Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết tường thành của võ thị xuân hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.31 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
______________

ĐINH PHƯƠNG THẢO

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TƯỜNG THÀNH
CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
______________

ĐINH PHƯƠNG THẢO

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TƯỜNG THÀNH
CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn:


TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

Hà Nội, 2019


Lời cảm ơn
Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, khóa luận của em đã hoàn thành.
Với tất cả tình cảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy giáo, cô giáo
trong khoa và trong tổ Lí luận văn học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Kiều Anh người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân
thành cảm ơn cô!
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em còn nhận được sự giúp đỡ của Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện Quốc gia Việt Nam... đã tạo điều kiện cung
cấp cho em những tài liệu hết sức cần thiết. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó!
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu,
thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận này.
Em xin chân trọng cảm ơn!

H Ni, ngy 10 thỏng 05 nm 2019
Ngi thc hin

inh Phng Tho


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Không gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà” là công trình nghiên
cứu của riêng em. Các tài liệu và nhận định, kết luận trong khóa luận này
trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Đinh Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................6
7. Bố cục của khóa luận ..................................................................................7
NỘI DUNG ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ.........................8
1.1. Quan niệm chung về không gian nghệ thuật............................................8
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .........................................................8
1.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật ...................................................9
1.1.3. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ............................................10
1.2. Hành trình sáng tác của Võ Thị Xuân Hà ..............................................12
1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn ......................................12
1.2.2. Tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà ..................................16
CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT TƯỜNG THÀNH CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ ..............................20
2.1. Không gian bối cảnh ..............................................................................20
2.1.1. Bối cảnh xã hội ...................................................................................20
2.1.1.1. Không gian xóm liều - nơi trú ngụ của những mảnh đời cơ cực .....20
2.1.1.2. Thế giới phố phường phồn hoa, lung linh - không gian của giới tri thức.....27
2.1.2. Bối cảnh tâm trạng .............................................................................32
2.2. Không gian tâm lí qua những dòng hồi tưởng của nhân vật..................38
2.3. Không gian huyền thoại gắn với chiếc thềm đá xóm liều......................40
2.4. Không gian sự kiện ................................................................................42
KẾT LUẬN..................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................50


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Không gian là phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của vật chất.
Cũng như tất cả các sự vật hiện tượng khác, mọi hành vi, hoạt động, sự kiện
của con người đều được thực hiện trong không gian. Mặt khác, văn học bắt
nguồn từ đời sống, phản ánh hiện thực cuộc sống của con người. Vì vậy, bất
kì tác phẩm văn học nào cũng đều không tách rời khỏi yếu tố không gian.
Cùng với thời gian, không gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là
phương diện quan trọng của thi pháp văn học. Tiếp cận tác phẩm văn học từ
góc độ thi pháp không gian nghệ thuật luôn thu hút được sự quan tâm của
nhiều người trong quá trình nghiên cứu.
Nếu hiểu văn chương là cảm nhận về thế giới và con người thì không
gian nghệ thuật là hình thức để con người cảm thụ về thế giới và bản thân.
“Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ
quan… Không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào
không gian địa lí.” [6; 160]. Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật
mang tính địa điểm để mô hình hóa các phạm trù thời gian. Đồng thời, không

gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở để mô hình hóa tính cách của nhân
vật cụ thể hoặc không mang tính cản trở để thể hiện ước mơ, nguyện vọng của
con người như trong cổ tích. Đặc điểm của không gian nghệ thuật được biểu
hiện qua hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Cho nên, nghiên cứu không
gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học không chỉ giúp người đọc thấy được
cấu trúc nội tại của tác phẩm mà còn cho thấy chủ đề tư tưởng của tác phẩm,
phong cách nghệ thuật và chiều sâu cảm thụ cũng như quan niệm nhân sinh
của nhà văn hay cả cả một giai đoạn văn học. Khrapchenco trong cuốn Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học cho rằng: Một trong
các dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật nhà văn là cách tổ chức, xây
dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm.
Trong dòng chảy không ngừng của văn học từ cổ chí kim, không gian
nghệ thuật luôn có sự biến đổi. Ở mỗi thời kì, giai đoạn văn học, không gian
1


nghệ thuật mang những đặc trưng riêng làm nên dấu ấn thời đại trong không
gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong văn học đương đại có sự thay
đổi so với không gian nghệ thuật trong văn học truyền thống, thể hiện qua
phương thức được biểu đạt. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian
mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí với mô hình không gian ba giới, ba
tầng, ba cõi. Đến văn học Trung đại, không gian nghệ thuật mang tính rộng
lớn bất biến của kiểu không gian vũ trụ, sau đó không gian được trở về gần
hơn với cuộc sống của con người, đó là kiểu không gian trần tục hóa, không
gian thế tục hóa. Chỉ đến văn học đương đại, không gian nghệ thuật mới thực
sự gần gũi với cuộc sống của cá nhân con người, đi sâu phản ánh hiện thực
cuộc sống đầy nhọc nhằn vất vả, không gian nghệ thuật được cá thể hóa.
Trong các thể loại văn học, tiểu thuyết được xem là thể loại có vị trí
hàng đầu trong mỗi nền văn học và luôn có sự biến chuyển không ngừng theo
vận động của hiện thực khách quan. Chính vì thế từng thành tố của nó, trong

