Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Xác nhận những hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh vi sinh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.28 KB, 81 trang )

Xác nhận những hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh vi
sinh thương mại
Chương 1. Giới thiệu
Chương này bao gồm:
Nội dung tài liệu và những áp dụng loại trừ
Thông tin cơ bản
Thông tin cảnh báo chuẩn
“Chú ý về thuật ngữa” làm rõ việc sử dụng cụ thể và/hoặc các dạng sử dụng khác của các thuật
ngữ và/hoặc định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong tài liệu này
Các viết tắt trong tài liệu này
1.1.

Nội dung

Hướng dẫn này cung cấp những khuyến cáo cho những người chuyên về xét nghiệm lâm sàng để
xác nhận những hệ thống định danh vi sinh thương mại (MIS) và những hệ thống xét nghiệm nhạy
cảm kháng sinh được FDA thông qua để đạt được các quy định hoặc yêu cầu QA cho việc sử dụng
trong các xét nghiệm chẩn đoán. Những khuyến cáo cho hậu xác nhận QA là không được đề cập.
Hướng dẫn này tập trung vào những hệ thống dựa trên thiết bị thường được sử dụng tại các phòng
xét nghiệm lâm sàng, những những khuyến cáo này cũng có thể được áp dụng cho các phương
pháp định danh và kháng sinh đồ thủ công, gồm cả khoanh giấy khuếch tán và các thanh khuếch
tán giảm dần.
Hướng dẫn này không nhằm để cung cấp hướng dẫn cho các nhà sản xuất các thiết bị chẩn đoán
phòng xét nghiệm. Nhà sản xuất phải thực hiện nhiều nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu và
phát triển và pha phê duyệt/xác nhận (validation) nhà sản xuất là riêng biệt cho thiết kế của hệ
thống xét nghiệm và quy trình sản xuất. Những nghiên cứu đó nằm ngoài khuôn khổ của tài liệu
này. Xem phụ lục A về mô tả những yêu cầu của FDA cho việc thống qua hệ thống định danh và
kháng sinh đồ.
Tài liệu này không nhắm tới xác nhận các môi trường hiện màu, các phương pháp phát triên phòng
xét nghiệm, hoặc các hệ thống sử dụng các phương pháp phát hiện acid nucleic.


Phụ lục B nhắm tới các nghiên cứu mà có thể sử dụng để thực hiện thay đổi tiêu chuẩn diễn giải
(điểm gẫy) cho kháng sinh đồ.
Trần Hữu Đạt


1.2.

Chung

1.2.1. Xác nhận
Trong hướng dẫn này, thuật ngữ “xác nhận ” được sử dụng để mô tả những quy trình các cá nghiên
cứu được thực hiện khi một hệ thống mới được giới thiệu (sử dụng) tại một phòng xét nghiệm hoặc
khi hệ thống được cập nhật bằng việc giới thiệu (sử dụng) những chất liệu định danh, kháng sinh,
cập nhật cơ sở dữ liệu, phần mềm hoặc phần cứng.
Mục đích của việc thực hiện nghiên cứu xác nhận là để:




Xác nhận hệ thống đang được thực hiện trong thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Xác nhận khả năng của nhân viên phòng xét nghiệm tạo ra những kết quả chính xác và
đáng tin cậy.
Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

1.2.2. Đảm bảo chất lượng sau xác nhận
Các hoạt động đảm bảo chất lượng được sử dụng để mô tả những quy trình tiếp tục và những quy
định được thực hiện để đảm bảo rằng hệ thống đã được xác nhận tiếp tục thực hiện trong mực độ
chấp nhận.
Mục đích cả đảm bảo chất lượng là để:




1.3.

Đảm bảo rằng thiết bị tiếp tục thực hiện trong thông số kỹ thuật của nhà sản xuất
Đảm bảo rằng nhân viên phòng xét nghiệm duy trì khả năng tạo ra những kết quả chính
xác và đáng tin cậy.
Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Phòng ngừa chuẩn

Bởi vì thường không thể nào biết được chủng hoặc mẫu nào có thể là nhiễm trùng, tất cả bệnh
nhân và bệnh phẩm phòng xét nghiệm được thực hiện như là nhiễm trùng và xử lý theo những
“cảnh báo chuẩn”. Các cảnh báo chuẩn là những hướng dẫn mà bao gồm những đặc điểm chính
của thực hành “canh báo chung và những thành phần chính của chủng”. Các cảnh báo chuẩn bao
gồm sự truyền nhiễm của các chất nhiễm trùng đã biết và do đó rộng hơn các cảnh báo chung,
thường nhắm tới chỉ áp dụng cho sự truyền nhiễm của các tác nhân lây truyền qua đường máu.
CDC nhắm tới chủ để này được công bố online mà nhắm tới những vận hành hàng ngày của chẩn
đoán y học ở người và động vật trong khi khuyến kích một văn hóa an toàn trong phòng xét nghiệm.
1

Với những cảnh báo cụ thể về phòng ngừa truyền nhiễm phòng xét nghiệm của các chất nhiễm

Trần Hữu Đạt


trùng từ thiết bị và vật liệu phòng xét nghiệm và với những khuyến cáo về quản lý phơi nhiễm của
các bệnh nhiễm trùng đã biết, tham khảo CLSI M29. 2
1.4. Thuật ngữ
1.4.1. Chú ý về thuật ngữ
CLSI, là một tổ chức quốc tế hàng đầu về tiêu chuẩn hóa, với cam kết ro ràng để đạt được sự đồng

thuận toàn cầu tối đa có thể. Sự đồng thuận hóa là một quá trình nhận ra, hiểu và giải thích sự khác
biệt trong khi tiến hành các bước để đạt được sự đồng đều trên toàn thế giới. CLSI thừa nhận rằng
những quy (công) ước y khoa trong cộng đồng đo lường học toàn cầu tiến khác nhau tại Hoa Kỳ,
Châu Âu, và những nơi khác; những sự khác biệt này được phản ánh trong các tài liệu của CLSI,
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization), Ủy ban
tiêu chuẩn châu âu CEN (European Committee for Standardization); và yêu cầu pháp lý sử dụng
thuật ngữ, việc sự dụng địa phương (khu vực) và mốc thời gian đồng thuật khác nhau tất cả đều là
sự cân nhắc quan trọng trong quá trình đồng thuận hóa. Trong bối cảnh đó, quá trình đồng thuậ
CLSI tập trùng vào sự đồng thuận thuật ngữ giúp sự áp dụng toàn cầu các tiêu chuẩn và hướng dẫn
được dễ dàng.
Nhằm cân đối M52 với thuật ngữ đồng thuận toàn cầu, xác nhận (validation) là thuật ngữ được sử
dụng để mô tả quá trình mà nhà sản xuất tiến hành một loạt các xét nghiệm các thông số kỹ thuật
hiệu năng. Xác nhận cũng được sử dụng để mô tả quá trình các phòng xét nghiệm cần phải tiến
hành để xác định các thông số kỹ thuật của xét nghiệm được phát triển bởi phòng xét nghiệm hoặc
các xét nghiệm đã được FDA thông qua những được điều chỉnh bởi phòng xét nghiệm. Xác nhận
là thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình người sử dụng (phòng xét nghiệm) cần tiến hành để
chứng minh rằng một phòng xét nghiệm cụ thể có thể đạt được những thông số kỹ thuật hiệu năng
đã được đặt ra bởi nhà sản xuất trong điều kiện cụ thể của phòng xét nghiệm khi được thực hiện
bởi những nhân viên phòng xét nghiệm cụ thể trước khi sử dụng xét nghiệm/thiết bị cho xét nghiệm
bệnh nhân. Các hoạt động QC hàng ngày (tiếp tục), xét nghiệm độ thành thạo (proficiency testing
PT), được thực hiện sau khi xác nhận được hoàn thành và xét nghiệm/thiết bị được đưa vào sử
dụng cho xét nghiệm bệnh nhân được coi là các thành tố của tiếp tục đảm bảo chất lượng.
Trong khi thuật ngữ phòng xét nghiệm tham chiếu “reference laboratory” là thuật ngữ phổ biến tại
Hoa Kỳ, còn thuật ngữ phòng xét nghiệm tham chiếu “referral laboratory” lại được chấp nhận rộng
rãi toàn cầu. Để điều chỉnh việc sử dụng thuật ngữ trong tài liệu này với ISO và CLSI QMS05 3,
Trần Hữu Đạt


thuật ngữ phòng xét nghiệm tham chiếu “referral laboratory” được sử dụng trong toàn bộ tài liệu
này.

