Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc tiêu phong tán trên bệnh nhân mày đay mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.68 KB, 48 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mày đay là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh dị ứng. Đó là phản ứng của
mao mạch trên da với nhiều dị nguyên (DN) nội sinh và ngoại sinh khác nhau
gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì [1]. Biểu hiện lâm sàng là các sẩn
phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh, ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thậm chí
cả vùng thanh quản gây khó thở, ngứa nhiều và rất hay tái phát.
Mày đay nói chung và mày đay mạn tính (MĐMT) nói riêng là bệnh lý
phổ biến trong cộng đồng và có xu hướng ngày càng gia tăng [2], 15-25% dân
số thế giới có biểu hiện mày đay ít nhất một lần trong đời [3]. Theo Bernstein
và Boezova, MĐMT xác định được nguyên nhân chiếm 5-10%, MĐMT tự
phát chiếm 50% và Mày đay có nguyên nhân tự miễn chiếm 30% [4], [5]. Tại
Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Năng An, tỷ lệ bệnh Mày đay trong
cộng đồng là 11,68%, trong đó 80-90% là MĐMT tự phát [6]. Bệnh có thể
gặp ở các lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn ở người lớn, chủ yếu là tuổi
trung niên, hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên [6].
MĐMT với đặc trưng là các sẩn phù trên da tái diễn liên tục trên 6 tuần,
có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Trong đó Mày đay mạn tính vô
căn là bệnh dai dẳng, khó điều trị, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống
của người bệnh [1]. Các nhà Da liễu học và Dị ứng học đã có nhiều nghiên
cứu về hiệu quả điều trị bệnh bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên kết
quả không thống nhất và còn nhiều tranh cãi [7], [8]. Trong thực tế lâm sàng
các bác sỹ Da liễu cũng như Miễn dịch dị ứng vẫn lấy kháng Histamine làm
thuốc chủ chốt, sau 2 tuần điều trị mà các triệu chứng không đỡ thì có thể
tăng liều lên gấp 2-4 lần, trường hợp bệnh nặng có thể dùng Corticoid đường
toàn thân [7]. Trên thế giới và trong nước đã có những nghiên cứu về các loại
thuốc kháng Histamin khác nhau và kết quả cũng khác nhau, nhưng đều có



2

điểm chung là dù đã dùng liều cao mà vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân
vẫn còn triệu chứng, kèm theo đó là các tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm
nhận thức… lại tăng lên [8], [9].
MĐMT thuộc phạm vi chứng Ẩn chẩn hay Phong chẩn khối của Y học cổ
truyền (YHCT) [10]. Sách Bệnh ngoài da Trung y chia Ẩn chẩn làm 5 thể lâm
sàng: phong nhiệt phạm biểu, phong hàn thúc biểu, khí huyết bất túc, trường
vị thấp nhiệt, xung nhâm bất điều [11]. Để điều trị các thể này có nhiều bài
thuốc cổ phương cho kết quả tốt. Bài thuốc Tiêu phong tán (Ngoại khoa chính
tông) là bài thuốc cổ phương tiêu biểu điều trị chứng Ẩn chẩn thể phong nhiệt
[10], [11], [12].
Bài thuốc đã được áp dụng điều trị tại khoa Ngũ quan Bệnh viện Đa
khoa YHCT Hà Nội có hiệu quả trên lâm sàng nhưng cho đến nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào về bài thuốc này.
Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả
điều trị của bài thuốc Tiêu phong tán trên bệnh nhân Mày đay mạn tính với
các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tiêu phong tán trên bệnh nhân
mày đay mạn tính.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc Tiêu phong tán
trên lâm sàng và xét nghiệm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Quan điểm của Y học hiện đại

1.1.1. Khái niệm
Năm 1769 William Cullen đã gọi tên bệnh Mày đay (Urticaria) và tên
gọi này đã được thống nhất sử dụng đến ngày nay [13].
Mày đay là một tình trạng dị ứng có tổn thương da điển hình là các sẩn
phù màu hồng hoặc đỏ, kích thước khác nhau, vị trí bất kỳ trên cơ thể, thường
kéo dài không quá 24h và biến mất mà không để lại dấu vết nào trên da, ngứa
nhiều, cảm giác nóng trên bề mặt da và thường tiến triển từng đợt [14], [15].
1.1.2. Phân loại Mày đay

