Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN tới sức KHỎE RĂNG MIỆNG của học SINH lớp 2 TRƯỜNG TIỂU học KIM LIÊN, ĐỐNG đa, hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG HÌNH ẢNH
TRỰC QUAN TỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA
HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LIÊN,
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 – 2017

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG HÌNH ẢNH
TRỰC QUAN TỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA


HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LIÊN,
ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 – 2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS.Vũ Mạnh Tuấn

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
tận tình và quý báu của các đơn vị và cá nhân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS
Vũ Mạnh Tuấn, là người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành
khóa luận.
PGS.TS Đào Thị Dung, ThS Nguyễn Thị Thu Vân, ThS Lộc Thị Thanh
Hiền - các Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương và bảo vệ khóa luận
đã đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu từ khi xây dựng đề cương đến
khi hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Bộ môn
Nha khoa Cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Ban Giám Hiệu, các thầy cô, anh chị, cô chú tại trường tiểu học Kim Liên,
Đống Đa, Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị đi trước, các bạn sinh viên

lớp Y6F và các em sinh viên lớp Y5R – những người đã giúp đỡ và động viên
tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Và cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ và gia đình những người đã luôn
bên cạnh giúp đỡ và động viên con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tác giả khóa luận
Trương Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong các công trình khác. Nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm
Tác giả khóa luận

Trương Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................... 3
1.1. Bệnh sâu răng .........................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu răng ..................................................................................3
1.1.2. Định nghĩa ........................................................................................4
1.1.3. Bệnh căn, bệnh sinh .........................................................................4
1.1.4. Đặc điểm bệnh sâu răng ở trẻ em..................................................... 7
1.1.5. Dịch tễ học bệnh sâu răng................................................................ 8
1.2. Bệnh viêm lợi....................................................................................... 11
1.2.1. Giải phẫu lợi ...................................................................................11

1.2.2. Định nghĩa...................................................................................... 11
1.2.3. Nguyên nhân ..................................................................................11
1.2.4. Đặc điểm bệnh quanh răng ở trẻ em ..............................................13
1.2.5. Dịch tễ bênh viêm lợi .....................................................................13
1.3. Phương pháp can thiệp dựa trên hình ảnh trực quan ............................14
1.3.1. Định nghĩa...................................................................................... 14
1.3.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................15
1.3.3. Ưu điểm của phương pháp sử dụng phương tiện trực quan với Nha
cộng đồng .......................................................................................15
1.3.4. Những chú ý khi sử dụng phương tiện trực quan trong Nha cộng
đồng ...............................................................................................16
1.4. Đặc điểm trường tiểu học Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội...................... 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 18
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................18
2.1.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................... 18


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................18
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................18
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................... 18
2.3.2 Cỡ mẫu ............................................................................................18
2.3.3. Các bước nghiên cứu...................................................................... 19
2.3.4. Các giai đoạn nghiên cứu ...............................................................22
2.4. Các biến số nghiên cứu ........................................................................24
2.5. Các biến số nghiên cứu ........................................................................24
2.5.1. Chỉ số sâu – mất – trám răng (DMFT) (dmft) ............................... 25
2.5.2. Chỉ số chảy máu lợi GBI – Ainamo & Bay, 1975 ..........................26
2.5.3. Chỉ số QHI - Chỉ số mảng bám Quigley – Hein cải tiến bởi
S.Turesky, N.D.Gilmore and I.Glickman ........................................ 27

2.6. Xử lý số liệu......................................................................................... 28
2.7. Sai số và cách khắc phục. .....................................................................28
2.7.1. Sai số .............................................................................................28
2.7.2. Cách khắc phục ..............................................................................28
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 30
3.1. Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ....................................................30
3.2. Hiệu quả tới tỷ lệ sâu răng và chỉ số đánh giá sâu – mất – trám răng của
hai nhóm............................................................................................... 31
3.3. Hiệu quả tới tình trạng nha chu của nhóm nghiên cứu ........................36
3.3.1. Chỉ số chảy máu lợi GBI ................................................................36
3.3.2. Chỉ số mảng bám QHI................................................................... 37
3.4. Hiệu quả tới kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh học sinh........ 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................40


