Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô
cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến T.S Nguyễn Thị
Nga người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin trân trọng tỏ lòng cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến Th.s Đặng Lê
Thủy Tiên, T.S Đỗ Thùy Trang – những người đã góp ý kiến quý giá để
em hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô giáo trong bộ môn
Ngữ Văn, khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, quý thầy cô của trường
Đại học Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học vừa qua.
Thiết tha bày tỏ lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa
luận.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đặc điểm nghệ thuật truyện
cổ tích thần kì trong chƣơng trình Tiểu học” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung
thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Lan
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 9
1.1. Vấn đề chung về truyện cổ tích .................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích ......................................................................... 9
1.1.2. Phân loại truyện cổ tích ......................................................................... 10
1.1.3. Thời điểm ra đời của truyện cổ tích ...................................................... 12
1.1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ....................... 13
1.2. Truyện cổ tích thần kì trong chương trình Tiểu học ................................ 16
1.2.1. Khảo sát truyện cổ tích thần kì trong chương trình Tiểu học ............... 18
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của truyện cổ tích thần kì đối với học sinh Tiểu học .. 19
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC ................................................................... 27
2.1. Nhân vật cổ tích ....................................................................................... 27
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì ở chương trình Tiểu học 28
2.2.1. Nhân vật siêu nhiên ............................................................................... 29
2.2.2. Nhân vật con người ............................................................................... 34
2.2.3. Nhân vật loài vật ................................................................................... 40
1
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ KẾT CẤU
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC45
3.1. Ngôn ngữ truyện cổ tích ........................................................................... 45
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 48
3.2.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 48
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 54
3.3. Kết cấu truyện cổ tích thần kì .................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức xã hội. Đã từ
lâu, văn học đóng vai trò là một chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa trí
thức đưa con người tới những chân trời rộng lớn, cũng nhờ văn học mà tâm
hồn con người được bồi đắp mãi lên. Quả đúng như lời nhận định của nhà văn
M.Gorki: “Văn học là nhân học”. Như dòng sông ra biển lớn, văn học dân
gian là một nhánh sông, một bộ phận của biển cả văn học, đóng góp một khối
lượng đồ sộ tác phẩm làm nên một nền văn học dân tộc giàu có, phong phú và
đa dạng. Không những thế nó còn được coi là điểm tựa về mặt tinh thần cho
dân tộc ấy phát triển. Như ở Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều
có một nét văn hoá dân gian riêng. Nền văn học dân gian Việt Nam đã trải
qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời các vua Hùng
đến ngày nay. Đi suốt chiều dài lịch sử ấy, trong tâm hồn của 54 dân tộc
không có thời kì nào, giai đoạn nào nhân dân ta không sáng tác văn học dân
gian. Chính sức sống tiềm ẩn ấy của nền văn học dân gian nói riêng và nền
văn hóa dân gian nói chung đã làm nên nét đẹp trong tâm hồn người Việt.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích chiếm
một khối lượng lớn, phản ánh được nhiều mặt tư tưởng, thái độ, tình cảm của
nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó phải kể đến truyện cổ tích thần
kì. Ra đời trong một xã hội có sự phân chia giai cấp, truyện cổ tích thần kì
không chỉ phản ánh những mối quan hệ giữa con người với con người mà còn
là tiếng thở dài của những mảnh đời, những nhân vật, những số phận bị áp
bức trong xã hội. Bước vào thế giới của những truyện cổ tích thần kì người
đọc không chỉ thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu, khám phá về chuyện đời xa
xưa mà còn rút ra được những bài học về nguyên tắc sống, nguyên tắc làm
người. Bởi vậy, nghiên cứu từng khía cạnh, từng lĩnh vực của truyện cổ tích
3
thần kì vẫn luôn là một yêu cầu bức thiết với mỗi người khi quan tâm, tìm
hiểu nền văn học dân tộc, văn học nhân loại.
Học sinh tiểu học được tiếp xúc với truyện cổ tích thần kì bằng nhiều
phương tiện và hình thức khác nhau, trong nhà trường chủ yếu thông qua tiết
học Tiếng Việt. Truyện cổ tích thần kì đã tác động mạnh tới “vùng tình cảm”
của tuổi thơ, góp phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mỹ, tình cảm và hình
thành nhân cách trẻ em. Chính sức lôi cuốn ấy của truyện cổ tích thần kì mà
trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em thế giới nói chung đều rất thích nghe,
thích đọc. Ngay từ lúc còn bé thơ, các em đã muốn bà, mẹ, anh, chị… kể cho
nghe những câu truyện cổ tích, nhất là truyện cổ tích thần kì để rồi trong mỗi
giấc mơ các em lại được thỏa mãn trí tưởng tượng được gặp ông Bụt, bà Tiên,
được sống trong thế giới cổ tích thần kì cùng với các Công chúa, Hoàng tử.
