Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT Ở AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT
Ở AN GIANG

NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG

AN GIANG, THÁNG 12 – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT
Ở AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài:
ThS. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG

AN GIANG, THÁNG 12 - 2016



Đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của
dê thịt ở An Giang”, do tác giả Nguyễn Bình Trường và cộng tác viên Nguyễn Bá Trung
công tác tại Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Bộ môn Chăn nuôi thú y
thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 07/12/2016.

Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch Hội đồng

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý
Khoa học và Hợp tác Quốc tế và Phòng Tài vụ đã khuyến khích, quan tâm sát sao
và tạo nhiều cơ hội giúp tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên
Thiên nhiên, Ban chủ nhiệm Bộ môn Chăn nuôi Thú y và Văn phòng Khoa Nông
nghiệp ủng hộ, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đề tài này đạt tiến độ
đúng kế hoạch.
Xin cảm ơn cộng tác viên chính của đề tài này: Thầy Nguyễn Bá Trung và
nhóm sinh viên DH14CN giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.
Trân trọng cảm tạ!
An Giang, ngày 15 tháng 12 Năm 2016
Ngƣời thực hiện


Nguyễn Bình Trƣờng

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của dê thịt ở An Giang”
được thực hiện từ tháng 01–11/2016 trong tỉnh An Giang với 2 nội dung chính: Khảo
sát tình hình chăn nuôi dê tại nông hộ ở tỉnh An Giang và so sánh khả năng tăng trọng
của dê thịt trên các nguồn protein bổ sung
Nội dung 01: được tiến hành trên đàn dê nuôi trong 90 hộ tại 3 huyện (Tịnh Biên,
Phú Tân và Tân Châu) tỉnh An Giang, từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015. Kết quả cho
thấy, giống dê Bách Thảo và con lai phổ biến nhất với 91,6%, chăn nuôi với mục đích
sinh sản và bán thịt có tỉ lệ cao nhất là 74,4% trên tổng số hộ được khảo sát. Khối lượng
dê trên 12 đến dưới 24 tháng tuổi của dê đực là 39±18,1 kg và dê cái là 33±7,47kg, khối
lượng dê sơ sinh đực và cái là 2,19±0,73 và 1,84±0,61 kg. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn dê
khoảng 11,6±1,85 tháng và mùa sinh sản từ tháng 1-4 và từ tháng 8-12 hàng năm.
Nguồn thức ăn cho dê rất đa dạng với 14 loại thức ăn, giá trị CP cỏ Ruzi cao nhất với
14% và 8 loại thức ăn bổ sung với giá trị CP cao nhất là xác đậu nành 21%.
Nội dung 02: Qua kết quả của thí nghiệm thể hiện rõ lượng thức ăn tiêu thụ của
nghiệm thức có bổ sung TAHH là thấp nhất (308 g/ngày) nhưng lượng CP tiêu thụ cao
nhất (63,1 gDM) đã cho tăng trọng cao nhất giữa các nghiệm thức (56,7 g/ngày). Điều
này thể hiện rõ hơn trên chỉ tiêu tỉ lệ tiêu hoá DM, CP, NDF lần lược là 78,5%; 70,2%;
70,1% và 80,4% đều cao hơn các nghiệm thức còn lại. Thức ăn bổ sung có ảnh hưởng
đến khả năng tăng trọng và tiêu hoá của dê thịt. Bổ sung TAHH với tỉ lệ 1% khối lượng
dê thịt cho kết quả tốt nhất và cho lợi nhuận cao nhất…
Từ khoá: dê, tăng trọng, tiêu hoá, VA06

iii



ABSTRACT
Topic "Survey on feeds nutritional compositions of goat in An Giang province"
was implemented from July 01-11 / 2016 in An Giang Province with two key issues:
Survey on goat farmers in An Giang province and comparison of growth of fattening
goat on the different protein sources
A study was conducted in 2016, from February to May on goat herds reared at 90
households in 3 districts (Tinh Bien, Phu Tan and Tan Chau of An Giang province) to
identify some characteristics of growth and reproductivity of goat as a basis that to be
continued by other researches. The results revealed that BachThao goat breeds and
hybrids were most popular with 91.6 % and livestock for breeding purposes and meat is
74.4% of total households surveyed. Similar, body weight of new born of male goat and
female goat were 2.19 kg and 1.84 kg. The body weight of goat from 12 to under 24
months are 39,0 kg and 33,0 kg for male and female; The first calving of goat was 11.6
months and their reproductive period focused from january to april and from august december annually. It was suggested that to select male goat with large body weight to
improve the animal size and their reproductivity. The experiment supplemet in the diet
for growth, digestibility and economic of goats was study in 3 month. The experiment
design was completely randomized blocks with three treatments and result such as, feed
intake was not different statistically significant, crude protein intake in treatment VA06
was 46.3 lower than Bran+VA06 treatments was 56.7 and TAHH+VA06 treatment was
63.1 g /head/day. Nutrient digestibility was no significant difference statistically on
indicators DM, OM and NDF but TAHH+VA06 treatments are higher than the other
treatments. Particularly, Crude protein digestion rate of TAHH+VA06 is 80.1% highter
statistically significant with VA06 is 70.3%. Best weight gain treatments TAHH+VA06
is 56,7 significantly high compared to the VA06 is 41.8 g/head/day.
Key words: goat, weight gain, digestive, VA06.

