Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển nam đồng bằng sông hồng theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

BÙI THỊ THANH HUYỀN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC
TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

BÙI THỊ THANH HUYỀN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC
TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Bùi Thị Thanh Huyền


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 14
1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................. 14
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ........................................ 14
1.1.2. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương theo
hướng phát triển bền vững .................................................................................. 19
1.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 25
1.2.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững. ....................................... 25
1.2.2. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương theo
hướng phát triển bền vững .................................................................................. 29
1.2.3. Nghiên cứu về khu vực ven biển Nam đồng bằng sông Hồng .................... 35
1.3. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .............. 36
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.............................................................................................................. 38
2.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững ....................................... 38
2.1.1. Nông nghiệp .............................................................................................. 38
2.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững ............................................................... 40
2.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ...... 42
2.2.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp ........................................................................ 42
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .................................................... 43
2.3. Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
theo hướng phát triển bền vững .......................................................................... 44
2.3.1. Khái niệm.................................................................................................. 44
2.3.2. Yêu cầu của chuyển dịch ........................................................................... 45



iii
2.3.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý .......................... 46
2.3.4. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững ................. 51
2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa
phương theo hướng phát triển bền vững .............................................................. 58
2.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương theo
hướng phát triển bền vững .................................................................................. 62
2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ...................................................................... 62
2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ........................................................................ 64
2.4.3. Kinh nghiệm của Israel.............................................................................. 67
2.4.4. Bài học rút ra đối với các địa phương trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững ............................................................... 70
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG

NGHIỆP CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ..................................................................... 72
3.1. Tổng quan về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng ....................... 72
3.1.1. Giới thiệu về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng ....................... 72
3.1.2. Ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng ............ 72
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững...................................... 77
3.2.1. Thực trạng kết quả của chuyển dịch .......................................................... 77
3.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng đến phát triển bền vững .................................................... 90
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững ...... 99
3.3.1. Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát
triển bền vững ..................................................................................................... 99
3.3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững ...... 104
3.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững.................................... 121
3.4.1. Những mặt được của quá trình chuyển dịch ............................................. 121


iv
3.4.2. Những hạn chế của quá trình chuyển dịch ............................................... 123
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 124
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 128
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .............................. 129
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát
triển bền vững..................................................................................................... 129
4.1.1. Bối cảnh quốc tế...................................................................................... 129
4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................ 131
4.2. Cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền
vững trong thời gian tới ..................................................................................... 134
4.2.1. Cơ hội ..................................................................................................... 134
4.2.2. Thách thức .............................................................................................. 136
4.3. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững ...... 138
4.3.1. Quan điểm ............................................................................................... 138
4.3.2. Phương hướng ......................................................................................... 140

4.4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven
biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững................... 142
4.4.1. Hoàn thiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững ........................................................................................... 142
4.4.2. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông
nghiệp xanh ...................................................................................................... 144
4.4.3. Tổ chức lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại............... 147
4.4.4. Tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp...................................... 149
4.4.5. Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch
cơ cấu ngành theo hướng phát triển bền vững ................................................... 151
4.4.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp .. 152
4.4.7. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................... 154
4.5. Kiến nghị ...................................................................................................... 155


v
4.5.1. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 155
4.5.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................... 156
4.5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................ 157
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 158
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 162


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANLT


An ninh lương thực

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCCCN

Chuyển dịch cơ cấu ngành

CGH

Cơ giới hóa

CNH

Công nghiệp hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

EU

Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KNK

Khí nhà kính

LKSX

Liên kết sản xuất

LTTP

Lương thực thực phẩm

LĐNN

Lao động nông nghiệp

MHSX


Mô hình sản xuất

NHHC

Nông nghiệp hữu cơ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NNBV

Nông nghiệp bền vững

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

NSLĐ

Năng suất lao động

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PTBV

Phát triển bền vững


R&D

Nghiên cứu và phát triển

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

UN

Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Lựa chọn địa bàn điều tra ............................................................................... 9

