Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam tt tv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.3 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
RỦI RO ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số chuyên ngành: 9 58 03 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2019


Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Thủy lợi

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân
Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Vũ Thanh Te

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Room 5 - K1
Trường Đại học Thủy lợi vào lúc….giờ…..ngày….tháng….năm….



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Thủy lợi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ở Việt Nam, việc nhìn nhận đánh giá các rủi ro trong các dự án xây dựng nói
chung và trong lĩnh vực thủy điện nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm
dẫn đến các rủi ro không lường trước được trong quá trình triển khai dự án ảnh
hưởng đến các mục tiêu của dự án. Đặc biệt, các dự án thủy điện vừa và nhỏ
hầu hết được xây dựng tại các huyện miền núi, xa trung tâm hành chính, địa
hình hiểm trở, thường xuyên sạt lở vào mùa lũ nên gặp rất nhiều khó khăn và
rủi ro càng hiện hữu và khó lường hơn.
Việc xác định, nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro
đến mục tiêu của dự án (thời gian, chi phí, chất lượng) sẽ giúp nhà đầu tư có cơ
sở trước khi quyết định đầu tư xây dựng công trình, các nhà thầu, các đơn vị
quản lý nhà nước và các bên liên quan chủ động trong việc đưa ra đánh giá, giải
pháp ứng phó và giảm thiểu rủi ro giảm tổn thất chi phí cho nhà nước.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi
phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam” là rất cần
thiết, mang tính khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro, phân loại và đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và
nhỏ ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu những rủi ro ảnh
hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên

1


cứu định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
(i) Các yếu tố rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự
án. (ii) Nghiên cứu xác định, phân nhóm, đánh giá, xếp hạng và phân vùng mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng (tổng mức đầu
tư phê duyệt) các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (iii) Sử dụng các
số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được từ 2005 đến nay và chiến lược phát triển
thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 để phân tích
trong nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu
(i) Cơ sở khoa học của việc xác định danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến
chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (ii) Phân
nhóm và kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến
chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (iii) Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro, chỉ ra những yếu tố rủi ro ảnh
hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng công
trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (iv) Phân vùng mức độ rủi ro và đề xuất
giải pháp giảm thiểu của các rủi ro ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng
công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp sau được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phương pháp kế
thừa; phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp; phương pháp nghiên cứu
định tính; phương pháp nghiên cứu định lượng; phương pháp chuyên gia;

phương pháp giá trị trọng số quan trọng của rủi ro.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2


(i) Luận án đưa ra cơ sở khoa học xác định danh mục và phân nhóm các yếu tố
rủi ro ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở
Việt Nam. (ii) Luận án đã trình bày phương pháp và kết quả đánh giá mức độ
ảnh hưởng của từng yếu tố rủi ro đến chi phí, chỉ ra được các yếu tố rủi ro ảnh
hưởng lớn nhất đến chi phí đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
làm cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi
ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
(i) Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan quản lý
Nhà nước, các nhà đầu tư và các đơn vị, tổ chức có liên quan tham khảo, vận
dụng, đưa ra những cảnh báo và giải pháp chủ động khi thực hiện đầu tư xây
dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (ii) Kết quả nghiên cứu
là cơ sở quan trọng để thực hiện các nghiên cứu để đánh giá, đo lường thiệt hại
của một số nhóm rủi ro đến các mục tiêu của dự án. Phân bổ rủi ro cho các đối
tượng có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và
nhỏ ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư
xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chương 4: Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro

ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt
Nam

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
1.1.1. Quan điểm về thủy điện vừa và nhỏ
Trên thế giới: Thủy điện nhỏ có công suất từ 0,1 MW đến 10 MW, Thủy điện
vừa có công suất từ 10 MW đến 100 MW.
Ở Việt Nam: Thủy điện nhỏ là những thủy điện có công suất từ 1 đến 30 MW,
Thủy điện vừa và nhỏ là những thủy điện có công suất từ 50 MW trở xuống.
1.1.2. Vai trò của thủy điện vừa và nhỏ
Thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ có vai trò vô cùng to lớn và là
một phần quan trọng của ngành điện: đảm bảo cung ứng điện cho cả nước, tạo
nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại nhiều địa phương, bảo tồn các hệ sinh
thái, tích và xả theo nhu cầu của hệ thống điện, giảm bớt ô nhiễm môi trường,
giải quyết bài toán đa mục tiêu, cải thiện công bằng xã hội.
1.1.3. Đặc điểm của công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Công trình thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng hầu hết được
xây dựng ở các khu vực miền núi nên có địa hình, địa chất phức tạp.
Diện tích lưu vực của các dự án thủy điện vừa và nhỏ tương đối lớn tùy thuộc
vào quy mô và công suất lắp máy.
Vốn đầu tư xây dựng cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ thường lớn và thời
gian thu hồi vốn dài.
Các dự án thủy điện vừa và nhỏ có thời gian xây dựng không ngắn và cũng
không quá dài nhưng thời gian vận hành tương đối dài.
Lợi ích các dự án thủy điện phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên bởi lẽ các dự án