iv



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
An Giang, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Bình Trƣờng

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Abstract .........................................................................................................................iv
Lời cam kết .................................................................................................................... v
Mục lục ..........................................................................................................................vi
Danh sách bảng .............................................................................................................ix
Danh sách hình ............................................................................................................... x
Danh sách chử viết tắt ...................................................................................................xi
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5 Những đóng góp của đề tài ...................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1.1. Trong nước. ........................................................................................................... 3
2.1.2. Ngoài nước ............................................................................................................ 4
2.2. Lược khảo vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5
2.2.1 Giống dê ................................................................................................................. 5
2.2.2 Khả năng tiêu hóa................................................................................................... 7
2.2.3 Vài nét về đặc điểm lên men vi sinh vật dạ cỏ ....................................................... 8
2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng về tăng trọng của dê ........................................................... 11
2.2.5 Một số tập tính khác biệt của dê .......................................................................... 13
2.2.6 Kỹ thuật chọn dê giống trong chăn nuôi dê thịt ................................................... 14
2.2.7 Đo vòng ngực để tính trọng lượng dê .................................................................. 15
2.2.8 Các loại thức ăn của dê ........................................................................................ 16
2.3. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 18
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19

vi


3.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................... 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 19
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 19
3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 19
3.2.1. Nội dung 1 ........................................................................................................... 19
3.2.2. Nội dung 2 .......................................................................................................... 20
3.3. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................... 22
3.4. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................. 23
3.5. Phân tích dữ liệu .................................................................................................... 23

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 24
4.1. Thành phần dinh dưỡng nguồn thức ăn nuôi dê .................................................... 24
4.1.1. Số lượng dê phân theo huyện, thị xã. .................................................................. 24
4.1.1. Giống dê. ............................................................................................................. 25
4.1.3. Cơ cấu đàn. .......................................................................................................... 26
4.1.4. Mục đích nuôi. .................................................................................................... 27
4.1.5. Qui mô chăn nuôi dê nông hộ. ............................................................................ 27
4.1.6. Chuồng trại và phương thức nuôi........................................................................ 28
4.1.7. Thức ăn................................................................................................................ 29
4.1.8. Thức ăn bổ sung. ................................................................................................. 31
4.1.9. Thành phần hóa học một số loại thức ăn............................................................. 32
4.1.10 Khối lượng dê trong vùng khảo sát. ................................................................... 33
4.1.11 Chăn nuôi dê sinh sản ........................................................................................ 34
4.1.12 Khối lượng sơ sinh và tuổi cai sữa của dê.......................................................... 35
4.1.13 Mùa sinh sản của dê. .......................................................................................... 36
4.2. So sánh khả năng tăng trọng của dê thí nghiệm ..................................................... 37
4.2.1 Thành phần hoá học của thức ăn dùng trong thí nghiệm ..................................... 37
4.2.2 Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của dê ở các nghiệm thức .................................. 37
4.2.3 Sự thay đổi thể trọng của dê ................................................................................. 38
4.2.4 Khả năng tiêu hoá khẩu phần thức ăn của dê ở các nghiệm thức ........................ 39
Chƣơng 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................... 41

vii


5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 41
5.2. KIẾN NGHỊ. .......................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 45
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 48


viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của dê ở điều kiện nhiệt đới ........................................... 12
Bảng 2: Bảng đo vòng ngực để tính trọng lượng dê ..................................................... 15
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng bánh dầu đậu nành .................................................... 17
Bảng 4: Công thức thức ăn hỗn hợp.............................................................................. 21
Bảng 5: Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................... 23
Bảng 6: Phân bố đàn dê cừu theo đơn vị....................................................................... 24
Bảng 7: Các giống dê hiện có ....................................................................................... 25
Bảng 8: Cơ cấu đàn dê trong vùng khảo sát .................................................................. 26
Bảng 9: Tỉ lệ về mục đích chăn nuôi dê ........................................................................ 27
Bảng 10: Số lượng dê trong mỗi hộ nuôi ...................................................................... 27
Bảng 11: Phương thức chăn nuôi .................................................................................. 29
Bảng 12: Thức ăn xanh dùng trong chăn nuôi dê ......................................................... 30
Bảng 13: Thức ăn bổ sung cho dê tại chuồng ............................................................... 31
Bảng 14: Giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn và phụ phẩm .................................... 32
Bảng 15: Khối lượng dê qua các tháng tuổi .................................................................. 33
Bảng 16: Các chỉ tiêu sinh sản dê cái ............................................................................ 34
Bảng 17: Chỉ tiêu khối lượng và tuổi cai sữa dê con .................................................... 35
Bảng 18: Thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu .................................................... 37
Bảng 19: Lượng thức ăn tiêu thụ của dê thí nghiệm ..................................................... 37
Bảng 20:Trọng lượng và chi phí trong thời gian thí nghiệm ........................................ 38
Bảng 21: Lượng thức ăn tiêu thụ và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của dê trong thí nghiệm40

ix



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Dê Boer .............................................................................................................. 5
Hình 2: Dê Bách Thảo..................................................................................................... 6
Hình 3: Thu thập thông tin nông hộ .............................................................................. 20
Hình 4: Chuồng nuôi dê cá thể ...................................................................................... 22
Hình 5: Giống dê Bách Thảo ........................................................................................ 26
Hình 6: Chuồng trại nuôi dê nông hộ ........................................................................... 28
Hình 7: Trồng cỏ VA06 cung cấp thức ăn xanh ........................................................... 30
Hình 8: Cân khối lượng dê tại hộ nuôi .......................................................................... 34
Hình 9: Cân khối lượng cá thể dê thí nghiệm ............................................................... 39
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đẻ của đàn dê qua các tháng trong năm .............................................. 36

