Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG lực THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CHO học SINH TRONG dạy học môn GDCD lớp 12 ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ lão, TP hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.21 KB, 53 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 Ở
TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO, TP HẢI PHÒNG


- Nguyên tắc phát triển năng lực thực hành pháp
luật cho học sinh lớp 12
Mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống luôn tuân theo những
nguyên tắc nhất định. Trong DH cũng vậy, bởi vì: "Dạy học là
một hoạt động xã hội có tính khoa học, tính kĩ thuật và nghệ
thuật. Để đảm bảo cho quá trình dạy học học đạt được kết quả
tối ưu thì cần phải có các nguyên tắc dẫn đường. Các nguyên
tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của lý
luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy
và học tập phù hợp với mục đích dạy học, nhằm thực hiện tốt
nhất các nhiệm vụ dạy học đã đề ra" [21,48]
" Nguyên tắc, theo tiếng Latinh "Pricipium" có nghĩa là
tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với
hoạt động, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu bản chất, qui
luật của hoạt động đó. Nguyên tắc là những luận điểm có tính
định hướng, được rút ra từ mục đích công việc, từ những qui
luật, những điều kiện khách quan, mặc dù nguyên tắc được con
người nêu ra khi khái quát kinh nghiệm hoạt động của mình,
nhưng nó không phải là sản phẩm của tư duy thuần túy, ý chí
chủ quan của con người" [ 21, 49].


Dạy học PTNLTH cho học sinh lớp 12 cần phải được
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Đảm bảo mục tiêu môn học:


Môn GDCD ở nhà trường THPT là môn học có vị trí
quan trọng trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh
quan khoa học, hình thành thái độ tôn trọng quyền và nghĩa
vụ của CD cho HS nên DH môn GDCD phải đảm bảo được
mục tiêu học tập của bộ môn. Góp phần hình thành những
phẩm chất, NL cần có của người CD trong xu thế toàn cầu
hóa. DH môn GDCD phải đảm bảo được mục tiêu đề ra, sau
khi học xong nội dung bài học, chương trình HS đạt được ở
mức độ tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mức độ của
mục tiêu môn học GDCD cần phải đạt được thông qua hành
vi cụ thể của HS ở mỗi giai đoạn học tập, tiếp cận tri thức bộ
môn.
Trong dạy học môn GDCD phải dựa trên các vấn đề
chung về lý luận và thực tiễn, phải căn cứ vào yêu cầu môn học
và đạt được ba mục tiêu cơ bản:
Về kiến thức:


Trang bị những hiểu biết về thế giới quan duy vật của
triết học Mác - Lê nin, các vấn đề về chính trị, xã hội, đạo
đức, nhân văn, pháp luật. Quyền lợi của CD trong nhà nước
pháp quyền XHCN, trách nhiệm và nghĩa vụ của CD trong
thực hiện một số chính sách XH, bảo vệ Tổ quốc, tuân thủ PL.
Về kĩ năng:
Từ những kiến thức bộ môn đã được trang bị, HS vận
dụng được những kiến thức đã có để quan sát, phân tích, đánh
giá, lựa chọn, thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với thực
tiễn. Đồng thời biết đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu
cực nảy sinh trong nhà trường và ngoài XH phù hợp với độ
tuổi. Rèn luyện được kỹ năng vận dụng được kiến thức được

tích lũy qua môn học giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống.
Về thái độ:
HS tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, có
thái độ yêu khoa học,yêu quê hương đất nước, sống có trách
nhiệm đối với bản thân, với cộng đồng. Hình thành được ý
thức CD, tự giác tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Điều đó
cũng có nghĩa nâng cao sự hiểu biết của HS về XH, tin tưởng


vào lẽ phải, sự công bằng, nghiêm minh của Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam.
Ở mỗi bài học khác nhau, mục đích yêu cầu về mục tiêu
cũng khác nhau, GV cần vận dụng PPDH phù hợp với kiến
thức, kỹ năng, thái độ nhằm nâng cao NLTH PL của HS.
Ví dụ: Mục tiêu của bài 1 "Pháp luật và đời sống", học
xong bài này HS phải đạt được:
Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, bản chất của PL; mối quan hệ giữa
PL với kinh tế, chính trị, đạo đức.
Hiểu được vai trò của PL đối với nhà nước, XH và CD.
Về kỹ năng:
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những
người xung quanh theo chuẩn mực của xã hội.
Về thái độ
Có ý thức tôn trọng PL.Tự giác sống và học tập theo qui
định của PL.