thủy điện sử dụng nguồn đầu vào duy nhất đó là nguồn nước.
Dự án thủy điện tác động mạnh đến môi trường và xã hội.
4


1.1.4. Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Theo tính toán lý thuyết, tiềm năng thủy điện ở nước ta khá lớn với tổng công
suất tiềm năng khoảng 35.000 MW và điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm.
Tuy nhiên, về mức độ khả thi, thì chỉ có thể khai thác được khoảng 26.000 MW
với điện lượng khoảng hơn 100 tỷ kWh/năm trong đó nói riêng thủy điện vừa
và nhỏ chiếm khoảng 15-20 tỷ kWh/năm.
1.1.5. Chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây
dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư xây dựng ở giai
đoạn chuẩn bị dự án; dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án;
giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình
vào khai thác sử dụng. Trong luận án, tác giả nghiên cứu các rủi ro trong giai
đoạn chuẩn bị dự án và thực hiện dự án ảnh hưởng bất lợi làm tăng giá trị tổng
mức đầu tư phê duyệt ban đầu của dự án.
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện là mức chi phí cần thiết
để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị công suất thiết kế của
công trình. Suất vốn đầu tư là cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư xây
dựng, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình thủy điện ở
giai đoạn chuẩn bị dự án.
Ở trên thế giới: suất vốn đầu tư trung bình cho thủy điện vừa và nhỏ dao động
từ 1300-8000 Usd/Kw; thủy điện lớn dao động từ 1050 – 7650 Usd/Kw
Ở Việt Nam: suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện cho 1 Kw
công suất lắp máy của thủy điện nhỏ trung bình 25-30 triệu đồng; thủy điện lớn
dao động 20-25 triệu đồng.


5


1.2. Tổng quan các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tƣ xây dựng
1.2.1. Các quan điểm rủi ro
Theo Trƣờng phái truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người. Một số tác giả đồng quan điểm theo trường
phái truyền thống có thể kể đến: Allan Willett, Ricardo Antunes and Vicente
Gonzalez, Jorge Cunhaa & Paula Ferreiraa.
Theo Trƣờng phái hiện đại: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn
thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội. Đồng quan điểm trên có thể kể đến các tác giả: Frank Knight, Irving
Preffer, Ratna Sansar Shrestha, Marcello N. Cabral Da Costa.
1.2.2. Các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư xây dựng
Các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư xây dựng rất đa dạng trong mọi lĩnh vực
Giao thông (Trịnh Thùy Anh, 2006), Dầu khí (Lê Đăng Thức (2017), Nông
nghiệp Nông thôn (Trần Quang Phú, 2016)... đã nhận diện và phân loại được
các nhóm rủi ro, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro, đưa ra các
biện pháp, giảm pháp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư xây dựng nói chung.
1.2.3. Các nghiên cứu rủi ro về chi phí đầu tư xây dựng
Các nghiên cứu rủi ro về chi phí đầu tư xây dựng chủ yếu trong các dự án đầu
tư xây dựng nói chung đã xác định và phân các nhóm rủi ro ảnh hưởng đến mục
tiêu dự án, một số nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố rủi ro ảnh hưởng
mạnh, yếu và đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro cũng như mô hình kiểm
soát chi phí và thời gian thực hiện.
1.2.4. Các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư xây dựng thủy điện
Các nghiên cứu rủi ro trong đầu tư xây dựng thủy điện trên thế giới cho thấy
các nghiên cứu của các tác giả đã xác định và phân loại được các nhóm yếu tố

