Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.46 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp
và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông -
lâm - nghiệp. Nên có thể nói trong giai đoan hiện nay khu vực nông nghiệp
truyền thống vẫn được coi là khu vực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nước ta.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, thông tin và nhu cầu
sinh hoạt của con người ngày càng tăng đã tác động mạnh tới ngành sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Từ đó đòi hỏi sự thay đổi về chất cũng
như về lượng.Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) năm 1996 và
đang là đang là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu
thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin...
tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam
cũng đang phải đối mặt trước những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong môi trường tự do thương
mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều mặt còn yếu kém:
về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế giới... kinh
nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội và
nông nghiệp còn thấp. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều,
thu nhập thấp, sức ép về dân số, việc làm đang trở nên những vấn đề lớn có
tính bức xúc của xã hội. vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề tất yếu
đối với nước ta hiện nay. Và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này nó tác động
mạnh tới toàn bộ các vùng trong cả nước. Và Huyện Yên Lập – Phú Thọ cũng
nằm trong sự thay đổi mang tính tất yếu đó.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngay từ khi thành lập Huyện Yên Lập luôn xác định ngành nông nghiệp
vẫn là ngành kinh tế chính trong quá trình phát triển. Huyện Yên lập đã sớm


triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội để đặt mục
tiêu phát triển cho những năm tiếp theo. Nhưng trên thực tế ngành nông
nghiệp của Huyện Yên Lập vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu kiểm soát
và thiếu định hướng rõ dàng còn tồn tại nhiều bất cập khó khắc phục.
Nhận thức từ thực tiễn em đã đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành
chuyên đề với đề tài sau : “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm
phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015”
Trong bài chuyên đề nêu lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp từ năm 2000 cho tới nay, nhằm xem sét sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp, đồng thời những tác động của sự chuyển dịch đối
với sự phát triển kinh tế của Huyện. Bài chuyên đề của em gồm có ba phần
chính như sau :
- Phần I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
- Phần II : Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện
Yên Lập Tỉnh Phú Thọ 2001-2006
- Phần III : Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã
hội đến năm 2015
Để hoàn thiện bản chuyên đề, em đã có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và cán bộ phòng tài chính - kế hoạch
Huyện Yên Lập, trực tiếp là chú Đỗ Đức Hà ( Trưởng phòng KH – TC Huyện
Yên Lập ). Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo cùng cán bộ
hướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Trong bài
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề này em không tránh khỏi những điểm hạn chế và thiếu sót, mong
được sự đóng góp thêm của cơ quan thực tập và các thầy cô giáo cùng các bạn
để đề tài này được hoàn thành một cách tốt hơn.

SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP
I. Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế
*Cơ cấu kinh tế
Trên thực tế vẫn chưa có một nhà khoa học nào đưa ra một khái niệm
chính xác và thỏa đáng nhất về cơ cấu kinh tế. Có rất nhiều cách tiếp cận khác
nhau và quan điểm khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Sau đây là một số
khái niệm về cơ cấu kinh tế của một số nhà khoa học
- Theo C.Mark : Cơ cấu kinh tế là tổng thể một bộ phận hợp thành với vị
trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ
phận ấy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội .
- Theo quan điểm duy vật biện chứng : Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ
phận hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng
có mối quan hệ hữu cơ, nhưng tương tác qua lại cả về mặt số lượng và chất
lượng trong những không gian thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể,
vận động theo mục tiêu nhất định.
- Hay : cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của
tổng thể kinh tế được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện các mối quan hệ của các
ngành, các vùng và của các thành phần kinh tế. Mối quan hệ này phản ánh cả
mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố hợp thành.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Cơ cấu ngành kinh tế :

Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển
dịch cơ cấu ngành. Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân
ngành kinh tế theo hệ thống "Sản xuất vật chất"(Material Production System-
MPS). Và hệ thống phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System of
National Accounts-SNA).
Trong hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân làm hai
khu vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật
chất và không sản xuất được chia thành các ngành cấp I như công nghiệp,
nông nghiệp... Các ngành cấp I được chia thành các ngành cấp II, chẳng hạn
ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như điện năng, nhiên
liệu... Đặc biệt trong các ngành công nghiệp, người ta cũng phân ra thành
nhóm A và nhóm B (nhóm A là các ngành công nghiệp nặng, nhóm B là các
ngành công nghiệp nhẹ).
Theo hệ thống Tài khoản quốc gia các ngành kinh tế được phân chia
thành 3 nhóm ngành ( hay ba khu vực) kinh tế lớn là Nông nghiệp , Công
nghiệp- Xây dựng và dịch vụ - Thương mai. Ba ngành này bao gồm 20 ngành
cấp I như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thuỷ sản (nuôi trồng và khai thác),
Khai mỏ và khai khoáng, chế biến... Các ngành cấp I lại chia nhỏ thành các
ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành càc ngành sản phẩm.
Cơ cấu ngành kinh tế : Là tổng thể các ngành kinh tế hợp thành với vị
trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi ngành và mối quan hệ tương tác giữa các
ngành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại một thời điểm nhất định.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : Là quá trình phát triển của các ngành
kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối
tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Theo định nghĩa này,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chỉ xẩy ra sau một khoảng thời gian nhất

định (vì nó là một quá trình) và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến thay
đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng (ở thời điểm trước đó).
Trên thực tế, sự thay đổi này được biểu hiện ở những mặt sau:
- Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là
cú sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. Sự kiện này
chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ chi tiết. Trong
trường hợp chỉ xét đến những ngành gộp thì không thể biết được những ngành
sản phẩm mới hình thành hay ngành sản phẩm đó mất đi trong một ngành đã
có.
- Sự tăng trưởng về quy mô và nhịp độ khác nhau giữa các ngành. Sự
thay đổi cơ cấu diễn ra hay nói cách khác có sự chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ
khi có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sau mỗi giai đoạn.
Nhịp độ tăng trưởng ngành là chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương
quan giữa các ngành kinh tế từ thời điểm t
0
đến thời điểm t
1
:
100100
00
01
×



=
m
m
m
mm

g
t
t
Trong đó:
- g
t
: là tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời đoạn t= t
1
-t
0
;
- m
1
, m
0
: Quy mô của ngành ở thời điểm t
0
và thời điểm t
1
- ∆ m
t
: Giá trị tăng thêm của quy mô sau thời gian t.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để đánh giá đúng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong mỗi thời kỳ,
phải xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển mà nó đạt
được ở điểm xuất phát.
- Sự thay đổi trong quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, sự thay đổi
này trước hết biểu hiện bằng số lượng các ngành có liên quan. Mức độ tác

động qua lại giữa các ngành nay và các ngành khác thể hiện qua quy mô đầu
vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ các ngành đó (biểu thị ở
bằng độ lớn của các hệ số trong bảng I/O). Những sự thay đổi này thường liên
quan đến thay đổi thay đổi nhu cầu xã hội trong những điều kiện mới. Như
vậy, khi một ngành ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với ngành khác
mà nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các ngành có liên
quan với nó.
Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong
mỗi nền kinh tế. Cho nên, chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của
quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi
nền kinh tế (xét ở mức độ phân ngành nào đó). Vấn đề đáng quan tâm là ở
chỗ: sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra theo chiều hướng nào và tốc độ
chuyển dịch nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì?.
2. các tính chất cơ bản của cơ cấu kinh tế
2.1. Tính khách quan khoa học của cơ cấu kinh tế
Tính khách quan cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ cơ cấu ngành nông nghiệp
được hình thành và vận động trên cơ sở tự nhiên và mức độ cải thiện điều
kiện tự nhiên như đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, . . . Kinh tế - Xã hội
có lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm thay đổi bộ mặt nền
kinh tế. Nói chung, cơ cấu kinh tế tồn tại một cách khách quan không theo ý
chủ quan của bất kỳ ai và nó tồn tại theo sự biến đổi của các điều kiện khách
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quan cùng với sự tác động tổng hòa của các điều kiện kinh tế - xã hội. Cơ cấu
kinh tế được hình thành trên cơ sở khoa học là sự phân công lao động xã hội;
Ngay nội tại bản thân sự phân công lao động xã hội cũng là một tất yếu khách
quan. Thực chất tùy thuộc vào phân công lao động trong lĩnh vực nào thì hình
thành nên cơ cấu thuộc lĩnh vực đó như : Phân công lao động theo ngành là
cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế ngành. Phân công lao động theo vùng lãnh thổ