Như vậy, truyện cổ tích thần kì là một nhu cầu không thể thiếu với học sinh
tiểu học. Thấy được vai trò quan trọng của truyện cổ tích thần kì với trẻ em,
các soạn giả đã đưa vào chương trình giáo dục học sinh tiểu học một số lượng
đáng kể các câu truyện cổ tích thần kì để không chỉ thỏa mãn nhu cầu của các
em mà còn nhằm giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng tình cảm và hình thành nhân
cách trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời đại ngày nay, xã
hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
khoa học kỹ thuật khiến cho con người cùng một lúc có thể tiếp nhận tri thức
từ nhiều kênh khác nhau. Trẻ em cũng là một lực lượng năng động được làm
quen với nhiều loại hình giải trí tốn nhiều thời gian mà xa dần những truyện
cổ tích giản dị, trong sáng. Mặc dù truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích
thần kì nói riêng không thể thay thế được tất cả các nhân tố cấu thành nên
việc giáo dục nhưng việc giáo dục trẻ em bằng truyện cổ tích thần kì là một
việc làm đơn giản và thiết thực. Là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi muốn
các em có những hiểu biết về các đặc trưng của truyện cổ tích đặc biệt là
4
truyện cổ tích thần kì, cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm để các em có
ý thức yêu quý, bảo vệ. Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, đạo lý
làm người và cách ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung quanh thông
qua truyện cổ tích. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật
truyện cổ tích thần kì trong chƣơng trình Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về truyện cổ tích, đặc biệt là
truyện cổ tích thần kì. Trong khóa luận này, tôi chỉ điểm qua những tài liệu
trong phạm vi bao quát được:
Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập,Viện văn
học xuất bản 1993. Trong giáo trình này đã đề cập đến rất nhiều truyện cổ tích
thuộc các thể loại khác nhau, trong đó có đề cập nhiều đến truyện cổ tích thần
kì.
Tăng Kim Ngân, Cổ tích thần kì người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt
truyện, NXB KHXH 1994. Trong giáo trình này, tác giả đã đề cập đến các
truyện cổ tích thần kì, đặc điểm cấu tạo cốt truyện cổ tích.
Bùi Mạnh Nhi, Văn học dân gian và những tác phẩm chọn lọc, NXB
Giáo dục 2004. Trong giáo tình này, tác giả đã sưu tầm những tác phẩm văn
học dân gian thuộc các thể loại khác nhau như truyện cười, truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn, vè.
Nhà nghiên cứu Vladimia Iacốplêvích Prốp ông được giới khoa học nhất
trí công nhận là người đã đạt những thành tựu lớn lao trong việc tìm tòi, tiếp
cận chân lý khoa học thông qua nghiên cứu truyện cổ tích dân gian, đặc biệt
là truyện cổ tích thần kì. Những tác phẩm chính của ông về lĩnh vực này đã
được dịch ra Tiếng Việt như Hình thái truyện cổ tích, Những cội rễ lịch sử
của truyện cổ tích thần kì,...
5
“Truyện cổ tích” trong từ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên
những đặc điểm cơ bản về phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kì. Ông
cho yếu tố thần kì đóng vai trò quan trọng trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu
chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố thần kì can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết
thúc có tính chất ước mơ là sự đổi đời của nhân vật chính. Nhân vật được cấu
tạo theo hai tuyến thiện – ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng
hóa tượng trưng cho cái cốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuynh hướng phê
phán xã hội, thể hiện cho cái xấu.
Trong công trình “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám” của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất
toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt
Nam. Theo ông, truyện Tấm Cám ở Việt Nam phải để Tấm trừng phạt Cám
như vậy mới chân thực. Cô Tấm phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con mụ gì
ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong công trình này ông đã phân
tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích: chủ đề đấu tranh xã hội và chủ
đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh Gia Khánh cũng đã đề cập dến
yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kì và cho rằng phần hư cấu rất quan trọng. Nó là
phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, ông
còn chỉ được tính địa phương và tính quốc tế của các thể loại truyện dân gian.
PGS. Chu Xuân Diên đã nhận xét rằng, cố GS. Đình Gia Khánh đã đứng ở
góc độ người nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn
thi pháp.