Để đạt được mục tiêu của bài học này GV cần hướng

dẫn HS tìm hiểu làm sáng tỏ nội dung của của bài theo tuần tự
từ khái niệm đến nội dung.
Ở phần khởi động GV sử dụng phương pháp trực quan,
trình chiếu hình ảnh về phiên tòa xét xử về vụ cưỡng đoạt tài
sản của công dân. Giai đoạn khởi động hướng đến sự gây chú
ý, hứng thú cho HS tìm hiểu các nội dung chính của bài học.
GV nêu câu hỏi: Vì sao việc xử phạt kẻ phạm tội lại
được xã hội chấp nhận ? Sau khi thảo luận ở lớp, HS trả lời
câu hỏi theo quan điểm cá nhân.
Thông qua việc trả lời câu hỏi của mình HS đã phát triển
được NL về ngôn ngữ của mình. NL ngôn ngữ tạo tiền đề gián
tiếp hình thành các NL khác theo yêu cầu của bài học.
Việc hiểu về khái niệm PL, giúp HS có định hướng
chuẩn mực về hành vi, biết tránh xa các yêu cầu mà PL đã
cấm, biết thực hiện các hành vi mà PL qui định buộc phải
làm.
Việc xác định đúng mục tiêu môn học có tầm quan trọng
trong đổi mới PPDH và dạy học bộ môn, góp phần nâng cao


chất lượng giáo dục tư tưởng, kiến thức cho HS trong mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Phù hợp với đối tượng của người học
Môn GDCD được xây dụng trên nền tảng của các môn
KHXH, trong đó có chuyên ngành luật học. Nội dung môn
học GDCD lớp 12 bao gồm các kiến thức cơ bản về PL, góp
phần hình thành NL phẩm chất tự giác, mẫu mực của người
công dân tương lai. Chính vì lẽ đó, các nội dung của môn học
phù hợp với độ tuổi học sinh THPT.
HS THPT đang độ tuổi định hình về tâm lý có suy nghĩ

và tình cảm phản ánh thực tiễn xã hội tác động đến các em.
Nội dung kiến thức PL lớp 12 là sự tiếp nối chương trình môn
GDCD ở bậc học THCS nhưng gắn liền với thực tiễn XH, phù
hợp với hướng giải quyết vấn đề của độ tuổi của HS cuối bậc
THPT. Đơn vị kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức và
NL người học sẽ tạo ra không khí lớp học sôi nổi , tương tác
thầy trò tích cực. GV căn cứ vào nhận thức của HS để quyết
định sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với đối
tượng mình hướng đến.


"Môn GDCD không những trang bị cho HS những kiến
thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi HS về thế giới
quan và nhân sinh quan khoa học, về các giá trị đạo đức, pháp
luật, lối sống mà còn hình thành và phát triển ở HS những
tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với
những giá trị đã học, giúp cho HS có sự thống nhất cao giữa ý
thức và hành vi"[21].
Độ tuổi của HS lớp 12 bậc học THPT đang dần bước
vào giai đoạn hoàn thiện về yếu tố thể chất. Về khả năng tiếp
thu kiến thức chủ yếu ở hình thức đi từ cụ thể đến khái quát
và ghi nhớ. Việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức qua hành vi
nhiều lần trở thành phản xạ có điều kiện. Nội dung của môn
học phù hợp với khả năng hình thành các năng lực phẩm chất
của người công dân trong nhà nước XHCN, đặc biệt là năng
lực hành vi. Kiến thức bộ môn định hướng rõ về tư tưởng
chính trị cho công dân để HS phấn đấu xây dựng cho một
"Nhà nước của dân , do dân, vì dân". Thế giới diễn ra xung
quanh các em đa dạng và phong phú, đan xen. Tuy nhiên, ở
độ tuổi này các em chưa có nhiều kinh nghiệm sống, nội

dung môn GDCD gắn liền với thực tiễn xã hội, gần gũi với
đời sống giúp HS xử lý phù hợp với các tình huống đã và


