Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu tinh dầu hoa hồng thơm trồng tại Trung tâm khảo nghiệm nghiên cứu các giống hoa hồng huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU TINH DẦU HOA HỒNG
THƠM TRỒNG TẠI TRUNG TÂM
KHẢO NGHIỆM NGHIÊN CỨU CÁC
GIỐNG HOA HỒNG HUYỆN LƯƠNG
SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THẢO
Mã sinh viên: 1401557

NGHIÊN CỨU TINH DẦU HOA HỒNG
THƠM TRỒNG TẠI TRUNG TÂM
KHẢO NGHIỆM NGHIÊN CỨU CÁC
GIỐNG HOA HỒNG HUYỆN LƯƠNG
SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện
Bộ môn Dược liệu



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân và NCS. Nguyễn Thanh Tùng hai người thầy đã dìu dắt
tôi từ những ngày đầu tiên khi tôi bắt đầu nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược liệu,
định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Dược liệu, các thầy cô bộ môn Thực vật, những
người thầy đã truyền cho tôi kiến thức và kĩ năng trong suốt 5 năm qua, đặc biệt là trong
thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn NCS. Nguyễn Thị Thu Huyền, DS. Phạm Thị Linh
Giang, DS. Đặng Quang Đô là những người anh, người chị đã chỉ bảo, động viên, giúp
đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành khóa luận sau bao khó khăn. Tôi xin cảm ơn các
bạn sinh viên nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược liệu và bộ môn Thực vật, các bạn
đã luôn chia sẻ với tôi những vui buồn suốt quá trình học tập tại bộ môn, đặc biệt là bạn
Khương Nguyễn Lưu Ly.
Tôi cũng không quên các cô chú quản lý và công nhân viên Trung tâm khảo
nghiệm nghiên cứu các giống Hoa hồng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình luôn hết
lòng đón tiếp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình thân yêu, bạn bè thương mến đã
luôn tin tưởng và ủng hộ tôi, là điểm tựa để tôi ngày càng cố gắng hơn trong học tập và
trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019

Sinh viên
Bùi Thị Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………..…………iii
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………...……..iv
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Tổng quan về chi Rosa L. .....................................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Rosa L. ......................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của chi Rosa L. ..........................................................2
1.1.3. Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................3
1.2. Tổng quan về các loài Hoa hồng có hàm lượng tinh dầu cao trên thế giới ..........4
1.2.1. Đặc điểm thực vật, nguồn gốc ........................................................................4
1.2.2. Thành phần hóa học .......................................................................................6
1.2.3. Tính chất, hàm lượng và thành phần tinh dầu trong Hoa hồng .....................7
1.2.4. Sự biến đổi hương thơm của Hoa hồng ........................................................10
1.2.5. Công dụng của Hoa hồng .............................................................................11
1.2.6. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu Hoa hồng ..........................................13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu ................................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................15
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................16
2.2.1. Khảo sát quần thể và lựa chọn mẫu nghiên cứu ..........................................16
2.2.2. Xác định hàm lượng tinh dầu .......................................................................16
2.2.3. Xác định thành phần tinh dầu .......................................................................16
2.2.4. Đánh giá chất lượng mùi hương của nước cất cánh hoa .............................16

2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
i


2.3.1. Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu .......................................................16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cảm quan .............................................................16
2.3.3. Phương pháp giám định tên khoa học ..........................................................17
2.3.4. Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu ....................17
2.3.5. Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ ....................................................18
2.3.6. Phương pháp đánh giá chất lượng mùi hương của nước cất cánh hoa .......18
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................20
3.1. Thực nghiệm, kết quả ..........................................................................................20
3.1.1. Nghiên cứu về mặt thực vật ..........................................................................20
3.1.2. Nghiên cứu tinh dầu Hoa hồng .....................................................................27
3.2. Bàn luận ..............................................................................................................36
3.2.1. Về mặt thực vật .............................................................................................36
3.2.2. Về hàm lượng tinh dầu..................................................................................36
3.2.3. Về kết quả phân tích thành phần bằng GC/MS ............................................37
3.2.4. Về đánh giá chất lượng mùi hương của nước cất cánh hoa .........................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN V

Dược điển Việt Nam tái bản lần thứ V


GC/MS

Gas chromatography-mass spectrometry

NST

Nhiễm sắc thể

STT

Số thứ tự

USP 38

Dược điển Mỹ tái bản lần thứ 38

DPPH

2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazylhydrate

HL

Hàm lượng

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Một số nhóm Hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng...............................4
Bảng 1.2. Hiệu suất chiết xuất tinh dầu Hoa hồng từ phương pháp cất kéo hơi nước và
chiết bằng dung môi ........................................................................................................8
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu Rosa damascena Mill. từ một số vùng khác
nhau trên thế giới..............................................................................................................9
Bảng 1.4. Tỷ lệ tinh dầu, nước Hoa hồng trong một số loại nước hoa cao cấp………. 12
Bảng 3.1. Kết quả phân nhóm theo đặc điểm hình thái chính của quần thể …………...21
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mùi hương các cây Hoa hồng trong quần thể ......................24
Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước
theo bộ dụng cụ của Dược điển Mỹ (USP 38) ................................................................28
Bảng 3.4. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu theo phương pháp cất kéo hơi nước
bằng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo DĐVN V………….……………………….29
Bảng 3.5. Các số liệu kỹ thuật một số mẫu nước cất cánh hoa chiết xuất bằng hệ thống
cất kéo hơi nước dưới áp suất giảm ................................................................................31
Bảng 3.6. Kết quả phân tích thành phần chính trong tinh dầu các mẫu: H1412, H2312,
H2401, H1705 ...............................................................................................................32
Bảng 3.7. Các cấu tử và thành phần thường gặp trong tinh dầu các mẫu phân tích …..34
Bảng 3.8. Kết quả phép đo mùi hương mẫu nước cất cánh hoa H1412..……………..35
Bảng 3.9. So sánh thành phần tinh dầu thu được với tiêu chuẩn ISO 9842:2003……...38

