Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thamluan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.84 KB, 6 trang )

SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN Nhóm Sử
Trường THPT Mường Nhé

THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
1. Nhận thức về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử:
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử là quá trình thu thập và sử lí
những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với mục tiêu dạy học.
Đây là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện
pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, và nó có ý nghĩa to lớn về nhiều
mặt:
Thứ nhất, kiểm tra đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh,
đánh giá được kết quả học tập của các em, và phát hiện những thiếu xót trong kiến
thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Đồng thời, cũng đánh giá được kết quả
công tác giảng dạy của bản thân, đúc rút kinh nghiệm và có những biện pháp thích
hợp nâng cao chất lượng dạy học.
Thứ hai, kiểm tra, đánh giá có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất
của học sinh, hình thành ở các em lòng tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung
thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
Thứ ba, kiểm tra đánh giá có tác dụng lớn trong việc phát triển toàn diện học
sinh, về năng lực nhận thức, khả năng tư duy, những kĩ năng và thói quen trong học
tập của học sinh.
Như vậy, nếu thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học bộ môn.
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm các yêu cầu về giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển. song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng
của học sinh.
Về mặt kiến thức, cần đánh giá học sinh theo 6 mức độ: Nhận biết - thông hiểu
- vận dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá. Những mức độ này nhiều khi đan xen và


đi liền nhau. Tuy nhiên, trong mỗi đề hay mỗi câu hỏi kiểm tra không nhất thiết phải
đủ cả 6 mức trên.
Về mặt kĩ năng, trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử cần tập trung vào các kĩ
năng: - Sử dụng lược đồ, biểu đồ, lập bảng thống kê...; - tư duy: so sánh, phân tích,
tổng hợp, đánh giá, vận dụng...; - thu thập, sử lí, viết báo cáo và trình bày thông tin
lịch sử. Giáo viên còn phải căn cứ vào mục đích giáo dục nhằm tào tạo ra những con
người năng động, sáng tạo, thích ứng và hoà nhập để kiểm tra trí thông minh, sáng
tạo, tư duy của học sinh.
Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá có thể do giáo viên kiểm tra, đánh
giá hoặc do học sinh tự kiểm tra, đánh giá:
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, có thể tiến hành hai loại kiểm tra
đánh giá: - Kiểm tra cơ bản, gồm kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, thi cuối kì, cuối cấp:
- Kiểm tra ngoài giờ học, rất phong phú, đa dạng có thể quy vào hai loại: kiểm tra
việc tự học ở nhà và kiểm tra trong các hoạt động ngoại khoá.
Trong dạy học lịch sử, về cơ bản có hai hình thức kiểm tra: - Kiểm tra miệng
có thể tiến hành vào đầu giờ học hoặc đan xen trong quá trình dạy học, có thể giúp
giáo viên nhanh chóng đánh giá được học sinh; - kiểm tra viết có kiểm tra 15 phút, 1
tiết, thi cuối kì, cuối cấp giúp giáo viên đánh giá được trình độ của tất cả học sinh,
qua đó đánh giá trình độ các em về mọi mặt.
Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử gồm: kiểm tra đánh
giá bằng câu hỏi tự luận và kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử góp
phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, các cấp quản lí giáo dục, các trường
cho đến các thầy cô giáo phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá
học sinh. Đó là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học. Đồng thời khi
kiểm tra đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy của kết quả kiểm tra, tránh việc chạy theo
thành tích. Phải đảm bảo tính hoàn thiện trong nội dung kiểm tra, đánh giá. Phải đổi
mới, đa dạng hoá hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử, tổ
chức tốt các khâu ra đề, coi và chấm kiểm tra.
2. Điều kiện để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Về thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến kiểm tra, đánh giá như việc lên kế hoạch làm các
loại đề kiểm tra định kì, việc tổ chức các kì thi kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế.
- Thực tế trong những năm qua, nhận thức rõ về chức năng, nhiệm vụ của bộ môn
lịch sử ở trường phổ thông. Vì vậy mà giáo viên đã có nhiều cố gắng cải tiến về nội
dung và phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đặc biệt là việc tìm
tòi, trao đổi với đồng nghiệp về đổi mới hình thức kiểm trá đánh giá để mang lại hiệu
quả cao.
- Học sinh chủ yếu là con em dân tộc nên ngoan, chăm chỉ trong học tập, trung thưc
trong học tập và thi cử.
Về khó khăn:
- Cán bộ quản lí giáo dục, cũng như các giáo viên bộ môn và học sinh chưa nhận thức
đúng đắn về vai trò của bộ môn lịch sử, thường coi sử là môn phụ, môn học thuộc
lòng.
- Đội ngũ giáo viên bộ môn còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng, đặc biệt là sự
lạc hậu, bảo thủ về phương pháp dạy học lịch sử. Một số giáo viên còn ngại khó, làm
các đề kiểm tra còn mang tính đối phó, hình thức.
- Việc học tập của học sinh còn nặng về mục đích thi cử nên còn tình trạng học tủ,
học lệch, chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
- Học sinh đầu vào còn quá thấp, hổng kiến thức từ các lớp dưới, nhiều học sinh còn
chưa đọc thông viết thạo
- Học sinh chủ yếu là con em dân tộc nên trình độ nhân thức còn thấp, chưa phấn đấu
vươn lên trong học tập, phương pháp học tập còn thụ động, ỷ lại , lười ruy nghĩ, về
nhà không học bài và làm bài tập.
- Các bậc phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Dẫn đến
việc chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, không đầu tư đúng mức cho việc
học tập.
Từ thực trạng trên nên việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nói chung,
đổi mới việc kiểm tra đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.
Tốn tại, hạn chế trong việc thưc hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá:

