Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

So sánh tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của hai phác đồ điều trị ĐTL1 vàĐTL2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.17 KB, 78 trang )

1

1

X

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là một bệnh thường gặp của bệnh lý đĩa đệm,
là nguyên nhân chính gây đau thắt lưng. Đây là bệnh phổ biến, có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản
xuất, đời sống, kinh tế xã hội [1].
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cứ 10 người có 8 người ít nhất một lần
bị đau thắt lưng. Tại Mỹ, mỗi năm có 2 triệu người phải nghỉ việc vì đau thắt
lưng. Tại Anh, hàng năm có 1,2 triệu người từ tuổi 15 trở lên đi khám bác sỹ
và mất đi 13,2 triệu ngày lao động vì chứng đau lưng. Chi phí cho điều trị lên
tới hàng trăm triệu USD mỗi năm [2]. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam có tới 17%
người trên 60 tuổi mắc bệnh đau lưng, nhiều người trong số này bị đau lưng
do thoát vị đĩa đệm. Bệnh xảy ra khoảng 30% dân số hay gặp ở lứa tuổi lao
động từ 20 - 55 tuổi. Các nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy, chỉ 5 năm phát
bệnh số bệnh nhân còn khả năng lao động bình thường chỉ khoảng 40% và
khoảng 16% bị mất chức năng đi lại [3].
Chính vì vậy vấn đề chẩn đoán và điều trị TVĐĐ sao cho có hiệu quả đã
và đang là vấn đề thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu chẩn
đoán và điều trị TVĐĐ. Tuy nhiên để điều trị TVĐĐ sao cho an toàn, hiệu
quả, chi phí phù hợp với người bệnh thì còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nội khoa
bảo tồn đã được đề cập đến từ lâu nhưng phương pháp này cũng có những
nhược điểm là thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh
hưởng đến người bệnh. Cùng với sự phát triển của y học, ngành PHCN cũng



1


2

2

có nhiều phương pháp trong điều trị bệnh lý TVĐĐ với các phương pháp như:
dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt… và đặc biệt phương pháp kéo dãn cột sống
thắt lưng (CSTL) là phương pháp điều trị giải quyết một phần bệnh sinh của
TVĐĐ vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình
phục hồi TVĐĐ. Theo y học cổ truyền (YHCT) có rất nhiều phương pháp để
điều trị như châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang sắc
uống… Trong đó bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” là bài thuốc hoạt huyết
bổ huyết đã được các thầy thuốc sử dụng nhiều trên lâm sàng để điều trị
những trường hợp có huyết ứ như thống kinh, bế kinh, đặc biệt TVĐĐ thể
huyết ứ.
Trường châm là phương pháp dùng kim dài để châm xuyên huyệt, dựa
trên cơ sở học thuyết kinh lạc. Đã có đề tài nghiên cứu điện trường châm với
kéo dãn, điện trường châm với thuốc YHCT… đem lại kết quả khả quan trọng
điều trị nhưng chưa có kết hợp điện trường châm với kéo dãn cột sống và
thuốc YHCT (phác đồ ĐTL1) hay điện châm với kéo dãn cột sống và thuốc
YHCT (phác đồ ĐTL2). Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh tác dụng
điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của hai phác
đồ điều trị ĐTL1 và ĐTL2” nhằm hai mục tiêu:
1.

Đánh giá, so sánh tác dụng giảm đau và cải thiện vận động cột
sống thắt lưng trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

của hai phác đồ điều trị ĐTL1 và ĐTL2.

2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn của hai phác đồ điều trị
ĐTL1 và ĐTL2.

2


3

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu - sinh lý của đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng
a. Đặc điểm đĩa đệm
-

Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt bao gồm: mâm sụn, vòng sợi và
nhân nhày.

Hình 1.1. Hình ảnh thân đốt sống và đĩa đệm [4]
-

Bình thường, cột sống có 23 đĩa đệm trong đó có đoạn cột sống thắt lưng có 4
đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển tiếp (lưng - thắt lưng, thắt lưng - cùng). Chiều

cao của đĩa đệm tăng dần từ đoạn cổ đến đoạn cùng, trung bình đoạn thắt lưng
là 9mm và chiều cao của đĩa đệm L4-L5 là lớn nhất [5].
+ Mâm sụn: Là cấu trúc thuộc về thân đốt sống, nhưng nó có liên quan
chức năng dinh dưỡng trực tiếp với đĩa đệm. Nó đảm bảo dinh dưỡng cho
khoang gian đốt sống.
3


4

4

+ Vòng sợi: Gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng
những sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc với nhau kiểu xoắn ốc. Các bó
của vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có những vách ngăn được gọi
là yếu tố đàn hồi [6], [7], [8]. Tuy vòng sợi có cấu trúc bền chắc, nhưng phía
sau và sau bên, vòng sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối
mảnh, nên đấy là điểm yếu nhất của vòng sợi. Đó là yếu tố làm cho nhân nhầy
lồi về phía sau nhiều hơn.
+ Nhân nhầy: Có hình cầu hoặc bầu dục, nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với
1/3 sau của đĩa đệm, cách mép ngoài của vòng sợi 3-4 mm, chiếm khoảng
40% bề mặt của đĩa đệm cắt ngang. Nhân nhầy bằng chất gelatin có tác dụng
chống đỡ có hiệu quả các stress cơ giới. Khi vận động (nghiêng, cúi, ưỡn) thì
nhân nhầy sẽ di chuyển dồn lệch về phía đối diện và đồng thời vòng sụn cũng
chun giãn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho nhân nhầy ở đoạn
cột sống dễ lồi ra sau.
+ Phân bố thần kinh, mạch máu đĩa đệm: Rất nghèo nàn. Các sợi thần
kinh cảm giác phân bố cho đĩa đệm ít, mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm chủ yếu
ở xung quanh vòng sợi, nhân nhầy không có mạch máu. Do đó đĩa đệm chỉ
được đảm bảo cung cấp máu và nuôi dưỡng bằng hình thức khuyếch tán.