Bảng 2: Mô tả về mẫu phiếu điều tra ........................................................................... 9
Bảng 1.1. Tiêu chí phản ánh phát triển NNBV cấp vùng/địa phương của các nghiên
cứu nước ngoài .......................................................................................................... 17
Bảng 1.2. Tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng PTBV cấp
vùng/địa phương của các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 21
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu phán ánh nông nghiệp bền vững ............................................. 27
Bảng 1.4: Các tiêu chí phản ánh CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV ................. 32
Bảng 2.1: Chỉ số tính toán trong SAI ......................................................................... 56
Bảng 2.2: Tiêu chí phản ánh CDCCN nông nghiệp của địa phương theo hướng PTBV .. 58
Bảng 2.3: Chính sách phát triển nông nghiệp Hàn Quốc qua các thời kì .................... 62
Bảng 3.1: Diện tích, quy mô dân số và lao động của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH
năm 2017 ................................................................................................................... 72
Bảng 3.2: GTSX ngành nông nghiệp theo giá so sánh giai đoạn 2010-2017 ............... 74
Bảng 3.3: Cơ cấu ngành nông nghiệp so với GRDP giai đoạn 2010-2017 .................. 76
Bảng 3.4: Lao động làm việc trong ngành nông, lâm thủy sản năm 2017 ................... 76
Bảng 3.5: Thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp theo tháng của các địa phương
giai đoạn 2012-2016 .................................................................................................. 77
Bảng 3.6: Tỷ lệ chuyển dịch giữa các ngành cấp 2 của các tỉnh giai đoạn 2010-2017 79
Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất theo lợi thế của các tỉnh giai đoạn 2020-2016 ........ 79
Bảng 3.8: Tỷ lệ chuyển dịch theo lợi thế so sánh giai đoạn 2010-2016 ...................... 80
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2010-2016 ................. 81
Bảng 3.10: Tỷ lệ chuyển dịch của lĩnh vực trồng trọt có lợi thế giai đoạn 2010-2016 81
Bảng 3.11: Cơ cấu GTSX lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2010-2016 ........................... 82
Bảng 3.12: Tỷ lệ chuyển dịch của lĩnh vực thủy sản có lợi thế giai đoạn 2010-2016 .. 83
Bảng 3.13: Cơ cấu GTSX của của lĩnh vực thủy sản có lợi thế phân theo tỉnh giai
đoạn 2010-2016 ......................................................................................................... 84
Bảng 3.14: Tỷ lệ diện tích đất SXNN xanh và NNCNC tính đến năm 2017 ............... 85
Bảng 3.15: Tỷ lệ GTSX xanh và NNCNC năm 2017 ................................................. 85
Bảng 3.16: Mô hình sản xuất theo hướng xanh và NNCNC trong lĩnh vực trồng trọt tại
các tỉnh ...................................................................................................................... 86

Bảng 3.17: Mô hình sản xuất theo hướng xanh và NNCNC trong lĩnh vực thủy sản tại
các tỉnh ...................................................................................................................... 87


viii
Bảng 3.18: Một số mô hình SXNN thích ứng với BĐKH tại các tỉnh......................... 89
Bảng 3.19: NSLĐ của các tỉnh giai đoạn 2010-2017 .................................................. 90
Bảng 3.20: Đóng góp của các ngành vào tăng NSLĐ của các tỉnh giai đoạn 2010-2017 .... 92
Bảng 3.21: Đóng góp của CDCC đến tăng trưởng NSLĐ .......................................... 93
Bảng 3.22. NSLĐ của các địa phương do tác động của CDCC ngành ........................ 94
Bảng 3.23: Tỷ trọng thu nhập nông nghiệp so với phi nông nghiệp theo tháng của hộ
nông dân giai đoạn 2010-2016 ................................................................................... 96
Bảng 3.24: Diện tích đất bị thoái hóa của các tỉnh đến năm 2015 ............................... 96
Bảng 3.25: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tại các tỉnh giai đoạn 2010- 2017 ............. 98
Bảng 3.26: Chỉ số nông nghiệp bền vững SAI giai đoạn 2011-2017 .......................... 99
Bảng 3.27: Các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biểnNam
ĐBSH theo hướng PTBV ........................................................................................ 100
Bảng 3.28: Nhóm các nhân tố mới tác động đến CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV 103
Bảng 3.29: Cơ cấu đất SXNN giai đoạn 2015-2017 tại các tỉnh ............................... 104
Bảng 3.30: Diện tích đất chuyển đổi trong SXNN giai đoạn 2011-2017................... 105
Bảng 3.31: Thống kê các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giai đoạn 2010-2017.... 106
Bảng 3.32: Số lượng HTX tại các tỉnh tính đến năm 2017 ....................................... 107
Bảng 3.33: Thông tin về cánh đồng lớn phân theo địa phương năm 2016 ................ 107
Bảng 3.34: Mô hình LKSX điển hình tại các địa phương thời gian qua .................... 108
Bảng 3.35: Một số mô hình LKSX điển hình giữa các địa phương ........................... 109
Bảng 3.36: Một số tiêu chí về CSHT tại các địa phương năm 2017 .......................... 110
Bảng 3.37: Nguồn kiến thức SXNN bền vững nông dân tiếp cận ............................. 111
Bảng 3.38: Cơ cấu đất tích tụ ruộng đất của các tỉnh đến năm 2017 ......................... 113
Bảng 3.39: Danh mục dự án tích tụ đất SXNN có hiệu quả kinh tế cao tính đến năm 2017 114
Bảng 3.40: Tỷ lệ LĐNN năm 2016 phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............ 115