đó có không gian nghệ thuật, cũng luôn tiềm tàng khả năng cách tân. Với khát
khao mãnh liệt cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, nhiều nhà văn trên thế giới đã
có những sáng tạo mới về cách xử lí không gian. Tuy muộn hơn so với sự
phát triển cùa văn học thế giới song văn học Việt Nam cũng đã khẳng định sự
cách tân trong thể loại tiểu thuyết qua các sáng tác của một số cây bút giai
đoạn văn học cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Võ Thị Xuân Hà là một trong những cây bút nữ được chú ý hiện nay
với sức viết dồi dào và không ngửng đổi mới. Chị là nhà văn sông nước,
thuộc thế hệ sinh ra trong thời bao cấp nhưng đã trưởng thành ở thời mở cửa.
Võ Thị Xuân Hà đã thành danh từ những năm 90, với những truyện ngắn
mang một phong cách riêng với những mô tả hiện thực tinh tế, với những biến
cố tưởng như đột ngột xảy đến nhưng thực ra đã được gián tiếp gợi từ trước.
Với tác giả, viết là một ám ảnh khôn nguôi, đưa đẩy đến một số phận, chỉ
muốn tỉnh thức để nhận diện chính mình. Tường thành - cuốn tiểu thuyết của
Xuân Hà viết về Hà Nội trong giai đoạn thành phố này sau khi thoát khỏi chế
độ bao cấp, hối hả lao mình vào thời kì đổi mới chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường. Cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật rõ nét, đồng

2


thời mang những giá trị hiện thực sâu sắc. Với mong muốn làm giàu thêm tri
thức lí luận văn học cho bản thân và đóng góp một hướng tiếp cận về tác
phẩm, người viết lựa chọn đề tài “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Tường thành của Võ Thị Xuân Hà”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Không gian nghệ thuật là một trong những vấn đề nghiên cứu cơ bản
của văn học hiện đại trên thế giới cũng như trong nước. Mặc dù chưa có cách
lí giải và trình bày thống nhất, song các nhà lí luận văn học đã đề xuất được
hướng nghiên cứu cơ bản về không gian nghệ thuật làm nền tảng cho các

nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong các tác phẩm văn học cụ thể.
Trong thời cổ đại và trung đại, triết học Hi Lạp chưa có khái niệm
không gian. Đến thời hiện đại, nhà sử học và triết gia lịch sử người Đức
Oswald Arnold Gottfried Spengler (1880-1936), là người đầu tiên nêu ra
phạm trù không gian trong cuốn Sự suy tàn của phương Tây (Der Untergang
des Andlandes) xuất bản năm 1918. Trong tác phẩm, ông khẳng định không
gian thay đổi theo văn hóa. Nhà triết học người Nga Pavel Alexandrovich
Florensky (1882-1937) đã phân tích không gian trong nghệ thuật Phục hưng
chỉ ra sự đối lập giữa không gian nghệ thuật với không gian địa lí và không
gian vật lí. Trong khi đó, triết gia người Đức Martin Heidegger (1889-1976)
cho rằng không gian vật lí là nền tảng của không gian nghệ thuật.
Những năm 40 của thế kỉ XX, nhà triết học Mikhail Mikhailovich
Bakhtin (1895-1975) đã đề ra khái niệm “thời - không gian” (Khronotov) bắt
nguồn từ khái niệm “thời - không gian” tương đối trong sinh học của
Ukhtomski. Khái niệm của M. Bakhtin mở đầu cho nghiên cứu không gian
trong văn học.
Ở thế kỉ XX, vấn đề không gian nghệ thuật trong văn học nhận được sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Song, đến nay, đề tài không gian nghệ thuật
vẫn chưa đồng nhất về mặt lí luận chuyên sâu.

3


Qua việc khảo sát sơ lược về tình hình nghiên cứu không gian nghệ
thuật ở Việt Nam, tôi nhận thấy đây là vấn đề đang ngày càng được đào sâu,
ngày càng phát huy được hiệu quả trong vai trò một hướng tiếp cận mới về
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của nhà
văn. Trước tiên phải kể đến những đóng góp lớn của nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử về thi pháp học và lí luận, ông đi sâu vào yếu tố không gian nghệ
thuật trên cơ sở tiếp thu lí thuyết tự sự học. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp

học văn học, Trần Đình Sử khẳng định: “Không gian trong văn học là một
hiện tượng nghệ thuật” và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của
nhà văn, thể hiện sự cảm nhận không gian của con người, có chức năng biểu
nghĩa và có giá trị thẩm mĩ.” [11; tr 127]. Bên cạnh đó Trần Đình Sử có thêm
những công trình nghiên cứu khác về không gian nghệ thuật: “Từ điển thuật
ngữ văn học”, “Một số vấn đề thi pháp học hiện đại”, “Thi pháp văn học
Trung đại”, “Thi pháp truyện Kiều”, “Thi pháp thơ Tố Hữu”… Phương Lựu
trong cuốn Lí luận văn học đưa ra những đặc điểm và biểu hiện riêng của
từng loại không gian nghệ thuật, nhưng do không gian nghệ thuật chỉ là một
mảng nhỏ trong đặc trưng nghệ thuật ngôn từ nên nhà nghiên cứu không đi
sâu trình bày chi tiết. Trong Lí luận văn học - vấn đề và suy ngẫm của
Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, hai nhà nghiên cứu đã đi vào làm
rõ một số đặc điểm của không gian nghệ thuật, trong đó có không gian thiên
nhiên, không gian sinh hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là
không gian tĩnh hay không gian động. Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình
nghiên cứu khác, các luận án, luận văn, các bài nghiên cứu trên các tạp chí
nghiên cứu vấn đề không gian nghệ thuật trên bình diện lí luận chung hoặc
gắn với các tác phẩm cụ thể.
Võ Thị Xuân Hà được người đọc biết đến với tư cách là một nhà văn
mới nổi trong lĩnh vực tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết Tường thành (Nhà xuất
bản Hội Nhà văn ấn hành 2004) của Võ Thị Xuân Hà đã gây được sự chú ý và
tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Đây cũng là tác phẩm tham dự cuộc thi
tiểu thuyết và được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2002 - 2004.

