Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết cuộc cờ của tác giả phạm quang long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.17 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THU THỦY

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CUỘC CỜ CỦA PHẠM QUANG
LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ THU THỦY

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CUỘC CỜ CỦA PHẠM QUANG
LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy,
Cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kiều Anh đã luôn giúp đỡ
em về tài liệu tham khảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô đã nhiệt tình hướng dẫn em trong việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp em chỉnh sửa những thiếu sót
khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn . Đồng thời
do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên
khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và
sẽ hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi Nguyễn Thị Thu Thủy xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là
thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế và được thực hiện theo
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Khóa luận được thực hiện hoàn

toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép bất cứ một công
trình nghiên cứu nào. Mọi sự tham khảo sử dụng trong khóa luận đều đã
được trích dẫn các nguồn tài liệu và đưa vào danh mục tài liệu tham
khảo. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận ............................................. 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA PHẠM QUANG LONG................... 6
1.1. Cơ sở lí luận chung về nhân vật................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học.................................................................... 6
1.1.2.Phân loại nhân vật .................................................................................... 7
1.1.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật ............................................................... 10
1.2. Quan niệm sáng tác của tác giả Phạm Quang Long ................................ 12
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ .......................................................................... 15

2.1. Nhân vật tha hóa....................................................................................... 15
2.2. Nhân vật cơ hội ........................................................................................ 21
2.3. Nhân vật bi kịch ....................................................................................... 22
2.4. Nhân vật cô đơn ....................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ........................................................... 28


3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình............................ 28
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động......................................... 29
đồi bại, đi ngược lại với luân thường đạo lí, chuẩn mực mà xã hội đề ra. ..... 31
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật............................ 31
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 32
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.................................................................. 35
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, với sự ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, nền văn học nước nhà đã có nhiều biến chuyển và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Nếu như ở thể loại trữ tình, sự ra đời của phong trào
Thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” thì ở thể loại văn xuôi tự sự, tiểu
thuyết cũng có những cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết hiện đại đã thu hút và đáp ứng thị
hiếu của số đông độc giả thời bấy giờ. Đồng thời nó cũng tạo được dấu ấn
mạnh mẽ trên văn đàn là một thể loại được nhiều cây bút lựa chọn trong việc
sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của mình.
1.2. Trong các nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam,

Phạm Quang Long nổi lên như một “hiện tượng của văn học nước nhà” với
những áng văn chương chính luận về đề tài chính trị- một khía cạnh khá nhạy
cảm mà thường các nhà văn ít dám đề cập đến. Bằng lối viết thẳng thắn, sâu
sắc và gần gũi với cuộc sống, con người hiện tại, ông đã viết về những vấn đề
gai góc nhất của giới quan chức cũng như những vấn đề chính trị nhạy cảm,
làm độc giả ấn tượng và nhớ mãi khi nhắc đến như Nợ non sông, Lạc giữa cõi
người,... và mới đây nhất là tiểu thuyết Cuộc cờ.
1.3. Nhân vật là yếu tố không thể thiếu đối với một tác phẩm văn học,
bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó, văn học miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Với hệ thống tính cách, hành động, sự phát triển tâm lí, cá tính riêng,
cuộc đời,... yếu tố nhân vật làm nên bản sắc của tác phẩm. Nhân vật trong tiểu
thuyết của Phạm Quang Long chủ yếu xoay quanh các nhân vật chính trị,
nhưng không vì thế mà nó tẻ nhạt, bởi mỗi con người tuy cùng nằm trong bộ
máy công quyền nhưng lại khác nhau về cá tính, mục đích cũng như hành
động. Họ có những cái nhìn về các vấn đề khác nhau, nhưng tất cả được nhà
văn thể hiện sinh động qua ngòi bút được uốn nắn hóa bởi những cách tân
nghệ thuật hiện đại, đa dạng, nhiều chiều.
Bởi những lí do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong sáng

1


tác của ông, một khía cạnh mà theo tìm hiểu thì chưa có ai đi sâu nghiên cứu,
đó là đi vào nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ của tác giả Phạm Quang
Long. Qua nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà
văn về cuộc sống, xã hội và con người Việt Nam trong công cuộc cải cách
nền hành chính đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phạm Quang Long là một cây bút tuy già về tuổi đời nhưng lại rất trẻ về
tuổi nghề, ông vốn không phải là một cây bút lấy nghề viết làm kế sinh nhai,

