Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Hiệp định thương mại tự do EVFTA đối với hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.54 KB, 81 trang )

1


2

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐÔ
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU VÀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC......................................9
1.1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do (FTA).......................................9
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................9
1.1.2. Các hình thức FTA chủ yếu.....................................................................11
1.1.3. Những nội dung cơ bản của FTA............................................................12
1.2. Khái quát về mặt hàng xuất khẩu chủ lực.................................................14
1.2.1. Khái niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực..............................................14
1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực.........................15
1.3. Giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).........17
1.3.1. Tiến trình đàm phán Hiệp định EVFTA..................................................17
1.3.2. Những nội dung cơ bản của EVFTA.......................................................19
1.3.3. Những cam kết của EU về mở cửa thị trường đối với các sản phẩm xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam...............................................................................23
1.4. Giới thiệu về thị trường EU........................................................................25
1.4.1. Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU.........................................25
1.4.2. Đặc điểm của thị trường EU...................................................................26
1.4.3. Tình hình nhập khẩu của EU từ năm 2005 đến năm 2015......................29
1.4.4. Một số quy định về nhập khẩu của EU...................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ
LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI


EVFTA CÓ HIỆU LỰC........................................................................................35
2.1. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU 35
2.1.1. Nhóm hàng dệt may................................................................................35


3

2.1.2. Nhóm hàng giày dép...............................................................................38
2.1.3. Nhóm hàng thủy sản...............................................................................39
2.1.4. Nhóm sản phẩm gỗ.................................................................................43
2.1.5. Đánh giá chung......................................................................................44
2.2. Cơ hội đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU
khi EVFTA có hiệu lực.......................................................................................44
2.2.1. Đối với nhóm hàng dệt may....................................................................49
2.2.2. Đối với nhóm hàng giày dép...................................................................50
2.2.3. Đối với nhóm hàng thủy sản...................................................................52
2.2.4. Đối với nhóm hàng sản phẩm gỗ............................................................53
2.3. Những thách thức đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam sang EU khi EVFTA có hiệu lực...............................................................54
2.3.1. Thách thức về các hàng rào phi thuế quan.............................................54
2.3.2. Thách thức về cạnh tranh ngày càng lớn................................................57
2.3.3. Khó khăn đến từ thị trường trong nước..................................................58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH EVFTA...........60
CÓ HIỆU LỰC......................................................................................................60
3.1. Triển vọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU.......60
3.1.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu của EU........................................................60
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường
EU trong thời gian tới......................................................................................61
3.2. Giải pháp thúc đẩy một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU

trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực....................................................................64
3.2.1. Giải pháp vĩ mô......................................................................................64
3.2.2. Giải pháp vi mô......................................................................................72
KẾT LUẬN............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


4

Viết tắt
ACP

Tên Tiếng Anh
Africa, Caribbean, Pacific

Tên Tiếng Việt
Các nước thuộc châu Phi,
Caribe và Thái Bình Dương -

AFTA

Asean

ASEAN

Agreement
Association of Southeast

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á
Công nghiệp hỗ trợ
Tiêu chuẩn về chuỗi hành

CNHT
COC
CSR

Free

thuộc địa cũ của châu Âu
Trade Khu vực mậu dịch tự do

Chain of Costudy
Corporate

trình sản phẩm
Social Trách nhiệm xã

Responsibility

hội

của

doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ủy ban các cộng đồng châu

DNNN
DNVVN
EC

European Commission

EU
EVFTA

Âu
European Union
Liên minh Châu Âu
EU – Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tự do

FSC

Agreement
Forest

EU – Việt Nam
Stewardship Tiêu chuẩn về chứng nhận

Council
FTA
GDP
GSP

HACCP

khai thác
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Good Storage Practice
Thực hành tốt bảo quản
Hazard
Analysis
and Hệ thống phân tích mối nguy
Critical Control Points

KNXK

nguồn gốc gỗ cho các nhà

và kiểm soát điểm tới hạn
Kim ngạch xuất khẩu


5

NAFTA

North

American


Free Hiệp định mậu dịch Tự do

Trade Agreement

Bắc Mỹ
Dự án Hỗ trợ Chính sách

MUTRAP

Thương mại Đa biên
Nhập khẩu
Development Hỗ trợ phát triển chính thức

NK
ODA

Official

ODM

Assistance
Original

OEM

Manufacturing
Original
Equipment Nhà sản xuất phụ tùng gốc

PCA


Manufacturing
Principle
Component Phân tích thành phần chính

SPS

Analysis
Sanitary

Design Nhà sản xuất thiết kế gốc

and Biện pháp Vệ sinh và Kiểm

Phytosanitary Measure
XK
XNK
TBT
TRQs
VCCI

dịch
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Technical Barriers to Trade Hiệp định về Hàng rào Kỹ

Vietnam

Chamber


Commerce and Industry

thuật trong Thương mại
Hạn ngạch thuế quan
of Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam


6

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số nước
thuộc Liên minh Châu Âu EU.................................................................................37
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2010 - 2015........................................................................................38
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu giày dép vào các nước thuộc EU năm 2014..........39
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2010 -2015.........................................................................................40
Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2013 - 2014..............................................................................................41
Bảng 2.6: Giá trị XK thủy sản Việt Nam sang một số thị trường chính thuộc EU
giai đoạn 2009 – 2014.............................................................................................43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tran


