Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

kich ban HOP DONG TAY BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.44 KB, 12 trang )

1

HỢP ĐỒNG TAY BA
Nhân vật: ông Tư
Bà Tư
Bà Tám
Một buổi sáng, bà Tư trên đường đi chợ
về, đường thì vắng nhưng có chiếc xe chạy
đằng sau cứ bấm kèn inh ỏi, làm bà rất
bực mình, quay lại chửi người lái xe đang
bịt khẩu trang che kín mặt mũi.
Tinnnnnn tinnnnnnn tin tin……
bà Tư: bộ mới biết chạy xe hả? Có mắt
nhìn hay không? Đường sá rộng mênh
mông sao hổng chạy mà cứ nhè sau
lưng tui bấm kèn um sùm vậy?
Bà tám: đường nhà nước chứ phải đường
của ba má bà làm đâu mà bà chửi tui?
Bà tư: chính vì đường nhà nước tui mới
chửi bà, chứ đường của ba má tui làm
thì tui đã xách gậy phang móp niềng xe
bà rồi, cho bà biết.


2

Bà tám: trời ơi, chị Tư, giỡn tí xíu mà hổng
nhận ra tui sao mà đòi lấy gậy phang
niềng xe tui vậy?
Bà tư: ủa, chị tám, mèn ơi chị ra đường mà
bịt khẩu trang kín mít, tui đâu có nhận


ra, hồi nãy tui còn tưởng con nhỏ nào
nó cố tình chọc tui đó chứ
Bà tám: bịt khẩu trang cho khỏi bụi, khỏi
nắng chứ, chị thấy ở ấn độ hông, phụ
nữ ra ngoài đường kín mơ kín mít
không thấy gì hết trơn.
Bà tư: ngừơi ta trùm kín mít vậy là do tập
tục, chứ đâu có phải sợ nắng đâu.
Bà tám: túm lại là phụ nữ mình đi ra ngoài
đường không thể cứ trơ cái mặt ra
được, ông bà mình nói “nhất tướng nhì
da thứ ba răng tóc” mà.
Bà tư: chị nói lộn rồi, phải là “nhất dáng
nhì da thứ ba mái tóc” chứ.


3

Bà tám: ui, da tóc hay răng tóc gì thì cũng
là thứ cần giữ gìn làm đẹp hết trơn đó,
mình là phái đẹp mà.
Bà tư: nhưng mình đã tứ tuần hết trơn rồi,
làm quá người ta biểu bà già hồi xuân,
kỳ lắm à chị Tám.
Bà tám: chị suy nghĩ gì mà quê quá đi, chị
nghĩ coi, cứ bơ bơ cái mặt ra nắng, da
thì đen, tóc thì cháy, chồng nó bỏ đi
theo vợ bé làm sao.
Bà tư: thiệt là, hổng nói lại chị luôn. Ủa,
ủa, nãy giờ mới để ý nha, xe mới nha.

Bà tám: xe mới đó, đẹp hôn? Lên đi, tui
chở chị về.
Bà tư: xe đẹp, nhưng mà… tui đâu có nón
bảo hiểm đâu mà lên.
Bà tám: biết ngay mà, bởi vậy tui nói chị
quê mà cứ cãi không hà, từ đây về nhà
chị có bao xa nữa đâu, đường hẻm vầy
có công an giao thông đâu mà sợ, cứ
lên đi.


4

Bà tư: hổng được đâu, hổng có nón bảo
hiểm là hổng được, phải giữ an toàn
cho chính mình và người khác nữa
chứ.
Bà tám: thôi thôi, giờ tới tui sợ chị luôn,
nói hổng lại chị. Để tui mở cốp xe lấy
nón bảo hiểm cho chị đội. Đây, nón nè,
đội vô rồi lên xe lẹ lẹ lên, nắng quá trời

Bà tư: chị chạy chậm chậm thôi nha.
Ở nhà, ông Tư đang tưới mấy chậu kiểng
trước nhà thì bà Tám chở bà Tư về,
bấm kèn để ông Tư ra mở cổng.
Tin tin tin…
Ong Tư: nghe rồi, tới liền.
Bà Tư: để tui xuống xe chị chạy vô cho dễ,
cái cổng nó hẹp vậy mà.