Tác giả Nguyễn Tất Phát, Bùi Mạnh Nhị trong bài Nhân vật lý tưởng và
cốt truyện của cổ tích thần kì báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 316 ở
mục“Những phần thưởng dành cho nhân vật” có viết “Trong truyện cổ tích
thần kì, nhân dân luôn chăm chú theo dõi nhân vật lý tưởng của mình và dành
cho họ những phần thưởng xứng đáng”. Bên cạnh những phần thưởng mà
6
nhân dân dành cho nhân vật lý tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt
đối với kẻ thù.
Việc nghiên cứu trực tiếp thi pháp truyện cổ tích có thể kể đến Hà Bình
Trị. Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,
ông đã cho người đọc hiểu những khái niệm về một số yếu tố thi pháp các thể
loại văn học dân gian, yếu tố ngôn ngữ, kết cấu, nhân vật chính, không gian
và thời gian nghệ thuật...
Như vậy, những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng
tôi đi sâu hơn vào vấn dề nghiên cứu đề tài khóa luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác phẩm thuộc thể loại truyện
cổ tích thần kì trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp
5.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích thần kì trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kê các truyện cổ tích ở chương
trình Tiểu học.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các kiểu nhân vật, kết
cấu, ngôn ngữ, không gian, thời gian của truyện cổ tích thần kì... để thấy được
những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì từ đó tổng
hợp và đưa ra kết luận chung.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận, công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về các đặc
7
điểm nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì Việt Nam trong chương trình Tiếng
Việt Tiểu học. Từ đó làm rõ các vấn đề về nghệ thuật của truyện cổ tích thần
kì, góp thêm tiếng nói vào vấn đề nghiên cứu đặc trưng của truyện cổ tích.
Ngoài ra, đề tài cũng góp phần làm nổi bật được vai trò, ý nghĩa giáo dục
chân – thiện – mỹ cho học sinh Tiểu học.
Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên học
tập, nghiên cứu, giúp cho giáo viên Tiểu học có thể vận dụng vào giảng dạy
truyện cổ tích thần kì trong chương trình Tiểu học.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì
trong chương trình Tiểu học
Chương 2: Nhân vật truyện cổ tích thần kì trong chương trình Tiểu học.
Chương 3: Ngôn ngữ, không gian, thời gian và kết cấu truyện cổ tích
thần kì trong chương trình Tiểu học.
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
1.1. Vấn đề chung về truyện cổ tích
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Cho đến nay, truyện cổ tích đã có rất nhiều khái niệm, song nhìn chung
là giống nhau về cơ bản. Mỗi một khái niệm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra
đều nhằm bổ sung, làm phong phú thêm những hiểu biết của chúng ta về thể
loại truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu
chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài
giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người
nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch
và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con
người.
Thế giới truyện cổ tích là thế giới có sự phân hóa giàu nghèo, tốt xấu,
một thế giới với nhiều số phận con người nhỏ bé bị áp bức. Qua những số
phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm
đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động. Trong truyện cổ tích có
nhiều con người với tấm lòng cao thượng và luôn chứa đựng luật nhân quả
nên những con người bình dân đã gửi gắm tình cảm của mình với truyện cổ
tích:
“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
9
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
(Lâm Thị Vỹ Dạ)
Trong chương trình Tiểu học có rất nhiều mẫu truyện cổ tích mang yếu
tố hoang đường kì ảo làm hấp dẫn các em nhỏ. Khi đọc truyện cổ tích các em
được bắt gặp nhiều số phận con người với nhiều hoàn cảnh, tính cách khác
nhau, qua đó các em sẽ biết cảm thông cho những số phận con người đáng
thương.
1.1.2. Phân loại truyện cổ tích
Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích Việt Nam được nêu lên nhưng
chưa có bản phân loại nào được thuyết giải đầy đủ trên cơ sở những tiêu chí
rõ ràng nhất quán.
Một trong những cách phân loại được nhiều người tán thành và vận dụng
hiện nay là phân chia truyện cổ tích thành ba loại chính:
+ Truyện cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích loài vật.
+ Truyện cổ tích sinh hoạt.
Đây cũng là cách phân loại được tác giả Lê Bá Hân, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi áp dụng phân loại truyện cổ tích trong cuốn “Từ điển thuật
ngữ Văn học”. Cách phân chia này kết hợp vận dụng những tiêu chí và căn cứ
khác nhau. Trong đó, nổi bật lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương
pháp sáng tác. Phân biệt truyện cổ tích về người với truyện cổ tích loài vật
chủ yếu dựa vào đề tài (đối tượng phản ánh). Còn khi tách bộ phận truyện cổ
tích về người thành hai loại (truyện cổ tích về người và truyện cổ tích sinh
hoạt) thì chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần kì mà thực chất dựa
vào phương pháp sáng tác. Cách phân chia này phù hợp với tiến trình lịch sử
của truyện cổ tích các dân tộc.
