Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue và hiệu quả mô hình giám sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 144 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều thập kỷ qua, bệnh Sốt xuất huyết vẫn là một trong những bệnh
truyền nhiễm gây dịch xảy ra trên nhiều quốc gia và có xu hướng lan rộng ra
nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất [119],[121]. Nếu như năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á có lưu hành dịch sốt xuất huyết thì đến năm 2006, 100% số
quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch. So với 50 năm trước, tỷ lệ mắc
bệnh đã tăng gấp 30 lần [118].
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tìm kiếm những biện
pháp hữu hiệu nhằm khống chế bệnh sốt xuất huyết.Chiến lược toàn cầu về
phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết đã khuyến cáo các quốc gia thay vì
các đối phó khẩn cấp cần có những đánh giá nguy cơ chủ động để có chiến
lược cảnh báo, dự phòng sớm [118]. Qua kinh nghiệm triển khai thực hiện ở
một số quốc gia, đã cho thấy dùng hóa chất diệt muỗi chỉ có tính chất tạm
thời, trấn an cộng đồng hơn là phòng chống dịch. Mặt khác, sử dụng hóa chất
đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn [31]. Trong khi đó, biện pháp tận
gốc là phải giảm và triệt nguồn sinh sản của muỗi, điều này đồng nghĩa với
việc kiểm soát bọ gậy một cách có hiệu quả. Nhưng sau nhiều năm thực hiện
các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, bệnh dịch vẫn diễn biến phức
tạp, tỷ lệ bệnh luôn tiếp tục gia tăng hàng năm và không còn mang tính chu kỳ
3, 4 năm như trước đây mà dịch hầu như xảy ra mang tính chất thường xuyên
hơn [102],[115]. Tại Việt Nam, vụ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên xảy ra
ở Việt Nam vào năm 1958 và đến nay, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh
dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao
nếu không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời [26],[42],[50],[59].
Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam



2

được hình thành và đi vào hoạt động với mục tiêu giảm chết, giảm mắc,
không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Từ
khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống sốt
xuất huyết cho thấy số tử vong do sốt xuất huyết có chiều hướng giảm nhưng
số mắc không giảm nhiều, thậm chí có thời kỳ còn gia tăng, bùng phát thành
dịch lớn. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống sốt xuất huyết là vấn
đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu.
Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam
Bộ, nơi có tỷ lệ lưu hành bệnh sốt xuất huyết khá cao [65],[66]. Mặc dù, Dự
án Quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết cũng đã được triển khai phủ khắp
các huyện. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết vẫn thường xuyên phát sinh hàng
năm, đôi khi phát sinh và lan rộng tại một số xã, phường. Sau nhiều năm triển
khai dự án, do nguồn ngân sách hạn chế, mạng lưới cộng tác chỉ triển khai
thực hiện khoảng 10% số xã, ưu tiên chọn lựa những xã có tỷ lệ mắc bệnh
cao, trình độ dân trí, kinh tế thấp, khó tiếp cận với các phương tiện truyền
thông đại chúng. Các xã còn lại sử dụng các y tế thôn ấp thực hiện việc tuyên
truyền giáo dục người dân phòng bệnh sốt xuất huyết lồng ghép vào các nội
dung hoạt động khác tại địa phương. Do vậy, hoạt động tuyên truyền cho
cộng đồng có kiến thức về sốt xuất huyết tương đối đầy đủ và toàn diện
nhưng thực hành về phòng chống sốt xuất huyết còn hạn chế do không đủ
nguồn lực có cộng tác viên cho tất cả các xã. Tuy nhiên, sau năm 2013, Dự
án Quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết cũng không còn duy trì mô hình
cộng tác viên này nữa. Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết được lồng
ghép chung trong các hoạt động của trạm y tế. Do đó, với giả thuyết xây
dựng một mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng cùng với y tế cơ sở sẽ
giúp thay thế mô hình cộng tác viên để thực hiện hoạt động phòng chống sốt
xuất huyết tại cộng đồng có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:



3

“Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue và hiệu quả mô
hình giám sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh Bình Phước” nhằm
mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2008 - 2016.
2. Đánh giá hiệu quả của mô hình tình nguyện viên giám sát véc tơ truyền
bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng giai đoạn 2013-2016.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue và lịch sử phát hiện bệnh
Sốt Dengue hay sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus
Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn.
Vào những năm 1778 - 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi
nhận xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời
của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng
như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hàng trăm
năm trước. Vào thời gian này SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Đến sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông Nam
Á và từ đó lan rộng trên toàn cầu.
Virus Dengue là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Lâm sàng của bệnh đã được biết từ những năm 1800, nhưng mãi đến năm
1944 người ta mới tìm ra virus. Virus đầu tiên được Sabin A.B tìm ra trong

thế chiến thứ II trong những binh lính ở Calcutta, New Guinea và Hawaii. Các
virus được phân lập ở Ấn Độ, Hawaii và một chủng ở New Guinea có kháng
nguyên giống nhau được gọi là DEN-1. Ba chủng khác còn lại ở New Guinea
có kháng nguyên khác với chủng trên, được gọi là DEN-2. Sau đó, 2 typ
huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 lần lượt được Hammon W. MCD tìm ra
từ bệnh nhân mắc SXH ở Manila vào năm 1956. Cho tới nay, đã có rất nhiều
virus Dengue được tìm ra ở nhiều nơi trên thế giới, song tất cả đều nằm trong
4 typ huyết thanh đã phân loại. Sự nhiễm với bất kì type nào cũng không bảo
vệ bệnh nhân khỏi sự nhiễm với 3 type còn lại. Nhưng việc bị nhiễm liên tiếp
với nhiều type là một trong những tiền đề cho hội chứng sốc Dengue [90].