Để điều chỉnh việc sử dụng thuật ngữ trong tài liệu này với ISO và CLSI QMS01 4, các giai đoạn
của xét nghiệm trong quá trình công việc của phòng xét nghiệm, các thuật ngữ trước đánh giá,
đánh giá, và sau đánh giá được thay bằng tiền phân tích, phân tích, và sau phân tích.
Tuy nhiên, bởi vì M52 là tài liệu tập trung vào Hoa Kỳ, một số thuật ngữ trong ấn phẩm này có
thể thể hiện điều đó và được thể hiện trong các quy định tại Hoa Kỳ và có thể không giống với các
thuật ngữ chuẩn được sử dụng trong các tài liệu đồng thuật toàn cầu. Để tránh việc khó hiểu, các
thuật ngữ khoảng báo cáo (reportable range), độ chính xác (accuracy), và phân tích (analyte) được
giữ nguyên thay cho các thuật ngữ được công nhân toàn cầu như khoảng đo lường (measuring
interval), độ chụm (trueness), đo lường (measurand)
1.4.2. Định nghĩa
Độ chính xác (phép đo) - accuracy (measurement) – Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo
được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo (JCGM 200:20125); CHÚ Ý 1: Bởi vì M52 là một
tài liệu Hoa Kỳ, thuật ngữ phân tích (analyte) được sử dụng thay cho đo lường (measurand) trong
suốt tài liệu này; CHÚ Ý 2: Trong vi sinh, khả năng của một hệ thống định danh vi khuẩn để định
danh chính xác chủng được xét nghiệm; CHÚ Ý 3: với xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh (kháng
sinh đồ), giống nhau của kết quả của hệ thống kháng sinh đồ với kết quả của cùng một chủng/phân
lập với phương pháp tham chiếu phù hợp.
Chất phân tích (analyte) – thành phần được đại diện trong tên của đa số đo lường (ISO 175116);
CHÚ Ý: trong vi sinh, một chất hoặc một kháng sinh được xét nghiệm để xác định sự định danh
vi sinh hoặc kết quả nhạy cảm kháng sinh.
Kháng sinh đồ (antibiogram) - toàn bộ hồ sơ (thông tin) của các kết quả xét nghiệm nhạy cảm
kháng sinh của một chủng vi sinh vật với một loạt các kháng sinh.
Phân loại giống nhau (category agreement CA) giống nhau của các kết quả nhạy cảm, trung
gian, nhạy phụ thuộc liều và kháng giữa một điểm gẫy xét nghiệm hoặc nồng độ ức chế tối thiểu
xét nghiệm và phương pháp tham chiếu (điều chỉnh tử ISO 20776-22); CHÚ Ý: một đại diện khác
của khái niệm (NCA x 100)/N với NCA là số chủng vi sinh vật với cùng phân loại nhạy, trung gian,
Trần Hữu Đạt


nhạy phụ thuộc liều và kháng giống như kết quả phân loại của phương pháp tham chiếu hoặc so

sánh; N là tổng số chủng vi sinh xét nghiệm (điều chỉnh từ ISO 20776-22).
Phương pháp so sánh (comparator method) phương pháp so sánh với hệ thống mới được đánh
giá; CHÚ Ý: Những phương pháp so sánh có thể bao gồm phương pháp tham chiếu hoặc hệ thống
thương mại đã được FDA thông qua trước đó.
Giống nhau quan trọng (essential agreement EA) – kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thu
được với hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh mà trong một bậc pha loãng gấp đôi (giải gấp
hai) với vi khuẩn và hai bặc pha loãng gấp đôi với nấm men từ giá trị MIC được xác định với
phương pháp tham chiếu (điều chỉnh từ ISO 20776-22); CHÚ Ý 1: một đại diện khác của khái niệm
NEA x 100/N với NEA là số chủng vi sinh với/có thiết yếu giống nhau; N là tổng số phân lập/chủng
vi sinh được xét nghiệm (điều chỉnh từ ISO 20776-22); Toàn bộ EA được hiển thị ở dạng phần
trăm (điều chỉnh từ ISO 20776-27)
Nghiên cứu đánh giá (evaluation study) – một thuật ngữ gốc cho bất cứ điều tra hiệu năng của
một xét nghiệm
Hệ thống chuyên gia (expert system) – phần mềm xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh cảnh báo
cho người dùng về những kết quả xét nghiệm nhạy cảm bất thường.
Kế hoạch quản lý chất lượng cá thể hóa (individualized quality control plan IQCP) – một lựa
chọn quản lý chất lượng tự nguyện, có hiệu lực ở Hoa Kỳ từ 1/1/2016, cho phép Quy định CLIA
(Clinical Laboratory Improvement Amendment) thừ nhận phòng xét nghiệm thực hiện các xét
nghiệm không mong muốn để phát triển những kế hoạch QC cá thể hóa dựa trên đánh giá nguy cơ
cho việc sử dụng ở tại chính cơ sở của họ.
Chủng cấy (inoculum) – số lượng vi sinh vật trong huyền dịch, được tính toán với thể tích cuối
cùng (ISO 20776-17); CHÚ Ý 1: Một huyền dịch (pha loãng) của vi sinh vật được sử dụng để cấy
vào một hệ thống định danh hoặc xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh; CHÚ Ý 2: chủng cấy được thể
hiện (đơn vị) là đơn vị khuẩn lạc trên mililite (CFU/ml) (điều chỉnh từ ISO 20776-17)
Hướng dẫn sử dụng (instructions for use//package insert) – thông tin được cung cấp bởi nhà
sản xuất cho việc sử dụng các thiết bị chẩn đoán y học phòng xét nghiệm an toàn và phù hợp; CHÚ
Ý 1: Bào gồm những hướng dẫn được cung cấp bởi nhà sản xuất cho việc sử dụng, bảo dưỡng, sự
Trần Hữu Đạt



cố và đổ thải của các thiết bị chẩn đoán y học phòng xét nghiệm, cũng như các cảnh báo và phòng
ngừa (ISO 18113-18); CHÚ Ý 2: Bao gồm thông tin liên quan tới việc sử dụng an toàn và đúng
cách hóa chất hoặc vận hàng, bảo trì, đúng và an toàn, những hướng dẫn về quản lý chất lượng (tối
thiểu và thông thường), và những sự cố cơ bản của thiết bị; CHÚ Ý 3: Sự điều chỉnh từ những
hướng dẫn này tạo thành một hệ thống điều chỉnh hoặc sử dụng ngoài nhãn.
Chủng chỉ thị chính (key indicator strains) – những vi sinh vật cụ thể được khuyến cáo bởi nhà
sản xuất của hệ thống định danh vi sinh vật cần phải xét nghiệm như là một phần của quá trình
quản lý chất lượng tối thiểu; CHÚ Ý: Những vi sinh vật phải là những chủng mà nhà sản xuất đã
xác định là tốt nhất để đánh giá hiệu năng của hệ thống định danh và phát hiện việc giáng hóa của
các hóa chất và/hoặc chất kém bền vững.
Nhãn (label) – được in, viết, đồ họa, hoặc các thông tin khác đặt trên hoặc đi kèm với thiết bị chẩn
đoán y học phòng xét nghiệm, bao gồm các nhãn trên bất cứ bao bì nào, hướng dẫn sử dụng (điều
chỉnh từ ISO 18113-18); CHÚ Ý: Nội dung của tất cả các nhãn hoặc các dạng in, viết đồ họa khác
trên bất kỳ vật chưa đứng hoặc bao gói, hoặc bất kỳ vật đi cùng với sản phẩm được bán tại Hoa
Kỳ được quy định bởi FDA (Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm Hoa Kỳ 3219).
Sự khác biệt lớn (major discrepancy MD) – sự khác biệt trong kết quả xét nghiệm khi hệ thống
xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh mới diễn giải là kháng và kết quả của phương pháp so sánh (từ
hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh thương mại đang có) là nhạy; CHÚ Ý 1: một đại diện
khác của khái niệm NMD x 100/NS với NMD là số lượng kết quả xét nghiệm ra MD; NS là số lượng
chủng vi sinh vật nhạy cảm được xác định bởi thiết bị so sánh (điều chỉnh từ ISO 20776-27); CHÚ
Ý 2: “Sự khác biệt” được sử dụng trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong
khi “Lỗi” được sử dụng khi kết quả nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp
tham chiếu.
Lỗi lớn (major error ME) – lỗi khi kết quả phương pháp tham chiếu là nhạy và hệ thống xét
nghiệm nhạy cảm kháng sinh được đánh giá là kháng. Phần trăm của ME phải được tính toán cho
các chủng nhạy cảm được xác định chỉ bằng phương pháp tham chiếu, như sau: %ME = NME x
100/tổng số chủng nhạy cảm bằng phương pháp tham chiếu; CHÚ Ý: “Sự khác biệt” được sử dụng
trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong khi “Lỗi” được sử dụng khi kết quả
nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp tham chiếu.
Trần Hữu Đạt