Bảng 3.41: Lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng trong canh tác cây
lúa tại các địa phương giai đoạn 2012-2016 ............................................................. 116
Bảng 3.42: Một số mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa tiêu biểu ........................ 118
Bảng 3.43: Số lượng máy móc thiết bị sản xuất trong nông nghiệp năm 2016.......... 119
Bảng 3.44: Tỷ lệ CGH trong sản xuất nông nghiệp năm 2017 .................................. 119
Bảng 4.1. Sản phẩm lợi thế chủ lực của các địa phương ........................................... 140


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các hình thức canh tác sản xuất trong nông nghiệp .................................... 48
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2010-2017 ......................................... 75
Hình 3.2: Cơ cấu GTSX Nông, lâm thủy sản giai đoạn 2010-2017 ............................ 78
Hình 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản có lợi thế giai đoạn 2010-2016 ....... 83
Hình 3.4: Tỷ lệ VA/GO của các tỉnh giai đoạn 2010-2017 ......................................... 95
Hình 3.5: Cơ cấu đất theo mức độ thoái hóa của các tỉnh năm 2015 ........................... 97
Hình 3.6: Quy mô đất tích tụ đến năm 2017 ............................................................. 113


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chỉ có một ngành nông nghiệp mạnh
và hiệu quả mới có thể đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) khi dân số ngày càng tăng,
tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong ngoại thương kiếm
ngoại hối và tạo cơ sở vững chắc cho các ngành công nghiệp (WB, 2008).
Sau 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được rất nhiều

thành tựu: duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, năng suất lao động (NSLĐ)
tăng, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng tích cực góp phần làm gia tăng thu nhập cho người nông dân. Mặc dù vậy
ngành nông nghiệp của Việt Nam nhìn chung phát triển chưa bền vững, biểu hiện ở
một số mặt: sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ manh mún, hiệu quả sản xuất còn thấp, tình
trạng ô nhiễm môi trường cao, chưa thích ứng được với biến đổi khí hậu (BĐKH),
cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm…
Để khắc phục được những hạn chế trong phát triển nông nghiệp thời gian qua,
đồng thời đạt được mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) của Việt Nam đến năm
2030 thì Đảng và Nhà nước đã đặt ra yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV (QĐ 889/ QĐ-Ttg về phê duyệt đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV ngày
10/6/2013). Theo đó, mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là: (i) Nâng cao
hiệu quả. (ii) Nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nông dân. (iii) Sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình, là những tỉnh đặc trưng nông nghiệp của vùng ĐBSH, gắn với tiềm
năng biển, có các điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng chỉ đứng sau đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp của các tỉnh này còn thiếu bền
vững: (i) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2017 đạt
3,05%/năm nhưng không ổn định; (ii) Quy mô sản xuất nhỏ: số lượng trang trại chỉ
chiếm 15,55% số trang trại của ĐBSH; diện tích đất trang trại bình quân 4,7
ha/trang trại thấp hơn mức bình quân của cả nước; (iii) Tốc độ tăng năng suất lao
động (NSLĐ) chậm, NSLĐ bình quân của 3 tỉnh năm 2017 chỉ đạt 28,40 triệu đồng
thấp hơn NSLĐ của ĐBSH (30,04 triệu đồng); (iv) Tỷ lệ hộ có nguồn thu lớn nhất
từ nông nghiệp chỉ chiếm 31,65% trong khi đó số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp
là 43,42%, như vậy tỷ lệ thu từ nông nghiệp thấp hơn so cả nước (49%) (Tổng cục


2

Thống kê, 2017). (v) Lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu còn bị lạm dụng
nhiều trong quá trình sản xuất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nông nghiệp thiếu bền vững tại
các tỉnh ven biển Nam ĐBSH, trong đó phải kể đến: Sự phát triển mang nhiều tính
chất tự phát của một nền nông nghiệp truyền thống, các lợi thế biển chưa thực sự
được khai thác, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn để thực hiện các chiến lược
và quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với biển trên địa bàn các tỉnh, các địa
phương chưa có được các chính sách đột phá để đổi mới phát triển nông nghiệp cả
về sản phẩm, tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường
hay ứng phó với BĐKH,v.v…Tuy nhiên một nguyên nhân mang tính tổng hợp và
quyết định, phải nói đến đó là các chính sách CDCCN nông nghiệp theo hướng
PTBV chưa được triển khai và thực hiện một cách quyết liệt. Đứng trên góc độ
PTBV, cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều biểu hiện bất cập: (i) Tỷ trọng sản
phẩm có lợi thế tăng chậm; các ngành lợi thế biển còn chiếm tỷ trọng không cao
trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp của các tỉnh (24,73%); (iii) Tỷ trọng sản
xuất nông nghiệp (SXNN) theo tiêu chuẩn VietGap và nông nghiệp công nghệ cao
(NNCNC) còn thấp. Các mô hình canh tác theo hướng NNCNC và nông nghiệp sạch
mới dừng lại ở các mô hình thí điểm với diện tích sản xuất chỉ đạt 7,86%. (iv) Sản
xuất chưa hướng đến ứng phó BĐKH và bảo vên môi trường sinh thái (Sở
NN&PTNT các tỉnh, 2017)
Trong thời gian tới, việc phấn đấu cho mục tiêu phát triển ngành nông
nghiệp của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV sẽ còn gặp nhiều
thách thức và khó khăn do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt là
những dự báo về ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH đến các tỉnh này như: Mực
nước biển dâng 1 mét sẽ làm ngập 50,9% diện tích của Thái Bình, Nam Định (58%) và
Ninh Bình (23,85%); nhiệt độ giai đoạn 2016-2046 dự báo tăng khoảng 0,7-1,6 độ
làm tình trạng khô hạn ngày càng lớn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá và tìm ra phương hướng và giải pháp
CDCCN nông nghiệp của các tỉnh này theo hướng PTBV là hết sức cần thiết.
Về mặt lý luận, nghiên cứu CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV bao gồm hai