4


Bàn luận và đánh giá về cuốn tiểu thuyết này, có khá nhiều ý kiến khác
nhau của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu, trong đó có thể kể đến như: bài
viết “Tường thành” - Thế giới đa diện của những người làm báo” trên trang

web vnexpress.net, 20/09/2005, nhận xét về các tuyến nhân vật trong tác
phẩm qua góc nhìn của nghề báo; “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 - Dấu ấn
đổi mới qua đề tài, chủ đề và phương thức thể hiện” trên trang web
khoavanhue.husc.edu.vn, 2017, Nguyễn Thành có nhắc đến tác phẩm Tường
thành của Võ Thị Xuân Hà là một trong những cuốn tiểu thuyết viết về cuộc
sống con người với sự ảnh hưởng của công cuộc đô thị hóa của nước Việt lần
thứ nhất diễn ra cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20; Luận văn thạc sĩ “Ý thức nữ
quyền trong văn xuôi Võ Thị Xuân Hà” của Dương Mai Liên, 2014, Đại học
Đà Nẵng nghiên cứu về vị trí, vai trò của giới nữ trong xã hội nhìn từ phương
diện đề tài, nhân vật và phương thức biểu hiện, trong đó có sử dụng tiểu
thuyết Tường thành như là một trong các dẫn chứng...
Tuy nhiên, những công trình trên hầu như chỉ mang tính chất điểm sách
hoặc đề cập đến một phương diện nào đó của văn xuôi đương đại nước ta mà
nhắc tới tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà. Vấn đề không gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà hầu như chưa được đề cập trực
tiếp và đi sâu nghiên cứu. Ở đề tài này, tác giả đã khảo sát tiểu thuyết Tường
thành trên góc độ không gian nghệ thuật để đánh giá sự đổi mới trong tư duy
và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là không gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà (Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản 2006).
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung khảo sát, nghiên cứu cuốn
tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà (Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản 2006).

5


4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ những đặc điểm, các tổ chức không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà để từ đó thấy được nét

đặc sắc, sự cách tân độc đáo và những đóng góp của tác giả với nền văn học
Việt Nam đương đại, đồng thời chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các kiểu loại
không gian trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài khóa luận, người viết hướng đến những nhiệm vụ cơ
bản như sau:
- Tìm hiểu khái niệm không gian nghệ thuật.
- Phân tích không gian nghệ thuật, các kiểu không gian nghệ thuật
trong tác phẩm Tường thành của Võ Thị Xuân Hà.
- So sánh với một số tác phẩm khác dựa trên những nét tương đồng để
thấy được sự độc đáo, mới lạ của Võ Thị Xuân Hà trong việc xây dựng không
gian nghệ thuật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả khóa luận
sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn học
khác nhau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát - thống kê.

6


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được triển khai gồm có hai chương:
- Chương 1: Quan niệm chung về không gian nghệ thuật và hành trình
sáng tác của Võ Thị Xuân Hà.
- Chương 2: Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Tường
thành của Võ Thị Xuân Hà.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ
1.1. Quan niệm chung về không gian nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Không gian là môi trường tồn tại của con người, đó là dòng sông, ngọn
núi, con đèo, là cánh đồng, bầu trời, biển cả,… Từ những không gian đó, nhà
văn xây dựng, tạo hình các nhân vật, triển khai các hoạt động, sự kiện, biến cố
của nhân vật… Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Đó là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan
niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, không thể đồng nhất không gian nghệ
thuật với không gian địa lí hay không gian vật chất giản đơn.
Không gian nghệ thuật (tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstvo) theo
cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, là “hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” [6;
tr 160]. Trần Đình Sử cũng lí giải: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại
cùng với thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật ấy là mô hình nghệ thuật
về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình
trong đó. Trong tác phẩm văn học, các sự vật được miêu tả như con đường,
dòng sông, ngôi nhà… chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng
mực chúng biểu hiện mô hình thế giới của tác giả. Chẳng hạn “đèo Ngang”
trong không gian địa lí là địa danh nằm trên dãy núi Hoành Sơn, được coi là
phân giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Dưới góc nhìn của
bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, nó trở thành phân giới
của triều đại cũ và mới, mà việc bước qua xứ đó có một ý nghĩa đạo đức,
chính trị quan trọng với con người. Nếu mọi vật trong thế giới tự nhiên đều

tồn tại trong không gian ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều xa và chiều
thời gian thì trong văn học, bất cứ hình tượng nghệ thuật nào cũng được xây
dựng trong không gian, bất cứ nhân vật nào cũng được khắc họa trên một nền

8


cảnh nhất định. Không gian nghệ thuật vừa là sản phẩm sáng tạo, vừa là nơi
để người nghệ sĩ thể hiện tài năng xây dựng nhân vật, qua đó trở thành
phương thức biểu hiện quan điểm nhân sinh quan và thế giới quan của nhà
văn.
1.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật không phải ngẫu nhiên như đời sống mà do
nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Nói cách khác, không gian nghệ
thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Sự tồn tại
khách quan của không gian vật chất không phụ thuộc vào ý thức của con
người, không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được nghệ
sĩ cảm nhận về nó và qua đó thể hiện một quan niệm nhân sinh, một thái độ
sống của nhà văn trước cuộc đời. Đó có thể là những không gian rộng lớn để
thể hiện ý chí, khát vọng lớn lao của con người như trong tác phẩm Ông già
và biển cả hay các bài thơ về lãnh tụ Hồ Chí Minh của Tố Hữu…, cũng có thể
là những không gian nhỏ hẹp khi diễn tả sự tù túng ngột ngạt hoặc những tâm
hồn nghèo nàn, sống mòn, không ước mơ… Nói cách khác, tùy theo cái nhìn
nghệ thuật của tác giả mà không gian nghệ thuật có thể mở rộng bao la hay
thu hẹp chật chội. Đồng thời, không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ
thuật sinh động chứ không khô cứng. Nó không đơn giản chỉ là nhận thức
bằng tư duy tỉnh táo mà nó còn được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm
xúc tâm trạng của nhà văn.
Nếu như trong điêu khắc cũng như hội họa, không gian được người
nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh, thì không gian nghệ thuật là không gian