5

1.1.2. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết
SXH là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và
muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh thường có triệu chứng sốt
cao, đột ngột kéo dài trong vòng 2-7 ngày kèm theo đau đầu, đau cơ, đau
xương khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có xuất huyết với nhiều mức độ
khác nhau và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, tử vong [4].
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Virus Dengue gây bệnh SXH do côn trùng truyền bệnh gọi là virus Arbo
thuộc nhóm Flaviridae. Các giả thuyết đã cho thấy tổ tiên của loại virus này
đã xuất hiện cách đây khoảng 1 ngàn năm trong một chu kỳ lây nhiễm liên
quan đến động vật linh trưởng không phải là con người và muỗi. Còn sự lây
truyền sang người xảy ra cách đây khoảng vài trăm năm với sự xuất hiện cả 4
type 4 typ huyết thanh: I, II, III, IV. Khi vào cơ thể, virus nhân lên trong tế
bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh. Ở mỗi nước hay khu vực có thể gặp cả 4
typ, nhưng trong mỗi vụ dịch tùy theo có typ nổi trội hơn.


Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti


6

Muỗi trưởng thành

Cung quăng

Trứng

Bọ gậy

Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti
1.1.2.2. Nguồn truyền nhiễm
Nguồn truyền nhiễm chính là bệnh nhân. Trong đó nhóm người mắc thể
nhẹ, ít được phát hiện là nguồn bệnh quan trọng. Các nhà nghiên cứu ở
Malaysia đã chứng minh được loài khỉ hoang dại là nguồn bệnh trong tự
nhiên, nhưng chưa có bằng chứng từ khỉ truyền cho người.
1.1.2.3. Đường lây truyền
- Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà qua muỗi
Aedes đốt người bệnh rồi truyền virus sang người lành qua vết đốt. Ở Việt
Nam có hai loài muỗi truyền bệnh chính là:
+ Muỗi Ae. aegypti.
+ Muỗi Ae. albopictus.
Trong đó quan trọng nhất là Ae. aegypti.
Aedes aegypti là loại muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, khu đông
dân cư, thích trú đậu trong nhà, ưa đốt người, đốt dai (đốt nhiều lần đến khi



7

no), sau khi đốt thì đậu ở nơi tối, đốt chủ yếu ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm
và chiều tối (còn gọi là muỗi ngày), bay xa khoảng 400m, đậu cao từ 2m trở
xuống, thích đậu ở chỗ tối, mát, ở các giá thể sẫm màu. Sinh sản thuận lợi ở
những dụng cụ chứa nước gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là
trên 26oC (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn: 32-35 oC chỉ cần 4-7 ngày. Muỗi
cái đẻ trứng trong suốt đời sống của nó khoảng 6 - 7 lần, mỗi lần khoảng 60
- 100 trứng, tuy nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm muỗi có thể đẻ đến
13 lần. Muỗi Aedes aegypti nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trung bình
sống từ 20 - 40 ngày [81],[92],[106],[107].
1.1.2.4. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ
bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ so với người lớn. Sau khi khỏi bệnh
cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời với typ virus Dengue gây bệnh nhưng không
có miễn dịch đầy đủ với các typ virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ
hai do typ virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ
xuất hiện sốc Dengue.
1.1.2.5. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền:
Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày. Thông thường từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là
nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu đây là giai đoạn trong
máu có nhiều virus. Muỗi bị nhiễm virus từ 8-12 ngày sau khi hút máu và có
thể truyền bệnh suốt đời.
1.1.2.6. Điều kiện phát sinh dịch và phân vùng dịch tễ
Dịch SXH trong những năm gần đây có xu hướng lan rộng ra nhiều
vùng khác trên thế giới. Đông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương là
những vùng có dịch lưu hành cao. Việt Nam là một trong những nước nằm
trong khu vực này.



8

Bệnh SXH tuy có nhiều trường hợp nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường
hợp nặng như thể sốc, thể não,… và tỷ lệ tử vong cao (từ 2-3 đến 10% tuỳ
theo mỗi nước).
Điều kiện phát sinh dịch
Cần 3 điều kiện:
- Mật độ muỗi Ae. aegypti cao (≥ 1 con/nhà và 50% nhà có muỗi).
- Khí hậu, thời tiết thích hợp: Mùa mưa (nhiều ổ nước đọng), nhiệt
độ > 25oC.
- Đặc điểm dân cư: Mật
độ dân cư cao, chưa có miễn
dịch hoặc mới tiếp xúc hạn
chế với virus Dengue; trẻ em
chiếm tỉ lệ cao trong tập thể.
Điều kiện sinh hoạt vệ sinh
thấp: nhà ở chật chội, ẩm
thấp, tối, thiếu nước dùng

Hình 1.3: Chu trình tái nhiễm SXH

(phải dự trữ nước), có nhiều
cống rãnh ứ trệ, ao tù…
Ở nước ta, SXH được chia thành 3 vùng:
- Vùng 1: có bệnh quanh năm, phát triển mạnh vào mùa hè thu, gặp
chủ yếu ở trẻ em (Đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung…).
- Vùng 2: không có bệnh vào những tháng rét nhưng phát thành dịch
vào mùa mưa - nóng, gặp cả ở trẻ em và người lớn (Bắc Trung Bộ, đồng bằng
Bắc Bộ…).



