Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN NGA TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT VỠ HOANG CỦA M.SÔLÔKHÔP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.04 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

BÙI THỊ THỦY

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN
NGA TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT VỠ HOANG
CỦA M.SÔLÔKHÔP.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian vẫn trôi bốn mùa vẫn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một
lần trong đời và cũng một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Cũng như dòng sông
Đông vẫn êm đềm ngày đêm chảy để đem nước tưới cho vùng thảo nguyên bao la,
vô tận. Những ngọn đồi thoai thoải, những cánh rừng sát đôi bờ cùng với những
bông hoa tuylip đủ sắc màu đã tô điểm cho bức tranh thảo nguyên thêm lộng lẫy,
rực rỡ dưới ánh nắng ban mai chan hòa cùng cảnh sắc mùa xuân. Giữa vùng thảo
nguyên tươi đẹp đó đã sinh ra một tài năng văn học mà mỗi lần nhắc đến khiến ta
không khỏi chạnh lòng với một niềm tôn kính, ngưỡng mộ. Đó chính là Mikhain
Sôlôkhôp - một cái tên đứng sừng sững trong làng văn Nga thế kỉ XX.
Mikhain Sôlôkhôp là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Nga thế
kỉ XX. Vai trò và ý nghĩa sáng tác của ông ngày càng được nâng cao trên văn đàn
thế giới. Tác phẩm của nhà văn là một “cuốn biên niên sử của thời đại phản ánh
chân thực và nghệ thuật những số phận lịch sử, những khát vọng xã hội và đời sống
tinh thần của nhân dân” [6, tr.103]. Ông để lại cho đời những tác phẩm bất hủ như
Truyện ngắn sông Đông (1926), Sông Đông êm đềm (1925), Số phận con người


(1941), Họ chiến đấu vì Tổ quốc (1944)… Trong số những kiệt tác ấy, tiểu thuyết
Đất vỡ hoang được đánh giá là cuốn “giáo khoa độc đáo về nông thôn” [ 7, tr.254],
nó ngang tầm với các chỉ thị của Đảng. Tác phẩm đã phản ánh chân thực và sinh
động công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở nước Nga vào những năm 30 của thế kỉ
XX. Hơn thế nữa, trong cuốn tiểu thuyết này Sôlôkhôp đã sáng tạo nên điển hình
những con người mới – người đảng viên cộng sản trong thời kì xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng người đảng viên cộng sản Nga trong
tác phẩm Đất vỡ hoang là việc không hề dễ dàng bởi trước đó vấn đề này vẫn chưa
được đề cập tới. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Hình tượng người đảng viên cộng sản
Nga trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của M.Sôlôkhôp với hi vọng sẽ đưa ra những
nhận thức rõ hơn, cái nhìn toàn diện hơn về người đảng viên cộng sản. Đồng thời,


đây còn là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu, phám phá thêm và góp phần vào khẳng
định vị trí, tài năng của Sôlôkhôp - “con đại bàng non mỏ vàng bất chợt vẫy lên đôi
cánh mênh mông” [7, tr.204] trong lịch sử văn học Nga thế kỉ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những năm 30 của thế kỉ XX, M.Sôlôkhôp đã được coi là một trong
những nhà văn tài năng nhất của nước Nga mới. Trải qua gần một thế kỉ, vào những
ngày sôi động của năm cuối thế kỉ XX, thêm một lần nữa nhân dân Nga, đất nước
Nga khẳng định, tôn vinh ông – một người Nga vĩ đại.
Các sáng tác của Sôlôkhôp đã vượt ra khỏi biên giới một nước để trở thành
tài sản chung của nhân loại và từ lâu là đối tượng quan tâm của nhiều giới phê bình,
nghiên cứu. Đã có biết bao công trình, chuyên luận, bài viết nghiên cứu về
Sôlôkhôp. Ở Nga đã xuất hiện hẳn một ngành Sôlôkhôp học với những nhà văn nổi
tiếng như Gorki, Rômanh Rôlăng, Hêminuê… đã thực sự cống hiến toàn bộ cuộc
đời mình cho Sôlôkhôp duy nhất.
Ở Việt Nam, việc sưu tầm, nghiên cứu về Sôlôkhôp cũng đạt được nhiều kết
quả. Tác phẩm của ông ngày càng được dịch nhiều ra tiếng Việt và được đông đảo

công chúng đón nhận, yêu mến. Năm 1946, truyện ngắn Khoa học căm thù được
dịch ra tiếng Việt với hình thức là một cuốn sách nhỏ. Tiếp đó đến năm 1950, Sông
Đông êm đềm cũng được dịch ra tiếng Việt và hoàn toàn chiếm được trái tim bạn
đọc. Đầu những năm 1960, bản dịch Đất vỡ hoang ra đời đã kịp thời phục vụ cho
phong trào hợp tác hóa ở nước ta.
Trong khóa luận này, do trình độ ngoại ngữ có hạn nên chúng tôi chỉ khảo
sát những tài liệu có liên quan đến Sôlôkhôp viết bằng tiếng Việt và tác phẩm của
ông đã được dịch ra tiếng Việt.
Trong cuốn Giáo trình văn học Nga, NXB Giáo dục, năm 2011, Đỗ Hải
Phong đã dành khá nhiều trang viết giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của
Sôlôkhôp. Tác giả khẳng định dòng sông cuộc sống của Sôlôkhôp “khởi nguồn từ
vùng đất của những người nông dân tự do, những người cô dắc sông Đông” [13,
tr.207]. Với bài giới thiệu về Đất vỡ hoang, tác giả Đỗ Hải Phong đi sâu vào phân


tích hình tượng những người đảng viên cộng sản Đavưđôp, Nagunôp, Radơmiôtnôp
trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Họ đã đấu tranh chống lại tư tưởng tư
hữu thâm căn cố đế có từ ngàn đời trong lòng nhân dân và chiến thắng được âm
mưu phá hoại của “con sói xám” bạch vệ Pôlôptxep cùng đồng bọn. Nhà văn khẳng
định: “Những người cộng sản trong Đất vỡ hoang học cách lãnh đạo cũng là học
cách làm người: kiên quyết, nhạy bén với những kẻ phá hoại, nhưng biết đồng cảm,
thấu hiểu và tôn trọng mỗi người dân với những hoàn cảnh riêng của họ”. [13,
tr.232]. Tuy nhiên, do tính chất công trình biên soạn, bài viết của Đỗ Hải Phong
mới dừng lại ở mức khái quát chung. Nhưng qua đây, đã giúp chúng tôi có thêm
những tư liệu về Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp cũng như xác định được hướng đi của
đề tài.
Trong cuốn Văn học nước ngoài, phần 3, NXB Trường Cao đẳng Sư phạm
Nghệ An, 1994, Từ Đức Trịnh với bài viết Vài nét về cuộc đời và sáng tác đã giới
thiệu về thân thế và sự nghiệp của Sôlôkhôp. Tác giả khẳng định: “M.Sôlôkhôp là
một trong những tên tuổi kiệt xuất của nền văn học Xô viết. Sáng tác của ông được

