Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 và tiểu sử tác giả- Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.58 KB, 52 trang )

100 BÀI THƠ HAY NHẤT VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Được phát động từ đầu năm 2005, cuộc thi Chọn những bài thơ Việt Nam
hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản
Giáo Dục phối hợp tổ chức đã lựa ra được 100 thi phẩm xuất sắc và công
bố trong Đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5.
100 bài thơ, chia đều cho 100 tác giả, không một ai được vinh dự góp mặt
với hơn một sáng tác. Hiện tượng này khiến không ít độc giả ngậm ngùi
tiếc nuối khi Xuân Diệu có Nguyệt cầm nhưng không có Đây mùa thu
tới hay Vội vàng... Hoàng Cầm có Bên kia sông Đuống nhưng không có
Lá diêu bông... Nguyễn Duy có Đò lèn nhưng lại vắng Tre Việt
Nam hay Hơi ấm ổ rơm...
Ngoài ra sự vắng mặt của nhiều bài thơ nổi tiếng trong danh sách này
không khỏi khiến người yêu thơ phải nuối tiếc.
Phong trào Thơ Mới góp mặt trong danh sách với số lượng tác giả, tác
phẩm lớn nhất. Tiếp đó là những sáng tác có ảnh hưởng sâu nặng đến suy
nghĩ và hành động của bao thế hệ độc giả qua hai cuộc kháng chiến
chống Mỹ và chống Pháp.
Nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, cho biết:
"Chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết công phu, thể hiện tình yêu và
thái độ trân trọng với thơ ca. Có những độc giả viết đến hàng chục trang
bình chọn và đưa ra nhiều lý lẽ bảo vệ cho sự lựa chọn của mình".
100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 đã được Nhà xuất bản Giáo
Dục in thành sách và phát hành rộng rãi.
Danh sách 100 bài thơ hay nhất
Ngoài Nguyên Tiêu, 99 bài còn lại được sắp xếp theo tên tác giả dựa vào
bảng chữ cái.
1) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh.
2) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc.
3) Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính.
4) Tạm biệt Huế - Thu Bồn.
5) Vào chùa - Đồng Đức Bốn.


1
6) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh.
7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao.
8) Núi Đôi - Vũ Cao.
9) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm.
10) Tràng Giang - Huy Cận.
11) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn.
12) Quê hương - Nguyễn Bá Chung.
13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương.
14) Miền Trung - Hoàng Trần Cương.
15) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ.
16) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ.
17) Nguyệt cầm - Xuân Diệu.
18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật.
19) Tây tiến - Quang Dũng.
20) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng.
21) Đò lèn - Nguyễn Duy.
22) Chiều - Hồ Dzếnh.
23) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà.
24) Cha tôi - Lê Đạt.
25) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm.
26) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang.
27) Mắt buồn - Bùi Giáng.
28) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH.
2
29) Đọc thơ Ức Trai - Sóng Hồng.
30) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh.
31) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến.
32) Đêm mưa - Hoàn.
33) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng.

34) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng.
35) Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
36) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy.
37) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng.
38) Người về - Hoàng Hưng.
39) Đồng chí - Chính Hữu.
40) Khi con tu hú - Tố Hữu.
41) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu.
42) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy.
43) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải.
44) Tỳ bà - Bích Khê.
45) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa.
46) Thu điếu - Nguyễn Khuyến.
47) Bến Mi Lăng - Yến Lan.
48) Tháp Chàm - Văn Lê.
49) Ông đồ - Vũ Đình Liên.
50) Đèo cả - Hữu Loan.
51) Viếng bạn - Hoàng Lộc.
3
52) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư.
53) Nhớ rừng - Thế Lữ.
54) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu.
55) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây.
56) Dặn con - Trần Nhuận Minh.
57) Hội Lim - Vũ Đình Minh.
58) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ.
59) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ.
60) Quê hương - Giang Nam.
61) Thị Màu - Anh Ngọc.
62) Nhớ - Hồng Nguyên.

63) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn.
64) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi.
65) Nhớ máu - Trần Mai Ninh.
66) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh.
67) Bông và mây - Ngô Văn Phú.
68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương.
69) Đợi - Vũ Quần Phương.
70) Tên làng - Y Phương.
71) Lời mẹ dặn - Phùng Quán.
72) Có khi nào - Bùi Minh Quốc.
73) Tự hát - Xuân Quỳnh.
74) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa.
4
75) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao.
76) Người đẹp - Lò Ngân Sủn.
77) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo.
78) Tống biệt hành - Thâm Tâm.
79) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo.
80) Đất nước - Nguyễn Đình Thi.
81) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều.
82) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh.
83) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông.
84) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông.
85) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ.
86) Thăm lúa - Trần Hữu Thung.
87) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư.
88) Nói sao cho vợi - Thu Trang.
89) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân.
90) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng.
91) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh.

92) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ.
93) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
94) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui.
95) Em tắm - Bạc Văn Ùi.
96) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân.
97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên.
5
98) Bếp lửa - Bằng Việt.
99) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ.
100) Thương vợ - Trần Tế Xương.
PHẦN I: TỪ bài 1 – 5 và tiểu sử các tác giả
1. Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh.
Nguyên Tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
1948
Dịch nghĩa:
Đêm rằm tháng riêng
Đêm nay, rằm tháng riêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xanh.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, ánh trăng đầy thuyền.
1948
Dịch thơ:
Rằm tháng riêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
XUÂN THỦY dịch
6
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức
yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống
đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của
thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục
gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ
thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về
chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên
nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy
giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu
dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước
châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những
côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học
tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội
của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ
Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra
sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người
đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để
giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những
người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt
Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập
Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu
năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân

dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và
bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người
bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt
động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa
và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923,
Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới,
tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc
tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế
nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và
được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam,
hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở
7
các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở
lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp
nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống
nhất các nhóm cộng sản trong nước thành
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở
nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế
Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào
cách mạng trong nước và có những chị thị
quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp
hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định
đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực
lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn
bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền
Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và
xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi
nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại
hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân
chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước
nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất
và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại
hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ,
Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại
xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách
mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo
toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa
đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân
đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần
8
từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng
lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân
Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một
nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành
thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với
Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã
họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến
lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh
đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương
đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng
chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống
nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp
của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh
hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc
tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và
hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân
dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc
lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và
công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp
quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm
100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ
CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION
AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990
Bác Hồ với Thanh niên,
thanh niên với Bác Hồ
9
2. Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc.
Ngày Hòa bình đầu tiên
Anh về lại ngôi nhà mình
Sau mười năm chiến tranh.
Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng,
Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng,
Mưa… Mưa… Mưa…
Mưa ngoài trời
Khắp nơi,
Mưa ngoài sân,
Nhưng cũng mưa cả trong nhà…
Sau lời mẹ là lời mưa reo ca…
Nhà dột.
Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài giữa hai chiếc cột
Chiều rộng bằng khuôn chiếc tăng.
Mắc võng.
Lại mắc võng.
Vẫn là cây theo anh từ rừng về đây làm cột.
Võng đưa sẽ ướt,
Nhưng đã có con mọt trong cột làm âm thanh đung đưa

Ngày xưa,
Chỗ ướt mẹ nằm, sau mười năm
10
Vẫn chỗ mưa mẹ đứng
Mẹ trao cho anh chiếc đèn và bảo
Đừng để ngọn lửa rụng!
Mẹ xếp những thùng, chậu, nồi, xoong…
Khúc nhạc mưa nhà dột tấu lên
Ru êm cánh võng.
Người lính nằm im,
Nghe âm thanh chiến tranh trong người mình cất giọng
Trong đêm hoà bình đầu tiên.

