ĐỀ BÀI
Nguyên tắc quản lí đầu tư. Làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các
nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư.
Bài Làm
Có 5 nguyên tắc quản lí đầu tư:
1. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa
hai mặt kinh tế và xã hội
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
3. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo các địa
phương và vùng lãnh thổ.
4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư.
5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Cụ thể đối với từng nguyên tắc:
1. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa
giữa hai mặt kinh tế và xã hội
• Biểu hiện của nguyên tắc này trong công tác quản lí đầu tư.
- Thể hiện trong việc xác định cơ chế quản lí đầu tư, trong việc xác
định cơ cấu đầu tư đều nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu chiến
lược trong từng thời kì( cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương, theo
thành phần kinh tế…).
Cơ chế đầu tư là sản phẩm chủ quan của chủ thể kinh tế dựa trên các quy
luật khách quan đặc biệt là các quy luật kinh tế phù hợp đặc điểm, điều kiện
cụ thể của hoạt động đầu tư, nó được xem là công cụ để chủ thể quản lí điều
kiện hoạt động đầu tư.
1
Cơ chế quản lí đầu tư thể hiện ở hình thức tổ chức quản lí và phương
pháp quản lí. Bao gồm:
+ Hệ thống tổ chức quản lí và điều hành quản lí.
+ Hệ thống kế hoạch hóa đầu tư.
+ Hệ thống quản lí tài sản đầu tư.
+ Hệ thống chính sách và các đòn bẩy kinh tế.
+ Hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư.
+ Các quy chế, thể chế quản lí đầu tư.
- Thể hiện ở vai trò quản lí của nhà nước trong đầu tư. Trong cơ chế thị
trường, nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, thông qua hệ thống các cơ chế chính sách để khuyến khích
các chủ thể kinh tế thực hiện theo mục tiêu nhà nước đề ra.
- Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư, chính sách
bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.
- Thể hiện trong việc giải quyết môi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc
phòng, giưa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế
trong đầu tư.
• Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này:
- Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định
chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nó có tác động
tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Chính trị là tổng hợp
các quan điểm, phương pháp thực tế nhất định của Đảng, giai cấp,Nhà
nước mà vấn đề mấu chốt là chính quyền. Trong kinh tế, biểu hiện
của chính trị là các chính sách phst triển kinh tế của Đảng, nhà nước,
các chính sách tiền tệ ứng dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế…
2
- Sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và chính trị mới tạo động lực
cho sự phát triển kinh tế. Nó cũng là một biểu hiện cho sự thống nhất
giữa hai mặt kinh tế và chính trị. Trong cương lĩnh quản lí của Đảng
cũng nói rõ: phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân
dân phải được coi trọng hành đầu.. Phát triển kinh tế nhưng không
được làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các
vùng miền.
• Liên hệ: Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mà cụ thể là quy
hoạch phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2010 của thủ tướng
chính phủ , Ngành Hàng hải nói chung và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống cảng biển nói riêng đã tiến
hành quá trình đầu tư vào hệ thống cảng biển phù hợp với quy hoạch
này. Ví dụ như trong quy hoạch chỉ ra rằng định hướng phát triển
cảng biển trong giai đoạn tới cần tập trung xây dựng cảng trung
chuyển quốc tế, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container,
than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Thống nhất với
quy hoạch, trong hoạt động quản lí đầu tư của mình, Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam đã tiến hành đầu tư xây dựng các cảng gồm
có :Cảng Vân Long-cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại VN; Cảng
nước sâu Cái Lân với tổng vốn đầu tư cảng Đà Nẵng: cảng Dung
Quất, cụm cảng Cái Mép- Thị Vải; cảng xăng dầu Vietro Petro , cảng
dầu Mỹ Khê, cảng than Hòn Gai, cảng xăng dầu Nhà Bè…
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc này yêu cầu công tác quản lí hoạt động đầu tư phải tuân theo
sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phải phát huy tính chủ
đọng sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.
• Biểu hiện của nguyên tắc:
3
- Biểu hiện của tập trung:
+ Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, việc thực thi các chính
sách và hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng việc
thực hiện các mục tiêu của chiến lược ptriển KTXH trong từng thời kì.
+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp
trong quản lí hoạt động đầu tư.
- Biểu hiện của dân chủ:
+ Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
các cấp, các chủ thể tham gia quá trình đầu tư.
+ Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư.
+ Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư.
• Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc:
- Nguyên tắc này nhằm thực hiện các mục tiêu QLĐT ở tầm vi mô và vĩ
mô)
- Khắc phục được tình trạng đầut ư vô chihns phủ và phát huy được
tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.
• Liên hệ: Tại VN, nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể đó là:: Thứ
nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cao nhất của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và
thống kê. Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng . Dưới Bộ là các Sở kế hoạch
đầu tư cấp tỉnh. Theo luật Đầu tư VN, phân cấp về trách nhiệm quản lí
nhà nước về đầu tư như sau: Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước
về đầu tư trong phạm vi cả nước. Bộ KHĐT chịu trách nhiệm trước
chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động đầu tư. Các bộ, cơ
quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực đc
4
phân công. UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước
về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của chính phủ.
3. Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo các địa
phương và vùng lãnh thổ.
• Biểu hiện:
- Biểu hiện ở chức năng của UBND các cấp:
+ Các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lí về mặt hành chính và xã
hội đối với mọi đối tượng đóng tại địa phương,không phân biệt kinh tế trung
ương và kinh tế địa phương.
+ Các cơ quan địa phương có nhiệm vụ xây dựng chiến lược,quy hoạch,kế
hoạch và các chính sách PTKT trên địa bàn, quản lí cơ sở hạ tầng, tài
nguyên môi trường, đời sống an ninh trật tự xã hội.
+ Các cơ quan này còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối
với hoạt động đầu tư được nhà nước phân cấp.
- Biểu hiện ở chức năng của các cơ quan quản lí ngành,của các bộ
ngành trung ương,chịu trách nhiệm quản lí chủ yếu những vấn đề kinh
tế kĩ thuật của ngành mình đối với tất cả các đơn vị kinh tế không
phân biệt kinh tế trung ương or địa phương hay các thành phần kinh
tế. Đồng thời, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính
sách phát triển kinh tế toàn ngành; Ban hành các quy định quản lí
ngành như các định mức, chuẩn mực, các quy phạm kĩ thuật, thực
hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối với hoạt động đầu tư
thuộc ngành.
Trong công tác quản lí đầu tư, cần sự kết hợp giữa quản lí thuộc ngành và
quản lí thuộc địa phương và vũng lãnh thổ;Kết hợp giữa các cơ quan quản lí
ngành và cơ quan quản lí địa phương, vùng lãnh thổ nhằm phát triển ngành
và khai thác tốt nhất lợi thế của các vùng, lãnh thổ.
5