xếp vào hàng kinh điển của nền văn học này” [15, tr.134]. Đặc biệt, khi nghiên cứu
về tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp, Từ Đức Trịnh đã có những phát hiện
mới mẻ khi cho rằng người đảng viên cộng sản Đavưđôp là “một hình tượng chân
thực, sinh động về người cộng sản tạo ra bước ngoặt mới trong việc thể hiện nhân
vật tích cực của văn học Xô viết” [15, tr.147].
Trong cuốn Lịch sử văn học Xô viết, tập 2, NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1985, Huy Liên đã tiếp cận tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp
trên phương diện thi pháp học. Tác giả đã đi sâu vào phân tích các biến cố, xung đột
trong tác phẩm để từ đó bộc lộ tính cách nhân vật. Và khẳng đinh: “Trong việc khắc
họa hình tượng ba nhân vật chính, âm hưởng chủ đạo và quán xuyến trong cả hai
quyển vẫn là âm hưởng sử thi” [7, tr.267]. Đặc biệt, Huy Liên đã dành những tình
cảm ưu ái của mình khi cho rằng ba hình tượng đảng viên cộng sản Đavưđôp,
Nagunôp, Radơmiôtnôp là “sự phát triển mới của tài năng Sôlôkhôp và cống hiến
quan trọng của tác giả đối với việc sáng tạo điển hình con người mới xã hội chủ


nghĩa” [7, tr.267]. Những đánh giá hết sức xác thực của tác giả Huy Liên về hình
tượng người đảng viên cộng sản trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp là tài
liệu vô cùng quý báu để chúng tôi có những định hướng khi tiếp cận đề tài.
Vũ Trấn Thủ là người rất yêu mến, ngưỡng mộ và là người dịch thành công
tác phẩm Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp. Có thể nói, đây là chìa khóa quan trọng để
người đọc trực tiếp thâm nhập tác phẩm. Trong cuốn sách này, Nguyễn Duy Bính
đã viết lời giới thiệu với nhiều nhận định, đánh giá mới mẻ về hình tượng người
đảng viên cộng sản. Tác giả khẳng định: “Ngòi bút sáng tạo của Sôlôkhôp đã chỉ ra
cái chìa khóa giúp cho người cộng sản mở ra được kho kinh nghiệm, hiểu được
những suy nghĩ của quần chúng, làm cho người cộng sản trở thành điểm hội tụ của
tâm hồn, trí tuệ quần chúng” [13, tr.7]. Do tính chất công trình biên soạn, bài viết
chỉ mới dừng lại ở mức khái quát chung chung. Tuy nhiên, đây là một trong những
tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp còn được khá nhiều cuốn Từ điển đề

cập tới. Trong cuốn Từ điển văn học phổ thông, NXB Văn hóa Thông tin, 2010, tác
giả Đăng Trường đã coi tác phẩm Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp là một tác phẩm xuất
sắc của nền văn học Xô viết trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn Từ
điển Văn học, bộ mới, NXB Thế giới, 2004 Đỗ Đức Hiểu đã giới thiệu về cuộc đời
Sôlôkhôp và khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Xô viết. Đặc biệt, với bài viết về
Đất vỡ hoang, Nguyễn Kim Đính đã nhận định nhân vật Đavưđôp và Nagunôp là
“hai hình tượng những người đảng viên nổi bật trong tác phẩm, là những người gắn
bó mật thiết với cuộc sống, quyền lợi, ước vọng của quần chúng công dân, kiên
quyết đưa nhân dân tiến vào con đường cách mạng rộng lớn” [5, tr.398].
Ngày nay, các tác phẩm của Sôlôkhôp được công chúng Việt Nam chào đón
nhiệt tình và vô cùng yêu thích. Trong các chương trình phổ thông và đại học các
tác phẩm của nhà văn đã được đưa vào giảng dạy như Sông Đông êm đềm, Số phận
con người. Đặc biệt, các tác phẩm của Sôlôkhôp có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác
của các nhà văn Việt Nam sau 1954 như Bùi Hiển, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải…


Qua quá trình khảo sát các tài liệu có liên quan, chúng tôi nhận thấy hình
tượng người đảng viên cộng sản trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp đã
được các nhà nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên, các tác giả mới dừng lại ở những
nhận xét có tính chất sơ lược, khái quát, chưa xem hình tượng người đảng viên cộng
sản là một đối tượng nghiên cứu độc lập. Từ thực tế đó, chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu đề tài Hình tượng người đảng viên cộng sản Nga trong tiểu thuyết Đất
vỡ hoang của M.Sôlôkhôp vẫn còn bỏ ngỏ hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Hình
tượng người đảng viên cộng sản Nga trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của M.
Sôlôkhôp.
Văn bản chúng tôi sử dụng nghiên cứu là tiểu thuyết Đất vỡ hoang của
Sôlôkhôp qua bản dịch của Vũ Trấn Thủ, NXB Cầu vồng Mátxcơva, 1985. Trong
đó, chúng tôi tập trung tìm hiểu, phân tích ba hình tượng nhân vật chính Đavưđôp,

Nagunôp, Radơmiôtnôp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp hệ thống: Nguyễn Văn Dân cho rằng phương pháp hệ thống
là: “Phương pháp có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống trong thiên nhiên hoặc
trong xã hội, hoặc là một phương pháp dùng mô hình hệ thống để nghiên cứu các
sự vật” [2, tr.299]. Tác dụng tích cực của phương pháp hệ thống là giúp ta xác định
được vị trí của một sự vật trong mối quan hệ phân cấp với các sự vật khác, qua đó
đánh giá được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự vật đó. Chúng tôi làm rõ hình tượng
người đảng viên cộng sản trong hệ thống các mối quan hệ khác nhằm đảm bảo tính
thống nhất.
Phương pháp so sánh: Nguyễn văn Dân cho rằng “so sánh là để xác định sự
vật về định tính, định lượng hoặc ngôi thứ trong mối tương quan với các sự vật
khác” [2, tr.253]. Trong bài khóa luận này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh


trong việc đối chiếu giữa hình tượng người đảng viên cộng sản trong tiểu thuyết Đất
vỡ hoang của Sôlôkhôp với tác phẩm của các nhà văn cùng thời như Phađêep,
Lêônôp, Phêđin và giữa hình tượng những người đảng viên trong tiểu thuyết Đất vỡ
hoang với nhau.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp chủ yếu được sử
dụng để tìm hiểu nội dung tác phẩm. Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi vừa phân
tích vừa tổng hợp sau đó đưa ra kết luận chính xác nhất.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài khóa
luận của chúng tôi gồm ba chương:
Chương 1: M.Sôlôkhôp - nhà tiểu thuyết vĩ đại Nga thế kỉ XX
Chương 2: Chân dung những người đảng viên cộng sản Nga trong tiểu thuyết
Đất vỡ hoang của M.Sôlôkhôp

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người đảng viên cộng sản Nga
trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của M.Sôlôkhôp


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: M.SÔLÔKHÔP - NHÀ TIỂU THUYẾT NGA VĨ ĐẠI THẾ KỈ
XX
1.1 Hình tượng người đảng viên cộng sản trong tiểu thuyết Nga thế kỉ XX
1.1.1 Khái niệm hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực
Đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng con người luôn giữ vị trí
trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị - xã hội, những bức tranh thiên nhiên
hay những lời bình luận… đều góp phần đắc lực tạo nên sự phong phú, đa dạng cho
tác phẩm. Tuy nhiên, việc quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây
dựng hình tượng nhân vật. Đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm
hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, suy tư của những con người được nhà
văn thể hiện. Người đọc sẽ tìm thấy ở nhân vật những điểm tương đồng bởi tấm
gương phản chiếu là hiện thực để từ đó giáo dục nhân cách con người. Không
những thế, nhân vật còn là nơi thâu tóm mọi ý đồ nghệ thuật của tác giả. Thông qua
nhân vật nhà văn gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình và muốn tìm một sự
đồng cảm nơi bạn đọc.
 Khái niệm nhân vật
Trong văn học, nhân vật được tiếp cận theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học cho rằng: “Nhân vật văn học không chỉ là
con người, những con người có tên hoặc không có tên, được khắc họa sâu đậm
hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người, được dùng như những
phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [3, tr.216].
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học lại quan niệm, nhân vật
văn học là: “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự
tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân

vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được
gán cho những đặc điểm giống với con người” [1, tr.249].