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Công thức cấu tạo một số hợp chất quan trọng trong Hoa hồng .....................10
Hình 3.1. Vị trí địa lý Trung tâm khảo nghiệm nghiên cứu Hoa hồng, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình …………………………..…..………………………………………………....20
Hình 3.2. Các kiểu hình thái chính của hoa quan sát được trong quần thể .....................23
Hình 3.3. Đặc điểm thực vật mẫu Hoa hồng nghiên cứu................................................26

Hình 3.4. Bốn đặc điểm hình thái chính của hoa trong mẫu nghiên cứu.........................27
Hình 3.5. Mô tả hệ thống cất kéo hơi nước dưới áp suất giảm…....................................30
Hình 3.6. Sắc ký đồ mẫu H1705………………………...…………………………….33

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoa hồng là một loài hoa có lịch sử hóa thạch khoảng hơn 25 triệu năm trước
[26]. Lịch sử lâu đời của Hoa hồng gắn liền lịch sử của loài người với dấu tích Hoa hồng
được khai quật cùng xác ướp Ai Cập cổ đại, hay các bằng chứng về việc sử dụng Hoa
hồng cho mục đích y học từ thời xa xưa, trong đó có các bản thảo khắc trên đá cổ đã cho
thấy Hoa hồng được dùng cho cơ thể, tâm trí và tâm hồn [26].
Một trong những lý do khiến Hoa hồng trở thành loài hoa được yêu thích nhất là
bởi hương thơm của nó. Hoa hồng thơm là các giống Hoa hồng có hàm lượng tinh dầu
cao, có nguồn gốc Đông Á, sau này di thực đến Châu Âu và các vùng khác trên thế giới,
được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tinh dầu và trong trang trí [18]. Tinh dầu Hoa hồng
được ví như “vàng lỏng” vì nó là loại hương liệu lâu đời nhất và có giá trị bậc nhất trong
các loại hương liệu trên thế giới, dùng trong pha chế nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm
[4]. Tinh dầu Hoa hồng có tác dụng điều trị trầm cảm, lo lắng, căng thẳng và stress, liệu
pháp xông hơi sử dụng tinh dầu hoa hồng giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh dị ứng, hội
chứng đau đầu, đau nửa đầu [11], kháng khuẩn (staphylococus aureus) [6], ức chế virus
HIV [23], hạ đường huyết [14], cải thiện tổn thương do stress oxy hóa tại tế bào gan
[13], điều trị đau bụng, ngực, rong kinh ở phụ nữ [8]. Và tác dụng chống lão hóa, trị
mụn, làm đẹp và trẻ hóa làn da trong các sản phẩm mỹ phẩm có chiết xuất từ Hoa hồng
[10], [11].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về Hoa hồng, ở Việt Nam các nghiên cứu
chủ yếu tập trung đến lĩnh vực nông nghiệp mà chưa có nhiều nghiên cứu về hàm lượng
và thành phần tinh dầu Hoa hồng. Trong chương trình giao lưu văn hóa, kinh tế và nông
nghiệp, Trung tâm khảo nghiệm nghiên cứu các giống Hoa hồng tại huyện Lương Sơn,

tỉnh Hòa Bình đã được thành lập. Đây là cơ sở trồng trọt, nghiên cứu các giống Hoa
hồng thơm bước đầu sản xuất các sản phẩm trong đó có tinh dầu Hoa hồng, nước Hoa
hồng; tuy nhiên các sản phẩm chưa được nghiên cứu phát triển một cách khoa học và
chất lượng sản phẩm chưa được tốt qua các đánh giá về cảm quan. Xuất phát từ tình
hình thực tế đó, trung tâm đã đề xuất chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tinh dầu
Hoa hồng thơm trồng trọt tại Trung tâm khảo nghiệm nghiên cứu các giống Hoa hồng,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu Hoa hồng thơm
2. Phân tích thành phần tinh dầu trong mẫu Hoa hồng thơm
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Rosa L.
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Rosa L.
Chi Hoa hồng thuộc họ Rosaceae, có một lịch sử hóa thạch lâu dài, hóa thạch của
chúng được tìm thấy ở thế Oligocene (33.9 đến 25 triệu năm trước) và thế Miocene
(23.05 đến 5.33 triệu năm trước) tại vùng đất trung tâm của Oregon và Colorado (Hoa
Kỳ). Hóa thạch của chi Hoa hồng được tìm thấy cùng với những hóa thạch của các loài
thuộc chi Mộc lan (Magnolia) được coi là thủy tổ của thực vật hai lá mầm [26]. Theo hệ
thống phân loại thực vật của Takhtajan (1987) [1], chi Rosa có vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật – Plantae
Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
Phân lớp Hoa hồng – Rosidae
Bộ Hoa hồng – Rosales
Họ Hoa hồng – Rosaceae
Chi Hoa hồng – Rosa
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của chi Rosa L.
Chi Rosa L. thuộc phân họ Rosoideae, họ Rosaceae với khoảng 200 loài và hơn

5000 giống khác nhau, đang lan rộng và phát triển ở phía bắc của Châu Âu, Châu Á,
Trung Đông và Bắc Mỹ [18], [12], [29] .
Các loài trong chi Rosa L. có một số đặc điểm chung: cây bụi, thân thẳng đứng
hoặc thân leo, hầu hết có gai dày đặc, có lông. Lá mọc xen kẽ, lá kép hình lông chim
một lần, số lá lẻ, phiến lá thường có lông, mép có răng cưa, cuống lá có các lá kèm
thường rụng sớm. Hoa mọc đơn độc hoặc xếp thành dạng ngù, ở đầu cành; lá bắc đơn
độc, hoặc có nhiều, cũng có khi không có lá bắc; đài hoa hình cầu, hình bình, hình chén
hoặc thắt lại ở cổ; thường có 5 cánh hoa với 2 cánh bên ngoài, 2 cánh bên trong, 1 cánh
ở giữa; số lượng cánh hoa cũng khác nhau tùy từng loài, nhưng thường có 5 cánh, xếp
gối lên nhau, màu trắng, vàng, hồng. Bộ nhị cấu tạo bởi nhiều nhị rời xếp xoắn ốc tạo
thành hình đĩa trên đế hoa. Bộ nhụy cấu tạo bởi nhiều lá noãn rời nhau, đính noãn treo.
Quả tụ với dạng đế hoa lõm, phồng to tạo thành một quả giả hình chén, trong đựng các
quả đóng, tức là quả thật do các lá noãn rời tạo thành. Số lượng hạt, x=7 [12].