+ Áp lực trọng tải của các đĩa đệm thắt lưng: Do dáng đi thẳng, cột
sống thắt lưng phải chịu áp lực của tất cả phần trên cơ thể dồn xuống một
diện tích bề mặt nhỏ. Sự thay đổi tư thế ở phần trên cơ thể ra khỏi trục sinh
lý của cơ thể còn làm áp lực trọng tải đó tăng lên gấp nhiều lần. Nếu áp lực
trọng tải cao, tác động thường xuyên và kéo dài lên đĩa đệm (một tổ chức
được nuôi dưỡng tương đối kém), sẽ gây thoái hóa ở đĩa đệm sớm. Đây
chính là lý do cho thấy liên quan của nghề nghiệp và c ường độ lao động
với bệnh lý của đĩa đệm.

4


5

5

b. Chức năng cơ học của đĩa đệm
-

Cột sống mang 2 đặc tính quan trọng là: vừa có khả năng trụ vững, vừa mềm
dẻo và mang tính đàn hồi. Bên cạnh chức năng đàn hồi, đĩa đệm còn có chức
năng như là một “giảm xóc” hấp thu các shock, làm giảm nhẹ chấn động theo
trục dọc cột sống do các nhân nhày có khả năng chuyển tiếp các lực trải đều,
cân đối tới mâm sụn và vòng sợi.

-

Chính nó đã được điều vận một cách linh hoạt hai đặc tính vừa thích nghi,
vừa đề kháng để tạo nên sức chống đỡ cho thân đốt sống trước những tác
động của chấn thương.

1.1.2. Sinh bệnh học TVĐĐ cột sống thắt lưng

-

Chức năng của đĩa đệm CSTL là phải thích nghi với hoạt động cơ học lớn,
chịu áp lực cao thường xuyên, trong khi đĩa đệm lại là mô được nuôi dưỡng
kém do được cấp máu chủ yếu bằng thẩm thấu. Chính vì vậy các đĩa đệm sớm
bị loạn dưỡng và thoái hóa tổ chức.

-

Thoái hóa đĩa đệm thường hay gặp ở người trưởng thành, nhưng cũng có thể
xuất hiện ở trẻ em. Ở vùng cột sống thắt lưng, đĩa đệm thứ tư và thứ năm hay
bị ảnh hưởng nhất. Ban đầu các vòng xơ bị xé rách, thường gặp hơn cả là ở vị
trí sau bên. Các chấn thương nhẹ tái đi tái lại gây rách các vòng xơ sẽ dần dẫn
đến phì đại và tạo thành các rách xuyên tâm (rách lan ra ngoài).

-

Đĩa đệm thoái hóa đã hình thành một tình trạng sẵn sàng bị bệnh. Sau một tác
động đột ngột của các động tác sai tư thế, một chấn thương bất kì đã có thể
gây đứt rách vòng sợi đĩa đệm, nhân nhày chuyển dịch ra khỏi ranh giới giải
phẫu của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy có thể thoát vị vào trong
thân đốt sống phía trên và phía dưới hoặc vào bên trong ống sống. Các chấn
thương hơn nữa sẽ dẫn tới những rối loạn bên trong đĩa đệm, làm mất chiều
cao đĩa đệm, và đôi khi mất hầu như hoàn toàn đĩa đệm.

5



6

6

-

Thoát vị gây chèn ép trực tiếp lên rễ thần kinh gây kích thích cơ học và
theo đó là rối loạn cảm giác theo đốt da mà rễ thần kinh đó chi phối. Các
sợi vận động của rế thần kinh đó cũng bị ép chặt, gây nên teo và yếu cơ mà
nó chi phối.

-

Các triệu chứng lâm sàng do thoát vị tùy thuộc vào một số yếu tố: lượng chất
thoát vị vào trong ống sống, bao nhiêu dây thần kinh thực sự bị chèn ép, và độ
rộng khoảng không gian trong ống sống. Một số bệnh nhân có ống sống rất
hẹp, và chỉ một thoát vị nhỏ đã gây ra triệu chứng nặng, trong khi người có
ống sống rộng thì thoát vị nhỏ chỉ gây ảnh hưởng ít.

 Những điều kiện làm chuyển dịch đĩa đệm gây nên lồi hoặc thoát vị đĩa đệm

là:


Áp lực trọng tải cao.



Áp lực căng phồng của tổ chức đĩa đệm.




Sự lỏng lẻo từng phần với sự tan rã của đĩa đệm.



Lực đẩy và lực cắt xén do các vận động cột sống, đĩa đệm quá mức
(xoắn vặn, dồn dập, nén ép).
Hiện tượng thoái hóa cột sống trong đó có thoái hóa đĩa đệm và thoái



hóa dây chằng [9], [10], [11].
1.2. Thoát vị đĩa đệm theo y học hiện đại
1.2.1. Định nghĩa TVĐĐ
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi
vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh
sống và có sự đứt rách vòng sợi gây lên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

6


7

7

1.2.2. Lâm sàng TVĐĐ CSTL
Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ/ CSTL được biểu hiện bằng 2 hội
chứng: hội chứng cột sống và hội chứng chèn ép rễ thần kinh [5],[12].
Hội chứng cột sống


a.