Nhân vật văn học còn được hiểu là: “Con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh
Pha…) cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện
Kiều” [4, tr, 235].
Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu
đều thống nhất nhân vật văn học không nhất thiết phải là con người mà có thể là sự
vật, loài vật mang hình dáng, tính cách của con người. Ví dụ, nhân vật Dế Mèn, Dế
Chũi, võ sĩ Bọ Ngựa trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài. Ngoài ra, còn có loại nhân
vật được sử dụng ẩn dụ, không phải là con người, sự vật cụ thể như hình tượng nhân
dân trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, thời gian trong sáng tác của
Sêkhôp. Tuy vậy, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn
học.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ, không đồng nhất
với con người có thật trong đời sống. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, nhân
vật văn học được thể hiện bằng chất liệu là ngôn từ. Chính vì lẽ đó, khi đọc một tác
phẩm văn học đòi hỏi người đọc phải tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con
người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Chẳng hạn, gắn liền với Kiều
là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến tài hoa mà bạc phận, Chí Phèo
của Nam Cao thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã
hội thực dân nửa phong kiến.
Tùy theo từng thể loại mà người ta có thể chia nhân vật thành nhiều loại khác
nhau: nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện,
nhân vật trữ tình, nhân vật kịch, nhân vật chức năng (nhân vật mặt nạ), nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.

 Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học quan niệm hình tượng
nghệ thuật là: “Phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và


chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ một hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng
tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật; thông thường và quan
trọng nhất là hình tượng con người (hình tượng nhân vật)” [1, tr.142].
Chúng tôi đồng tình với quan niệm của các nhà nghiên cứu trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học khi cho rằng hình tượng nghệ thuật là: “Các khách thể đời
sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ
thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật.
Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng
tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội
được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của
nó là ở phương diện tinh thần” [4, tr.147].
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện thực có thật, mà là được các nhà nghệ sĩ tái hiện có chọn lọc,
sáng tạo, để từ đó người đọc có thể thưởng thức cuộc đời không chỉ trong tác phẩm
mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười trong cuộc đời thực ấy.
Hình tượng nghê thuật tập trung thể hiện các giá trị nhân đạo và thẩm mĩ của nghệ
thuật. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, người đọc như được sống một cuộc đời thực
trong tác phẩm, ghi nhớ khuôn mặt của Chí Phèo và không khỏi băn khoan, day dứt
vì cách hắn uống rượu vì “bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi”, vì những
cuộc rạch mặt ăn vạ và mối tình tha thiết của Chí Phèo với Nở.
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện
tư tưởng, tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm cuộc đời, hiểu được những
quan hệ muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, khác
với các loại hình nghệ thuật khác (hội họa, kiến trúc, âm nhạc…), hình tượng nghệ
thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Thông qua hình tượng ngôn

từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “không phải là bức tranh đời sống đứng yên
mà luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình, vừa hữu hình, cụ thể đấy mà
mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn


ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên
hai thước chiều sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương” [8, tr.144]
Nói tới hình tượng nghệ thuật là nói tới hình tượng con người, không phải
một cá nhân như bà mẹ Nilôpna trong tiểu thuyết Người mẹ của Gorki, Đavưđôp
trong tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp, Lêvinxơn trong tiểu thuyết Chiến Bại
của Phađêep… mà bao gồm cả một tập thể người như hình tượng nhân dân trong
tiểu thuyết lịch sử Boris Godunov của Puskin hay hình tượng Tổ Quốc trong thơ
Êxênhin gắn liền với cây bạch dương cùng với những chi tiết biểu hiện cảm tính,
phong phú. Tuy nhiên, không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng nhân
vật, cũng như không phải nhân vật nào trong tác phẩm cũng trở thành hình tượng
nhân vật. Để trở thành hình tượng văn học thì điều kiện cần và đủ phải là nhân vật
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là, nhân vật đó phải có sức khái quát
cao, là người phát ngôn, đại diện cho một giai cấp, tầng lớp, bối cảnh xã hội mà
nhân vật đó sống phải là bối cảnh điển hình tiêu biểu cho một vùng, một dân tộc,
thời đại. Đó là hình tượng người trí thức Thứ trong truyện ngắn Sống mòn hay hình
tượng người nông dân Chí phèo trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao; những
người đảng viên cộng sản Đavưđôp, Nagunôp, Radơmiôtnôp trong tiểu thuyết Đất
vỡ hoang của Sôlôkhôp… đều là những nhân vật điển hình sống trong hoàn cảnh
điển hình. Tuy nhiên, nhân vật điển hình ngoài là nhân vật mang những nét chung
thì phải là nhân vật có những nét riêng biệt.
 Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời
sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều
kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tình cảm đa dạng” [4, tr.277].

Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không
ngừng thay đổi. Tuy nhiên, tiểu thuyết khác với các thể loại tự sự (ngụ ngôn, anh
hùng ca) ở chỗ tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, mang đậm chất văn
xuôi, tức là tái hiện đời sống như nó vốn có, không thi vị hóa, lí tưởng hóa. Vì vậy


mà hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết là những “con người nếm trải”, tư duy,
chịu đau khổ, dằn vặt trong cuộc đời trong khi nhân vật ở các thể loại khác (sử thi,
kịch..) thường là con người hành động. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn
cảnh, không tách rời hoàn cảnh, nó khắc họa nhân vật như con người đang trưởng
thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Đó là những nhân vật như Kiên trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, Grigôri trong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp, Paven
Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy của Ôxtơrôpxki… đều là con người nếm trải và
tư duy.
Nếu như con người trong các tác phẩm tự sự dựa vào cốt truyện và tính cách
nhân vật, con người có địa vị như thế nào thì hành động như thế ấy, phù hợp với
cương vị của mình thì hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết ngoài việc miêu tả
những sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách còn thể hiện suy tư của nhân vật
về thế giới, về đời người.
Nói tóm lại, hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết là những “con người
nếm trải”, là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Trải qua bao thăng trầm và biến động của lịch sử, tiểu thuyết vẫn tồn tại và
không ngừng phát triển ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu trong thế giới
tinh thần của con người. Từ những thay đổi về tư duy nghệ thuật dẫn đến có sự cách
tân về phương thức nghệ thuật đã làm cho tiểu thuyết có cái nhìn đa diện về cuộc
sống. Các nhà tiểu thuyết không ngừng tìm kiếm cho mình một kĩ thuật viết sáng
tạo, đặc biệt chú ý hơn về cách xây dựng hình tượng nhân vật sao cho thật sinh
động, độc đáo để phản ánh đời sống con người, thời đại một cách toàn diện. Bước
sang thế kỉ XX, tiểu thuyết phát triển trong sự đa dạng và đối nghịch nhau về nhiều
mặt. Cùng với đó là sự xuất hiện của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa đã miêu

tả “giống như hiện thực của đời sống”, với định hướng “hiện thực phong phú” tiếp
tục có những thành tựu với nhiều tên tuổi lỗi lạc như Kafka, M.Peoust, Sôlôkhôp…
Khác với những năm trước đó, hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết thế kỉ XX phải
là hình ảnh những con người mới giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa, làm chủ được
cuộc đời và vận mệnh của mình. Phải là những con người như Paven Vlaxôp trong