2


Có khoảng hơn 5000 giống với đa số là giống lai, tổ tiên của chúng có thể là hỗn
hợp phức tạp của các loài có nguồn gốc châu Âu và Đông Á, do đó mà đặc điểm thực
vật rất đa dạng. Bốn loài lai sau đây được quan tâm nhiều: Rosa damascena Mill., Rosa
gallica L., Rosa centifolia L., Rosa alba L. [31], [34].
1.1.3. Nguồn gốc và phân bố
Các nghiên cứu địa chất đã cho thấy hóa thạch Hoa hồng cách đây khoảng 25
triệu năm. Tài liệu tham khảo đầu tiên về Hoa hồng đã được tìm thấy ở Irắc với niên đại
khoảng từ năm 3000 trước Công nguyên [26]. Khoảng 5000 năm trước đây Hoa hồng
được trồng ở Trung Quốc, Tây Á, Bắc Phi; sau đó di thực đến Châu Âu và khắp nơi trên
thế giới. Phân bố ở vùng ôn đới từ hàn đới đến cận nhiệt đới, tâp trung nhiều nhất ở một
số nước như Mỹ, Irắc, Ethiopia và Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học đã chia chi Rosa
L. thành 10 nhóm lớn, với 200 loài phân bố chủ yếu ở 8 vùng trên thế giới [5]. Một số
nhóm Hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng được thể hiện trong Bảng 1.1


3


Bảng 1.1. Một số nhóm Hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng [5].
Nhóm

Những loài chủ yếu

Vùng phân bố

Số loài

Số
NST

Banksiae

R. banksiae Alt.

Đông Á

2

14

Châu Á

2


14

Châu Âu, Đông Á

23

28-42

R. cymosa Tratt.
Bracteatae

R. branteatae Wendi.

Caninae

R. canina L.

Carolinae

R. carolina L.

Bắc Mỹ

2

28

Chinensis

R. chinensis Jacq.


Đông Á

2

14

(Indicae)

R. gignantean Colelt.
Bắc Mỹ, Châu Á

46

14-56

Ethiopia, Châu Âu,

4

28

Đông Á

1

14

Châu Á, Nam Âu


10

14-28

Tây Á

23

14

Cinnamomeae R. rugosa Thumbb.
R. luktana Pall.
R. acicularis Lindl.
Gallicae

R. gallica L.
R. damascena Mill.

Tây Á

R. centifolia L.
Laevigatae

R. laevigata Michx.

Pimpinelifolae R. sericea Lindl.
R. foetida Herrm.
R. xanthina Lindl.
R. hugonis Hemsl.
Systylae


R. moschata Herrm.
R. wichuraiana Cr’ep.
R. sempervirens L.
R. multufora Thumb.

1.2. Tổng quan về các loài Hoa hồng có hàm lượng tinh dầu cao trên thế giới
1.2.1. Đặc điểm thực vật, nguồn gốc
Hoa hồng được biết đến là một trong những loài cây có giá trị kinh tế lớn vì đây
không chỉ là loại cây cảnh được yêu thích, mà hoa của nó còn có giá trị cao trong ngành
công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu bụi Hoa hồng
được trồng trong các khu vườn và hàng tỉ bông Hoa hồng được cắt để bán ra thị trường
4


[18]. Tuy nhiên chỉ có một số loài thuộc chi Rosa là có mùi thơm, bao gồm: Rosa
damascena Mill., Rosa gallica L., Rosa centifolia L., Rosa moschata Herrm., Rosa
bourboniana D., Rosa chinensis Jacq., và Rosa alba L. Đặc biệt bốn loài trong số đó
được đánh giá cho hàm lượng tinh dầu cao và được trồng chủ yếu để khai thác tinh dầu
đó là: Rosa damascena Mill., Rosa gallica L., Rosa centifolia L., Rosa moschata Herrm.
[18]. Loài Rosa damascena Mill. cho hiệu suất và chất lượng tinh dầu tốt nhất [4] .
Rosa damascena Mill. được gọi là Hoa hồng Castile hoặc Hoa hồng Bulgaria, có
nguồn gốc từ Tiểu Á. Nó là một loài lai từ Rosa gallica L., Rosa moschata Herrm., Rosa
feldschenkoana R. [31]. Rosa damascena Mill có đặc điểm thực vật: cây bụi lâu năm,
cao từ 1-2 m với hoa lớn, thường có màu hồng nhạt đến đậm. Lá kép lông chim một lần,
có 5-7 lá chét hình bầu dục, mép lá có răng cưa. Cuống hoa dài phủ đầy lông tuyến và
gai nhỏ. Đài hoa hình quả lê và có nhiều lông bao phủ [18], [31].
Rosa moschata Herrm. (Musk rose) là một loài Hoa hồng có nguồn gốc từ loài
Hoa hồng mọc hoang ở phía Tây dãy Himalaya [26]. Rosa moschata Herrm. là cây bụi
hoặc cây leo chiều cao lên tới 3 m với hoa trắng, đường kính khoảng 5 cm, mọc thành