Đau CSTL: Khởi đầu đau cấp tính tiến triển giảm dần sau đó đau tái

-

phát chuyển thành mạn tính và dần đau lan xuống khu vực chi phối của rễ
thần kinh thắt lưng cùng. Đau với đặc điểm tăng khi ho, hắt hơi thay đổi tư
thế, giảm khi nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm về sáng. Toàn bộ các đặc điểm
trên là đau có tính cơ học.
Các biến dạng cột sống: mất đường cong sinh lý và vẹo CSTL là

-

thường gặp hơn cả.
Có điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng: rất phổ biến, tương ứng

-

với các đoạn vận động bệnh lý và là điểm đau của các rễ thần kinh tương ứng.
Hạn chế tầm hoạt động cột sống thắt lưng: chủ yếu là hạn chế khả năng

-

nghiêng về bên ngược với tư thế chống đau và khả năng cúi.
Hội chứng rễ thần kinh

b.


Theo Mumentheler và Schliack [13], hội chứng rễ thuần túy có những
đặc điểm sau:
 Rối loạn cảm giác lan theo dọc các giải cảm giác.
 Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép.
 Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
-

Đặc điểm của đau rễ: đau dọc theo vị trí tương ứng của rễ thần kinh bị chèn
ép chi phối, đau có tính cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, cường
độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân. Có thể gặp đau cả hai chi dưới
7


8

8

kiểu rễ, cần nghĩ đến khối thoát vị to ở trung tâm, nhất là khi kèm theo ống
sống hẹp dù ít. Còn khi đau chuyển từ chân nọ sang chân kia một cách đột
ngột, hoặc gây hội chứng đuôi ngựa cần nghĩ đến sự di chuyển của mảnh
thoát vị lớn bị đứt rời gây nên [8], [10],[14],[15],[16].
-

Các dấu hiệu kích thích rễ: Có giá trị chẩn đoán cao.
+ Dấu hiệu Lasègue, dấu hiệu “bấm chuông”, điểm đau Valleix
Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương rễ:
+ Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, giảm phản xạ gân xương, có thể
gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn.
1.2.3. Cận lâm sàng TVĐĐ CSTL
a


Các phương pháp chẩn đoán điện quang
Chụp X - quang thường quy.

-

Trên phim X - quang đĩa đệm là phần không cản quang chỉ có thể đánh
giá gián tiếp thông qua những thay đổi của khoang gian đốt sống và các đốt
sống kế cận.
b

Chụp cản quang
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng:

-

Phương pháp này có giá trị chẩn đoán chính cao với nhiều thể TVĐĐ và
chẩn đoán phân biệt đối với một số bệnh lý khác như: hẹp ống sống, u tủy…
với độ chính xác cao [7], [17], [18], [19].
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân:

-

Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán TVĐĐ vì cho hình ảnh trực tiếp
của đĩa đệm cũng như rễ thần kinh trong ống sống và ngoại vi [20]. Phương
pháp này cho phép chẩn đoán chính xác TVĐĐ/ CSTL từ 95-100%. Tuy
nhiên đây vẫn là phương pháp chẩn đoán đắt tiền.
+ Trên phim: Hình ảnh đĩa đệm là tổ chức đồng nhất tín hiệu ở các thân
8



9

9

đốt sống với mật độ khá đồng đều, xu hướng tăng cân đối từ trên xuống dưới
và hơi lồi ở phía sau. Đĩa đệm là tổ chức giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu
trên T2 [21], [22].
+ Thoát vị đĩa đệm trên phim MRI được chia thành:
o Phình lồi đĩa đệm: bờ phẳng, phình nhẹ ra sau, không lồi khu trú, không tổn

thương bao xơ.
o Thoát vị đĩa đệm: lồi khu trú của thành phần đĩa đệm, tổn thương bao xơ. Có thể

thoát vị ra trước hoặc sau, đặc biệt thoát vị ra sau hay gặp nhất.
o Thoát vị đĩa đệm tự do: mảnh rời thoát ra và không liên tục với khoang đĩa

đệm, có khả năng di chuyển lên xuống, tổn thương dây chằng dọc sau thường
ở vị trí sau bên. Ngoài ra còn quan sát được tất cả các hình ảnh của các tổ
chức lân cận như: thân đốt sống, các sừng trước và sừng sau, và một số cấu
trúc như: khối da, cơ và tổ chức dưới da …[20], [21].
1.2.4. Chẩn đoán xác định TVĐĐ
a. Lâm sàng: Theo Saporta, về lâm sàng bệnh nhân có từ 4/6 triệu chứng
sau đây có thể chẩn đoán là TVĐĐ [9].
1. Có yếu tố chấn thương, vi chấn thương.
2. Đau rễ thần kinh hông có tính chất cơ học.
3. Có tư thế chống đau.
4. Có dấu hiệu bấm chuông.
5. Dấu hiệu Lasègue (+).
6. Có dấu hiệu gãy góc cột sống.


b. Cận lâm sàng: Thường chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ CSTL
để xác định chẩn đoán [8], [23].
9