tiểu thuyết Người mẹ của Gorki, chị Út Tịch trong tiểu thuyết Người mẹ cầm súng
của Nguyễn Đình Thi, Tiệp trong tiểu thuyết Bão Biển của Chu Văn, Ruồi Trâu
trong tiểu thuyết Ruồi Trâu của Eten Lilian Vôinitsơ…
Tác phẩm Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp là một cuốn tiểu thuyết hiện đại của
thế kỉ XX, trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, do đó nó cũng mang
trong mình những đặc trưng về sự vận động mới về nhân vật trong tiểu thuyết.
Trong hệ thống nhân vật, nổi bật hơn cả là hình tượng ba đảng viên cộng sản
Đavưđôp, Radơmiôtnôp, Nagunôp - những con người mang tính chất điển hình
trong thời đại mới, được Sôlôkhôp khắc họa chân thực và sống động bằng nhiều
loại chi tiết như ngoại hình, tính cách, xung đột. Để hiểu rõ hơn về ba nhân vật này,
chúng tôi sẽ tìm hiểu ở chương hai.
1.1.2 Hình tượng người đảng viên cộng sản anh dũng, kiên cường trong tiểu
thuyết Nga thế kỉ XX
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cách mạng Việt Nam vĩ đại đã từng
nhận định hùng hồn về ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười: “Giống
như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh
hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng
có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [7, tr.518.]
Thật vậy, chính lửa tháng Mười đã sáng tạo ra những con người mới - con
người của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là nguồn nuôi dưỡng cảm hứng phong phú của
văn học Xô viết. Trong bối cảnh mới của thời đại, người nghệ sĩ Xô viết của thế kỉ
XX như: Gorki, Phađêep, Sôlôkhôp, Phêđin.... vừa là nhà văn đồng thời cũng là
người chiến sĩ trên chiến trường. Họ vừa hòa cùng nhịp tim, hơi thở với nhân dân

chiến đấu vừa sinh ra những đứa con tinh thần để phục vụ cách mạng. Tiêu biểu
hơn cả, đó là hình tượng những đảng viên cộng sản Bônsêvich được khắc họa sinh
động gắn liền với hai thời kì lịch sử: thời kì nội chiến và thời kì xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Trong chiến tranh, họ là những người lính kiên cường, bất khuất trước bom
đạn của kẻ thù. Sau chiến tranh, họ là người cán bộ lãnh đạo ưu tú, người con trung
thành của chủ nghĩa xã hội trên bước đường xây dựng cuộc sống mới.


 Hình tượng người đảng viên cộng sản trong thời kì nội chiến và chiến
tranh chống phát xít.
Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, lần đầu tiên trong văn học thế giới
Gorki đã vẽ lên một cách chân thực nhân vật kiểu mới, một người vô sản có ý thức
cách mạng tự giác cao độ. Đó là, hình tượng Paven Vlaxôp trong tiểu thuyết Người
mẹ (1906), người đảng viên cộng sản Bônsêvich tiên tiến, người tổ chức lãnh đạo
quần chúng vươn lên con đường cách mạng. Paven sinh trưởng trong một gia đình
làm thợ, cuộc sống khổ cực tối tăm nhưng nhờ sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng
nên anh chẳng những không trượt dài trên con đường nghiện ngập của bố mà đã tìm
cách thoát ra để đến với cách mạng, dấn thân vào cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của
những người nghèo khổ. Với nghị lực phi thường và lòng hăng hái của tuổi trẻ,
Paven đã sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm để thực hiện mục đích của
mình. Anh hăng say tuyên truyền, giác ngộ anh em thợ, vận động quần chúng đoàn
kết đấu tranh. Chính vì vậy, phong trào công nhân do Paven lãnh đạo đã trưởng
thành rõ rệt, từ những cuộc đấu tranh ban đầu còn mang tính tự phát như cuộc đấu
tranh “chống đồng côpếch đầm lầy”, cho đến cuộc biểu tình nhân ngày Quốc tế lao
động đã mang tính chất chính trị, đấu tranh công khai rộng rãi với một lực lượng
hùng hậu. Người cán bộ lãnh đạo ấy luôn kiên cường trong mọi trường hợp. Khi
phải đối mặt với kẻ thù, đứng trước vành móng ngựa, người chiến sĩ Paven không
hề nao núng, sợ sệt mà trái lại anh đã biến Tòa án Nga hoàng thành diễn đàn cách
mạng, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đập tan chế độ cũ, xây
dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Với việc xây dựng thành công hình tượng người chiến

sĩ cách mạng Paven, tiểu thuyết Người mẹ của Gorki xứng đáng là “cuốn sách gối
đầu giường” có tác động tích cực sâu sắc không chỉ đối với thanh niên yêu nước
tiến bộ trên thế giới mà còn đối với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam trong quá
trình giác ngộ và đấu tranh cách mạng ở nước mình.
Kế thừa truyền thống của Gorki, Phađêep đã làm rạng rỡ nền văn học Xô viết
bằng hình tượng người cộng sản Levinxơn trong tiểu thuyết Chiến bại - một đảng
viên trung thành trong sự nghiệp cách mạng. Tuy là một người cán bộ nhỏ bé lại


hay ốm đau nhưng với ý chí cứng rắn như thép, trong những hoàn cảnh khó khăn,
phức tạp Levinxơn đã điều khiển được tình thế, giữ vững được đội ngũ chiến đấu,
khiến cho nó có thể vượt qua mọi thử thách và ngày càng trở nên vững vàng. Có lần
đội du kích đang bị đuổi sát sau lưng thì sa vào một bãi lầy khủng khiếp và không
còn một con đường nào để thoát. Là một người lãnh đạo nhạy bén với tình hình, anh
đã làm cho mọi người trấn tĩnh và tổ chức cho họ chặt phá rừng cây, mở một con
đường khác và đã vượt qua bãi lầy tưởng như không thể vượt qua nổi. Trong hoàn
cảnh này, Lêvinxơn hiện lên như một bó đuốc rực sáng như trái tim Đanco bốc lửa
của Gorki và mang một sắc thái thần kì lãng mạn. Lêvinxơn không chỉ là một con
người gan góc, quả cảm mà còn là một nhà giáo dục thông minh, biết tổ chức, động
viên và thúc đẩy mọi người cùng tiến bộ. Đứng trước mộ kẻ đớn hèn như Metsich,
Levinxơn đã tìm cách dẫn hắn vào cuộc chiến đấu. Như vậy, với việc khắc họa
thành công hình tượng người đảng viên cộng sản Levinxơn, Phađêep đã chứng
minh được rằng người vô sản không phải là “xương đồng da sắt”, “mặc áo khoác da
ngắn” có tính chất công thức, ước lệ trong nhiều tác phẩm những năm 20. Và
Lêvinxơn xứng đáng là nhân vật điển hình xuất sắc nhất của nền văn học Xô viết.
Không chỉ viết về người đảng viên cộng sản trong thời kì nội chiến, Phađêep
cũng đóng góp vào kho tàng văn học Xô viết những con người mới trong những
năm chống chủ nghĩa phát xít. Nổi bật lên đó là hình tượng Prôtxencô trong tiểu
thuyết Đội cận vệ thanh niên. Prôtxencô là bí thư tỉnh ủy, ông hoàn thành một loạt
công việc phức tạp như tổ chức sơ tán, chọn người cho tổ chức bí mật, xây dựng