10
Ranh giới giữa các truyện cổ tích nói trên không phải lúc nào cũng rõ
ràng, dứt khoát. Những yếu tố thần kì vẫn rải rác trong truyện cổ tích sinh
hoạt, những môtíp đời sống xã hội với mức độ đậm nhạt khác nhau vẫn
thường xuyên có mặt trong truyện cổ tích thần kì. Và tương tự như thế những
loài vật thuộc nhiều loại khác nhau vẫn hay được nói tới trong truyện cổ tích
về người. Nói tóm lại, cách phân loại như trên có tính tương đối.
Trong thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kì là nhóm truyện tiêu
biểu và quan trọng nhất. Nó ra đời sớm và đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích
đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Khuynh hướng nổi bật của truyện
cổ tích thần kì không phải là nhấn mạnh hiện thực (điều đang có) mà là trình
bày mơ ước, nguyện vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên có),
thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo. Yếu tố kì ảo
rất đậm và tham gia như một phần không thế thiếu trong sự phát triển cốt
truyện, nó đề cao trí tưởng tượng phong phú và lãng mạn của tác giả dân gian.
Kết thúc truyện thần kì thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn
mơ ước cho nhân dân.
Truyện cổ tích loài vật là nhóm truyện mà nhân vật là các con vật trong
thế giới loài vật. Các con vật có thể là hoang dã hoặc là những vật nuôi.
Thông qua mối quan hệ của các con vật đó mà tác dân gian gián tiếp phản ánh
mối quan hệ giữa con người. Do vậy, truyện cổ tích loài vật có những yếu tố
gắn liền với truyện ngụ ngôn. Tuy nhiên chúng có những nét khác nhau đặc
trưng. Truyện cổ tích loài vật có lẽ có nguồn gốc từ thờ cúng vật tổ khi nghi lễ
đó mất thiêng dần. Trong truyện cổ tích loài vật của các dân tộc Việt Nam thì
những con vật nhỏ bé và những vật nuôi chiếm được thiện cảm của tác giả
dân gian nhiều hơn những con vật to lớn và những con vật hoang dã.
Truyện cổ tích sinh hoạt là nhóm truyện ra đời muộn, khi mâu thuẫn và
đấu tranh xã hội trở nên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng giải quyết các
11
vấn đề xã hội bằng yếu tố kì ảo. Tinh thần thực tế đã chi phối những sáng tác
nghệ thuật của nhóm truyện này, những sinh hoạt đời thường, những quan hệ
gia đình và xã hội cụ thể phong phú, khiến cho yếu tố hiện thực đậm hơn yếu
tố hoang đường. Mơ ước công bằng, dân chủ phản ánh tập trung trong nhóm
truyện ca ngợi tình nghĩa và phê phán thói vô đạo. Yếu tố kì ảo ít hơn truyện
cổ tích thần kì và thường tập trung ở cuối truyện, nhằm tô đậm hiện thực hơn
là phản ánh ước mơ.
1.1.3. Thời điểm ra đời của truyện cổ tích
Về mặt văn học, khi thần thoại trên bước đường tan rã thì cổ tích dần dần
được hình thành. Cùng với sử thi, những truyện cổ tích đầu tiên nảy sinh từ
thần thoại. Nói cách khác, những truyện thần thoại ra đời muộn đã bị “cổ tích
hóa” cho phù hợp với tư duy và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mới. Như vậy,
thần thoại đã bị tan rã, một hướng bị sử thi, truyền thuyết hóa còn hướng kia
cổ tích hóa. Đây là một sự biến đổi khá phức tạp mà cho đến nay chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Ở nhiều nước, nhiều dân tộc, những truyện cổ tích đầu
nguồn rất gần gũi với thần thoại. Đó là những câu chuyện kể về dũng sĩ diệt
quái vật (dũng sĩ đánh rắn, dũng sĩ diệt chim đại bàng...). Những câu chuyện
này có gốc tích từ cuộc đấu tranh với thiên nhiên trong thần thoại.