 Theo thời gian mắc bệnh:
+ Mày đay cấp tính: thời gian bị bệnh ít hơn 6 tuần, tổn thương xuất
hiện từng đợt kéo dài nhiều phút tới nhiều giờ rồi mất đi không để lại dấu vết
[2], [6].
+ Mày đay mạn tính: thời gian bị bệnh kéo dài trên 6 tuần, tổn thương
xuất hiện hằng ngày hoặc gần như ngày nào cũng có, triệu chứng xuất hiện và
mất đi trong vòng 24h, tái phát nhiều tháng, nhiều năm [14], [15]. Đa số
MĐMT không tìm được nguyên nhân nên gọi là MĐMT tự phát.
 Theo cơ chế bệnh sinh:
+ Mày đay do dị ứng: sinh bệnh học của nhóm bệnh này xảy ra theo cơ
chế dị ứng, mày đay dị ứng do nhiều loại DN gây ra như thuốc, thực phẩm,
mỹ phẩm, bụi nhà, phấn hoa, lông vũ…


4

+ Mày đay không do dị ứng: là mày đay xảy ra không theo cơ chế dị
ứng, thường do các kích thích vật lý (nóng, lạnh, đè ép,…) hoặc các yếu tố
không đặc hiệu như rượu, gắng sức, stress, rối loạn nội tiết… [16].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh Mày đay Mạn tính
Sự xuất hiện của mày đay mạn tính có thể theo cơ chế dị ứng hoặc

không dị ứng và trong nhiều trường hợp có sự kết hợp của cả 2 cơ chế này.
 Cơ chế dị ứng
+ Mày đay mạn tính có tự kháng thể IgG chống lại các tiểu đơn vị
alpha của thụ thể có ái lực cao của IgE (FcRIα) và IgE trên bề mặt tế bào mast
và bạch cầu ái kiềm. Các tự kháng thể này kết hợp với kháng nguyên FcRIα
hoặc IgE gây thoát bọng tế bào mast hoặc bạch cầu ái kiềm. Hệ thống bổ thể
được hoạt hóa giải phóng ra C3a, C5a các phức hợp này phối hợp với các chất
trung gian hóa học gây viêm. Tự kháng thể tìm thấy trong huyết thanh bệnh
nhân này là loại IgG1 và IgG3, rất ít IgG2 và IgG4 [17], [18].
+ Cơ chế của mày đay mạn tính có liên quan đến bệnh tuyến giáp tự
miễn, có sự xuất hiện của kháng thể kháng tuyến giáp và các bệnh tự miễn
khác hiện vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ.
 Cơ chế không dị ứng
+ Không dung nạp thức ăn, chất bảo quản và thuốc được cho rằng liên
quan đến sự bất thường của chuyển hóa arachidonic màng, lỗi của sự chuyển
hóa acid salicylic của tế bào mast, không qua trung gian IgE [19].
+ Mày đay vật lý với các kích thích như nóng, lạnh, ánh sáng, áp lực,…
làm vỡ trực tiếp tế bào mast và bạch cầu ái kiềm gây giải phóng chất trung
gian hóa học [19].
+ Các Mày đay mạn tính do các nguyên nhân khác cũng kích thích tế
bào mast và bạch cầu ái kiềm trực tiếp hoặc gián tiếp, giải phóng các chất
trung gian hóa học với cơ chế chưa rõ.
1.1.4. Chẩn đoán

 Chẩn đoán xác định


5

 Thương tổn cơ bản: Sẩn phù màu hồng tươi hoặc hồng nhạt, đa kích

thước có liên kết với nhau hoặc thành mảng lớn, ranh giới rõ với da
lành, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
 Diễn biến nhanh, hoàn toàn biến mất sau một đến vài giờ, không tồn tại
quá 24h.
 Ngứa nhiều hoặc ngứa ít vùng có tổn thương hoặc sắp có tổn thương
 Thời gian bị bệnh kéo dài trên 6 tuần (biểu hiện bệnh ít nhất 2
lần/tuần).

 Chẩn đoán nguyên nhân
Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cần khai thác tiền sử dị ứng cá
nhân và gia đình từ đó có thể định hướng những yếu tố có khả năng là nguyên
nhân gây bệnh như thuốc, thức ăn, hóa chất và các yếu tố có tính chất DN
khác… khi tiếp xúc đã từng gây mày đay ở người bệnh, từ đó tiến hành một
số các xét nghiệm đặc hiệu giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị và tiên
lượng bệnh.
Một số xét nghiệm đặc hiệu có thể làm để chẩn đoán DN:
+ Thử nghiệm lẩy da (prick - test) với những DN nghi ngờ như bụi nhà…
+ Thử nghiệm da huyết thanh tự thân.
+ Thử nghiệm áp da (patch test) với kháng nguyên nghi ngờ
+ Định lượng kháng nguyên đặc hiệu loại IgE theo công nghệ MAST
CLA1 (còn gọi là thử nghiệm 36 DN).