Bà tám: chị ngồi yên đó đi, chị phải tin
tưởng vô tay lái của tui chứ.


5

Ong Tư: mời vô, ý ý chạy cẩn thận, coi
chừng quẹt, chèn ơi, tiêu rồi tiêu rồi, để
tui dựng phụ xe lên cho.
Bà Tư: chị có sao không chị tám?
Bà tám: sao trăng gì, chị thử bị cái xe đè
lên cái giò coi có sao không, ui da.
Bà tư: tui nói để tui xuống chị hổng chịu.
Bà tám: ai mà biết đâu cái cổng nhà chị nó
có chít beo vậy đâu, bộ anh chị tính đi
xe đạp suốt đời hay sao mà xây cái
cổng có chút xíu vậy.
Bà tư: ông nhà tui nói cổng này xe 4chỗ
chạy vô dư sức.
Ong Tư: đây nè, dầu gió nè, bà xức cho chị
tám đi. Để tui coi cái xe, chỉ bị trầy thôi
hà, ý mèn ơi, cái thắng xe với cái đồ để
chân nó vễnh lên trời vầy sao chạy
được, chắc là phải đem ra tiệm cho thợ
người ta sửa lại.
Bà tám: xe tui mượn của con nhỏ em đó.
Bà tư: ủa, vậy hổng phải chị mới mua hả?


6


Bà tám: mua đâu mà mua, chị nhìn biển số
coi, xe mới bây giờ toàn chữ V không
hà, xe này chữ L chắc là mua từ đời cố
cổ lai hy rồi.
Bà tư: vậy sao mới dữ vậy? Chắc là con
nhỏ em chị nó đi giữ cẩn thận lắm nè,
mèn ơi, vậy nó thấy xe trầy vầy chắc sẽ
giận lắm đó.
Ong Tư: hổng có phải đâu, xe này cũng
mới mua thôi, mới đi chưa tới 10.000
cây số mà, chữ L là trước đây làm giấy
xe ở công an bình dương, nay về huyện
mình làm thì chữ V là xe mới.
Bà tám: vậy hả, tui có biết đâu, đời thưở
giờ có mua xe đi đâu mà biết.
Ong tư: thôi, bà coi đỡ chị tám vô nhà ngồi
chơi tâm sự đi, để tui dắt xe ra tiệm sửa
lại.
Bà tám: nhờ anh Tư kêu thợ sơn lại mấy
chỗ trầy luôn nha.


7

Ong Tư: vậy phải tới tiệm lớn, vì mấy tiệm
nhỏ nhỏ chỉ sửa lặt vặt thôi.
Bà tám: thì sao cũng được, xe muợn mà,
làm lại như cũ để trả, sau này còn muợn
được tiếp chứ.

Bà Tư: xe của em chị chứ của ai xa lạ đâu
mà phải so đo.
Bà tám: nhỏ em tui nó cũng muợn của bạn
nó, chứ có phải của nó đâu
Ong Tư: vậy sao được, mượn đồ của người
ta làm xong việc phải trả lại, chứ ai lại
đi cho người khác muợn nữa, nếu là xe
của tui, tui không đồng ý cho mượn qua
mượn lại vậy đâu.
Bà tám: anh Tư nói sao ngộ vậy, tui có
mượn xe của anh đâu, với lại, tui có
mượn đi đâu xa hay làm gì đâu, chỉ
mượn chạy lấy le với chị Tư chút xíu
thôi mà
Ong Tư: nhưng mà mượn qua mượn lại
sang qua ba bốn tay vậy là hổng có