10

10

1.2.5. Điều trị TVĐĐ/ CSTL
a. Nội khoa
 Bất động trong thời kỳ cấp tính

Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong điều trị nội khoa. Bất động
trên giường phải hoàn toàn liên tục, chính xác và kéo dài đủ thời gian. Bệnh
nhân được nằm ngửa trên giường gồm 3 tấm ván cứng dày ít nhất 2 - 3cm, nối
với nhau bởi các bản lề.
Thời gian điều trị từ 5 tới 7 ngày hoặc lâu hơn.
 Các bài tập trên giường

Bắt đầu sớm, cẩn thận và thận trọng, tăng dần chủ yếu là các động tác
nhằm mục đích duy trì sự mềm dẻo và tuần hoàn chung phòng ngừa sự teo cơ.
 Dùng thuốc

Thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid đường uống
được chỉ định trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Có thể kết hợp dùng các
thuốc an thần giãn cơ nhẹ, các vitamin nhóm B liều cao và một số thuốc giảm
đau thần kinh khác.
Trong các trường hợp đau nặng, thuốc giảm đau chống viêm thông

thường không có hiệu quả thì xem xét chỉ định điều trị bằng corticoid và các
phương pháp phong bế thần kinh.
 Kéo giãn cột sống thắt lưng

Đây là phương pháp điều tri bệnh sinh TVĐĐ và thoái hóa đĩa đệm [24].
 Các can thiệp không phẫu thuật

Phương pháp tiêu nhân nhày
Cơ chế: các chất được tiêm vào đĩa đệm có tác dụng tiêu protein hoặc
làm giảm áp lực căng phồng của đĩa đệm do biến đổi tổ chức tế bào của đĩa
đệm dể làm giảm và thay đổi tổ chức của đĩa đệm.
10


11

11

L.Smith (1964) đã sử dụng Chymopapaine (chiết xuất từ cây đu đủ) và
Graemer (1974) sử dụng Aprotinin (là polypeptid kép). Tuy đạt được
những kết quả nhất định nhưng còn gặp nhiều những biến chứng nguy hiểm
nhất là shock.
Ngày nay dùng phương pháp tiêm máu tự thân vào trong đĩa đệm của
G.A.Margalin dựa vào cơ chế: máu tự thân ngấm vào nhân nhày đĩa đệm bị đứt
đoạn và vòng sợi bị đứt rách sẽ thúc đẩy sự xơ hóa đĩa đệm. Nhân nhày vùng
thoát vị sẽ trở thành sẹo quắt lại dẫn tới làm giảm khối lượng do đó không chèn
ép hoặc kích thích rễ thần kinh và các cấu trúc nhận cảm đau khác.
Tuy giải quyết được các tai biến và biến chứng nhưng không thể dùng
được trong các trường hợp TVĐĐ lớn hoặc tách rời gây chèn ép nặng rễ thần
kinh hoặc đuôi ngựa.

 Phương pháp điều trị phẫu thuật
-

Mục đích: Lấy bỏ nhân nhầy thoát vị chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh.

-

Chỉ định tuyệt đối: TVĐĐ có hội chứng đuôi ngựa hoặc hội chứng chèn ép rễ
thần kinh một hoặc hai bên gây liệt và đau nhiều.

-

Chỉ định tương đối: Sau điều trị nội 3 tháng không hiệu quả với các biểu hiện
đau rễ hoặc TVĐĐ mạn tính tái phát kèm đau rễ.
1.3. Thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền
1.3.1. Bệnh danh
Đau lưng do TVĐĐ được mô tả trong chứng tý của YHCT [25]. Trong
các y văn cổ như Hoàng đế nội kinh tố vấn đã mô tả với nhiều bệnh danh
khác nhau tùy thuộc vào vị trí hoặc nguyên nhân gây bệnh:
• Yêu thống (đau lưng).
• Yêu cước thống (đau lưng - chân).

11


12

12

Bệnh thuộc phạm vi “chứng tý”. Tý có nghĩa là tắc, chứng tý theo YHCT

là một chứng bệnh với biểu hiện đau do khí huyết lưu chuyển trong kinh
mạch bị tắc trở gây nên.
1.3.2. Nguyên nhân
a. Ngoại nhân: do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập
kinh túc thái bàng quang và kinh túc thái dương đởm gây nên bệnh.
- Phong tà:
Phong là gió, chủ về mùa xuân, có tính chất di chuyển, xuất hiện đột
ngột. Vì thế mà “yêu thống, yêu cước thống” cũng xuất hiện đột ngột, diễn
biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh túc thái dương bàng
quang và kinh túc thiếu dương đởm (tương ứng với đau vùng đau cột sống
thắt lưng và đau lan theo đường đi 2 rễ L5 - S1 của dây tọa).
-

Hàn tà:
Chủ về mùa đông, có tính chất ngưng trệ, tính co rút rất cao gây co rút
cân cơ, ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên, ố hàn (sợ lạnh). Hàn quá
hóa nhiệt nên thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác nóng rát nơi đau.

-

Thấp tà:
Chủ về cuối mùa hạ, thường có xu hướng phát triển từ dưới lên. Trong
TVĐĐ ít có biểu hiện của thấp, song cũng có một số triệu chứng như cảm
giác tê bì, nặng nề, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu.
Bệnh do 3 tà khí gây lên nhưng Hàn tà vẫn là nguyên nhân chính gây bệnh.

b. Nội nhân
-

Do chính khí hư yếu, rối loạn chức năng các tạng phủ nhất là tạng can và tạng

thận.