góc độ: (i) Quá trình CDCCN nông nghiệp có hướng tới một cơ cấu ngành nông nghiệp
bảo đảm yêu cầu bền vững hay không?; (ii) Trạng thái cơ cấu ngành nông nghiệp có tác
động lan toả để góp phần tạo ra sự bền vững của các trụ cột khác hay không? Trong thời
gian qua, nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV đã được nghiên cứu khá
nhiều ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu đặt vấn đề ở khía


3
cạnh thứ nhất: Tốc độ CDCCN nông nghiệp các địa phương có nhanh hay không? Xu
hướng chuyển dịch có hợp lý, hiệu quả hay không? Làm thế nào để cơ cấu ngành nông
nghiệp chuyển dịch bảo đảm yêu cầu bền vững? Nhưng các nghiên cứu lại chưa đặt vấn
đề ở góc độ thứ hai: CDCCN nông nghiệp có tác động lan toả thế nào đến mục tiêu
PTBV ngành nông nghiệp (góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng nông nghiệp như thế nào?
Có ảnh hưởng gì đến các khía cạnh về xã hội của khu vực nông thôn? Và nó có đóng
góp như thế nào đến PTBV tổng thể ngành nông nghiệp của địa phương?). Hơn nữa,
những nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp của riêng các tỉnh ven biển Nam ĐBSH còn
đang rất thiếu khi đặt nó trong những bối cảnh mới như: sự tác động cách mạng công
nghiệp 4.0, nhất là những dự báo BĐKH ảnh hưởng lớn nhất đến các tỉnh vùng ven biển
của Việt Nam trong đó có các tỉnh ven biển Nam ĐBSH.
Từ những lý do nêu trên, luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Chuyển dịch
cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo
hướng phát triển bền vững”. Luận án sẽ tiếp cận vấn đề CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV theo góc độ mới hơn là đặt trong bối cảnh của BĐKH, cách mạng công
nghiệp 4.0, trong đó đặt CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng Nam ĐBSH vừa
là nội hàm nhưng đồng thời cũng là điều kiện để thực hiện PTBV ngành nông nghiệp.
Nội dung của luận án sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận về CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV và xây dựng khung nghiên cứu của luận án; đánh giá một cách toàn diện
chính xác các kết quả đạt được trong CDCCN nông nghiệp tại các tỉnh ven biển Nam
ĐBSH thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các quan điểm, định hướng và giải
pháp để thúc đẩy CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát: luận án nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở khoa học (lý
luận và thực tiễn) về CDCCN nông nghiệp trong mối quan hệ với phát triển NNBV đối
với các địa phương (cấp tỉnh). Với việc nghiên cứu điển hình là các tỉnh ven biển Nam
ĐBSH, luận án nhằm chỉ ra những bất cập, nguyên nhân của những bất cập đó và đề
xuất định hướng giải pháp liên quan đến CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
ĐBSH theo hướng PTBV. Từ mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể của luận án
như sau:
- Về mặt lý luận:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV
trên cơ sở đó hoàn thiện cách tiếp cận, nội hàm CDCCN nông nghiệp địa phương
(cấp tỉnh) trong mối quan hệ với phát triển NNBV.


4
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV
luận án đưa ra các xu hướng và các tiêu chí đánh giá CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV.
Thứ ba, hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV.
- Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, đánh giá hiện trạng CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV các
tỉnh ven biển Nam ĐBSH trong thời quan qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những thành
công và hạn chế trong quá trình CDCCN nông nghiệp của các tỉnh trên theo
quan điểm PTBV.
Thứ hai, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp của các
tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV, từ đó phát hiện các nguyên nhân trực
tiếp gây ra những bất cập trong quá trình CDCCN nông nghiệp các tỉnh này trong
thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất quan điểm, định hướng CDCCN nông nghiệp theo hướng