II

Không có trái bom nào rơi đúng nhà mẹ,
Không có viên đạn nào bắn thủng mái nhà mẹ
Chỉ có đứa con trai đi xa
Chỉ có sự chờ đợi nặng nề giọt xuống
Đã xuyên thủng mái nhà thành những lỗ to lỗ nhỏ khác nhau
Nắng mưa lọt vào sau
Xuyên
Xối
Những sợi nắng, những sợi mưa nếu có thể nối, cũng chỉ dài
Bằng một phần sự mong đợi
Và những hạt nắng, nhưĩng hạt mưa nếu đem xếp lại, có thể cao hơn
mọi trái núi.
11
Mười năm, cũng chỉ là thoáng qua,
Vì tuổi mẹ sáu bẩy lần hơn,

Mẹ vẫn nói đời mình như nắng trận mưa cơn…
Mái rạ của mẹ cũng không thủng lỗ chỗ
Nếu con chỉ đi ra đồng, ra chợ
Chứ không phải chiến tranh.
Có phải những viên đạn trong vô hình ý nghĩ
Bắn lúc đêm khuya vào đứa con thơ bé
Đã để những lỗ thủng lốm đốm trên màu tóc mẹ
Như nững hạt nắng hạt mưagiọt sót vào đây,
Để ai ai cũng phải nhìn và vội ngoảnh đi ngay…
Và đêm nào mẹ cũng khấn, để phập phồng một lần tin, một lần vui,
Nhưng tai ác hơn, mái nhà cứ thủng.
Chẳng có na-pan, lân tinh, phốt-pho
Chỉ có mưa nắng,
Sự xa vắng, Khiến mái rạ mục mủn, bạc như màu tóc bạc,
Đôi sẻ tự tình bị hẫng hốt hoảng vù lên, bụi mù như tro bay…
Mong đợi
Yêu đương,
Giả định: sống chết
Của mẹ về con, làm cho con được sống.
Con trở về giản dị,
Cái ngỏ nhỏ, mái nhà quê, biến thành cổng trời, thành lâu đài trong
mắt mẹ đón con.
12
Buổi sớm,
Nắng xiên nghiêng,
Anh nằm ngửa,
Mái nhà có mắt nhìn anh
Người lính
Lần đầu tiên giật mình…
Những hạt bụi nhảy múa rung rinh,

Những con đường sang lên như nắng
Và mỗi người là hạt bụi lung linh.
Mẹ vẫn lên nhà xuống bếp một mình,
Chiến thắng của mẹ là anh
Niềm vui của mẹ là anh.
Nỗi buồn của anh không phải trong chiến tranh…
Njhững sợi nắng xuyên qua nhà mình
Thành những mũi tên
Thành những viên đạn,
Bắn tiếp vào anh không gì che chắn
Phải nhận tất cả,
Vẫn anh.
Hôm qua chưa nhận một viên đạn
Hâm nay nhận những lỗ thủng
Anh về quê không mang súng
Vũ khí lúc này
13
Hai bàn tay.
Mẹ giục:
- Ăn cơm, con!
Hoà bình trong canh cua, mồng tơi, cà

Mùi ổ rơm
1985
Tiểu sử Phùng Khắc Bắc :
Tên thật: Phùng Khắc Toàn
Sinh năm: 1944
Mất năm: 1990
Bút danh: Phùng Khắc Bắc
Nơi sinh: Thạch Thất - Hà Tây

Thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết
Các tác phẩm:
Một chấm xanh (1992) >> Chi tiết
Chiều xuân nắng hanh (1997)
Đời thường
Ngày hoà bình đầu tiên
Giới thiệu một tác phẩm:
Tự do

Hãy cho ta một lần tự do
Dù ngắn ngủi nhưng một lần cũng đủ
Một giờ, một phút, một lời hay một chỗ
Nhưng đích thực là tự do.

Bởi khó khăn thay, trong cuộc đời này
Từ khi sinh ra nhân loại
Ai cũng đi tìm điều ấy

Lẽ rằng: khi ta sinh ra
Cái tự do đầu tiên của ta là tiếng khóc
Nhung lót ấm, chăn êm, tiếng à ơi vô nghĩa đã cám dỗ để cầm tù
Ta nín thinh - ấy là khắc giây ta đã biến thành người
Và cũng từ khắc giây ấy ủ ươm mầm ao ước
Rồi suốt đời chưa bao giờ có được
14
Hết sợi dây này, đến sợi dây khác, thay nhau trói buộc
Và vì vậy mà mong ước cứ đầy thêm
Và dù nhỏ nhất, làm ra cuộc sống Người
Chính điều này làm nên Đời
Nhưng cuối cùng lần thứ hai tự do lại đến