cụm hoa xim hoặc dạng ngù ở đầu cành. Đài hoa dài 2 cm với những chấm nhỏ. Hoa có
mùi xạ thơm, đặc điểm này cũng thấy ở các thế hệ sau của nó. Trên thân cây, cuống lá
có nhiều gai thẳng hoặc cong cách nhau một khoảng rộng. Lá màu xanh nhạt hoặc xanh
xám có từ 5 đến 7 lá chét hình bầu dục, mép lá xẻ răng cưa nhỏ, gân lá thường có lông
tơ và sống lá có gai. Lá kèm nhỏ thường mọc ở ngọn lá. Quả nhỏ, hình trứng được sinh
ra và chuyển sang màu đỏ cam vào mùa thu [18].
Rosa gallica L. (Hồng Gallic, Hồng Pháp, hoặc Hồng Provins) là một loài Hoa
hồng bản địa Pháp [4], phân bố chủ yếu từ miền bắc và trung Châu âu về phía đông đến
Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Caucasus. Rosa gallica L. là một loại cây bụi, lá xếp thành tán lớn,
thân có nhiều gai và lông tuyến. Lá xếp hình lông chim, với 3 đến 7 lá chét màu xanh
nhạt. Cụm hoa xim với khoảng 4 bông, mỗi bông có 5 cánh hoa màu hồng đậm và có
mùi thơm. Quả hình cầu hoặc hình trứng, đường kính 10-13 mm, màu cam đến hơi nâu
[18].
Rosa centifolia L. là một loài Hoa hồng lai được phát triển bởi các nhà lai tạo
Hoa hồng đến từ Hà Lan trong những năm 1600 đến 1800 hoặc sớm hơn. Nó được lai
tạo bởi nhiều loài khác nhau, từ Rosa gallica L., Rosa damascena Mill., Rosa moschata
Herrm., Rosa canina L.[31]. Dạng cây bụi, với cành dài và lá màu xanh xám, xếp hình
5


lông chim với 5-7 lá chét. Hoa hình cầu với nhiều cánh hoa mỏng xếp gối lên nhau, mùi
thơm đậm, cánh hoa thường màu hồng, đôi khi có màu trắng hoặc đỏ thẫm [18].
Rosa chinensis Jacq. có nguồn gốc từ Trung Quốc, loài này mọc tự nhiên ở nhiều
nước châu Á và đã được di thực đến Châu Âu. Rosa chinensis Jacq., cũng như nhiều
loài Hoa hồng cổ là tổ tiên của nhiều loài lai hiện tại. Với đặc điểm chính: cây bụi với
nhiều thân cây nhỏ, có ít hoặc không có gai, số lượng cành thưa thớt. Dạng nguyên bản
và các hậu duệ của nó tương đối nhỏ, chỉ cao tối đa 1.5 m. Lá kép lông chim mọc so le.
Hoa đều, lưỡng tính, đường kính 5-6 cm khi hoa nở, có mùi thơm [12].
1.2.2. Thành phần hóa học
Trong các loài thuộc chi Rosa có một số ít loài được nghiên cứu về thành phần

hóa học là R.gallica L., R.centifolia L., R.moschata Herm., R.damascena Mill, R.canina
L., R. chinensis Jacq., trong đó R.damascena Mill. là loài được nghiên cứu về thành
phần hóa học nhiều nhất vì nó vượt trội về chất lượng tinh dầu chưng cất [4], [20]. Cho
đến nay có khoảng 400 chất là thành phần của các loài trong chi Rosa L. đã được xác
định [18], [31]với 4 thành phần chính đã được chứng minh có vai trò quan trọng tạo nên
tác dụng của Hoa hồng đó là: tinh dầu, acid phenolic và dẫn chất, flavonoid, anthocyanin
[31].
Acid phenolic
Acid phenolic chiếm 8% về khối lượng, điển hình là acid gallic và các chất tương
tự acid gallic. Hoa hồng được đánh giá rất giàu acid gallic, lớn hơn so với trà xanh (chứa
khoảng 6%). Ngoài ra còn có các glycosid của 2-phenylethyl alcol, ester của 2phenylethyl alcol với acid gallic [31], [10].
Flavonoids
Flavonol glycosides bao gồm: Quercetin glycosid: rutin, quercetrin, myricetin,
kaempferol, kaempferol glycosid [31], [18].
Anthocyanin
Chiếm khoảng 2.85% tổng khối lượng, bao gồm cyanidin; 3,5-diglucosid chiếm
95% trong các hợp chất anthocyanin [31], [8].
Tinh dầu
Thành phần được quan tâm nghiên cứu và có nhiều ứng dụng trong sản xuất và sử
dụng từ Hoa hồng đó là tinh dầu. Tinh dầu Hoa hồng được thu từ cánh hoa chủ yếu bằng
phương pháp cất kéo hơi nước, chiết xuất bằng dung môi hữu cơ, ngoài ra có thể chiết
6


xuất bằng CO2 siêu tới hạn, phương pháp ướp, chiết siêu âm phối hợp vi sóng [25], [32],
[20]. Có nhiều nghiên cứu về tinh dầu Hoa hồng trên thế giới, trong đó đối tượng được
nghiên cứu chủ yếu là R.damascena Mill. với các nghiên cứu tập trung ở các nước thuộc
Châu Âu, Tây Á, Đông Á, đặc biệt là Bulgari, Thổ Nghĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc,
Parkistan [11], [20].
1.2.3. Tính chất, hàm lượng và thành phần tinh dầu trong Hoa hồng

1.2.3.1. Tính chất của tinh dầu Hoa hồng
Tinh dầu Hoa hồng là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng có mùi và vị đặc
trưng của cánh Hoa hồng. Tinh dầu Hoa hồng sản xuất ở Bungari có màu vàng sáng, ở
nhiệt độ 21 đến 250C là khối đặc, đậm đặc mùi Hoa hồng, có thể hóa lỏng bằng cách
làm ấm [19]. Dung dịch trong nước có vị hơi chua, d30: 0.848 – 0.861; αD: -202’ đến 408’; nD25: 1.453 – 1.464; điểm đông đặc: +16.5 đến +23.50. Chỉ số acid 0.92 – 3.75; chỉ
số ester 7.2 -17.2; chỉ số ester sau khi acetyl hóa 197.0 – 233.3 [4].
1.2.3.2. Hàm lượng tinh dầu, hiệu suất chiết xuất
Hàm lượng và thành phần tinh dầu là một trong những thông số quan trọng nhất
quyết định chất lượng của tinh dầu Hoa hồng, chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen Hoa hồng,
bên cạnh đó cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện môi trường và khí hậu, mùa
thu hoạch, các phương pháp bảo quản, chế biến hoa và chiết xuất tinh dầu [32], [20].
Trung bình để sản xuất 1 kg tinh dầu cần 3500 - 4000 kg cánh Hoa hồng tươi [9].
Hiệu suất chiết tinh dầu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thu hái, trong điều kiện thời
tiết thuận lợi cứ 2600 – 2700 kg hoa thu được 1 kg tinh dầu, khi trời nóng để thu được
1 kg tinh dầu phải cần từ 7000 - 8000 kg hoa [4]. Hiệu suất chiết xuất bằng phương pháp
cất kéo hơi nước trong công nghiệp thường là 0.02% [9]. Với phương pháp chiết bằng
dung môi: có thể dùng n-hexan hoặc ete dầu hỏa để chiết xuất, sau khi bốc hơi dung môi
thu được “Rose concrete oil”, hiệu suất 0.22 – 0.25%. Từ Rose concrete oil thu được 50
– 60% “Rose abosolute oil”, tinh dầu này có chứa 35 – 41% phần tinh dầu bay hơi được
[4], [9].
Một nghiên cứu tại Parkistan (2008) so sánh về hiệu suất chiết xuất tinh dầu bằng
phương pháp cất kéo hơi nước và chiết bằng dung môi hữu cơ (n-hexan) trong phòng
thí nghiệm, với kết quả như trong Bảng 1.2