-

Chức năng của hai tạng can và thận bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng hai phủ
đởm và bàng quang, làm ảnh hưởng tới sự chu lưu của khí huyết của kinh

12


13

13

túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc quyết âm can và túc
thiếu âm thận. Bệnh lâu ngày chính khí càng hư yếu không đủ sức chống
đỡ lại sự tấn công của tà khí, kết quả là tà khí càng làm tổn thương chính
khí nhiều hơn.
c. Bất nội ngoại nhân

Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn làm huyết ứ, khí trệ, dẫn
tới bế tắc kinh khí của các kinh bàng quang, đởm… gây nên đau và hạn chế
vận động.
1.3.3. Các thể lâm sàng theo YHCT
Theo YHCT chứng yêu thống và yêu cước thống được phân loại thành 4 thể:
thể phong hàn, thể can thận hư, thể huyết ứ và thể phong thấp nhiệt [25], [26]..
Tuy nhiên, khi đối chiếu bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng tôi nhận thấy hai
thể can thận hư và thể huyết ứ là phù hợp.
a. Thể huyết ứ - can thận hư
• Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:


Chức năng can thận vốn bị suy kém, thường hay gặp ở người cao tuổi
cộng thêm lao động quá sức hoặc vận động sai tư thế … gây huyết ứ làm bế
tắc kinh lạc gây đau và hạn chế vận động.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân đau vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông và chân. Đau
tăng khi vận động, xoa bóp thì dễ chịu, kèm theo các triệu chứng của can
thận hư như đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, tiểu đêm nhiều…
mạch trầm tế.
• Chẩn đoán bát cương: biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.
• Phép điều trị: Hoạt huyết hành khí, bổ can thận.
• Điều trị cụ thể:

+ Phương thuốc: dùng bài Thân thống trục ứ thang

13


14

14

+ Phương pháp không dùng thuốc:
Châm cứu: thận du, đại trường du, ủy trung, giáp tích L1 - L5, huyết hải,
cách du, a thị
Xoa bóp, bấm huyệt: dùng các thủ thuật lăn, day, vờn, bóp, bấm huyệt,
vận động hai bên cột sống từ D12 đến mông.
b. Thể huyết ứ
• Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:


Do lao động quá sức hoặc vận động sai tư thế, hoặc do bị ngã, va đập, bị
đánh…gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc. Sự lưu thông kinh khí trong mạch lạc
bị nghẽn trở, khí huyết không điều hòa gây đau và hạn chế vận động.
• Triệu chứng lâm sàng: đau dữ dội ở vùng thắt lưng, có thể lan xuống

mông và chân, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn. Nằm trên giường cứng,
co chân dễ chịu hơn. Đau tăng khi ho, hắt hơi, đại tiện hoặc đi lại vận động.
Ăn ngủ kém, mạch nhu sáp.
• Chẩn đoán bát cương: biểu thực.
• Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc.
• Điều trị cụ thể:

+ Phương dược: dùng bài cổ phương Tứ vật đào hồng (Y tông kim giám).
+ Phương pháp không dùng thuốc:
Châm cứu: châm các huyệt thận du, đại trường du, A thị, giáp tích L1L5, ủy trung, huyết hải.
Xoa bóp, bấm huyệt: dùng các thủ thuật lăn, day, vờn, bóp, bấm huyệt,
vận động hai bên cột sống từ D12 đến mông.
1.4. Tổng quan về châm cứu
1.4.1. Khái niệm về châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời.
Mục đích của châm cứu là điều khí, tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nên
14


15

15

trạng thái cân bằng âm - dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ
trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động chức năng bình thường.

1.4.2. Điện châm
- Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên
các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên
huyệt qua kim châm hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
-

Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích
thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng ở tổ chức,
làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Mới đây, các nhà khoa học chứng minh điện châm kích thích huyệt
làm tăng sinh beta - endorphin một loại morphin tác dụng giảm đau gấp
200 lần morphin ngoại sinh. Kết quả cho thấy điện châm có hiệu quả cao
trong điều trị giảm đau. Nó làm tăng hàm lượng các chất trung gian hóa
học tham gia vào cơ chế đau.chẳng hạn làm tăng lượng beta - endorphin
tăng từ 43,58 pg/ml lên 51,70pg/ml sau điện châm lần 1, lên 55,94pg/ml
sau 7 lần điện châm.
- Chỉ định:
Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau răng, đau thần kinh
toạ, đau vai gáy…
1.4.3. Trường châm
Chữa bệnh bằng trường châm là một di sản lâu đời của châm cứu trong y
học phương Đông. Trường châm phát triển từ cơ sở lý luận của Cửu châm mà
người xưa đã ghi trong sách Linh khu (770-221 trước Công nguyên) [28].
Châm tức là điều khí, hòa huyết khí. Khi châm kim qua các huyệt vị
sẽ khai thông sự tuần hành của khí huyết vì “Thông tắc bất thống, thống tắc
bất thông”, có nghĩa là: khi khí huyết lưu thông thì không đau, khi đau tức
là khí huyết không lưu thông.
15