4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................40
4.2. Hiệu quả phương pháp can thiệp bằng hình ảnh trực quan ..................40
4.2.1. Hiệu quả tới tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám răng ................40
4.2.2. Hiệu quả tới chỉ số chảy máu lợi GBI ............................................43
4.2.3. Hiệu quả tới chỉ số mảng bám QHI ...............................................45
4.2.4. Hiểu quả tới kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh học sinh . .46
KẾT LUẬN ...................................................................................................48
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CS


Cộng sự

DMFT/ dmft

Decayed, missing, filled tooth
(Sâu mất trám răng vĩnh viễn / răng sữa)

DT/ dt

Decayed teeth (Răng sâu)

FT/ ft

Filled teeth (Răng đã hàn không sâu)

GĐ/ gđ

Giai đoạn

GĐ/gđ

Giai đoạn

MBR

Mảng bám răng

MT/ mt


Missing teeth (Răng mất do sâu)

SR

Sâu răng

TS

Tổng số

VK

Vi khuẩn

VL

Viêm lợi

WHO

World Heath Oraganization (Tổ chức Y tế thế giới)

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu răng.................................................................................3
Hình 1.2. Sâu răng...........................................................................................4
Hình 1.3. Sơ đồ Keys......................................................................................5


Hình 1.4. Sơ đồ White.....................................................................................6
Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng............................................7

Hình 1.6. Lợi và các thành phần quanh răng.................................................11
Hình 1.7. Sự hình thành mảng bám răng......................................................12
Hình 2.1. Bộ khay khám...............................................................................20
Hình 2.2. Thuốc nhuộm mảng bám dùng trong nghiên cứu.........................20
Hình 2.3. Phiếu khám gửi phụ huynh nhóm đối chứng................................23
Hình 2.4. Phiếu khám gửi phụ huynh nhóm can thiệp..................................23
Hình 2.5. Chỉ số mảng bám Quigley-Hein cải tiến.......................................27


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số DMFT ở các nước phát triển .............................................. 9
Bảng 1.2. Tình trạng viêm lợi ở Việt Nam năm 2001...................................14
Bảng 2.1. Phân loại các biến số nghiên cứu .................................................24
Bảng 2.2. Bảng mã chỉ số DMFT, dmft ........................................................26
Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo giới của từng nhóm .........................................30
Bảng 3.2. Tỷ lệ sâu răng của hai nhóm giai đoạn 1 ......................................31
Bảng 3.3. Chỉ số dmft hai nhóm giai đoạn 1 ................................................33
Bảng 3.4. Chỉ số DMFT hai nhóm trong giai đoạn 1................................... 34
Bảng 3.5. Tỷ lệ chảy máu lợi của hai nhóm giai đoạn 1 ..............................36
Bảng 3.6. Chỉ số QHI trung bình của hai nhóm trong giai đoạn1 ................37
Bảng 3.7. Sự thay đổi chỉ số QHI của mỗi nhóm trong giai đoạn 2 .............38
Bảng 3.8. Điểm số đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi phụ huynh mỗi nhóm
.......................................................................................................38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thay đổi mức độ sâu răng ở trẻ em 12 tuổi ở nước phát triển
và nước đang phát triển. ............................................................ 8
Biểu đồ 3.1. Phân bố mẫu theo giới ở mỗi nhóm ........................................ 30
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sâu răng nhóm đối chứng trong 2 giai đoạn ...................31