nghề ban đầu của ông là một thầy giáo, là giảng viên của trường đại học Quốc
gia Hà Nội, sau đó trở thành một quan chức làm việc trong Sở văn hóa và du
lịch của thành phố Hà Nội. Tuy công việc bộn bề với bao nỗi vất vả, lo toan
nhưng đến lúc gần về hưu ông lại quay về với văn chương như một niềm vui
thích thú để bản thân mình được đắm chìm trong văn chương, đắm chìm trong
dòng chảy của những sáng tạo nghệ thuật, của một cái tôi nghệ sĩ.
Do trẻ về tuổi nghề nên các sáng tác của ông không nhiều, trong mấy
năm trở lại đây ông cho ra đời một số các tác phẩm văn học như: Nợ non sông
(kịch bản văn học, 2014), Lạc giữa cõi người (văn xuôi phi hư cấu, 2016),
Bạn bè một thuở (tiểu thuyết, 2017) và Cuộc cờ (tiểu thuyết, 2018). Ngoài ra,
còn một bản thảo tiểu thuyết Lốc xoáy đã “lạc trôi” qua nhiều nhà xuất bản vì
chạm đến vấn đề nhạy cảm cải cách ruộng đất; thêm mấy chục trang đầu một
bản thảo tiểu thuyết khác đang nằm trên bàn viết của chủ nhân ngay sau khi
Cuộc cờ được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào đầu tháng 2/2018. Tác giả
Phạm Quang Long là một cây bút trẻ, mới nổi lên trong giai đoạn gần đây nên
những nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm còn rất ít trong đó đặc biệt phải
kể đến tiểu thuyết Cuộc cờ như đã nói ở trên tác phẩm này được xuất bản từ
đầu năm 2018 được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành, chính vì thế mà nó còn rất
là mới mẻ đối với công chúng bạn đọc cũng như các nghiên cứu khoa học liên
quan đến tác phẩm này, đặc biệt là về vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn
học. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào liên
quan đến nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long một cách


cụ thể rõ nét.
Qua khảo sát chúng tôi chỉ thấy có hai bài nghiên cứu bước đầu đề cập
đến vấn đề nhân vật trong sáng tác của Phạm Quang Long.
Bài Hiện tượng Phạm Quang Long của tác giả Song Hà đăng trên báo
Người Hà Nội ở mục Văn nghệ thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2019 bước đầu
mới đề cập đến về các kiểu nhân vật trong sáng tác của Phạm Quang Long

nhưng không sâu và cụ thể.
Bài Đối mặt với lương tri của tác giả Đăng Bảy đăng trên báo Văn hóa
và Nghệ An ở mục Góc nhìn văn hóa, thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2018
người viết có tìm hiểu kĩ hơn về nhân vật nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu về các nhân vật đó và nhìn các nhân vật từ góc độ của văn hóa chứ
không đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận về nhân vật, những vấn đề lí thuyết
cũng như cơ sở để xậy dựng nên nhân vật trong tác phẩm. Một yếu tố không
nhỏ góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm.
Xuất phát từ sự kế thừa, tiếp thu, phát triển những ý kiến, nhận định ở
những bài viết trên chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu Nhân vật
trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long. Với đề tài này, chúng tôi
hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói về một tác giả mà những đóng góp của ông sẽ
còn mãi giá trị lâu bền.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
+Tìm hiểu khám phá thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long.
+ Khẳng định tài năng, những đóng góp của tác giả trong dòng chảy của
văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân vật văn học.
+ Vận dụng những kiến thức lý luận vào việc đánh giá nhân vật và nghệ


thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó chú trọng đến các
phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp thống kê – phân loại

- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp loại hình
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm
Quang Long. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi có đối sánh với
các sáng tác của một số nhà văn khác cùng viết về vấn đề này.
6. Đóng góp của khóa luận
- Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long.
- Đánh giá nét riêng trong sáng tác và những đóng góp của Phạm Quang
Long đối với nền văn học Việt Nam đương đại.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về nhân vật văn học và quan niệm sáng tác của
Phạm Quang Long


Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA PHẠM QUANG LONG
1.1. Cơ sở lí luận chung về nhân vật

1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhà văn học người Nga, Maxim Gorki đã từng nói rằng: “Văn học là
nhân học” thật vậy trong mỗi sáng tác của mình mỗi nhà văn thông qua các
tác phẩm của mình để phản ánh lên tâm tư, tình cảm, cách cảm, cách nghĩ về
con người, về xã hội, thời đại lúc bấy giờ và một phương tiện để truyền tải
những thông điệp đó mà được các nhà văn hay sử dụng nhất đó là hình tượng
văn học hay cũng có thể nói khác đi đó là nhân vật trong tác phẩm. Khái niệm
nhân vật có thể nói là một thuật ngữ quen thuộc được nói đến hàng ngày khi
chúng ta tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Cho đến nay có khá nhiều định
nghĩa khác nhau lí giải về thuật ngữ nhân vật văn học này như theo từ điển
Wiki: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm
văn học. Nhân vật văn học có thể có tên gọi cụ thể là những tên riêng (Lão
Hạc, chị Dậu, Tấm, Cám, bé Hồng), cũng có thể đó không phải là những tên
riêng mà chỉ dùng để gọi, để nói nên nghề nghiệp của nhân vật như Tú Bà, Sở
Khanh, thằng bán tơ, một mụ đào trong Truyện Kiều. Trong các câu truyện cổ
tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần thoại được đưa ra để nói chuyện với con
người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong
tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc, nhân vật “ta” với “mình” trong bài Việt Bắc của
Tố Hữu là đại diện cho các chiến sĩ cộng sản và nhân dân Việt Bắc, hay đồng
tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban- dắc” [19].
Một định nghĩa khác về nhân vật trong cuốn Lí luận văn học 2 (Tác
phẩm và thể loại văn học) của ThS. Phan Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng
Hạnh biên soạn: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà


văn miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [13;31] cũng
tương tự như từ điển WiKi trong cuốn sách này các tác giả cũng cho rằng
nhân vật có những khi được gọi tên một cách cụ thể như Từ Hải, Thúy Kiều,

Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga,.. nhưng cũng có lúc họ là những con người
không tên như tên lính lệ, người hầu gái hay một số nhân vật xưng “tôi” trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao và thơ ca.
Điểm khác biệt giữa từ điển WiKi với cuốn Lí luận văn học 2 của ThS. Phan
Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh là ở chỗ trong cuốn sách này tác giả
còn gắn khái niệm về nhân vật gắn với khái niệm về con người được hiểu một
cách rộng rãi trên hai phương diện cả số lượng và chất lượng: “Về số lượng,
hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung
miêu tả số phận con người. Về chất lượng, dù nhà văn miêu tả thần linh, ma
quỷ, đồ vật,… nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Nhân
vật trong văn học có khi là loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó
của thế giới tự nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình
cảm của con người. Có thể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống,
khái quát hiện thực” [13;31].
Khác hoàn toàn với hai định nghĩa ở trên, trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học của Lê Bá Hán chủ biên có định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống” [4;202]. Có thể hiểu đơn giản là nhân vật trong tác phẩm là
những con người được các tác giả xây dựng nên có thêm thắt nhiều yếu tố chứ
không phải là một con người cụ thể nào trong đời sống xã hội.
Như vậy có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật văn học
nhưng có thể hiểu đơn giản nhân vật văn học là những con người cụ thể được
tác giả xây dựng trong tác phẩm và được thể hiện thông qua các phương tiện
nghệ thuật.
1.1.2.Phân loại nhân vật
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện cơ bản để
nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật


để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người, một

vấn đề nào đó của hiện thực. Vì thế, nhân vật chính là người dẫn dắt người
đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính
ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con
người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về
tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,... Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức
đa dạng. Chính vì vậy để nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú,
ta có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
- Xét từ góc độ hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng
Xét từ góc độ hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, có thể chia nhân
vật làm hai loại nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện hay còn gọi là các nhân vật tốt, đặc điểm chung của
các nhân vật này là đều có những phẩm chất tốt đẹp, mang trong mình lí
tưởng, quan điểm tư tưởng cao đẹp là các nhân vật thường được tác giả đề cao
và khẳng định, nó gắn chặt với quan điểm chung của thời đại. Khi nhân vật
chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu
biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những
mầm mống lí tưởng với nhân vật lí tưởng trong cuộc sống,... có thể được coi
là nhân vật lí tưởng.
Nhân vật phản diện là nhân vật đối lập với nhân vật chính diện về tính
cách. Nếu nhân vật chính diện được tác giả ca ngợi thì nhân vật phản diện
nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả, đó là những nhân vật mang
phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng. Ví dụ trong truyện Lục Vân Tiên
của Nguyễn Đình Chiểu, đó là nhân vật cha con Võ Thể Loan, Bùi Kiệm,
Trịnh Hâm. Hay trong truyện Tấm Cám, nhân vật chính diện là cô Tấm còn
nhân vật phản diện là Cám và bà dì ghẻ.
Khi phân biệt nhân vật đó là nhân vật phản diện hay chính diện thì cần
đặt nó vào một phạm trù nhất định, đặc biệt là xét nó chủ yếu trong khuynh



hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó.
- Xét từ góc độ kết cấu
Xem xét về tầm quan trọng, chức năng và vị trí của nhân vật trong tác
phẩm, có thể chia nhân vật thành các loại như nhân vật chính, nhân vật trung
tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính theo từ điển Wiki là “ nhân vật then chốt của cốt truyện,
giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác
phẩm, nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà
văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết” [18]. Ví dụ như Thúy Kiều là
nhân vật chính của Truyện Kiều, Chí Phèo là nhân vật chính của truyện Chí
Phèo hay truyện Lục Vân Tiên thì nhân vật chính là Kiều Nguyệt Nga và Lục
Vân Tiên,...
Trong tác phẩm văn học có thể xuất hiện nhiều nhân vật chính thì nhân
vật chính quan trọng nhất có yếu tố quyết định đến sự xuyên suốt của toàn tác
phẩm được gọi là nhân vật trung tâm.
Nhân vật phụ theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán chủ biên:
“Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính” [4;199],
nó có vai trò kết nối các phần liên quan đến diễn biến của truyện. Ví dụ nhân
vật bà cô Thị Nở là người đã ngăn cấm Thị đến với Chí, nó đã đẩy Chí đến bờ
vực tuyệt vọng để rồi Chí Phèo đưa ra quyết định giết kẻ đã khiến hắn trở
thành như vậy và hơn nữa là giải thoát cho bản thân đó là vác dao đến nhà Bá
Kiến để đâm lão. Tuy giữ tính chất không quan trọng nhưng không thể xem
nhẹ nhân vật phụ. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ tác phẩm.
- Xét từ góc độ thể loại
Xét từ góc độ thể loại, có thể chia nhân vật làm ba loại nhân vật trữ tình,
nhân vật tự sự và nhân vật kịch:
Nhân vật trữ tình là hình tượng người trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc,
tâm trạng trong tác phẩm. Khác với kiểu nhân vật thuộc thể loại tự sự hay
kịch, nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể
mà nó



