Giáo án lớp 3 - Tuần 8
TUN 8
Th 2 ngy 13 thỏng 10 nm 2008
TON
Luyn tp
I - MC CH, YấU CU:
Giỳp HS:
1. Cng c v phộp chia trong bng chia 7.
2. Tỡm
7
1
ca mt s.
3. p dng gii bi toỏn cú li vn bng mt phộp tớnh chia.
II - CHUN B:
- Cỏc th s cho trũ chi BT1b
- Giy A4 v A0 cho hot ng nhúm BT2
- Phiu BT cho hot ng 3.
- tranh phúng to cho BT4.
III - CC HOT NG DY- HC:
A - KIM TRA BI C:
- Kim tra 3 HS c thuc lũng bng chia 7.
- GV nhn xột v ghi im cho HS.
B - DY BI MI:
1. Gii thiu bi:
- Nờu mc tiờu gi hc v ghi tờn bi lờn bng.
2. Hng dn luyn tp:
Bi 1:
Cõu a) - Yờu cu 4 HS lờn bng lm bi. GV nờu cõu hi: khi ó bit
7 x 8 = 56, ta cú th ghi ngay kt qu ca 56 : 7 c khụng, vỡ sao? (Khi ó bit 7 x
8 = 56 cú th ghi ngay 56 : 7 = 8 vỡ nu ly tớch chia cho tha s ny thỡ c tha s
kia.
- Yờu cu HS gii thớch tng t vi cỏc trng hp cũn li.
Cõu b) Trũ chi Tip sc
GV vit sn cỏc phộp toỏn lờn bng (chia lm 2 ct, mi ct 4 phộp tớnh dnh cho mi
i, gia 1 phộp tớnh); yờu cu mi i tip sc lờn bng gn kt qu (GV ó chun
b sn trờn th) ỳng vo phộp tớnh tng ng. i no gn nhanh v ỳng nhiu hn
thỡ thng cuc.
Bi 2:
- GV chia lp lm 4 nhúm, phỏt cho mi nhúm 1 t giy A4 cú vit 2 phộp tớnh ca
nhúm mỡnh, yờu cu tng thnh viờn trong nhúm lm bi vo nhỏp sau ú tho thun
thng nht kt qu v nhúm trng c 1 bn vit ỏp ỏn vo giy A4, cỏc i hon
thnh xong s dỏn bi lm ca mỡnh lờn t giy A0 GV ó chun b sn trờn bng
lp.i din tng nhúm trỡnh by cỏch tớnh, HS theo dừi, nhn xột bi ca nhúm bn.
GV nhn xột tng nhúm, tuyờn dng nhúm lm ỳng, trỡnh by p.
Bi 3:
Cho HS c yờu cu bi toỏn, giỳp cỏc em phõn tớch bi toỏn. GV vit túm tt lờn
bng. Yờu cu HS lm bi vo phỏt phiu bi tp, mi 1 HS lờn bng lm bi. GV cú
th chm 1 s phiu lm xong sm, HS np phiu bi tp. GV cựng HS nhn xột bi
lm trờn bng.
Giáo viên trờng Tiểu học Vĩnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
Bài 4: Tìm
7
1
số con mèo trong mỗi hình
GV dán 2 hình phóng to (như trong SGK) lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm
7
1
số
con mèo trong mỗi hình, HS làm theo nhóm đôi. Sau đó 1 số em nêu ý kiến của mình,
GV mời 2 em lên bảng khoanh vào
7
1
số con mèo trong mỗi hình (mỗi em khoanh
vào một hình)
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành BT vào vở, luyện tập thêm về phép chia trong bảng
chia 7.
----------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Các em nhỏ và cụ già
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
A- TẬP ĐỌC:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh, ríu rít…
- Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào)
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải
quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi
người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
B- KỂ CHUYỆN:
1. Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu
chuyện; giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II - CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sơ đồ đường thẳng cho tiết kể chuyện.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TẬP ĐỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B - DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay, các em sẽ đọc một truyện kể về các bạn nhỏ với một cụ già quan đường.
(HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK: Các bạn nhỏ đang ân cần hỏi thăm
một cụ già ngồi bên vệ đường. Vẻ mặt cụ gài rất buồn bã.)
Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâmđến
người khác như thế nào, sự quan tâm của các bạn có tác dụng như thế nào đối với một
cụ già đang buồn khổ, lo âu.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài:
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi
đúng, đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+ GV kết hợp giúp HS giải nghĩa những từ khó được chú giải trong SGK (sếu; u sầu,
ngẹn ngào). Yêu cầu HS đựt câu với những từ: u sầu, nghẹn ngào để nắm chắc thêm
những từ ngữ này.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? (Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ)
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? (Các bạn gặp một cụ già
đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.)
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? (Các bạn băn khoăn và trao đổi với
nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến
tận nơi hỏi thăm ông cụ.)
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? (Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan,
nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.)
- HS đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời:
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn? (Cụ bà đang ốm nặng, đang nằm trong viện, rất khó
qua khỏi.)