căn cứ, lãnh đạo đội du kích tỉnh. Tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, ý chí sắt đá,
tinh thần bất khuất của Prôtxencô đã khiến cho các đội viên cận vệ thanh niên luôn
nghe theo từng lời chỉ bảo của người đồng chí lớn tuổi. Không những thế, ông còn
gần gũi, hòa mình một cách hồn nhiên, chân thật vào quần chúng nhân dân. Ông
biết đánh giá con người qua hành động và làm việc thực tế. Xtakhôvitch là một kẻ
ngụy trang khéo léo, làm cho nhiều người lầm tưởng là hắn gan góc, nhưng dưới
con mắt của người lãnh đạo tài ba, Prôtxencô đã nhanh chóng phát hiện ra bản chất
hèn nhát của hắn. Nhưng đối với chị Masa giản dị thì ông tin ngay chị là người yêu


nước thật sự. Ngoài Prôtxencô, nhân vật Liutikôp - người cán bộ lão thành của cách
mạng trong tác phẩm cũng được Phađêep khắc họa đậm nét. Liutikôp là một người
nghiêm khắc, thận trọng và có lòng vị tha, luôn quan tâm tới mọi người. Trong con
người ông luôn thể hiện rõ ràng sức mạnh về kinh nghiệm sống và kinh nghiệm
hoạt động công tác Đảng. Đó là, đức tính cao quý, tinh thần hy sinh quên mình của
thế hệ những người cộng sản lão thành đã đấu tranh vì sự nghiệp hòa bình. Là một
người hoạt động bí mật thận trọng Liutikôp đã khôn khéo và tài tình hướng dẫn
công tác của đội cận vệ thanh niên. Ông đã giáo dục, đào tạo được nhiều lớp trẻ của
thời đại mới mang vẻ đẹp đạo đức cộng sản như Ôlêc Kôsêvôi, Xecgây Turkentch,
Vania Đemnukôp…
Như vậy, hình tượng người cộng sản trong thời kì nội chiến hay trong chiến
tranh chống phát xít đều là những con người chân chính, là “sản phẩm thuần túy”
của chủ nghĩa xã hội. Tuy có tính cách rất khác nhau nhưng họ có chung một lòng
căm thù giặc sâu sắc. Bởi chỉ có lòng căm thù mới có “ý chí kiên cường, hành động
dũng cảm, nghị lực phi thường để vượt qua những khó khăn, gian khổ ghê gớm, để
vươn tới những chiến công thần kì” [7, tr.9]. Người chiến sĩ cộng sản đã trút sự căm
giận lên kẻ thù không đội trời chung với họ, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư để
hòa cùng nhịp tim của Tổ quốc, chiến đấu vì sự nghiệp hòa bình với tinh thần: “Ra
đi, ra đi bảo vệ sông núi, ra đi ra đi thà chết không lui”.
 Hình tượng người đảng viên cộng sản trong thời kì khôi phục kinh tế,

xây dựng chủ nghĩa xã hội
Bước ra khỏi cuộc nội chiến, khi đất nước đã vắng bóng quân thù, người
đảng viên cộng sản mang trong mình nhiệm vụ mới là xây dựng cuộc sống mới cho
nhân dân cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những người đảng viên cộng sản: Đavưđôp, Nagunôp, Radơmiôtnôp trong
tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến, bàn tay
của họ còn mùi thuốc súng của chiến tranh, nay phải mang trong mình một trọng
trách vô cùng khó khăn và phức tạp: tìm đường vào trái tim của người nông dân
côzăc vùng sông Đông trong công cuộc xây dựng nông trang tập thể mới bắt đầu


hình thành. Ở ấp Grêmiatri Lôc, kẻ thù tuy bị thất bại nhưng vẫn chưa chịu bó tay,
nhiều người dân côzăc vẫn chưa thật dứt khoát đi với chính quyền Xô viết, biết bao
nhiêu thành kiến đang đè nặng lên người nông dân. Đấu tranh chống lại tất cả thế
lực đó là điều không phải dễ. Nhưng với tinh thần trách nhiệm, tấm lòng vị tha, yêu
thương quần chúng hết mực, những người đảng viên cộng sản đã nhanh chóng thâm
nhập vào đời sống nhân dân. Mặc dù còn nhiều khuyết điểm, những sai sót trong
công việc nhưng họ có ý thức trách nhiệm cao đối với dân, với Đảng, biết lắng nghe
ý kiến của nhân dân, biết sửa chữa những sai lầm nên dần dần Đavưđôp, Nagunôp,
Radơmiôtnôp đã được nhân dân tin cậy và yêu mến. Đồng thời, trong cuộc đấu
tranh này, những người đảng viên ngày càng trưởng thành trong ý thức và học cách
làm người ngay chính trong nhân dân. Đó là ý nghĩa của cuộc sống mới, những giá
trị nhân sinh mà con người đã phải đổ “mồ hôi và máu” mới đạt được.
Hòa cùng nhịp tim với văn học Xô viết, N.Ôxtơrôpxki đã gửi gắm tư tưởng,
tình cảm của mình qua hình tượng Paven Corsaghin trong tiểu thuyết Thép đã tôi
thế đấy với một thông điệp: “Trong những điều kiện gian khổ của thời đại cách
mạng vũ bão, chất thép trong con người của các nhân vật mới đã được tôi luyện
như thế nào, những con người tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên
trên thế giới và đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội đã được hình thành và lớn lên
như thế nào?” [10, tr.237]. Trong tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy, ý chí cách mạng

của Paven không chỉ tôi luyện trong lò lửa chiến tranh mà còn được tôi luyện trong
công cuộc khôi phục kinh tế của đất nước. Trong công cuộc xây dựng đường sắt,
Paven đã trải qua những khó khăn gian khổ: mưa gió liên miên, ăn uống thiếu thốn,
rét buốt kinh khủng, thiếu quần áo ấm để mặc, thường xuyên bị bọn phỉ tấn công.
Trong hoàn cảnh đó, tưởng như người chiến sĩ sẽ ngã ngụy, nhưng Paven Corsaghin
cùng với hàng trăm đồng chí khác đã không ngại gian khổ làm việc với tất cả sức
mình để đi đến thắng lợi cuối cùng. Vậy điều gì đã làm cho nhân vật có một sức
mạnh kì diệu như vậy? Thật đơn giản bởi vì Paven có một tinh thần trách nhiệm với
tất cả mọi việc đang diễn ra xung quanh, khả năng nhìn thấy trong mỗi việc nhỏ
nhặt mầm mống của sự lớn lao. Thái độ của Paven kiên quyết phản đối Fiđin khi