Biểu đồ 1.1: Tình hình thương mại của EU từ năm 2005 đến năm 2015.................30
Biểu đồ 2.1: Diễn biến kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang thị
trường EU giai đoạn 2010 – 2015............................................................................35


7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,
hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tự do hóa hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt
Nam với thế giới là bước đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nền kinh tế mở cửa,
với hàng rào cho lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa bên trong với bên ngoài được
giảm thiểu, hướng tới tự do thương mại quốc tế là điều kiện cần để Việt Nam xây
dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Những hoạt động kết nối thương mại chưa bao giờ được thực hiện nhiều đến như
thế trong năm 2015. Chính vì vậy, Việt Nam cần tận dụng những thành công trong
đàm phán thương mại quốc tế để tăng cường xuất khẩu những mặt hàng chủ lực,
tăng kim ngạch cũng như lợi ích xã hội.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một trong những
hiệp định quan trọng, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về lợi ích đối với hai
bên. Với hơn 99% số dòng thuế được xóa bỏ, lĩnh vực thương mại dịch vụ được dự
báo sẽ có những bước tiến mạnh mẽ. Những cam kết của Hiệp định chắc chắn sẽ tạo
ra nhiều thay đổi giữa quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU, đặc biệt
đối với xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. lựa
chọn đề tài: “Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA): cơ hội và
thách thức đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam” góp phần
thúc đầy sự phát triển của xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Việt Nam sang thị trường
EU rộng lớn.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – EU (EVFTA), đánh giá thực trạng của xuất khẩu Việt Nam sang EU, phân
tích những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam sang EU, đề tài đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu
những mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu một số nội dung của hiệp định
Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA); cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu


8

các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU trong giai đoạn 2005 – 2015, tập trung phân tích những cơ hội,
thách thức đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU những
năm sắp tới, trong đó tập trung vào bốn nhóm hàng chình: dệt may, giày dép, thủy
sản và sản phẩm gỗ. Các giải pháp đề xuất ở tầm vi mô và vĩ mô cho thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu: Trên nền tảng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tài
liệu, số liệu thống kê, nghiên cứu so sánh và quy nạp, kết hợp nghiên cứu với thực
tiễn.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, kết cấu của đề tài như sau:
Chương 1: Khái quát về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và mặt
hàng xuất khẩu chủ lực
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam
sang EU và những cơ hội, thách thức khi EVFTA có hiệu lực
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam sang EU trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực



9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU VÀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
1.1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do FTA
1.1.1. Khái niệm
Hiệp định thương mại tự do hay còn gọi bằng ba chữ cái viết tắt FTA trong
tiếng Anh Free trade agreement, về cơ bản, là hiệp định trong đó các nước tham gia
ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, đó là các hàng rào thương mại kể cả
thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, song mỗi nước thành viên vẫn được tự
do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước
không phải thành viên của hiệp định. Kể từ khi Hiệp định GATT được ký kết năm
1947, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã
được hình thành và đưa ra các cam kết tự do hóa đối một khu vực thương mại tự do.
Trong nghiên cứu của mình mang tên "The Theory of Economic Unions: A
Comparative Analysis of Customs Unions, Free Trade Areas, and Tax Unions" vào
năm 1967, Hirofumi Shibata có đưa ra định nghĩa về Khu vực Thương mại Tự do
(Free Trade Area) như sau: “Một Khu vực Thương mại Tự do là một nhóm nước với
nhau, trong đó mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định lượng thường
áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hay bộ phận cấu thành các sản phẩm này, có
xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác trong nhóm
nước hình thành nên Khu vực thương mại tự do đó”. Trong việc hội nhập kinh tế
khu vực phải qua nhiều trình tự, cấp độ, mà trong đó khâu xóa bỏ rào cản thuế quan
và phi thuế quan (NTBs) được loại bỏ đối với hàng nhập khẩu trong nội bộ khu vực
là bước đầu tiên, và vì thế nên FTA cũng chính là trình tự đầu tiên cho việc hội nhập
kinh tế này. FTA truyền thống được hiểu là: “Một nhóm hai hoặc nhiều nước cùng
nhau loại bỏ thuế quan và hầu hết các rào cản phi thuế quan gây tác động đến
thương mại các nước, trong khi đó mỗi nước vẫn áp dụng lộ trình thuế quan độc lập

của riêng mình đối với hàng nhập khẩu từ nước không phải là thành viên: (Ralph
2003, tr.19).
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các


10

khái niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau
về FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên, theo cách hiểu
chung nhất, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
nhằm mục đích tự do hóa thương mại bằng việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, rào
phi thuế quan, tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành
viên. Ngày nay, FTA còn bao gồm các nội dung về đầu tư, lao động, môi trường, lao
động,…
Có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA: Thứ nhất là vòng đàm phán
Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia ngày càng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ
ngoại giao… nên họ muốn ký với nhau FTA để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do
hóa thương mại. Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào
cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện
cho nhau cùng phát triển. Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc
thành lập các FTA.
Trước những năm 1990, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực
mậu dịch tự do (Free Trade Area) nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free
Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi
hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại
hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công
nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác
như các quy định khu vực điều chỉnh đầu tư, cạnh tranh, thương mại dịch vụ, quyền
sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường…Theo nhận định

của nhiều chuyên gia kinh tế, FTA đang là trào lưu phát triển mà các quốc gia không
thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là sau thất bại của vòng đàm phán Đô-ha năm 2000,
số lượng FTA trên toàn cầu đã tăng từ 16 (cuối năm 1989) lên 171 (năm 2009).
FTA ngày càng trở nên phổ biến bởi những lợi ích kinh tế mà nó mang lại,
nhất là trong bối cảnh bế tắc của các vòng đàm phán do WTO chủ trương, khiến các
nước đã phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu vực nhằm
tìm giải pháp cho phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều này lại tiếp tục
dẫn tới việc những nước không tham gia FTA hoặc tham gia chậm sẽ bị gạt khỏi