được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách
nghĩ.
Nhân vật tự sự là những nhân vật được miêu tả cả bên trong lẫn bên
ngoài, tức là từ ngoại hình bên ngoài lẫn tâm tư, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn cái
bên trong.
Nhân vật trong kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm,
dằn vặt, đau khổ. Nhân vật kịch thường gắn bó chặt chẽ với các xung đột xảy
ra trong tác phẩm kịch.
- Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể chia ra làm loại nhân vật tính
cách, tính cách điển hình:
Theo từ điển Wiki: “Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp
được miêu tả trong tác phẩm như một nhân cách, một cá nhân có tính cách nổi
bật” [15]. Ví dụ trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, có rất nhiều nhân
vật nhưng chỉ có một số nhân vật như Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, Thị Nở,
Binh Chức, Năm Thọ, mới là nhân vật có tính cách. Trong các tính cách ấy
chỉ có Bá Kiến và Chí Phèo mới là nhân vật điển hình.
Nhân vật tính cách điển hình theo sách Lý luận văn học 2 là: “nhân vật
có tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và
cái riêng, cái khái quát và cái cá thể” [13;38]. Ví dụ nhân vật Bê - li - cốp
trong tác phẩm Người trong bao của Sê - Khốp là kiểu nhân vật tính cách điển
hình của những người trong bao lúc nào cũng lo sợ mọi việc mà sống thu
mình, thụ động trước mọi vấn đề của cuộc sống.
1.1.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật
Trong quá trình lịch sử văn học đã xuất hiện và cùng tồn tại nhiều kiểu
cấu trúc nhân vật đa dạng. Để hiểu đúng nội dung nhân vật, cần tìm hiểu một
số cấu trúc của nó. Nếu căn cứ vào các phương thức cấu trúc nhân vật văn học
ta có các loại hình nhân vật sau đây:



- Nhân vật chức năng (nhân vật mặt nạ)
Loại nhân vật chức năng không được miêu tả nội tâm, các phẩm chất đặc
điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Sự tồn tại của nó chỉ
nhằm thực hiện một số chức năng, một số vai trò nhất định. Ví dụ ông Bụt,
ông Tiên trong truyện cổ tích có chức năng thực hiện các phép màu, thử thách
con người, ban phúc cho người tốt, trừng phạt kẻ xấu xa, độc ác. Các anh
hùng trong truyện cổ tích thường có chức năng giết yêu quái, cứu người đẹp.
Còn các cô công chúa thì thường bị lâm nạn, được cứu và trở thành phần
thưởng cho các anh hùng.
- Nhân vật loại hình
Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội,
đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái
quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình.
Ví dụ như các nhân vật trong kịch của Môlie được xem là nhân vật loại hình.
Ácpagông trong Lão hà tiện là biểu hiện tập trung của thói keo kiệt. Táctuýp
là tên đạo đức giả, giở mọi mánh khoé giả nhân giả nghĩa để cướp đoạt cả con
gái lẫn vợ kế trẻ tuổi, nhà cửa, gia tài to lớn của Orgông. Hạt nhân của loại
nhân vật này là một nét nào đó của tính cách được tô đậm hơn các nét khác và
thường là trở thành tên gọi về loại của nhân vật đó.
- Nhân vật tính cách
Nhân vật được miêu tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi
bật. Khác với nhân vật loại hình lấy khái niệm loại làm hạt nhân, nhân vật
tính cách có hạt nhân là cá tính, hiện ra trong tác phẩm như một nhân cách mà
các yếu tố tâm lí, khí chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc nhân vật. Trong
nhân vật tính cách, cái quan trọng không chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội
này nọ mà người ta có thể liệt kê ra được. Tính cách còn thể hiện ở tương
quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với
môi trường, tình huống. Nó thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch

lí, những chuyển hóa, và chính vì vậy tính cách thường là một quá trình tự
phát triển, nhân vật không đồng nhất vào chính nó. Ví dụ nhân vật Anđrây