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sâu răng nhóm can thiệp trong 2 giai đoạn .....................32
Biều đồ 3.4. Chỉ số dmft hai nhóm trong hai giai đoạn ................................33
Biều đồ 3.5. Chỉ số DMFT hai nhóm trong hai giai đoạn ............................35
Biều đồ 3.6. Sự thay đổi tình trạng chảy máu lợi trong hai giai đoạn của
mỗi nhóm .................................................................................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng (SR) và viêm lợi (VL) là 2 bệnh răng miệng phổ biến nhất
ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Về bệnh sâu răng, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) đã
xếp SR là mối quan tâm thứ 3 của loài người sau bệnh ung thư và tim mạch
[1] và tháng 5 năm 2007, tại hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60,
các nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua nghị quyết, thực
hiện phòng chống bệnh SR vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp
bệnh mạn tính [2].
Đặc biệt, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi mà trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn,
chưa thực sự có cấu trúc răng hoàn thiện, chưa tự ý thức được vấn đề chăm
sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời lại là giai đoạn răng hỗn hợp, do vậy tỷ lệ
SR, VL và xuất hiện mảng bám lứa tuổi này cao. Mắc các bênh răng miệng
này làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ trong giai
đoạn sau này [3], [4].
Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011) tại 5 tỉnh
thành Việt Nam năm 2010 về thực trạng bênh RM, mẫu nghiên cứu cắt ngang
bao gồm 775 học sinh 4 – 8 tuổi, kết quả cho thấy 90,6% có cặn bám, 81,1%
có cao răng, 11,9% có chảy máu lợi; 4,8% trẻ có nguy cơ sâu răng thấp;
23,8% trẻ có nguy cơ sâu răng trung bình; 68,2% trẻ có nguy cơ sâu răng cao
và 3,2% trẻ có nguy cơ sâu răng rất cao [5].

Các nghiên cứu khác nhau trong nước và nước ngoài cũng cho thấy tỷ lệ
trẻ em mắc các bệnh SR và VL luôn ở mức cao [6],[7],[8],[9].
Trong gần 30 năm qua trên cả nước đã tổ chức nhiều chương trình khám
chữa răng định kỳ, tuyên truyền, giáo dục kiến thức, thái độ, hành vi và can
thiệp tới các bệnh răng miệng và cũng thu được các kết quả tích cực.


2

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trịnh Minh Thư và cs (2001) đã đánh giá
hiệu quả chương trình NHĐ ở 1343 học sinh trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng sau 5 năm (niên khóa 1995-1996 và 1999-2000) ghi nhận, tỷ lệ sâu
răng sữa 67%, dmft 3,15 (năm 1990 là 84,41%; dmft 8,0), sâu răng vĩnh viễn
lớp 4 là 15,5%, dmft 0,2 [10].
Mặc dù các chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên tỷ
lệ các bệnh về răng miệng trong toàn dân vẫn còn rất cao [11], [12], [13], [14].
Thực tế cho thấy rằng các tác động của tài liệu trực quan như hình ảnh,
video, phim ảnh….thường có ảnh hưởng lớn hơn về nhận thức, thái độ và
hành vi của cộng đồng, điều này được ứng dụng rất nhiều trong giảng dạy,
tuyên truyền…ở trường học cũng như ngoài xã hội.
Theo nghiên cứu tại Romania năm 2010 của Adina Ness về “Ảnh hưởng
của chương trình Nha học đường bằng giáo cụ trực quan trên học sinh tiểu
học ở Romania” cho kết quả thấy rõ sự khác biệt về kiến thức, thái độ, thực
hành trước và sau can thiệp bằng các giáo cụ trực quan [35].
Tại Việt Nam, qua tìm hiều tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu
về sự hiệu quả của phương pháp can thiệp bằng tài liệu trực quan. Từ đó, tôi
tiên hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng hình ảnh
trực quan tới sức khỏe răng miêng của học sinh lớp 2 trường tiểu học Kim
Liên, Đống Đa, Hà nội năm 2017” nhằm các mục tiêu sau :
1. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng hình ảnh trực quan đến tỷ lệ sâu

răng, viêm lợi, tình trạng mảng bám của học sinh.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng hình ảnh trực quan đến kiến thức,
thái độ, hành vi của phụ huynh học sinh.
Tôi hy vọng nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đề xuất và thử nghiệm
một mô hình giải pháp can thiệp trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng mà
còn góp phần hữu ích bổ sung trong chương trình Nha học đường của Hà Nội
nói riêng và toàn quốc nói chung, từ đó góp phần giảm bệnh răng miệng cho
toàn dân.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1. Giải phẫu răng