đang xảy ra. Nội dung giáo dục PL cho HS xuất phát từ quan
điểm phát triển toàn diện. Muốn đạt được mục tiêu đề ra
trong dạy học GDCD phải bám sát chương trình, chọn lọc
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS. Mỗi môi
trường sống, hoàn cảnh XH ứng với mỗi phương pháp, kỹ
thuật DH mà GV đang thực hiện. Tình huống minh họa minh
họa cho mỗi đơn vị kiến thức được lựa chọ kỹ càng, vừa có
tính giáo dục sâu sắc vừa có tính điển hình. Các PPDH định
hướng NL được sử dụng đa dạng, phù hợp với nội dung bài
học, phù hợp với đối tượng học sinh. GV sử dụng phương
pháp xử lý tình huống khi vấn đề có tình huống nảy sinh
trong nội dung bài học. Cũng có thể GV sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm khi cần khai thác nội dung bài học theo
chiều hướng mở rộng kiến thức, GV có thể thăm dò mức độ
thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua phương pháp
đàm thoại, kỹ thuật " trình bày 1 phút".
Theo C Mác, "con người là sản phẩm của hoàn cảnh và
giáo dục, do vậy việc giáo dục nội dung pháp luật phù hợp với
đối tượng học sinh sẽ đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra".
- Phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường và địa
phương


Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho
HS nói chung và đảm bảo nguyên tắc dạy học PTNLTHPL
cho HS nói riêng, yếu tố không thể thiếu là điều kiện vật chất

của nhà trường. Yếu tố cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang ,
sạch đẹp, môi trường sư phạm qui củ sẽ là động lực thức đẩy
chất lượng dạy và học của thầy và trò đi lên.
Các nhà nghiên cứu kinh tế học giáo dục đã chứng minh
về sự tác động qua lại giữa cơ sở vật chất nhà trường và hiệu
quả của việc DH và giáo dục HS. Cơ sở vật chất đóng vai trò
của thành tố của quá trình hoạt động sư phạm trong nhà
trường. Một ngôi trường có cơ sở khang trang, cảnh quan đẹp,
hệ thống các phòng chức năng đầy đủ, khu thể thao rộng rãi
tương xứng và hài hòa tác động lớn đến sự quyết tâm phấn
đấu trong học tập của HS. Từ đó các em HS rất tự hào về ngôi
trường của mình không chỉ vì đẹp, đầy đủ về cơ sở vật chất
mà còn có chiều sâu về chất lượng đào tạo.
Cơ sở vật chất nhà trường bao gồm các yếu tố:
Khuôn viên nhà trường
Trường THPT Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Phòng có
tổng diện tích 12. 280m², gồm khu nhà hành chính hiệu bộ,


khu nhà phục vụ cho học tập, 2 khu nhà với 36 phòng học,
khu nhà đa năng phục vụ cho học tập môn giáo dục thể chất,
khu vườn tràm phục vụ môn Giáo dục quốc phòng. Đảm bảo
được mỗi học sinh có 10m² để hoạt động. Ngoài ra, còn có
vườn hoa, cây cảnh, tượng đài danh tướng Phạm Ngũ Lão mà
trường mang tên.
Đồ dùng, học liệu
Các phòng học đầy đủ đồ dùng cần thiết phục vụ tốt cho
hoạt động dạy của thầy và học động học của trò. Khu phòng
học được bố trí ở vị trí trung tâm, yên tĩnh, có ánh sáng tự
nhiên. Các đồ dùng trang thiết bị phục vụ các môn thực hành

tương đối đầy đủ. Trong và ngoài phòng học còn bố trí khoa
học các câu khẩu hiệu nhằm nhắc nhớ ý thức học tập và rèn
luyện của học sinh.Tuy nhiên vẫn còn thiếu phòng học bộ
môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở vật chất của địa phương
Trường THPT Phạm Ngũ Lão thuộc địa bàn xã Ngũ Lão,
huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Địa điểm của trường
cách quốc lộ 10 khoảng 300m, yên tĩnh, thoáng đãng phục vụ
tốt cho việc dạy và học của thầy và trò. Chính quyền địa