Nhà sản xuất (manufacturer) – thế nhân hoặc pháp nhân với trách nhiệm thiết kế, sản xuất, đóng
gói, hoặc nghi nhãn thiết bị y tế, lắp ráp hệ thống, hoặc điều chỉnh thiết bị y tế trước khi vào thị
trường hoặc đựa vào dịch vụ bất kể những sự vận hành này được thực hiện bởi người đó hoặc
người đại diện người đó ở dạng bên thứ ba (ISO 1497110): CHÚ Ý: Các quy định quốc gia và khu
vực có thể được áp dụng để định nghĩa nhà sản xuất.
Matrix-assisted laser desorption/ionization time-of-flight mass spectrometry (MALDI-TOF
MS) – phương pháp sử dụng phân tích phổ của các đỉnh khối lượng/điện tích trong khoảng của
2000 tới 20,000 Dalton, nó được so sánh với một cơ sở dữ liệu để đến một định danh sự đặc hiệu
tương tự với giải trình tự gen RNA ribosom.
Thiết bị y tế (medical device) bất kỳ dụng cụ, thiết bị, triển khai, máy, ứng dụng, cấy ghép, hóa
chất/thuốc thử phòng xét nghiệm hoặc hiệu chuẩn, phần mềm, vật liệu hoặc những thứ tương tự
hoặc những vật liên quan, với mục đích của nhà sản xuất để sử dụng một mình hoặc cộng gộp cho
con người với một hoặc nhiều hơn của những mục đích cụ thể sau:


Chẩn đoán, phòng ngừa, theo dõi, điều trị hoặc giảm nhẹ bệnh



Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, giảm nhẹ hoặc bù đắp chấn thương



Điều tra, thay thế, điều chỉnh, hoặc hỗ trợ quá trình giải phẫu, hoặc sinh lý



Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống




Kiểm soát tránh thai



Khử trùng thiết bị y tế



Cung cấp thông tin với mục đích y tế bằng phương pháp kiểm tra phòng xét nghiệm với
các bệnh phẩm lấy từ cơ thể con người,

và những gì không đạt được mục đích hoạt động chính của nó hoặc trên cơ thể con người bằng
phương pháp dược học, miễn dịch học, hoặc chuyển hóa, nhưng có thể được hỗ trợ trong chức
năng của nó bằng các phương pháp như vậy (ISO/IEC 6311); CHÚ Ý 1: Các thiết bị y tế trong M52
là các hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh vi sinh; CHÚ Ý 2: Trong bối cảnh
M52, thiế bị đồng nghĩa với sản phẩm; CHÚ Ý 3; Xem sản phẩm
Nồng độ ức chế tối thiểu (minimal inhibitory concentration MIC) – nồng độ thấp nhất của một
kháng sinh ngăn chặn sự phát triên có thể nhìn thấy của vi sinh vật trong thạch hoặc canh thang
Trần Hữu Đạt


pha loãng xét nghiệm nhạy cảm; CHÚ Ý: với một số phức hợp vi sinh vật và kháng sinh, những
định nghĩa thay thế đôi khi được khuyến cáo để phù hợp hơn (vd, giảm 80% sự phát triển so với
kháng sinh chứng không vi sinh vật)
Sự khác biệt nhỏ (minor discrepancy mD) – Sự khác biệt trong kết quả giữa hệ thống xét nghiệm
nhạy cảm kháng sinh mới và kết quả phương pháp so sánh (từ hệ thống xét nghiệm nhạy cảm
kháng sinh thương mại đang có), khi mà một kết quả là trung gian và kết quả khác là nhạy hoặc

kháng; xem công thức sau NmD x 100/NT; CHÚ Ý 1: NT là tổng số chủng xét nghiệm; CHÚ Ý 2:
“Sự khác biệt” được sử dụng trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong khi
“Lỗi” được sử dụng khi kết quả nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp tham
chiếu.
Lỗi nhỏ (minor error mE) – sự khác biệt trong các kết quả xét nghiệm giữa hệ thống xét nghiệm
nhạy cảm kháng sinh mới và kết quả phương pháp xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh tham chiếu
khi mà một kết quả là trung gian và kết quả kháng là nhạy hoặc kháng; xem công thức sau%mE =
NnE x 100/NT; CHÚ Ý 1: NT là tổng số chủng xét nghiệm; CHÚ Ý 2: “Sự khác biệt” được sử dụng
trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong khi “Lỗi” được sử dụng khi kết quả
nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp tham chiếu.
Bộ hoặc giải (panel hoặc thẻ) – một giải hoặc bộ các chất định danh hoặc các kháng sinh pha
loãng được xét nghiệm trên hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh.
Độ chụm (đo lường) precision (measurement): sự gần gũi giống nhau giữa các chỉ thị hoặc giá
trị đa số đo lường được bằng việc nhận rộng các lần đo trên cùng một đối tượng hoặc tương tự
trong các điều kiện quy định (JCGM 200:20125); CHÚ Ý: Xem reproducibility and reproducibility
condition.
Sản phẩm (product) – kết quả của một quá trình (ISO 900012); CHÚ Ý 1: Một thiết bị hoặc hệ
thống y tế được cung cấp bởi nhà sản xuất để cung cấp các kết quả chẩn đoán phòng xét nghiệm;
CHÚ Ý 2: những sản phẩm trong tài liệu này là các hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm
kháng sinh vi sinh; CHÚ Ý 3: xem thiết bị y tế.
Đảm bảo chất lượng (quality assurance QA) – một phần của quản lý chất lượng tập trung vào
việc mang lại lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện (ISO 900012); CHÚ Ý : Thực
Trần Hữu Đạt


hành bao gồm tất cả các quy trình và các hoạt động hướng tới đảm bảo rằng chất lượng cụ thể của
sản phẩm đạt được và duy trì được. Trong môi trường xét nghiệm, nó bao gồm giám sát tất cả các
vật liêu thô, vật tư, thiết bị, quy trình, lấy/vận chuyển/bảo quản/xử lý bệnh phẩm, ghi chép, hiệu
chuẩn và bảo dưỡng thiết bị, quản lý chất lượng, xét nghiệm thành thạo, đào tạo nhân lực, và những
thứ khác liên quan tới báo cáo dữ liệu sản xuất.

Kiểm soát chất lượng (quality control QC) – một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc
thực hiện các yêu cầu chất lượng (ISO 900012); CHÚ Ý 1: Trong xét nghiệm y tế, một loạt các quy
trình được thiết kế để giám sát phương pháp xét nghiệm và các kết quả để đảm bảo hiệu suất hệ
thống xét nghiệm phù hợp; CHÚ Ý 2: QC bao gồm vật liệu kiểm soát xét nghiệm, biểu đồ kết quả
và phân tích chúng để xác định nguyên nhân của lỗi, và đánh giá và ghi chép bất cứ hành động
khắc phục nào là kết quả của phân tích đó.
Độ tái lập (đo lường) reproducibility (measurement) – Độ chụm đo trong điều kiện tái lập của
phép đo (JCGM 200:20125); CHÚ Ý: Khả năng của một sản phẩm, trong cùng một lô hoặc giữa
các lô khác nhau, để tạo ra những kết quả giống nhau, khi được sử dụng trong những điều kiện
khác nhau (vd, khác người vận hành, khác địa điểm, khác thiết bị).
Điều kiện tái lập (đo lường) reproducibility condition (of measurement) – điều kiện của phép
đo, thể hiện bằng một tập hợp các điều kiện bao gồm địa điểm, người thao tác, hệ thống đo khác
nhau và phép đo lặp lại trên cùng đối tượng hoặc các đối tượng tương tự nhau (JCGM 200:20125)
Phòng thí nghiệm ngoài (referral laboratory) - Phòng thí nghiệm bên ngoài nơi mẫu được gửi
đến để xét nghiệm (điều chỉnh từ ISO 1518913)
Phương pháp tham chiếu (reference method) – Một phương pháp đánh giá triệt để trong đó mô
tả rõ ràng về các điều kiện và quy trình cần thiết để được đưa ra để xác đinh chính xác một hoặc
nhiều đặc điểm, giá trị và trong đó độ chính xác và độ chụm được ghi chép của phương pháp tương
ứng với phương pháp sử dụng để đánh giá độ chính xác của các phương pháp khác cho việc đo
lường các giá trị thuộc tính giống nhau hoặc gán các giá trị phương pháp tham chiếu tới các vật
liệu tham chiếu; CHÚ Ý: phương pháp so sánh có thể bao gồm phương pháp tham chiếu, kết quả
của phòng xét nghiệm tham chiếu hoặc các phương pháp đã được xác nhận trước đó.