7


Bảng 1.2. Hiệu suất chiết xuất tinh dầu Hoa hồng từ phương pháp cất kéo hơi
nước và chiết bằng dung môi [32].
Loài


Hiệu suất chiết xuất tinh dầu
Cất kéo hơi nước

Chiết bằng dung môi

R. damascena Mill.

0.16%

0.19%

R. centifolia L.

0.09%

0.15%

R. borboniana D.

0.06%

0.09%

Nghiên cứu này cho thấy hàm lượng tinh dầu chiết bằng phương pháp cất kéo hơi
nước thấp hơn so với phương pháp chiết bằng dung môi, như vậy hiệu suất chiết xuất
cũng phụ thuộc vào phương pháp chiết xuất.
1.2.3.3. Thành phần hóa học của tinh dầu Hoa hồng
Các phân tích thành phần tinh dầu Hoa hồng bắt đầu từ những năm 1970 với hơn
200 chất bay hơi khác nhau đã được xác định, có thể được nhóm thành năm chuỗi chính

sau: hydrocarbon (chủ yếu là các hydrocarbon mạch thẳng), alcol (chủ yếu là terpen như
geraniol, nerol và citronellol), este (chủ yếu là acetat), ete thơm (3,5-dimethoxytoluene,
benzylmethyl ete, methyleugenol), và các loại khác như aldehyd, chuỗi aliphatic, và
norisopren như β-ionol [18].
Tinh dầu Hoa hồng là một hỗn hợp rất phức tạp của các thành phần khác nhau,
trong đó thành phần chính là phenylethyl alcol, geraniol, citronellol và nerol. Nhiều
thành phần khác chỉ hiện diện với số lượng vết nhưng có vai trò rất quan trọng đối với
chất lượng chung và đặc biệt là mùi thơm của tinh dầu như: damascenone, orcinol
dimethyl ete, ionol. Một lưu ý về phenylethyl alcol, đây là thành phần chính của tinh
dầu, nhưng vì tính hòa tan của nó trong nước, nó thường bị mất khi cất, làm giảm hàm
lượng chất này, trừ khi được thu dưới dạng nước Hoa hồng hay bằng phương pháp chiết
xuất với dung môi [18].
So sánh kết quả với tài liệu đã công bố trên thế giới về thành phần và hàm lượng
các cấu tử trong tinh dầu Hoa hồng được thể thống kê trong Bảng 1.3; cho thấy sự khác
biệt về hàm lượng và thành phần các chất trong tinh dầu giữa các nghiên cứu, có thể
được quy cho các yếu tố sinh thái: thời tiết, khí hậu; khác biệt di truyền, phương pháp
thu hái, bảo quản nguyên liệu trước khi chiết xuất, thời kỳ phát triển của hoa [7],[32],
[21]
8


Bảng 1.3. Thành phần hóa học của tinh dầu Rosa damascena Mill. từ một số vùng
khác nhau trên thế giới [22].
Thành phần chính
Phenylethyl alcol (70.9%), citronellol (3.7%), rhodinol (2.7%),

Địa điểm
Pakistan

citranellyl acetat (2.5%), eugenol (1.6%), geraniol (1.5%)

Citronellol (23%), nonadecan (16%), geraniol (16%),

Iran – Kashan

heneicosan (5%)
Citronellol (14.5-7.5%), nonadecan (10.5-40.5%), henicosan (7-

Iran – Kashan

14%), geraniol (5.5-18%),
Citronellol (48.2%), geraniol (17%), 𝛽-phenylethyl benzoat (5.4%),

Iran – Kashan

phenylethyl alcol (5.1%)
Citrenellol (35.2%), geraniol (22.2%), nonadecan (13.8%),

Thổ Nhĩ Kỳ

nerol (10.3%)
Citronellol (15.9-35.3%), geraniol (8.3-32.3%), nerol (4-9.6%),

Ấn Độ

nanadecan (4.5-16%), heneicosan (2.6-7.9%)
Linalol (3.4%), nerol (3.1%), geraniol (15.5%), n-tricosan (16.7%),

Iran – Guilan

nonadecen (18.6%), n-pentacozan (5.1%), n-hexa triacosan (24.6%)

Citronellol (38.7%), geraniol (17.2%), nonadecan (7.2%), nerol

Thổ Nhĩ Kỳ

(8.3%)
Citronellol (24.5-42.9%), nonadecan (6.4-18.9%), nerol (0.75-

Thổ Nhĩ Kỳ

7.6%), geraniol (2.1-18.1%), ethanol (0-13.4%), heneicosan (2.38.9%), 1-nonadecen (1.8-5.4%)
Phenylethyl alcol (27.2%), octadecan (10.5%), hexadecan (7.8%)
Citronellol (23.4%), geraniol (19.0%), nonadecan (11.9%), nerol

Ấn Độ
Bulgari

(7.5%)
Citronellol (23-28%), geraniol (14-20%), nonadecan (11-16%),
nerol (6-11%), linalol (8%), heneicosan (7%)