rủi ro ảnh hưởng, chỉ ra được các nhóm yếu tố rủi ro có ảnh hưởng lớn đến các

6


mục tiêu dự án đồng thời các nghiên cứu cũng đã đưa ra các giải pháp quản lý
rủi ro hiệu quả để các bên có thông tin đưa ra các quyết định tốt hơn.
1.3. Tồn tại trong các nghiên cứu trƣớc đây
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào quản lý rủi ro trong các dự án
thủy điện. Ở Việt Nam, có ít các nghiên cứu rủi ro trong lĩnh vực thủy điện. Các
nghiên cứu về rủi ro ở Việt Nam tập trung nhiều trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
nói chung (dầu khí, giao thông, dân dụng...) và một số lĩnh vực như ngân hàng,
bảo hiểm. Chỉ có một số nghiên cứu về các rủi ro gây chậm tiến độ và rủi ro
hợp đồng trong các dự án thủy điện.
1.4. Định hƣớng và mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) Xây dựng cơ sở khoa học để nhận
diện và phân nhóm các yếu tố rủi ro; (ii) Xây dựng thang đo các yếu tố rủi ro
ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt
Nam, kiểm định độ phù hợp của thang đo và bảng hỏi nghiên cứu; (iii) Đánh
giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro tới chi phí đầu tư xây dựng thủy điện vừa
và nhỏ ở Việt Nam; (iv) Phân vùng mức độ rủi ro ảnh hưởng của các yếu tố đến
chi phí đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam từ đó đề xuất giải
pháp giảm thiểu cho các rủi ro có ảnh hưởng lớn.
1.5. Kết luận chƣơng 1
Rủi ro trong đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ là một vấn đề còn
rất mới ở Việt Nam. Chưa có một nghiên cứu nào thực hiện trong lĩnh vực thủy
điện nói chung, thủy điện vừa và nhỏ nói riêng từ nhận diện, phân loại, đánh giá
xếp hạng mức độ ảnh hưởng và phân vùng mức độ rủi ro đến chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
Có rất nhiều rủi ro ảnh hưởng nhưng ta lại không kiểm soát, phòng ngừa được

tất cả các rủi ro đó vì vậy cần thiết phải tiến hành nhận diện, phân loại, đánh giá
và phân vùng mức độ rủi ro để biết rủi ro nào xuất hiện nhiều, rủi ro nào xuất
hiện ít, rủi ro nào gây ảnh hưởng lớn, rủi ro nào gây ảnh hưởng ít để từ đó đưa
ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp cho từng loại công trình.
7


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học xác định danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến
chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
2.1.1. Sơ bộ phân loại nhóm các yếu tố rủi ro trong các công trình thủy điện
vừa và nhỏ đã nghiên cứu
Tùy theo mục đích của việc đánh giá rủi ro, quan điểm các tác giả nghiên cứu
rủi ro được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau NCS tổng hợp và sơ bộ
phân các nhóm rủi ro như sau:
Bảng 2.2: Sơ bộ phân nhóm rủi ro trong các công trình thủy điện vừa và nhỏ
TT

Yếu tố rủi ro

TT

Yếu tố rủi ro

A

Nhóm yếu tố về chính trị & chính sách

11


1

Xung đột chính trị

12

2

Hệ thống văn bản thay đổi thường xuyên

E

3

Tham nhũng, cấu kết các bên trong triển
khai dự án

13

B

Nhóm các yếu tố tự nhiên

14

Năng lực của các nhà thầu tham gia
Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các
bên liên quan
Nhóm các yếu tố trong qua trình
triển khai dự án

Rủi ro trong việc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư
Rủi ro trong thiết kế, dự toán

4

Thời tiết thay đổi bất thường

15

Rủi ro trong quá trình thi công

5

Bất khả kháng
Rủi ro địa chất, thủy văn nơi xây dựng
công trình phức tạp
Nhóm yếu tố rủi ro về kinh tế, tài
chính

16

Rủi ro do hợp đồng thay đổi
Sự chậm trễ trong việc cung ứng vật
tư, máy móc

7

Rủi ro lạm phát


19

8

Rủi ro lãi suất

F

9

Rủi ro tỷ giá

20

6
C

D
10

Nhóm yếu tố về năng lực các bên liên
quan
Năng lực chủ đầu tư

17
18

21
22


Rủi ro trong nghiệm thu thanh toán
Rủi ro kỹ thuật công nghệ chưa đáp
ứng
Nhóm các yếu tố môi trƣờng dự án
Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn
nước, và chất thải
Tác động đến hệ thực vật, động vật,
thủy sinh
Sạt trượt, xói mòn, bồi lắng sông