Hình 1.1. Giải phẫu răng


4

- Men răng: có nguồn gốc từ ngoại bì và là tổ chức cứng nhất của cơ thể có
tỷ lệ muối vô cơ chiếm 90%, chất hữu cơ chiếm 1,7 %, muối chiếm 2,3% [15].
- Ngà răng: ngà răng được bao phủ bên ngoài bởi men răng và xương
răng, ngà là tổ chức ít rắn hơn, chun giãn hơn và không giòn, dễ vỡ như men.
Thành phần vô cơ chiếm 70%, nước và chất hữu cơ chiếm 30%, chủ yếu là
collagen
- Tủy răng: là tổ chức liên kết gồm mạch máu, thần kinh nằm trong ngà
thân răng, ngà chân răng và được thông với bên ngoài bằng lỗ cuống răng

- Cement chân răng: là tổ chức canxi hóa bao phủ bên ngoài ngà chân
răng từ cổ răng.
1.1.2. Định nghĩa
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng
bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của
mô cứng [16].
Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liên quan
sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình
sinh học giữa vi khuẩn mảng bám và cơ chế bảo vệ của vật chủ.

Hình 1.2. Sâu răng


5

1.1.3. Bệnh căn, bệnh sinh
Trước năm 1970: Sâu răng được coi là tổn thương không thể hồi phục và
khi giải thích bệnh căn của sâu răng, người ta dùng sơ đồ Keys, chú ý nhiều
tới chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans, nên việc phòng bệnh sâu
răng tập trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng kỹ
nhưng hiệu quả phòng bệnh sâu răng vẫn hạn chế [16].

Hình 1.3. Sơ đồ Keys
Sau năm 1975: sâu răng được coi là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra,
có thể chia làm hai nhóm :
Nhóm chính: có 3 yếu tố phải đồng thời xảy ra
- Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus
Mutans là thủ phạm chính.
- Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành acid
do tác động của vi khuẩn.

- Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng.
Ở đây người ta thấy răng men răng giữ một vai trò trọng yếu.


6

Nhóm yếu tố phụ: vai trò của nước bọt, di truyền, đặc tính sinh hóa của
răng…Nhóm này tác động làm tăng hay giảm nguy cơ sâu răng.
Cũng từ sau năm 1975, White đã thay thế vòng tròn chất đường của sơ
đồ Keys bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt, PH của
dòng chảy trong môi trường quanh răng và vai trò của Fluor.

Hình 1.4. Sơ đồ White
Chú thích :
Răng: fluor, hình thái, dinh dưỡng, độ khoáng hóa
Vi khuẩn: mảng bám răng có vai trò của S.mutan
Chất nền: vệ sinh răng miệng và sử dụng Fluor, chế độ ăn đường
Nước bọt và độ pH.
Sinh lý bệnh quá trình sâu răng :
- Sự hủy khoáng: Hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(OH)2) và Fluorapatite
(Ca10(PO4)6(F)2) - thành phần chính của men, ngà bị hòa tan khi pH giảm dưới
pH tới hạn, pH tới hạn của hydroxyapatite là 5,5 và pH tới hạn của
Fluorapatite là 4,5.


7

- Sự tái khoáng: Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng
xảy ra khi PH trung tính và có đủ ion Ca 2+ và PO43- trong môi trường. Nước
bọt có vai trò cung cấp các ion này để khoáng hóa.