Trần Hữu Đạt


Khoảng/phạm vi báo cáo (reportable range) – một loạt các giá trị của chất phân tích mà lỗi của
thiết bị đo lường có xu hướng ở trong một giới hạn cụ thể; CHÚ Ý: khoảng của các giá trị xét
nghiệm mà qua đó phòng xét nghiệm có thể xác lập hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị, kit,
hệ thống xét nghiệm đo lường.

Kiểm soát chất lượng tối thiểu (streamlined quality control QC) - việc giảm thiểu QC cho một
hệ thống định danh vi khuẩn thương mại (MIS) so với các yêu cầu trong các quy định thay đổi cải
thiện phòng xét nghiệm lâm sàng (Clinical Laboratory Improvement Amendments – CLIA); CHÚ
Ý: để cho phép QC tối thiểu, nhà sản xuất của MIS sẽ phải cụ thể những chủng chị thị chính và
các hóa chất/thuốc thử được xét nghiệm, có khả năng áp dụng. Nhà sản xuất cũng cung cấp những
kết quả QC kỳ vọng cho các chủng chỉ thị với mỗi MIS, dựa trên dữ liệu lịch sử các chưng trình
đảm bảo chất lượng tại nơi hệ thống được sản xuất. Người sử dụng phòng xét nghiệm có thể thêm
nhưng không giảm số lượng cụ thể chủng QC và/hoặc hóa chất/thuốc thử để xét nghiệm và xem
xét được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho mỗi số lô và hàng. Thực hiện QC tối thiểu bởi người sử
dụng chỉ có thể xẩy ra sau khi người sử dụng xác nhận hiệu năng của hệ thống xét nghiệm được
sử dụng.
Hệ thống (system) – Tập hợp các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau (ISO 900012); CHÚ
Ý: Trong M52, một thiết bị hoặc sản phẩm mà cung cấp kết quả định danh và xét nghiệm nhạy
cảm kháng sinh vi sinh khi sử dụng theo như hướng dẫn của nhà sản xuất. Hệ thống thường bao
gồm các giải hoặc thẻ và các vật liệu cài đặt, chúng cấy và bộ phận ủ của các vật liệu thải đổ (dùng
một lần). Nó cũng bao gồm phần mềm cho việc hoàn thiện và diễn giải kết quả cũng như lưu trữ
dữ liệu.
Quy định 510 (k) cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug
Administration FDA 510k clearance) - được cấp phép bửi FDA cho việc bán một thiết bị tại Hoa
Kỳ (xem phục lục A)
Kiểm tra xác nhận (verification) – Việc xác nhận, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách
quan, rằng các yêu cầu xác định được thực hiện (ISO 900012); VÍ DỤ: Trước khi thực hiện xét
nghiệm bệnh nhân với những hệ thống xét nghiệm thương mại, bao gồm các hệ thống xét nghiệm
nhạy cảm kháng sinh và định danh vi sinh, mỗi phòng xét nghiệm phải xác nhận rằng chúng có
thể nhận được thống số kỹ thuật hiệu suất tương đướng với thông số kỹ huật của nhà sản xuất. Nó
Trần Hữu Đạt


bao gồm xác nhận độ chính xác, độ chụm và khoảng báo cáo của kết quả xét nghiệm, và xác nhận
rằng khoảng tham chiếu (giá trị bình thường) của nhà sản xuất là phù hợp với bệnh nhân xét

nghiệm.
Sự khác biệt rất lớn (very major discrepancy VMD) – sự khác biệt trong kết quả xét nghiệm
khi kết quả của hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh mới là nhạy và kết quả của hệ thống
thương mại tồn tại là kháng; xem công thực sau: %VMD = NVMD x 100/NR; CHÚ Ý 1: một đại
diện khác của khái niệm NVMD x 100/NR với NVMD là số lượng xét nghiệm có kết quả VMD; NR là
số chủng vi sinh kháng được xác định bởi thiết bị so sánh; CHÚ Ý 2: “Sự khác biệt” được sử dụng
trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong khi “Lỗi” được sử dụng khi kết quả
nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp tham chiếu.
Lỗi rất lớn (very major error VME) – lôi khi kết quả phương pháp tham chiếu là kháng và kết
quả từ hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh được đánh giá là nhạy. Phần trăm của VME phải
được tính toán cho các chủng kháng chỉ được xác định bằng bằng phương pháp tham chiếu; xem
công thức sau %VME = NVME x 100/tổng số chủng kháng bằng phương pháp tham chiếu; CHÚ Ý:
: “Sự khác biệt” được sử dụng trong tài liệu này khi hai hệ thống là không giống nhau, trong khi
“Lỗi” được sử dụng khi kết quả nhạy cảm kháng sinh không giống với kết quả phương pháp tham
chiếu.
1.4.3. Viết tắt
ASTS
EMR
ESBL
FDA
HLAR
ID
IQCP
ISO
KPC
LIS
Trần Hữu Đạt

Antibiotic Susceptibility Testing
System

electronic medical record
extended-spectrum β-lactamase
US Food and Drug Administration
high-level aminoglycoside
resistance
microbial identification
individualized quality control plan
International Organization for
Standardization
Klebsiella pneumoniae
carbapenemase
laboratory information system

Hệ thống xét nghiệm nhạy cảm
kháng sinh
hồ sơ bệnh án điện tử
β-lactamase phô rộng
cục quản lý thuốc và thực phẩm
Hoa Kỳ
kháng aminoglycoside mức độ cao
Định danh vi sinh
Kế hoạch quản lý chất lượng cá thể
hóa
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá
Klebsiella pneumoniae sinh
carbapenemase
hệ thống thông tin phòng thí
nghiệm



MALDI-TOF MS

MD
mD
ME
mE
MHT
MIC
MIS
MRSA
PT
QA
QC
RNA
VMD
VME

Trần Hữu Đạt

matrix-assisted laser
desorption/ionization time-of-flight
mass spectrometry
major discrepancy
minor discrepancy
major error
minor error
modified Hodge test
minimal inhibitory concentration
microbial identification system(s)
methicillin-resistant

Staphylococcus aureus
proficiency testing
quality assurance
quality control
ribonucleic acid
very major discrepancy
very major error

Sự khác biệt lớn
Sự khác biệt nhỏ
Lỗi lớn
Lỗi nhỏ
xét nghiệm hodge cải tiến
Nồng độ ức chế tối thiểu
Hệ thống định danh vi sinh
Tụ cầu vàng kháng methicillin
thử nghiệm thành thạo
đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng
Sự khác biệt rất lớn
Lỗi rất lớn


Chương 2. Những yêu cầu cho việc thực hiện hệ thống xét nghiệm thương mại
Chương này bao gồm:
• Các yêu cầu cho việc xác nhận hệ thống định danh (MIS) và xét nghiệm nhạy cảm kháng
sinh (ASTS) thương mại
• Những yêu cầu cho QC cho MIS và ASTS
• Thông tin cho những chuẩn tự nguyện khác
Tại Hoa Kỳ và những những vùng lãnh thổ của nó, xét nghiệm trên bệnh phẩm con người nhằm

mục đích chẩn đoán, phòng ngừa, hoặc điều trị bệnh hoặc đánh giá sức khỏe được quy định/tuân
theo các quy định CLIA (thay đổi cải thiện phòng xét nghiệm lâm sàng) 14. Các cơ sở ngoài lãnh
thổ Hoa Kỳ thực hiện các xét nghiệm tham chiếu, mà trong đó các kết quả được trở lại tới một cơ
sở hoặc người có thẩm quyền tại Hoa Kỳ hoặc lãnh thổ của nó, cũng tuân thủ theo các quy định
CLIA. Những quy định này bao gồm xác nhận các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và xét
nghiệm QC định kỳ như một phần của tiếp tục đảm bảo chất lượng của hệ thống.
2.1.Những yêu cầu xác nhận của hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh vi
sinh thương mại
2.1.1. Những quy định 1988 của Thay đổi cải thiện phòng xét nghiệm lâm sàng
Như được yêu cầu bởi CLIA, trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh nhân với các hệ thống xét
nghiệm thương mại, bao gồm MIS và ASTS, mỗi phòng xét nghiệm phải xác nhận rằng chúng có
thể nhận được những thông số kỹ thuật hiệu suất so sánh với các thông số của nhà sản xuất 15. xác
nhận độ chính xác, độ chụm và khoảng báo cáo của kết quả xét nghiệm, và xác nhận rằng khoảng
tham chiếu (giá trị bình thường) của nhà sản xuất là phù hợp với bệnh nhân xét nghiệm (xem bảng
1).
Khi xác nhận hiệu suất của một MIS hoặc ASTS, độ chính xác và độ chụm là đặc điểm hiệu suất
dễ áp dụng nhất. Với MIS, không có khoảng báo cáo và khoảng tham chiếu với định danh, tuy
nhiên, các nhà sản xuất bao gồm một danh sách các vi sinh vật có thể định danh trong cơ sở dữ
liệu MIS và đó là mục tiêu của nghiên cứu xác nhận. Các phòng xét nghiệm phải xác nhận rằng hệ
thống của họ có thể định danh chính xác các giống thường gặp và phải có quy trình để xác nhận
định danh các giống ít gặp mà không xét nghiệm trong quá trình xác nhận. Các điểm số định lượng
được sử dụng để xác định khả năng của định danh chính xác được chia cụ thể và các điểm không
yêu cầu sự xác nhận trừ khi không sử dụng các khuến cáo của nhà sản xuất.