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
n: Số mẫu
Mean: Trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
VN: vòng ngực
P: khối lượng
ĐVTA: Đơn vị thức ăn
cs.: Cộng sự
m: mét

xi



CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nuôi dê là một hướng đi mới trong chăn nuôi của tỉnh An Giang, sau thời gian
những năm gần đây, khi giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã
bắt đầu nuôi dê trở lại (Ánh Nguyên, 2014). Theo Cục Thống Kê tỉnh An
Giang (2016) thì tổng đàn dê cừu tỉnh An Giang là 11.905 con, tập trung nhiều
nhất tại huyện Phú Tân là 2.183 con, Tịnh Biên là 1.683 con, Tân Châu là
1.586 con…Ngoài việc tăng đàn dê thì một vấn đề đang được chú ý là đàn dê
đang được nâng cao về khối lượng cơ thể trên cơ sở cải thiện con giống địa
phương. Do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng nên chăn nuôi dê trong thời gian
gần đây đạt hiệu quả kinh tế cao, dê thịt có giá từ 100.000–110.000 đồng/kg
với khối lượng dê sau thời gian nuôi 5–6 tháng nặng khoảng 25–30 kg/con và
thu lợi nhuận khoảng 1,2–1,5 triệu đồng/con.
Các kết quả nghiên cứu tại Ninh Bình của Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải
(2010), tại Bắc Thái của Nguyễn Đình Minh (2002), tại Quảng Trị của Trần
Văn Do (2012) và tại Trà Vinh của Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
(2007)…tập trung chủ yếu cho khả năng phát triển của con lai trên nguồn thức
ăn tự nhiên hay nguồn cỏ trồng của địa phương. Nghiên cứu tận dụng các
nguồn protein cho khả năng tăng trọng trên dê còn khá hạn chế. Nguyễn Đông
Hải (2008) nghiên cứu lượng protein thô ăn vào ở mức: 6,0; 6,5 và 7,0 g/kg
thể trọng/ngày từ nguồn thức ăn lá so dữa, cỏ lông tây và bánh dầu đậu nành
của dê giai đoạn 7-8 tháng tuổi cho tăng trọng bình quân/ngày/con là 87,4 g;
88,2 g và 89,4 g. Nguyễn Thị Thu Hồng và Võ Ái Quấc (2005) thực hiện thí
nghiệm thay thế đến 45% cây Mai Dương tính trên vật chất khô trong khẩu
phần ăn của dê cho tăng trọng 61,7 g/con/ngày so với khẩu phần ăn 100% cỏ
lông Para là 42,7 g….Với sự hiện đại của nền công nghiệp, người chăn nuôi
có thể bổ sung nguồn protein cho dê từ bột cá, thức ăn hỗn hợp, bã bia, tấm,
cám…giúp cho đàn dê phát triển.

Chăn nuôi dê dựa trên nền tảng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là chính,
nhưng sự phát triển trở lại của đàn dê trong tỉnh An Giang đang đặt ra nhu cầu
về giống, kỹ thuật nuôi cho phát triển. Bên cạnh đó nhu cầu về việc cải thiện
tầm vóc đàn dê, nâng cao tăng trọng, cải thiện năng suất thịt của đàn dê tại địa
phương đối với chăn nuôi dê thịt đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra.
1


Nhưng trên hết của các vấn đề là phải xác định được nền tảng hiện tại cho phát
triển. Do đó, đề tài này sẽ tạo ra nền tảng cơ bản cho những nghiên cứu tiếp
theo của Bộ môn Chăn Nuôi & Thú Y, Đại Học An Giang
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi dê tại tỉnh An Giang
Xác định thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn thông dụng trong
chăn nuôi dê
So sánh sánh khả năng tăng trọng của dê ở các khẩu phần thức ăn khác nhau.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dê của các hộ nuôi trong tỉnh An Giang
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại nông hộ ở tỉnh An Giang.
So sánh khả năng tăng trọng của dê thịt trên các nguồn protein bổ sung
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt khoa học: cung cấp thông tin mới nhất về chăn nuôi dê trên
các chỉ tiêu về sinh sản, sinh trưởng, con giống và thức ăn.
Đóng góp công tác đào tạo: giúp sinh viên học làm nghiên cứu tốt nghiệp
Đóng góp phát triển kinh tế xã hội: cải tiến năng suất dê thịt