16

16

Những loại kim người xưa dùng để châm chữa bệnh gồm có 9 loại (cửu
châm), trong đó hay dùng nhất là loại kim số 7, dài từ 2-8cm, đường kính 0,20,3 mm gọi là Hào châm. Tuy nhiên Hào châm có phần bị hạn chế trong điều
khí nhanh và mạnh.
Trường châm: loại kim số 8, ứng với Bát phong. Phong trong thiên nhiên
từ 8 phương tới tác động lên 8 khớp lớn trong cơ thể gây chứng tý. Muốn
chữa phải châm sâu, châm xuyên huyệt. Dùng trường châm dài 10-30 cm,
đường kính 0,1- 0,3- 0,5 mm, có tác dụng điều khí tốt.
Kích thích xung điện là kĩ thuật sau khi châm kim lên huyệt vị, thay kích
thích vê tay bằng kích thích xung điện.
Các nghiên cứu về các dòng điện trên cơ thể đã đưa ra kết luận là:
Khi dòng xung điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế thấp thì tác
dụng tốt để kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh, gây co cơ hoặc giảm co thắt
cơ, tăng cường điều chỉnh tuần hoàn đặc biệt có tác dụng giảm đau.
Điện trường châm là một phát triển mới của nghành châm cứu, kết hợp
YHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác dụng của kích thích lên huyệt vị,
huyệt đạo và tác dụng của xung điện trên cơ thể [28], [27].
1.5. Các huyệt trong nghiên cứu
 Thận du (VII.23): Huyệt du của thận [29].
-

Vị trí: Từ giữa khe L2 - L3 đo ngang ra 1,5 thốn.

-

Cách châm: châm sâu 0,5 - 1 thốn.


-

Chỉ định: Đau lưng, đái dầm, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều.

 Đại trường du (VII.25): Huyệt du của đại trường [29].
-

Vị trí: Từ giữa khe L4 - L5 đo ngang ra 1,5 thốn.

-

Cách châm: châm sâu 0,7 - 1 thốn.

-

Chỉ định: Đau lưng, táo bón, liệt chi dưới.
16


17

17

 Giáp tích L1 - L5: Ngoại kinh kỳ huyệt.

Vị trí: Nằm hai bên cột sống thắt lưng, từ mỏm gai L1 - L5 đo ngang

-

ra 0,5 thốn.

-

Cách châm: châm chếch, sâu 0,3 - 0,5 thốn.

-

Chỉ định: Đau lưng.

 Dương lăng tuyền (XL.34): Huyệt hội của cân [29].

Vị trí: Dưới đầu gối 1 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng giữa đầu xương

-

mác và xương chày.
Cách châm: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn, hoặc hướng kim về huyệt âm

-

lăng tuyền.
-

Chỉ định: Đau lưng và cẳng chân, liệt nửa người, bệnh túi mật.

 Trung đô (XII.6) [29].

Vị trí: Từ lồi cao mắt cá trong xương chày đi lên 7 thốn, huyệt nằm

-


sau trong xương chày.
-

Cách châm: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn.

-

Chỉ định: Đau lưng, đau bụng vùng hạ vị...
1.6. Kéo dãn cột sống

-

Chỉ định kéo dãn CSTL:
Kéo dãn cột sống thắt lưng trong trường hợp đau thắt lưng bán cấp và
mạn tính do các nguyên nhân sau: TVĐĐ thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm, thoái
hóa đĩa đệm thứ phát do biến dạng cột sống.

-

Chống chỉ định:
+ Hội chứng đuôi ngựa.
+ Có cầu xương giữa các đốt sống.
+ U ác tính.
17


18

18


+ Đang có bệnh cấp tính hoặc bệnh nội khoa nặng.
- Tác dụng của kéo dãn cột sống:
+ Giảm áp lực nội đĩa đệm tạo điều kiện nhân nhầy có thể trở lại vị trí
cân bằng động.
+ Giải phóng rễ thần kinh và mạch bị chèn ép.
Khôi phục lại sự cân bằng lực của các hệ thống dây chằng và cơ liên
quan tạo điều kiện phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống.
Giảm đau do giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng
chèn ép rễ, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
Tăng tầm vận động của đoạn đốt sống bị hạn chế, tạo thuận lợi trong
sinh hoạt.
Khôi phục vị trí đĩa đệm (lồi, thoát vị) đặc biệt thoát vị mới ở độ I, II.
Giảm các triệu chứng và di chứng như: mất đường cong sinh lý cột sống,
lệch vẹo cột sống do tư thế bù, dáng đi “người đau lưng”, tê bì hai chi dưới
[30], [31].
- Một số vấn đề cần chú ý khi kéo dãn cột sống:


Chọn chế độ kéo:

- Kéo liên tục
- Kéo nghỉ
 Chọn lực kéo: Đoạn cột sống thắt lưng:

- Kéo ngắt quãng

+ F1 = lực tối đa ≤ 2/3 trọng lượng cơ thể
+ F2 = lực tối thiểu < F1 10, 15, 20 kg



Định vị trí lực kéo:

Với những trang thiết bị mới có điều kiện để đặt lực kéo cho từng đoạn
vận động để tập trung. Định vị lực kéo bằng tư thế kéo, phương kéo và đặc
biệt là đai kéo đặt đúng vị trí.


Thời gian kéo:

Mỗi lần 15→ 30 phút x 1→ 2 lần/ngày và cách nhau khoảng 6 giờ, mỗi
đợt trung bình 15 - 25 ngày.