sẽ là cơ sở hình thành nên cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ, . . . có các ngành, các
lĩnh vực kinh tế phát triển các lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một
cơ cấu kinh tế với tỷ lệ tương ứng cân đối giữa các bộ phận, tỷ lệ đó được
thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu
cầu xã hội và khả năng đáp ứng yêu cầu đó. Như quan điểm của C.Mark nêu
rằng: “ Trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao
tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng . . .” Do đó, cơ cấu kinh tế là
hiển nhiên của nền kinh tế .
Do vậy, tính khách quan của cơ cấu kinh tế được thể hiện thành các quy
luật, các xu hướng biến đổi hay chính là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung. Mỗi cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch riêng như : Đối vơi
cơ cấu kinh tế ngành thì xu hướng chung là tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng vẫn
tăng về qui mô và số tuyệt đối; Riêng tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ nhanh
hơn của nghành công nghiệp. Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ tỷ trọng
dân số và lao động thành thị tăng và tỷ trọng dân số và lao động nông thôn
giảm xuống. Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu có xu hướng tăng tỷ trọng xuất
khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu, theo xu hướng hội nhập với khu vực và quốc
tế,. . . Tuy xu hướng này mang tính tất yếu nhưng con người cũng cần nhận
thức về chúng để không đi ngược lại qui luật đồng thời có những tác động
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhằm thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn hoặc cũng có thể gây chở ngại
cho sự thay đổi này.
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh hơn thì trước tiên
cần có đủ các điều kiện về kinh tế cũng như xã hội, sau đó đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa tao động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
này thuận lợi hơn; Đồng thời chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở thực tiễn
và cơ sở khoa học rõ ràng, ví dụ như : Nếu một quốc gia hay một vùng không

có hệ thống nước mặt mà lại thúc đẩy cơ cấu kinh tế lấy ngành thủy sản là chủ
đạo, chiếm tỷ trọng và số lượng cao la không thể thực hiện được.Do vậy cần
có kết hợp hoạt động theo qui luật, cần tôn trongjtinhs khách quan của cơ cấu
kinh tế không phiến diện hay áp dặt chỉ tiêu cho cơ cấu kinh tế nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất. Nói chung tính khách quan là tính chất quan trọng nhất của
chuyển dịch cơ cấu và tính chất lịch sử xã hội cũng không thể thiếu và kém
phần quan trọng.
2.2. Tính lịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của các quốc gia, của các địa phương là khác nhau cũng
như các giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Điều này thể
hiện ở tính chất trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
cùng với sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất ở các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử,. . .
riêng biệt. Các mác nói rằng : “ Trong sự sản xuất xã hội ra đời của mình con
người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của
họ tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với hợp với trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ. Toàn bộ những quan hệ
sản xuất ấy cũng hợp thàng cơ cấu kinh tế của xã hội”. Do vậy, sự hình thành
nên cơ cấu hợp lý nhất và đặc chưng riêng cho mỗi quốc gia hay khu vực của
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mình mang tính chất kịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế. Ví dụ như : Một nước
là cái nôi và đi tiên phong diễn ra nhiều cuộc công nghiệp như nước anh thì sẽ
có xu hướng phát triển ngành công nghiệp hơn ngành nông nghiệp, ngược lại
Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống lâu năm thì hiện nay vẫn còn là
nước có nền nông nghiệp là chính và giữ vai trò khá cao; Hoặc là, một địa
phương có ngành truyền thống là ngành thủ công mỹ nghệ thì trong hiện tai
và tương lai vẫn phát triển ngành nghề của mình và tại đây cơ cấu ngành của
địa phương này sẽ theo hướng chú trọng vào ngành thủ công mỹ nghệ . . .