động. Nhà họa sĩ chỉ có thể chọn cho mình những không gian nhất định để
hoàn thành bức tranh của mình, không thể cùng lúc di chuyển nhiều không
gian còn không gian trong văn học là không gian có sự vận động, biến đổi.
Con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian
này sang không gian khác. Mặt khác, không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn học cũng có ranh giới, song ranh giới đó không dễ nhận thấy như khung

9


của một bức tranh hay sân khấu của một vở diễn. Ranh giới của không gian
nghệ thuật chỉ mờ nhạt mong manh như “sợi tóc” (chữ của Thạch Lam).
Không gian nghệ thuật trong văn học mang tính ước lệ tượng trưng và
quan niệm rõ nét. Tính quan niệm này xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng
thiên nhiên trong hội họa. Hội họa truyền thống phương Tây thực hiện luật
“thấu thị”, nghĩa là nhìn sự vật theo tỉ lệ xa - gần, sáng - tối, đậm - nhạt, vì thế
mà giống thật. Còn hội họa truyền thống phương Đông lại sử dụng luật “thấu
cảm”, tức là dựa vào hình dung, suy nghĩ để tạo ra các không gian trừu tượng,
âm dương hư thực xen nhau. Vì vậy, trong văn học cổ, con người nhìn không
gian theo cách hiểu chứ không theo cái nhìn thấy. Tất cả các cặp đối lập
không gian trong thế giới: cao - thấp, lớn - bé, rộng - hẹp, trước - sau, thẳng cong, trái - phải, khép kín - mở ra,… được sử dụng trong văn học đều có nội
hàm tư tưởng - đạo đức nhất định, góp phần thể hiện quan niệm, tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn. Có rất nhiều hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng được
sử dụng trong văn học, tuy nhiên tùy theo cái nhìn, điểm quan sát của tác giả
mà không gian nghệ thuật cũng rất phong phú. Chẳng hạn trong ca dao, dưới
cái nhìn bình dị của người dân, những không gian thường trở đi trở lại cũng là
những khung cảnh gần gũi, thân thuộc, đời thường như cây đa, giếng nước,
sân đình… Không gian nghệ thuật trong văn chương trung đại lại thường gắn
với quan niệm bác học, mang ý nghĩa biểu trưng cho môi trường thanh sạch,
nhàn nhã, xa lánh bụi trần như mây hà hạc nội, vũ trụ xa vời… Dưới góc nhìn

bế tắc và khát khao tìm tòi vượt thoát đời sống thường tục của thi nhân, không
gian trong Thơ mới thường xuyên bắt gặp là những cảnh thiên thai, chốn bồng
lai tiên cảnh… Trong văn học hiện thực, để lột tả những kiếp người nghèo
khổ, cuộc sống quẩn quanh, tù túng, bế tắc và buồn tẻ, không gian nghệ thuật
thường nhỏ hẹp, tiêu điều, xơ xác. Đến với văn học cách mạng, các tác giả lại
thường lựa chọn những không gian nghệ thuật rộng lớn, tươi sáng để thể hiện
cho những niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp, trong đó, không gian
con đường có một vị trí quan trọng. Có thể nói, chính sự lặp lại của hình thức
không gian đã tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật. Tìm hiểu
không gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, ta không chỉ dừng lại ở
việc tìm hiểu nhà văn miêu tả không gian gì, như thế nào mà còn phải tìm

10


hiểu qua không gian ấy nhà văn muốn thể hiện quan niệm gì về cuộc đời và
con người.
1.1.3. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Không gian nghệ thuật có sự vận động, đổi thay, có những chuyển biến
rất rõ rệt theo sự thay đổi trong quan niệm, cái nhìn về xã hội, về cá nhân hay
hoạt động của con người. Trong phạm vi của khóa luận, tác giả tập trung làm
rõ trên phương diện lí luận văn học một số loại không gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết như sau:
1.1.3.1. Không gian bối cảnh
Không gian bối cảnh là môi trường hoạt động của nhân vật, có thể là
một địa điểm có tên hoặc không có tên, ở đó có các đặc điểm: thiên nhiên, xã
hội, con người. Đó là điều kiện để mọi sự kiện và mọi hoạt động của nhân vật
được diễn ra.
Bối cảnh thiên nhiên gồm các hiện tượng thiên nhiên: đất, trời, mây,
gió, núi, sông, cây cỏ… tạo nên những khung cảnh phong phú, đổi thay theo

các mùa ở các nơi khác nhau. Thiên nhiên một mặt gắn với những hoạt động
của nhân vật, và mặt khác lại gắn với tâm trạng người kể, tạo cảm hứng cho
người kể và người đọc. Bối cảnh thiên nhiên phù hợp với những nhân vật lãng
mạn, tâm hồn lãng mạn. Bối cảnh thiên nhiên có “ngôn ngữ riêng”, dự báo
một nhân vật xuất hiện, hoặc sự kiện sắp xuất hiện.
Bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người và cá
nhân này với cá nhân khác, thế hệ này với thế hệ khác.
Bối cảnh tâm trạng là trạng thái tâm trạng của nhân vật. Bối cảnh tâm
trạng là cơ sở để nhà văn sáng tạo ra những bối cảnh thiên nhiên hoặc bối
cảnh xã hội phù hợp. Vì vậy, không gian nghệ thuật khúc xạ qua tâm trạng sẽ
mang đậm tính chủ quan.
1.1.3.2. Không gian sự kiện