Fluor + Hydroxyapatite  Fluoro Apatite có sức đề kháng cao hơn, có
khả năng đề kháng sự phá hủy của H+  chống sâu răng.
Yếu tố gây mất ổn định
Yếu tố bảo vệ

Mảng bám răng

Nước bọt và các chất trung hòa

Chế độ ăn + VK = acid

Nồng độ Ca2+ và PO43-

Giảm dòng chảy nước bọt

Chất nền và sự tái khoáng

Nước bọt acid

Dòng chảy nước bọt nhiều

Chất nền trung hòa ít

Chất nền trung hòa nhiều

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng tốt

Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng

Cơ chế bệnh sinh học của bệnh sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân
bằng giữa quá trình khử khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình khử khoáng lớn
hơn tái khoáng thì sẽ gây ra sâu răng.
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng.
1.1.4. Đặc điểm bệnh sâu răng ở trẻ em
Việc chưa hoàn thiện cấu trúc đã tác động không nhỏ tới sự phát triển
bệnh sâu răng và làm tăng biến chứng của nó.
Các răng vĩnh viễn phải sau 2 năm mới ngấm vôi hoàn toàn. Vì thế,
tổn thương sâu răng ở trẻ em thường tiến triển nhanh hơn so với người
trưởng thành. Chân răng chưa hình thành và cùng cuống răng chưa đóng


8

kín tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng,
gây ra những biến chứng: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,…
khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập hay ảnh hưởng
tới cuộc sống của trẻ.
1.1.5. Dịch tễ học bệnh sâu răng
• Trên thế giới:
Theo thống kê của WHO, từ năm 1980 đến năm 1998 tình hình sâu răng
của các nước phát triển có xu hướng giảm chỉ số DMFT giảm từ 4,6 (1980)
xuống 2,5 (1998) trong khi ở các nước đang phát triển thì lại có xu hướng
tăng lên từ 1,6 (1980) đến 2,3 (1998). Điều này có thể do kết quả của của các
chương trình đẩy mạnh sức khỏe răng miêng có sự tham gia của cộng đồng
cũng như sử dụng fluoride và thói quen tiêu thụ đường. Mặt khác ở các nước
đang phát triển, nguyên nhân gia tăng tỉ lệ sâu răng có thể do thói quen ăn
uống không lành mạnh, hạn chế sử dụng fluor và còn ít tiếp cận tới các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng [17].



9

Biểu đồ 1.1. Thay đổi mức độ sâu răng ở trẻ em 12 tuổi ở nước phát triển
và nước đang phát triển. [18]


10

Bảng 1.1. Chỉ số DMFT ở các nước phát triển [19]
Tên quốc gia
Thụy Điển
Pháp
Mỹ
Australia
Italia
Thụy Sỹ
New Zealand
Phần Lan
Nhật Bản

Năm
2008
2006
1999 – 2004
2003 – 2004
2004
2009
2009
2009

2005

DMFT
0,9
1,2
1,19
1,0
1,1
0,82
1,4
0,7
1,7

Tại Anh, xứ Wales và Bắc Ailen nghiên cứu về tình hình sức khỏe răng
miệng trẻ được ủy nhiệm bởi Trung tâm thông tin về chăm sóc sức khỏe xã
hội (Health and Social Care Information Centre), cho thấy tỉ lệ sâu răng vĩnh
viễn ở trẻ 15 tuổi là 46% và 12 tuổi là 34%, con số này giảm đáng kể so với
nghiên cứu được tiến hành 10 năm trước lần lượt là 56% và 43% [18].
Theo nghiên cứu của tại A Rập Xê Út năm 2003, tỉ lệ trẻ em tiểu học
Riyadh bị sâu răng chiếm tới 94,4%, chỉ số DMFT là 6,3 (trong đó DT là 4,9;
DM là 1,1 và DF là 0,3) [18].
Tại một số nước trong khu vực, tình hình sâu răng vẫn là một bệnh lưu
hành phổ biến, tại Malaysia, một nghiên cứu 2014 cho thấy chỉ số DMFT ở
trẻ em 16 tuổi là 2,76 (trong đó DT là 0,64, MT là 0,14 và FT là 1,98). Tại Ấn
Độ, trong một nghiên cứu trên 1400 trẻ từ 12-15 tuổi tại các trường công lập
và tư thục cho thấy tỉ lệ sâu răng cao lần lượt là 53% và 47%, chỉ số DMFT
lần lượt là 7,61 và 4,76 [20].
Qua các nghiên cứu dịch tễ học về tình hình bệnh sâu răng của các
nước trong khu vực và trên thế giới, tình hình sâu răng vẫn đang là một tình
hình sức khỏe mang tính báo động, ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và đem đến

gánh nặng lớn về mặt kinh tế.