2.1.2. Nhận diện các rủi ro ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công
trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Tác giả sử dụng phương pháp nhận diện rủi ro dựa trên bằng chứng thông qua
các dự án đã hoàn thành, các dự án đang xây dựng và các dự án bị loại bỏ trong
8


thời gian qua từ đó nhận diện, bổ sung, loại bỏ các rủi ro ảnh hưởng đến chi phí
đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Tác giả đã nhận diện được có 29 yếu tố rủi ro ảnh hưởng theo Bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7: Danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng
công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
TT
A
1
2
3
4
5
B

6
7
8
C
9
10
11
12
D
13
14
15
E
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng
Nhóm yếu tố về chính sách và quản lý nhà nƣớc
Rủi ro từ sự phân cấp quản lý các dự án thủy điện vừa và nhỏ
Quá trình ra quyết định yếu kém
Hệ thống văn bản pháp luật thay đổi thường xuyên
Chính sách phát triển thủy điện của địa phương chưa phù hợp

Tham nhũng, cấu kết các bên trong triển khai dự án
Nhóm các yếu tố tự nhiên
Thời tiết thay đổi bất thường
Bất khả kháng (thiên tai, địch họa)
Địa chất, thủy văn nơi xây dựng công trình phức tạp
Nhóm yếu tố rủi ro về kinh tế - tài chính
Lạm phát
Lãi suất
Tỉ giá ngoại tệ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan
Năng lực của chủ đầu tư
Năng lực của các nhà thầu tham gia
Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các bên liên quan
Nhóm yếu tố trong qua trình triển khai dự án
Rủi ro trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đấu thầu không cạnh tranh
Rủi ro trong quá trình khảo sát địa hình, địa chất
Rủi ro trong thiết kế, dự toán
Rủi ro trong quá trình thi công
Rủi ro do khả năng thu hút tài chính
Rủi ro hợp đồng thay đổi nhiều lần
Tranh chấp trong việc nghiệm thu thanh quyết toán
Rủi ro kỹ thuật, công nghệ chưa đáp ứng
Sự chậm trễ trong việc cung ứng vật tư, máy móc
9


26
F

27
28
29

Rủi ro chất lượng công trình
Nhóm yếu tố môi trƣờng của dự án
Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước và chất thải
Tác động đến hệ thực vật, động vật, thủy sinh
Sạt trượt, xói mòn, bồi lắng sông

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong
luận án tác giả sử dụng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng cách tiếp cận
quá trình từ đó đưa ra quy trình 6 bước từ tổng quan nghiên cứu xác định rủi ro;
nhận diện, bổ sung khảo sát sơ bộ nghiên cứu; khảo sát chính thức nghiên cứu;
nghiên cứu định lượng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng; phân vùng mức độ rủi ro và
đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Thang đo nghiên cứu: lựa chọn thang Likert với 5 mức đánh giá để khảo sát
tần suất xảy ra và 5 mức đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến chi phí
đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: các chuyên gia, Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án, các Sở
ban ngành, các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, giám sát thi công, cung
ứng vật tư và các đơn vị có liên quan khác hoạt động trong lĩnh vực thủy điện
vừa và nhỏ.
- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Kích thước mẫu nghiên cứu: lựa chọn số lượng mẫu theo công thức kinh
nghiệm của Bollen: Tối thiểu có 5 quan sát trên mỗi biến (tỷ lệ 5:1).
- Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp điều tra trực tiếp và phương pháp

khảo sát trực tuyến.
2.2.3. Các phương pháp phân tích và đánh giá rủi ro trong dự án
Hiện nay, một số công cụ phân tích và đánh giá rủi ro thường sử dụng như
phương pháp phân tích cây quyết định, phân tích độ nhạy, phương pháp áp
10


dụng lý thuyết mô phỏng, phân tích xác suất, phương pháp giá trị trọng số quan
trọng của rủi ro. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau được
tác giả tổng hợp trong Bảng 2.11
Bảng 2.11: Bảng so sánh ưu, nhược điểm của từng phương pháp phân tích
TT

Phƣơng pháp

Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

- Sơ đồ đơn giản, dễ hiểu

1

Cây quyết định

- Đòi hỏi ước tính xác
- Cung cấp kết quả trong suất
điều kiện xác suất
- Đòi hỏi nhiều thời gian
- Thuận lợi trong việc ra và chi phí phụ thuộc vào

quyết định theo chuỗi sự quy mô và mức độ linh
hoạt của từng trường hợp
kiện liên tục
- Dễ tính toán, giải thích