11


Không gian sự kiện là những sự kiện xảy ra tác động đến các nhân vật,
tạo ra các sự kiện khác theo quan hệ nhân quả và tạo thành chuỗi sự kiện.
Trong tác phẩm văn học, các tác giả sáng tạo ra sự kiện để nhân vật bộc lộ
tính cách và tâm trạng. Không gian sự kiện được tính bằng mốc sự kiện, đồng
thời là mốc thời gian kể, nên cũng rất quan trọng với người đọc truyện. Nó
làm nên sự mạch lạc của truyện và môi trường sống của nhân vật.
1.1.3.3. Không gian tâm lí
Không gian tâm lí xuất hiện bên trong nhân vật, trong thế giới nội tâm
của người kể chuyện. Nó thường là những dòng hồi ức, những giấc mơ, mơ
ước, những ẩn ức… thậm chí nhân vật không nói ra được.
Giữa không gian bối cảnh và không gian tâm lí thường có mối quan hệ
gắn bó với nhau. Chính vì mối quan hệ mật thiết đó, nên nhiều người đã ghép
không gian tâm lí với không gian bối cảnh, và gọi đó là không gian tâm cảnh.
1.2. Hành trình sáng tác của Võ Thị Xuân Hà

1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà tên thật là Võ Xuân Hà, sinh ngày
20/04/1959 tại Vĩ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bà lớn lên, sống
và làm việc chủ yếu ở thành phố Hà Nội. Bà tốt nghiệp khoa Toán - Lí trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, sau đó bà lại xuôi vào Huế, trở thành giáo viên
dạy Toán cấp hai từ năm 1978 đến 1988. Khi đang là cô giáo dạy Toán với
nhiều thành tích rực rỡ, cô giáo trẻ Võ Thị Xuân Hà lại một mực xin đi học
đại học, mà “ngược đời” lại là đi học ngành Ngữ văn, một quyết định đầy táo
bạo, khiến nhiều người thân và bạn bè của bà không khỏi bất ngờ. Ngay sau
khi tốt nghiệp khoa Văn của trường Đại học Tổng hợp, bà tiếp tục đưa ra một
quyết định táo bạo khác, đó là thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du. Từ năm
1989 - 1992, bà theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và sớm được làng văn
chú ý khi tốt nghiệp thủ khoa khóa IV.

12


Sau đó, bà đến với nghề báo, lăn lộn qua đủ các cơ quan báo chí, các
nhà xuất bản, các toà soạn, trải nghiệm đủ các vị trí từ phóng viên đến tổng
biên tập báo. Bà từng công tác tại Tạp chí Vì Trẻ Thơ (1993 - 1994), Báo
Thiếu Niên Tiền Phong (1994 - 1995), Báo Điện Ảnh Kịch Trường (1995 2000), Nhà xuất bản Văn học (2000 - 2001). Bà là Ủy viên Ban chấp hành Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII (2010 - 2015),
nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội
Nhà báo Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam. Bà được coi là một trong những
thủ lĩnh của những người viết trẻ Việt Nam với nhiều hoạt động cụ thể, thiết
thực, như tổ chức sân thơ trẻ, tổ chức đi thực tế cho các tác giả trẻ, tổ chức
giới thiệu tác giả - tác phẩm, các buổi giao lưu, kết nối với các nhà văn trẻ
nhân các chuyến công tác về địa phương… Cũng có thời gian, bà buông bỏ tất
cả để mở quán cà phê và viết sách. Qua tiểu sử của Võ Thị Xuân Hà, có thể
thấy, con đường đến với nghiệp văn chương của bà không phải là một đường
thẳng, nó trải qua nhiều khúc cua, nhiều bước ngoặt. “Xa lộ chữ” đón chào

Võ Thị Xuân Hà như một con người quả cảm, kiên định, mãnh liệt và đầy
màu sắc.
Võ Thị Xuân Hà bước vào nghề viết văn với tập truyện ngắn đầu tay
Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (Nhà xuất bản Văn học 1992) và đã khẳng định
được mình là một cây bút nữ tài năng của văn xuôi Việt Nam đương đại, bước
chân vào hàng ngũ thế hệ nhà văn nữ sau 1975 hùng hậu với nhiều màu sắc và
thành tựu cho văn học Việt cùng với những cái tên như Võ Thị Hảo, Lê Minh
Khuê, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Lý Lan, Quế
Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… Với ý thức cao về vai
trò, trách nhiệm của người cầm bút cùng bản lĩnh, nghị lực, vốn kiến thức sâu
rộng cộng với tài năng thiên phú, Võ Thị Xuân Hà đã có thêm nhiều tác phẩm
xuất sắc. Đến nay, bà đã có hơn 20 đầu sách của riêng mình, ở đủ các thể loại
khác nhau, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký - ghi chép, khảo cứu,
rồi sáng tác cho thiếu nhi, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, kịch bản
phim truyền hình. Tài năng thiên bẩm và sự nỗ lực cống hiến không ngừng
nghỉ trong hành trình sáng tác văn chương của bà đã được ghi nhận với nhiều
giải thưởng: Tặng thưởng Cuộc thi Truyện viết cho thiếu nhi với tập Chiếc