2



CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Trong nƣớc
Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (2000) ở Việt Nam nghề chăn
nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng canh tự túc tự phát.
Tổng đàn dê Miền Bắc chiếm tỉ lệ 72,5% so với cả nước và tập trung chủ yếu
ở vùng núi phía Bắc. Nhiều năm qua việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa
được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận
dụng chăn thả kết hợp, thiếu kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là dê tại địa
phương (dê Cỏ) lấy thịt nên năng suất thấp, chưa có hệ thống giống trong cả
nước. Hiện nay một số giống dê nước ngoài đang nuôi tại Việt Nam như Bách
Thảo, Jumnapari, Beetal, Barbari, Alpine, Saanen và Boer. Kết quả sử dụng dê
đực Bách Thảo, Jumnapri và Beetal lai cải thiện giống dê Cỏ của Trần Văn Do
(2012) cho con lai có khả năng thích nghi sức sản xuất tốt. Dê cỏ có khối
lượng sơ sinh là 1,62 kg và khối lượng tại thời điểm 12 tháng tuổi là 15,1 kg,
tương ứng với con lai F1 của giống Bách Thảo là 2 kg và 25,2 kg; dê Jumnapri
là 1,98 kg và 24,8 kg và Beetal là 2,04 kg và 26,6 kg. Trần Văn Hạnh (2008)
thực hiện thí nghiệm tại tỉnh Bình Định, sử dụng dê đực giống Boer phối với
đàn dê cái địa phương cho con đực lai F1 có khối lượng sơ sinh là 2,6 kg và
khối lượng 6 tháng tuổi là 21,7 kg. Ngoài ra còn một số kết quả nghiên cứu lai
tạo trên dê của các tác giả khác như Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010)
tại Ninh Bình, Nguyễn Đình Minh (2002) tại Bắc Thái…
Nghiên cứu trên dê tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, trong những tỉnh
lân cận của An Giang có nghiên cứu của Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
(2007) thực hiện tại Trà Vinh. Đàn dê đực giống (Bách thảo thuần, Jumnapari
ngoại thuần và dê lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách thảo) và con lai của
chúng với đàn dê cái địa phương thích nghi và phát triển tốt. Khối lượng của
đàn dê lai lúc 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tuổi lần lượt là 12,5 kg; 18,5 kg và

25,1 kg cao hơn 23,66-28,45% so với đàn dê tại địa phương. Tất cả các nghiên
cứu phát triển giống dê được thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn thức ăn sẵn
có của địa phương hay cỏ trồng cho chăn nuôi dê. Chăn nuôi dê là một nghề
đang phát triển tốt trong những năm gần đây, với thuận lợi về giá trị thương
mại, các công trình nghiên cứu được thực hiện trên dê và khả năng đa dạng
3


hóa các nguồn protein. Đây là cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao
năng suất sinh trưởng và sinh sản của con dê tại các nông hộ kết hợp
2.1.2 Ngoài nƣớc
Ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết giống dê ở Malaysia nhỏ,
khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20-25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các
giống dê như Alpine, Seanen, Toggeburg, Anglo Nubian từ nước Đức vào để
lai với giống dê tại địa phương ở khắp nơi trong cả nước. Con lai có khối
lượng khi trưởng thành là 32-36 kg, cao hơn so với dê nội và vừa cho thịt vừa
cho sữa. Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê được chính phủ
quan tâm chú ý. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê Quốc
gia đã được thiết lập. Theo Escano, Samonte (1991) thì tổng số đàn dê ở
Philippin năm 1983 là 1,9 triệu con, đến năm 1988 là 2,1
triệu con. Hàng năm sản xuất ra gần 40.000 tấn thịt. Theo Bẹo Philippin hiện
đã đưa ra và đang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê
nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê của Philippin trong những năm tới (trích
từ Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).
Theo Vũ Đức (2015) thì dê và cừu được coi là vật nuôi thế mạnh của
Indonesia với hơn 55% hộ nuôi ở các quy mô khác nhau. Do đó, chính phủ và
các cơ quan quản lý địa phương đặc biệt quan tâm tới nhóm đối tượng nuôi
chiếm nhiều ưu thế này. Con dê gắn liền với nét văn hóa của người dân
Indonesia và là lễ vật không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của đất
nước. Với nông dân Indonesia, dê là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại

cho họ nhiều sản phẩm như thịt, sữa, lông, da, phân bón và khí sinh học để
thắp sáng, sưởi ấm. Ngoài ra, chăn nuôi dê, cừu quay vòng vốn nhanh, chi phí
đầu vào thấp, phù hợp với khả năng của đại đa số nông dân. Chăn nuôi cừu
cũng khá phát triển tại Indonesia, chủ yếu tập trung ở tỉnh Java, chiếm 63%
tổng đàn cả nước. Để có sản phẩm tốt, Chính phủ Indonesia chủ trương phải
có con giống chất lượng cao. Do đó, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho nông dân nhập khẩu con giống chất lượng từ nước ngoài. Điển
hình là các giống dê Saanen nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Ettawa nhập khẩu từ Ấn
Độ. Đặc biệt là giống dê Ettawa, con đực trưởng thành nặng 75 - 105 kg, con
cái trưởng thành nặng 50 - 60 kg, năng suất sữa 1 - 4 lít/con/ngày. Giống dê
này đang được chú trọng gìn giữ và nhân giống trên toàn quốc. 3 năm trở lại
đây, Indonesia đã bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu dê, cừu sang nhiều nước khác
nhau, song song tiêu thụ nội địa. Thu nhập từ chăn nuôi dê, cừu chiếm khoảng
20 - 30% tổng thu nhập của nông dân. Ngoài thịt, sữa, người nông dân tận
4