PTBV của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH trên cơ sở giải quyết những bất cập trong
CDCCN nông nghiệp của các tỉnh.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV của các
tỉnh ven biển Nam ĐBSH từ xử lý những nguyên nhân gây những bất cập của quá
trình này thời gian qua kết hợp với dự báo về những nhân tố mới ảnh hưởng đến
CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam ĐBSH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV tại các
tỉnh ven biển Nam ĐBSH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung.
Thứ nhất, ngành nông nghiệp có thể được hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp. Luận
án sẽ quan niệm ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng và phân loại theo QĐ
10/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007, cụ thể ngành nông nghiệp sẽ
có 3 nhóm ngành là: Nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp
Thứ hai, luận án không đặt nghiên cứu CDCCN nông nghiệp một cách độc lập
mà nghiên cứu sự chuyển dịch trong mối quan hệ với phát triển NNBV. Do đó, nội


5
hàm của CDCCN nông nghiệp được dựa trên nguyên tắc của phát triển NNBV và mục
tiêu chuyển dịch là hướng đến phát triển NNBV.
Thứ ba, nghiên cứu CDCCN nông nghiệp trên cả hai góc độ: (i) Kết quả của
quá trình CDCCN. (ii) Tác động của CDCCN nông nghiệp đến phát triển NNBV
b. Phạm vi không gian và thời gian
- Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven
biển Nam ĐBSH, gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Lý do luận án nghiên
cứu các tỉnh này như sau: (i) Thứ nhất ĐBSH có 5 tỉnh ven biển là Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh, các tỉnh của luận án nghiên cứu đều nằm ở

phía Nam ĐBSH nên có những đặc điểm về tự nhiên, khí hậu và đặc điểm phát triển
ngành nông nghiệp giống nhau, đó là căn cứ để đề xuất giải pháp có thể áp dụng chung
cho các tỉnh này. (ii) Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH
đến năm 2020, tiểu vùng Nam ĐBSH được quy hoạch ưu tiên phát triển nông nghiệp
của vùng như: “Phát triển vùng lúa chất lượng cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản với quy mô lớn; tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ chế biến
nông sản và bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch”.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu luận án không nghiên cứu phân tích vùng
ven biển Nam ĐBSH mà nghiên cứu phân tích từng tỉnh trong vùng ven biển Nam
ĐBSH và đặt bối cảnh nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các tỉnh trong vùng và tỉnh
với các tỉnh khác trong cả nước.
c. Phạm vi thời gian
Luận án nghiên cứu thực trạng CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
ĐBSH giai đoạn 2010-2017, định hướng và giải pháp đến năm 2030. Luận cứ lựa chọn
mốc thời gian đến năm 2030 được luận án dựa vào tầm nhìn của Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành nông nghiệp ban hành theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày
2/2/2012 và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững được ban hành theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng để giải quyết vấn đề, cụ thể:
+ Luận án tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước để xây dựng khung
lý thuyết về CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV. Trên cơ sở đó phân tích thực
trạng CDCCN nông nghiệp của các tỉnh ven biển nam ĐBSH thời gian qua để rút ra


6
những nhận định đánh giá về thành công, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế để đề
xuất giải pháp thúc đẩy CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV trong thời gian tới.

+ Tiếp cận định tính sử dụng trong (i) Xác định các tiêu chí phản ánh CDCCN
của địa phương theo hướng PTBV. (ii) Phân tích quan điểm của các chuyên gia cũng
như nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp về tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến
CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV.
+ Tiếp cận định lượng tập trung vào các nội dung: Phân tích CDCCN nông nghiệp
của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH dựa trên những tiêu chí đề xuất. Luận án cũng sử dụng
mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH. Đồng
thời luận án sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành SSA (Shift
Share Analysis) để phân tích tác động của CDCCN nông nghiệp đến sự tăng trưởng
NSLĐ của ngành.
4.2. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện quy trình nghiên cứu
như sau:
Tổng quan nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu

Hoàn thiện khung lý thuyết về CDCCN theo hướng PTBV:
- Nội hàm
- Tiêu chí
- Xu hướng chuyển dịch
- Nhân tố ảnh hưởng
Số liệu
thứ cấp

Thu thập số liệu

Đánh giá thực trạng CDCCN nông
nghiệp theo hướng PTBV


Ý kiến
chuyên gia

Số liệu sơ
cấp

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN
nông nghiệp theo hướng PTBV

Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCN
nông nghiệp theo hướng PTBV