13


hộp gia bảo do Nhà xuất bản Kim Đồng trao tặng năm 1996, giải thưởng sách
hay của Nhà xuất bản Hội nhà văn cho tập Kẻ đối đầu năm 1998, giải nhất
truyện ngắn Bạn rừng do báo Thiếu niên Tiền phong trao tặng năm 2001, giải
B Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập Truyện ngắn Võ
Thị Xuân Hà năm 2003, giải Khuyến khích cho tiểu thuyết Tường thành do
Hội Nhà văn trao tặng năm 2005, giải Nhất truyện ngắn Mặt trời ở lại cuộc
thi Viết về Người chiến sĩ công an Thủ đô, vì Tổ quốc bình yên, vì nhân dân
phục vụ năm 2010. Ngoài ra, bà còn có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu khác đã
xuất bản như: Bầy hươu nhảy múa (Nhà xuất bản Văn học, năm 1994), Cổ

tích tuổi học trò (Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 1994), Chuyện ở rừng Sồi
(Nhà xuất bản Trẻ, năm 1998 - Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 1999 - Nhà xuất
bản Thanh niên, năm 2005 - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2010),
Giá nhang đèn và những truyện khác (Nhà xuất bản Hà Nội, năm 1999),
Màu vàng thần tiên (Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2001), Chuyện của con
gái người hát rong (Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2004 - Nhà xuất bản Hội Nhà
văn năm 2006), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (Nhà xuất bản Hội
Nhà văn, năm 2007 - tái bản năm 2009), Tiếng gà gáy trong rừng hoa Arui
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2010), Vàng Son Thạch Thủy Khí
(Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2002). Truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang
rừng (Nhà xuất bản Quân đội, năm 2005) được dịch sang tiếng nước ngoài để
tham gia chương trình giao lưu văn hóa Mùa xuân nước Pháp năm 2009 tại
Pháp. Bằng lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, giàu cách tân nghệ thuật, nhà văn đã
thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư, dự cảm về cuộc đời, kiếp người, đặc
biệt quan tâm đến thân phận người phụ nữ.
Võ Thị Xuân Hà đã dùng ngòi bút của mình để “viết về con người và vì
con người”. Bởi theo bà, “nhà văn là người đấu tranh cho quyền con người, là
lương tâm nhân loại…”. Mỗi tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà là thông điệp về
tình yêu thương, cảm thông, sẻ chia sâu sắc, là minh chứng cho sự tận tâm, cố
gắng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của bà. Với quan niệm văn chương
chính là thông điệp nhân văn, ý nghĩa về cuộc sống, Võ Thị Xuân Hà “luôn
muốn và cố gắng nói được một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhưng cũng phải

14


chuyển tải một thông điệp nhân văn” trong tác phẩm của mình.Với bà, cái
cuối cùng mà bà đem tới cho người đọc chính là niềm tin “tìm đến cái thiện”.
Võ Thị Xuân Hà thực sự là một “người viết truyện” không ngừng học
hỏi và sáng tạo với một phong cách nghệ thuật riêng biệt. Các sáng tác của bà

đã chú trọng khám phá những sâu kín của tâm hồn con người, đặc biệt là đời
sống nội tâm của người phụ nữ. Võ Thị Xuân Hà chú trọng miêu tả những
nhân vật tự ý thức về bản thân mình, dám sống thật với những cảm xúc, suy
nghĩ, bộc lộ bản chất một cách rõ ràng nhất. Bằng tâm hồn nhạy cảm, sự quan
sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, con người trong tác phẩm của Võ
Thị Xuân Hà được soi chiếu từ nhiều góc độ với thế giới tâm hồn phức hợp
rất nhiều sắc màu cung bậc khác nhau. Đó là những con người đa chiều,
lương thiện, được phơi bày chân thực, rõ nét trong tận cùng ngõ ngách nội
tâm.
Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà thường nhẹ
nhàng, êm ái, giàu cảm xúc, có khả năng dẫn người đọc đi vào thế giới đầy
nhạy cảm của con người. Trong ngôn ngữ người kể chuyện thường có sự xen
kẽ giữa lời văn miêu tả, lời văn kể chuyện kết hợp lời bình để thể hiện và luận
giải những phức hợp trong tâm lí nhân vật. Việc linh hoạt ngôi kể là một sáng
tạo của Võ Thị Xuân Hà trong các sáng tác của mình. Bà thường không chỉ sử
dụng ngôn ngữ của một người trần thuật cụ thể mà có sự chuyển đổi linh hoạt,
có khi là ngôn ngữ tác giả, khi lại là người kể chuyện hoặc của một nhân vật
có vai trò dẫn chuyện. Chính điều này giúp nhà văn cũng như bạn đọc xâm
nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật, góp phần làm cho hình tượng
nhân vật trong các tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà hiện lên sinh động, hấp dẫn
hơn. Nhà văn đặt người kể chuyện vào những vị trí khác nhau để có cái nhìn
toàn vẹn, nhiều chiều khi đánh giá, nhìn nhận vấn đề, con người, cuộc đời.
Bao trùm các tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà là giọng điệu thương cảm,
xót xa, thể hiện rõ thái độ của nhà văn trước thực tại ngổn ngang của xã hội,
hoàn cảnh đáng thương của các nhân vật, đồng thời thể hiện một tình cảm yêu
người thiết tha, tấm lòng đôn hậu, yêu thương và cảm thông sâu sắc của nhà