11

cuộc chơi, nên dường như FTA trở thành một xu hướng chung. Ngoài ra, tham gia
FTA còn tạo cho các nước một sự “yên tâm” hơn khi có những bất ổn trong kinh tế,
thương mại toàn cầu, cũng như đem lại lợi ích chính trị cho các nước tham gia qua
việc nâng cao vị thế của họ trong đàm phán.
1.1.2. Các hình thức FTA chủ yếu
1.1.2.1. FTA khu vực:
Đây là loại hình ký kết hiệp định thương mại tự giữa các nước trong cùng
một tổ chức khu vực. Loại hình này ra đời như là một khu vực mậu dịch khép kín,
các nước tham gia ký kết dành cho nhau những ưu đãi nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cũng như tăng cường tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài. Điển hình cho
loại hình FTA khu vực đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là một hiệp
định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Bên
cạnh đó, còn có một số hiệp định khác như: Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc
Mỹ (NAFTA); hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico
1.1.2.2. FTA song phương:
Khái niệm về Hiệp định Thương mại Tự do song phương đã được hình
thành những năm 80 của thế kỷ trước, với sự khởi đầu là việc ký kết Hiệp định
thương mại tự do song phương giữa Hoa Kỳ và Israel năm 1985, tạo tiền đề phát

triển mạnh về đầu tư, thương mại giữa hai nước. Với xu thế tăng trưởng, phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu từ giữa thập niên 1990 trở lại đây, các Hiệp định
Thương mại tự do song phương (Bilateral Free Trade Agreement - BFTA) xuất hiện
ngày càng nhiều và được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa.
Sự xuất hiện sôi động của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương bên cạnh
các Hiệp định Thương mại Tự do khu vực khiến người ta phải đặt dấu hỏi về sự tồn
tại và vai trò của nó. Trên thực tế thì BFTA chính là một loại Hiệp định thương mại
tự do (Free Trade Agreement – FTA), tuy nhiên trong đó chỉ có hai quốc gia tham
gia ký kết và thực thi các điều khoản đã thống nhất trên văn bản. Do là sự điều
chỉnh và ký kết mang tính chất song phương giữa hai quốc gia nên loại Hiệp định
này chỉ có giá trị ràng buộc giới hạn trong phạm vi đối với hai quốc gia đó. Ví dụ
như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam Nhật Bản (Vietnam - Japan economic Partnership Agreement VJEPA); Hiệp định


12

Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
1.1.2.3. FTA đa phương:
Loại hình Hiệp định Thương mại tự do này được ký kết giữa nhiều đối tác
khác nhau, được đánh giá là hiệp định của thế kỷ XXI với kỳ vọng tạo ra một tiêu
chuẩn, khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập khu vực, thậm chí của cả thế giới.
So với các Hiệp định thương mại tự do khác (gọi chung là FTA), loại hình này có
tham vọng, toàn diện và sâu rộng hơn hẳn. Điều này thể hiện ở Trong thương mại,
hiệp định yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn thị trường trong lộ trình rất ngắn, tức là
mức thuế gần như về 0%. Nổi bật ở loại hình này là Hiệp định đối tác Kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình dương (TPP)
1.1.2.4. FTA được ký giữa một tổ chức với một nước:
Ví dụ cho loại hình hiệp định thương mại tự do này là: các FTA được ký
giữa một bên là tổ chức ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc; hay FTA giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU; giữa cộng đồng ASEAN với Ấn Độ (AIFTA),

hay ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA)…
1.1.3. Những nội dung cơ bản của FTA
1.1.3.1. Thương mại hàng hóa
Đối với rất nhiều hiệp định FTA, thương mại hang hóa là lĩnh vực quan tâm
chính của các bên tham gia, tạo nền tảng của hiệp định. Các cam kết về thương mại
hàng hóa sẽ giúp các bên thực hiện hóa mục tiêu chính là mở rộng thị trường, tạo
thuận lợi cho hàng xuất khẩu. Các nội dung chính thường được đề cập về thương
mại hàng hóa trong FTA bao gồm:
-

Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan:

Mức độ cắt giảm thuế quan theo hiệp định FTA thường sâu hơn, lộ trình cắt giảm
nhanh hơn các cam kết trong WTO do các bên chỉ tập trung vào lĩnh vực có quan
tâm. Thông thường, các hiệp định FTA sẽ quy định xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất
90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong vòng 10 năm. Các dòng thuế không
cam kết hoặc có cam kết nhưng không đưa về 0% thường là các sản phẩm nhạy cảm
hoặc đặc biệt nhạy cảm đối với các bên. Bên cạnh thuế quan, các bên tham gia FTA
cũng có thế đưa cam kết về hạn ngạch thuế quan.