Lúc này thì ta nhận được ra nhưng nó chỉ
chợt hiện và chính ta cũng tắt trước nó
Đứng trước biển
Ta như bị tan biến ra và bay lãng đãng qua bờ qua bến
Nhưng không, biển mênh mông
và biển cũng đẹp vô cùng
Biển không bằng một nhánh suối nhỏ, một dòng sông
Bởi biển không hề cạn, vì chỉ nhận
mà chẳng cho ai dòng chảy
Biển nói rằng: biển còn biết chảy vào đâu
Bởi vậy suốt tháng, suốt năm, phải vật lộn với những nghĩ suy trên những
ngọn sóng bạc đầu
Nước đấy, nước vô tận mà đời nghèo lênh đênh cứ khát
Ta mới hiểu tự do khó thật
Nhưng vẫn có
Và có hai con đường đi tới nó
Con đường đi vào cõi Chúa
Con đường đi trong nhân gian
Ta chọn con đường thứ hai
Dù gian nan
Dù chỉ một lần
Một lần thôi cũng đủ
Dù một giờ, một phút, một lời hay một chữ
Nhưng đích thực là tự do.
12-1984
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005


15
3.Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính.

Những bóng người trên sân ga
Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày
Có lần tôi thấy hai cô gái
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
- "Đường về nhà chị chắc xa xôi?"
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu
Hai người bạn cũ tiễn đưa nhau
Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn dầu anh thắt lại
- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!
16
Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga
Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này
Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly
Hà Nội 1937
Tiểu sử Nguyễn Bính
Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật Nguyễn Trọng Bính tại
xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội
(nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản,
tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnhNam Định).
[2]
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà
Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ
Nguyễn Bính không được đi học ở nhà
trường mà chỉ được học ở nhà với cha là
ông đồ nhoNguyễn Đạo Bình và đồng thời
17
cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ
rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải
theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này
ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ
và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn
đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn
Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn
Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba
và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên

Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên
Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ".
Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
(Từ Độ Về Đây - 1943)
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn
Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn
ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn
trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn -
Giai phẩm.
Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty
Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.
Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng
chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà
Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt.
[3]
Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
Các tác phẩm
Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch,
truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự
nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các
nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.: Một số tác phẩm:
 Qua Nhà (Yêu đương 1936)
18
 Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
 Cô Hái Mơ (Thơ 1939)

 Tương tư
 Chân quê (Thơ 1940)
 Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
 Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
 Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
 Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
 Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
 Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
 Mây Tần (Thơ 1942)
 Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
 Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
 Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
 Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
 Trả Ta Về (Thơ 1955)
 Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
 Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
 Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
 Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
 Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
 Cô Son (Chèo cổ 1961)
 Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
 Người Lái Đò Sông Vỹ (Chèo 1964)
Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong
năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.
Đánh giá
Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và
"cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về
Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt nam.
Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng
của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca

dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ
"Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
19
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với
một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình
ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn
Đoài, thôn Đông.... Tâm sự của người con gái trong Lỡ bước sang
ngang của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt nam thời kỳ đó.
Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác
luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang
dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt nam. Nguyễn Bính
sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập.
Những Bóng Người Trên Sân Ga
Bài thơ được sáng tác vào năm 1937 bởi nhà thơ Nguyễn Bính và được
công bố chọn vào 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20 bởi
Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục trong Đêm
Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5.
Qua bài thơ, Nguyễn Bính đã khắc họa hình ảnh những cuộc chia tay của
những con người với những số phận và tâm tư khác nhau một cách rất rõ
nét nhưng cũng rất đỗi bình dân và gần gũi:
4.Tạm biệt Huế - Thu Bồn.
Tạm biệt Huế
“Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ

Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn
Chống lại ngày ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
20
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế mà đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông chảy ngược
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hoá đá phía bên kia”.
(Huế, 1980)
Tiểu sử Thu Bồn
Nhà thơ Thu Bồn, tên thật là Hà Đức Trọng (sinh ngày 1 tháng
12 năm 1935 tại Quảng Nam, mất ngày 17 tháng 6 năm 2003), là một nhà
thơ, nhà văn Việt nam
Thu Bồn sinh tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vào
bộ đội năm mười một tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến
đấu. Trong thời gian chiến tranh Việt nam, ông làm phóng viên chiến
trường Liên khu V sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân

đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thu Bồn là
ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Ngoài bút danh đặt theo
tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là Hà
Ðức Trọng, Bờ Lốc.
Ngoài thơ, Thu Bồn còn viết tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến nhiều
với những bài trường ca, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là
21
thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông và
“không những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản
trường ca đầu tiên của văn học giải phóng” . Đây là khúc ca ca ngợi lòng
yêu tự do, ý chí bất khuất của những con người Tây Nguyên trong khung
cảnh thiên nhiên hùng vĩ được giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ
thông của Việt nam.
Các tác phẩm chính
 Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962),
 Tre xanh (thơ, 1965),
 Mặt đất không quên (thơ, 1970),
 Những đám mây mầu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975);
 Oran 76 ngọn (trường ca, 1979),
 Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)
 Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)
 Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
 Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999)
 Trường ca tuyển tập (1999)
 Gỡi lời con đến cùng cha
 Quê hương mặt trời vàng
Các giải thưởng
 Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu
 Giải thưởng văn học quốc tế Lotus của Hội Nhà văn Á Phi (1973)

 Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969)
 Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
Bài thơ này được Thu Bồn viết sau chuyến đi Huế (đã được nhạc sĩ Nhạc
Xuân An phổ nhạc) bằng giọng địa phương truyền cảm “rượu hồng đào
chưa nhấm đã say”.
Với chỉ chừng hai mươi câu và một trăm sáu mươi âm tiết, thi sĩ đã là
một họa sĩ phác họa cả bức tranh thủy mặc về Huế vừa hữu tình chất chứa
vừa hữu duyên mà mở đầu bài thơ thi sĩ đã có cái cớ “Bởi vì em dắt anh”
mà cảnh và tình ở đây nhập vào làm một. Con người Thu Bồn là sự kết
hợp của những gì tưởng chừng khó kết hợp, vừa hào sảng vừa nhiệt tình,
vừa đa tình vừa thật tính, anh có cái chất của người rất Quảng Nam nên
tình yêu cũng rất tinh tế, nhịp nhàng.
22
Thơ kết hợp với hiện thực vì trong đó chất
chứa tình cảm của một người luôn nghĩ tới
tình yêu, đa tình đa sầu đa cảm như vậy nên
Thu Bồn đã chỉ có thể “Tạm biệt Huế với em
là tiễn biệt”. Hình ảnh của người đi và người
ở lại, người ra đi vì một lý do khách quan nào
đó còn người ở lại trong hoài cảm “minh
mang” chứ không là “mênh mông”, “tiễn
biệt” chứ không là “ly biệt”, “tạm biệt”,
“vĩnh biệt” - một vị từ thật đắt chỉ có Thu
Bồn vì yêu quá mới có cái dùng từ vi diệu
như thế. Chỉ “một lần đến” vậy mà “ngàn lần nhớ trong mơ”. So sánh như
thế không gì là khập khiễng vì “Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô”.
Cố đô Huế là vẻ đẹp của “lăng tẩm” trầm lặng và là của thiên nhiên ban
tặng cho đất thần kinh nhưng với em là vẻ đẹp của “áo trắng” thướt tha
cầu Tràng Tiền trong cái gió lộng tư bề. Cổ kính như Huế nhưng với em