15



văn đối với con người. Bên cạnh đó, Võ Thị Xuân Hà viết về những cái phản
cảm, kệch cỡm trong xã hội hiện đại, với giọng mỉa mai, giễu nhại nhưng
không chua chát, sâu cay mà thiên về châm biếm nhẹ nhàng, góp phần làm
cho sáng tác của bà thêm cá tính. Cùng với giọng thương cảm xót xa, giọng
mỉa mai, giễu nhại, giọng chiêm nghiệm, triết lí cũng là một trong những sắc
điệu cơ bản trong giọng điệu sáng tác của Võ Thị Xuân Hà. Giọng triết lí
chiêm nghiệm trong tác phẩm của bà được xây dựng trên cơ sở những triết lí
giản dị, không gân guốc, sáo mòn mà là những suy tư, chiêm nghiệm, đúc kết
qua những thăng trầm của cuộc sống, những trải nghiệm của nhân vật mà
chính tác giả muốn phân bua với cuộc đời. Tất cả tạo nên giọng điệu đa thanh,
góp phần đắc lực cho Võ Thị Xuân Hà trong việc khám phá thế giới bên trong
phức tạp, bí ẩn của con người.
Võ Thị Xuân Hà từng tự bạch: “Tôi có thể sẽ viết mãi cho đến khi chết.
Có thể ngày mai “xếp bút nghiên”, nhưng cho dù thế nào, tôi mãi là một
người biết tin vào cái đẹp. Vậy nên tôi rất tự tin, cho dù quả là chặng đường
đi của một người viết như tôi không suôn sẻ chút nào…”
Bằng những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, Võ Thị Xuân Hà đã
tạo được vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam đương đại, góp phần không
nhỏ vào việc phát triển văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung.
1.2.2. Tiểu thuyết Tường thành của Võ Thị Xuân Hà
Tường thành là một trong những tác phẩm đặc sắc của Võ Thị Xuân
Hà thuộc thể loại tiểu thuyết.Với những giá trị về nghệ thuật và nội dung,
cuốn tiểu thuyết đã vinh dự nhận giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 2 của
Hội Nhà văn, 2002 - 2004. Qua 339 trang với 5 chương, tác phẩm đã xây
dựng nên hệ thống các tuyến nhân vật rất đa dạng, chân thực, gần gũi với hiện
thực đời sống người Hà Nội những năm đầu thế kỉ XXI. Truyện được kết cấu
với lối cấu trúc rất độc đáo, không theo trật tự không gian và thời gian quán
tính, liền mạch. Nhiều người đọc nhận xét rằng, Tường thành được viết theo
một phong cách rất “bạo liệt” với tiết tấu khá nhanh, không gian và thời gian
thường xuyên liên tục có sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa hồi tưởng


16


và thực tế với hàng loạt các sự kiện, các câu chuyện… Có người ví kết cấu
truyện giống như một khối ru-bích với rất nhiều mảnh ghép là những bối
cảnh, những nhân vật, những tình tiết gích giắc, rời rạc, tưởng chừng như
không có móc nối, nhưng cuối cùng tất cả lại đều có mối liên hệ với nhau.
Cũng có người cho rằng kết cấu tiểu thuyết giống như một mê cung hình xoáy
trôn ốc. Ở đó, các sự kiện, các nhân vật tưởng như hỗn độn, rời rạc, nhiều
nhánh ngang nhánh dọc nối chằng chịt với nhau như một mê lộ rắc rối, phức
tạp, khiến độc giả càng đọc lại càng muốn kiên trì đi vào tận cùng bên trong
những câu chuyện bí ẩn để tìm hiểu cho bằng rõ. Và càng đọc, người ta càng
thấy ở đó sự chặt chẽ, hợp lí, rất đúng với tâm lí nhân vật và hiện thực cuộc
sống, để rồi cuối cùng tác phẩm được kết lại bằng một kết thúc mở, bỏ ngỏ
nhiều ý nghĩa sâu xa. Lại có nhà phê bình văn học nhận định, tác phẩm chính
là hiện thân của cấu trúc theo kiểu thức “phân mảnh” của lối viết hậu hiện đại.
Trong tác phẩm, tác giả xây dựng rất nhiều mảnh ghép đối lập, cá biệt, ngẫu
hợp, tuy nhiên không riêng rẽ mà có sự thống nhất với nhau. Từ không gian,
thời gian, đều không theo trật tự thông thường, “vòng cuối của câu chuyện đôi
khi nằm ở vị trí vòng đầu và vòng đầu lại nằm ở vị trí vòng cuối”. Điều này
khiến độc giả khi đọc và cảm nhận tác phẩm phải không ngừng suy tư, ngẫm
nghĩ, móc nối các nhân vật, các bối cảnh, các tình tiết trong tác phẩm với
nhau, đồng thời móc nối những vấn đề được đề cập trong tác phẩm với những
vấn đề nhức nhối của hiện thực đời sống. Nhờ đó, mỗi người đọc khi gấp lại
trang truyện, lại có những dự cảm, những khám phá khác nhau trên nền tảng
những giá trị nhân văn mà tác giả âm thầm gửi gắm.
Với nghệ thuật độc đáo, tác phẩm đã đem lại cho người đọc cái nhìn
sống động và chân thực về nghề báo và nghiệp làm báo - cái nghề mà chính
tác giả Võ Thị Xuân Hà cũng từng là người trong cuộc. Những mảnh đời với

số phận khác nhau, những góc khuất, những bí mật… được đưa vào trong các
trang truyện, đưa người đọc đến với thế giới nhiều góc cạnh với đầy những
cung bậc cảm xúc, những trăn trở nỗi niềm. Gia tài trong sự nghiệp văn
chương của Võ Thị Xuân Hà thường là truyện ngắn. Tường thành là một
trong hai cuốn tiểu thuyết ít ỏi của bà. Mặc dù được viết và hoàn thành chỉ
trong một thời gian ngắn, song cuốn tiểu thuyết đã nhanh chóng gây được sự

17


chú ý, quan tâm trong dư luận và giới văn chương. Nếu như những truyện
ngắn được sáng tác trước đây của Võ Thị Xuân Hà thường mang màu sắc
trong trẻo, thánh thiện với lối viết trữ tình, nhẹ nhàng, tinh tế, lắng đọng, thì
Tường thành xuất hiện giống như một sự “đột phá” về phong cách của nữ
nhà văn với cái nhìn trực diện vào hiện thực cuộc sống chốn Hà thành xô bồ,
ồn ã với rất nhiều mảng màu sáng tối đối lập đan xen. Bà thẳng tay vạch trần
những bộn bề hiện thực, những gai góc của cuộc sống một cách rất mạnh bạo.
Giữa bức tranh cuộc sống ấy, nổi lên là đầy đủ chân dung những hạng người,
những tầng lớp trong xã hội, từ những người có vai vế, địa vị đến dân thường,
từ trí thức đến những kẻ ở dưới đáy của xã hội nơi đất Hà Nội. Mỗi nhân vật
đều có một số phận riêng, một tính cách riêng, một quan niệm sống riêng,
được bà phục dựng bằng ngôn từ một cách chân xác, rõ nét. Do đó mà khi
những trang sách cuối cùng gấp lại, thì những hình ảnh của các nhân vật vẫn
còn dai dẳng ngấm sâu vào kí ức của người đọc.
Nội dung cuốn Tường thành xoay quanh ba nhân vật chính là ba nhà
báo trẻ: Cầm Kỳ, Thế Dương và Phương Nam. Cầm Kỳ là cô nhà báo ở tỉnh
lẻ mới được chuyển về làm việc trong một tòa soạn báo lớn ở thành phố. Cô
sống thánh thiện, lí tưởng tốt đẹp, song lại có phần thụ động. Phương Nam
cũng cùng quê với cô, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, cô ở lại thành phố và
được nhận ngay vào công tác trong một tòa soạn báo trung ương. Phương