9

Saudi Arabia


Hình 1.1. Công thức cấu tạo một số hợp chất quan trọng trong tinh dầu Hoa hồng
1.2.4. Sự biến đổi hương thơm của Hoa hồng
Hương thơm của Hoa hồng được quyết định bởi hàm lượng và thành phần các hợp
chất thơm trong cánh hoa, sự biến đổi hương thơm của Hoa hồng là do sự biến đổi hàm
lượng và thành phần các chất trong tinh dầu, với các terpenoid và dẫn chất chứa nhân

thơm có vai trò tạo hương thơm, các hydrocarbon giữ vai trò định hương [21], [9]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu và các chất dễ bay hơi khác nhau ở các giai
đoạn phát triển của hoa và cao nhất khi hoa mới nở: là giai đoạn 3 (cánh vòng ngoài vừa
hé mở, cánh vòng trong còn khép) và 4 (cánh vòng ngoài mở hoàn toàn, các cánh vòng
trong hé mở) trong 6 giai đoạn phát triển của hoa [18], [31]. Điều kiện thời tiết khí hậu
làm thay đổi rõ rệt thành phần tinh dầu, vào những ngày nhiệt độ cao thành phần các
terpenoid thường giảm so với ngày có nhiệt độ thấp, vào ngày mưa hàm lượng tinh dầu
trong hoa giảm đáng kể [16]. Ngay cả trong một ngày cũng thấy có sự biến đổi về thành
10


phần các chất trong tinh dầu, bởi sự phát xạ theo nhịp sinh học và các kích thích bên
ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ [19].Trong một ngày nên thu hái Hoa hồng vào buổi sáng
trước khi mặt trời mọc để hạn chế sự bay hơi của tinh dầu [32], [16].
Nhiều nghiên cứu đã so sánh thành phần tinh dầu thu được ở các phương pháp
chiết xuất, kết quả cho thấy có sự khác biệt về thành phần các cấu tử trong tinh dầu Hoa
hồng thu được giữa các phương pháp chiết xuất khác nhau [9], [22], [25], [32], [33].
Hương thơm Hoa hồng được quyết định bởi các thành phần đặc trưng trong tinh
dầu [31]. Một nghiên cứu về sự thay đổi mùi hương của tinh dầu Hoa hồng trên da tình
nguyện viên trong khoảng thời gian lớn hơn 5 giờ cho thấy rằng bên cạnh vai trò rất
quan trọng của rose oxid và damascenon, các hợp chất đặc trưng của tinh dầu Hoa hồng,
cụ thể là citronellol, geraniol, nerol, geranial, 2- phenylethyl alcol đóng góp đáng kể vào
hương thơm, và các hydrocarbon như nonadecan có tác dụng cố định lưu giữ hương
thơm trên da [31], [9]. Phương pháp bảo quản nguyên liệu từ khi thu hái đến khi chiết
xuất ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần tinh dầu trong hoa do đó có thể làm thay đổi
mùi hương Hoa hồng [3], [24].
1.2.5. Công dụng của Hoa hồng
Các sản phẩm từ Hoa hồng bao gồm tinh dầu Hoa hồng (rose oil), nước Hoa hồng
(rose water), rose concrete oil, và rose absolute oil có nhiều ứng dụng rộng rãi trong
ngành thực phẩm, mỹ phẩm đặc biệt là nước hoa, và dược phẩm như làm tá dược điều

hương trong thuốc mỡ và kem dưỡng da [11]. Để tạo ra các sản phẩm trên thì hàng năm
trên thế giới tiêu thụ khoảng 3000-5000 kg Rose oil [9].
1.2.5.1. Trong y dược học
Trong y học cổ truyền
Hoa hồng được sử dụng hàng ngàn năm nay trong y học cổ truyền, với các tác
dụng bao gồm điều trị đau bụng, ngực, tác dụng cường tim, điều trị rong kinh và các vấn
đề liên quan đến tiêu hóa, tiêu viêm, đặc biệt là viêm họng [6], [11], [8]. Việc dùng thuốc
sắc có nguồn gốc Hoa hồng là rất quen thuộc trong điều trị ho, viêm họng ở trẻ em. Hoa
hồng còn được sử dụng làm thuốc nhuận tràng [11]. Tinh dầu Hoa hồng có tác dụng
điều trị trầm cảm, lo âu, căng thẳng [15]. Nó giúp giảm khát, chữa ho lâu ngày, đặc biệt
đối với phụ nữ, giúp nhanh lành viết thương, liền sẹo, chăm sóc da rất phổ biến và được
ưa chuộng. Liệu pháp xông hơi sử dụng tinh dầu hoa hồng giúp hỗ trợ điều trị một số
bệnh dị ứng, hội chứng đau đầu, đau nửa đầu [11], [10].
11


Trong y học hiện đại
Hoa hồng thơm chứa lượng tinh dầu lớn hơn các loài khác trong chi Rosa với các
thành phần như terpen, glycosid, flavonoid và anthocyanin có tác dụng có lợi cho sức
khỏe con người [31], [11]. Trong đó, R. damascena Mill. được nghiên cứu nhiều về tác
dụng dược lý, với các nghiên cứu chủ yếu trên động vật thí nghiệm và một số trên người;
kết quả cho thấy tinh dầu Hoa hồng có tác dụng lên hệ thần kinh như thôi miên, giảm
đau và chống co giật [11], [15]. Ngoài ra, một số chiết xuất từ Hoa hồng còn có tác dụng
trên hô hấp, tim mạch, tiêu hóa như nhuận tràng, điều trị đái tháo đường [14], [22],
kháng khuẩn, ức chế virus HIV [23], chống viêm và chống oxy hóa [11], [10]. Gần đây,
có một số nghiên cứu trên mô hình động vật đã chứng minh tác dụng của cao toàn phần
R. damascena Mill. trong điều trị gan mạn tính, viêm gan, gan nhiễm mỡ với cơ chế
chính là cải thiện những tổn thương do stress oxy hóa tại tế bào gan [13].
1.2.5.2. Trong kỹ nghệ mỹ phẩm
Với các tác dụng được biết đến là chống oxy hóa, trẻ hóa làm đẹp da, và mùi

hương quyến rũ sang trọng, tinh dầu Hoa hồng thường có mặt trong các loại nước hoa
cao cấp dù chỉ với một lượng nhỏ trong công thức. Tỷ lệ tinh dầu Hoa hồng, nước Hoa
hồng trong các công thức mỹ phẩm thường nhỏ, do giá thành rất cao của nguyên liệu
này theo dõi trong Bảng 1.4. Ngày nay, khi nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc tự
nhiên ngày một gia tăng thì tiềm năng của việc trồng trọt Hoa hồng thơm để sản xuất
các sản phẩm hương liệu là rất lớn. Nhiều sản phẩm được sản xuất từ Hoa hồng có giá
trị thương mại cao, phải kể đến như: nước Hoa hồng ( Rose water), Hoa hồng khô, xà
bông Hoa hồng, mặt nạ Hoa hồng, trà Hoa hồng và nhiều loại kem dưỡng da, toner,
nước hoa cao cấp [4], [11], [10].
Bảng 1.4. Tỷ lệ tinh dầu, nước Hoa hồng trong một số loại nước hoa cao cấp [29]
Thương hiệu nước hoa