phương phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác đảm
bảo an ninh, trật tự cho hoạt động dạy- học hàng ngày và
trong các kỳ thi, hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường học cũng là một
nhiệm vụ chính trị quan trọng của BGH nhà trường. Muốn
giảng dạy và học tập tốt phải có mối liên hệ, sự tác động qua
lại giữa cơ sở vật chất của nhà trường, mối quan tâm, sâu sát
của chính quyền địa phương và cấp quản lý. Đối với bộ môn
GDCD, hoạt động TH bộ môn được diễn ra thuận lợi một
phần do sự phù hợp với thực tiễn XH trong đó có thực tiễn về
cơ sở vật chất.
- Đảm bảo theo định hướng phát triển năng lực của
người học
Nguyên tắc DH bộ môn đảm bảo theo định hướng PTNL
của người học cần có sự đổi mới về phương pháp và kỹ thuật
dạy học, về xây dựng ma trận đề. Nâng cao vấn đề TH môn
học, bám sát thực tiễn xã hội hiện nay.
Trong dạy học môn GDCD lớp 12, việc dạy kiến thức
PL, tuyên truyền kiến thức PL chỉ đạt kết quả cao khi thông

qua hình thức tổ chức hoạt động của HS. Thông qua hoạt


động học tập, các NL tự học, NL tìm tòi, vận dụng của học
sinh mới được phát triển và bộc lộ. HS xử lý các tình huống
PL diễn ra trong thực tế, qua đó hiểu rõ hơn các khái niệm PL.
Từ hiểu các kiến thức PL HS làm chủ được các hành vi đúng
với qui định của PL. Đồng thời, qua giải quyết tình huống
thực tế các nhận thức về chính trị, XH, tình hình địa phương ,
đất nước, quốc tế của HS được nâng cao. DH bộ môn qua tình
huống thực tiễn giúp HS vận dụng được kiến thức để giải
quyết, lý giải và đưa ra ý kiến hoàn chỉnh hơn về các qui
phạm PL nhằm nâng cao trình độ PL của CD. DH theo định
hướng PTNL HS trong môn học GDCD lớp 12 không những
khắc sâu kiến thức mà còn bồi dưỡng NL vận dụng kiến thức
đã học vào thực tiễn. PPDH theo định hướng NL đảm bảo
được kết quả đầu ra đã qui định. Bên cạnh đó, DH định
hướng nội dung ít chú ý đến việc giải quyết tình huống thực
tiễn. Dạy học đảm bảo PTNL cho người học, cần thay đổi vị
trí của người thầy từ chỗ truyền thụ tri thức, trung tâm của của
quá trình dạy học sang vai trò là người tổ chức, hỗ trợ người
học trong lĩnh hội tri thức. Kiến thức trong dạy học PL cần
gắn liền với tình huống cụ thể, tăng cường khả năng TH được
kiến thức của người học. Người thầy cần tổ chức đa dạng hình


thức học tập, chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ thông tin trong DH định hướng NL.
Dạy học đảm bảo PTNL người học trong môn GDCD

còn thể hiện ở sự hình thành các năng lực chuyên biệt của bộ
môn, như:
"Năng lực nhận thức và thực hiện, ứng xử đúng pháp
luật, biết tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện
đúng pháp luật, biết tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành
vi thực hiện đúng pháp luật, phê phán những hành vi làm trái
qui định của pháp luật "[11]
"Năng lực thực hành pháp luật đó là kỹ năng sử dụng
pháp luật vào thực tiễn, cách ứng xử, hành động của học sinh
trên cơ sở vận dụng kiến thức pháp luật để giải quyết những
vấn đề trong học tập và thực tiễn đặt ra trong cuộc sống"[11]
Phát triển NLTH cho HS là tăng cường khả năng nhận
thức, năng lực phát hiện và giải quyết tình huống có vấn đề
cũng như phát triển được năng lực tư duy khoa học khi áp
dụng tri thức vào thực tiễn.


Rèn luyện và phát triển NL, phẩm chất công dân qua các
kỹ năng thu thập và xử lý thông tin vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề thực tiễn.
Dạy học đảm bảo theo định hướng PTNL của người học
là xu hướng chủ đạo trong lý luận dạy học hiện đại, có vai trò
quyết định trong việc hình thành các nhân tố của phẩm chất
cần có của người CD tương lai. PTNL của người học trong
DH môn GDCD lớp 12 sẽ là tiền đề hướng HS vươn tới
những giá trị sống cao đẹp. Đồng thời, giúp HS trưởng thành
về cả tri thức, kỹ năng sống, đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động trong và ngoài nước.
Ở mỗi bài học khác nhau, mục tiêu về kiến thức kỹ năng
và định hướng phát triển phẩm chất và NL sẽ có yêu cầu cần

hình thành ở HS khác nhau.
Ví dụ: "Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản".
Nội dung kiến thức: Các quyền tự do cơ bản của công dân,
trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và
thực hiện các quyền tự do cơ bản của CD.
"Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu các quyền tự do
cơ bản của công dân như: quyền được pháp luật bảo hộ về