Về mặt xã hội, truyện cổ tích ra đời từ khi cổ đại, gắn liền với quá trình
tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và
phân hóa giai cấp trong xã hội, có thể nói rằng, giai đoạn hoàng kim của
truyện cổ tích chỉ trùng lặp với lịch sử chế độ phong kiến, khi xã hội loài
người có sự phân chia giai cấp thì mối quan hệ giữa người với người ngày
càng phức tạp, tất yếu mâu thuẫn xã hội nảy sinh.
Về mặt nhận thức, truyện cổ tích ra đời khi tư duy con người đã được
hoàn thiện lên một trình độ mới. Con người có khả năng phân tích sâu sắc hơn
về những vấn đề xã hội. Đó là những mâu thuẫn giữa anh (chị) và em, mâu
12
thuẫn dì ghẻ (cha dượng) với người con riêng, mâu thuẫn giữa người giàu và
người nghèo,...
1.1.4. Truyện cổ tích trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học
Lớp 1
TT
Tên truyện
Thể loại
Dạng bài học
1
Cây khế
1
77
Cổ tích
Kể chuyện
2
Quạ và Công
1
121
Cổ tích
Kể chuyện
3
Anh chàng ngốc và con
1
169
Cổ tích
Kể chuyện
Tập Trang
ngỗng vàng
4
Trí khôn
2
72
Cổ tích
Kể chuyện
5
Bông hoa cúc trắng
2
90
Cổ tích
Kể chuyện
6
Sự tích dưa hấu
2
143
Cổ tích
Kể chuyện
7
Rùa và thỏ
2
Cổ tích
Kể chuyện
13
Lớp 2
TT
Tên truyện
Tập
Trang
Thể loại
Dạng bài học
1
Bà cháu
1
86
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
2
Câu chuyện bó
1
96
Cổ tích
đũa
3
Hai anh em
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
1
119
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
4
Sự tích cây vú sữa
1
96
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Cò và Vạc
5
1
151
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Tìm ngọc
6
1
138
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
7
Ông Mạnh thắng
2
13
Cổ tích
thần gió
8
Chuyện quả bầu
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
2
117
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Lớp 3
TT
Tên truyện
1
Cậu bé thông minh
Tập Trang Thể loại
1
5
Cổ tích
Dạng bài học
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
2
Hũ bạc của người cha
1
123
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
3
Mồ côi xử kiện
1
139
14
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Giấu cày
4
1
128
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Ba điều ước
5
1
137
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Sự tích tích lễ hội
6
2
65
Cổ tích
Chử Đồng Tử
Sự tích chú cuội cung
7
chuyện, chính tả
2
131
Cổ tích
trăng
Cóc kiện trời
8
Tập đọc, kể
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
2
122
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Lớp 4
TT
Tên truyện
1
Sự tích hồ Ba Bể
Tập Trang Thể loại
1
8
Cổ tích
Dạng bài học
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
2
Cây khế
1
42
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
3
Những hạt thóc
1
46
Cổ tích
chính tả
giống
4
Ba lưỡi rìu
Tập đọc, kể chuyện,
1
64
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
5
Hai mẹ con và bà
1
54
Cổ tích
tiên
6
Bác đánh cá và gã
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
2
7
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
hung thần
15
Bốn anh tài
7
2
4
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Tấm Cám
8
2
47
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Sự tích Hồ Gươm
9
2
88
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Ăn mầm đá
10
2
157
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Lớp 5
TT
Tên truyện
1
Phân xử tài tình
Tập Trang Thể loại
2
47
Cổ tích
Dạng bài học
Tập đọc
Qua khảo sát, truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
chúng tôi nhận thấy truyện được sắp xếp khá hợp lí trong SGK từ lớp 1 đến
lớp 5. Nội dung của các truyện cổ tích dùng làm ngữ liệu để dạy Tiếng Việt từ
đó rèn luyện các kỹ năng phát triển ngôn ngữ, tư duy cho học sinh.
Những câu chuyện cổ tích được đưa vào chương trình Tiếng Việt Tiểu
học còn nhằm mục đích cung cấp những kinh nghiệm về cách sống, cách ứng
xử cho các em. Theo từng câu chuyện các em sẽ thấy được từ những phong
tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên qua đó làm tăng thêm vốn hiểu biết cho
học sinh Tiểu học.
1.2. Truyện cổ tích thần kì trong chƣơng trình Tiểu học
Truyện cổ tích thần kì là nhóm truyện tiêu biểu và quan trọng nhất. Nó ra
đời sớm và đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong
nhóm truyện này. Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kì không
phải là nhấn mạnh hiện thực (điều đang có) mà là nói lên mơ ước, nguyện
16
vọng và lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên có), thông qua chiến thắng tất
yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo. Yếu tố kì ảo rất đậm và tham gia như
một phần không thế thiếu trong sự phát triển cốt truyện, nó đề cao trí tưởng
tượng phong phú và lãng mạn của tác giả dân gian. Kết thúc truyện thần kì
thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn mơ ước cho nhân dân.