Bôncônxki của L. Tônxôi, vừa có vẻ ngoài kiêu kì, lạnh lùng, tự cao, nhưng
bên trong lại là con người có lòng tự trọng, sống có lí tưởng và rất có trách
nhiệm,…
- Nhân vật tư tưởng
Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật tập trung thể hiện một ý thức, một tư
tưởng nào đó mà theo tác giả, loại ý thức, tư tưởng ấy rất đáng chú ý trong đời
sống xã hội. Giăng - Van - giăng là nhân vật tư tưởng nhân đạo, thể hiện lòng
yêu thương con người vô bờ bến, thậm chí thương và tha thứ cho kẻ thù của
mình. Gia - ve là con người của tư tưởng phụng sự pháp luật Nhà nước. Nhân
vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lên án
lễ giáo phong kiến, cái lễ giáo nhân nghĩa ăn thịt người của xã hội trung cổ.
Nhân vật Độ (Đôi mắt - Nam Cao) là thể hiện quan niệm về lối sống, cái nhìn,
trách nhiệm của hai kiểu nhà văn.
1.2. Quan niệm sáng tác của tác giả Phạm Quang Long
Tác giả Phạm Quang Long sinh năm 1952, quê ở Thái Bình. Ông tốt
nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1975. Tuy đã
tròn 40 năm trong nghề làm thầy, gần nửa thời gian đó, ông không có may
mắn được trực tiếp đứng lớp, do được phân công đảm nhiệm nhiều chức danh
quản lý như: Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn gần trọn một nhiệm kì (1992-1996),
Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (1996-2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám
đốc Sở Văn hóa Hà Nội (2005-2013),… Và bây giờ khi đã gần kề đến tuổi
nghỉ hưu ông lại thêm cho mình một cái thú vui nữa đó là viết sách, làm văn.
Tận dụng thế mạnh của một nhà nghiên cứu về văn học, Phạm Quang Long
đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên
sân khấu, có vở được nhận giải A trong Hội diễn sân khấu toàn quốc năm

2005. Những vở kịch của Phạm Quang Long đúng là “mạch ngầm” của một
ông thầy đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc, bởi nó chứa đựng nhiều tâm
sự về nhân tình thế thái trong cả những vấn đề về lịch sử lẫn hiện tại. Các vở
kịch tiêu biểu của ông như vở Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông,


Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh, Sắm vai, Người trở về, Quỷ mặt người,
Quan thanh tra,…, toàn là những đề tài “gai góc”. Không chỉ sáng tác ở thể
loại kịch mà thể loại tiểu thuyết cũng được ông ít nhiều động đến và cũng gây
được dấu ấn riêng như Bạn bè một thuở, Lạc giữa cõi người và mới đây nhất
là tiểu thuyết Cuộc cờ.
Khảo sát qua một số các tác phẩm của Phạm Quang Long để thấy được ít
nhiều quan điểm sáng tác của ông, ta thấy được phần lớn những nhân vật mà
ông chọn làm đề tài đều là những người có thân thế sự nghiệp, ai cũng có
những dấu ấn riêng. Vở Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát của Phạm Quang
Long bám khá sát với cuộc đời thực của hai vị quan tài năng này. Nguyễn
Công Trứ lận đận với vài lần thi cử, vài lần thăng, giáng chức. Nhất là khi ông
bênh nhân dân nghèo khổ trong cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Thái Bình.
Triều đình đã bắt tội khi ông thả một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa và đày ông
đi biên ải. Còn cái khác người ở Cao Bá Quát người đã dám tuyên ngôn: Nhất
sinh đê thủ bái hoa mai. Trong trường đời thật giả, đã khiến nhân vật trở
thành kẻ đối nghịch với nhà vua và triều đình. Văn Cao Bá Quát khẳng khái,
cương trực. Vốn dĩ đời thì cong và trắc ẩn, mà suy nghĩ của ông thẳng như
mũi tên, làm sao không rước họa vào thân.
Dõi theo cách nhìn và cách chọn đề tài của Phạm Quang Long, thấy rõ
được khuynh hướng tư tưởng và thẩm mĩ của tác giả. Ông đối chất với cái
xấu, cái thấp hèn, soi rọi và nâng niu những phẩm chất ẩn kín trong số phận
của nhân vật. Nhất là khi ông chọn Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sau
này là vở Nợ non sông về nhân vật Phan Thanh Giản để viết. Hay trong tiểu
thuyết Cuộc cờ với nhân vật ông Đảo, nhân vật Trang và Diệu,... Đứng trước

sự thoái hóa biến chất của con trai mình là nhân vật Đô, ông Đảo đã rất nhiều
lần đau khổ, bứt rứt về sự đổi thay của con mình ngay trong chính tác phẩm
đã có hẳn một chương nói về những tranh cãi gay gắt giữa Đô và ông Đảo về
quan niệm sống, cách làm việc. Hơn thế nữa thông qua nhân vật Diệu - con
gái Đô, người đã dám đứng lên chống trả quyết liệt, dám nói ra những suy
nghĩ của mình về bố, Diệu có thể coi là đại diện cho thế hệ những tri thức trẻ
đem sức mình xây dựng lên một đất nước ngày càng phát triển.