11

• Ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, nhiều báo cáo cũng như nghiên cứu của các tác giả từ
năm 1960 – 1990 ghi nhận tỉ lệ sâu răng còn ở mức cao và có xu hướng tăng
lên tại các vùng miền. Kết quả của các cuộc điều tra sức khỏe răng miệng lần
thứ nhất (1991) và thứ hai (2001) đều cho thấy tỉ lệ sâu răng ở mức cao và có
xu hướng tăng lên tại cả vùng nông thôn và miền núi [17].
Theo Trần Văn Dũng và cs tỉ lệ mắc bệnh sâu răng, viêm nha chu trong
đối tượng nghiên cứu là 84,1%, trong đó tỷ lệ người dân mắc bệnh sâu răng ở
nam giới là 87,3% và nữ giới là 81%, tỷ lệ người dân sâu răng có xu hướng
tăng dần lên theo độ tuổi. Tỷ lệ người dân có răng sâu - mất - trám ≥ 1 trong
đối tượng nghiên cứu là 87,5%. Chỉ số DMFT trung bình của mỗi cá thể trong
đối tượng nghiên cứu là 3,66 răng [21].
Khảo sát được công bố tại hội nghị khoa học và đào tạo Răng Hàm mặt
lần thứ 4 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26 đến 28-11-2013 của Đại học Y
Hà Nội trên hơn 2.000 học sinh từ 6-8 tuổi của Hà Nội và Lạng Sơn, kết quả
cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 93%, vĩnh viễn là 10,1% của học sinh Lạng
Sơn, học sinh Hà Nội có tỷ lệ tương ứng lần lượt là 87% và 19,3% [22].
Trịnh Đình Hải (2005), đánh giá thực trạng sâu răng cho kết quả: tỷ lệ
sâu răng sữa rất cao : 73,2% ở trẻ 6 tuổi, 72,3% ở trẻ 6-8 tuổi, 53,2% ở trẻ 911 tuổi. Chỉ số dmft lần lượt là: 2,49; 3,45; 1,69 [28].
Nghiên cứu của Vũ Thị Định (2012) cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng của
học sinh tiểu học Hà Nội là 59,78%, dmft và DMFT là 1,77 và 0,127; tỷ lệ sâu
răng có biến chứng là 35,4%, tỷ lệ học sinh được khám và điều trị thấp [34].
Qua các nghiên cứu dịch tễ học về tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam,
tỷ lệ sâu răng vẫn đang ở mức cao, tỷ lệ được điều trị còn thấp. Vì vậy, với
Việt Nam đây cũng là một vấn đề sức khỏe mang tính báo động, ảnh hưởng

đến mọi độ tuổi và đem đến gánh nặng lớn về mặt kinh tế.


12

1.2. Bệnh viêm lợi
1.2.1. Giải phẫu lợi

Hình 1.6. Lợi và các thành phần quanh răng
1.2.2. Định nghĩa
Viêm lợi là tổn thương viêm cấp hay mạn tính xảy ra ở tổ chức phần
mềm xung quanh răng [23]. Tổn thương chỉ khu trú ở lợi mà không ảnh
hưởng tới xương ổ răng, dây chẳng quanh răng và xương răng.
1.2.3. Nguyên nhân
Bệnh viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như vệ sinh
răng miệng kém, thiếu vitamin, sang chấn khớp cắn, vi khuẩn, yếu tố nội tiết,…
Trong đó, nguyên nhân chính là do vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém.
Những yếu tố tạo ra mảng bám và là nguyên nhân chính gây ra viêm lợi [23].
Mảng bám được hình thành do các vi khuẩn như Carbohydraze,
Neuraminidaze tác động lên acid Syalic của mucin nước bọt lắng đọng hình
thành mảng kết tủa bám và răng. Lúc đầu, những mảng bám là màng vô cơ vì
chưa có vi khuẩn. Khi đó hình thành trên bề mặt răng, màng này tạo thành


13

chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn xâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và phát
triển, hình thành lên mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng hình
thành và phát triển đòi hỏi một môi trường sinh lý thích hợp, phải có chất
dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcaroze. Tùy theo thời gian mảng bám có thể

dày 50 – 2000 micromet.