18


19

19

1.7. Tổng quan về bài thuốc “thân thống trục ứ thang”
1.7.1. Tên bài thuốc: "Thân thống trục ứ thang"
1.7.2. Xuất xứ bài thuốc
Trích từ sách "Y lâm cải thác" - Quyển hạ của tác giả Vương Thanh
Nhậm (1768 - 1831) - danh y đời nhà Thanh - Trung Quốc .
1.7.3. Thành phần bài thuốc
Tần giao 12g

Xuyên khung 8g

Đào nhân 12g


Hồng hoa 12g

Chích cam thảo 4g

Khương hoạt 12g

Một dược 6g

Đương quy 12g

Ngũ linh chi 12g

Hương phụ chế 8g

Ngưu tất 12g

Địa long 6g

1.7.4. Tác dụng của bài thuốc:
Hành khí hoạt huyết, khứ ứ thông lạc, thông tý chỉ thống.
1.7.5. Phân tích bài thuốc
Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết, hóa ứ; Ngũ linh chi, Địa
long khứ ứ, thông lạc; Xuyên Khung, Một dược hoạt huyết, giảm đau;
Khương hoạt, Tần giao trừ phong thấp toàn thân; Hương phụ lý khí, chỉ
thống; Ngưu tất cường tráng gân xương; Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Các
vị phối hợp có tác dụng tuyên thông khí huyết đối với các chứng đau lâu
ngày, tà vào lạc mạch.
1.7.6. Phân tích sơ bộ các vị thuốc có trong bài thuốc
* Hương phụ:

Tên khoa học: Rhizoma Cyperi.
Bộ phận dùng: là thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô
của cây Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.,) hoặc cây Hương phụ biển
(C. stoloniferus Retz.,) họ Cói (Cyperaceae).
Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can, tỳ.

19


20

20

Tác dụng: hành khí giải uất, điều kinh.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, co thắt các cơ, đau dây thần
kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt; chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú và các
loại nhọt sưng đau khác.
- Giải uất, điều kinh giải uất.
- Kích thích tiêu hóa: ăn không tiêu, bụng đầy tức, buồn nôn.
- Tán hàn giải biểu chữa chứng cảm mạo do lạnh.
Liều lượng: 8g - 12g/ngày
* Khương hoạt
Tên khoa học: Rhizoma et Radix Notopterygii.
Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ đã phơi khô của cây Khương hoạt
(Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang) hoặc Khương hoạt lá rộng
(Notopterygium forbesii Boiss.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh bàng quang.
Ứng dụng lâm sàng:
Chữa viêm khớp mạn, đau dây thần kinh, đau các cơ do lạnh, cảm lạnh gây

đau nhức các khớp, sốt, đau dầu do phong hàn thấp xâm phạm. Dùng kết hợp với
phòng phong, xuyên khung, thương truật... để khu phong, trừ hàn, chỉ thống.
Liều lượng: 4g - 10g/ngày
* Tần giao
Tên khoa học: Radix gentianae.
Bộ phận dùng: Rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài Tần giao:
Tần giao (Gentiana macrophylla Pall., Gentiana straminea Maxim., Gentiana
dahurica Fisch.), họ Long đởm (Gentianaceae).
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, tính bình hơi hàn. Quy vào kinh can,
đởm, vị.
20


21

21

Tác dụng: thanh hư nhiệt, trừ phong thấp, hoạt lạc thư cân, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa đau khớp, đau dây thần kinh.
- Chữa nhức trong xương, sốt về chiều do âm hư sinh nội nhiệt. Dùng
cùng với thanh hao, tri mẫu, địa cốt bì, thục địa.
- Chữa hoàng đản nhiễm trùng: viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn
mật do thấp nhiệt. Dùng với chi tử, khương hoàng.
- An thai vì động thai do sốt nhiễm trùng.
Liều lượng: 4g - 16g/ngày
* Đào nhân
Tên khoa học: Semen Pruni.
Bộ phận dùng: hạt của quả chín của Cây Đào (Prunus persica (L.)
Batsch) hoặc cây Sơn đào (Prunus davidiana (Carr.) Franch.), họ Hoa hồng

(Rosaceae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy vào kinh tâm, can.
Tác dụng: phá huyết, trục ứ, nhuận táo.
Ứng dụng lâm sàng:
- Hoạt huyết khứ ứ: chữa các chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều
hoặc đau đẻ bị ứ huyết gây đau bụng, tụ máu do sang chấn.
- Chữa huyết táo không nhuận: dùng trong các trường hợp tân dịch khô
ráo mà dẫn đến đại tiện bí kết.
Liều lượng: 8g - 12g/ ngày.
* Hồng hoa
Tên khoa học: Flos Carthami tinctorii.
Bộ phận dùng: Hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus
tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae).
Tính vị quy kinh: vị cay, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can.

21


22

22

Tác dụng: Hoạt huyết thông kinh, tán ứ, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng: Điều kinh chữa thống kinh, bế kinh, sau đẻ ứ
huyết gây đau bụng, chống xung huyết do chấn thương; chữa mụn nhọt.
Liều lượng: 4g-12g/ngày. Khi dùng Hồng hoa với liều nhỏ, có tác
dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, liều lớn có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.
* Một dược
Tên khoa học: Murrha.
Bộ phận dùng: Gồm nhựa của cây Một dược (Commiphora myrrha