2

3

4

Phân tích độ
nhạy

Phân tích xác
suất

Phân tích mô
phỏng Monte
Carlo

- Không có xác suất của
kết quả cuối cùng

- Không đòi hỏi ước tính
- Giới hạn trong sự tương
xác suất
tác các biến
- Tập trung vào số lượng
- Khó khăn đối với các

biến ít
chuỗi quyết định
- Khó thu thập dữ liệu
- Cung cấp kết quả trong quá khứ xác định xác
điều kiện xác suất
suất
- Xử lý thông tin từ nhiều - Dựa trên ý kiến đánh
nguồn khác nhau
giá chủ quan để đưa ra
xác suất
- Đòi hỏi chi phí và thời
- Cung cấp kết quả trong
gian nhiều
điều kiện xác suất
- Phải có xác suất các
- Xem xét những nguồn
biến đầu vào
rủi ro khác nhau
- Giới hạn trong việc giải
- Có thể mô hình các
quyết sự tương tác giữa
chuỗi quyết định
các biến

11


5

Giá trị trọng số

quan trọng của
rủi ro

- Đánh giá mức độ ảnh
- Xác suất dựa trên ý kiến
hưởng thông qua xếp
đánh giá chủ quan của
hạng mức độ rủi ro
chuyên gia
- Cung cấp kết quả trong
điều kiện xác suất

Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm các phương pháp; dựa vào mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu; nội dung và kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được; số liệu
thu thập để phân tích NCS lựa chọn phương pháp giá trị trọng số quan trọng
của rủi ro để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro thông
qua việc xếp hạng mức độ quan trọng của từng yếu tố rủi ro và phân loại rủi ro.
2.2.4. Lựa chọn công cụ phân tích và kiểm định số liệu nghiên cứu
- Lựa chọn công cụ phân tích số liệu
Trong luận án tác giả lựa chọn phần mềm SPSS để phân tích và xử lý số liệu
bởi vì phần mềm SPSS là phần mềm khá thông dụng, dễ sử dụng và đáp ứng
đầy đủ kết quả cho nghiên cứu.
- Kiểm định số liệu nghiên cứu
Sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA để
loại bỏ các biến rác trước khi đưa vào phân tích.
2.3. Kết luận chƣơng 2
NCS đưa ra cơ sở khoa học để xác định và phân loại các nhóm yếu tố rủi ro ảnh
hưởng. Nhận diện bổ sung và loại bỏ các yếu tố rủi ro trong quá trình tìm hiểu
về đầu tư xây dựng của các công trình xây dựng thủy điện vừa và nhỏ đã và
đang xây dựng ở Việt Nam. Lựa chọn phương pháp sử dụng để xếp hạng mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro và phân tích ảnh hưởng của từng nhóm yếu
tố đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.

12


CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
RỦI RO ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
3.1. Khảo sát sơ bộ nghiên cứu
3.1.1. Mã hóa thang đo
- Nhóm yếu tố về chính sách và quản lý nhà nước gồm 5 yếu tố được mã hóa
thang đo từ CS&QL1 đến CS&QL5
- Nhóm yếu tố tự nhiên gồm 3 yếu tố được mã hóa thang đo từ TN1 đến TN3
- Nhóm yếu tố về kinh tế - tài chính gồm 4 yếu tố được mã hóa thang đo từ KTTC1 đến KT-TC4
- Nhóm yếu tố về năng lực các bên có liên quan gồm 3 yếu tố được mã hóa
thang đo từ NLCB1 đến NLCB3
- Nhóm yếu tố trong quá trình triển khai dự án gồm 11 yếu tố được mã hóa
thang đo từ TKDA1 đến TKDA11
- Nhóm yếu tố rủi ro môi trường của dự án gồm 3 yếu tố được mã hóa thang đo
từ MT1 đến MT3
3.1.2. Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ
NCS lựa chọn 15 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy điện
hiện đang giữ nhiều vị trí và vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp/công ty:
Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, giám sát thi công, nhà thầu thi
công, các sở ban ngành,...để tiến hành phỏng vấn.
Tiến hành kiểm định thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy của các
nhân tố Cronbach’s Alpha, NCS đã tổng hợp và xác định còn 24 yếu tố rủi ro
đưa vào nghiên cứu khảo sát chính thức.