8

được. Đây nè, để tui nói cho chị Tám
nghe cái quy định của điều 514 bộ luật
dân sự năm 2005, điều luật này quy
định, trong hợp đồng mượn tài sản,
nghĩa vụ của bên mượn tài sản là:
giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản
của chính mình, không được thay đổi
tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư
hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
Không đựơc cho người khác muợn lại, nếu

không có sự đồng ý của bên cho muợn.
Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu
không có sự thoả thuận về thời hạn trả
tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản
ngay sau khi mục đích mượn đã đạt
được
Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất
mát tài sản mượn.
Bởi vậy, em của chị đã sai, lẽ ra khi mượn
xe đi công chuyện xong rồi, phải trả lại
liền, vậy mà còn lấy xe cho chị mượn,


9

giờ để bị như vầy, chị với em chị phải
thỏa thuận lại với chủ xe, để coi người
ta bồi thường như thế nào.
Bà tám: giả sử ngừơi ta đòi vàng muôn bạc
nén cũng phải trả hay sao, anh tư nói
sao kỳ vậy, tui chỉ lỡ làm hư nó thôi
chứ có cố ý đâu.
Bà tư: tại chị chở tui nên mới vậy, nếu
ngừơi ta đòi nhiều quá thì để tui phụ chị
trả người ta.
Ong tư: đâu có ai mà đi đòi bồi thường
vàng muôn bạc nén như chị nói vậy, xe
hư thì bồi thường theo xe hư, giá trị do
hai bên thỏa thuận chứ.
Bà tư: phải đó chị Tám, nếu người ta đòi

như vậy thì chị mua xe mới trả cho họ
cho rồi, chị đi xe này, còn tốt lắm mà.
Bà tám: ai mà ngu vậy, tự nhiên đi mua xe
mới cho người ta đi, còn mình đi xe cũ,
không được.


10

Ong Tư: mà tui nghĩ chị Tám chắc là cũng
chưa có giấy phép lái xe đâu phải
không?
Bà tám: con nhỏ em tui nó có, nó chỉ tui
bữa hai là tui biết chạy liền, chứ phép
tắc gì cho mệt.
Ong Tư: vậy là cả hai chị em chị Tám đều
phải coi lại đi, coi chừng vi phạm pháp
luật là hổng được đâu đó.
Bà Tư: gì mà vi phạm pháp luật vậy ông?
Ông đừng có nói quá làm chị Tám chỉ
sợ đó.
Ong Tư: nói gì quá, đây nè, tui nói chị Tám
nghe cái khoản 1 điều 205 Bộ luật hình
sự có quy định, người nào điều động
hoặc giao cho người không có giấy
phép lái xe hoặc bằng lái xe hoặc không
đủ các điều kiện khác theo quy định của
pháp luật điều khiển các phương tiện
giao thôngđường bộ gây thiệt hại cho
tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm



11

trọng cho sức khỏe, tài sản người khác,
thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến 30
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba
năm.
Bà tám: thôi thôi, anh Tư đừng có nói nữa
nha, nói tầm bậy tầm bạ không hà, tui
chỉ mới chạy xe từ nhà tui qua tới nhà
anh chứ mấy, gì mà gây thiệt hại cho
tính mạng, rồi tài sản, sức khỏe gì gì
đó, nói nghe nổi da gà hết trơn hà. Xí
bỏ xí bỏ.
Bà Tư: thôi tui tính vầy đi, chị để ông nhà
tui ổng giúp chị đi sửa xe, rồi đem xe
về trả cho nhỏ em chị đi trả cho bạn nó.
Nói với người ta một tiếng xin lỗi, biết
đâu người ta thấy mình thiệt thà mà bỏ
qua cho, hổng bắt bồi thường.
Bà tám: đúng rồi, ngừơi ta tin tưởng nhỏ
em tui mới cho nó mượn xe, nó lại lấy
cho tui mượn là vi phạm điều khoản


12

của bộ luật dân sự về nghĩa vụ của bên

mượn tài sản rồi. Đã vậy, tui còn làm
ngã xe, trầy xe của người ta hết trơn,
mất uy tín hết, mốt ai dám cho mượn xe
nữa, phải hông chị Tư.
Bà tư: đúng vậy đó chị Tám, hợp đồng tay
ba thì phải ba bên đồng ý mới được./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×