Nam là người có quá khứ bất hạnh, cô đến với nghề báo như là một cách để
trả thù đời, bất chấp phải hi sinh cả hạnh phúc của bản thân. Thế Dương là
một chàng trai có nhiều tham vọng trong nghề, ở anh “có sự phức hợp của
một trí thức tự ý thức về hành động và động cơ của việc mình làm, đủ tư duy
để nhận biết là mình đang xấu, vẫn còn lương tri để coi khinh việc mình xấu
nhưng vẫn không ngớt biện minh về việc mình làm” [17]. Dù xuất phát điểm
của họ rất khác nhau, nhưng họ đều gặp nhau ở điểm chung là sự tâm huyết
với nghề và đều trải qua những thăng trầm, biến cố trong công việc. Song
song với bộ ba nhân vật chính - bộ ba nhà báo là bộ ba nhân vật ở khu xóm
liều. Đó là ông Đông - người cha bất hạnh có đứa con gái bị thất lạc và đã tự
thiêu sống mình, cô Cần - cô gái điếm mưu sinh bằng nghề “ăn sương” và

18


người đàn ông mới ra tù tên Họa. Ẩn sau trong mỗi con người cùng cực của
nỗi khổ ấy lại chất chứa những giá trị nhân văn đẹp đẽ.
Có thể nói, Tường thành là cuốn tiểu thuyết đầu tiên chạm đến những
vấn đề ngổn ngang của nghề làm báo, khía vào những khúc tối nhạy cảm
trong xã hội, “gây hấn với nhiều mặt trái tiêu cực đang có nguy cơ sinh
trưởng, lớn mạnh”. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả là “Tình
yêu thương rồi sẽ lên ngôi. Tình yêu thương sẽ dựng bức tường thành che chở
cho con người khỏi sự tang thương bệnh hoạn nghèo đói bội bạc hèn đớn”.
Với những giá trị của tác phẩm, nhà văn Tạ Duy Anh - đồng môn cùng tốt
nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường Viết văn Nguyễn Du với Võ Thị Xuân Hà, đã
nhận xét: “Có thể với nhiều người, Võ Thị Xuân Hà không phải là nhà văn nữ
gây ấn tượng nhất. Nhưng chắc chắn có nhiều người ngày càng quan tâm đến
chị, cả về văn nghiệp lẫn những trắc trở của đời riêng… và thêm một lần nữa
người ta lại phải bất ngờ về chị”.


19


CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT TƯỜNG THÀNH CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ
2.1. Không gian bối cảnh
2.1.1. Bối cảnh xã hội
Bối cảnh xã hội là bối cảnh chính được tác giả Võ Thị Xuân Hà sử
dụng để làm nổi bật nội dung và những giá trị tư tưởng của tiểu thuyết Tường
thành. Trong tác phẩm, bối cảnh xã hội bao trùm, trở đi trở lại nhiều lần là
không gian xóm liều tối tăm - nơi trú ngụ của những con người “mạt hạng” từ
mọi nơi đến tha phương cầu thực và không gian phố xá thành thị hiện đại, văn
minh của giới tri thức.
2.1.1.1. Không gian xóm liều - nơi trú ngụ của những mảnh đời cơ cực
Mở đầu cuốn tiểu thuyết là những trang viết tả thực về xóm liều, nơi
chất chứa những số phận bần hèn của những mảnh đời dưới đáy tận cùng của
xã hội. Họ quanh quẩn trong không gian cuộc đời tù túng, tạm bợ, nhếch nhác
đến ớn lạnh, đối lập với không gian phố xá lung linh, phồn hoa, sang trọng
phía bên kia cầu.
Trước hết, xóm liều hiện ra là một không gian cư trú vô cùng chật hẹp,
hỗn tạp và bẩn thỉu. Khu xóm liều nằm ở ven hồ Hỏa Tước, với hơn dăm chục
nóc nhà nhếch nhác, là nơi dân tứ chiếng đổ về, co cụm lại mà thành một khu
dân cư tạm bợ. Không gian sống chật chội ấy có “tạp phí lù” với đủ các thành
phần dưới đáy của xã hội, nào là những thanh niên tù tội, “những cô gái ăn
sương”, những kẻ sa cơ lỡ vận, cướp bóc, cờ bạc, đề đóm, mấy cụ già, lũ trẻ
nhỏ, mấy đám thợ… Mỗi người một “quê hương bản quán, thân thế cuộc đời,
mỗi người mỗi phách” [4; tr 14,15]. Cái chung của họ là đều “không còn một
tấc đất cắm dùi, những người bị xã hội bỏ quên” [4; tr 14]. Tận cùng của sự
nhếch nhác ở khu nhà tạm là sự “chung sống” của người với chuột bọ, cóc
nhái…: lũ chuột “nhan nhản khắp mọi ngóc ngách…, chạy ngang qua mặt lúc

đang say ngủ hoặc cắn chảy máu ngón tay ngón chân lũ trẻ” [4; tr 11], cóc

20


×