Nguồn: NCS


7
- Bước 1: Tổng quan tài liệu để tìm được khoảng trống nghiên cứu.
- Bước 2: Trên cơ sở tổng quan tài liệu cũng như tham vấn ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, luận án hoàn thiện khung nghiên cứu về
CDCCN nông nghiệp của địa phương theo hướng PTBV.
- Bước 3: Thu thập thông tin để đánh giá CDCCN nông nghiệp của các tỉnh
ven biển Nam ĐBSH hướng PTBV. Thông tin luận án thu thập từ nguồn dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp.
- Bước 4: Phân tích thực trạng quá trình CDCCN nông nghiệp của các tỉnh
ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV. Trên cơ sở đó rút ra được những thành
công và hạn chế trong quá trình CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV.
- Bước 5: Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCN nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng hướng PTBV.
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Việc thu thập các dữ liệu

này được thực hiện như sau:
- Số liệu thứ cấp:
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thu thập dữ liệu thứ cấp thông
qua phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước bao gồm các tài liệu sau:
(i) Các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân và nhóm nghiên cứu có liên quan
đến phát triển NNBV và CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV, tiêu chí và nhân tố
ảnh hưởng đến CDCCN theo hướng PTBV.
(ii) Báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ đánh giá thực
trạng CDCCN nông nghiệp của các tỉnh ven biển ĐBSH: Báo cáo kết quả phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn các năm từ 2010-2017; Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV giai đoạn 2014-2020; Báo cáo kết
quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành sau 4 năm triển khai; Đề án thí điểm tập trung, tích
tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư SXNN tập trung trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thực trạng
hoạt động của các hợp tác xã (HTX) từ năm 2012-2017; Đề án phát triển mô hình HTX
hoạt động hiệu quả theo Luật hợp tác xã năm 2012 gắn với LKSX tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi giá trị cho các hộ thành viên; Báo cáo kết quả các mô hình liên kết SXNN
trên địa bàn tỉnh; Báo cáo về tình hình thực hiện cơ giới hóa trong SXNN.


8
(iii) Kết quả của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp thủy sản 2016.
Những số liệu luận án sử dụng trong cuộc tổng điều tra này là: Số lượng cánh đồng
mẫu lớn; Diện tích đất sử dụng bình quân 1 trang trại; Kết quả sản xuất kinh doanh
trang trại; Tỷ lệ xã có điểm thu gom chai lọ, thuốc bao bì thực vật…
(iv) Số liệu từ Tổng cục thống kê bao gồm: Tổng giá trị sản xuất của ngành
nông nghiệp trên địa bàn của các tỉnh ven biển ĐBSH; Thu nhập của lao động từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp; Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới; Số lượng trang trại nông
nghiệp; Số hộ nông thôn SXNN.
(v) Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, gồm: Quyết định 795/QĐTTg ngày 23 tháng 05 năm 2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng ĐBSH đến năm 2020; Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/5/2014 về

phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN&PTNT ngày
14/3/2017 về việc tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC,
nông nghiệp sạch, danh mục CNC ứng dụng trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy SXNN
ứng dụng CNC...
Các tài liệu này đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo
- Số liệu sơ cấp: Luận án sử dụng số liệu sơ cấp từ nguồn sau:
Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp để đưa ra các
tiêu chí đánh giá NNBV và CDCCN nông nghiệp của địa phương theo hướng PTBV.
Phỏng vấn cán bộ quản lý ngành nông nghiệp ở Nam ĐBSH thuộc vụ Kế hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cán bộ quản lý ở sở Nông nghiệp của
tỉnh nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng CDCCN nông nghiệp dưới góc độ quản lý
ngành và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều tra bảng hỏi bằng cách chọn mẫu thuận tiện đối với hộ nông dân tại các
tỉnh nghiên cứu để có thêm thông tin phân tích thực trạng CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV. Tổng số phiếu phát ra là 600 phiếu tại các huyện có đặc điểm địa hình
đặc trưng và SXNN phát triển trong tỉnh, cụ thể như sau: (i) Tại Thái Bình: lựa chọn
4/8 huyện gồm Vũ Thư, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Tiền Hải. (ii) Tại Nam Định: lựa
chọn 4/10 huyện là Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường, Trực Ninh. (iii) Tại Ninh Bình
lựa chọn 3/8 huyện là Yên Mô, Nho Quan và Kim Sơn.


9
Bảng 1: Lựa chọn địa bàn điều tra

Tỉnh
Thái Bình

Lựa chọn địa bàn
điều tra


Phân vùng trong tỉnh

- Khu vực Bắc Thái Bình: Đông Hưng, Quỳnh - Đông Hưng, Quỳnh
Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy
Phụ
- Khu vực Nam Thái Bình: Vũ Thư, Tp Thái - Vũ Thư, Tiền Hải
Bình, Kiến Xương, Tiền Hải

Nam Định - Vùng thấp trũng: Trực Ninh, Ý yên, Xuân - Xuân Trường, Trực
Trường, Vụ Bản, Nam Trực
Ninh
- Vùng ven biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao - Hải Hậu, Giao Thủy
Thủy
- Vùng trung tâm: TP Nam Định
Ninh Bình - Vùng đồi núi: Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư, - Nho Quan
Tam Điệp
- Kim Sơn
- Vùng ven biển: Kim Sơn
-Yên Mô
- Vùng chiêm trũng: Yên Mô, yên Khánh, Tp
Ninh Bình
Nguồn: NCS
Sau khi phát phiếu cho các hộ nông dân tại địa bàn điều tra thì thu về được 338
phiếu. Số phiếu sau khi xử lý và làm sạch số liệu còn 225 phiếu đủ tiêu chuẩn để sử
dụng. Chi tiết cụ thể ở bảng dưới đây.
Bảng 2: Mô tả về mẫu phiếu điều tra