Trần Hữu Đạt


Trong khi kết quả định tính hoặc nồng độ ức chế tối thiểu có thể được báo cáo cho ASTS, khoảng
của các nồng độ của các kháng sinh trong panel/giải xét nghiệm được định nghĩa bởi CLSI M07
và M100 hoặc bởi FDA


17

. Không có khoảng bình thường hoặc khoảng tham chiếu cho ASTS.

Một số chủng có thể xét nghiệm nhạy cảm trong khi các chủng khác xét nghiệm rất kháng với một
kháng sinh cụ thể. Với nhiều loài, các kết quả có thể giải từ rất nhạy tới rất kháng với một kháng
sinh cụ thể trong cùng một loài. Mặc dù FDA không định nghĩa những nồng độ cụ thể cho các
panel thương mại, giải của các nồng độ kháng sinh được xét nghiệm trên các thiết bị được định
hướng bởi các tiêu chuẩn diễn giải (điểm gẫy) được cho phép bởi FDA. Các chủng ATCC® với
những giải tham chiếu được sử dụng cho QC của ASTS. Phần lớn ASTS cung cấp thông tin khi
kháng nhạy không điển hình được tìm thấy.
Bảng 1. Tóm tắt những khuyến cáo để đảm bảo yêu cầu CLIA về thống số kỹ thuật hiệu suất cho
nghiên cứu xác nhận ID và ASTS
CLIA về thông số Những khuến cáo cho MIS
Những khuyến cáo ASTS
kỹ thuật hiệu suất
Độ chính xác
Đồng ý/giống với phương pháp ID CA (S, I, R) (xem thêm phần 3.8.5)
so sánh; có thể đủ điều kiện bằng EA (MIC), nếu áp dụng (xem thêm
phần trảm khả năng hoặc độ tin cậy phần 3.8.5)
của ID
Độ chụm
Độ chụm ID (một số phản ứng có thể Độ chụm diễn giải S, I, hoặc R
khác nhau)
Độ chụm giá trị MIC với những biến
thiên chấp nhận được ± 1 bậc phã
loãng gấp đôi với vi khuẩn và ± 2
bậc pha loãng gấp đôi với nấm (xem
thêm phần 3.8.4)

Khoảng báo cáo
ID loài chấp nhận được được cung N/A: Giải/khoảng của các nồng độ
cấp trong cơ sở dữ liệu của MIS và của các kháng sinh được dựa trên
hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất
các nồng độ cần thiết để diễn giải kết
quả là S, I hoặc R
Khoảng
tham N/A
Một số loài kháng tự nhiên với một
chiếu hoặc giá trị
số kháng sinh nhất định và kết quả
bình thường
kháng là khoảng tham chiếu trong
trường hợp này
Viết tắt: ASTS: Antibiotic Susceptibility Testing System - Hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng
sinh; CA: Category agreement - Phân loại giống nhau ; CLIA: Clinical Laboratory Improvement
Amendments - Thay đổi cải thiện phòng xét nghiệm lâm sàng; EA: Essential agreement - Thiết
yếu giống nhau; I: Intermediate – Trung gian; ID: Microbial identification - Định danh vi sinh;
MIC: Minimal inhibitory concentration - Nồng độ ức chế tối thiểu; MIS: Microbial identification
system - Hệ thống định danh vi sinh; N/A: not applicable - Không áp dụng; R: Resistant - Kháng;
S: Susceptible - Nhạy;

Trần Hữu Đạt


2.1.2. Hướng dẫn diễn giải những quy định thêm của cải tiến cải thiện phòng xét nghiệm
Bên cạnh những quy định yêu cầu được mô tả trong phần 2.1, các hướng dẫn diễn giải của CLIA
bao gồm là rõ và cung cấp những gợi ý làm cách nào một phòng xét nghiệm có thể xác nhận độ
chính xác, độ chụm và khoảng báo cáo. Những hướng dẫn cũng cung cấp một danh sách các công
việc (mục) cụ thể mà trong đó phòng xét nghiệm phải thực hiện khi tiến hành nghiên cứu xác nhận

18

. Với bất cứ hệ thống thương mại nào, các hướng dẫn giải thích rằng xác nhận cần thực hiện để:

Hệ thống xét nghiệm được giới thiệu tới phòng xét nghiệm để đo lường chất phân tích mà trước
đây phòng xét nghiệm chưa đo lường (vd, bắt đầu giới thiệu một MIS hoặc ASTS thương mại vào
một phòng xét nghiệm)
Hệ thống xét nghiệm được giới thiệu tới phòng xét nghiệm để thay thế một xét nghiệm mà phòng
xét nghiệm đang tiến hành trên một hệ thống xét nghiệm khác (vd, phòng xét nghiệm chuyển từ
hệ thống MIS và/hoặc ASTS thương mại này sang hệ thống thương mại khác)
Một chất phân tích mới được cho thêm vào hệ thống đang sử dụng trước đó và có khả năng phân
tích nhiều chất phân tích (vd, một kháng sinh mới được thêm vào hệ thống ASTS thương mại)
CLIA cũng hướng dẫn chú ý rằng khi nhiều thiết bị (bao gồm cùng một hệ thống và model) được
sử dụng để thực hiện một xét nghiệm, phòng xét nghiệm phải xác nhận thống số kỹ thuật hiệu năng
của từng thiết bị. Thêm vào đó, các hướng dẫn chỉ ra rằng một phòng xét nghiệm phải đảm bảo
rằng các thông số kỹ thuật hiệu năng được xác nhận của mỗi hệ thống xét nghiệm không bị ảnh
hưởng nếu hệ thống đó di chuyển (xem phần 3.1.5.4).
2.2.Những yêu cầu về quán lỹ chất lượng cho các hệ thống xét nghiệm đinh danh và nhạy
cảm kháng sinh vi sinh
2.2.1. Những yêu cầu cho quản lý chất lượng của các hệ thống định danh vi sinh
Các quy định CLIA yêu cầu rằng các phòng xét nghiệm sử dụng chủng QC để kiểm tra hóa
chất/thuốc thử của mỗi số lô và nhập với phản ứng dương tính và âm tính khi chuẩn bị hoặc mở,
bất kể khi MIS được thực hiện tại phòng xét nghiệm.
Vào tháng 10/2014, trung tâm Centers for Medicare & Medicaid Services thông báo các phòng xét
nghiệm rằng tất cả các thâm chiếu từ tài liệu CLSI có thể được bỏ ra khỏi các quy trình đánh giá
và hướng dẫn giải thích/diễn giải của các phòng xét nghiệm và dịch vụ xét nghiệm 18. Như là kết
quả, vào tháng 1/2016, các phòng xét nghiệm đã không còn theo các khuến cáo QC của CLSI vì
Trần Hữu Đạt