dụng phân dê làm phân bón cây trồng tại chỗ hoặc đưa vào hầm biogas để sản
xuất khí sinh học
2.2. LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Giống dê
2.2.1.1. Dê chuyên dụng hướng thịt Boer
Dê Boer là giống dê chuyên dụng thịt có nguồn gốc từ châu Phi, hiện đang
dược nuôi nhiều ở Mỹ và châu Phi, được nhập vào Việt Nam và nuôi tại Trung
tâm Dê Thỏ Sơn Tây đầu năm 2002 để nuôi thích nghi và lai tạo.
Giống dê này có màu lông trắng, vàng nhạt; lông nâu ở quanh cổ. tai, hai bên
mặt. Dê có ngoại hình to lớn, tai dài, cơ bắp rất phát triển, đầy đặn, sinh
trưởng nhanh. Khối lượng trưởng thành ở con đực là: 120 - 140kg, con cái
nặng 90- 110kg.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đàn dê Boer có khả năng tăng

trọng khá cao, khối lượng sơ sinh đạt 4,3 - 5,5 kg, 1 tháng tuổi đạt 9,8 - 12,2
kg; 2 tháng tuổi đạt 14,6-17,5 kg 3 tháng tuổi đạt 20,2-24,1 kg 8 tháng tuổi đạt
35-40 kg. Khối lượng này cao hơn rất nhiều so với tất cả các giống dê khác
hiện có tại Việt Nam (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

Hình 1. Dê Boer
2.2.1.2. Các giống dê của Việt Nam
Hầu hết dê nuôi ở Việt Nam là dê tại địa phương, việc định tên cũng chưa rõ
và chưa được phân loại rõ ràng. Một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La,
Hà Giang ngoài dê tại địa phương sẵn có, người dân còn nuôi cả dê tại địa
phương của Trung Quốc do sự giao lưu qua lại giữa các vùng biên giới, vì vậy
dê có tầm vóc lớn hơn, khả năng sản xuất thịt cao hơn ở một số vùng khác.
5


Ngoài dê tại địa phương còn có dê Bách Thảo được nuôi nhiều tại Ninh
Thuận, giống dê này vừa cho sữa vừa cho thịt. Dựa vào đặc điểm ngoại hình
và tính năng sản xuất, có thể phân ra làm 2 giống dê chính như sau.
2.2.1.2.1. Dê cỏ (dê tại địa phương)
Dê có đặc điểm màu lông không thuần nhất, có nhiều màu lông khác nhau
nhưng tập trung chủ yếu ở một số màu lông chính như: màu vàng (vàng tro,
vàng cánh dáng vàng nâu), màu đen (đen tuyền, xám đen), khoang trắng đen,
trắng xám.... Dê có hai sọc nâu hoặc đen ở hai bên mặt và một sọc từ đầu đen
đuôi, bốn chân đốm đen. Dê đực và dê cái đều có sừng và râu. tai nhỏ và
hướng về phía trước hoặc sang ngang, đầu nhỏ, mình ngắn, bụng to, tầm vóc
nhỏ. Dê đực có lông bờm dài, cứng, tầm vóc to và thô hơn. Khối lượng sơ sinh
bình quân 1,6-1,8 kg; khối lượng trưởng thành dê cái 25-30 kg dê đực 30-45
kg, chiều cao con cái 50-54 cm, con đực cao 55-58 cm. Tỷ lệ thịt xẻ 40-44%,
tỷ lệ thịt tinh 28-30%. Khả năng sinh sản tốt, số con đẻ ra/lứa bình quân 1,5
con; số lứa đẻ/năm/cái bình quân 1,6-1,7 lứa. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi

con, dê cỏ phù hợp với chăn nuôi quảng canh lấy thịt nhưng năng suất thịt thấp
do khả năng sinh trưởng chậm. Một vấn đề cần lưu ý là trong giống dê tại địa
phương của Việt Nam có một nhóm dê được gọi là dê núi (dê vùng cao).
Nhóm dê này có số lượng ít, được nuôi tập trung ở một số tỉnh biên giới phía
Bắc như Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng...Chúng có màu lông không
đồng nhất, chủ yếu màu lông đen, đen xám, vàng thẫm; ngoại hình kết cấu
chắc và khỏe, sừng to và dài, con đực và cái đều có râu cằm. Khối lượng
trưởng thành ở dê cái 34-35kg, dê đực 45-50 kg, năng suất thịt xẻ 45%, khả
năng sinh sản tương đương dê Cỏ (Trần Trang Nhung và cs., 2005).
2.2.1.2.2. Dê Bách Thảo