13

-

Thuận lợi hóa thương mại: Đây là nội dung quan trọng trong nhiều

hiệp định FTA. Các lĩnh vực mà các nước thường đẩy mạnh hợp tác trong khuôn
khổ FTA là hải quan, giải phóng hàng, áp dụng thông tin trong thương mại, hàng

chuyển tải, hỗ trợ kỹ thuật,…
-

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và vệ sinh dịch tễ (SPS):

Thông thường, đối với TBT và SPS, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam
kết thực hiện các hiệp định liên quan của WTO. Theo đó, các bên sẽ đề ra các
nguyên tắc nhằm định hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên để áp
dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chuẩn, công nhận tương đương…
-

Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp: Bên cạnh thỏa

thuận thực hiện quy định của WTO, các bên tham gia có thể thống nhất các quy
định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống trợ cấp trong khuôn khổ hiệp định
FTA.
1.1.3.2. Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ là một trong những nội dung quan trọng của các hiệp định
FTA vì chỉ khi các quy tắc xuất xứ được đáp ứng thì hàng hóa mới được hưởng ưu
đãi thuế quan được quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp
ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có
mức thuế quan thấp đề xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh các quy tắc xuất xứ
chung, các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy
tắc xuất xứ cho từng mặt hàng cụ thể.
1.1.3.3. Thương mại dịch vụ
Bên cạnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng là nội dung quan
trọng của các hiệp định FTA. Hầu hết các hiệp định FTA đều có chương riêng/ hiệp
định riêng về dịch vụ. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường tập trung vào: lời
văn về thương mại dịch vụ, chủ yếu tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính
của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, minh bạch hóa, quy định trong nước,

thanh toán và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp… và phụ lục một số ngành dịch vụ cụ
thể như tài chính, viễn thông… và biểu thuế cam kết mở cửa thị trường.
1.1.3.4. Đầu tư


14

Các hiệp định FTA “thế hệ mới” thường có một phần/chương/hiệp định
riêng về đầu tư, trong đó quy định tất cả các yếu tố liên quan tới đầu tư như: thuận
lợi hóa đầu tư, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tự do hóa đầu tư.
1.1.3.5. Các nội dung khác:
-

Nội dung mới (FTA plus): Các hiệp định FTA “thế hệ mới” ngoài

những quy định cơ bản trên còn bao gồm những nội dung như: mua sắm chính phủ,
sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững.
-

Cơ chế giải quyết tranh chấp: hầu hết các hiệp định thương mại tự do

đều có cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hiệp định
cũng như phạm vi áp dụng cơ chế này.
1.2. Khái quát về mặt hàng xuất khẩu chủ lực
1.2.1. Khái niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn là con át chủ bài trong chính sách thương
mại của mỗi quốc gia. Mặc dù chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là
một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia
đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực. Trên thế giới mỗi nước, thậm
chí mỗi nhóm nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm về mặt hàng xuất khẩu chủ lực

khác nhau. Có nước quan niệm hàng hoá nào sản xuất ra chủ yếu dành cho xuất
khẩu thì gọi là hàng xuất khẩu chủ lực; có quan điểm cho rằng hàng xuất khẩu nào
có thị trường tiêu thụ ổn định thì mặt hàng đó là chủ lực; có quan điểm lại cho rằng
hàng hoá xuất khẩu nào mà có tỷ trọng nguyên liệu nội địa chủ yếu không phụ
thuộc vào nước ngoài thì coi là hàng chủ lực. Tất cả các quan niệm trên đều đúng
một phần nhưng chưa toàn diện và đầy đủ. Theo quan điểm chung hiện nay thì cơ
cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia có thể chia thành 3 nhóm hàng chính, đó là:
-

Hàng thứ yếu: gồm nhiều loại mặt hàng, có kim ngạch nhỏ, chiếm tỷ

trọng không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
-

Hàng quan trọng: là những mặt hàng nhìn chung trong tổng thể kim

ngạch xuất khẩu quốc gia thì không chiếm tỷ trọng lớn nhưng đối với từng địa
phương hay từng thị trường xuất khẩu lại có vị trí quan trọng
-

Hàng chủ lực: là loại hàng chiếm vị trí quyết định kim ngạch xuất

khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi


15

Như vậy, khái niệm mặt hàng xuất khẩu chủ lực được đưa ra nhằm chỉ một
nhóm hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia, phân biệt với hàng thứ
yếu và hàng quan trọng. Khi xem xét khái niệm này phải xét một cách toàn diện

trên cả ba khía cạnh là khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ và kim ngạch
xuất khẩu của nhóm hàng. Sự phân loại dựa trên tiêu chí tỷ trọng giá trị xuất khẩu
của mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ trọng này cụ thể là bao
nhiêu để coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại không được thống nhất giữa các quốc
gia. Tuỳ từng quốc gia khác nhau, tuỳ từng giai đoạn khác nhau, mà tỷ trọng này
được đưa ra khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tỷ trọng của mặt hàng
được coi là xuất khẩu chủ lực khi nó chiếm ít nhất 25% kim ngạch xuất khẩu của
quốc gia.
Có thể đưa ra khái niệm chung nhất về mặt hàng xuất khẩu chủ lực. “Mặt
hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng xuất khẩu có khả năng tổ chức sản xuất trong
nước một cách có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ngoài nước rộng lớn, tương đối
ổn định trong thời gian dài và đóng góp kim ngạch lớn cho tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá chung của cả nước” (Bùi Xuân Lưu 2006, tr400). Vị trí của mặt
hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. Một mặt hàng ở thời điểm này có
thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì không. Hoặc nó
chỉ chiếm thị phần ở một số thị trường nhất định chứ không phải ở tất cả thị trường.
1.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu, vì thế sự tăng giảm về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này
có ảnh hưởng lớn tới nguồn thu từ xuất khẩu. Song song với sự ra đời và phát triển
của kinh tế đối ngoại, xuất khẩu đã luôn được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản và
hết sức quan trọng, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển nói
chung, phương tiện chính để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và nhu cầu nhập
khẩu hàng hoá thiết bị phục vụ sản xuất tiêu dùng nói riêng, góp phần thanh toán
dần nợ nước ngoài. Hơn thế nữa, mặt hàng chủ lực còn thể hiện trình độ khoa học
kỹ thuật cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ các nước phát triển như Mỹ,
Đức, Nhật Bản sẽ tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng ô tô, điện tử, thiết bị điện,
các sản phẩm công nghệ sinh học…, các nước đang phát triển như Việt Nam,