thì truyền thống trong cách tân hiện đại để có yêu, có nhớ có nên duyên
vợ tình chồng thì âu đó cũng là quy luật tự nhiên vậy. Thế nhưng lòng thi
sĩ đã ngà ngà say men hồng đào xứ Quảng mà lảo đảo chếnh choáng hơi
men tình. Câu ca dao xưa nói rất thật ở trong tình cảm nhà thơ lúc
này: “Học trò ở Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành!” thật đúng quá với Thu Bồn.
Tôi là người con của xứ Huế, mặc dầu vì hoàn cảnh mà đã gần cái tuổi ba
mươi nhưng chưa một lần được về quê cha đất mẹ để cảm cái tĩnh
mịch của Huế mộng Huế mơ, nên khi đọc bài thơ này tôi thật sự xúc động
không phải vì ngôn từ hoa mỹ mà vì lòng người Huế cứ ám ảnh tôi nhớ
đến Ba Mạ với giọng Rất Huế nơi quê nhà. Con người Huế, cảnh Huế
được con mắt rất tinh của thi sĩ Thu Bồn chộp lại thật đẹp trong huyền ảo
bảng lãng hơi sương của “12 nhịp Tràng Tiền”, Sông Hương làm nên Huế
bằng lòng sông của phá Tam Giang hợp lưu lại:
“Con sông dùng dằng con sông chảy ngược
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Từ láy “dùng dằng” của con sông là sự mềm yếu nhưng rất mạnh mẽ “giữ
mình” của cô gái Huế để khi về thi sĩ chỉ dám “hôn thầm lặng” rồi “hóa
đá”. Xưa nay chỉ có biểu tượng “Hòn vọng phu” chỉ thiếu phụ chờ chồng
chinh chiến trở về mà ôm con hóa đá. Nay Thu Bồn vì yêu mà “hóa đá
Nhà thơ Thu Bồn và vợ là
nghệ sĩ Lý Bạch Huệ
23
bên kia” - ở Ngũ Hành Sơn-quê hương thi nhân chỉ cách quê em-Huế một
dãy đèo Hải Vân.
Như nhà thơ Chế Lan Viên thừa nhận: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê
hương” với Thu Bồn quả chẳng ngoa chút nào.
5.Vào chùa - Đồng Đức Bốn.
Vào chùa
Đang trưa ăn mày vào chùa

Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.
Tiểu sử Đồng Đức Bốn
Đồng Đức Bốn(30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006) được sinh ra trong
một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia
nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, ông làm thợ cơ khí (bậc
6 trên 7) tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng
(Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm
Hải phòng. Ông được làm đại diện cho công ty này tại Hà nội và bắt đầu
sáng tác thơ vào cuối những năm 1980.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đồng Đức Bốn mất ngày 14
tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song mai, xã An hồng, huyện An
Hải, Thành phố Hải phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Các tác phẩm
 Con ngựa trắng và rừng quả đắng. NXB Văn học, 1992
 Chăn trâu đốt lửa. NXB Lao động, 1993
 Trở về với mẹ ta thôi. NXB Hội nhà văn, 2000
 Cuối cùng vẫn còn dòng sông. NXB Hội nhà văn, 2000
 Chuông chùa kêu trong mưa 2002
 Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. NXB Hội nhà văn 2006 (tập thơ cuối
cùng, dày 1.108 trang)
24
Đánh giá
Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát.
Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, dùng từ và rất giàu hình ảnh với
tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15
bài thơ cực hay, tài tử vô địch
6. Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh.

Sư đoàn
Sẽ có những sư đoàn thép
Bất kỳ nơi đâu
Không khuất phục tù đày chém giết
Nơi đâu
Người sống nợ nần người đã chết
Bất kỳ nơi đâu
Từ một cây "mút nhét"
Một sải xuồng bơi
Một nọc ong châm góp làm sự nghiệp
Gốc tre xanh thắng trận cả ba đời
Ba mươi triệu tấm lòng xông ra tuyến lửa
Vạch lối điều quân
Vai chảy xe thồ
Trồng cây xanh che chở
Mỗi bước quân đi
Đánh trận trường kỳ
Đêm trước nấp trong lùm bắn tỉa
Sớm sau dàn trận chính qui
Đến trận bão hiệp đồng cả nước
Mỗi sư đoàn mang gió lốc bay đi...
Đất giải phóng thênh thang
Sẽ cho ta dàn đội ngũ - sư đoàn
Phía trước gọi ta
Những Điện Biên vòng đai thép tung ra làm chiến dịch
Đòn gánh hậu phương vượt đèo đi phản kích
Hành quân
Hành quân
Trùng điệp những sư đoàn
25

×