- Trong kiểm tra chỉ mới xem xét học sinh nhớ, biết những sự kiện lịch sử đã học,
chưa kiểm tra mức độ hiểu biết, vận dụng của học sinh.
- Chưa phát huy được kĩ năng của học sinh, tức là ít kiểm tra về kĩ năng sử dụng bản
đồ, lược đồ...Chưa gắn liền viêc học đi đôi với hành.
- Trong đề kiểm tra chưa biết kết hợp hài hòa giưa việc ra câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm. Vì mỗi dạng đều có những ưu điểm và hạn chế, nó có thể bổ trợ cho nhau,
nên dẫn đến hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá chưa cao.
- Giáo viên chưa xác định được kiến thức chuẩn, nên nội dung kiểm tra còn lan man,
vụn vặt.
- Giáo viên chưa khuyến khích học sinh suy nghĩ, phát biểu, thường áp đặt, bắt buộc
học sinh phải tiếp nhận thụ động một luận điểm hay một kết luận nào đó.
Trong việc kiểm tra đánh giá còn nhiều hạn chế nên kết quả học tập bộ môn
lịch sử chưa cao, học sinh chưa nắm được kiến thức cơ bản, nắm mơ hồ, lẫn lộn các
sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Một số biện pháp góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá, trước tiên giáo viên phải nhận
thức đúng về vai trò của kiểm tra, đánh giá. Nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một khâu
quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Các câu hỏi kiểm tra, đánh giá phải ở mức độ vừa phải, có giá trị, phù hợp với từng
lớp, từng đối tượng học sinh. Tránh đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của
học sinh và cũng không quá đơn giản, cần bám sát chương trình sách giáo khoa, mục
tiêu và đặc trưng của môn lịch sử.
- Cần giành nhiều thời gian cho việc kiểm tra học sinh vào cuối mỗi bài bằng các câu
hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm mà giáo viên chuẩn bị trước. Qua đó đánh giá được
nhận thức của học sinh trong từng bài, từng chương, để có sự điều chỉnh phù hợp.
- Trong việc kiểm tra, đánh gia khắc phục thiếu sót thường gặp, như chỉ tiến hành
một chiều - từ thầy đến trò, cần chú ý bồi dưỡng cho học sinh biết tự kiểm tra, đánh
giá lẫn nhau.
- Việc kiểm tra phải hình thành năng lực biết- hiểu- vận dụng kiến thức chứ không

phải chỉ giới hạn ở việc nhớ niên đại, địa danh, sự kiện, nhân vật.
- Trong việc tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên phải động viên, khích lệ học sinh
kịp thời, đồng thời cũng phải là người công tâm, trung thực.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×