Công thức cấu tạo

Coty 1927

-

Thành phần tổng hợp hóa học: 90.7%

Sản phẩm: Aimant

-

Rose absolute oil: 9.3%

Patou 1925

-


Thành phần tổng hợp hóa học: 85.9%

Sản phẩm: Amour-Amour

-

Rose water: 14.1%

Caron 1927

-

Thành phần tổng hợp hóa học: 74.4%

Sản phẩm Bellodgia

-

Rose water: 25.6%

12


1.2.6. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu Hoa hồng
Có nhiều phương pháp chiết xuất khác nhau được sử dụng trong sản xuất và chiết
xuất các loại tinh dầu [30], [28]; việc lựa chọn phương pháp chiết xuất phụ thuộc vào loại
vật liệu thực vật đem chiết xuất. Nói cách khác, loại nguyên liệu thực vật quyết định
phương pháp chiết xuất để thu tinh dầu [25]. Các phương pháp truyền thống để sản xuất
tinh dầu Hoa hồng là: cất kéo hơi nước, chiết xuất với dung môi hữu cơ (ete dầu hỏa,
hexan), phương pháp ướp [4], [20].

Cùng với sự phát triển của các phương pháp chiết xuất tinh dầu từ thực vật, có
nhiều phương pháp hiện đại được nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất tinh dầu Hoa
hồng như phương pháp chiết bằng CO2 lỏng siêu tới hạn [33], hay chiết phối hợp vi sóng
và năng lượng siêu âm (US/MW) [25].
Tuy nhiên việc áp dụng các công nghệ mới này vẫn còn hạn chế vì nó đòi hỏi chi
phí đầu tư lớn, khó áp dụng với quy mô công nghiệp, và do thói quen trong sản xuất tinh
dầu truyền thống, mặt khác nhiều quan điểm cho rằng mùi hương tinh dầu chiết theo
phương pháp truyền thống gắn liền với cảm nhận của người dùng qua nhiều thế kỷ, và
vì thế mùi hương tạo bởi phương pháp chiết xuất mới có thể chưa được đón nhận nhiều
[30], [28]. Do đó phương pháp kinh điển trong chiết xuất tinh dầu Hoa hồng trên thế
giới hiện nay vẫn là cất kéo hơi nước, bên cạnh đó là chiết xuất bằng dung môi hữu cơ.
Phương pháp cất kéo hơi nước: Hoa hồng sau khi thu hái được đưa vào cất trong
các thiết bị hiện đại. Hơi nước được tạo trực tiếp trong nồi hoặc đưa vào từ các ống dẫn
hơi do nồi hơi bên ngoài cung cấp. Kỹ thuật cất được tiến hành theo những quy định
chặt chẽ và được kiểm tra thường xuyên. Thời gian cất nếu đun trực tiếp là 3 giờ, nếu
cất bằng hơi nước là 2 giờ 15 phút. Sau khi cất chỉ thu được 1/3 tinh dầu có chứa trong
hoa ở bình hứng. Loại tinh dầu này gọi là crude oil, first oil hay direct oil. Còn khoảng
2/3 lượng tinh dầu nằm lại trong nước cất thơm dưới dạng nhũ dịch, được tách tiếp bằng
cách cất lại hoặc bằng phương pháp chiết với dung môi và được gọi là second oil, cooked
oil hay indirect oil. Hai loại tinh dầu được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định có tên
chung là Rose oil [4]. Bên cạnh phương pháp này, tinh dầu thơm từ Hoa hồng cũng có
thể được chiết bằng dung môi hữu cơ, sản phẩm tạo thành là Rose concrete oil và sau
đó tiếp tục được chiết lại với alcol để tạo ra sản phẩm cuối cùng là Rose Absolute,
phương pháp này được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất nước hoa [4], [20].

13


Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu chiết bằng phương pháp cất kéo
hơi nước thấp hơn so với phương pháp chiết bằng dung môi [17], [32], [33], [25]; có thể

do một số thành phần trong tinh dầu Hoa hồng như phenylethyl alcol và 1 số ester tan
một phần trong nước và mất đi trong quá trình chiết xuất [18].
Tuy nhiên, do tính an toàn với môi trường, hạn chế tổn dư dung môi chiết xuất, và
dễ triển khai quy mô công nghiệp nên phương pháp cất kéo hơi nước vẫn là phương
pháp chính để sản xuất tinh dầu Hoa hồng trong công nghiệp tại Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ
[20] - cái nôi của sản xuất tinh dầu, cũng như các sản phẩm hương liệu khác từ Hoa
hồng.