 Chẩn đoán phân biệt
+ Chứng da vẽ nổi (dermographic): xuất hiện tại một số cơ địa đặc biệt,
tại nơi cọ sát với một vật nào đó trên da sẽ nổi lên những vết lằn màu hồng
sau đó chuyển thành màu trắng. Vết lằn cao khoảng 1 - 4 mm so với bề mặt
da bình thường, tồn tại khoảng 30 phút đến 1 vài giờ rồi mất đi, không ngứa.
+ Viêm mạch mày đay (vasticularitis urticaria): các sẩn phù thường kéo
dài hơn 24h, tổn thương thường mềm và đau, da vùng tổn thương có hiện
tượng nhiễm sắc tố, ngứa ít. Kém đáp ứng với điều trị kháng histamine.



6

+ Phù Quincke: tổn thương cơ bản là sẩn phù ở da và tổ chức dưới da
đường kính từ 2 - 10 cm, thường khu trú ở đầu chi, các khớp, ở mặt, mi mắt,
môi. Tổn thương không thay đổi sắc tố với da bình thường, ranh giới không rõ
với da lành, không ngứa, không đau. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, kéo dài
vài giờ rồi rút đi, thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.1.5. Điều trị
MĐMT là bệnh dai dẳng, khó điều trị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh [1]. Các nhà Da liễu học và Dị ứng học đã có nhiều
nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất, tuy nhiên kết quả không
giống nhau và còn nhiều tranh cãi [7], [8]. Năm 2008, tại Hội nghị Quốc tế
lần thứ ba về Mày đay, các nhà Da liễu và Dị ứng học Châu Âu đã có Hội
thảo về quản lý bệnh Mày đay, được đăng trên các Tạp chí Y học năm 2009
[8]. Năm 2010, Hội nghị Da liễu 19 của Viện Hàn lâm Da liễu Châu Á (Asian
Academy of Dermatology and Venereology - AADV) phối hợp với liên đoàn
các Hội Da liễu Châu Á đã đưa ra hướng dẫn quản lý Mày đay mạn tính [7].
Và đến cuối năm 2012, tại Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về các vấn đề quản lý
Mày đay mạn tính lại được đưa ra để thống nhất [20]. Các hội nghị đều có sự
tương đồng về hướng dẫn quản lý với 2 mục đích chính: xác định và loại bỏ
các nguyên nhân cơ bản, yếu tố gợi ý kích hoạt và điều trị triệu chứng.

 Điều trị nguyên nhân
Tìm được nguyên nhân và tránh, loại bỏ yếu tố kích thích, nguyên nhân
gây mày đay mạn tính là cách tốt nhất để điều trị và phòng bệnh. Điều này có
thể thực hiện được đối với mày đay do tác nhân vật lý hay DN là thức ăn,
thuốc. Để tránh tiếp xúc với DN gây bệnh bệnh nhân có thể thay đổi nghề
nghiệp, không dùng các thức ăn và thuốc đã được xác định là nguyên nhân

gây dị ứng. Tuy nhiên với MĐMT vô căn thì việc tìm DN để tránh và loại bỏ
là rất khó khăn.

 Điều trị triệu chứng


7

Mục đích của điều trị là giảm tác dụng hoặc vô hiệu hóa các chất trung
gian hóa học lên cơ quan đích. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
để đưa ra các cấp độ điều trị tương ứng khác nhau.
Theo hướng dẫn của các nhà Da liễu - Dị ứng học Châu Âu [8] và Viện
Hàn lâm Da liễu Châu Á (AADV) phối hợp với liên đoàn các Hội Da liễu
Châu Á thì quá trình điều trị mày đay mạn tính gồm 4 cấp độ theo sơ đồ sau:
Kháng Histamin không gây an thần
Nếu triệu chứng vẫn còn sau 2 tuần
Tăng liều kháng Histamin H1 không gây an thần
Có thể gấp 4 lần
Nếu triệu chứng vẫn còn sau 1-4 tuần
Thêm kháng Leukotrien hoặc thay đổi kháng histamine trên
Bệnh nặng: steroid toàn thân 3-7 ngày
Nếu triệu chứng vẫn còn sau 1-4 tuần


Thêm cycloporin A, kháng Histamin H2, dapsone, omalizumab

đồ

Bệnh nặng: steroid toàn thân 3-7 ngày
1.1. Phác đồ điều trị Mày đay năm 2008 [8]

Tuy nhiên, tại Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về Mày đay vào cuối tháng

11 năm 2012 thì hướng dẫn về điều trị Mày đay mạn tính đã được sửa đổi từ 4
cấp độ thành 3 cấp độ theo sơ đồ sau:
Kháng Histamine H1 thế hệ 2
Nếu các triệu chứng vẫn còn sau 2 tuần
Tăng liều kháng Histamine H1 thế hệ 2
(lên tới 4 lần)
Nếu các triệu chứng vẫn còn từ 1 – 4 tuần
Thêm Omalizumab, Cyclosporine, hoặc kháng Leukotrien
Corticosteroid ngắn ngày có thể dùng cho những trường hợp khó chữa