9

- Vùng 3: bệnh tản phát ở vài tháng mưa - nóng, thường không thành
dịch (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc…).
Về type gây bệnh, theo các nghiên cứu trong các giai đoạn và ở các khu
vực khác nhau, khi nhận xét về mặt huyết thanh học, virus học thì bệnh
SD/SXHD xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1987 đến 2007 tại một số
tỉnh miền Bắc và miền Trung thì các typ virus Dengue thường chuyển dịch từ
virus Dengue typ 2 sang virus Dengue typ 1 rồi đến virus Dengue typ 3. Dự
báo trong giai đoạn tới, khi mặt bằng đáp ứng kháng thể của cộng đồng dân cư
đối với các typ virus Dengue 1 và 2 thì các vụ dịch có thể chuyển sang virus
Dengue typ 3, typ 4 nhưng virus Dengue typ 2 vẫn luôn có mặt và là nguyên
nhân chính gây nên dịch SD/SXHD ở Việt Nam [12],[18],[42],[47],[51].
Qua các báo cáo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện
Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, cho thấy tại khu vực miền Bắc thì chủ yếu
lưu hành các typ D1 và D2. Đối với các tỉnh phía Nam thì hầu như luôn xuất
hiện cùng lúc 4 typ virus D1, D2, D3, D4. Tuy nhiên, đối với các trường hợp
SXHD độ III, IV thì typ virus D1 và D2 vẫn chiếm ưu thế.
Trong năm 2011, qua giám sát tại các tỉnh phía nam, kết quả phân lập
typ virus cho thấy số mẫu dương tính với D1 chiếm tỷ lệ cao nhất (9,53%) kế
đến là D2 (6,46%); D3 (1,89%) và D4 là 4,91%.
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính hàng năm có khoảng 50-100 triệu
trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và gần một nửa dân số thế giới sống ở
vùng lưu hành sốt xuất huyết. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hiện
tại có gần 75% dân số toàn cầu tiếp xúc với sốt xuất huyết [117]. Bệnh SXH
hiện đã trở thành dịch và đang lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có
khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,
Châu Mỹ, Châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch.



10

Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất. SXH đang là một trong những gánh nặng về sức khoẻ cộng đồng và là
mối quan tâm chủ yếu của lĩnh vực y tế công cộng trên toàn thế giới. Số ca mắc
SXH liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ 1970 đến
1995 trên toàn cầu, số mắc SXH đã tăng 4 lần, Số ca nhiễm SXH hàng năm ước
tính khoảng 50 triệu người, 500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện mỗi năm
trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%. Theo
Tổ chức Y tế thế giới số ca mắc sốt xuất huyết Dengue được báo cáo trong
khoảng thời gian 55 năm qua đã tăng tới 2.427 lần. Giai đoạn ghi nhận báo
cáo đầu tiên 1955-1959 trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 908 ca, tuy nhiên
giai đoạn 1960-1969 có số ca mắc trung bình gấp hơn 15 lần so với giai đoạn
trước đó. Và số ca mắc tiếp tục tăng cao [114],[116],[120].
Trong các khu vực chịu gánh nặng về bệnh SXH cho sức khoẻ cộng đồng,
vùng có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam Châu Á và Tây Thái
Bình Dương. Trong đó phải kể đến các nước có tỷ lệ chết và mắc cao trong
những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Lào, Campuchia [67],[81],[103]. Năm 1987, tại Thái Lan báo cáo có
175.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong. Đến năm 1996, các nước Đông Nam Á
và khu vực Tây Thái Bình Dương đã báo cáo có 1.300.000 ca mắc và 3.500 ca
tử vong vào năm 1998. Đến năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại
Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000
trường hợp lâm sàng được báo cáo và 850 trường hợp tử vong. Tại Singapore,
năm 2004 là năm có số mắc SXH cao nhất kể từ năm 1998, số mắc ghi nhận lên
tới 8.500 trường hợp mắc, cao gấp 2 lần số mắc năm 2003 và là số mắc cao
nhất trong 10 năm trở lại đây ở nước này. Malaysia cũng ghi nhận tới
33.203/58 trường hợp mắc/chết trong năm 2004, số mắc cao nhất kể từ năm

1999 tại nước này. Một số nước khác trong khu vực cũng ghi nhận có tỷ lệ
chết/mắc do SXH cao là Philippines (0,7%), Srilanca (0,6%) [114],[120].


11

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sốt xuất huyết ngày càng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội. Thứ nhất gánh nặng kinh tế xã hội do bệnh
SXH bao gồm các chi phí trực tiếp cho bệnh nhân nằm viện, thiệt hại kinh tế cho
bệnh nhân và người nhà phải nghỉ việc để chăm sóc người ốm. Thứ hai là thiệt
hại do chi phí tốn kém diệt vectơ truyền bệnh trong các vụ dịch. Thứ 3 là thiệt
hại về du lịch. Các quốc gia khác có số mắc cao lần lượt thuộc về các quốc gia
tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Á Thái Bình Dương [115],[117],[120].
Năm

Số ca mắc (x1000)

400

1.4

Tỷ suất tử vong (%)
350

1.2
1

250

0.8


200
0.6

150

0.4

100

0.2

50

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004


2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

0

1991

0


Tỷ suất tử vong (%)

Số ca mắc (x1000)

300

Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình
Dương, giai đoạn 1991 - 2011 (Nguồn: WHO Western Pacific Regional Office)
Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy
ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34%.
Tại Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Marshall, Singapore
và Việt Nam có hơn 1.000 trường hợp mắc vào năm 2011, số trường hợp mắc
cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, có sự biến đổi lớn giữa các quốc gia
trong khu vực về phân phối type huyết thanh. Tại Campuchia năm 2011 có
15.980 trường hợp mắc và 73 trường hợp tử vong với cao điểm dịch vào
tháng 7. Nhóm mắc bệnh là nam vị thành niên và người lớn chiếm tỷ lệ cao
hơn nữ. Có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh qua kết quả giám sát huyết


12

thanh và phân lập virus: 77% type DEN - 1; 19% type DEN - 2; 2% type
DEN - 3 và 2% type DEN - 4. Tại Lào có số mắc thấp hơn Campuchia với
3.905 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong với một đỉnh dịch xảy ra trong
tháng chín. Riêng Philippine năm 2011 đã có số ca mắc cao nhất trong khu
vực với 125.975 trường hợp mắc và 654 ca tử vong, cao điểm dịch xảy ra vào
tháng 8. Số trường hợp mắc ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Không
có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh ở quốc gia này, chủ yếu là DEN - 1
(44%), DEN - 3 (43%) và DEN - 2 (13%) [67],[68],[120].
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 đến nay SXH đã lan nhanh ra

toàn khu vực. Năm 2003, có 8 quốc gia trong khu vực có dịch SXH là:
Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và
Timor - Leste. Tại Nepal đã xuất hiện trường hợp SXH lần đầu tiên vào tháng
11/2006. Riêng Hàn Quốc là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á là
không có SXH. Các nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và xích đạo
như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor - Leste xem dịch
SXH là một vấn đề y tế công cộng lớn. Chi phí chi trả cho phòng chống, điều
trị bệnh là rất lớn [74],[86],[95].