Kết luận lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự phát triển không
ngừng của lực lượng sản xuất và nhu cầu chính trị - xã hội. Do vậy trong quá
trình phát triển, các nước hay các khu vực cần xác định đúng cơ cấu hợp lý
cho từng quốc gia hay khu vực của mình. Cơ cấu kinh tế của mỗi nước được
đặc chưng bởi một số nội dung chủ yếu sau :
- Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành kinh tế.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu xuất nhập khẩu
- Ngoài ra, còn có cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, . . .
Trong giáo trình kinh tế học Mác – Lênin viết : “ Cơ cấu kinh tế quốc
dân là tổng thể các cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh
tế. Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất ”. Dưới đây
nghiên cứu cụ thể về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
1. Cơ cấu ngành nông nghiệp
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp của một nền kinh tế là tập hợp tất cả các
nhóm ngành nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành: nông -
lâm - ngư nghiệp; theo nghĩa hẹp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và các
mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Nói cách khác giữa các ngành
nông nghiệp gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng
phát triển trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều
kiện kinh tế nhất định.
Cơ cấu ngành nông nghiệp luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của
nền kinh tế. Đó là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành (tỷ lệ giữa ngành
trồng trọt và chăn nuôi; giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản . . . và nội bộ

mỗi ngành nhỏ lại có tỷ lệ riêng ), các vùng, các thành phần (do sự xuất hiện
một số ngành ngoài nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dich
vụ nông thôn...) hay do sự gia tăng hoặc giảm sút tốc độ tăng trưởng giữa các
yếu tố cấu thành cơ cấu ngành nông nghiệp là không đồng đều. Sự thay đổi
của cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù
hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp
Do điều kiện phát triển cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vận động và
biến đổi theo yêu cầu của đất nước đối với nông nghiệp ở các giai đoạn khác
nhau, thời kỳ khác nhau nên vị trí của các bộ phận cấu thành nông nghiệp
cũng khác nhau. Chính vì vậy, để thấy rõ được vị trí của các bộ phận cấu
thàng nông nghiệp có hợp lý và hiệu quả hay không cần có những chỉ tiêu
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được chúng. Sau đay là một số chỉ tiêu
sử dụng trong bài viết :
Thứ nhất, đánh giá về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ câu
ngành của một nước ( hay của một địa phương ) trên khía cạnh ( nội dung )
chính như sau :
- Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp trong tổng GTSX nền kinh tế sử
dụng chỉ tiêu : Tỷ trọng (tỷ lệ %) giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủy
sản trong tổng GTSX của nền kinh tế.
- Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng lưc lượng lao động nền
kinh tế sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng lao động trong các ngành nông – lâm –
thủy sản.
Thứ hai, đánh giá cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế
ngành nông – lâm – thủy sản của một nước ( hay một địa phương ) đánh giá
về :

- Cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp sử
dụng các chỉ tiêu về tỷ trọng của GTSX trồng trọt /GTSX ngành nông nghiệp
thuần ,tỷ trọng GTSX chăn nuôi / GTSX ngành nông nghiệp thuần và tỷ trọng
GTSX dịch vụ nông nghiệp/GTSX ngành nông nghiệp thuần túy
Trong đó, mỗi tiểu ngành nông nghiệp lại sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng
của chúng trong đó như :
+ Trong ngành trồng trọt sử dụng một số tỷ lệ phần trăm giá trị sản
lượng nhóm cây lương thực, nhóm cây thực phẩm, nhóm cây công nghiệp
ngắn ngày, nhóm cây lâu năm/ tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt. Bên
trong đó sử dụng các chỉ tiêu sau :
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
٧ Nhóm cây lương thực sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của
cây lúa, giá trị sản lượng của cây ngô, khoai, sắn/ tổng giá trị của cây lương
thực
٧ Nhóm cây thực phẩm sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của
cây khoai tây, cây rau các loại, giá trị sản lượng đậu đỗ các loại/ tổng giá trị
sản lượng của nhóm cây thực phẩm.
٧ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản
lượng của cây lạc, mía, cây đậu tương/tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp
ngắn ngày
٧ Nhóm cây lâu năm sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của
cây chè, cây ăn quả, cây dâu tằm / tổng giá trị sản lượng của nhóm cây lâu
năm.
+ Ngành chăn nuôi
٧ Tỷ trọng số lượng đàn trâu ,bò/số lượng đàn gia súc.
٧ Tỷ trọng số đàn lợn đàn gia cầm/ tổng số đàn lợn và gia cầm.
- Đánh giá cơ cấu lâm nghiệp trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản sử
dụng chỉ tiêu tỷ trọng GTSX của trồng và nuôi rừng, GTSX khai thác lâm

sản/ tổng GTSX của ngành lâm nghiêp.
- Đánh giá cơ cấu thủy trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản sử
dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng thủy sản khai thác và thủy sản nuôi
trồng/ giá trị sản lượng ngành thủy sản
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Nghành nông nghiệp trước hết cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp lao động cho
cac ngành công nghiệp và dịch vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hóa ( cung cấp nguyên liệu, đất đai, lao động, vốn, thị trường, cho công
nghiệp phát triển ). Còn nông nghiệp hiện đại là nông nghiệp và dịch vụ nông
nghiệp có năng xuất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiêt yếu không thể
thay thế được, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Sau đây là những vai trò mang tính
chất cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát huy
được các lợi thế của vùng và địa phương.
Mỗi vùng có những điều kiện thuận lợi riêng về kinh tế, xã hội, do đó
mỗi vùng có những đặc chưng riêng. Trong quá trình phát triển mục đích cao
nhất là có thể tận dụng và phát huy cao nhất lợi thế của vùng mình. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp sẽ tạo ra cơ sở cho việc thúc đẩy các
lợi thế đó một cách tốt nhất. Trước kia, kinh tế phát triển một cách tự phát thì
các điều kiện, tiềm năng sẵn có không được phát huy tối đa; Sau khí chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra, kinh tế hoạt động theo quĩ đạo, ổn
định thì mô hình vị trí hoạt động hiệu quả của chúng sẽ được đặt đúng chỗ;
Mỗi sự vật hiện tượng khi được đặt đúng chỗ thì chúng cũng hoạt động năng
động hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp cũng chính là quá trình chuyển sự vât, hiện tượng, công việc theo
đúng tính chất của chúng. Do vậy, cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

nông nghiệp cũng chính là điều kiện tốt nhất cho việc phát huy lợi thế của các
vùng và đia phương trong cả nước.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cách thức
chuyển giao công nghệ
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng
cần có sự tác động của khoa học - công nghệ, ngược lại chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp lại là nhân tố thúc đẩy cho việc thực hiện khoa
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
học, công nghệ được thuận lợi. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp là cách thức để cho khoa học công nghệ được đưa vào khu vực
nông nghiệp, nông thôn một cách tốt nhất. Đó cũng là cách thức thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện nhất. Giữa hai mặt này
chúng có mối quan hệ liên kết chặt chễ với nhau.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm nâng cao đời
sống, giảm nghèo
Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang chuyển mình hòa nhập chung với
nền kinh tế thế giới, thì việc giải quyết vấn đề xã hội sao cho thoả đáng, phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế được xem là một khâu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thu nhập chính ở nông thôn có được là từ sản xuất nông nghiệp. Chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng sẽ tác động tới cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp ( tăng sản lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị cao ) và từ
đó đem lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Cơ sở hạ tầng được cải
thiện tạo môi trường thuận lợi cho nông dân yên tâm tiến hành sản xuất vì thế
năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một số ngành nghề mới góp
phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang
có dấu hiệu tăng trong khu vực nông thôn. Từ đó dần khắc phục được tình