8

Sơ đồ 1.2. Phác đồ điều trị mày đay năm 2012 [20].
Theo phác đồ này thì các thuốc kháng Histamine H1 không gây ngủ với
liều lượng chuẩn vẫn là lựa chọn đầu tay. Ở những bệnh nhân không đáp ứng
đầy đủ liều tiêu chuẩn của thuốc kháng Histamine H1 không gây ngủ, liều
lượng được tăng lên 4 lần so với liều cơ bản sau 2 tuần điều trị. Nếu bệnh
nhân vẫn không đáp ứng nên được bổ sung thêm thuốc Omalizumab,
Cyclosporine A, hoặc Montelukast (thuốc kháng Leukotriene). Tuy nhiên theo
một số nghiên cứu cho thấy việc tăng liều trên vẫn chưa làm hết triệu chứng
của bệnh và gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, có thể gây rung
thất, nhịp xoang nhanh… [9], [21].
1.2. Theo quan điểm của Y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Theo YHCT, Mày đay được nhắc đến trong Bệnh ngoài da Trung y và
theo tác giả Triệu Bính Nam thuộc phạm vi chứng Tầm ma chẩn [11],[22].
Trong YHHĐ, Mày đay (Urticaria) có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, “urtica”

cũng có nghĩa là cây tầm ma [21]. Nhìn lại lịch sử, trải qua nhiều y đoạn khác
nhau tên bệnh danh cũng có nhiều thay đổi: Thiên Tứ Thời Thích Nghịch
Tùng Luận (Tố vấn 64) gọi là Phong ẩn chẩn; đời nhà Đường: Xích chẩn;
Sách Bệnh ngoài da Trung Y hiện nay (2010): Ẩn chẩn, Tầm ma chẩn [11];
Sách Bệnh học Ngoại - Phụ YHCT hiện nay: Ẩn chẩn, Phong chẩn khối [10].
Bệnh đã được mô tả lại trong nhiều y văn từ xưa đến nay, sách Thiên
kim phương viết: “Người bị ẩn chẩn đột nhiên người nổi lên nốt ban như
muỗi cắn”. Bệnh ngoài da Trung y viết: “Ẩn chẩn là bệnh ngoài da mang tính
chất ngứa ngáy quá mẫn thường gặp, trên da xuất hiện sẩn chẩn màu hồng
hoặc trắng nhợt, lúc ẩn lúc hiện, đột nhiên khởi phát đột nhiên biến mất, biến
mất thoái lui không để lại bất kỳ vết tích gì” [11].
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh
Về cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân gây bệnh cũng được đề cập
đến trong sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận: “tà khí xâm nhập vào bì phu mà


9

lại có phong hàn kích thích thì sẽ phát sinh chứng Phong tao ẩn chẩn”. Theo
Diệp Thiên Sỹ giải thích thì khi vệ khí hư, tà khí xâm nhập vào cơ thể gây rối
loạn điều hòa dinh vệ gây nên các triệu chứng ngứa, nổi chẩn hồng, đỏ”. Sách
Y học nhập môn viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”, Nội kinh Tố
vấn: “không có nhiệt thời không sinh ban, không có thấp thời không sinh
chẩn”, Sách Châm cứu học giảng nghĩa: “chứng Ẩn chẩn phát sinh do đa số
tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn các thức ăn tôm cá…
mà nổi ban”.
Cơ chế bệnh sinh theo YHCT có thể là: [11], [12], [23].
- Cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh
vệ mất điều hòa.
- Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất

tanh lạnh, ký sinh trùng đương ruột gây thấp nhiệt nội sinh.
- Bẩm thụ cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc hoặc do bệnh lâu ngày
khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ
được bên ngoài, phong tà xâm nhập gây bệnh.
- Tình chí nội thương, hai mạch xung nhâm mất sự điều hòa, can thận
bất túc, da cơ thiếu dinh dưỡng sinh phong sinh táo mà sinh bệnh.
Từ đó có thể thấy nguyên nhân gây bệnh là do sự rối loạn hoạt động
của vệ khí dinh huyết trong cơ thể kết hợp với tác động của tà khí từ bên
ngoài (phong tà, hàn tà, thấp tà, nhiệt tà) [12], [23], [24].
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp dùng thuốc uống trong
Phân loại thể bệnh trên lâm sàng có nhiều cách chia thể khác nhau, dựa
theo tính chất, đặc điểm sẩn chẩn và các chứng trạng toàn thân khác. Sách
Bệnh ngoài da Trung Y hiện chia làm 5 thể lâm sàng: phong nhiệt phạm biểu,
phong hàn thúc biểu, khí huyết bất túc, trường vị thấp nhiệt, xung nhâm bất
điều [11].
Theo Sách Bệnh học Ngoại - Phụ YHCT, các tác giả chia 3 thể phong
hàn, phong nhiệt, âm huyết bất túc [10].