khác với yêu cầu cơ bản về QC của CLIA trừ khi đó là một phần của kế hoạch quản lý chất lượng
cá thể hóa (IQCP).
CLSI M5019 mô tả các quy trình QC tối thiểu sử dụng một số lượng giảm thiểu của các chủng chỉ
thị chính để kiểm tra QC của hóa chất/thuốc thử mà có thể bị ảnh hưởng một cách không mong
muốn nếu các panel MIS được bảo quản và vận chuyển không đúng cách. CLSI M5019 khuyến cáo
rằng các phòng xét nghiệm thực hiện và ghi chép nghiên cứu xác nhận trước khi thực hiện QC
giảm thiểu/tối thiểu, nhưng cũng cung cấp lựa chọn khác rằng đưa vào một xem xét lịch sử của kết
quả QC CLIA toàn diện khi phòng xét nghiệm không nghiên cứu xác nhận được ghi chép. CLSI
M5019 bao gồm các bước phòng xét nghiệm cần thực hiện sau khi QC giảm thiểu được thực hiện
tiếp tục cho tới khi đạt yêu cầu của giảm xét nghiệm QC.
2.2.2. Các yêu cầu của quản lý chất lượng của các hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng
sinh
Những yêu cầu cụ thể của CLIA về AST. Những yêu cầu đó chỉ ra rằng phòng xét nghiệm phải
kiểm tra mỗ số lô và vận chuyển của môi trường, panel, hoặc các kháng sinh sử dụng các chủng
QC được chấp thuận trước khi hoặc bắt đầu đồng thời với sử dụng. Do đó, mỗi ngày xét nghiệm
được thực hiện, phòng xét nghiệm phải xét nghiệm các chủng QC phù hợp để kiểm tra quy trình
AST. Kết quả QC phải trong giới hạn đã được thiết lập trước khi kết quả bệnh nhân được báo cáo.
Các phòng xét nghiệm vi sinh muốn giảm tần suất QC từ hàng ngày sang hàng tuần (xét nghiệm)
như được mô tả trong CLSI M0220 và M0721 phải thực hiện IQCP mà ủng hộ những điều chỉnh
này. 18
2.3.Các chuẩn tự nguyện khác
Mặc dù không được yêu cầu tại Hoa Kỳ, các phòng xét nghiệm có thể chọn để tuân thủ với các
chuẩn tự nguyện, như là ISO 15189 13, để xác nhận hiệu suất của MIS và ASTS thương mại. Các
chuẩn hệ thống chất lượng ISO cho phòng xét nghiệm y học không bao gồm các yêu cầu cụ thể
cho vi sinh 13. Tuy nhiên, theo những chuẩn này, phòng xét nghiệm phải đánh giá hiệu suất của
bất cứ quy trình nào một cách phù hợp trước khi sử dụng. Đánh giá cần càng phải càng đầy đủ cần
tốt để chứng minh rằng hệ thống có thể thỏa mãn mục đích sử dụng cho xét nghiệm y học. ISO
15189 13 cũng yêu cầu rằng phải được ghi chép phù hợp và được phê chuẩn bởi giám đốc phòng
xét nghiệm hoặc người được chỉ định trước khi sử dụng. Thêm vào những bước này, trước khi sử
dụng cho xét nghiệm bệnh nhân, các chuẩn yêu cầu phòng xét nghiệm phải thiết kế và thực hiện

Trần Hữu Đạt


những hệ thống nội QC mà dễ nhiểu bởi nhân viện phòng xét nghiệm để cung cấp sử đảm bảo hiệu
suất có thể chấp nhận được tiếp tục.

Trần Hữu Đạt


Chương 3: Các bước xác nhận hệ thống định danh và xét nghiệm nhạy cảm
kháng sinh vi sinh
Chương này bao gồm:
• Tổng quan của các bước xác nhận MIS và ASTS
• Các hoạt động sau xác nhận bao gồm installation qualification và trình độ hoạt động,
đảm bảo các nguồn lực luôn sẵn có, đào tạo nhân viên, sạo thảo quy trình xác nhận, và
xét nghiệm sau xác nhận
• Thông tin về các chuẩn tự nguyện khác
• Các khuyến cáo xác nhận MIS và ASTS
Hình 1 cung cấp tổng quan của quá trình xác nhận MIS và ASTS. Các thông tin cụ thể cho mỗi
bước được cung cấp ở mỗi mục tương ứng.
Bắt đầu

Mục 3.1-3.4

Các hoạt động trước xác nhận

Mục 3.6

Xét nghiệm xác nhận được chuẩn bị


Xét nghiệm xác nhận được thực hiện
(MIS và ASTS)

Mục 3.7.5
và 3.8.7

Đạt tiêu chuẩn
chấp nhập

Không

Xử lý sự cố
(có thể thêm xét nghiệm)



Ghi chép kết quả



Sự khác biệt được
giải quyết

Không

Tham khảo
nhà sản xuất

Mục 3.8.9
Kết quả được thẩm định và phê duyệt

bởi giám đốc phòng xét nghiệm

Kết thúc

Hình 1. Quá trình xác nhận MIS và ASTS
Viết tắt: ASTS, antimicrobial susceptibility testing system(s) - Hệ thống xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh; MIS,
microbial identification system(s) - Hệ thống định danh vi sinh

Trần Hữu Đạt


3.1.Các hoạt động trước xác nhận
3.1.1. Xác định mức độ của nghiên cứu xác nhận
Một nghiên cứu xác nhận được yêu cầu bởi CLIA khi một MIS hoặc ASTS được giới thiếu tới
phòng xét nghiệm hoặc khi một sự thay đổi đáng chú ý sảy ra với hệ thống. Mặc dù, CLIA cung
cấp về cái phải xác nhận (vd, độ chính xác, độ chụm, và khoảng báo cáo), nó không cung cấp một
khuyến cáo cụ thể nào. Do đó, mỗi phòng xét nghiệm cần xác định mức độ của xét nghiệm để
chứng minh rằng hệ thống đang hoạt động trong phòng xét nhiệm như nhà cung cấp tuyên bố.
3.1.2. Những cân nhắc cho các nguy cơ liên quan tới các kết quả nỗi
Hậu quả của các kết quả lỗi với MIS và ASTS rất khác nhau. Định danh sai một chủng Neisseria
không gây bệnh là Neisseria gonorrhoeae là nguy hiểm hơn định danh sai một loài cụ thể trong
tộc Enterobacter trong nuôi cấy mủ. Với ASTS, không phát hiện được kháng oxacillin ở
Staphylococcus aureus (nhạy cảm giả) nguy cơ nguy hiểm hơn báo cáo sai kháng ampicillin ở
Escherichia coli, mặc dầu không phải là không có nguy cơ hậu quả. Phòng xét nghiệm cần cân
nhắc những hậu quả lâm sàng của kết quả không chính xác khi thiết kế và thẩm định nghiên cứu
xác nhận. Xét nghiệm càng chi tiết cần được căn nhăc với những xét nghiệm khi mà những nguy
cơ liên quan đến kết quả sai cao. Thêm thông tin về đánh giá và quản lý nguy cơ cho phòng xét
nghiệm được cung cấp trong CLSI EP 23TM. 21
3.1.3. Những cân nhắc cho các nguy cơ liên quan tới thay đổi hệ thống
Những thay đổi ở hệt hống đang tồn tại có thể từ những thay đổi nhỏ (vd, một panel mới mà không

chất, điểm gây hoặc công thức mới) tới những thay đổi đáng chú ý như là công thức hoặc điểm
gẫy thay đổi mà làm ảnh hưởng tới kết quả. Phòng xét nghiệm phải thẩm định những thay đổi và
đánh giá nguy cơ của những thay đổi khi thiết kế các nghiên cứu xác nhận. Các nghiên cứ phải tập
trung vào những kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi.
3.1.4. Lý giải thống kê cho cỡ bệnh phẩm tối thiểu là 30 cho xét nghiệm định danh và nhạy
cảm kháng sinh vi sinh
Khi thực hiện xét nghiệm để xác nhận rằng một MIS hoặc ASTS mới được thực hiện như thiết kế,
cớ bệnh phẩm tối thiểu là 30 chủng là phù hợp vì những điều kiện sau:


Những chủng được chọn sẽ cung cấp 30 kết quả cho một loại kháng sinh cho phần lớn các
kháng sinh chính trong panel. Xem phần 3.8.1.3 để thêm thông tin về sử dụng kết quả QC
với các kháng sinh khi 30 kết quả không được tạo ra.

Trần Hữu Đạt




Giả định rằng giá trị kỳ vọng được biết cho mỗi vi sinh vật.



Sự đa dạng trong một bộ vi sinh vật là cần thiết để phát hiện vấn đề. Khi lựa chọn vi sinh
vật cho xác nhận MIS, lựa chọn một bộ đa dạng các phân lập mà bao phủ một giải các loài
thường gặp ở một phòng xét nghiệm thêm các phân lập của những quan tâm đặc biệt. Khi
lựa chọn các vi sinh vật cho xác nhận ASTS, một điều quan trọng là tránh các phân lập với
toàn MIC thấp hoặc MIC cao.




Mục tiêu chính của đánh giá là phát hiện những lỗ hổng lớn trong quy trình xét nghiệm
phòng xét nghiệm. Thử nghiệm ở mức độ đó không cho phép đánh giá đầy đủ tỷ lệ lỗi cụ
thể liên quan với hệ thống mới đối với quần thể vi sinh vật ở một phòng xét nghiệm. Đặc
biệt cho ASTS, cỡ mẫu đó là không đủ để phát hiện sự khác biệt gần điểm gẫy.