tính mạng, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự tự do ngôn luận; quyền
tự do cư trú, đi lại"
[10].
Phần kiến thức "Các quyền tự do cơ bản của công dân"
trước hết GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu "Các quyền tự do cơ
bản của công dân" bao gồm những quyền tự do cơ bản nào.
Mỗi quyền tự do cơ bản của CD hướng đến giáo dục về kiến
thức PL và phát triển được NLTH cần đạt được.
Thông qua việc GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS, HS
thực hiện nhiệm vụ, HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm mong đợi được hoàn thành qua đó phát triển được
kỹ năng như biết được các quyền tự do cơ bản của CD, hiểu
được những hành vi nào xâm hại đến "Các quyền tự do cơ bản
của công dân", vận dụng được kiến thức đã biết, hiểu vào thực
tiễn thông qua nhận thức và hành vi của bản thân cho phù
hợp. Biết lên phê phán, đấu tranh đối với những hành động vi
phạm "Các quyền tự do cơ bản của công dân". Qua đó, HS
phát triển được NL nhận thức, làm chủ và kiểm soát được



hành vi theo các chuẩn mực qui phạm XH, trong đó có qui
phạm PL. Đi cùng với việc nâng cao ý thức bảo vệ các quyền
lợi hợp pháp của bản thân và cá nhân, tổ chức khác trong XH.
Ví dụ bài 2 "Thực hiện pháp luật", giáo viên sử dụng
phương pháp thảo luận, xử lý tình huống, đọc hợp tác.
GV trình chiếu tình huống. Tình huống 1
"Bình và Tú đang vội đến trường. Tới ngã tư thấy đèn đỏ
nhưng vắng người qua lại, Bình và Tú vượt đèn đỏ.
Hỏi: Em có đồng tinh với việc làm của hai bạn đó
không? Tại sao?"
HS thảo luận lớp về tình huống. Thông qua thảo luận
tình huống trên HS tìm hiểu được "Khái niệm thực hiện pháp
luật", GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm theo câu hỏi định
hướng cho HS "Không đồng tình với việc làm của Bình và
Tú, làm như vậy là không tuân thủ luât giao thông đường bộ"
"Tình huống 2: Dũng mới 16 tuổi nhưng hay trốn học đi
chơi điện tử. Tại đây, Dũng bị thắng 20 tuổi dụ dỗ hút thuốc
phiện và trở thành nghiện. Dũng và Thắng đã được địa
phương giáo dục nhiều lần và đã bị buộc đi cai nghiện nhưng


vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Một lần Dũng và Thắng bị công
an bắt quả tang đang sử dụng ma túy. Lập tức cả hai bị lập
biên bản và dẫn giải về trụ sở công an phường cùng tang vật.
Biết chuyện đó, bà Thanh thắc mắc: Thằng Thắng bị lập
biên bản và bị giải về công an phường là đúng rồi. Còn thằng
Dũng đang trẻ con lại bị người khác lôi kéo mà thành nghiện
thì chỉ vi phạm đạo đức thôi, tại sao các chú công an lại lập
biên bản bắt giữ nó?

Hỏi:
Em có đồng ý với ý kiến của bà Thanh không? Vì sao?
Em hiểu vi phạm pháp luật là gì?
HS thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV nêu câu hỏi thảo luận chung: Căn cứ vào những dấu
hiệu nào để em xác định Dũng và Thắng vi phạm pháp luật.
Lớp thống nhất đáp án


Kết luận.
GV định hướng HS:
Không đồng ý với ý kiến của bà Thanh, vì hành vi của
Dũng không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào điều 3 Luật phòng chống ma túy thì sử dụng trái
phép ma túy là vi phạm pháp luật. Dũng và Thắng phạm tội
sử dụng trái phép ma túy.
Vi phạm pháp luật có ba dấu hiệu cơ bản
Vi phạm pháp luật là hành vi trái PL, có lỗi do người có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ"[ 35].
Thông qua việc sử dụng các PPDH hiện đại, GV hướng
HS khám phá và lý giải được tại sao phải xử lý, giải quyết
tình huống thực tiễn theo nội dung của bài học chứ không
phải theo suy diễn chủ quan của người học về vấn đề được đặt
ra.
Việc giải quyết tình huống đặt ra theo qui định của PL
góp phần xây dựng NLTHPL của HS. HS trả lời được câu hỏi
tại sao đúng đắn ở mọi tình huống pháp luật nảy sinh. Trong