Những tác phẩm này của ông tuy viết về những con người với những sự
việc và các mối quan hệ trong xã hội nhưng nó ít nhiều mang đậm dấu ấn
chính trị trong đó. Các nhân vật đó đều là những con người cá tính và mạnh
mẽ, họ dùng dằng giữa tư tưởng trung quân và tư tưởng vì dân, họ là những
trí thức phong kiến, những bộ đội Cụ Hồ khi về với thời bình hay một vị quan
từ những năm sau chiến tranh,... nhiều lúc họ thấy đúng, thấy phải, thấy có lợi
cho dân, cho nước là họ hành động. Xét về lý lẽ, họ vì cái gốc (tư tưởng dĩ
dân vi bản) chứ không vì cái ngọn.
Tác phẩm của Phạm Quang Long hay và buồn như một bản trường ca,
một tiếng thở dài của thời cuộc. Chủ đề có thể không có tính ngụ ý, nhưng các
tác phẩm vẫn tự nó tạo cho người xem một sự so sánh nhẹ nhàng, giữa nhân
cách của các nhà nho xưa với trí thức ngày nay. Khi mà danh dự, lòng tự
trọng, giá trị căn bản của văn hóa, thứ có thể cứu rỗi xã hội, đang mờ nhạt
trong xu thế xuống cấp của đạo đức. Việc xây dựng các tác phẩm xoay quanh
những đề tài gắn với vận mệnh đất nước, Phạm Quang Long đã thể hiện cách
nhìn rất thẳng về xã hội hiện tại, các tác phẩm của ông không nói vòng vo mà
đôi khi còn quá trực tiếp nhưng chính điều đó đã làm nên phong cách riêng
cho sáng tác của nhà văn.


CHƯƠNG 2

CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ
Như đã trình bày ở chương 1, về phân loại nhân vật có rất nhiều tiêu chí
để phân chia. Trong khóa luận này, căn cứ vào đặc điểm cũng như số phận
cuộc đời của nhân vật chúng tôi tạm chia nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ
của Phạm Quang Long thành bốn kiểu nhân vật: Nhân vật tha hóa, nhân vật
cơ hội, nhân vật bi kịch và nhân vật cô đơn.
2.1. Nhân vật tha hóa
Nhân vật tha hóa là nhân vật văn học, do nhà văn hư cấu, tưởng tượng
xây dựng nên nhằm phản ánh hiện thực xã hội mục ruỗng, xấu xa đã làm biến
đổi bản chất con người.
Nhân vật tha hóa là sản phẩm của chủ nghĩa hiện thực. Sự ra đời của chủ
nghĩa hiện thực tạo ra một bước ngoặt trong việc khám phá con người. Chủ
nghĩa hiện thực luôn gắn với con người, hoàn cảnh, môi trường. Tính cách
nhân vật bị quy định bởi hoàn cảnh và biến đổi theo hoàn cảnh. Do đó, tất cả
các loại người trong xã hội, đặc biệt là loại người xấu xa, kệch cỡm, biến chất
đều được nhà văn quan tâm phản ánh.
Khi tiếp cận với tác phẩm tôi nhận thấy rằng kiểu nhân vật tha hóa là
kiểu nhân vật không thể thiếu khi nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc
cờ của Phạm Quang Long. Các nhân vật tiêu biểu đại diện cho kiểu nhân vật
tha hóa đó là Thân - Chủ tịch tỉnh Bình Nguyên, Đô - Giám đốc sở Kế hoạch
đầu tư và Lân - chủ một doanh nghiệp liên doanh mới nổi nhưng nắm tai tiếng
hay Minh - Giám đốc sở Văn hóa,...
Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc
vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: na ná chuyện này mình đã thấy ở
đâu, nhân vật nọ có nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn
dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai,... Tiểu thuyết Cuộc cờ của
tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội
ấn hành từ đầu năm 2018 đương nhiên nằm trong điểm ngắm ấy. Câu chuyện



về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công
và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án
từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc
sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly k và gay cấn làm sao Mà giới chức sắc đó
được tác giả Phạm Quang Long không ngại gọi thẳng tên: họ ở cấp tỉnh và
trên nữa.
Ngay từ đầu sách, tác giả đã tạo nên một tình huống rất gợi tò mò: đang
ngủ với bồ non tại một khách sạn xa vắng thì nhận được điện của thượng cấp
hẹn gặp, Thân liền có cách ứng phó khôn ngoan: mất liên lạc với cậu lái xe
riêng thì thuê xe ngoài, về ngay trong đêm, vừa che giấu được hành tung, vừa
chiều nịnh được thượng cấp. Rồi tiếp theo, qua từng chương từng chương
một, bạn đọc lần lượt mục kích hàng loạt nhân vật là “con đẻ của thời buổi”.
Đó là Thân - Chủ tịch tỉnh Bình Nguyên người đứng vào chân thứ nhất,
thứ hai của tỉnh. Với thượng cấp, Thân cài đặt điện thoại cho “tiếng chuông
của anh thật khác để khi anh gọi, em nhận ra ngay” [7;5]. Thân luôn rất khôn
khéo khi tiếp xúc giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt với cấp trên
Thân luôn tỏ rõ mình là một người trung thành biết việc, luôn cố gắng móc
nối làm thân. Với thuộc hạ thì “cứ làm ra vẻ lành lạnh, vẫn giữ cái khoảng
cách trên dưới vừa đủ để không có lý do xích lại gần hơn” [7;12], không chỉ
thế để có thẻ kiểm soát và chi phối mọi việc trong tỉnh Thân đã cài những
người tin cậy của mình vào những sở chính có tác động đến toàn hoạt động
của tỉnh nhà. Thân sống theo phương châm “Cứ ẩn mình đi, đừng để lộ ra là
khôn ngoan nhất. Nhô lên trước lắm kẻ dòm. Lùi lại sau cũng có người để ý.
Vậy thì cứ giữa đám đông mà đứng lẫn vào mọi người, cứ tan vào đám đông
như thế, chả ai nhận ra mình là khôn ngoan nhất” [7;11]. Điều này thể hiện rõ
nhất khi Thân có cơ hội thăng chức lên chức Bí thư tỉnh ủy thay cho Nhàn
nhưng hắn đã từ chối và xin cho Nhàn tiếp tục đương chức đến khi về hưu thế
là hắn vừa được tiếng, vừa không lo sợ vì đã có tấm bình phong làm lá chắn
cho mình.
Đó là Đô - Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, có tính thích cái gì là sẽ làm