350000

Năm

Số tử vong

2000

300000
Số ca mắc

2500

250000

1500

200000
1000

150000

100000

Số tử vong

400000

Số mắc

500

50000
0

0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và tử vong ở khu vực Đông Nam Á
(Nguồn: WHO Regional Office for South - East Asia, New Delhi)


13

Chu kỳ bùng phát dịch SXHD thường xuất hiện lặp lại 5 đến 6 năm
một lần. Mặc dù đã có những vụ dịch xuất hiện, nhưng vẫn còn một số lượng
lớn người cảm nhiễm luôn tồn tại trong quần thể, lý do là vì có tới 4 chủng
virus gây bệnh và vì số người cảm nhiễm mới luôn gia tăng trong quần thể,
thông qua số sinh mới và qua nhập cư từ nơi khác tới.
Công tác phòng chống dịch SXH đã được thực hiện thông qua chiến
lược Phòng Chống Dengue giai đoạn 2008 - 2015 của WHO tại khu vực Đông
Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược này nhằm chuẩn bị đối

phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của bệnh SXH với nguy cơ lan rộng
đến các khu vực địa lý mới và gây tử vong cao trong giai đoạn đầu dịch. Theo
báo cáo của WHO, năm 2010 đã xảy ra số trường hợp mắc SXHD cao nhất ở
khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2003 đến nay, số trường hợp mắc cao nhất là
355.525 trường hợp và tử vong 1982 ca (biểu đồ 1.2). Sau năm 2010 thì xu
hướng dịch giảm, có thể do đây là năm chu kỳ dịch. Tuổi mắc SXHD có thay
đổi, gặp nhiều ở trẻ trên 15 tuổi, tuổi trung bình mắc SXHD là 31,59 đến 35,42.
Theo WHO, mục tiêu của Chiến lược phòng chống SXHD toàn cầu là
giảm bùng phát dịch trên thế giới. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ mắc xuống thấp
nhất dưới 50% và tỷ lệ tử vong dưới 25% (so với năm 2010) [117]. Để làm
được điều này thì hiệu quả huy động cộng đồng là một chỉ số đánh giá đã
được chứng minh từ nhiều nghiên cứu về sự thay đổi hành vi của người dân.
1.1.4 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam
Gánh nặng bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe
cộng đồng ở tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh SXHD là một
bệnh truyền nhiễm đã và đang tái nổi, tuy con số tử vong do bệnh này là
không cao bằng các bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS... nhưng số mắc
bệnh xảy ra hàng năm là không nhỏ, khoản kinh phí hàng năm phải chi trả
cho công tác phòng chống bệnh và dập dịch là rất lớn [22]. Chính vì vậy, có
thể xem bệnh SXHD là một trong những bệnh truyền nhiễm mang lại gánh


14

nặng rất lớn cho Y tế quốc gia. Chi phí cho một ca bệnh trung bình là 139,3 ±
61,7 đô la/ ca bệnh với trên 50% là chi phí cho giường bệnh [96].
Hiện nay, SXH đang tồn tại nhiều nguy cơ gây dịch lớn. Khi dịch xảy ra
thường xuất hiện trên địa bàn rộng, gây nên quá tải cho bệnh viện, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến xã hội, kinh tế quốc gia. Môi trường sinh thái hiện nay là điều
kiện thuận lợi cho bệnh phát triển do quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ tầng thấp

kém vì vậy SXH chưa thể khống chế được trong tương lai gần. Các yếu tố nguy
cơ của bệnh ngày càng phức tạp và chưa thể kiểm soát được. Các yếu tố tự
nhiên như sự biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng hiện tượng Elnino, Elnina
trên thế giới tác động đến sự gia tăng của quần thể vectơ SXH. Tập quán trữ
nước trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt để đối phó với thời tiết khô hạn
đặc biệt tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là yếu tố làm gia tăng quần
thể muỗi truyền bệnh SXH và gia tăng nguy cơ xảy ra dịch lớn tại các địa
phương này. Việc sử dụng các hoá chất diệt côn trùng không kiểm soát làm
tăng tính kháng của vectơ truyền bệnh. Sự gia tăng các hoạt động giao lưu,
buôn bán và du lịch giữa các vùng miền trong nước, ngoài nước góp phần làm
tăng nguy cơ lan truyền SXH trong cộng đồng. Bên cạnh đó, có sự biến đổi
chủng virus Dengue cũng là một yếu tố có khả năng gây dịch lớn.
Vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1958
được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959. Ở miền Nam, bệnh
SXH được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1960 với 60 bệnh nhân nhi tử vong.
Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng,
sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở
đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi truyền bệnh SXHD. Đây là bệnh
gây tử vong hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo
qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Sau năm 1963, dịch SXHD đã xảy ra liên tiếp
ở 19 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Từ năm 1970 đến năm 1974, tại Hà Nội
bắt đầu xuất hiện các vụ dịch lẻ tẻ ở một số điểm trong nội thành Hà Nội với
số bệnh nhân từ vài chục tới hàng trăm trường hợp phải vào bệnh viện để điều