Theo quan điêm của thống kê, số lượng vi sinh vật được xét nghiệm đóng vai trò trong việc xác
định đầu ra của nghiên cứu. Nói chung, số lượng vi sinh vật phải đủ để cung cấp khả năng cao để
đáp ứng tiêu chuẩn chấp nhận nếu hệ thống được đánh giá ở trạng thái chất lượng tốt. Đồng thời,
số lượng vi sinh vật phải đủ để cung cấp khả năng thấp để đáp ứng tiêu chuẩn chấp nhận nếu hệ
thống được đánh giá ở trạng thái chất lượng kém. Nguy cơ lớn nhất là chấp nhận một quy trình xét
nghiệm mà cung cấp mức độ giống nhau thấp. Như là một hướng dẫn chung, khả năng của đáp
ứng tiêu chuẩn chấp nhận sử dụng hệ thống mà cung cấp mức độ giống nhau thấp phải ít hơn 0.05.
Để làm rõ khái niệm này, có thể giả định rằng số lượng vi sinh vật là 30, và tiêu chuẩn chấp nhận
là nhật được ít nhất 90% EA với AST hoặc ít nhất 90% kết quả chính xác với ID. Ít nhất 27 của
30 kết quả từ hệ thống mới cần phải giống với những kết quả kỳ vọng. Cho ví dụ này, một hệ thống
mới của quy trình phòng xét nghiệm là hoạt động như thiết kế và cơ hội chung toàn bộ của kết quả
giống nhau sử dụng hệ thống mới là ≥ 95%. Trong trường hợp này, khả năng của thu được tối
thiểu 27 kết quả ngẫu nhiên mà giống là ≥ 0.939. (CHÚ Ý: Những hệ thống được kỳ vọng để cung
cấp tối thiểu 95% giống nhau là hợp lý do tiêu chuẩn tối thiểu của 95% độ tái lập cho tất cả các hệ
thống ID và AST được phê duyệt.). Một cách hiểu khác, giả định rằng một hệ thống quy trình thử
nghiệm phòng thí nghiệm không hoạt động như thiết kế, và kết quả là cơ hội có được kết quả mà
giống là ≤ 75%. Trong trường hợp này, khả năng có được tối thiểu (ít nhất) 27 kết quả ngẫu nhiêu
mà giống là ≤ 0.037. Bởi vì khả năng thành công khi hệ thống quy trình thử nghiệm phòng xét
nghiệm thực hiện như thiết kế là tương đối cao (vd, 0.939) và khả năng giống nhau khi co một lỗ

Trần Hữu Đạt


hổng lớn trong quy trình thử nghiệm phòng xét nghiệm sử dụng hệ thống mới là tương đối thấp

(vd, 0.037), cỡ bệnh phẩm (mẫu) là 30 có thể coi là phù hợp cho việc áp dụng được mô tả.
Cho mục đích so sánh, những khả năng liên quan tới các cơ mẫu 10, 20, 30, 50 và 100 được tóm
tắt ở bảng 2. Với 10 hoặc 20 phân lập, khả năng thỏa mãn tiêu chuẩn chấp nhận là rất cao nếu tỷ
lệ sự giống nhau thật là ≤ 75 %. Do đó, những cỡ mẫu này là không đủ để đảm bảo rằng quy trình
xét nghiệm với tỷ lệ giống nhau thấp sẽ có bằng chứng (vd, không đáp ứng tiêu chuẩn chấp nhận).
Bảng 2. Những khả năng liên quan tới các cỡ mẫu
Khả năng của thu được ≥ 90 % kết quả giống nhau
Số lượng phân lập xét
nghiệm
Tỷ lệ giống nhau thật: ≥ 95% Tỷ lệ giống nhau thật: ≤ 75%
10
≥0.914
≤0.244
20
≥0.925
≤0.091
30
≥0.939
≤0.037
50
≥0.962
≤0.007
100
≥0.989
≤0.001
3.1.5. Những khuyến cáo cho nghiên cứu xác nhận
3.1.5.1.Nghiên cứu xác nhận toàn diện
Một nghiên cứu xác nhận toàn diện được đảm bảo khi một hệ thống mới được giới thiệu tới phòng
xét nghiệm. Trước khi báo cáo kết quả bệnh nhân trên hệ thống mới, khả năng của phòng xét
nghiệm thu được những kết quả tương đương với những công bố của nhà sản xuất sản phẩm MIS

và AST phải được xác nhận. Xét nghiệm phải tập trung vào mục đích sử dụng của hệ thống trong
xét nghiệm phòng thí nghiệm; tuy nhiên, nếu hệ thống được sử dụng không thường xuyên cho các
xét nghiệm khác, xác nhận phải được thực hiện cho tất cả mục đích sử dụng. Ví dụ, một phòng xét
nghiệm có thể có một hệ thống chuyên về xét nghiệm vi khuẩn. Và hệ thống có thể có khả năng
xét nghiệm nấm. Nếu phòng xét nghiệm không bao giờ xét nghiệm nấm trong hệ thống này, xác
nhận xét nghiệm nấm không được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu hệ thống không thường xuyên (thỉnh
thoảng) sử cho nấm, xác nhận xét nghiệm nấm phải được thực hiện.
Thêm thông tin chi tiết về các nghiên cứu xác nhận toàn diện, xem thêm 3.7 và 3.8
3.1.5.2.Nghiên cứu xác nhận giới hạn
Một nghiên cứu xác nhận giới hạn cần thực hiện khi những đặc điểm và/hoặc chức năng mới được
bổ sung vào một hệ thống đã được xác nhận với một chương trình QA đang thực hiện (đang có).
Xét nghiệm giới hạn là đặc biệt phù hợp khi những bước quan trọng như là chuẩn bị huyền dịch
Trần Hữu Đạt


(chủng) vẫn như vậy. Xét nghiệm phải tập trung vào những đặc điểm mà mới được bổ sung hoặc
điều chỉnh/thay đổi để đảm bảo rằng hệ thống tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn kỳ vọng. Ví dụ, nếu một
kháng sinh được bổ sung vào thẻ (phin) xét nghiệm, chỉ kháng sinh đó cần xác nhận. Nếu định
danh nấm hoặc kháng sinh nấm được bổ sung (thêm) vào một hệ thống đã được xác nhận cho xét
nghiệm vi khuẩn, chỉ xét nghiệm nấm mới cần được xác nhận.
Xác nhận giới hạn cũng phù hợp khi một thiết bị được thay thế bởi một thiết bị mới của cùng nền
tảng và loại (model hoặc đời) sử dụng cùng hệ thống vật tư tiêu háo (vd, hóa chất hoạc thẻ), hoặc
khi thêm thiết bị của cùng một nền tảng và loại được thêm (bổ sung). Người sử dụng phải xác nhận
hiệu suất thiết bị là tương đương với thiết bị hiện tại.
3.1.5.3.Những khuyến cáo xác nhận cụ thể
Bảng 3A và 3B cung cấp những gơi ý cho loại của nghiên cứu mà phòng xét nghiệm có thể cân
nhắc. Mở rộng xét nghiệm (thử nghiệm) phụ thuộc vào loại của thay đổi với hệ thống và nguy cơ
liên quan tới xét nghiệm. Ví dụ:



Các kháng sinh trên các thẻ (panel) thương mại được công thức khác nhau cho các vi sinh
vật gram dương và gram âm. Các kháng sinh (chất) mà xuất hiện cả ở các thẻ gram dương
và gram âm phải được xác nhận riêng rẽ với 30 kết quả với mỗi công thức.



Khi một kháng sinh mới được bổ sung vào ASTS, chỉ kháng sinh mới cần được xác nhận.
Các phân lập kháng thường khá hiếm với các kháng sinh mới và thường không được yêu
cầu cho xác nhận. Tuy nhiên, người sử dụng phải chú ý với những chất (kháng sinh) cho
tới khi gặp phải kháng (trải nghiệm với kháng gặp được).



Khi phần mềm thay đổi được làm đê điều chỉnh hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu và/hoặc các
phần mềm chuyên gia được cho vào hệ thống, xét nghiệm phải tập trung vào những thay
đổi cụ thể được làm. Xác nhận xét nghiệm không cần thiết cho những thay đổi phân loại
(vd, tên loài được cập nhật).



Khi những pha loãng được bổ sung (thêm) vào một ASTS kháng sinh đã được xác nhận
trước đó, không xác nhận cần thiết trừ khi tiêu chuẩn diễn giải cũng thay đổi. Nếu thiết bị
không rõ ràng với tiêu chuẩn diễn giải mới, xác nhận thêm như được mô tả ở Phụ lục B là
cần thiết bởi vì đó là ngoài mục đích sử dụng (off label use) của ASTS.