(Nees) Engl.) và cây Balsamodendron chrenbergianum Berg., họ Trám
(Burseraceae).
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính bình. Quy vào kinh can.
Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong các trường hợp bế kinh, trưng hà, sản
hậu máu hôi, không sạch, đau bụng, xung huyết do ngã sưng đau, đau nhức
xương khớp, mụn nhọt.
Liều lượng: 3g - 6g/ngày.
* Ngưu tất:
Tên khoa học: Radix Achyranthis bidentatae.
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes
bidentata Blume), họ Rau giền (Amaranthaceae).
Tính vị quy kinh: vị đắng, chua, tính bình. Quy vào kinh can, thận.
Tác dụng: hoạt huyết (dùng sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (dùng chín).
Ứng dụng lâm sàng:
- Hoạt huyết thông kinh lạc: điều kinh, chữa bế kinh, thống kinh.
- Thư cân, mạnh gân cốt: dùng chữa đau chứng nhức xương khớp, đặc
biệt đối với khớp chân.
- Giải độc chống viêm: chữa các trường hợp họng sưng đau, loét
miệng, răng lợi đau.
22


23

23

- Hạ áp: dùng trong các trường hợp tăng huyết áp dó có khả năng làm
hạ cholesterol.
- Lợi niệu thông lâm: Đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện rát, buốt.

Liều lượng: 6g-12g/ngày.


Xuyên khung:
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung

(Ligusticum chuanxiong Hort.), Họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị qui kinh: vị đắng, tính ấm. Quy vào kinh can, đởm, tâm bào.
Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, khu phong chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng:
- Hoạt huyết điều kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống
kinh rau thai không xuống.
- Chữa nhức đầu, đau mình, đau các khớp do phong thấp.
- Giải uất chữa chứng can khí uất kết, đau mạng sườn, tình chí uất kết.
- Tiêu viêm chữa mụn nhọt.
- Bổ huyết: phối hợp với một số vị khác để bổ huyết dùng trong các
trường hợp huyết hư.
Liều lượng: 4g - 12g/1 ngày.
* Đương quy
Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis.
Bộ phận dùng: toàn rễ (toàn quy) đã phơi hay sấy khô của cây Đương
quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hành huyết.

23


24


24

Ứng dụng lâm sàng:
- Bổ huyết, bổ ngũ tạng: dùng trong trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa
mắt, chóng mặt, da xanh, người gầy yếu (dùng bài Tứ vật).
- Hoạt huyết, giải uất kết: điều kinh, chữa phụ nữ huyết hư kinh nguyệt
không đều, thống kinh, bế kinh. Kết hợp với thục địa, hà thủ ô đỏ, bạch thược.
- Chữa xung huyết, tụ huyết do sang chấn. Kết hợp với xuyên khung,
đào nhân, hồng hoa...
- Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, các cơ do lạnh. Đau đầu
nhiều dùng đương qui sao tẩm rượu.
- Nhuận tràng thông tiện do huyết hư gây táo bón.
- Giải độc tiêu viêm.
Liều lượng: 6g - 12g/ ngày.
* Cam thảo
Tên khoa học: Radix et Rhizoma Glycyrrhizae.
Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo
(Glycyrrhiza uralensis Fish.; hoặc G. inflata Bat.; hoặc G. glabra L.,) họ Đậu
(Fabaceae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 kinh.
Tác dụng: bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho, thanh nhiệt
giải độc, hòa hoãn giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng:
- Ích khí, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ ho.
- Tả hỏa, giải độc: dùng trong bệnh mụn nhọt đỉnh độc sưng đau.
- Hoãn cấp, chỉ thống: trị đau dạ dày, loét đường tiêu hóa, đau bụng,
gân mạnh co rút kết hợp với bạch thược.
- Điều vị, giảm tác dụng phụ và dẫn thuốc khi dùng phối hợp.
Liều lượng: 4g - 10g/ngày.


24


25

25

* Ngũ linh chi
Tên khoa học: Faeces trogopterum.
Bộ phận dùng: Phân của một loài Sóc bay (Trogopeus xanthipes
Milne-Edwards), họ Sóc bay (Petauristidae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính ôn; Quy kinh: Vào kinh can.
Tác dụng: thông lợi huyết mạch, hành ứ, giảm đau, dùng sống hành
huyết chỉ thống, sao đen chỉ huyết.
Ứng dụng lâm sàng: đau bụng kinh, băng huyết rong huyết các chứng
bệnh phụ nữ sau khi đẻ, các chứng bệnh cam trẻ em, dùng trị rắn rết cắn; phụ
nữ băng huyết không dứt thì dùng Ngũ linh chi sao để điều trị.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
* Địa long
Tên khoa học: Pheretima.
Bộ phận dùng: toàn thân, rửa sạch phơi hay sấy khô các loài giun đất
gồm có khoang địa long (Pheretima aspergillum E. Perrier) hoặc 3 loài hậu
địa long (P. vulgaris Chen.) (P. pectinifera Michaelsen.) (P. guillelmi
Michaelsen.), họ Cự dẫn (Megascolecidae).
Tính vị, quy kinh: vị mặn, tính hàn; Quy kinh: vào 4 kinh vị, can tỳ, thận.
Ứng dụng lâm sàng:
- Bình suyễn, dùng trị hen suyễn có kết quả tốt.
- Trấn kinh: dùng khi sốt cao gây co giật, có thể phối hợp với câu đằng,
bạch cương tàm.

- Thông lạc, trị phong tê đau, bán thân bất toại phối hợp với hoàng kỳ,
đương quy, xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa.
- Lợi niệu: dùng với chứng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn.
- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, lở loét.
- Bình can hạ áp chữa tăng huyết áp.
Liều dùng: 6 - 12 g.
25


×