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Hoa hồng thơm mới nở được thu hái tại Trung tâm khảo
nghiệm nghiên cứu các giống Hoa hồng thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tiêu
bản thực vật khô có cành mang hoa, nụ hoa, quả, cuống lá đang được lưu giữ tại phòng
Quản lý mẫu vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu hoa được thu hái trong 2
giai đoạn: từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019 và tháng 05/2019. Sau khi thu hái, mẫu
cành mang hoa, nụ hoa và quả được mang đi giám định tên khoa học và làm tiêu bản
thực vật khô để lưu mẫu; mẫu hoa được sử dụng dạng tươi để cất tinh dầu.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất, dung môi
- Dùng trong chiết xuất và xác định hàm lượng: Nước cất, xylen
- Dùng trong phân tích thành phần tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối
phổ (GC/MS): n-hexan, chloroform (Sigma), natri sulfat khan (Trung Quốc)
2.1.2.2. Dụng cụ thiết bị, máy móc
- Dùng cho mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa hoc:
+ Bộ dụng cụ ép tiêu bản
+ Tủ sấy WiseVen (dùng trong sấy tiêu bản thực vật – Bộ môn Thực vật)

+ Dụng cụ cố định tiêu bản: kim, chỉ, bìa cứng
+ Máy ảnh kỹ thuật số
-

Dùng trong định lượng tinh dầu:
+ Bình cầu dung tích 1000 ml (Germany)
+ Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu theo Dược điển Mỹ - USP 38 ( sử dụng 12/2018)
+ Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu DĐVN V (sử dụng 05/2019 – Bộ môn Thực vật)

-

Dùng trong điều chế nước cất cánh hoa (hệ thống được mô tả tại Hình 3.5)
+ Cân kỹ thuật Sartorius
Bộ dụng cụ cất tinh dầu gồm:
+ Bình cầu 3 cổ nhám (Germany)
+ Ống nối silicon với các kích cỡ khác nhau
+ Thiết bị cấp hơi nước dung tích 4000 ml (OEM - Trung Quốc)
+ Rơ-le cảm biến nhiệt
15


+ Nhiệt kế thủy tinh (Germany)
+ Hệ thống sinh hàn: sinh hàn bóng 40 cm, sinh hàn ruột gà 40 cm (Germany)
+ Máy hút chân không (công suất 125-320 w)
+ Bình nón có nút mài, chai thủy tinh có nắp kín
-

Dùng cho phân tích thành phần tinh dầu
+ Hệ thống sắc ký khí Aginent 7890A, detector khối phổ 5975C, cột DB-5MS (30
m x 0.25 mm x 0.25 μm), khí mang heli.

+ Lọ vial, Micropipet Nichipet EX plus II.

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát quần thể và lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá quần thể Hoa hồng về mặt thực vật : hình thái hoa, phương pháp
nhân giống, đặc điểm mùi thơm; lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái và xác định tên khoa học loài Hoa hồng trong mẫu nghiên
cứu
2.2.2. Xác định hàm lượng tinh dầu
Xác định hàm lượng tinh dầu có trong Hoa hồng bằng phương pháp cất kéo hơi
nước
2.2.3. Xác định thành phần tinh dầu
Xác định thành phần cấu tử của tinh dầu trong Hoa hồng bằng phương pháp sắc
ký khí kết hợp khối phổ.
2.2.4. Đánh giá chất lượng mùi hương của nước cất cánh hoa
Đánh giá độ đậm đặc mùi hương của sản phẩm nước cất cánh hoa bằng phương
pháp đo mùi hương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên đặc điểm: năng suất cho cánh hoa cao,
cánh hoa có mùi thơm đậm và ổn định, được trồng theo phương pháp giâm cành để đảm
bảo ổn định chất lượng giống và đồng đều giữa các cá thể trong mẫu nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cảm quan
Quan sát và mô tả cây trong quần thể và trong mẫu nghiên cứu về đặc điểm thực
vật, hình dáng, kích thước, màu sắc bằng mắt thường, và chụp ảnh trong điều kiện có
đủ ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là ánh sáng mặt trời
16


Đánh giá mùi hương, tốt nhất là đánh giá trực tiếp tại thực địa khi hoa mới nở, còn

trên cây tươi.
2.3.3. Phương pháp giám định tên khoa học
Giám định tên khoa học của cây trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, đặc
điểm của bộ phận sinh sản, so sánh đối chiếu với khóa phân loại thực vật trong Thực vật
chí Trung Quốc (Flora of China - 2015) và 1 số tài liệu được công bố trên thế giới về
các loài trong chi Rosa, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia phân loại thực vật để xác
định tên khoa học của loài.
2.3.4. Phương pháp cất kéo hơi nước dưới áp suất giảm
Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc cất hỗn hợp hai chất lỏng bay hơi được không
trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hòa bằng áp suất khí quyển,
hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu. Hơi nước có thể đưa từ bên ngoài
do các nồi hơi cung cấp hoặc tự tạo trong nồi cất. Dưới sức nóng của hơi nước, tinh dầu
từ tế bào nhu mô của cánh hoa được tách ra. Hơi nước mang tinh dầu đi qua bộ phận
làm lạnh (ngưng tụ) và được hứng trong bộ phận hứng. Việc kết hợp với máy tạo áp suất
giảm giúp hạ nhiệt độ sôi của nước trong hệ thống cất kéo hơi nước và hạn chế sự tác
động bởi nhiệt độ cao đối với các thành phần dễ bị biến đổi bởi nhiệt độ trong tinh dầu.
2.3.5. Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu
Tinh dầu trong dược liệu được định lượng bằng cách cất kéo hơi nước trong bộ
dụng cụ định lượng tinh dầu theo DĐVN V (phụ lục 12.7) [2]
Cho một lượng nước cất phù hợp (thường 400 – 500 ml) vào bình cầu
Mở khóa K’ dùng pipet cho vào 1 ml xylen, đóng khóa K’ sao cho lỗ thông trùng khớp
Kiểm tra đảm bảo hệ thống đã hoàn toàn kín, tiến hành cất kéo hơi nước, cất
trong 30 phút. Ngừng cất, đọc thể tích xylen trong ống hứng chia độ khi nhiệt độ ống
hứng trở về nhiệt độ phòng, được Vbh (ml) (giai đoạn bão hòa xylen).
Tách lấy cánh hoa từ mẫu Hoa hồng thu được, cân chính xác 1 lượng cánh hoa
phù hợp, cho vào bình cầu
Kiểm tra đảm bảo hệ thống đã hoàn toàn kín, tiến hành cất kéo hơi nước cho đến
khi thể tích xylen không tăng lên nữa. Ngừng cất, đọc thể tích hỗn hợp tinh dầu và xylen
trong ống hứng chia độ khi nhiệt độ ống hứng trở về nhiệt độ phòng được Vs (ml). Thể
tích đọc được lần này trừ đi thể tích xylen sẽ cho thể tích tinh dầu trong mẫu đem định

lượng.
17


×