trạng đói nghèo, tăng phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
III. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
huyện Yên Lập – Phú Thọ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Yên lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách thành
phố trung tâm Việt Trì khoảng 70km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và
huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía
Nam giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Họa (Phú
Thọ).
Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số (đến 31/12/2006) là
81.953 người. Trên địa bàn huyện không có đường quốc lộ và không có sông
lớn chảy qua. Có 05 tuyến đường tỉnh (313, 321, 321B, 313D, 321C) dài tổng
cộng 107,1 km, trong đó chỉ có 26,7 km là đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém đi
lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.
Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông
cơ bản chưa phát triển nên huyện yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so với
các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các
ngành công nghiệp và dịch vụ.
1.2. Địa hình
Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều
dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc laik phân bố
không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn Huyện có thể phân
thành 4 tiểu vùng chính.
-Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): là vùng địa hình núi
thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lâp, Phúc
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A

16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây
nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên,
do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó
khăn.
-Tiểu vùng 2: các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân
Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, Thị trấn Yên
Lập.Đây là vùng thung lũng được đào tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và
tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa có thành
phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát
triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh va thâm
canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển
công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
-Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm Mỹ Lung, Mỹ Lương,
Lương Sơn, Xuân an. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, đất có độ dốc
lớn trên 25, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn, do
vậy phù hợp với phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp; phát
triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở Lương Sơn, Xuân An.
-Tiểu vùng 4: Các xã vùng cao gồm Trung Sơn, Nga Hoàng địa hình
phân cách mạnh, đất có độ dốc lớn trên 25 thường xảy ra lũ quét, do vậy phù
hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ, cây đặc sản có giá trị
kinh tế cao.
1.3. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi
Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào
khoảng 22,5, cao nhất 39°và thấp nhất 4-5. Có hai mùa chính: mùa đông lạnh
và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình
14,2- 18; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
độ trung bình 28-30. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung
bình trong năm là 86- 89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhất
đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.
Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các
suối, khe, ngòi, hồ chứa trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột
phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng
năm là +25,45m, mực nước lũ lịch sủ từng đạt đến +56,62 m. Hàng năm
thường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày thuộc vào
từng trận mưa lớn.
Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ
ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên
Bái) chảy qua các địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt
nguồn từ Nghĩa Tân (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn,
Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồi
đổ ra sông Thao.
Nhìn chung, chế độ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắc
nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của
người dân trong Huyện.
1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.4.1. Quỹ đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện
tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007,
đất nông nghiệp là 36.778.82 ha chiếm 84,07%. Trong tổng diện tích đất nông
nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 8382,54 Ha chiếm 22,79%; đất lâm
nghiệp là 27.987,99 ha chiếm 76,09% và đất nuôi trồng thủy sản là 408,17 ha
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiếm 1,1%. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng

năm là 4334,19 ha, chỉ chiếm 51,7%, còn lại là đất trồng cây lâu năm.
Đất phi nông nghiệp của Huyện có 3.228.37 ha, chiếm 7,38% diện tích
đất tự nhiên, trong đó đất ở là 613,61 ha; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, chủ
yếu là đất quốc phòng an ninh với 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích công
cộng 777.19 ha. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ có 82,34 ha,
chiếm 3,98% đất chuyên dùng.
Đất chưa sử dụng của Huyện còn khá nhiều 3739,31 ha, chiếm 8,54%
diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng có 260,1 ha, còn lại là đất đồi núi
chưa sử dụng.
Bảng số 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007
Đơn vị: ha
TT Loại đất Năm 2005 Năm 2007 Biến động
Tổng diện tích đất tự nhiên 43746,5 43746,5 0
1 Đất nông nghiệp 37504,06 36778,82 -725,24
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8438,56 8382,54 -56,02
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4403,14 4334,19 -68,95
1.1.1.
1
Đất trồng lúa 3797,78 3780,79 -16,99
1.1.1.
2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8,61 +8,61
1.1.1.
3
Đất trồng cây hàng năm
khác
605,36 544,79 -60,57
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4035,42 4048,35 +12,93
1.2 Đất lâm nghiệp 28626,56 27978,99 -638,57
1.2.1 Đất rừng sản xuất 9548,83 9528,99 -19,84

SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 19077,73 18459 -618,73
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 0 0
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 438,82 408,17 -30,65
1.4 Đất làm muối 0 0 0
1.5 Đất nông nghiệp khác 0,12 0,12 0
2 Đất phi nông nghiệp 2440,67 3228,37 +787,7
2.1 Đất ở 600,65 613,61 +12,96
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 557,64 569,32 11,68
2.1.2 Đất ở tại đô thị 43,01 44,29 +1,28
2.2 Đất chuyên dùng 1292,58 2067,32 +774,74
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
11,29 11,32 +0,03
2.2.2 Đất an ninh quốc phòng 437,64 1196,47 +758,83
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp
76,65 82,34 +5,69
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 767 777,19 +10,19
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,93 3,93 0
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 95,23 95,23 0
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
448,28 448,28 0
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0
3 Đất chưa sử dụng 3801,77 3739,31 -62,46
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 260,37 260,1 -0,27
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3217,94 3155,75 -62,19

3.3 Núi đá không có rừng cây 323,46 323,46 0
Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Yên Lập
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm. Quỹ đất
chưa sử dụng còn nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quỹ đất chuyên
dùng để xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội trong Huyện trong
tương lai.
1.4.2. Tài nguyên khoáng sản, nước
Trên địa bàn huyện Yên Lập có 19 mỏ và điểm quặng với trữ lượng
không nhiều, nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 10 mỏ đá (ở xã
Phúc Khánh, Ngọc Lậ, Xuân Thủy, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Trung Sơn); 2 mỏ
than bùn (ở Thị trấn Yên Lập và xã Nga Hoàng); 3 mỏ quặng sắt (ở Lương
Sơn, Xuân Thủy và thị trấn Yên Lập) ; 3 mỏ chì kẽm (ở Đồng Thịnh,
Phúc Khánh); 1 mỏ chì bạc (ở Thượng Long). Ngoài ra, trên địa bàn huyện
còn có một số khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng
như Đolomit, Pirit, cát, sỏi…). Với nguồn khoáng sản này, Huyện có tiềm
năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản qui mô nhỏ trong tương lai
nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân trong Huyện nói riêng và phát
triển kinh tế đất nước nói chung.
Nguồn nước ngầm trong địa bàn có trữ lượng nhỏ, chủ yếu được khai
thác tự phát trong các khu dân cư để đáp ứng nhu cầu dân sinh, chưa được
quản lý sử dụng một cách có hiệu quả.
1.4.3. Tài nguyên động, thực vật
Yên lập có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, chỉ đứng sau huyện Thanh
Sơn (cũ). Trong tập đoàn cây rừng trên địa bàn, có một số loài có giá trị kinh
tế cao như gỗ xưa, gỗ hương. Trên địa bàn Huyện có giống lúa nếp gà gáy, có
thịt dê núi là đặc sản thơm ngon đậm đà, có tiềm năng phát triển tốt.

SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.5. Cảnh quan môi trường
Yên Lập là huyện miền núi cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công
nghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp có khả năng tự làm sạch tốt nên
môi trường không khí khá trong lành.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Dân số và nguồn lao động
Năm 2005 Yên Lập có số dân là 81.433 người, trong đó nữ 41.239
người, chiếm 50,64%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2001-2005
là 1,07%/năm. Mật độ dân số 187 người/Km2, là Huyện thưa dân thứ hai của
tỉnh Phú Thọ (chỉ sau huyện Thanh Sơn cũ). Trong địa bàn huyện chủ yếu có
ba dân tộc an hem Kinh, Mường, Dao chung sống, trong đó người Mường
chiếm khoảng 70%. Nguồn lao động của Huyện có 40.935 người, chiếm
99.4% tổng số dân trong Huyện. Nguồn lao động cơ bản có chất lượng thấp,
sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; khả năng áp dụng khoa học
công nghệ còn hạn chế. Một bộ phận đáng kể lao động còn chưa biết chữ nên
khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Đời sống của người
dân trong huyện còn rất khó khăn. Số hộ nghèo năm 2005 là 9500 hộ, chiếm
52,5% tổng số hộ trong toàn Huyện. Đây là một khó khăn, thách thức lớn cho
Huyện trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch và trong
những năm tiếp sau.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện
Chỉ tiêu ĐV tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Dân số trung bình Người 76762 7766
0

7846
4
7931
4
8014
2
80949
- Trong đó : Nữ Người 38727 3918
9
3958
3
4007
1
4050
8
40948
Số lao đông trong độ tuổi Người 37088 3866
8
4091
9
4132
2
4175
3
42174
- LĐNN Người 35948 3659
5
3815
2
3837

7
3844
6
38045
- Tỷ trọng LĐNN % 95,08 94,64 93,24 92,87 92,08 90,21
Tổng số hộ Hộ 16528 1706
8
1716
4
1754
1
1779
1
18494
- Trong đó hộ N-L-TS Hộ 15556 1555
2
1603
4
1629
9
1545
4
15927
Số hộ nghèo Hộ 6657 1513
Tỷ lệ hộ nghèo % 39 9,5
Số xã đặc biệt khó khăn Xã 16 16 16 16 16 16
Tổng sản lượng lương
thực bình quân đầu người
Kg/người 304,7 344,9 396,6 410,1 415,2 403,9
Nguồn phòng thống kê Yên Lập

2.2. Điều kiện về thị trường
Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị lớn; hệ thống giao thông, nhất là giao
thông nội bộ chưa phát triển nên khả năng giao lưu hàng hóa của Yên Lập với
các địa phương khác trong tỉnh với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạn
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chế. Đây là một bất lợi lớn cho Huyện trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu
hệ thống giao thông được nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trường của
Huyện sẽ được tăng cường, cơ hội phát triển cho sản xuất hàng hóa được mở
rộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.
Ngoài ra, với quy mô dân số dự kiến sẽ tăng dần và đạt khoảng 97.385
người vào năm 2020, cùng với mức thu nhập ngày càng được cải thiện thì sức
mua của người dân trong huyện cũng tăng lên. Đây cũng là một tiềm năng lớn
cho sự phát triển kinh tế của huyện.
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI
ĐOẠN 2001-2006
I. Tổng quan về hoạt động kinh tế- xã hội Huyện Yên Lập giai đoạn
2001-2006
1. Đánh giá chung về thực hiện các mục tiêu kinh tế
1.1. Những mục tiêu chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005
Những mục tiêu kinh tế chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005
được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây :
Bảng 3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005
Đơn vị %, triệu
Những mục tiêu chủ yếu

Đơn
vị
KH
2001-2005
Thực hiện
2001-2005
TH so
với KH
A.Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế chung
(Giá 1994)
% 9,74 12,72 +2,98
GTSX bình quân đầu người
(Giá1994)
Triệu 2,5 2,6 +0,1
+Tăng sản lượng GTSX N-L-
TS
% 6,9 10,92 +4,02
+Tăng trưởng GTSX CN-XD % 24 26,67 +2,67
+Tăng trưởng GTSX các
ngành DV
% 13,1 20,54 +7,44
Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Lập
Qua bảng biểu ta thấy cho tới năm 2005 thì tất cả các mục tiêu kinh tế
đều vượt so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001-2005. Điều này chứng tỏ
SV: Nguyễn Kim Huỳnh Lớp: Kế Hoạch 46A
25

×