+ Vì sao trò chuyện vơis các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? (Ông cảm thấy nổi
buồn được chia sẻ./ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện./ ÔNg cảm
động trước tấm lòng của những bạn nhỏ./ ÔNg thấy các bạn nhỏ được an ủi vì các
bạn nhỏ quan tâm tới ông./ ÔNg cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn
nhỏ….)
- Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho truyện theo
gợi ý trong SGK.
(Những đứa trẻ tốt bụng./ Chia sẻ./ Cảm ơn các cháu./ …Nêu được lí do vì sao chọn
tên đó)
- GV: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau./
Con người phải yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau./ Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn
nhau là rất cần thiết, rất đáng quí)
GV chốt lại: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn
các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông
cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu chuyện muốn nói với các em: Con
người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của
những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu
bớt và cuộc sống đẹp hơn.
4. Luyện đọc lại:
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2,3, 4, 5.
- Một nhóm HS 6 em thi đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ).
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng.
- cả lớp và GV bình chọn CN đọc tốt.
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
Vừa rồi các em đã thi đọc truyện Các em nhỏ và cụ già theo cách phân vai, trong đó
có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện. Sang phần kể chuyện, các em sẽ thực
hiện một nhiệm vụ mới: tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn
bộ câu chuyện theo lời của bạn.
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
- GV mời 1 HS chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. Trước khi kể cần nói rõ em chọn
đóng vai bạn nào? (Vai bạn trai nêu câu hỏi đầu tiên hay vai bạn nói câu thứ 2, thứ
3…)
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
- Nếu còn thời gian, cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. (Dựa vào sơ đồ đường thẳng
GV đã chuẩn bị trên bảng)
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV hỏi: Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn
lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa? (HS phát biểu ý kiến)
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập kể chuyện, kể lại cho bạn bè
và người thân nghe.
----------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 14 tháng 10 năm 2008
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
TOÁN
Giảm đi một số lần
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Giúp HS:
1. Biết cách giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
2. Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
II - CHUẨN BỊ:
Các tranh vẽ 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết trước (2 HS lên bảng làm bài)
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS.
B - DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS cách giảm 1 số đi nhiều lần:
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các con gà như hình vẽ trong SGK rồi đặt câu hỏi để HS
trả lời:
- Số con gà ở hàng trên (6 con gà)
- Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên: Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì số
con gà ở hàng dưới (6 : 3 = 2 (con gà)).
GV ghi lên bảng như trong SGK, cho HS nhắc lại:
Hàng trên: 6 con gà
Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (con gà)
Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
- GV hướng dẫn HS tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB
và CD (như trong SGK).
- Cho HS trả lời câu hỏi: “Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào? (Muốn giảm 8 cm
đi 4 lần ta chia 8 cm cho 4); “Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào?” (Muốn giảm
10 kg đi 5 lần ta chia 10kg cho 5)….Sau đó cho HS trả lời câu hỏi ở dạng khái quát
hơn; “Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Muốn giảm một số đi nhiều
lần ta chia số đó cho số lần), Yêu cầu một số HS nhắc lại câu trả lời này.
3. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên của bảng.
- T: Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào? (Muốn giảm một số đi 4 lần ta lấy số
đó chia cho 4.)
- Muốn giảm 12 đi 4 lần ta làm thế nào? (Muốn giảm 12 đi 4 lần ta lấy
12 : 4 = 3)
- Muốn giảm một số đi 6 lần ta làm thế nào? (Muốn giảm một số đi 6 lần ta lấy số đó
chia cho 6)
- Muốn giảm 12 đi 6 lần ta làm thế nào? (Muốn giảm 12 đi 6 lần ta lấy
12 : 6 = 2)
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp các phần còn lại của bài (HS làm bài, sau đó 2 em
ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau).
- GV chữa bài, ghi điểm cho HS.
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
Bài 2:
a) - Gọi 1 HS đọc đề bài phần a).
- T: Mẹ có bao nhiêu quả bưởi? (Mẹ có 40 quả bưởi)
- Số bưởi sau khi bán như thế nào so với số bưởi ban đầu? (Số bưởi ban đầu giảm đi 4
lần thì bằng số bưởi còn lại sau khi bán)
- Vậy ta vẽ sơ đồ như thế nào?
+ Thể hiện số bưởi ban đầu là mấy phần bằng nhau? (là một phần)
+ Khi giảm số bưởi ban đầu đi 4 lần thì còn lại mấy phần? (4 phần giảm đi 4 lần thì
còn lại 1 phần)
+ Vậy vẽ số bưởi còn lại là mấy phần bằng nhau? (Là một phần)
- Hãy tính số bưởi còn lại (40 : 4 = 10 (quả))
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
b) Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài giải:
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ.