10

Như vậy, hầu hết các tác giả đều thống nhất 2 thể chính hay gặp là thể
phong hàn và thể phong nhiệt.
 Thể phong hàn:
+ Triệu chứng lâm sàng đặc trưng: màu của ban mày đay giống như màu
da bình thường, gặp gió hoặc lạnh thì nặng lên, miệng không khát, chất lưỡi
bệu nhạt, rêu trắng, mạch khẩn [10], [11], [12].
+ Pháp điều trị: Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn
+ Bài thuốc: Ma hoàng phương hoặc độc vị Phù bình hoặc Quế chi thang.
Bài thuốc: Ma hoàng phương [10]

Ma hoàng 12g
Hạnh nhân 08g
Phù bình 12g
Bạch tiễn bì 12g
Đan bì 08g
Bạch cương tàm 12g
 Thể phong nhiệt:

Can khương bì 08g
Trần bì 08g
Đan sâm 12g

+ Triệu chứng lâm sàng đặc trưng: bệnh phát rất nhanh, ban mày đay
màu đỏ, ngứa dữ đội, kèm theo phát sốt, họng sưng đau, buồn nôn, đau bụng,
khi gặp nóng thì bệnh nặng lên, mạch lưỡi: rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác
[10], [11].
+ Pháp điều trị: Tân lương thấu biểu, tuyên phế thanh nhiệt
+ Bài thuốc: có thể lựa chọn một trong các bài thuốc: Kinh phong
phương, Tiêu phong tán.
Bài thuốc: Kinh phong phương [10]
Kinh giới
08g Kim ngân hoa
Ngưu bàng tử 12g Bạch cương tàm
Thuyền thoái 06g Phù bình
Hoàng cầm
08g Cam thảo
1.2.4. Các phương pháp điều trị khác

12g
08g

12g
08g

 Thuốc dùng ngoài
- Dùng nước sắc lá dướng rửa nơi có mày đay
- Bạch chỉ tán bột hòa nước hoặc rượu để bôi

Phòng phong
Đan bì
Sinh địa

08g
12g
12g


11

- Lá khế tươi giã nát hòa nước xát tổn thương
- Phân tằm, cây ké đầu ngựa, vỏ bí đao lượng vừa đủ sắc lấy nước để
xông và rửa.
 Bài thuốc kinh nghiệm:
- Rễ cỏ tranh tươi 100-200g/ngày sắc uống.
- Phòng phong 12g, Ô mai 8g, Cam thảo dây 16g sắc uống hàng ngày [12].

 Châm cứu
Phương huyệt: Khúc trì, Cách du, Can du, Đại trường du, Huyết hải,
Tam âm giao, Hợp cốc. Châm bình bổ bình tả.
Ban mọc ở nửa người trên ưu tiên chọn Nội quan, Thần môn. Ban mọc ở
nửa người dưới ưu tiên chọn Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao. Ban mọc toàn

thân phối hợp thêm Phong trì, Phong thị, Đại chùy, Đại trường du [11], [12].
 Nhĩ châm: Châm vị trí Phế, Tuyến thượng thận, Thần môn. [12]
Tại Khoa Da liễu Y viện trung tâm Thái Nguyên (Trung Quốc) đã dùng
dịch tiêm Đương quy thủy châm huyệt loa tai, thường dùng là các huyệt
Tuyến thượng thận, Nội tiết, Thần môn, Dưới vỏ não. Mỗi bên chọn 2 huyệt,
mỗi huyệt châm 0,1-0,2ml, 2 ngày/lần, 10-20 lần/1 liệu trình. Phương pháp
này cũng đem lại kết quả khả quan [25].
1.2.5. Phòng bệnh
- Chú ý tìm nguyên nhân để tránh: nên tránh các loại cá, thịt bò, gà, các
loại mắm, tôm cua. Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia,
thuốc lá.
- Hạn chế dùng các chất kích thích da: chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm
khi không cần thiết.
- Lúc cần dùng những loại thuốc Tây cần có sự hướng dẫn của thấy thuốc.


12

- Chú ý tinh thần thoải mái trong cuộc sống không nên quá lo lắng, buồn
bực, cáu gắt [12], [21], [24].