TẠO MÀNG VÔ KHUẨN
Màng Glycoprotein : nguồn gốc từ nước bọt, dịch lợi, vi khuẩn
và các tế bào vật chủ, mùn thức ăn >> cung cấp tổ chức nền cho
VK bám

BÁM VI KHUẨN GĐ ĐẦU LÊN MÀNG VÔ KHUẨN

Vài giờ đầu: Vk bám lên màng chủ yếu là Gram(+)
Sau đó có thêm các loại VK kỵ khí và Gram(-) bám lên màng

BÁM VI KHUẨN GĐ SAU LÊN MẢNG BÁM RĂNG VÀ MBR TRƯỞNG
THÀNH

Là sự bám của các vi khuẩn không bám được lên màng vô khuẩn mà
bám lên các vi khuẩn đã có trên MBR
Hình 1.7. Sự hình thành mảng bám răng
Về cấu trúc tổ chức học của MBR, 70,0% mảng bám là vi khuẩn,
30,0% là chất tựa hữu cơ. Thành phần vi khuẩn của mảng bám là khác nhau
tùy thuộc vào thời gian. Trong 2 ngày đầu, chủ yếu là cầu khuẩn Gram
dương, 2 ngày tiếp theo có vi khuẩn hình sợi phát triển, từ ngày thứ 4 đến 9
có xoắn khuẩn. Khi mảng bám răng già thì vi khuẩn sợi chiếm tới 40.0%,
vi khuẩn yếm khí và xoắn khuẩn.


14

Mảng bám bám chắc vào răng, không bị bong ra do súc miệng hoặc chải
răng sơ sài. Loại trừ mảng bám bằng bàn chải khi chải đúng kỹ thuật, hạn chế

ăn đường và vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc dùng biện pháp hóa học.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm, khi mảng bám răng hình thành được 7 ngày.
Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích viêm lợi.
1.2.4. Đặc điểm bệnh quanh răng ở trẻ em
Bệnh quanh răng bao gồm nhóm các bệnh ảnh hưởng tới cấu trúc nâng
đỡ của răng: lợi tự do, lợi bám dinh, dây chằng quanh răng, cementum và
xương ổ răng. Các bệnh vùng quanh răng được phân làm 2 nhóm chính: Viêm
lợi và viêm quanh răng.
Ở trẻ em thường gặp các nhóm bệnh khu trú ở lợi, ít mắc các bệnh phá
hủy vùng quanh răng.
1.2.5. Dịch tễ bênh viêm lợi
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi
ở các nước trên thế giới đều cao, có nơi tỷ lệ này là trên 90%. Năm 1984, Tổ
chức Y tế thế giới thông báo có 80,0% số trẻ em dưới 12 tuổi và 100% trẻ 14
tuổi có viêm lợi mạn tính [39]. Sau 14 tuổi, mức độ viêm giảm dần và sự khác
biệt giữa nam và nữ.
Năm 1983, Spencer nghiên cứu 128 trẻ 5-6 tuổi tại Astralia thấy lợi
quanh răng sữa chỉ có viêm nhẹ, ít có viêm nặng và ít có mối liên quan giữa
tình trạng vệ sinh răng miệng với mức độ năng của viêm lợi [40].
Trần Văn Trường và CS công bố tình trạng viêm lợi ở Việt Nam qua điều
tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 2, năm 2001 như sau [24] :
Bảng 1.2. Tình trạng viêm lợi ở Việt Nam năm 2001 [24]
Lứa tuổi
6-8

Tỷ lệ chảy máu lợi (%)

Tỷ lệ cao răng (%)

42,7


25,5


×