Hình 2. Dê Bách Thảo
6


Là giống dê kiêm dụng sữa thịt, cho dến nay có nhiều ý kiến về nguồn gốc của
nó. Có tác giả cho rằng dê Bách Thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ, một số tác giả
khác cho rằng giống dê này có nguồn gốc từ quá trình lai tạo giữa dê sữa châu
Âu (British-Alpine từ Pháp) với dê sữa Ấn Độ đã được nhập vào nước ta và
nuôi dưỡng qua hơn một trăm năm nay. Giống dê này được nuôi nhiều ở các
tỉnh phía nam, trong đó nhiều nhất là ở Ninh Thuận. Do có những ưu điểm tốt,
hiện nay dê Bách Thảo đang được phát triển đại trà trong sản xuất trên phạm
vi cả nước.
Dê có đặc điểm: Màu lông khá đồng nhất, chủ yếu là màu lông đen hoặc đen
sọc trắng, lông sáng bóng mượt, tai to cụp xuống, một số không có sừng, tầm
vóc to, phần lớn dê không có râu ở cằm. Kết cấu cơ thể theo hướng cho sữa,
bầu vú hình bát úp, núm vú dài 4-6 cm.
Khối lượng sơ sinh: dê cái bình quân 2.3-2,6kg, dê đực 2.6-2,8 kg, khối lượng
trưởng thành dê cái đại 40-45 kg, dê đực đạt 60-85 kg; tỷ lệ thịt xe là 45%, tỷ
lệ thịt tinh là 30%.

Khả năng sinh sản của dê Bách Thảo tốt vì vậy tốc độ tăng đàn và tỷ lệ nuôi
sống cao hơn so với dê tại địa phương. Dê đẻ bình quân 1,7 con/lứa và đạt 18
lứa/năm.
Khả năng cho sữa cao bình quân 1,1-1,4 kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa 48150 ngày. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp chăn thả đều
cho kết quả tốt (Trần Trang Nhung và cs., 2005)
2.2.2. Khả năng tiêu hóa
Giống như ở trâu, bò, dạ dày của dê, cũng có 4 túi (túi dạ cỏ, túi dạ tổ ong, túi
dạ lá sách, túi dạ múi khế). Trong đó 3 túi là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách
không tiết ra dịch tiêu hoá. Sự tiêu hóa thức ăn chủ yếu xảy ra ở dạ cỏ và dạ tổ
ong, do hệ sinh vật đảm trách, trong đó 50% vật chất khô của khẩu phần được
tiêu hóa ở dạ cỏ (Nguyễn Thiện và Đinh văn Bình, 2007). Ở dê trưởng thành,
dạ cỏ chiếm thể tích khoảng 80% thể tích dạ dày, đây là nơi lên men chính.
Môi trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, đây là môi trường
trung tính (pH = 6,5–7,4), có được điều này vì nước bọt của dê, cừu là dung
dịch đệm có tính kiềm, chứa nhiều ion NH4+, Na+, … trung hòa acid sinh ra do
quá trình lên men của vi sinh vật. Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38–410C, độ ẩm 80–
90%. Dạ cỏ có môi trường yếm khí, nồng độ ôxy nhỏ hơn 1%. (Nguyễn Thiện
và Đinh văn Bình, 2007).

7


Vi sinh vật dạ cỏ trước tiên sử dụng lượng đường hoà tan và tinh bột có trong
thức ăn làm nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển, sau đó chúng mới
bắt đầu công phá chất xơ có trong thức ăn (Hoàng Văn Tiến và cs., 1995).
Thức ăn sau khi được vi sinh vật lên men tiêu hoá, một phần chúng sẽ sử dụng
cho chính bản thân chúng, phần khác sẽ được chuyển xuống dạ tổ ong, rồi dạ
lá sách, sau cùng là dạ múi khế để cung cấp cho vật chủ. Mặt khác, xác vi sinh
vật khi trôi xuống dạ múi khế, ruột non cũng sẽ được tiêu hoá để cung cấp
nguồn năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể vật chủ.

Hàm lượng protein có trong thức ăn xanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
loại thức ăn đó. Nếu thức ăn xanh có hàm lượng protein từ 6–8% thì tiêu hóa
cao, vì nó sẵn sàng cung cấp nhu cầu nitơ cho vi sinh vật dạ cỏ (Nguyễn Văn
Hớn, 1998).
2.2.3. Vài nét về đặc điểm lên men vi sinh vật ở dạ cỏ
Vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng lên men carbohydrate, phân hủy thức ăn tạo ra
các acid béo bay hơi, khí methane (CH4), khí carbonic (CO2) và năng lượng
cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Hệ vi sinh vật sống
trong dạ cỏ gồm vi khuẩn, nguyên sinh động vật và vi nấm.
2.2.3.1 Vi khuẩn (Bacteria)
Thông thường, vi khuẩn chiếm phần lớn trong hệ sinh vật dạ cỏ, mật độ từ
1010–1011 con/ml dịch dạ cỏ (Nguyễn Văn Thu, 2006). Vi khuẩn có trong dạ
cỏ bao gồm:
Vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (chiếm khoảng 30%)
Vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn (chiếm khoảng 70%)
Vi khuẩn trú ngụ ở nếp gấp biểu mô
Vi khuẩn bám vào protozoa (chủ yếu là loại sinh khí metan).
Do thức ăn liên tục được chuyển khỏi dạ cỏ, vì thế phần lớn vi khuẩn bám vào
thức ăn sẽ bị tiêu hoá đi. Do vậy, số lượng vi khuẩn ở dạng tự do có trong dịch
dạ cỏ là rất quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn.
Vi khuẩn có những nhóm chính sau đây:
Nhóm vi khuẩn phân giải carbohydrate không phải là chất xơ: số lượng của
chúng sẽ tăng khi ta cho gia súc ăn khẩu phần giàu carbohydrate dễ lên men
(như: tinh bột, đường, glucose, …) có từ thức ăn hạt, củ, cỏ xanh tươi, rỉ mật
đường, …
8