13


3.2. Khảo sát chính thức
3.2.1. Mô tả dữ liệu
- Số lƣợng mẫu nghiên cứu: NCS lựa chọn mẫu theo quan điểm Bollen, 1989:
tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến nghiên cứu. Như vậy số mẫu cần thiết, hợp lý cho
nghiên cứu để phân tích trong bảng khảo sát là 24 x 5 =120 mẫu.
- Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 7/2018 – tháng 10/2018
- Kết quả mẫu đƣa vào nghiên cứu phân tích: 150 mẫu
3.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
- Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo ảnh hưởng
Hệ số kiểm định
Cronbach’s
Alpha

Hệ số kiểm định
Cronbach’s Alpha
nếu loại biến

Nhóm yếu tố về chính sách và
quản lý nhà nước

0.809

0.863

Nhóm các yếu tố tự nhiên


0.787

0.787

Nhóm các yếu tố rủi ro về kinh
tế - tài chính

0.872

0.872

Nhóm yếu tố về năng lực các
bên liên quan

0.749

0.749

Nhóm các yếu tố rủi ro trong
quá trình triển khai dự án

0.805

0.878

Nhóm các yếu tố rủi ro Môi
trường của dự án

0.855


0.855

Thang đo

Bảng 3.11: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo tần suất xảy ra
Thang đo

Hệ số kiểm định
Cronbach’s
Alpha

Hệ số kiểm định
Cronbach’s Alpha
nếu loại biến

0.699

0.728

Nhóm yếu tố về chính sách và
quản lý nhà nước
14


Nhóm các yếu tố tự nhiên

0.698

0.698


Nhóm các yếu tố rủi ro về kinh
tế - tài chính

0.744

0.744

Nhóm yếu tố về năng lực các
bên liên quan

0.907

0.907

Nhóm các yếu tố rủi ro trong
quá trình triển khai dự án

0.680

0.71

Nhóm các yếu tố rủi ro Môi
trường của dự án

0.832

0.832

- Kết quả kiểm định KMO
Hệ số KMO của hai thang đo ảnh hưởng và tần suất lần lượt là 0,842 và 0,769

thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 và kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa Sig.
= 0,000 < 0,05. Kết quả trên cho thấy phân tích nhân tố khám phá là thích hợp
cho dữ liệu thực tế và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố
đại diện.
- Ma trận xoay các yếu tố: sử dụng ma trận xoay các yếu tố thu được kết quả
của từng thang đo ảnh hưởng và tần suất hội tụ về các nhóm và có hệ số tải
nhân tố (Factorloading) > 0,5.
Sau kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA loại bỏ
2 yếu tố (CS&QL5 - cấu kết, tham nhũng các bên trong triển khai dự án và yếu
tố TKDA6 – khả năng thu hút tài chính). Như vậy sau kiểm định chỉ còn 22 yếu
tố rủi ro có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng
thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3.3. Xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng
Để xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng trong luận án sử dụng phương pháp
giá trị trọng số quan trọng của rủi ro để xác định giá trị quan trọng của từng yếu
tố rủi ro dựa trên việc đánh giá rủi ro về tác động ảnh hưởng và xác suất của các
rủi ro. Giá trị trọng số quan trọng của rủi ro được xác định theo công thức sau:

15


R = ∑ Xij*Wij

(2-2)

R: Giá trị trọng số quan trọng của từng yếu tố rủi ro
Xij: Xác suất xảy ra đồng thời tần suất (i) và mức độ ảnh hưởng (j) của từng yếu
tố rủi ro; với i = 1÷5 và j = 1÷5
Wij: Trọng số kết hợp giữa tần suất (i) và mức độ ảnh hưởng (j)
Kết quả xác định giá trị trọng số và xếp hạng của các yếu tố rủi ro được thể

hiện Bảng 3.20.
Bảng 3.20: Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro
Các yếu tố rủi ro
Thời tiết thay đổi bất thường
Địa chất, thủy văn nơi đặt công trình phức tạp
Bất khả kháng (thiên tai, địch họa..)
Rủi ro trong quá trình thi công
Năng lực của Chủ đầu tư
Rủi ro trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Lạm phát
Sạt trượt, xói mòn, bồi lắng sông
Tác động đến hệ thực vật, động vật, thủy sinh
Năng lực của các nhà thầu tham gia
Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước và chất
thải
Đấu thầu không cạnh tranh
Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các bên liên quan
Lãi suất
Rủi ro trong thiết kế, dự toán
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Rủi ro kỹ thuật, công nghệ chưa đáp ứng