NLTHPL của HS còn bao hàm các NL khác được thực hiện
như NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL nhận thức và NL
điều chỉnh hành vi, NL tư duy phản biện. Các NL này được
phát triển đúng qui luật sẽ góp phần tạo thành NL cá nhân mà
mỗi HS cần thiết phải có qua hoạt động giáo dục ở nhà
trường. Các NL đã được hình thành qua hoạt động giáo dục,
khi DH bộ môn GDCD lớp 12 ở nhà trường THPT GV cần
phải phát triển các NL, trở thành hành vi vững chắc, thói quen
văn hóa trong thái độ, ứng xử của HS thường ngày.
Biện pháp phát triển năng lực thực hành cho HS lớp
12
NLTH của HS được hình thành thường xuyên trong cuộc
sống. Có nhiều biện pháp để phát triển năng lực thực hành
pháp luật cho HS trong dạy học môn GDCD ở trường THPT,
ở đề tài này chúng tôi dựa trên cơ sở thực tiễn dạy học để
đưa ra các biện pháp sau đây:
Tạo hứng thú cho học sinh
Trong DH môn GDCD tạo hứng thú cho người học là
một việc làm cần thiết và mong muốn đạt được của bất kỳ GV
nào. Truyền cảm hứng cho HS là sứ mệnh của người thầy.


Khổng Tử đã từng nói "Học không biết chán, dạy người
không biết mỏi", người thầy trong thánh địa tri thức không
chỉ giữ vai trò hướng dẫn cho HS mà còn truyền lửa nhiệt
huyết đam mê cho HS trong học tập.
Hứng thú là một là một thuộc tính của tâm lý, người học
thực sự tự nguyện học tập vì sự yêu thích. Hứng thú giữ vai

trò tích cực trong hoạt động nhận thức, nên trong DH môn
GDCD tạo hứng thú học tập cho HS cần được quan tâm. Với
đặc thù của bộ môn, trong DH môn GDCD không đảm bảo
được yếu tố định hướng học tập sẽ dẫn đến suy giảm động cơ,
kết quả học tập ở HS. Mục tiêu giáo dục về tư tưởng chính trị,
hành vi của bộ môn sẽ không có kết quả cao.
Ở đề tài này chúng tôi đề xuất và phân tích một số biện
pháp tạo hứng thú cho HS trong DH bộ môn:
`- Tạo hứng thú cho người học qua mục tiêu môn học:
Mỗi đơn vị kiến thức của bài học hướng đến một mục
tiêu giáo dục nhất định. Do vậy làm sáng tỏ ý nghĩa của bài
học là bước khởi động hướng HS chú ý vào trọng tâm kiến
thức. Thông qua sự gợi mở của GV HS phát huy được NL tìm
tòi, khám phá kiến thức của bản thân. Trong tìm tòi khám phá,


HS nhận ra được giá trị, mục đích nội dung thiết thực của bài
học. Tạo hứng thú cho HS thông qua bài học không những
đưa lại sự yêu thích môn học mà còn tạo nên niềm tin tưởng
vào chế độ, nâng cao vâ hoàn thiện được hành vi cá nhân.
Phát triển được tình yêu quê hương đất nước gắn kết được
trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng với xã hội.
Khi tiếp xúc với môn học HS sẽ thấy được lợi ích mà môn
học đưa lại trong nhận thức, làm giàu có và phong phú hơn tri
thức của bản thân nhờ môn học. Có kiến thức về pháp luật HS
sẽ hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với bản thân
và xã hội. Nêu được quan điểm của bản thân trước thực tiễn
xã hội. Cá nhân HS nhận thấy được mình có bước trưởng
thành nhờ kiến thức môn học đưa lại, tình cảm yêu thích môn
học vì thế được tăng lên.

