤC TIÊU
+ Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện.
+ Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.

+ Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện,
+ Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp ta thu được
bộ nguồn 7,5V và 3Ω.
a. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi pin.
b. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ pin khi
mắc 3 pin đó song song với nhau.
Đs: 2,5V và 1Ω.

2,5V và 1/3Ω.

Bài 2. Có 9 pin giống nhau được mắc thành bộ nguồn
có số nguồn trong mỗi dãy bằng số số dãy thì thu được
bộ nguồn có suất điện động 6V và điện trở 1Ω.
a. Tính suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.
b. Ghép vào bộ nguồn đó điện trở R = 5Ω. Tính công
suất tiêu thụ trên điện trở và hiệu suất của bộ nguồn.
Đs: 2V và 1Ω.

5W và 83,3%

Bài 3. Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở
trong lần lượt là E1=3V, r1=2Ω, E2=6V, r2=3Ω ghép nối
tiếp với nhau và nối với mạch ngoài là điện trở R = 7Ω.
Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính.
Đs: 0,75A.

Bài 4. Một bộ nguồn giống hệt nhau mỗi nguồn có suất
điện động và điện trở trong E = 3V, r =3Ω. Ghép song
song với nhau. Mạch ngoài là một điện trở 4Ω. Hỏi phải
dùng bao nhiêu nguồn để hiệu suất của bộ nguồn bằng
80%. Tính công suất của mạch ngoài khi đó.
Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

22
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Đs: 3 và 1,44W
Bài 5. Ba nguồn điện có suất điện động và điện trở
trong lần lượt là E1= 1,5V, E2 = 3V, E3= 4,5V, r1 = 2Ω, r2
= 3Ω, r3 = 5Ω ghép nối tiếp với nhau. Tìm cường độ
dòng điện chạy qua các nguồn nếu bộ nguồn bị nối
đoản mạch.
Đs: 9V, 10Ω.

0,9A

Bài 6. Một bộ nguồn gồm 2 pin giống hệt nhau có suất
điện động E = 1,5V và r = 1Ω. Mạch ngoài là điện trở
R. Hỏi R phải có giá trị bằng bao nhiêu để cường độ
dòng điện mạch chính có giá trị như nhau khi ghép hai
pin nối tiếp hoặc song song? Cách ghép nào có lợi hơn?

Đs: 1Ω.
Bài 7. Người ta muốn thắp sáng bình thường một bóng
đèn có ghi 6V- 3W nhưng lại chỉ hai nguồn với suất
điện động E = 4,5V và điện trở trong là r = 1Ω. Muốn
vậy người ta mắc hai nguồn này nối tiếp với nhau và
nối với đèn thông qua một điện trở R. Tìm giá trị của
R?
Đs: 4Ω.
Bài 8. Ba pin giống hệt nhau có suất điện dộng và điện
trở trong lần lượt là E = 2V, r = 4Ω. Được mắc như sau
(E1nt E2)//E3. 2 đầu bộ nguồn được mắc với mạch ngoài
có điện trở là 4Ω. Tìm suất điện động và điện trở trong
của bộ nguồn và tính cường độ dòng điện trong mạch
chính.
Đs: 4V, 6Ω. 0,4A
III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

23
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

Ngày dạy:
Tuần 11:

Tiết 21 + 22: CHỦ ĐỀ 11: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN
MẠCH
I. MỤC TIÊU
+ Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán về toàn mạch.
+ Vận dụng các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất
toả nhiệt của một đoạn mạch ; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện.
+ Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp,
song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài toán về toàm mạch.
II. NỘI DUNG:
PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG
Bài 1. Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi
điện trở của biến trở là 1,65 Ω thì hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn là 3,3 V; còn khi điện trở của biến
trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là
3,5 V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn.
(3,7 V; 0,2 Ω)
Bài 2. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω, được
mắc với một điện trở 4,8 Ω. Khi đó hiệu điện thế ở hai
cực của nguồn là 12 V. Tính cường độ dòng điện trong
mạch và suất điện động của nguồn.
(2,5 A; 12,25 V)
Bài 3. Một bóng đèn dây tóc có ghi 20V – 5W và một
điện trở R = 20 Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai cực
của một acquy. Suất điện động của acquy là 24 V và
điện trở trong không đáng kể.
a. Tính điện trở của mạch ngoài và cường độ
dòng điện qua bóng đèn. (0,24 A)
b. Tính công suất tiêu thụ của đèn. (4,608 W)

c. Tìm R để đèn sáng bình thường. (16 Ω)
Bài 4. Khi mắc điện trở R1= 10Ω vào hai cực của một
nguồn điện có suất điện động E = 6V thì công suất tỏa

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

24
|


Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Tổ Vật lý

nhiệt trên điện trở là P = 2,5W. Tính hiệu điện thế hai
đầu nguồn điện và điện trở trong của nguồn điện.
Bài 5. Có hai bóng đèn trên vỏ ngoài có ghi: Đ1( 220V
– 100W), Đ2(220V – 25W).
a. Hai bóng sáng bình thường không khi mắc chúng
song song vào mạng điện 220V. Tính cường độ dòng
điện qua mỗi bóng?
b. Mắc hai bóng nối tiếp vào mạng điện 440V thì hai
bóng sáng bình thường không? Nếu không bóng nào sẽ
cháy trước? Nếu có hãy tính cường độ dòng điện qua
mỗi bóng?

III. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Ngày tháng
năm
Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý 11 buổi 2 NH 2019 - 2020

25
|


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×