15

trị [12],[21],[55],[56]. Trong thời gian đó dịch cũng lan nhanh ra các thành
phố, thị xã, thị trấn và cả vùng nông thôn [88],[90],[95],[99].
Trong những năm đầu, SXHD chỉ xuất hiện ở một vài địa phương với

các ổ dịch nhỏ, số người mắc bệnh ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Nhưng về sau,
dịch càng lan rộng, với số người mắc bệnh ngày càng nhiều. Ðỉnh cao là vào
các năm 1983, 1987 với qui mô toàn quốc. Tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả nước
từ năm 1981 đến 1987 là 41,02 ca mắc/100.000 dân đến 462,24 ca mắc /
100.000 dân. Do công tác điều trị đạt được nhiều tiến bộ nên tỷ lệ tử vong bắt
đầu giảm từ 2,7 ca/100.000 dân trong năm 1983 xuống còn 0,16 ca/100.000
dân vào 1994. Tỷ lệ mắc bệnh giữa các năm và giữa các vùng miền trong
nước dao động rất khác nhau [34]. Tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam thường cao
hơn nhiều lần so với miền Trung và miền Bắc. Kết quả theo dõi những năm
có dịch lớn (1983, 1987, 1991) cho thấy miền Nam có 87,2% số huyện thị
xuất hiện bệnh; tỷ lệ này ở miền Bắc là 59,5%; miền Trung là 58,7%; Tây
nguyên chỉ có 29,5%. Kết quả khảo sát những vùng này đều thấy sự hiện diện
của trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti với mật độ cao. Càng
về sau, bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam. Đến năm 1995 1996, tỷ lệ mắc bệnh ở miền Nam cao hơn miền Bắc (66 - 67% so với 2 - 3%).
Từ năm 2000 đến 2011, tình hình nhiễm SXHD ở Việt Nam không ổn
định nhưng thời kỳ cao điểm của dịch SXHD là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng
năm. Gần như tất cả các ca mắc SXHD và tử vong đều ở các tỉnh phía Nam.
Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 có 76,9% ca mắc sốt xuất huyết và 83,3%
ca tử vong do sốt xuất huyết là ở 20 tỉnh phía Nam. Khoảng 90% số ca tử
vong do SXHD là ở nhóm tuổi dưới 15. Chu kỳ dịch SXHD có khoảng cách
xảy ra muộn hơn một năm so với giai đoạn trước năm 1990, thường xảy ra
theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần [49]. Năm 2000, số trường hợp tử vong
do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả
nước. Giai đoạn từ năm 1999 - 2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm đi
chỉ còn 36.826 trường hợp và số tử vong là 66 trường hợp. Tuy nhiên từ năm


16

2004 đến nay số mắc và số tử vong do SXHD có xu hướng gia tăng. Năm 2006

cả nước đã ghi nhận 77.818 trường hợp mắc SXHD, trong đó 68 ca tử vong, tỷ
lệ mắc 88,6 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,09%. Đến năm 2010,
số mắc SXHD của cả nước tiếp tục tăng lên, ghi nhận có 128.710 ca mắc, trong
đó 109 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 146,69 trường hợp/100.000 dân
và tỷ lệ chết/mắc là 0,85%. Đến năm 2011, số trường hợp mắc bệnh đã giảm gần
một nửa so với năm 2010, nguyên nhân là có thể do số trường hợp mắc bệnh
năm 2010 đã được miễn dịch ở cộng đồng, mặt khác năm 2011 không còn nằm
trong chu kỳ dịch chung của cả nước [6],[19],[28],[38]. Hiện nay, bệnh SXHD
là một trong mười bệnh truyền nhiễm do véc tơ truyền có tỉ lệ mắc và tử vong
cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tỉ lệ mắc do SXHD đứng hàng thứ tư và tỉ
lệ chết đứng thứ năm. Dân số trong vùng SXHD lưu hành có nguy cơ mắc
bệnh khoảng 70 triệu người.

Biểu đồ 1.3. Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam,
1980 - 2017


17

Hiện nay, sự biến đổi của khí hậu cũng đã mang tới những thách thức
mới trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Đặc tính của vectơ truyền
bệnh SXHD thích ứng rất tốt với môi trường đô thị và nó sinh sản trong các
DCCN sạch. SXHD là bệnh theo mùa và thường liên quan tới thời tiết nóng
và ẩm ướt. Tính chất mùa của SXHD đã được nghiên cứu ở nhiều nước trong
khu vực Đông Nam Á chứng minh rằng số trường hợp mắc SXHD ở khu vực
Đông Nam Á tăng theo lượng mưa và quần thể vectơ, trong đó số bệnh nhân
tăng sau lượng mưa khoảng một tháng. Do đó, ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu lên bệnh SXHD phụ thuộc vào cả 2 yếu tố: lượng mưa và nhiệt độ. Trong
đó, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền virus Dengue bởi sự
ảnh hưởng của nó tới việc phân bố, khả năng hút máu của vectơ, giai đoạn ủ

bệnh trong muỗi và đời sống muỗi trưởng thành. Thời gian cần cho virus tới
tuyến nước bọt muỗi thay đổi theo nhiệt độ và có tầm quan trọng trong việc
gây nên sự lưu hành. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự trưởng thành của muỗi,
nhiệt độ cao trứng nở nhanh hơn. Nhiệt độ cao hơn muỗi cần hút máu nhiều
hơn để cung cấp protein cho quá trình sản xuất trứng. Nhiệt độ từ 16 oC đến
20oC bọ gậy phát triển nhanh, song ở 26oC là nhiệt độ tốt nhất cho sự phát
triển. Còn đối với sự phát triển của virus, nhiệt độ phù hợp là 22 oC. Chính
điều này đã làm tăng số lượng cá thể bị nhiễm và tăng khả năng truyền bệnh
của vectơ theo mùa [76],[78],[83],[89].