hắn tỏ ra lơ là, cẩu thả đánh gãy lưỡi khoan của chiếc máy đã chứng minh điều đó.
Paven đã một đời chiến đấu, lao động và xứng đáng là đứa con tinh thần của chủ
nghĩa xã hôi. Anh có một nghị lực phi thường mà không phải bất cứ người thanh
niên nào cũng làm được. Khi phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, người chiến sĩ
cộng sản đã vượt qua mọi sự đau đớn về thể xác để có thể tiếp tục đứng trong hàng
ngũ chiến đấu. Với việc khắc họa thành công người đảng viên cộng sản Paven
Corsaghin, N.Ôxtơrôpxki đã giải đáp được câu hỏi: Ý nghĩa của cuộc sống con
người là ở đâu? Con người đặt ra cho mình những mục đích gì? Đâu là tiêu chuẩn
của hạnh phúc con người? [10, tr.232]. Ý chí sắt thép của hình tượng Paven sẽ mãi
là bài học của nhiều thanh niên thế giới trong đó có thanh niên Việt Nam.
Cũng viết về hình tượng những con người mới trong thời kì xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Lêônôp đã có hướng tiếp cận khác so với các nhà văn trước. Ông đi
sâu vào khai thác vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường của Curilôp trong tiểu thuyết
Đường đến đại dương, một người đảng viên cộng sản khi sắp lìa xa cõi đời vẫn một
lòng phụng sự nhân dân, Tổ quốc. Curilôp là chiến sĩ kiên cường từng trải qua hoạt
động bí mật hết sức gian khổ dưới thời Nga hoàng, từng túi bụi ngày đêm bề bộn
với công việc, chỉ đạo đập tan nhiều vụ âm mưu phá hoại của những phần tử phản
động. Đến khi chiến tranh kết thúc, ông trở về quê hương lãnh đạo nhân dân xây

dựng kinh tế. Với tác phong lãnh đạo giản dị, sâu sát và cảm thông với những người
lao động bình thường, ông đã giành được trái tim yêu thương của quần chúng. Tuy
bị bệnh nặng không thể trực tiếp công tác nghiệp vụ nhưng Curilôp vẫn hoàn thành
công tác giáo dục con người, bồi dưỡng thế hệ trẻ với tư cách những con người làm
chủ tương lai. Ông tiếp xúc, tác động đến người khác như một nhà “phẫu thuật có
đôi mắt tinh tường, vừa có đôi bàn tay uyển chuyển, khéo léo: cắt bỏ, loại trừ đi
những gì dư thừa, ung thối để những gì lành mạnh, tốt đẹp phát triển” [7, tr.451].
Marina, một cán bộ Đảng, trong cách đối xử với mọi người thường cứng nhắc, thô
thiển, sau những buổi trò chuyện với ông, đã tự nhìn nhận lại mình, trở nên dịu
dàng hơn, bản thân chị thấy trái tim nồng ấm hơn. Tiếp xúc với chàng thanh niên
Aliôsa, đoàn viên thanh niên, Curilôp chân tình giáo dục anh với mong muốn


Aliôsa trở thành con người độc lập. Trong cuộc tiếp xúc với những con người bình
dị này, ông như được “mở ra cặp mắt thứ hai” trong việc khám phá thế giới tinh
thần của con người. Như vậy, dù cho cơ thể trong tình trạng suy sụp vì bệnh tật
nhưng sức sống bên trong của người chiến sĩ Curilôp vẫn tỏa sáng năng lượng sáng
tạo – sáng tạo tâm hồn những con người tiếp bước đi vào tương lai, làm chủ tương
lai.
Tóm lại, hình tượng người đảng viên cộng sản trong tiểu thuyết Nga thế kỉ
XX hiện lên thật sinh động hấp dẫn. Biết bao nhân vật như Paven Vlaxôp,
Levinxơn, Paven Corsaghin, Đavưđôp….xứng đáng là những “Con Người viết
hoa”, luôn quả cảm “tiến lên phía trước” để trở thành những người con lí tưởng
của xã hội chủ nghĩa. Và tự bao giờ, những người đảng viên cộng sản đã trở thành
sở hữu tinh thần của hàng trăm triệu người trên thế giới mang đến cho người đọc
niềm tin, tự hào kết hợp với niềm nhân ái sâu sắc.
1.2 Sôlôkhôp và tiểu thuyết Đất vỡ hoang
1.2.1 Sôlôkhôp - “khởi nguồn của dòng sông cuộc sống”
Sôlôkhôp đã từng tâm sự rằng: “Tôi chôn rau cắt rốn ở sông Đông, ở đó tôi
đã lớn lên, đã học tập, đã được bồi dưỡng thành con người và thành nhà văn… là

người yêu Tổ quốc vĩ đại và hùng mạnh, tôi tự hào mà nói rằng tôi cũng là người
con trung thành của miền đất sông Đông ruột thịt của mình” [13, tr.207]. Đây là
những dòng tâm sự chân thành, tha thiết của một người con sinh ra và lớn lên bên
bờ sông Đông hiền hòa, đẹp đẽ, quyến rũ cùng với những người nông dân côzăc yêu
tự do. Dòng sông ấy như dòng sữa mẹ ngọt ngào, nuôi dưỡng Sôlôkhôp khôn lớn và
thành tài.
Mikhail Alêchxanđrôvich Sôlôkhôp – con đại bàng non sinh ngày 24 tháng 5
năm 1905, mất tháng 14 năm 1984 tại làng Krudilin, trấn Vêsenxk thuộc tỉnh
Rôxtôp hiện nay thuộc Liên Xô. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân. Cha là
Alêchxanđr Mikhailôvich (1875 - 1925), là một thương gia của Stanitsa. Mẹ là
Maria Đanilôpna là một phụ nữ Côzăc. Mối tình giữa Alêchxanđr và Maria rất đặc
biệt. Chuyện kể rằng, từ giữa thế kỉ XIX ông nội của nhà văn từ tỉnh Riaran ở miền


Trung nước Nga đến đây xin làm việc cho một phú thương. Chàng thanh niên thông
minh, năng động rất được ông chủ yêu quý và gả con gái, thừa hưởng cả cơ nghiệp.
Lớn lên trong gia đình này, Mikhailôvich được đi học ở trường từ thiện. Con người
ham học hỏi ấy đã tự học để bổ sung kiến thức. Bà Maria vốn là đầy tớ trong gia
đình, vốn tính thật thà, chân chất của người phụ nữ côzăc đã làm siêu lòng trái tim
con trai ông chủ. Tình yêu giữa họ nảy nở và đang đơm hoa kết trái thì bị sự ngăn
cấm của gia đình vì không môn đăng hộ đối. Nhưng với sức mạnh của tình yêu,
chàng thanh niên Alêchxanđr và cô gái Maria đã bất chấp sự phản đối của dòng họ
Sôlôkhôp đã đến với nhau và ra đi tìm con đường sống tự lập. Có thể nói rằng, tinh
thần yêu tự do chống lại nếp sống Côzăc lạc hậu của cha mẹ Sôlôkhôp đã in đậm
dấu ấn trong các nhân vật của nhà văn. Hơn thế nữa, cha của ông tuy ít học nhưng
chăm chỉ tự học, thích đọc sách và đọc được nhiều tác phẩm văn học. Ông truyền lại
cho con trai lòng yêu sách và mong ước đem lại cho con một vốn học vấn vững
chắc. Mặt khác, Sôlôkhôp còn thừa hưởng ở người mẹ một trái tim nhân hậu và
giàu nghị lực ham học hỏi. Ở độ tuổi 40 có thể nói là xế chiều nhưng bà vẫn học
chữ, học viết để giữ liên lạc với con trai khi còn chiến đấu vì hòa bình của Tổ quốc.