16

Giá trị Trọng
số rủi ro

Xếp
hạng


1253,3
1240,8
1225,1
1159,1
1158,7
1150
1127,2
1122,1
1082,7
1079,8

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

1044,2

11

1036
1028,4
1016,9
1016

999,9
999,6

12
13
14
15
16
17


Tỉ giá ngoại tệ

969,1

18

Quá trình ra quyết định yếu kém

902,07

19

Rủi ro từ sự phân cấp quản lý thủy điện vừa và
nhỏ

868,46

20


Hệ thống văn bản pháp luật thay đổi thường xuyên

858,7

21

Chính sách phát triển thủy điện của địa phương
chưa phù hợp

834,5

22

3.4. Phân vùng mức độ rủi ro
Bảng 3.21: Ma trận rủi ro
5

10

15

20

25

Xảy ra thường xuyên

4

8


12

16

20

Hay xảy ra

3

6

9

12

15

Có thể xảy ra

2

4

6

8

10


Ít khi xảy ra

1

2

3

4

5

Rất ít khi xảy ra

Ảnh
hưởng
rất nhỏ

Ảnh
hưởng
nhỏ

Ảnh
hưởng
trung bình

Ảnh
hưởng
lớn


Ảnh hưởng
rất lớn

Bảng 3.22: Bảng phân loại cấp độ rủi ro và hướng xử lý
TT

Cấp độ

Điểm dao động

1

Rủi ro thấp

1 < Điểm < 6

Vùng được quan tâm ít, đưa ra giải
pháp tình huống

2

Rủi ro vừa

6 < Điểm < 12

Vùng quan tâm, đưa ra giải pháp giảm
thiểu cho một số yếu tố cần quan tâm

4


Rủi ro cao

12 < Điểm < 20

Vùng được quan tâm chặt chẽ, đưa ra
các giải pháp giảm thiểu và kiểm soát

5

Rủi ro rất cao

20 < Điểm < 25

Vùng đặc biệt quan tâm, đưa ra kế
hoạch và biện pháp kiểm soát rủi ro

Xử lý

Kết quả phân mức độ rủi ro: có 3 yếu tố rủi ro rơi vùng cao cần được quan
tâm chặt chẽ đó là các yếu tố thuộc về tự nhiên. Có 19 yếu tố rủi ro rơi vào
17


vùng rủi ro vừa, cần đưa ra một số giải pháp giảm thiểu cho yếu tố rủi ro quan
tâm.
3.5. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến nhóm nhân tố
thang đo mức độ ảnh hƣởng và tần suất xảy ra
Qua phân tích, đánh giá ảnh hưởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố
thang đo ảnh hưởng và thang đo tần suất xảy ra thì tất cả các hệ số đều lớn hơn

0, điều đó chứng tỏ các biến có tác động thuận đối với từng nhân tố tức là bất
kỳ sự tác động nào tích cực đến bất kỳ một biến quan sát đều làm tăng giá trị
của từng nhân tố.
3.6. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố, yếu tố rủi ro đến chi
phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
Từ kết quả xếp hạng và phân vùng mức độ rủi ro tác giả tiến hành phân tích và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây
dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3.7. Kết luận chƣơng 3
Tác giả đã xác định được 22 yếu tố rủi ro ảnh hưởng và xếp hạng mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố rủi ro, phân vùng mức độ rủi ro cũng như chỉ ra được
những rủi ro có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện
vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua việc xác định trọng số quan trọng của các
yếu tố rủi ro dựa trên đánh giá của các chuyên gia đối với thang đo tần suất và
mức độ ảnh hưởng.
CHƢƠNG 4. KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
4.1. Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu
Tác giả tiến hành kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu lý thuyết với các nguyên
nhân trong thực tế làm tăng chi phí đầu tư xây dựng qua 3 dự án đã và đang xây

18


dựng gồm: dự án thủy điện Nậm Tha 3, Lào Cai (14 MW); dự án thủy điện
Hương Sơn, Hà Tĩnh (33 MW); dự án thủy điện Nậm Xây Luông, Lào Cai (13
MW) thấy có sự tương đồng các yếu tố ảnh hưởng mạnh làm tăng chi phí đầu
tư xây dựng đến các dự án như: Rủi ro do khí hậu thời tiết thay đổi, mưa lũ, rủi
ro tiến độ thi công kéo dài, biến động giá cả; địa chất phức tạp, rủi ro trong việc