3.1.5.4.Những thay đổi mà các nghiên cứu xác nhận là không yêu cầu
Trần Hữu Đạt


Các nghiên cứu xác nhận không được yêu cầu với những điều sau: bảo dương, sửa chữa, hoặc cập

nhật thiết bị hoặc phần mềm định kỳ khi panel xét nghiệm không thay đổi. QC hàng ngày đông
thời cho một ngày tới 5 ngày được khuyến cáo sau khi thiết bị được sửa chữa. Lặp lại nghiên cứu
QC tăng cường trước khi trơ lại QC hàng tuần là không yêu cầu.
Khi một hệ thống được di chuyển từ vi trị này sang vị trí khác trong phòng xét nghiệm, các quy
định của CLIA yêu cầu xét nghiệm để xác nhận hiệu suất thiết bị. QC một ngày ngay sau khi di
chuyển và trước khi hoặc đồng thời với xét nghiệm bệnh nhân phải đủ để đảm bảo hiệu suất chấp
nhận. Các thiết bị kiểm tra nội bộ (vd, hiệu chuẩn, nguồn sáng) cũng có thể được áp dụng. Xác
nhận thêm có thể được yêu cầu nếu một phần của thiết bị được bổ sung (vd, thẻ xét nghiệm) được
thay đổi kết hợp với sự di chuyển.
Sau khi thảo luận với các bên liên quan phù hợp, như bác sỹ kiểm soát nhiễm khuẩn, và khoa dược,
cũng như hội đồng kiểm soát nhiễm khẩn và thuốc của các nhân viên y tế, những điểm gẫy được
xem xét và phê duyệt được thực hiện bởi phòng xét nghiệm lâm sàng. Sau khi xác nhận, các điểm
gẫy xét nghiệm khoanh giấy khuếch tán CLSI có thể được thực hiện càng nhanh càng tốt sau khi
được công bố trong tài liệu M100 17.

Trần Hữu Đạt


Bảng 3A. Những khuyến cáo xác nhận cho MIS
Phân loại thay
đổi và mục đích
của nghiên cứu
Hệ thống mới
(toàn diện)

Loại thay đổi

Ví dụ

Khuyến cáo QC


Phòng xét nghiệm giới thiệu Hệ thống phải vượt qua QC trước
MIS mới
khi bắt đầu nghiên cứu xác nhận
Nhà sản xuất A sang nhà sản
QC hàng này có thể không được
xuất B
yêu cầu sau khi vượt qua QC ban
Nhà sản xuất A loại (đời)1 đầu ngoại trừ QC lô date (xem
hướng dẫn nhà sản xuất)
sang nhà sản xuất A đời 2
Chuyển từ phương pháp qua
đêm thông thường sang Với QC tối thiểu, xem CLSI M50
19
và hướng dẫn nhà sản xuất
MALDI-TOF MS
Xét nghiệm bổ sung cho Them panel để định danh
nhóm vi sinh vật mới sử các vi sinh vật kho mọc
dụng loại thẻ (panel) mới
(nuôi cấy)
Những thay đổi Những thay đổi với hệ thống Thay đổi trong công thức cơ QC thương quy với cơ chất mới
với hệ thộng hiện ID hiện tại
chất
tại (hiện hành)
(giới hạn)
Hệ thống mới cho xét
nghiệm mới
Thay đổi từ một nhà sản xuất
hệ thống này sang nhà sản
xuất hệ thống khác

Thay đổi thiết bị từ cùng một
nhà sản xuất
Thay đổi phương pháp xét
nghiệm

Cập nhật panel

Cập nhật phần mềm

Khuyến cáo xét nghiệm
Độ chính xác: tối thiểu 30 phân
lập lâm sàng; so sánh với hệ thống
hiện tại hoặc phương pháp tham
chiếu (xem 3.7.1)
Độ chụm: xét nghiệm 5 phân lập
(chủng QC và/hoặc lâm sàng) 3
lần (xem 3.7.1)
Xét nghiệm tùy chọn: thêm các
phân lập lâm sàng hoặc các chủng
bảo quản đã biết ID.
Độ chính xác: Tối thiểu 10 phân
lập lâm sàng

Độ chụm: Xét nghiệm chủng QC
với cơ chất 3 lần cho 1 ngày
Khi cả ID và AST trên cùng Thực hiện QC thường quy (không N/A
một panel và panel được phải tối thiểu) một lần
thay đổi cho xét nghiệm
AST; không có thay đổi cho
cơ chất IDD

Cơ sở dữ liệu vi sinh vật cập N/A trừ khi QC bị ảnh hưởng bởi Xem xét thay đổi cụ thể để xác
nhật hoặc mở rộng
cập nhật
định nếu xác nhận cụ thể là cần
thiết. Xác nhận LIS có thể cần
thiết (xem CLSI AUTO0822)

Viết tăt: AST, antimicrobial susceptibility testing, xét nghiệm nhạy cảm kháng sinh; EA, Essential agreement, Giống nhau quan trọng; FDA, US Food and Drug
Administration, cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ ; ID, microbial identification Định danh vi sinh; IQCP, individualized quality control plan Kế hoạch quản
lý chất lượng cá thể hóa; LIS, laboratory infonnation system hệ thống thông tin phòng thí nghiệm; MALDI-TOF MS, matrix-assisted laser desorption/ionization
time-of-flight mass spectrometry; MIS, microbial identification system(s) Hệ thống định danh vi sinh; N/A, not applicable Không áp dụng; QC, quality control
Quản lý chất lượng.

Trần Hữu Đạt


Bảng 3B. Những khuyến cáo xác nhận cho ASTS
Phân loại thay
đổi và mục đích
của nghiên cứu
Hệ thống mới
(toàn diện)

Những thay đổi
với hệ thộng hiện
tại (hiện hành)
(giới hạn)

Loại thay đổi


Ví dụ

Khuyến cáo QC

Phòng xét nghiệm giới Hệ thống phải vượt qua QC
thiệu ASTS mới
trước khi bắt đầu nghiên cứu
Nhà sản xuất A sang nhà xác nhận
sản xuất B
Thực hiện QC hàng ngày của
Nhà sản xuất A loại (đời)1 nhà sản xuất hoặc CLSI trong
sang nhà sản xuất A đời 2 quá trình xác nhận
Chuyển từ phương pháp
thông thường sang hệ Để chuyển đổi sang xét
nghiệm hàng tuần, thực hiện
thống tự động
Xét nghiệm bổ sung cho Thêm panel để thự hiện kế hoặc 20 hoặc 30 ngày hoặc
nhóm vi sinh vật mới sử AST cho Streptococcus kế hoặc lặp lại 15
dụng loại thẻ (panel) mới pneumoniae
Hệ thống mới cho xét
nghiệm mới
Thay đổi từ một nhà sản
xuất hệ thống này sang nhà
sản xuất hệ thống khác
Thay đổi thiết bị từ cùng
một nhà sản xuất
Thay đổi phương pháp xét
nghiệm

Kháng sinh mới được

thêm vào hệ thống đã được
xác nhận trước đó hoặc
báo cáo mới của kháng
sinh chưa được xác nhận
trước đó
Công thức lại các kháng
sinh được thêm vào hệ
thống đã được xác nhận

Thêm daptomycin
panel gram dương

cho

Nhà sản xuất cập nhật
công thức kháng sinh để
nhắm tới những vấn đề xét
nghiệm
Thiết bị thứ hai (như cùng Thêm thiết bị thứ hai của
đời với (loại) được xác cùng một đời (loại) từ nhà
nhận)
sản xuất A

Trần Hữu Đạt

Khuyến cáo xét nghiệm
Độ chính xác (CA và/hoặc EA): tối thiểu
30 phân lập lâm sàng; so sánh với hệ thống
hiện tại hoặc phương pháp tham chiếu
(xem 3.8.5)

CHÚ Ý: Mục tiêu là tạo ra 30 kết quả trên
một loại kháng sinh
Độ chụm: xét nghiệm 5 phân lập (chủng
QC và/hoặc lâm sàng) 3 lần (xem 3.8.4)

Xét nghiệm tùy chọn: thêm các phân lập
lâm sàng hoặc các chủng bảo quản đã biết
kiểu hình kháng.
Thực hiện QC hàng ngày như Độ chính xác (CA và/hoặc EA): tối thiểu
nhà sản xuất hoặc CLSI trong 10 phân lập lâm sàng; so sánh với phương
quá trình xác nhận kháng sinh pháp tham chiếu. Phân lập kháng thường
mới
khá ít gặp (hiếm) cho các kháng sinh mới
và thường không yêu cầu xác nhận
Để chuyển đổi sang xét
nghiệm hàng tuần, thực hiện Độ chụm: Xét nghiệm chủng QC 3 lần
kế hoặc 20 hoặc 30 ngày hoặc trong 5 ngày hoặc một ngày một lần trong
kế hoặc lặp lại 15
20 ngày (có thể đảm bảo yêu cầu chuyển
đổi sang QC hàng tuần)
Xét nghiệm tùy chọn: thêm các phân lập
lâm sàng hoặc các chủng bảo quản đã biết
kiểu hình kháng với kháng sinh mới.


×