Chính vì vậy, “mẹ đã ban tặng cho người con năng lực trở thành người nghệ sĩ vĩ
đại, ban tặng cho con năng khiếu sáng tạo vô giá” [13, tr.208].
Cũng như nhiều cậu bé cùng làng, thời thơ ấu Sôlôkhôp học ở trường tiểu
học nhà dòng. Năm 1914, ông học ở trường tư tại Moskva. Lúc đó cha của nhà văn
đang quản lí cối say bột ở làng Pleshakov và sống luôn tại đó. Vào kỳ nghỉ hè
Masha (tên hồi nhỏ của Sôlôkhôp) được về thăm cha mẹ và rất thích nơi này. Căn
nhà với những bức tường đá dưới chân cối xay, những cánh đồng cỏ trải rộng ra tít
vùng thảo nguyên mênh mông như muốn vẫy gọi về một nơi xa xôi đã vun đắp cho
Sôlôkhôp một khát vọng sống với những lí tưởng lớn lao của một người anh hùng.
Năm 1917, Masha học trung học ở Vêsenxk. Việc học đang dang dở thì Nội
chiến bùng nổ và cậu bé 15 tuổi Mikhain Sôlôkhôp đã tình nguyện tham gia vào đội
võ trang trưng thu lương thực của Ủy ban Cách mạng địa phương và tham gia đội
tiểu phỉ trên khắp vùng sông Đông, sau đó lại tích cực đóng góp sức mình trong


việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân địa phương. Cuộc nội chiến đã đẩy mạnh quá
trình hình thành tính cách chàng trai mới lớn. Những lúc đối đầu với kẻ thù, cận kề
với cái chết, Sôlôkhôp vẫn thấy hạnh phúc vì làm được việc có ích cho nhân dân,
cho Tổ quốc, coi là bình thường như lúc đó cần phải thế. Bởi vì, ông nhận thức
được rằng những giây phút đó không riêng gì mình Sôlôkhôp mà cả dân tộc cũng
đang phải trải qua. Điều đáng quý hơn, vốn là người say mê văn học từ bé dù bận
bịu với công việc nhưng nhà văn vẫn dành thời gian cho việc đọc các tác phẩm của
Puskin, Lecmôntôp, Gôgôn, Tônxtôi…Có lẽ chính trong thời gian này ước mơ trở
thành nhà văn của Sôlôkhôp bắt đầu định hình và ông thử bắt tay vào viết kịch.
Từ năm 1922 - 1925, Sôlôkhôp chuyển lên sống ở Mátxcơva với mong muốn
được nâng cao học vấn và viết văn. Nhưng để có thể sinh sống ông đã phải làm việc
như một cỗ máy, làm nhiều nghề khác nhau như: kế toán, xây dựng thậm chí như
một giáo viên không biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, với niềm say mê văn học ông đã
không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức văn học. Ông hăng hái tham gia
nhóm Thanh niên cận vệ. Tháng 9/1923, Mikhain lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí

với hai truyện ngắn đăng trên báo Sự thật thanh niên là Thử thách và Ba người.
Tháng 14/1924 truyện ngắn Cái bớt được đăng trên báo Người Leninnit trẻ.
Năm 1925, hàng loạt truyện ngắn của Sôlôkhôp được in trên các báo và tạp chí, báo
hiệu sự xuất hiện của một tài năng trẻ đầy triển vọng. Những truyện ngắn này được
tập hợp trong hai tập truyện Thảo nguyên biếc xanh và Truyện ngắn sông Đông xuất
bản năm 1926.
Năm 1926, tiểu thuyết Sông Đông êm đềm ra đời đã phản ánh những cảnh
bạo lực từng diễn ra ở quê hương Sôlôkhôp. Bộ tiểu thuyết trường thiên gồm bốn
quyển. Quyển I được xuất bản năm 1925, quyển IV mãi đến năm 1940 mới được
xuất bản. Với tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, Sôlôkhôp xứng đáng được tặng giải
thưởng Nobel văn học (1975) bởi những ý nghĩa nhân sinh mà cuốn tiểu thuyết đã
mang lại.
Năm 1930, khi công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đang diễn ra khắp nước
Nga, Sôlôkhôp đã làm một việc rất bản lĩnh là tạm dừng sáng tác Sông Đông êm


đềm để viết Đất vỡ hoang. Cuốn tiểu thuyết mô tả quá trình hợp tác hóa nông
nghiệp ở các vùng nông thôn Nga. Tiểu thuyết gồm hai tập. Tập 1 ra đời năm 1932,
tập hai bị mất bản thảo trong chiến tranh, nhà văn phải viết lại nên mãi đến năm
1959 mới ra mắt bạn đọc. Ngay khi tập một ra đời, Đất vỡ hoang đã được độc giả
chào đón nhiệt tình và được phóng viên báo Sự thật nhận xét là “cuốn giáo khoa
độc đáo về nông thôn”. Tác phẩm được tặng giải thưởng Lênin năm 1960.
Từ năm 1934 – 1939, là thời kì sung sức nhất của Sôlôkhôp. Ông vừa hăng
say viết văn lại vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Năm 1934, ông được cử
vào Ban Chấp hành đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất. Cuối năm 1934 đầu
năm 1935, Sôlôkhôp đi thăm một số nước phương Tây như Thụy Điển, Đan Mạch,
Anh, Pháp để gặp gỡ, trao đổi với các nhà hoạt động văn học nước ngoài và giới
thiệu nền văn học Liên Xô với bạn bè quốc tế. Năm 1937, ông có mặt trong đoàn
đại biểu Liên Xô dự hội nghị quốc tế những người bảo vệ văn học ở Mađơrit đang
bị bao vây. Cũng năm này, Sôlôkhôp được bầu làm đại biểu Xô Viết tối cao Liên

Xô và còn làm nhiều khóa sau đó. Năm 1939, ông được thưởng huân chương Lênin
và được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Trong những năm đại chiến thứ II, Sôlôkhôp trở thành phóng viên mặt trận,
sát cánh cùng với các chiến sĩ Hồng quân chiến đấu trên nhiều mặt trận. Đồng thời,
ông cho ra đời hàng loạt kí sự và chính luận. Năm 1942, truyện ngắn Khoa học căm
thù ra đời nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm và chủ nghĩa yêu nước anh
hùng của nhân dân Xô viết.
Những năm 1943 - 1944, trên báo Sự thật đăng liên tiếp một số chương của
tiểu thuyết Họ chiến đấu vì Tổ quốc và được đánh giá là những trang viết về chiến
tranh xuất sắc nhất của văn học thời kì này. Cuốn tiểu thuyết không chỉ là sự thật về
chiến tranh mà còn là niềm tin của người lính – niềm tin với chí căm thù đã giúp họ
trụ nổi cái cao điểm không tên bên bờ sông Đông. Tuy nhiên, đến khi Sôlôkhôp qua
đời, cuốn tiểu thuyết vẫn chưa được hoàn thành.
Cuối năm 1956, truyện ngắn Số phận một con người của Sôlôkhôp được
đăng trên báo Sự thật và trở thành sự kiện chấn động văn đàn Xô viết. Các nhà văn


phương Tây nổi tiếng như Remarque, Hemingway đều đánh giá cao tác phẩm ở
phương diện chủ nghĩa nhân đạo.
Những năm cuối đời Sôlôkhôp sáng tác không nhiều. Ông dồn hết tâm sức
vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình. Năm 1983, Sôlôkhôp hướng tới các nhà văn
thế giới, nhà văn đương đại, khẩn thiết kêu gọi: “Tôi kêu gọi các nhà văn thế giới,
các nhà văn đương đại, những người bạn và đồng nghiệp của tôi hãy cất cao tiếng
nói chống lại và chạy đua vũ khí hạt nhân cuồng dại đang diễn ra không ngừng trên
thế giới... Chúng ta hãy bảo vệ cuộc sống khi còn chưa muộn” [13, tr.244]. Nhiều
nhà văn thế giới trong đó có Nguyên Ngọc của Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ lời
kêu gọi của Sôlôkhôp. Không ai ngờ rằng đấy là lời nói cuối cùng của ông trên văn
đàn.
Sau hơn 70 năm tuổi đời và tuổi nghề, năm 1984, Sôlôkhôp ra đi để lại muôn
vàn niềm tiếc thương cho nhân Nga và thế giới. Từ nay, nhân dân vùng sông Đông