13

1.2.6. Một số nghiên cứu của YHCT về điều trị bệnh MĐMT
- Lê Kinh Duệ, Trần Kim Lang, Phạm Kinh Mãn (1973), góp phần
nghiên cứu cây cỏ nhọ nồi [26]. Các tác giả dùng cỏ nhọ nồi để điều trị bệnh
dị ứng mạn tính có kết quả tốt.
- Đặng Vũ Hỷ, Lê Tử Vân (1995) điều trị Mày đay mạn tính bằng Kim
ngân hoa [27]. Nghiên cứu này cũng cho kết quả khỏi 61,5%, đỡ 15,4%,

không khỏi 23,1%.
- Hoàng Hữu Hảo (2007) nghiên cứu tác dụng của Quế chi thang gia vị
trong điều trị Mày đay dị ứng mạn tính do bụi nhà [23] cho kết quả tốt 58%,
trung bình 31% và 11% không có sự cải thiện.
- Trần Lan Anh và cộng sự (2011) khảo sát nguyên nhân gây bệnh và
đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị Mày đay mạn tính bằng Phụ bì khang [1]
cũng cho kết quả tốt.
- Lưu Chi Mai và cộng sự (2012) đánh giá tác dụng của viên nang
“Khatamin” trên lâm sàng và sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm ở bệnh
nhân Mày đay mạn tính [28] cũng cho thấy có 56,4% bệnh nhân hết triệu
chứng, 32,7% giảm triệu chứng và 11% không đỡ.
1.3. Bài thuốc nghiên cứu
Vào thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh với quan điểm: “Nam dược trị Nam nhân”
trong cuốn “Nam dược thần hiệu” đã nêu ra nguyên nhân và phương pháp
điều trị ban chẩn bằng thuốc Nam [29]. Đến thế kỷ XVIII Hải Thượng Lãn
Ông trong tác phẩm “Ma chẩn chuẩn thằng” nêu rõ nguyên nhân và các
phương pháp điều trị cũng như phòng tránh các chứng bệnh về ban chẩn trong
đó có Ẩn chẩn (Mày đay) [22].


14

Trong Bệnh học ngoài da Trung y, bài thuốc Tiêu phong tán (Ngoại khoa
chính tông) là bài thuốc cổ phương tiêu biểu dùng để điều trị chứng Ẩn chẩn thể
phong nhiệt phạm biểu [11].
Theo lương y Hoàng Duy Tân và Trần Văn Nhu trong Từ điển phương
thang Đông y đã thống kê được 9 bài Tiêu phong tán từ các sách cổ [30], trong đó
bài “Tiêu phong tán” có nguồn gốc từ “Ngoại khoa chính tông” [31] được dùng
nhiều hơn cả. Bài thuốc gồm các vị:
Kinh giới


08g

Phòng phong

08g

Đương quy

12g

Sinh địa

06g

Khổ sâm

08g

Thương truật

08g

Thuyền thoái

06g

Ma nhân

08g


Ngưu bàng tử

08g

Tri mẫu

06g

Thạch cao

06g

Sinh cam thảo

06g

Mộc thông

06g

* Công dụng: Sơ phong, dưỡng huyết, thanh nhiệt trừ thấp chỉ dưỡng.
* Phân tích bài thuốc: [31]
- Kinh

giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái giải phong thấp

ở biểu là chủ dược.
- Thương truật vị cay, tính đắng ôn, tán phong trừ thấp.
- Khổ sâm đắng hàn, thanh nhiệt táo thấp.

- Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt.
- Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt tả hỏa.
- Đương quy, Sinh địa, Ma nhân để dưỡng huyết hoạt huyết, tư âm
nhuận táo theo ý “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”.
- Sinh cam thảo để thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.


15

Ngoại khoa chính tông: “Thuốc dùng trị cho những người phong thấp
ngấm vào huyết mạch sinh ra lở loét ngứa ngáy không ngừng. Thuốc có tác
dụng đối với cả người lớn lẫn trẻ con bị phong nhiệt thấm vào sinh ra ngứa,
trên da lúc thì xuất hiện ban, lúc lại biến mất, bị lở đầu, rôm sảy và ngứa da
do phong thì dùng”.
Bài thuốc đã được nghiên cứu tại Trung Quốc để điều trị bệnh MĐMT
và có 94,59% bệnh nhân nghiên cứu đạt hiệu quả tốt [25]. Nhưng ở Việt Nam
vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của bài thuốc vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm đánh giá một cách hệ thống và toàn diện hơn về
hiệu quả của bài thuốc.


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu
Bài thuốc Tiêu phong tán (Ngoại khoa chính tông)
Kinh giới

08g


Phòng phong

08g

Đương quy

12g

Sinh địa

06g

Khổ sâm

08g

Thương truật

08g

Thuyền thoái

06g

Ma nhân

06g

Ngưu bàng tử


12g

Tri mẫu

06g

Thạch cao

06g

Sinh cam thảo

06g

Xuyên mộc thông 06g
+ Các vị thuốc trên được bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
IV. Xuyên mộc thông được sản xuất từ Công ty TNHH dược phẩm Phúc Quân
Đường - Hà Bắc - Trung Quốc đạt tiêu chuẩn chất lượng Dược điển Trung
Quốc năm 2010, số phê chuẩn 150801.
+ Thuốc được sắc bằng máy sắc đóng túi của Hàn Quốc, mỗi thang
được 200ml nước thuốc, chia thành 2 túi uống trong ngày.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân MĐMT đến khám và điều trị tại Khoa Ngũ quan Bệnh viện
Đa khoa YHCT Hà Nội từ T12/2015 đến T5/2016.