Số phiếu


Số phiếu thu về sử

% phiếu

phát ra

dụng được

sử dụng

Thái Bình

200

79

39,50%

Nam Định

200

62

31,00%

Ninh Bình

200


84

42,00%

Tổng

600

225

37,50%

Địa phương

Nguồn: NCS


10
Thông tin về mẫu điều tra được minh họa tại phụ lục 1
4.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
Các phương pháp phân tích thông tin luận án sử dụng:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý
luận về phát triển NNBV và CDCCN nông nghiệp địa phương theo hướng PTBV. Bên
cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp này để đánh giá các chủ trương của Đảng
và Nhà nước cũng như các văn bản thể chế hóa triển khai thực hiện tại địa phương về
vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng để phân tích đánh giá
CDCCN nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV.
- Phương pháp thống kê, mô tả: được sử dụng để xử lý thông tin từ số liệu thứ
cấp và sơ cấp để phân tích tình hình CDCCN nông nghiệp của các tỉnh ven biển Nam
ĐBSH theo hướng PTBV.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này sử dụng để phân tích các xu hướng
chuyển dịch theo thời gian cũng như so sánh sự chuyển dịch giữa các tỉnh với nhau.
Đồng thời phương pháp này được dùng để đánh giá kinh nghiệm của các địa phương
của các quốc gia trong quá trình CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV nhằm rút ra
bài học cho các địa phương của Việt Nam.
- Phương pháp định lượng: Tính hệ số chuyển dịch, tính tác động của CDCCN
nông nghiệp đến thay đổi NSLĐ thông qua phương pháp SSA (Shif Share Analysis), hệ
số phát triển nông nghiệp bền vững (SAI) để xem xét sự tác động của CDCCN nông
nghiệp đến phát triển NNBV. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố khám phá (EFA) để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV tại các tỉnh Nam ĐBSH.


11

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng PTBV

Khung nghiên cứu của luận án được đề xuất như sau:
Nội hàm
chuyển dịch
Nguyên tắc
chuyển dịch
Xu hướng
chuyển dịch

Phát triển
nông nghiệp
bền vững


Tiêu chí đánh giá
chuyển dịch

Nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV

Nhóm nhân tố thuộc về
ngành NN của địa
phương:
- Điều kiện tự nhiên
-Lao động nông nghiệp
- CSHT
-Liên kết sản xuất

Nhân tố thuộc về CS
CDCCN:
-QH PTNN
- CS đất đai
-CS tín dụng

Nhóm nhân tố khác:
- Biến đổi khí hậu
- KHCN
- Thị trường

5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới sau:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, nội hàm CDCCN nông nghiệp theo PTBV được luận án tiếp cận toàn
diện hơn: (i) Một mặt, CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV là một yếu tố cấu
thành nội hàm của phát triển NNBV; (ii) Mặt khác, CDCCN nông nghiệp theo hướng

PTBV lại chính là yêu tố có tác động tích cực đến các trụ cột khác trong phát triển
NNBV, đó là tăng trưởng nông nghiệp có hiệu quả, giải quyết tốt khía cạnh xã hội ở
khu vực nông thôn, chống ô nhiễm môi trường và ứng phó được với BĐKH.


12
Thứ hai, phù hợp với cách tiếp cận trên, luận án đưa ra các yêu cầu CDCCN
nông nghiệp theo hướng PTBV gồm: (i) CDCCN phải hướng tới có được một cơ cấu
ngành nông nghiệp bền vững. (ii) Tính bền vững của cơ cấu ngành nông nghiệp phải
có tác động tốt đến PTBV toàn ngành nông nghiệp. Từ đó, luận án đưa ra 4 xu hướng
được coi là CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV, đó là: tăng tỷ trọng ngành sản
phẩm có lợi thế địa phương, tăng tỷ trọng ngành sản phẩm sản xuất xanh, tăng tỷ trọng
ngành sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và tăng tỷ trọng sản phẩm có khả năng ứng
phó được với BĐKH.
Thứ ba, luận án xây dựng 02 nhóm tiêu chí đánh giá CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV: (i) Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá tính bền vững của quá trình
CDCCN nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu phản ánh việc bảo đảm 4 yêu
cầu (đã đưa ra ở điểm mới thứ hai). (ii) Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá tác động của
CDCCN nông nghiệp đến các khía cạnh khác của phát triển NNBV, luận án đề xuất sử
dụng chỉ số tổng hợp phát triển nông nghiệp bền vững (SAI) để xem xét tác động của
CDCCN nông nghiệp đến phát triển NNBV.
Những đóng góp và đề xuất mới về thực tiễn
Thứ tư, luận án đã chỉ ra được những hạn chế của quá trình CDCCN nông nghiệp
theo góc nhìn PTBV nông nghiệp. Khác với những nghiên cứu trước chỉ đề cập đến tác
động của CDCCN nông nghiệp tới năng suất lao động (NSLĐ) nói chung, Luận án đã chỉ
rõ sự CDCCN nông nghiệp ở các tỉnh trong vùng nghiên cứu chỉ dẫn đến tăng NSLĐ
chủ yếu do hiệu ứng của tác động “tĩnh’: từ các ngành có NSLĐ thấp sang ngành có
NSLĐ cao chứ không phải từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ
tăng NSLĐ cao
Thứ năm, liên kết yếu trong sản xuất nông nghiệp được nhiều nghiên cứu khẳng