Biểu đồ 1.4. Phân bố ca mắc SXHD theo vùng miền


18

Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt
giữa miền Bắc và miền Nam, 84,4% ca SXH xuất hiện ở khu vực phía Nam.
Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, bệnh thường xảy ra từ tháng 4
đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không
thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti [37]. Bệnh
phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và
10. Ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong suốt năm với
tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào các tháng
7, 8, 9 và 10. Chỉ số mật độ muỗi ở miền Nam cao hơn từ 4 - 9 lần so với khu
vực miền Bắc. Chu kỳ dịch trung bình khoảng từ 3 đến 5 năm, dịch có thể lan
rộng và có thể ảnh hưởng tới số đông dân cư [12],[42],[46],[50].
Năm 1998, tại khu vực miền Nam đã xảy ra nhiều vụ dịch lớn với
455,7 ca mắc/100.000 dân và 347 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,3%. Xu
hướng gia tăng tỷ lệ mới mắc bệnh SXHD được ghi nhận kể từ 2005 cho đến
nay. Tỷ lệ mắc/100.000 dân có giảm so với năm 1998 (455,7/100.000 dân) và

năm 1997 (319,9/100.000 dân) nhưng tăng so với trung bình các giai đoạn
1996-2005 và giai đoạn 2000 - 2005; đặc biệt tăng nhiều nhất là so với giai
đoạn (2003 - 2007) là 31%. Điều này cho thấy mục tiêu mà Dự án SXH quốc
gia đưa ra là giảm 15% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với giai đoạn 2003 - 2010 đã
là một thách thức lớn cho công tác phòng chống SXH tại khu vực phía Nam.
Đặc biệt sau 10 năm (1998 - 2007), cả nước đã xuất hiện lại cao điểm dịch lớn,
ghi nhận 104.464 trường hợp mắc SXHD, trong đó 88 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên
tới 122,61 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08% (biểu đồ 1.5).


19

450

số mắc/100000

350

400

số tử vong

300

350
300

250

250


200

200

150

150

100

100

2012

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004


2003

2002

2001

2000

0

1999

0
1998

50

1997

50

Số ca chết do SXHD

400

1996

Số ca mắc SXHD/100.000 dân


500

Năm

Biểu đồ 1.5. Tình hình mắc, chết SXHD khu vực phía Nam, 1996 - 2012
Trong năm 2008, tại khu vực phía Nam số mắc SXHD là 12.533 ca,
trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm 70% số mắc. Có 08/20 tỉnh có số ca mắc
SXHD tăng so với 2007 là Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà
Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh với hơn
3.000 trường hợp mắc SXHD. Tỷ lệ chết/sốc (độ III, IV) là 0,97%.Tình hình
mắc, chết do SXHD giai đoạn 2005 - 2008 tại khu vực phía Nam cho thấy
chưa có dấu hiệu khả quan. Xu hướng số mắc và số tử vong vẫn còn cao.
Năm 2008, tỷ lệ mắc/100.000 dân toàn khu vực là 248/100.000 dân, tính từ
năm 1998 (giai đoạn bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu phòng chống
SXH quốc gia), đây là năm có tỷ lệ mắc/100.000 dân khá cao, chỉ đứng sau
năm 2007. Năm 2011, tổng số ca mắc SXHD được báo cáo là 60.596 ca,
trung bình là 1.165 ca mắc/tuần. Kể từ sau tháng 8/2012 thì số ca mắc giảm
đều ở các tháng tiếp theo và thấp hơn ngưỡng cảnh báo (đường cong chuẩn giai
đoạn 2005 - 2010). Điều này cho thấy hoạt động can thiệp và chống dịch tại
khu vực phía nam đã được triển khai kịp thời và có tác động rõ rệt khiến đường
cong dự báo dịch SXHD không tăng cao trong các tháng cao điểm tiếp theo.


20

Biểu đồ 1.6. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại các tỉnh khu vực
phía Nam năm 2012 so với năm 2011 và đường cong chuẩn 2005 - 2010
Theo nhiều kết quả nghiên cứu ở khu vực phía Nam cho thấy bệnh xuất
hiện vào tất cả các tháng trong năm với tần suất thấp nhất ở các tháng 2, 3, 4
(chiếm 10,3% số mắc cả năm), có chiều hướng gia tăng từ tháng 5, tăng dần

trong tháng 6 và cao điểm trong các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9, 10. Điều này
thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD cho đến nay vẫn không thay đổi.
Kết quả này không khác biệt nhiều với khu vực phía Bắc. Tại Nghệ An từ
năm 2001 - 2010, dịch SXH thường xảy ra ở Nghệ An với chu kì 2 - 3 năm.
Dịch xuất hiện vào tháng 5, tăng mạnh ở tháng 7, đạt đỉnh cao tháng 8 - 9, giảm
dần vào tháng 10 - 11. Sự xuất hiện bệnh SXH phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm, các chỉ số về mật độ muỗi, mật độ bọ gậy. Từ các năm 2008 đến
nay, số mắc SXHD luôn duy trì ở mức cao [13],[57],[59],[60].
Năm 2005, một kết quả nghiên cứu tại Khánh Hòa cũng đã chứng minh
cho thấy bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu dưới 15 tuổi (chiếm 77,2%), nhóm trên
15 tuổi chỉ chiếm 22,9%, nhóm tuổi mắc cao nhất là 6 -10 tuổi chiếm 32,5% .
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu dịch tễ SXHD tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn


21

2001 - 2006 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trên 15 tuổi có xu hướng tăng
chiếm 35,7% trong tổng số, so với giai đoạn 1996 - 2000 tỷ lệ này là 23,8%.
Kết quả này cho thấy từ năm 2000 đã có sự biến động về type virus ở các
vùng khác nhau trong khu vực phía Nam . Còn ở miền Bắc Việt Nam, nơi có
bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, 85% nhóm
tuổi mắc bệnh trên 15 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi trong cả
nước là 69,8%, trong đó ở khu vực phía Nam tỷ lệ này là 86,7%, ở miền
Trung là 71,6% và miền Bắc là 41,1%.
1.2. Các nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các nước thay vì
chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp do dịch SXH bùng phát thì cần
phải có kế hoạch dự phòng chủ động, phát hiện và điều trị sớm và quản lý
chặt chẽ các bệnh nhân SXH nặng để giảm nguy cơ tử vong. Việc ngăn chặn
hoặc làm giảm mức độ lây truyền của virus Dengue phụ thuộc hoàn toàn vào