mất đi một người con trung thành, văn đàn thế giới mất đi một người nghệ sĩ tài ba.
Tuy nhiên, những kiệt tác mà ông để lại cho đời sẽ còn góp sức vào dòng sông
Đông cuộc sống của nhân loại để nó chảy mãi về phía trước, về tương lai. Cuộc đời
và sự nghiệp của Sôlôkhôp đúng như một nhà văn Nga đã ca ngợi “Ánh sáng sẽ
không bao giờ lụi tắt”.
1.2.2 Đất vỡ hoang – “cuốn giáo khoa độc đáo về nông thôn” Nga
Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Liên Xô diễn ra công cuộc hợp tác
hóa trên quy mô toàn quốc. Sôlôkhôp đã dừng viết tập 3 Sông Đông êm đềm để viết
tiểu thuyết Đất vỡ hoang nhằm kịp thời phản ánh sự kiện nóng hổi này.
Cuốn tiểu thuyết lúc đầu có tên là Với mồ hôi và máu, được Sôlôkhôp khởi
thảo vào cuối năm 1930 và đến năm 1959 thì Đất vỡ hoang được in trọn bộ hai tập.
Nhà văn đã phải làm việc căng thẳng, phải đi nhiều vùng, thăm nhiều nông trang tập
thể, hòa nhập vào đời sống của những người nông dân côzăc để phản ánh bước
ngoặt lịch sử khi những người nông dân cá thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng dứt
khoát từ bỏ chế độ tư hữu cùng nhau xây dựng nông trang tập thể.


Chủ đề của Đất vỡ hoang là quá trình giác ngộ và trưởng thành của nhân dân
trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Lợi ích và hạnh phúc của quần chúng
nhân dân trở thành tiêu chuẩn và thước đo đối với mọi hành vi đạo đức của những
người đảng viên cộng sản Đavưđôp, Radơmiôtnôp, Nagunôp. Thái độ và lập trường
của nhân dân trong cuộc đấu tranh là nhân tố quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội và sự thất bại của các lực lượng phản động. Vì vậy, Đất vỡ hoang “dường
như tiếp tục câu chuyện về cuộc đời, cảnh ngộ và sự trưởng thành của những con
người trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp” [7, tr.255].
Tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp kể về nhân vật Đavưđôp - cán bộ
của Đảng xuất thân từ công nhân nhà máy lớn ở Leningrat được cấp trên cử về ấp
Grêmiachi Lôc vùng sông Đông để phụ trách công cuộc tập thể hóa nông nghiệp.
Tại đây anh đã gặp Nagunôp - bí thư chi bộ và Anđrây - chủ tịch Xô viết thôn đã
cùng với Đavưđôp hợp thành hạt nhân lãnh đạo công việc xây dựng nông trang tập

thể tại địa phương. Về mặt bản chất xã hội và giai cấp, họ đều trải qua thử thách ác
liệt trên chiến trường của cuộc đại chiến lần thứ nhất. Trong thời kì nội chiến họ đều
đứng trong hàng ngũ Hồng quân bảo vệ chính quyền Xô viết. Nhưng giờ đây, khi
đất nước đã vắng bóng quân thù và bước vào công cuộc khôi phục kinh tế những
người cộng sản lại mang trong mình nhiệm vụ mới cũng không kém phần gay go và
quyết liệt như những ngày đối mặt với kẻ thù. Trận địa mới này hoàn toàn không
giống như trước đây trong cuộc nội chiến. Không chỉ cần có quyết tâm và lòng dũng
cảm mà còn phải cần giữ được tính nhân bản như chìa khóa mở lối vào lòng người.
Làm sao giúp người nông dân đoạn tuyệt được với tâm lí tư hữu thâm căn cố đế có
từ ngàn đời ở người nông dân để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho những
người dân Côzăc mà họ rất mực yêu thương? Đó là câu hỏi lớn buộc những người
đảng viên cộng sản phải giải đáp.
Thời gian đầu công cuộc hợp tác hóa diễn ra thật khó khăn, do những người
nông dân côzăc chưa hiểu hết ý nghĩa của việc xây dựng nông trang tập thể nên ra
sức chống đối lại chính quyền. Bắt đầu là công việc tập thể hóa ruộng đất, công cụ
sản xuất và đại gia súc. Phần vì quần chúng không hiểu chủ trương nên có người


đem cả gà, vịt đến, người thì làm thịt gia súc để tránh tập trung do lời xúi giục của
bọn xấu. Cũng có người xin vào nông trang nhưng lại thấy tiếc của khi phải đem
nộp con bò của mình như nông dân Maiđanhikôp. Tiếp đến là việc tịch thu tài sản
của bọn nhà giàu... cứ mỗi việc làm lại gặp thêm một trở ngại, vấp váp mới của cán
bộ lãnh đạo do thiếu hiểu biết và ấu trĩ về quan điểm. Đặc biệt, Đavưđôp có quan hệ
đi lại với Luska càng làm cho sự việc trở nên phức tạp. Công việc thành lập nông
trang đã bắt đầu ổn định thì kẻ địch lại ráo rít hoạt động, chuẩn bị cho một âm mưu
bạo động vũ trang khi thời cơ đến. Chúng giết hại cán bộ an ninh trên khu về điều
tra. Tưởng rằng tất cả những sự kiện dồn dập ấy, khiến những người đảng viên cộng
sản nản chí. Nhưng bằng trái tim và lòng nhiệt huyết, những người đảng viên
Đavưđôp, Radơmiôtnôp, Nagunôp đã gần gũi, thuyết phục, tuyên truyền vận động
nhân dân vào nông trang. Họ sẵn sàng cùng với nông dân ra đồng nhổ cỏ, bón

phân... mà không sợ vất vả. Ngày càng thâm nhập vào đời sống nhân dân, những
người con trung thành của chủ nghĩa xã hội càng hiểu và yêu nhân dân hơn. Và cái
gì đến rồi cũng phải đến, bởi ông trời không phụ lòng người có công, trái tim của
những người nông dân côzăc thân thương đã mở ra và xem những người đảng viên
như con đẻ của mình.
Trong trận chiến cuối cùng vào sào huyệt của kẻ thù, Đavưđôp và Nagunôp
đã anh dũng ngã xuống trong sự tiếc thương của những người nông dân côzăc, tên
sĩ quan người Ba Lan Liachepxki bị Ramiôtnôp bắt chết, còn tên Pôlôptxêp chạy
thoát nhưng về sau hắn cũng bị sa lưới.
Tiểu thuyết Đất vỡ hoang, Sôlôkhôp đã khắc họa thành công hình tượng ba
nhân vật chính là Đavưđôp, Nagunôp, Radơmiôtnôp - những người con trung thành
và dũng cảm của chủ nghĩa xã hội, mỗi người có một nét tính cách sinh động, độc
đáo và rất khác nhau. Sôlôkhôp đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật khái quát hóa và
cá tính hóa. Kế tục những thành tựu của các nhà văn Xêraphimôvich và Phumanôp,
ông đã cùng với Phađêep và Lêônôp khắc phục được “tình trạng sơ lược và công
thức trong việc xây dựng hình tượng người đảng viên cộng sản trong nền văn học
cuối những năm 20 và đầu những năm 30” [7, tr.272]. Trong cuộc đấu tranh một


×