định là nguyên nhân dẫn đến tốc độ chuyển dịch chậm và thiếu định hướng trong
CDCCN theo hướng PTBV, nhưng thường cho rằng việc thiết lập và tăng cường
những liên kết này thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Trái lại, luận án chỉ ra rằng liên
kết yếu là do người sản xuất chưa chủ động đặt SXNN trong chuỗi giá trị sản phẩm và
thông tin của thị trường và việc tăng cường liên kết này trước hết thuộc trách nhiệm
của người sản xuất và đầu mối tiêu thụ, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tác và khắc
phục những thất bại thị trường trong quá trình tổ chức liên kết mà thôi.
Thứ sáu, luận án đề xuất 5 quan điểm, 4 định hướng CDCCN nông nghiệp theo
hướng PTBV trong thời gian tới. Đồng thời, luận án đã đề xuất được các giải pháp để
thúc đẩy quá trình chuyển dịch theo hướng PTBV. Trong các giải pháp đó thì có giải


13
pháp đột phá để thúc đẩy CDCCN nông nghiệp tại các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo
hướng PTBV là: Tổ chức lại mô hình SXNN theo hướng hiện đại với nòng cốt là hình
thành các HTX, nhưng phải có sự đổi mới hoàn toàn về quan niệm và mô hình tổ chức
HTX dựa trên nguyên tắc tự nguyện, chia sẻ lợi ích công bằng, với tư duy vận hành
như một doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
địa phương theo hướng phát triển bền vững
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển
Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững



14

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về phát triển NNBV được phổ biến cùng với khái niệm PTBV từ
sau Báo cáo Brundtland năm 1987. Đến nay, khái niệm phát triển NNBV đã được
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có thể đề cập đến một số cách tiếp
cận chính sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: coi phát triển NNBV là phương tiện để đạt được mục
tiêu phát triển
Theo hiệp hội nông nghiệp Mỹ phát triển NNBV là về lâu dài, nâng cao chất
lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cung cấp cho nhu cầu lương thực và chất
xơ cơ bản của con người, có hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
toàn bộ nông dân và xã hội. Như vậy, phát triển NNBV là phương tiện để đạt được
mục tiêu sau: (i) Bảo vệ môi trường. (ii) An ninh lương thực. (iii) Hiệu quả kinh tế.
(iv) Nâng cao chất lượng cuộc sống (trích dẫn bởi Keeney, 1989)
Keeney (1989) cũng đồng ý với Hiệp hội nông nghiệp Mỹ ở việc duy trì phát
triển NNBV sẽ góp phần duy trì chất lượng cuộc sống.
Còn theo Pretty (2008), phát triển NNBV nhằm mục đích: (i) Không có tác
động xấu đến môi trường; (ii) Nâng cao hiệu quả sản xuất và (iii) Cải thiện năng suất
lương thực và có tác dụng phụ tích cực trên hàng hóa và dịch vụ môi trường.
Trong khi đó, Guttenstein và cộng sự (2010) cho rằng phát triển NNBV sẽ tạo
ra sự cân bằng thích hợp giữa tự cung cấp lương thực và tự chủ lương thực; tạo việc
làm và thu nhập ở nông thôn, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo; và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Phát triển NNBV về lâu dài: (a) Thỏa mãn nhu cầu thực phẩm và chất xơ của
con người; (b) Nâng cao chất lượng môi trường; (c) Sử dụng hiệu quả các nguồn tài

nguyên không tái tạo và tài nguyên tại trang trại và tích hợp các chu trình và kiểm
soát sinh học tự nhiên thích hợp; (d) Duy trì khả năng kinh tế của các hoạt động
trang trại; và (e) Nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn bộ nông dân và xã hội
(Velten và cộng sự, 2015).
Như vậy, phát triển NNBV là phương tiện giúp đạt được các mục tiêu khác
nhau của sự phát triển. Tùy từng giai đoạn phát triển và góc độ nghiên cứu khác nhau
sẽ hướng đến các mục tiêu khác nhau.
Cách tiếp cận thứ hai coi phát triển NNBV là mục tiêu


×