việc kiểm soát các véctơ truyền bệnh. Có rất nhiều phương pháp để kiểm soát
như phương pháp hóa học, sinh học, các biện pháp bảo vệ cá nhân phòng
muỗi đốt.
1.2.1. Một số phương pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết
1.2.1.1. Biện pháp hóa học
Nhiều biện pháp phòng chống dịch SXH đã được các nhà dịch tễ học
quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Đến những năm 1950, khi có hóa chất diệt
côn trùng, các nhà chuyên môn y tế dự phòng đã tin tưởng rằng sẽ diệt được
hết muỗi để khống chế bệnh SXH. Trong nhiều năm, việc phòng chống véc tơ
truyền SXH chủ yếu dựa vào việc phun hóa chất diệt côn trùng dưới dạng thể
tích cực nhỏ để diệt muỗi nhiễm virus trong các vụ dịch. Nhưng trên thực tế,
hóa chất chỉ tiêu diệt được muỗi trưởng thành và sau một thời gian (từ 5 đến 7
ngày) bọ gậy từ các ổ chứa nước trong và ngoài nhà lại phát triển thành muỗi,
và mật độ muỗi lại tăng lên. Khi có mầm bệnh, thì chính nguồn vectơ này sẽ


22

tiếp tục làm bệnh lây lan và phát sinh rộng ra cộng đồng. Bên cạnh đó, nếu hệ
thống giám sát véc tơ SXH không phát hiện và xác định các ổ dịch kịp thời thì
việc phun hóa chất thường là quá muộn để ngăn chặn sự lan truyền của dịch.
Còn khi sử dụng hóa chất, tâm lý người dân ỷ lại vào các can thiệp của y tế vì
cho rằng phun hóa chất là hết dịch bệnh nên không quan tâm đến việc kiểm
soát và loại bỏ nguồn sinh sản của muỗi trong hộ gia đình. Từ đó, dịch vẫn
phát sinh và lan rộng qua nhiều thập kỷ [20],[62].
Trước những năm 1960, dịch SXH chỉ xuất hiện ở 9 nước và đến nay,
dịch đã lan rộng trên 100 nước và vẫn tiếp tục đe dọa đến nhiều nước khác
trên thế giới. Điều này chứng tỏ rằng biện pháp sử dụng hóa chất sau nhiều
năm vẫn không mang lại hiệu quả, song song đó là vấn đề ô nhiễm môi
trường sống do sử dụng hóa chất cũng cần được quan tâm. Ngoài vấn đề gây

ô nhiễm môi trường thì hiện nay tình hình muỗi Aedes kháng hóa chất cũng là
mối lo ngại [31],[36],[81]. Vì khi có dịch bệnh xảy ra, việc can thiệp nhanh
bằng hóa chất sẽ không còn hiệu quả. Trong năm 2009, một nghiên cứu về độ
nhạy của muỗi Aedes đối với một số hóa chất mang tính chất chiến lược để
chống dịch. Muỗi Aedes aegypti thu thập từ 20 điểm nghiên cứu thuộc 10 tỉnh
miền Nam trong 3 năm từ 2007-2009, được đánh giá về độ nhạy cảm với 5
loại hoá chất diệt côn trùng theo phương pháp giấy tẩm hoá chất của Tổ chức
Y tế thế giới (DDT 4%; malathion 5%; ermethrin 0,75%; lambdacyhalothrin
0,05% và deltamethrin 0,05%). Kết quả cho thấy muỗi Aedes aegypti kháng
hoặc có khả năng kháng với DDT ở 100% điểm nghiên cứu, nhạy cảm với
malathion tại 6 điểm (30%), có khả năng kháng ở 11 điểm (55%) và kháng ở
3 điểm (15%). Còn đối với 3 loại hoá chất diệt côn trùng thuộc nhóm
Pyrethroid (lambdacyhalothrin; deltamethrin và permethrin), nghiên cứu đã
ghi nhận muỗi kháng tại 45% điểm nghiên cứu, có khả năng kháng ở 33%, và
còn nhạy cảm ở 22% điểm nghiên cứu. Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti


23

với hóa chất diệt côn trùng không đồng đều ở các điểm nghiên cứu và với các
loại hóa chất khác nhau [31].
1.2.1.2. Một số biện pháp sinh học
Một số biện pháp sinh học được dùng chủ yếu để loại trừ bọ gậy, cắt
đứt chu trình truyền nhiễm của bệnh như sử dụng vi khuẩn, nấm, ấu trùng
chuồn chuồn, mesocyclop, cá…
a) Hiệu quả của Bacillus thuringinensis varisraelensis
Bacillus thuringiensis var israelensis (Bti) là một trực khuẩn gram (+)
bào tử của nó sản xuất ra tinh chất có độc tính rất cao và nó có thể gây tác hại
trên bọ gậy của muỗi. Khi dùng Bti thì môi trường trở nên sạch và Bti đã
được thương mại hóa [80],[98],[110]. Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của

Bti sản xuất ở labo và thấy rằng: 20 bọ gậy Aedes aegypti hay Aedes
albopictus tuổi 2, tuổi 3 và đầu tuổi 4, được đặt ở những chén chứa nước với
nồng độ Bti biết trước. Nghiên cứu đã sử dụng 6 nồng độ Bti thích hợp khác
nhau cho mỗi chén, sau 24 giờ ở 270C số bọ gậy còn sống ở mỗi chén sẽ được
xác định bởi đường cong tỉ lệ chết. Tác giả ghi nhận 6 nồng độ gây chết của
Bti đối với bọ gậy từ 5% đến 95%. Hiện nay, tác giả đang áp dụng những kết
quả từ phòng thí nghiệm để áp dụng trong phòng chống SXHD tại thực địa
qua việc ghi nhận sự thay đổi môi trường sống, mật độ của bọ gậy, xem xét
vai trò của Bti trong việc kiểm tra chương trình phòng chống SXH [122]. Một
nghiên cứu khác của Boyce R và cộng sự năm 2013 cũng cho những kết quả
tương tự [100]. Một số nghiên cứu khác ở Thái Lan cũng đang sử dụng Bti
như một dạng phun diệt côn trùng kết hợp với các phương pháp giám sát khác
để kiểm soát SXH [85].
b) Ứng dụng khả năng ăn bọ gậy của ấu trùng chuồn chuồn
Theo nghiên cứu của Phuanukoonnon tại Thái Lan cho thấy vật chứa
nước chính có bọ gậy Aedes aegypti là các bể xi măng chứa nước ở nhà tắm,
thường mật độ bọ gậy ở đây cao nhất khoảng trên 100 con. Những vật chứa