 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo YHHĐ



17

- Tổn thương cơ bản: sẩn phù màu hồng tươi hoặc đỏ, kích thước khác
nhau, có thể liên kết lại thành mảng lớn, ranh giới rõ với da lành, vị trí
bất kỳ trên cơ thể.
- Diễn biến nhanh, biến mất hoàn toàn trong vòng một đến vài giờ, tồn
tại không quá 24h.
- Ngứa nhiều hoặc ít tại vùng đang có thương tổn hoặc sắp có thương tổn.
- Thời gian bị bệnh kéo dài trên 6 tuần, biểu hiện ít nhất 2 lần/tuần.
Theo YHCT
Thể phong nhiệt: tổn thương màu hồng tươi, có cảm giác nóng rát nơi
nổi tổn thương, tái phát hoặc tăng lên khi gặp nóng, khát nước, chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- BN được chẩn đoán xác định là Mày đay mạn tính theo YHHĐ và
thuộc thể phong nhiệt theo YHCT.
- Tuổi ≥ 12
- Đồng ý tham gia nghiên cứu

 Tiêu chuẩn loại trừ
- Mày đay có phù thanh môn, hoặc kèm theo tiêu chảy
- BN có các bệnh khác kèm theo: bệnh gan, thận, nội tiết, ung thư,
tâm thần, bệnh hệ thống…
- Phụ nữ có thai.


18

- BN đang điều trị giải mẫn cảm, hoặc đang dùng thuốc kháng

histamine, steroid trong vòng 2 tuần trước đó
- BN bỏ điều trị quá 3 ngày
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Thời gian: từ T12/2015 đến T5/2016.
 Địa điểm: Khoa Ngũ quan - BV Đa khoa YHCT Hà Nội.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau
điều trị
- Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện n=30
2.4.2. Quy trình nghiên cứu
2.4.2.1. Các bước nghiên cứu
BN vào viện

BN được chẩn đoán xác định bệnh MĐMT

Khám Lâm sàng tại D0

Cận lâm sàng tại D0

Dùng thuốc
Khám Lâm sàng
tại D15, D30

Cận lâm sàng tại
D30


19


Phân tích kết quả thu được
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.4.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất thông qua: khám
thực thể (theo YHHĐ , YHCT) và các xét nghiệm cận lâm sàng (công thức
máu, AST, ALT, ure, cretinin).
2.4.2.3. Các chỉ tiêu quan sát
 Mức độ ngứa:
- Không ngứa:

0 điểm

- Ngứa nhẹ:

1 điểm (không gây khó chịu cho người bệnh)

- Ngứa trung bình: 2 điểm (gây khó chịu cho người bệnh nhưng chưa
ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày)
- Ngứa nhiều:

3 điểm (gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng

tới các hoạt động hàng ngày)

 Số lượng sẩn phù
- Không có sẩn:

0 điểm


- Từ 1-19 sẩn:

1 điểm

- Từ 20-50 sẩn:

2 điểm

- Trên 50 sẩn:

3 điểm

 Kích thước sẩn phù
- Không có sẩn:

0 điểm

- Dưới 1,25cm:

1 điểm

- Từ 1,25-2,5cm:

2 điểm

- Trên 2,5cm:

3 điểm



20

 Đánh giá về tổng điểm: điểm UAS (Urticaria Activity Score) [31], [32]
bằng tổng điểm 3 triệu chứng trên
- Hết triệu chứng:

0 điểm

- Bệnh trung bình: 4-6 điểm

- Bệnh nhẹ:

1-3 điểm

- Bệnh nặng:

7-9 điểm

 Tần suất xuất hiện tổn thương
- Không xuất hiện:

0 điểm

- Tần suất 1 lần/tuần:1 điểm

- Tần suất 2 lần/tuần:

2 điểm

- Cách ngày:


- Hàng ngày:

4 điểm

3 điểm

 Thời gian tồn tại tổn thương
- Không có sẩn phù: 0 điểm

- Dưới 4h

:1 điểm

- Từ 4 - 12h

- ≥12h

:3 điểm

:2 điểm

2.4.2.4. Liệu trình điều trị
BN uống thuốc sắc từ bài thuốc “Tiêu phong tán” ngày 1 thang chia 2
lần sáng, chiều, sau ăn trong 30 ngày.
Trong quá trình uống thuốc bệnh nhân không được áp dụng thêm bất cứ
biện pháp điều trị nào khác.
Các bệnh nhân đều được tư vấn chế độ sinh hoạt trong và sau khi điều trị
Những việc nên làm