Trong truyện cổ tích thần kì yếu tố kì diệu đậm đà hơn so với các tiểu
loại khác. Yếu tố thần kì không chỉ tạo ra màu sắc li kì, khác lạ và hấp dẫn
cho truyện cổ tích mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng, nếu thiếu nó bản thân
nhân vật không thể vượt qua được những thử thách gay go để chiến thắng kẻ
thù, bảo vệ công lý, chính nghĩa. Có người cho rằng, truyện cổ tích thần kì có
nhiều yếu tố cổ xưa liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng
của con người thời thị tộc, bộ lạc nguyên thủy (như những cấm kỵ hôn nhân
huyết thống, vấn đề thừa kế tài sản, tục hiến sinh...). Tuy nhiên, nội dung
chính của truyện cổ tích thần kì là phản ánh hiện thực đời sống xã hội có giai
cấp. Chính vì vậy mà những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kì là
những con người thấp hèn trong xã hội như đội lốt xấu xí, người mồ côi,
người con riêng, người em út... Truyện cổ tích thần kì thường miêu tả những
nhân vật bất hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hóa những phẩm chất đạo
đức của họ, giải quyết vấn đề của họ theo một kết cụ có tính chất ước mơ.
Càng về sau này, với sự phát triển xã hội có giai cấp, chủ đề về đấu tranh xã
hội dần dần đi sâu vào cốt truyện và những nội dung đấu tranh giai cấp được
lồng vào trong quan hệ gia đình, xã hội.
Một đặc điểm khác của truyện cổ tích thần kì là sự tưởng tượng và hư
cấu dựa trên cơ sở hiện thực và phi hiện thực (khác với truyện cổ tích sinh
hoạt dựa trên cơ sở hiện thực đời sống). Ở đây, cái có thực hoặc có thể có
thực được kết hợp, hòa lẫn vào cái thần kì hư ảo, không có thực tạo thành một
thể thống nhất làm nên một thế giới truyện cổ tích. Hầu hết những vấn đề xã
17
hội trong truyện cổ tích đều được giải quyết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
bởi các lực lượng thần kì. Có thể thấy, nội dung truyện cổ tích thần kì rất
phong phú và đa dạng, thể hiện mọi mặt trong đời sống sinh hoạt, lao động
sản xuất và chiến đấu. Truyện cổ tích còn thể hiện những quan điểm thẩm mỹ,
quan điểm nhân sinh, những tâm tư tình cảm, ước vọng của người dân trong
xã hội có sự phân chia giai cấp.
1.2.1. Khảo sát truyện cổ tích thần kì trong chƣơng trình Tiểu học
Lớp 1
TT
Tên truyện
Tập
Trang
Thể loại
Dạng bài học
1
Cây khế
1
77
Cổ tích
Kể chuyện
2
Bông hoa cúc trắng
2
90
Cổ tích
Kể chuyện
3
Sự tích dưa hấu
2
143
Cổ tích
Kể chuyện
Lớp 2
TT
Tên truyện
1
Bà cháu
Tập Trang
1
86
Thể loại
Dạng bài học
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
2
Hai anh em
1
119
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Ông Mạnh thắng thần gió
3
2
13
Cổ tích
Tập đọc, kể chuyện,
chính tả
Lớp 3
TT
Tên truyện
Tập
Trang
Thể loại
Dạng bài học
1
Sự tích tích lễ hội
2
65
Cổ tích
Tập đọc, kể
Chử Đồng Tử
2
Sự tích chú cuội
chuyện, chính tả
2
131
cung trăng
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
18
Lớp 4
TT
Tên truyện
Tập
Trang
Thể loại
Dạng bài học
1
Sự tích hồ Ba Bể
1
8
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Cây khế
2
1
42
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Ba lưỡi rìu
3
1
64
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
4
Hai mẹ con và bà
1
54
Cổ tích
tiên
5
Bác đánh cá và gã
chuyện, chính tả
2
7
Cổ tích
Bốn anh tài
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
hung thần
6
Tập đọc, kể
2
4
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
Tấm Cám
7
2
47
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
8
Sự tích Hồ Gươm
2
88
Cổ tích
Tập đọc, kể
chuyện, chính tả
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của truyện cổ tích thần kì đối với học sinh
Tiểu học
XuKhomlinXki – nhà giáo dục học lỗi lạc người Nga đã cho rằng:
“Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát
thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ”. Vậy vì sao truyện cổ tích
lại có vai trò quan trọng như vậy?
Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích.
Từ trẻ em nhút nhát, yếu đuối nhất đến những em được coi là ngỗ nghịch,
19
bướng bỉnh nhất truyện cổ tích đều làm cho chúng say mê. Đối với học sinh
tiểu học đến với truyện cổ tích là đến với những giấc mơ thần tiên một cách tự
nhiên nhẹ nhàng và đầy thích thú.
Ở trường Tiểu học, học sinh lĩnh hội truyện cổ tích qua phân môn kể
chuyện (thuộc môn Tiếng việt). Đây là một phân môn dạy học lí thú, hấp dẫn
ở các lớp trong trường Tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em chờ đón
và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng vui thích. Trên thực tế nếu tiết dạy
kể chuyện được giáo viên quan tâm đúng mức ta sẽ thấy khuôn mặt hồ hởi,
say mê của các em khi đến giờ kể chuyện nhưng đặc biệt là truyện cổ tích.
Các em sống cùng với các diễn biến của câu chuyện như thể mình là một
nhân vật trong câu chuyện đó: lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, vui sướng, hả hê...
dường như mọi cung bậc tình cảm được các em thể hiện không dấu diếm khi
nghe truyện cổ tích. Các em sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới
của truyện cổ tích. Mỗi khi đến với truyện cổ tích các em như lạc vào một thế
giới khác, thế giới mà trong đó có những con thú biết nói, những nàng công
chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, dũng cảm, những bà tiên
ông bụt giàu phép biến hóa, tốt bụng và luôn giúp đỡ mọi người khi gặp khó
khăn hoạn nạn, những mụ phù thủy độc ác cuối cùng cũng bị trừng trị... các
em tự hòa mình vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật trong truyện và tự nhận
mình là những chàng hoàng tử, những cô công chúa xinh đẹp...
Rõ ràng truyện cổ tích có những yếu tố đáp ứng được nhiều nhu cầu tinh
thần của trẻ và là món ăn không thể thiếu được của trẻ.
Nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đều trung thực, biết yêu thương
và có lòng vị tha vô hạn. Đó là một thứ tình thương dành cho những người
đồng cảnh ngộ. Ta có thể hiểu vì sao cô Tấm chỉ đến ở với bà lão trong hàng
nước cô đơn, vì sao Sọ Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo khổ, cô gái nhỏ
giấu cơm đưa cho ông lão qua đường mà được ban thưởng sắc đẹp, chàng
20
nông dân cứu giúp con chó, con mèo mà được giúp đỡ trở nên giàu có, người
nông dân là có thực nhưng anh ta có thể phục sinh người chết bằng cách cho
ăn lá cây đa thần là yếu tố kì ảo... Chính những yếu tố đó làm cho truyện cổ
tích có sức hấp dẫn kì lạ đối với trẻ thơ.
Như vậy, có thể nói nghe kể chuyện là một nhu cầu thực sự của trẻ em.
Dường như trong mỗi bạn nhỏ có cái mà ta có thể gọi đói là nhu cầu “bản
năng” về sự huyền diệu và kì lạ. Trong truyện cổ tích có thể thỏa mãn nhu cầu
rất tự nhiên mà cũng rất khẩn thiết đó là trẻ thơ bởi những yếu tố kì ảo, thần
kì của nó.