16

Indonesia tập trung vào các mặt hàng gạo, dầu khí, sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủy
sản… Như trên đã nói, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu mang tính chất quyết định đối với kim ngạch xuất khẩu. Thông thường, mặt
hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 5- 10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, có mặt
hàng thậm chí chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, ví dụ như kim ngạch xuất
khẩu của 9 mặt hàng chủ lực của Đài Loan chiếm tới 67,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu vào những năm 1990; hay 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đạt trên 10 tỷ USD
của Việt Nam vào năm 2013 chiếm 37,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất
khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh sẽ là một nguồn quan trọng
làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Do vậy, nếu nước nào có được
một cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp nhất với năng lực sản xuất và
xu thế phát triển kinh tế trong từng giai đoạn thì hoạt động xuất khẩu của nước đó
sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nghĩa là thu được nhiều ngoại tệ, tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu và từ đó dẫn tới góp phần làm tăng ngân sách. Bên cạnh đó, việc kim
ngạch xuất khẩu tăng cũng tạo điều kiện cải thiện đáng kể cán cân thương mại. Do
vậy, xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn có quan hệ mật thiết với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và đang được các quốc gia quan tâm và coi trọng đầu tư phát
triển. Tóm lại, ý nghĩa của việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm:
-

Giúp mở rộng quy mô và trình độ sản xuất trong nước, góp phần vào

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tiêu dùng của người dân.
-

Phát triển các mặt hàng chủ lực giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu,


giữ vững cán cân thanh toán quốc tế, đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ cho đầu tư
phát triển kinh tế.
-

Tạo cơ sở cho việc hình thành các thị trường xuất khẩu có tính ổn

định, lâu dài, liên kết chặt chẽ, đảm bảo cho việc duy trì hoạt động kinh doanh kể cả
trước những biến động kinh tế thế giới.
-

Xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thu

hút nguồn vốn và đặc biệt là công nghệ khoa học kỹ thuật của nước ngoài, góp phần
xây dựng nên sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Trước những vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng mặt hàng xuất


17

khẩu chủ lực,
Nhà nước cần xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực chính xác, phù
hợp với tình hình kinh tế. Đồng thời, việc đưa ra các chính sách, biện pháp hợp lý
nhằm giữ vững và phát triển các mặt hàng xuất khẩu lực cũng rất quan trọng như:
thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các chính
sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ công nghệ kỹ thuật cho người sản xuất. Nhưng cũng
cần lưu ý rằng các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực không phải là cố định, mà nó được
xác định tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia.
1.3. Giới thiệu về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
1.3.1. Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
Vào tháng 10/2010, tai buổi lễ ký tắt Hiệp định hợp tác toàn diện (PCA)

giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ
tịch Ủy ban Châu Âu J.M.Barroso đã thống nhất về việc xem xét và chuẩn bị kỹ
thuật để có thể sớm khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa
hai bên. Vào tháng 6/2012 tại Brussels, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ
Huy Hoàng và Ủy viên EU phụ trách thương mại Karel De Gutch đã chính thức
tuyên bố khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA) với mục đích
thiết lập một khu vực thương mại với mức độ mở cửa rộng, xóa bỏ các rào cản và
tăng cường các điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU.
Và đúng 2 năm sau (Tháng 10/2012), phiên đàm phán đầu tiên diễn ra tại
Hà Nội với sự tham gia của 60 chuyên gia đến từ hai phía, hai bên đã chia sẻ về
cách thức tiến hành các vòng đàm phán kế tiếp dựa trên tinh thần xây dựng. Thống
nhất những nội dung cơ bản về khung Hiệp định để làm rõ những yêu cầu, mong
muốn của mình đối với đối tác. Sau phiên khởi động thành công, những phiên đàm
phán sau, hai bên đã thống nhất lộ trình các công việc cần thiết để thực hiện định
hướng và mục tiêu thúc đẩy tiến trình đàm phán FTA theo đúng thỏa thuận giữa
lãnh đạo cấp cao hai bên là nỗ lực kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Tiến triển
nổi bật nhất tại phiên thứ ba là hầu hết các nhóm đã có dự thảo lời văn tổng hợp và
đi vào thảo luận chi tiết lời văn này. Một số nhóm đã trao đổi bản yêu cầu và các
yếu tố chính của bản chào ban đầu. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ triển khai tham vấn
trong nước, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn trong các phiên tiếp theo.