Bài 3:
Cho HS làm bài tập tại lớp, lưu ý với HS phân biệt giảm 4 lần so với giảm đi 4cm
a) - HS tính nhẩm độ dài của đoạn thẳng CD: 8cm : 4 = 2cm
- Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 2cm.
b) - Tính nhẩm độ dài của đoạn thẳng MN: 8cm - 4cm = 4cm
- Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 4cm
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở và luyện tập thêm về giảm một số đi
một số lần.
--------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Các em nhỏ và cụ già
Phân biệt d/gi/r, uôn/uông
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
1. Nghe- viết chính xác, trình bày đúng 4 đoạn của truyện Các em nhỏ và cụ già.
2. Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d (hoặc có vần
uôn/uông) theo nghĩa đã cho.
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung BT2a hoặc 2b
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV đọc cho 3 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con các tiếng chứa âm, vần khó đã luyện
ở bài trước: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi.
B - DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
a) Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già.
- GV hướng dẫn nắm nội dung đoạn viết, hỏi: Đoạn này kể chuyện gì? (Cụ già nói với
các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn: cụ bà ốm nặng phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ cảm
ơn lòng tốt của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.)
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
+ Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu? (7 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? (Các chữ đầu câu)
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gi? (Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch
đầu dòng, viết lùi vào một chữ)
- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn. VD: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt…
b) HS nghe GV đọc, viết bài vào vở
c) Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a hay 2b
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài CN vào bảng con.
- Sau thời gian qui định, cả lớp giơ bảng. GV quan sát, mời 3 HS giơ bảng con trước
lớp. cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Một số HS đọc lại kết quả đúng
trên bảng con.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
Câu a) giặt- rát- dọc
Câu b) buồn- buồng- chuông
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
GV nhắc những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà viết lại cho đúng 3 lần với
mỗi chữ viết sai.
-----------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiếng ru
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, thân lúa, nhân gian,…
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng,
mỗi câu thơ. Biết đọc bài thơ với dọng tình cảm, thiết tha.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài (đồng chí, nhân gian, bồi).
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng động phải yêu
thương anh em, bạn bè, đồng chí.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II - CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài thơ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
Hai HS kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ trong truyện
(HS 1 kể đoạn 1 và 2. HS 2 kể đoạn 3 và 4), sau đó trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn
nói với các em điều gì?
B - DẠY BÀI MỚI:
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
1. Giới thiệu bài:
Truyên Các em nhỏ và cụ già đã cho các em thấy: Con người phải yêu thương, quan
tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mỗi người cảm
thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. Bài thơ Tiếng ru các
em học hôm nay sẽ tiếp tục nói với các em về mối quan hệ giữa người với người
trong cộng đồng.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài thơ (giọng thiết tha, tình cảm)
(HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ trong SGK: Các bạn nhỏ đang hớn hở đi giữa
cánh đồng lúa chín vàng rực, có ông bay, hoa nở,…)
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 1 câu (2 dòng thơ).
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,
nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ mới: đồng chí, nhân gian, bồi được chú giải sau bài.
- Đọc từng khort thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc thầm từng khổ, cả bài để tìm hiểu bài thơ
- Con ong, con cá, con chim yêu những gi? Vì sao?
(+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
+ Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được.
+ Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay
lượn.)
- Một HS đọc câu hỏi 2 (Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2),
đọc câu mẫu. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2, suy nghĩ , trả lời. GV khuyến khích các em
diễn đạt mỗi câu thơ theo nhiều cách.
- Một HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm lại, trả lời: Vì sao núi không
chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? (Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi
mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.)
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1; GV hỏi: Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính
của bài thơ? (Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.)
GV: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương bạn bè, anh em,
đồng chí.
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó hướng dẫn HS đọc khổ thơ 1 (giọng thiết tha, tình
cảm, nghỉ hơi hợp lí)
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hai HS nhắc lại điều bài thơ muốn nói.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ.
-----------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim
Gi¸o ¸n líp 3 - TuÇn 8
Vệ sinh thần kinh
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có khả năng:
1. nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
2. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
3. Kể được tên một số thứa ăn, đồ uống…nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ
quan thần kinh.
II - CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK trang 32, 33
- Phiếu học tập
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
* Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần
kinh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 23
SGK; đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ từng nhân vật trong mỗi hình
đang làm gì; việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm để thư kí ghi kết quả thoả luận của nhóm vào
phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp. Mỗi HS chỉ nói về một hình. Các HS
khác góp ý, bổ sung.
Hoạt động 2: ĐÓNG VAI
* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần
kinh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, một phiếu ghi một trạng thái tâm lí:
+ Tức giận
+ Vui vẻ
+ Lo lắng
+ Sợ hãi
- GV đi đến từng nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu và yêu cầu các em tập diễn đạt
vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu.
Bước 2: Thực hiện
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu trên của GV.
Bước 3: Trình diễn
- Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí
mà nhóm được giao.
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiận trạng thái tâm lí nào và
cụng nhau thảo luận nếu một người luôn ở trong trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi
hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Kết thúc việc trình diễn và thảo luận xen kẽ, GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua
hoạt động này.
Gi¸o viªn trêng TiÓu häc VÜnh Kim