Truyện cổ tích có tính giáo dục cao:
Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống con người. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất,
lứa tuổi thiếu nhi có những đặc điểm tâm lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ
thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết. Nhân
cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sự chi phối tác động
của nhiều yếu tố, các em dễ bắt chước. Việc in những dấu hằn đầu tiên về cái
đẹp vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm
xúc và quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này. Chính lẽ đó
truyện cổ tích đã trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với
trẻ thơ. Mỗi câu chuyện là một bài học sống động về những phẩm chất đạo
đức, về cách xử trí tinh khôn cần có để giúp cho trẻ biết sống đẹp với đời, biết
ứng xử tốt với những người xung quanh và nhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận
một cách nhạy bén đối với cái thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong tình cảm
con người như: người mẹ vì thương nhớ con mà ốm đến chết. Vậy mà khi
chết rồi bà vẫn hóa thành cây vú sữa chắt những giọt sữ tinh khiết nhất của
mình cho con trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa – tiết 1. Cô bé đã không
quản đường xa giá rét đi tìm bông hoa cúc trắng đem về chữa bệnh cho mẹ,
21
khi hái được bông hoa cô gái nghe văng vẳng lời bà cụ nói “mỗi cánh hoa sẽ
là một ngày mẹ cháu được sống” và cô bé kêu lên “Trời! Mẹ chỉ còn sống
được hai mươi ngày nữa!” cô bé đã xé những cánh hoa ra nhiều sợi để mẹ
được sống nhiều hơn. Truyện ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé
trong truyện đã làm cho trời đất cảm thông, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Hầu hết các trường Tiểu học đều xếp tiết kể chuyện vào cuối tuần nên
tiết kể chuyện trở thành một ấn tượng không quên của mỗi tuần đi qua. Khác
hẳn với những tiết tập đọc, học thuộc lòng, từ ngữ, ngữ pháp. Ở những tiết kể
chuyện giáo viên và học sinh dường như thoát li khỏi sách vở mà giao hòa
tình cảm một cách hồn nhiênthông qua nội dung từng câu chuyện được kể,
thông qua lời kể của cô và lời kể của các bạn. Mọi người như được sống lại
trong những giây phút hồi hộp, cảm xúc ngoài hoạt động thông thường của
một giờ lên lớp, bởi không có những hiện tượng hỏi bài hay truy bài căng
thẳng. Gần như một mối quan hệ thầy - trò được xác lập giữa một bầu không
khí mới, không khí của cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng
vị tha rất đõi thanh cao.
Tuy nhiên hiện nay rất tiếc một số giáo viên vẫn chưa dành cho tiết học
một sự đầu tư xứng đáng. Vì vậy, không ít câu chuyện mặc dù tốt, nội dung
phong phú , hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo ít sự thuyết phục, gây một ấn
tượng không đẹp trong tâm hồn các em. Ở nhà trường Tiểu học kể chuyện là
một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi thiếu nhi. Ngay từ khi bập bẹ tập nói các
em đã thích nghe kể chuyện qua lời ru à ơi của mẹ, qua lời kể thủ thỉ của bà.
Đến lứa tuổi Tiểu học, nhu cầu nghe kể chuyện không hề suy giảm mà lại tiếp
tục tăng lên, đặc biệt là đối với các loại truyện dân gian. Tiết kể chuyện với
lời kể của giáo viên tự nhiên, có sức truyền cảm, hấp dẫn cao, đặt mình vào
hoàn cảnh của nhân vật mà kể, sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái hứng
thú, lôi cuốn được sự chú ý của các em. Giúp các em hình thành được biểu
22
tượng có từ thực tế xung quanh, cùng các khái niệm mới và mở rộng kinh
nghiệm sống cho các em một cách thoải mái không qua trừu tượng, khó hiểu.
Niềm say mê hứng thú bộc lộ rất rõ khi các em ngồi nghe kể chuyện: Mắt
chăm chú vào người kể chuyện, niềm vui, nỗi buồn, sự lo sợ thể hiện trên nét
mặt, qua các cử chỉ động tác của tay và chân. Hứng thú nghe kể chuyện gắn
liền với sự phát triển của tình cảm say mê cái mới lạ của tuổi thơ. Mỗi câu
chuyện mở ra trươc mắt các em một thế giới kì thú, muôn hình, muôn vẻ, gợi
cho trẻ sự tò mò, lòng ham học hỏi, quan sát thế giới xung quanh.
Phân môn kể chuyện được xếp một vị trí quan trọng, được xếp ngay sau
phân môn Tập đọc của bộ môn Tiếng Việt, trong đó chuyện cổ tích chiếm tới
1/3 số truyện kể đã được đưa vào chương trình để giảng dạy cho học sinh.
Tóm lại vai trò của truyện cổ tích có tác động mạnh mẽ trong việc bồi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc
cảm thẩm mỹ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng
tượng của các em, mở cánh cửa sổ tâm hồn cho các em muốn hiểu biết, muốn
vươn lên trong những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này.
Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc
thẩm mỹ. Nhờ có truyện cổ tích, trẻ nhận thức thế giới không chỉ bằng trí tuệ
mà còn bằng cả trái tim. Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp
lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với
điều thiện và điều ác. Truyện cổ tích cung cấp cho trẻ những hiện tượng đầu
tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Truyện cổ tích là ngọn nguồn phong phú và
không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu Tổ quốc.Đừng tưởng các em
không phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà, đâu là người thật đâu
là tiên, bụt, ma, quỷ. Nhiều nhà văn hóa trên thế giới nói về những ấn tượng
không quên khi đọc, nghe các câu chuyện dân gian. Puskin từng tâm sự:
“Buổi tối tôi nghe truyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp cho những thiếu sót
23