18

Đến phiên đàm phán thứ tư, hai bên mới thực chất đàm phán thực sự. Trọng
tâm của phiên đàm phán thứ 4 sẽ là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên, trong
đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm
chính phủ… cũng như những vấn đề khác liên quan đến khung hiệp định để hai bên
thực hiện quá trình mở cửa thị trường cho nhau, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, những quy định chung về thương mại hàng hóa. Thông qua phiên đàm

phán này, Việt Nam và EU sẽ đặt được những viên gạch để hình thành hiệp định.
Tuy nhiên, với đối tác EU thông thường là các hiệp định tiêu chuẩn rất cao. Chính
vì vậy, quá trình đàm phán hiệp định này của Việt Nam sẽ báo trước là một quá
trình hết sức phức
Phiên đàm phán thứ 5: bốn vấn đề quan trọng được đàm phán: Một là, xây
dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân. Hai là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, liên quan đến bản quyền và quyền tác giả.
Ba là, chỉ dẫn địa lý. Bốn là, phát triển bền vững. Đến phiên đàm phán thứ 9, bốn
chương gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và doanh nghiệp nhà nước đã có
những tiến triển đặc biệt trong các cuộc thảo luận kỹ thuật. Công tác đàm phán đã
hầu như hoàn tất trên các lĩnh vực thương mại, phát triển bền vững và chương về
hợp tác đã được thống nhất. Ngoài việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, các nhà đàm phán cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến thương mại
như mua sắm công, pháp lý cạnh tranh, thương mại và phát triển bền vững, chỉ dẫn
địa lý. Một khi được ký kết Hiệp định này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU cũng như thắt chặt và góp phần
tạo ra môi trường kinh doanh ổn định cho cả hai bên. Phiên đàm phán thứ 10: tập
trung xử lý một số vấn đề then chốt nhất để chính thức kết thúc đàm phán, hướng
tới một thỏa thuận đạt yêu cầu chất lượng cao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực
đàm phán mở cửa thị trường (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư,
mua sắm công) cũng như các quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữu trí tuệ,
bao gồm chỉ dẫn địa lý của hai bên; doanh nghiệp nhà nước; bảo hộ đầu tư...).
Những phiên đàm phán cuối cùng, về cơ bản thì những nội dung chính đã được hai
bên tóm gọn và đàm phán rõ. Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một Hiệp
định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU.


19

Tối ngày 2/12/2015 (theo giờ Việt Nam) tại Brussels - Bỉ, dưới sự chứng

kiến của lãnh đạo cấp cao hai bên Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký Tuyên bố
về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt
Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
1.3.2. Những nội dung cơ bản của EVFTA
EVFTA là một hiệp định thương mại mang tính toàn diện, chất lượng và
đảm bảo cân bằng lợi ích của cả Việt Nam và EU. Hiệp định bao gồm các lĩnh vực:
các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, hải quan và thuận lợi hóa thương
mại, dịch vụ và đầu tư, mua sắm của Chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả
chỉ dẫn địa lý, doanh nghiệp nhà nước, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác
và xây dựng năng lực. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về
bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.
1.3.2.1. Thương mại hàng hóa


Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU

Các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU, về cơ bản đa phần các
dòng thuế đều được cam kết xóa bỏ có thể ngay hoặc theo lộ trình – trong vòng 7
năm, những mặt hàng nhạy cảm thì EU cam kết mở cửa theo hạn ngạch thuế quan,
với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi
EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong
biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong
vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế
trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt,
tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ
đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế
nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. (Cụ thể đối với các mặt hàng chủ lực tại mục
1.3.3)



Cam kết về hàng rào phi thuế:

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), khó có khả năng cắt giảm các
rào cản này. Thông qua EVFTA, hai bên sẽ tiến tới hình thành một khung khổ về hỗ
trợ kỹ thuật. Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về


20

các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó
Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các
quy định về TBT của mình. Một số quy định về rào cản kỹ thuật đối với Thương
mại của EU như sau:
-

Quy định REACH của EU: Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị

viện châu Âu và của Hội đồng ngày 18/12/2006 về việc đăng ký, đánh giá, cấp phép
và hạn chế hóa chất. Đối với quy định này, các nhóm ngành hàng như giày dép , may
mặc và dệt may, gỗ và nội thất đặc biệt quan ngại tới tác động của Quy định này.
-

Quy định về bảo vệ môi trường cũng liên quan đến các ngành hàng

xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thật quan tâm
nhiều đến việc áp dụng cơ chế tăng cường thực thi luật pháp, quản lý và thương mại
hàng lâm sản – cơ chế FLEGT. Các quy định cấp chứng nhận mới cũng là vấn đề
khiến các nhà xuất khẩu quan tâm. Khi cấp chứng nhận mới cho các doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí của chính nhà xuất khẩu đó.