Mỗi bài học cụ thể GV cần giúp đỡ HS tìm ra và nhận
thức được lợi ích của mục tiêu bài học hướng tới.
Tạo hứng thú cho người học qua nội dung môn học:
Nội dung DH được chia thành các cấp độ, mỗi cấp độ có
yêu cầu tiếp cận riêng. Nội dung bài học đóng vai trò quan
trọng trong tiến trình DH. Mục tiêu bài học được cụ thể hóa


qua nội dung bài học. GV muốn truyền đạt nội dung đến HS
trước hết phải có thao tác tư duy phân loại kiến thức bài học,
bản thân GV phải có sự hiểu biết lĩnh vực mình đảm nhiệm để
vận dụng kiến thức vào minh họa trong bài học. Trong DH bộ
môn, PPDH là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình lên lớp
của GV. Trong DH theo định hướng PTNL GV có thể sử dụng
các PPDH, kỹ thuật DH tích cực nhằm gây hứng thú cho HS
trong học tập bộ môn. Hứng thú học tập nội dung môn học
giúp học sinh hoàn thành được mục tiêu về kiến thức kỹ năng
của môn học một cách cao nhất.
Qua kiến thức môn học, HS biết được khái niệm, hiểu
được nội dung và vận dụng được nội dung đã học vào thực
tiễn phù hợp. Đồng thời, thông qua nội dung bài học HS được
hình thành và rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài học đã
đặt ra.
Con đường ngắn nhất để HS hứng thú trong học tập bộ
môn cần cụ thể hóa kiến thức bài học. Mỗi đơn vị kiến thức
cần gắn liền với một bối cảnh, một câu chuyện PL có tính chất
điển hình. Sơ đồ hóa nội dung bài học, sân khấu hóa nội dung
bài học cũng là hình thức góp phần tạo hứng thú cho người
học trong học môn GDCD lớp 12.



Tạo hứng thú cho người học qua phương pháp dạy học:
Để truyền thụ, hướng dẫn nội dung môn học cho HS GV
thực hiện cần phải có phương pháp dẫn đường. Sử dụng
PPDH nào tạo hứng thú cho người học được GV quan tâm và
sử dụng. Mỗi PPDH có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Tuy nhiên, sử dụng PPDH phù hợp với bài học, với đối tượng
HS, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường có ý nghĩa rất
lớn. PPDH gắn liền với hoạt động, được hoạt động nhiều đều
có tác dụng tạo hứng thú học tập cho HS và hiệu quả học tập
sẽ được nâng cao. Sử dụng PPDH tích cực GV sẽ tạo ra hứng
thú, động lực phát triển năng lực của bản thân. Khi GV sử
dụng PPDH xử lý tình huống cũng đồng nghĩa với việc GV
đưa HS vào tình huống có vấn đề như chính bản thân HS và
HS tự mình giải quyết vấn đề, tự mình tìm tòi, khám phá để
rút ra bài học thiết thực cho bản thân. Từ đó HS xây dựng cho
bản thân kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả. Các kiến
thức PL trong môn GDCD lớp 12 sẽ trở thành hành vi cụ thể,
tự nguyện đi vào đời sống của HS như một thói quen đã được
học tập rèn luyện. Giáo dục là một quá trình dài lâu GV cần
có sự kiên trì, nhẫn nại trong định hướng kiến thức và hành vi
cho HS. GV luôn bán sát mục tiêu đề ra của bộ môn, sử dụng


PPDH tích cực, tạo sự tương tác hài hòa với HS cũng là yếu
tố tạo ra hứng thú trong học tập của HS. Trong học tập có
hứng thú, tự giác, say sưa dẫn đến việc lập thành tích của HS
dễ dàng và cao hơn so với sự bó buộc khuôn mẫu.
Sử dụng PPDH tạo hứng thư cho HS sẽ đạt được hiệu
quả của mục tiêu DH. Thông qua học tập tích cực, HS tiếp

cận với mục tiêu bài học dễ dàng hơn, tránh được lý luận xa
rời thực tế trong học tập môn GDCD.
Tạo hứng thú cho người học qua mối quan hệ tương tác
thân thiện:
Mỗi giờ học bộ môn GDCD có được mong chờ hay
không tùy thuộc vào thái độ, phong cách lên lớp của GV. Với
vai trò là người đồng sở hữu, là chủ thể của hoạt động học GV
phải tạo ra được sự tin tưởng, nhiệt tình, đúng mực trong quan
hệ giao tiếp với HS hàng ngày trên lớp. Sự yêu mến, kính
trọng GV cũng tạo nên hứng thú học tập cho HS. Mặc dù yếu
tố GV đứng độc lập với các yếu tố khác tạo nên húng thú học
tập nhưng là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động lên
lớp và cũng không thể thiếu trong các yếu tố tác động đến sự
hứng thú học tập của HS.


×