Nhóm vi khuẩn lên men lactic: có tác dụng lên men đường, chúng phát triển
rất nhanh khi dạ cỏ chứa ít Streptococcus. Vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi

khẩu phần ăn giàu cỏ khô, hoặc thức ăn tinh.
Nhóm vi khuẩn phân giải chất xơ: chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) so với tổng số
vi khuẩn. Tại dạ cỏ chất xơ được tiêu hoá nhờ men phân giải chất xơ của vi
khuẩn phân giải xơ (Cellulolytic bacteria) sống ở dạ cỏ tiết ra. Các loại vi
khuẩn này phân giải được cellulose, hemicellulose và cả pectin. Điều này có ý
nghĩa rất lớn đối với sự lên men chất xơ ở loài nhai lại.
Nhóm vi khuẩn phân giải chất chứa nitơ: bao gồm Butyrivibro, Bacteroides,
Streptococcus, Selenomas, Clostridium, Lachnospira và Borrelia,... Trong đó,
có những loài có hoạt động phân huỷ cellulose, xylanose, pectinose, amylose
và saccarose rất mạnh có trong thức ăn. Các vi khuẩn này có khả năng phân
huỷ cả protein có trong thức ăn.
2.2.3.2 Nguyên sinh động vật (Protozoa)
Protozoa có trong dạ cỏ của dê bắt đầu từ khi dê ăn thức ăn. Những ngày đầu
sau khi sinh, dạ cỏ dê, không chứa protozoa. Hầu hết các protozoa có mặt
trong dạ cỏ dê sống trong môi trường yếm khí. Chúng có khả năng phân giải
chất xơ có trong thức ăn, tuy nhiên, cơ chất chính của chúng là đường và tinh
bột.
Protozoa có mặt trong dạ cỏ được chia làm 2 loại chính: Entodineomorphs
(chủ yếu là Entodinia spp) và Holotrich (chủ yếu là Isotricha hoặc Dasytricha
spp). Một vài loại protozoa có khả năng phân giải cellulose, nhưng cơ chất
chính là đường và tinh bột, các cơ chất này sẽ được hấp thu nhanh chóng và
dự trữ dưới dạng polydextran, đây là dạng sẽ được huy động ra theo nhu cầu
để cung cấp năng lượng cho duy trì và sinh trưởng của protozoa.
Có sự tác động tương hỗ giữa protozoa và vi khuẩn, protozoa ăn và tiêu hóa vi
khuẩn, loại ra xác trôi nổi trong dịch dạ cỏ (Hungate và cs., 1952; Coleman,
1975), chính vì thế mà làm giảm lượng vi khuẩn bám vào mẫu thức ăn. Với
những thức ăn dễ tiêu hóa thì điều này sẽ không có ý nghĩa lớn, nhưng đối với
thức ăn khó tiêu thì sẽ làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn.
Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao, một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và
tiêu hoá. Trường hợp nhóm Entodinia nhiều (khoảng 2 triệu con protozoa/ml

dịch dạ cỏ) thì tất cả vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ sẽ bị ăn mất đi, chiếm
khoảng 30% tổng lượng sinh khối (Coleman, 1975).

9


2.2.3.3 Nấm (Phycomycetous)
Trong tất cả các loại nấm yếm khí có mặt trong dạ cỏ, ta có thể chia ra làm 5
loài, bao gồm: Neocallim, Piromyces, Caecomyces, Orpinomyces,
Anaeromyces (Nguyễn Văn Thu, 2006).
Nấm có mật độ khoảng 103–104/ml dịch dạ cỏ. Vai trò của nấm trong sự phân
huỷ chất xơ tại dạ cỏ được thể hiện ở chỗ chúng thích định cư trên những chất
xơ của thực vật trong dạ cỏ dê, cừu và gia súc nhai lại. Chúng phá vỡ cấu trúc
carbohydrate có ở vách xơ của tế bào thực vật, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám
vào cấu trúc tế bào để tiến hành lên men phân huỷ.
2.2.3.4 Vai trò của N-NH3 trong dịch dạ cỏ
Nồng độ N-NH3 trong dịch dạ cỏ đòi hỏi đảm bảo tối đa cho vi sinh vật tăng
trưởng. Trong phòng thí nghiệm, nồng độ N-NH3 có giá trị tối thiểu là 20–50
mg/lít dịch dạ cỏ (Nguyễn Văn Hớn, 2008). Để thức ăn được phân giải tối đa
bởi vi sinh vật dạ cỏ, nhu cầu tối thiểu về nồng độ N-NH3 trong dạ cỏ cần cao
hơn khi khẩu phần ăn có chất lượng thấp, nồng độ N-NH3 nên khoảng 60–100
mg/lít (Oosting và Waanders, 1993).
Thiếu N-NH3 dẫn đến giảm hiệu quả của hệ vi sinh vật sống trong dạ cỏ mặc
dù con đường tổng hợp acid amin ở vi sinh vật dạ cỏ chưa được xác định rõ.
Tuy nhiên, người ta thấy rằng N-NH3 đóng vai trò quan trọng cho việc tổng
hợp có hiệu quả acid amin và protein ở vi sinh vật.
2.2.3.5 Vai trò của pH trong dạ cỏ
Cộng đồng vi sinh vật ở dạ cỏ chịu ảnh hưởng bởi lượng nước bọt. Môi
trường trung tính ở dạ cỏ luôn luôn được duy trì để đảm bảo cho sự tồn tại của
vi sinh vật. Môi trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật là môi