24

nước này thường có thực vật sinh sống, phát triển và chỉ số côn trùng trong
các vật chứa nước này khá cao ở các trường học. Bởi vì, ở những bể nước xi
măng, mực nước sâu và tối khó có thể nhìn thấy lăng quăng, do đó việc áp
dụng các biện pháp diệt bọ gậy bằng thuốc sát trùng tương đối khó [97]. Hiệu
quả của ấu trùng chuồn chuồn cũng đã được sử dụng thành công ở Myanma,
có thể sử dụng để kiểm tra ở trong những vật chứa nước như ở các bể xi
măng. Do chi phí sử dụng không đắt tiền, nên phương pháp này đang được
quan tâm áp dụng trên cộng đồng trong phòng chống SXH.
c) Sử dụng nấm Ascogregarina sp trên Aedes albopictus

Tác giả Roychoudhury và công sự nghiên cứu về nấm Ascogregarina
spp cho thấy đây là một nguyên sinh động vật sống ký sinh gây nhiễm trên
nhiều loại muỗi. Tác giả đã thu thập được bọ gậy của muỗi và đã theo dõi độ
nhiễm ở bào tử động trên bọ gậy; tác giả cũng đã lấy được các ấu trùng của
giai đoạn ký sinh từ cung quăng trong các lu sau khi thử cho nhiễm ở các ấu
trùng của Aedes aegypti. Số lượng ký sinh sẽ thay đổi tùy vùng và tùy môi
trường sống của bọ gậy [101]. Hiện nay, thử nghiệm đang được tiếp tục
nghiên cứu để xác định rõ hiệu quả sinh học cũng như sự vận nhiễm trên các
giai đoạn phát triển của các loài muỗi gây bệnh.
d) Sử dụng Mesocyclop trong kiểm soát Aedes aegypti truyền bệnh SXH ở
Việt Nam
Theo Vũ Sinh Nam, Trần Đắc Phu và một số tác giả khác, Mesocyclop
(copepods) có thể dùng sử dụng như một tác nhân sinh học kiểm soát vectơ
Aedes aegypti [30],[40],[93],[94]. Có 9 loại Mesocyclop đã được xác định ở
Việt Nam, môi trường sống thích hợp của chúng là lu, khạp và những nơi đẻ
trứng của Aedes aegypti. Những ứng dụng trên thực địa cho thấy, sau 17 tháng
phóng thả Mesocyclop đã làm giảm quần thề Aedes aegypti đến 92 - 100%, và
hiệu quả này còn duy trì thêm vài tháng sau nữa. Phương pháp này sẽ có hiệu
quả cao nhất với sự tham gia của cộng đồng. Qua các báo cáo về các ứng


25

dụng mới trên các tác nhân sinh học trong phòng chống SXH, phòng chống
tận gốc muỗi Aedes aegypti, tức là diệt bọ gậy từ các vật chứa nước trong và
xung quanh nhà, nơi chứa nước sinh hoạt do người dân tạo ra. Việc ứng dụng
Mesocyclops đã được biết đến như một trong 3 mô hình phòng chống SXH
hiệu quả cả ở trên thế giới và Việt Nam [30].
e) Sử dụng tác nhân sinh học Wolbachia
Tác nhân sinh học Wolbachia là một trong những tác nhân sinh học

giúp tiêu diệt muỗi [109]. Một nghiên cứu đang được thử nghiệm tại đảo Trí
Nguyên, Việt Nam là dùng vi khuẩn Wolbachia để gây nhiễm vào muỗi, làm
cho muỗi chết sớm và hạn chế vi rút Dengue nhiễm và phát triển được trên
muỗi nhiễm đó. Wolbachia là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo thông qua trứng của côn
trùng. Wolbachia được tìm thấy tự nhiên trong khoảng hơn 60% các loài côn
trùng sống xung quanh con người, bao gồm cả những loài muỗi thường hay
đốt người. Tuy nhiên nó lại không tồn tại trong muỗi Aedes aegypti, véc tơ
chính truyền bệnh SXHD. Tại Việt Nam, một nhóm nghiên cứu dự án của
Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương bắt đầu nghiên cứu về Wolbachia từ năm
2006 với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế. Dự án đã cấy và nhân nuôi
thành công muỗi Aedes aegypti địa phương mang Wolbachia tại phòng thí
nghiệm của Viện. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thu được qua các giai đoạn
nghiên cứu từ năm 2006 - 2013, hoạt động thả muỗi Aedes aegypti mang
Wolbachia đã được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 4/2014 trên thực địa hẹp Đảo
Trí Nguyên, Nha Trang, với dân số trên 3.000 dân. Vào tháng 5/2014, muỗi
Aedes aegypti nhiễm Wolbachia đã được tiến hành thả tại từng hộ gia đình
trên đảo. Sau 27 tuần thả muỗi Aedes aegypti, tỷ lệ muỗi Aedes aegypti nhiễm
Wolbachia tại đây là 87%. Kết quả giám sát quần thể muỗi Aedes aegypti tự
nhiên vào tháng 5/2015 cho thấy nhiễm trên 95%. Như vậy, các kết quả
nghiên cứu tại đảo Trí Nguyên đã chứng minh khả năng có thể xâm nhập vào


×