-

Các yêu cầu đầu tư vào công nghệ sản xuất và phân phối mới nhằm

đáp ứng yêu cầu của việc tuân thủ.
-

Hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về

các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (hiệp định TBTs), trong đó Việt
Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy
định về TBT của mình.
-

Hiệp định có 1 phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với

lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ chứng chỉ hợp chuẩn
đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực.
-

Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “sản xuất tại EU” (Made in EU)

cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất
xứ cụ thể ở một nước EU.
Các biện pháp vệ sinh dịch tế (SPS): Các biện pháp SPS là những quy định
do các chính phủ áp dụng nhằm bảo vệ con người, động thực vật hoặc sức khỏe
chống lại những nguy cơ đe dọa an toàn vệ sinh cũng như bệnh dịch lây lan do động
vật. Về cơ bản, EU có quan điểm khá cứng rắn về vấn đề SPS và không có ý định hạ
thấp các tiêu chuẩn này trong các FTA nên cũng khó có các ngoại lệ nào riêng cho



21

Việt Nam, cụ thể với EVFTA.
-

Theo quy định SPS của EU, tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động

vật xuất khẩu sang thị trường này đều bị kiểm tra tại các chốt kiểm soát ở biên giới
theo hình thức kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 10% số lượng lô hàng. Tuy nhiên, nếu
một lô hàng bị phát hiện có vấn đề về vệ sinh dịch tễ thì 10 lô hàng tiếp theo sẽ bị
kiểm tra toàn bộ một cách kỹ lưỡng. Đáng lưu ý, một nước sẽ chỉ được xuất khẩu
một sản phẩm từ động vật nếu nước đó thuộc danh sách các nước được xuất khẩu
sản phẩm đó sang EU, và cũng chỉ các đơn vị sản xuất nằm trong danh sách đảm bảo
của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu gửi sang EU và được EU chấp nhận mới
được xuất khẩu sản phẩm đó. Hiện tại chỉ có hai loại sản phẩm có nguồn gốc động
vật của Việt Nam được xuất khẩu sang EU là thủy sản và động vật thân mềm hai
mảnh vỏ.
-

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước xuất khẩu phải tuân

thủ các quy định SPS của EU trong quá trình nuôi trồng sản xuất. Và hàng xuất khẩu
sang EU tuy không bị kiểm tra nghiêm ngặt như các sản phẩm có nguồn gốc từ động
vật nhưng cũng sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên bởi các nước thành viên trong quá trình
nhập cảnh hoặc sau khi đã được bán ra thị trường.
-

EU cũng duy trì một hệ thống cảnh báo nhanh, chỉ cần một lô hàng có


vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngay lập tức sẽ được thông báo trong toàn
bộ EU và hàng hóa đó sẽ không thể tiếp tục lưu hành trong khu vực.
Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm
tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Việt Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về
SPS.
Ghi nhãn hàng hóa: Liên minh châu Âu yêu cầu người nhập khẩu có trách
nhiệm đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm nào được nhập đều phải được dán nhãn theo
đúng các quy định có liên quan. Sự khác biệt lớn so với Mỹ là EU cụ thể hoá quy
định ghi nhãn cho nhiều loại sản phẩm hơn. Điều này giúp dễ dàng hơn để xác định
một sản phẩm nhất định phải được dán nhãn như thế nào. Theo đó những thông tin
bắt buộc phải có trên nhãn bao gồm: tên thương mại và tên khoa học; khu vực đánh
bắt hoặc nuôi trồng, sản xuất; ghi nhãn dinh dưỡng cho sản phẩm đóng gói (không


22

áp dụng đối với cá phi lê), cỡ chữ nhỏ nhất, dầu thực vật đã sử dụng, thông tin về
chất gây dị ứng, khối lượng tịnh, hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng, ngày rã đông…
Tùy từng quốc gia nhập khẩu có thể yêu cầu có thêm một số quy định khác. Theo
quy định của EU, tên thương mại phải được thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức của
các nước thành viên. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường này phải
làm quen với các mô tả thương mại của nước ngoài. Bản thân các doanh nghiệp
trong nước muốn nhận thông tin này có thể liên hệ qua nhà nhập khẩu hoặc cơ quan
quản lý tại EU. Đối với các sản phẩm đã được đông lạnh trước đó, trên nhãn phải ghi
rõ “đã rã đông”. Hiện nay, đã có yêu cầu nhãn mác cụ thể cho một chủng loại sản
phẩm sau: dệt may, mỹ phẩm, sản phẩm có chất độc hại, thiết bị điện & điện tử, thiết
bị gia dụng, giày dép, lốp xe, bao bì gỗ và đồ chơi. Tất cả các sản phẩm nhập khẩu
vào Liên minh châu Âu cũng có yêu cầu có chứng nhận sản phẩm. Những chỉ thị về
yêu cầu chứng nhận sản phẩm bao hàm cả các yêu cầu ghi nhãn sản phẩm của riêng.

1.3.2.2. Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai
bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao
hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU
trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết
thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính,
dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết
về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
1.3.2.3. Mua sắm chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua
sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng,
thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ
trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi
các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất
định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
1.3.2.4. Sở hữu trí tuệ


23

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế,
cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở
hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160
chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý
của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực
phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và
khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

1.3.2.5. Doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp
Về doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Hai Bên thống nhất về các nguyên tắc
đối với các DNNN; các nguyên tắc này, cùng với các nguyên tắc về trợ cấp, hướng
tới việc bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DNNN và doanh
nghiệp dân doanh khi các DNNN tham gia vào các hoạt động thương mại. Đối với
các khoản trợ cấp trong nước: Sẽ có các quy tắc về minh bạch và có thủ tục tham
vấn.
1.3.2.6. Các nội dung khác
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, phát
triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này
phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên
tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
1.3.3. Những cam kết của EU về mở cửa thị trường đối với các sản phẩm xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam
Những cam kết về mở cửa thị trường không chỉ của EU mà còn của Việt
Nam là những cam kết quan trọng và mang yếu tố quyết định tới xuất nhập khẩu
của hai bên. Và việc cắt giảm thuế quan luôn là vấn đề then chốt trong một hiệp
định thương mại tự do. Tùy thuộc vào đối tác thương mại của FTA và đặc biệt là với
các quốc gia đang phát triển, việc cắt giảm thuế quan đối với “hầu hết thương mại”
sẽ là trọng tâm của đàm phán. Tất nhiên, việc cắt giảm thuế quan đều phải từ hai
phía nhưng gánh nặng nhất sẽ thuộc về quốc gia đối tác của EU. Trong đàm phán
thương mại giữa hai nền kinh tế tương đồng, phương án “một đổi một” được nhắc
tới nhiều. Nghĩa là muốn cắt giảm một dòng thuế nào đó có lợi cho XK của ta thì