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bên cạnh các nguyên nhân khác.
4.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa
và nhỏ ở Việt Nam
4.2.1. Giải pháp chung để giảm thiểu các rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng
công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
NCS đưa ra quy trình đầu tư xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ từ đó sẽ
đưa ra các giải pháp tương ứng trong từng quá trình. Quy trình đầu tư xây dựng
thủy điện vừa và nhỏ gồm 9 bước. Trong từng bước đưa ra các giải pháp cho
từng đối tượng liên quan và trực tiếp chịu trách nhiệm để giảm thiểu rủi ro
trong từng quá trình triển khai dự án.
Bước 1:
Lập và công
bố quy hoạch

Bước 2:
Đăng ký đầu


Bước 3:
Nghiên cứu
sơ bộ

Bước 4:
Lựa chọn nhà
đầu tư

Bước 5:
Lập dự án

Bước 9:

Đưa dự án
vào hoạt
động

Bước 8:
Khởi công và
thực hiện dự
án

Bước 7:
Thiết kế kỹ
thuật, tổng
dự toán

Bước 6:
Thẩm định,
phê duyệt dự
án đầu tư

Hình 4.1: Quy trình đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ

19


4.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi
phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam
4.2.2.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết thay đổi bất thường
Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm:

4.2.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do yếu tố bất khả kháng

Giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

20


4.2.2.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với yếu tố địa chất, thủy văn nơi xây
dựng công trình phức tạp

4.2.2.4. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với yếu tố bồi thường, hỗ trợ, tái định

* Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Ban hành chính sách đồng bộ ở tầm quốc gia về di dân, tái định cư cho các dự
án thủy điện.
- Nhà nước cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý về đất đai, thiết
lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ.
- Thanh tra, kiểm tra các đơn vị liên quan trong việc thực hiện đền bù, hỗ trợ,
tái định cư để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi gian lận, cấu kết trục lợi.
* Đối với địa phƣơng
- Tham vấn các bên có liên quan điều tra, thu thập số liệu một cách chính xác
về diện tích đất phải hỗ trợ, đền bù, tái định cư.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách và quy định hiện hành về
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người dân trong vùng có dự án.
- Đảm bảo an ninh và an toàn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ, di dân, tái định cư.
21


* Đối với chủ đầu tƣ dự án
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương; nâng cao hiệu quả công tác

đánh giá và lập phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư cho các dự án.
- Công khai đơn giá và khối lượng đền bù chi tiết cho từng loại tài sản tới các
đối tượng bị ảnh hưởng;
- Xây dựng các khu tái định cư phải đảm bảo ổn định, phù hợp với hoạt động
sản xuất và phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân;
- Nghiên cứu ban hành chính sách chia sẻ lợi ích giữa chủ đầu tư, địa phương
và người dân chịu tác động bởi dự án xây dựng;
4.2.2.5. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với yếu tố năng lực chủ đầu tư
- Thực hiện nghiêm túc quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện: tuân thủ
các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường.
- Lựa chọn CĐT có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính để thực hiện dự án.
- Chủ đầu tư có kế hoạch và biện pháp lựa chọn các nhà thầu khảo sát, thiết kế,
thi công và giám sát thi công có năng lực, kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực xây
dựng thủy điện tham gia vào dự án.
- Lập kế hoạch và xác định những rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện khi triển khai
xây dựng dự án từ đó sẽ có giải pháp đặc biệt là kiểm soát các rủi ro trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
4.2.2.6. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công

22


4.2.2.7. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với yếu tố lạm phát
- Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện
triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết.
- Tăng cường năng lực của bộ máy dự báo để dự báo chính xác sự biến động
giá cả trên thị trường thế giới, nhất là giá cả của các mặt hàng chiến lược như
xăng, dầu, lương thực, thực phẩm….để kịp thời điều chỉnh giá trong nước.
- Thành lập cơ quan quản lý giá của Nhà nước đối với các hàng hóa cơ bản có
nhiệm vụ kiểm soát, điều hành mặt bằng giá cả của các hàng hóa cơ bản dưới

sự chỉ đạo của Chính phủ.
- Việc điều hành lãi suất phải linh hoạt, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát vừa
kích thích tăng trưởng kinh tế.
4.3. Kết luận chƣơng 4
NCS đã tiến hành kiểm nghiệm lại các nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí đầu tư
xây dựng công trình trong các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã và đang xây dựng
thấy rằng các kết quả khá tương đồng nhau. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu,
NCS đã đưa ra một số giải pháp giảm thiểu cho các rủi ro ảnh hưởng lớn đến
chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.

23


×