Những việc nên tránh

+ Ăn uống, tập thể dục điều độ

+ Tiếp xúc với dị nguyên

+ Mặc quần áo mềm, thoải mái

+ Dùng thuốc non - steroid

+ Giữ ẩm môi trường xung

+ Rượu, bia, stress, chất kích thích,

quanh

đồ quá cay nóng


21

+ Tắm nước ấm

+ Lao động, tập thể dục quá sức

+ Giữ tinh thần thoải mái

+ Mặc quần áo, đi giầy quá chật

2.4.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả

 Đánh giá lâm sàng: các chỉ tiêu nghiên cứu được đánh giá ở các thời
điểm sau 15 ngày điều trị (D15) và sau 30 ngày điều trị (D30) từ đó xác
định hiệu quả điều trị:
 Loại tốt (A): hết các triệu chứng trên lâm sàng (không xuất hiện tổn
thương, không ngứa)
 Loại trung bình (B): giảm các triệu chứng ở các mức độ khác nhau.
 Loại kém (C): các triệu chứng không giảm hoặc tăng lên
 Đánh giá cận lâm sàng: so sánh các chỉ số ure, creatinine, AST, ALT, số
lượng Hồng cầu, Hgb, số lượng Tiểu cầu, số lượng Bạch cầu và công
thức Bạch cầu tại thời điểm trước (D0) và sau điều trị (D30).

 Đánh giá các tác dụng không mong muốn của thuốc trong suốt quá trình
nghiên cứu: Đau đầu, mất ngủ, nôn, buồn nôn, đầy bụng, ỉa chảy,…


22

2.4.2.6. Đánh giá tái phát
Theo dõi sự tái phát các triệu chứng ngứa, nổi sẩn phù ở những bệnh
nhân có kết quả điều trị đạt loại tốt sau khi dừng thuốc 6 tuần và đánh giá
mức độ tái phát so với trước điều trị.
2.5. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Các biến định tính được biểu hiện dưới dạng %, các biến định lượng
được biểu hiện dưới dạng trung bình, độ lệch phương sai, trung vị.
Các test thống kê: T test cho các biến định lượng, χ2 cho các biến định tính
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học và hội đồng y đức của
BV Đa khoa YHCT Hà Nội.
- Chỉ những bệnh nhân sau khi được giải thích rõ về mục đích và yêu

cầu của nghiên cứu đồng thời tự nguyện tham gia vào nghiên cứu mới đưa
vào danh sách.
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được khám tư vấn, điều
trị chu đáo.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.
- Mọi số liệu thu được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu không sử
dụng cho mục đích khác.


23

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân MĐMT đến khám và điều trị tại khoa
Ngũ quan, Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội từ tháng 12/2015 - tháng
5/2016, chúng tôi thu được kết quả về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
3.1.1. Giới tính

Nam
Nữ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ (70%) bị bệnh MĐMT cao hơn bệnh
nhân nam (30%). Tỷ lệ nữ/nam là 2,3/1.


24


3.1.2. Tuổi
%
50

50
40
30
20
10
0

23.3
13.4

13.3

<19

20 - 39

40 - 59

≥60

Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.2: Phân bố về nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Bệnh MĐMT có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó gặp nhiều
nhất là 20 - 39 tuổi (46,7%), ít nhất là nhóm tuổi <20 và ≥60 (13,3%)
3.1.3. Thời gian mắc bệnh
Thời gian

>5 năm

23.3

1 - 5 năm

40

6 tháng - 1 năm

16.7

6 tuần - 6 tháng

20

0

5

10

15

20

25

30


35

40

45

%

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh từ 1 - 5 năm chiểm tỷ lệ cao nhất
40,0%, thấp nhất là từ 6 tháng - 1 năm (16,7%).


25

3.1.4. Yếu tố liên quan đến bệnh
Bảng 3.1: Hoàn cảnh xuất hiện bệnh
Yếu tố
Không rõ
Thức ăn
Stress
Thời tiết
Tổng

Số bệnh nhân (n)
18
3
2
7
30


Tỷ lệ %
60,0
10,0
6,7
23,3
100,0

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân không rõ hoàn cảnh xuất hiện bệnh
(chiếm 60,0%). Do thời tiết chiếm 23,3%, do stress và thức ăn chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ tương ứng là 6,7% và 10,0%.
3.1.5. Mức độ tổn thương ban đầu

46.70%
53.30%

Nhẹ
Trung bình
Nặng

Biểu đồ 3.4: Phân bố mức độ tổn thương ban đầu
Nhận xét: Bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu ở mức độ nặng 53,3%, còn
lại ở mức độ trung bình 46,7% không có bệnh nhân nào ở mức độ nhẹ.


×