24

phải dành sự thuận lợi cho bạn ở một dòng thuế khác.Tuy nhiên giữa hai nền kinh tế
khác biệt nhau nhiều như Việt Nam và EU với cơ cấu hàng hóa xuất NK ít đối đầu
cạnh tranh thì hai bên sẽ không phải đánh đổi cho nhau nhiều.

Trong hiệp định EVFTA, EU đã cam kết mở cửa thị trường cho một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: thủy sản, dệt may, giày dép, gạo,
rau quả. Cụ thể như sau:
-

Đối với mặt hàng thủy sản: Thuế suất cho các mặt hàng XK thủy sản

của Việt Nam vào EU trước là 10,8% (cao hơn thuế suất bình quân gia quyền 3,8%)
nhưng EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm thủy sản của Việt
Nam (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế
quan thỏa đáng. Những để được hưởng ưu đãi thuế quan này, hàng thủy sản của Việt
Nam phải đảm bảo được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt từ
EU.
-

Đối với mặt hàng dệt may: hiện thuế suất bình quân hàng dệt may từ

Việt Nam vào EU phải chịu là 9,6%. Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ xóa bỏ
thuế hoàn toàn trong vòng 7 năm. Tức EU sẽ bỏ thuế cho nhóm hàng hóa này,
nhưng không bỏ thuế ngay mà trong thời gian bảy năm sau khi hiệp định có hiệu
lực. Ngoài ra, theo bản ghi nhớ giữa hai bên, EU sẽ xóa bỏ thuế cho mặt hàng này,
nhưng cũng sẽ có những biện pháp để đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ đối với dệt
may. Mục đích đưa ra những quy định này của EU là nhằm đảm bảo hàng hóa
Trung Quốc không tận dụng được hiệp định để tràn vào thị trường EU. Theo đó, EU
đưa ra quy tắc xuất xứ khá nghiêm ngặt đối với hàng may mặc là phải được may từ
vải sản xuất tại Việt Nam và vải sản xuất tại Hàn Quốc - một đối tác FTA khác của
EU.
-


Đối với mặt hàng giày dép: hiện thuế suất của mặt hàng này vào EU

là khoảng 3% - 17%. Và theo cam kết của EU trong EVFTA với Việt Nam thì thuế
suất của mặt hàng này vào EU sẽ còn 0% sau 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực.
Khi tham chiếu sang EVFTA, ưu đãi GSP của EU dành cho Việt Nam không bị bãi
bỏ đến khi được hưởng mức ưu đãi theo Hiệp định mới (Theo ông Jean- Jacques
Bouflet - Trưởng Bộ phận Thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh châu Âu).
Nói cách khác, giày dép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi ở mức cao nhất. Nhưng


25

bên cạnh đó, giày dép cũng phải đối mặt với những quy định xuất xứ của nguyên
phụ liệu như dệt may nếu muốn hưởng những ưu đãi này.
Đối với mặt hàng gỗ: Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện
đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế
2,1%). EU cam kết sẽ được miễn thuế hoàn toàn với mặt hàng này trong Hiệp định
EVFTA. Mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ vấn sẽ được hưởng ưu đã GSP ngay cả khi
EVFTA có hiệu lực.
Bên cạnh đó về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế
xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản
phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá. Điều này có nghĩa những mặt
hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ không chịu thêm những chi phí
thuế quan làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU.
EU dành cho Việt Nam cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu
tư cao hơn trong WTO và tương đương mức cao nhất trong các FTA gần đây của
EU. Và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn
đối với việc tạo dựng thương hiệu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam sang EU, khi mà nhãn hiệu tập thể đang được Việt Nam chú trọng và đề cao
hiện nay.

1.4. Giới thiệu về thị trường EU
1.4.1. Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU
Ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1923 Bá
tước người áo sáng lập ra "Phong trào liên Âu" nhằm đi tới thiết lập "Hợp chủng
quốc Châu Âu" để làm đối trọng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm 1929, Ngoại
trưởng Pháp đưa ra đề án thành lập: Liên minh Châu Âu nhưng đều không thành.
Mốc lịch sử đánh đấu sự hình thành EU lúc đó là bản: "Tuyên bố Schuman" của bộ
trưởng Ngoại giao Pháp vào ngày 9/5/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất
than, thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung
trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âu khác cùng tham gia. Do đó Hiệp
ước thành lập cộng đồng than thép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951. Và đây
là tổ chức tiền thân của EU ngày nay. Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc gia
độc lập về chính trị. Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu vực kinh tế lớn
thứ 2 thế giới sau Mỹ với 25 thành viên sau khi đã kết nạp thêm 10 thành viên mới


×