trường trung tính (pH = 6,5–7,4), tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hòa
acid sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phosphate và
bicarbonate trong nước bọt có tác dụng là chất đệm (Nguyễn Thiện và Đinh
Văn Bình, 2007).
Nếu độ pH dạ cỏ thấp, số lượng vi khuẩn cellulose, amylose và một số lớn
protozoa bị chết đi và được chuyển đến túi sau. Khi độ pH dạ cỏ thấp, CO2 sẽ
tách ra khỏi dung dịch và tích tụ ở túi vùng lưng, sau đó CO2 và CH4 sẽ được
thải ra ngoài qua ợ hơi. Khi độ pH cao, phần lớn CO2 sản sinh trong quá trình
lên men sẽ được hấp thu, sau đó thải ra bên ngoài theo đường phổi.

10


2.2.4. Nhu cầu dinh dƣỡng về tăng trọng của dê
2.2.4.1 Khối lượng thức ăn ăn vào và nhu cầu vật chất khô ăn vào
Khối lượng thức ăn ăn vào là lượng thức ăn mà gia súc ăn với điều kiện được
ăn tự do. Đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định hiệu quả chăn nuôi. Lượng thức ăn ăn vào của dê, sẽ thay đổi tuỳ thuộc
vào giống, hướng sản xuất, tình trạng sức khoẻ của con vật, cơ địa và môi
trường chăn nuôi.
Nhu cầu thu nhận vật chất khô ở dê nếu ăn tự do là 3,5% so với thể trọng; dê
hướng thịt dưới 3%; dê hướng sữa trên 4% (Nguyễn Văn Thu, 2006).
Vấn đề cần lưu ý khi tính toán lượng thức ăn ăn vào ta cần chú ý đến quá trình
phát triển của cây cỏ thực vật là thức ăn của gia súc. Vì màng tế bào thực vật ở
cây cỏ sẽ dầy thêm theo tuổi, do đó, lượng xơ tăng lên nhất là xơ khó tiêu hoá
từ đó dẫn đến khả năng tiêu hóa loại thức ăn này sẽ giảm.
Tỷ lệ protein/ năng lượng thấp có thể ngăn cản sự ăn vào. Những hiệu quả của
việc bổ sung nitơ có lợi cho khối lượng ăn vào, có thể tác động trực tiếp đến
tình trạng nitơ của gia súc cũng như hoạt động của dạ cỏ.
Việc cung cấp cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như: đạm,

năng lượng, khoáng, vitamin, chất xơ sẽ tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích
thích vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và phát triển tốt sẽ làm cho con vật tăng
trưởng tốt.
2.2.4.2 Nhu cầu năng lượng và chất đạm
Năng lượng và chất đạm rất cần thiết cho dê, cừu trong giai đoạn tăng trưởng
và phát triển. Dê, cừu tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng
tuổi, do đó, trong giai đoạn này người chăn nuôi cần cung cấp khẩu phần ăn
đảm bảo chất dinh dưỡng để chúng có thể sinh trưởng và phát triển.
Nhu cầu năng lượng và chất đạm cho tăng trưởng của dê, cừu được trình bày
qua Bảng 1

11


Bảng 1: Nhu cầu dinh dƣỡng/ngày cho tăng trƣởng của dê ở điều kiện
nhiệt đới
Thể trọng
(kg)

Tăng trọng bình quân
trong ngày (g)

Năng lƣợng
trao đổi (MJ)

Protein
thô (g)

Protein thô
tiêu hóa (g)


5

25
50
75
100
25
50
75
100
125
150
25
50
75
100
125
150
25
50
75
100
125
150
25
50
75
100
125

150
25
50
75
100
125
150

2,13
2,73
3,36
3,96
3,17
3,78
4,39
4,99
5,60
6,21
4,08
4,69
5,31
5,91
6,52
7,12
4,91
5,52
6,14
6,74
7,35
7,95

5,70
6,31
6,93
7,53
8,14
8,74
6,44
7,05
7,85
8,65
9,45
10,27

31
42
54
65
44
55
67
78
89
100
56
67
79
90
101
112
66

77
89
100
111
122
76
88
99
110
121
133
86
97
109
120
131
142

19
28
36
45
27
36
44
53
61
70
33
42

50
59
67
76
39
48
56
65
73
82
45
53
62
70
79
87
50
58
67
75
84
92

10

15

20

25


30

Nguồn: Mandal và cs., 2004

12


×