cái ấy. Thuở thiếu thời sống với ông bố “gà trống nuôi con”, nhưng khi được
ra nước ngoài làm tiến sĩ, Đô tìm hiểu và tổ chức đám cưới luôn bên ấy cho
gọn, khi về nước dứt khoát không cầm đồng nào của bố, mà tự túc tự tác ra
tậu nhà ở riêng. Đô không chỉ sống lạnh nhạt với ông Đảo mà với mọi người,
bao giờ Đô cũng giữ những khoảng cách nhất định, thậm chí ngay cả với vợ
cũng vậy. Đô quan niệm phải sống cho mình là trước hết. Trong công việc
làm ăn, Đô còn là một con người có cá tính riêng: “không bao giờ chê tiền
nhưng lại phải rõ ràng. Tiền người ta cám ơn mình hay tiền chia chác vì công
việc lại đi một nhẽ. Tiền cám ơn nhiều hay ít phải tùy thuộc vào những việc
Đô làm cho họ. Còn tiền chia chác thì lại phải sòng phẳng” [7;123].
Hai nhân vật này đáng được liệt vào hàng quái kiệt, cùng với một “chân
kiềng” của họ là chủ đầu tư Lân. Từ một tay chuyên gia “đánh hàng” ở Đông
Âu, Lân về làm việc cho nhà nước thời gian ngắn, nhảy ra mở công ty tư
nhân, buôn bán ô tô giá rẻ rồi mở rộng đầu tư sang lĩnh vực địa ốc, ngân hàng,
khai mỏ. Nghe lời anh Hai (vị này không lộ diện, chỉ biết là thượng cấp của
Thân và hợp cạ với Đô), Lân “liên doanh, liên kết với một cơ quan nhà nước
nào đó, phối hợp làm ăn. Mà chỉ dựa được vào hai chỗ thôi. Dựa vào anh, tức
là dựa vào thể chế, chính quyền. Thứ hai là dựa vào ngân hàng. Chính quyền
cho ta quyền được hành động, cho ta cơ chế. Ngân hàng cung cấp cho ta tiền
để hoạt động” [7;71]. Lân làm ăn kín cạnh mà cũng bí hiểm, cửa nào cũng lọt.
Họ hợp thành bộ ba, là đầu trò của vụ biến báo nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội
đồng Nhân dân khóa trước, thay đổi mục đích sử dụng gần ngàn hecta đất và
rừng sang dự án Thành phố Bình Minh, chia lô xây biệt thự để bán, nhưng
đằng sau đó là khai thác gỗ rừng và đá đỏ ở núi Sằn, nơi có trữ lượng và chất
lượng không thua kém gì ở Qu Hợp và Yên Bái.
Ngoài Thân, Đô và Lân thì còn có thêm Minh - Giám đốc sở Văn hóa và
Thông tin là tay chân của Thân được coi như chân sai vặt của Thân hắn giúp
Thân thực hiện kế hoạch sao cho thuận lợi.

Các nhân vật trong sáng tác của Phạm Quang Long tuy có tên gọi khác
nhau, tích cách quan điểm sống khác nhau nhưng họ có chung một nhân thân:


đều là những người không phải bỏ tiền nhà đi du học tự túc, mà được cử
tuyển ra nước ngoài học tập, rồi mang bằng cấp trở về làm việc và hiện được
giao trọng trách ít ra cũng đứng đầu ngành ở tỉnh. Chính vì họ là những con
người được cắt cử ra nước ngoài học tập nên trước tiên ta phải công nhận rằng
họ đều là những con người có đầu óc, có năng lực, họ nắm bắt cơ hội rất
nhanh hơn thế việc được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến khiến họ ít nhiều
chịu sự chi phối bởi quan điểm tư sản, họ ham muốn làm giàu và tìm mọi
cách làm giàu mà nghề nhanh nhất có tiền là đi buôn thì ở cả Đô và đặc biệt là
Lân cũng từng làm khi còn ở nước ngoài du học. Có lẽ vì thế mà ngay từ lúc
này họ ít nhiều hình thành cho mình sự lươn lẹo. Khi về nước, họ đều xin vào
những công việc nghe thì rất oách nhưng theo như Lân nghĩ công việc này
“có tiếng mà chả có miếng”. Chính vì vậy nhờ sự khôn khéo móc nối họ đều
đã tìm được cho mình một chỗ đứng nhất định, sau khi công việc đã đâu vào
đấy, có một chỗ đứng vững chắc, có chỗ dựa ở cấp cao họ bắt đầu tính đến
cách làm sao kiếm thật nhiều tiền, đều là những con người tinh ranh họ nhận
ngay ra chỗ nào là chỗ hái ra tiền và theo hướng dẫn, chỉ điểm của nhân vật
anh Hai, họ đã vạch ra cho mình một kế hoạch hết sức chu toàn và thống nhất
với nhau về cách ăn chia phần trăm.
Đọc tiểu thuyết Cuộc cờ, ta thấy bụng dạ của nhóm nhân vật cán bộ tham
lam, mánh lới như vậy, độc giả không tránh khỏi cảm giác buồn nôn và rơi
vào tâm trạng bi đát.
Điển hình của con người tha hóa phải kể đến nhân vật Thân, chủ tịch
tỉnh, nhân vật này xuất hiện ngay mở đầu tác phẩm với chi tiết đang nằm ngủ
với gái ở nhà nghỉ, chỉ thông qua hình ảnh này ta đã thấy rõ ít nhiều sự đồi bại
của hắn, đường đường là một quan lớn đứng vào bậc thứ nhất, thứ hai của
tỉnh lại dính vào tệ nạn gái gú. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ đối với con

người Thân, sự tha hóa biến chất của Thân thể hiện rõ nét nhất trong những
toan tính của hắn để làm sao có thể thực hiện được kế hoạch thuận lợi nhất.
Từ việc xây dựng một hệ thống đàn em làm tay sai cho hắn, trong tỉnh Thân
đặt những người tin cậy vào những vị trí mấu chốt của tỉnh để khi muốn làm
việc gì hoặc muốn nắm bắt thông tin, thì Thân sẽ là người rõ nhất.


Không chỉ vậy Thân còn tinh ranh đến độ có đi công tác xa hay đi chơi ở
đâu, hắn sẽ sắp xếp cho những ông chủ của doanh nghiệp, những giám đốc
ngân hàng,… những người liên quan trực tiếp ít nhiều đến chính quyền đi
theo để phục dịch, hầu hạ cho hắn, chả thế mà khi nhân vật Đô có thắc mắc về
chuyến đi này, Thân trả lời hết sức ráo hoảnh: “Ông này lạ nhỉ Đi để xúc
tiến, để mở mang quan hệ cơ mà. Thì cứ đi đã. Có ai bắt bẻ rằng ông đi như
thế có xúc tiến được gì không ” [7;125], hay “Còn ông đi với tôi đợt này là để
anh em mình hiểu nhau hơn. Đã làm việc với nhau mãi nhưng ta cũng chưa có
dịp nào bàn kỹ về việc của chúng mình cả” [7; 125]. Đáng sợ hơn nữa là khi
gặp một vấn đề nào đó bị điều tra Thân sẽ sẵn sàng thí ra một con tốt thí mạng
thay hắn, chả thế mà những người lỡ đắc tội với hắn thì không sớm thì muộn
đều có kết quả chung là bị luân chuyển công tác, nghe thì có vẻ sang nhưng
thực chất là giáng chức hoặc chuyển sang một bộ phận nào đấy không được
chú trọng mà như dân trong nghề hay gọi là chỗ hái ra tiền hoặc chỗ ngon.
Thân như một tên tướng hắn tính hết cả đường đi nước bước cho mình cái nào
thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất thì hắn làm. Khi Đô lo lắng về việc nhân
vật Nhàn - Bí thư tỉnh ủy về hưu muộn sẽ ảnh hưởng đến Thân, Thân đã nói
lên quan điểm của mình cho thấy sự tinh ranh, khôn ngoan của hắn: “Biết thế
nào là lỡ hay không Anh ấy còn ở đây, tôi còn có ích cho công việc của
chúng mình. Tái ông thất mã, mà ông còn lạ gì Ông ấy ngồi đấy tôi có chỗ
dựa. Ông ấy nghỉ, tôi lên thay chứ còn ai vào đây nữa Nhưng như thế sẽ khó
cho mình vì sẽ có lắm kẻ soi. Anh Nhàn còn ngồi đó thì sự dòm dỏ, bắt bẻ
chuyện A, chuyện B sẽ ít đi. Như chuyện coi chùa ăn oản ấy. Có người ngồi

che chắn cho ta thì còn mong gì hơn ” [7;127]. Không chỉ tính chuyện thăng
quan tiến chức của mình, mà ngay đến cả chuyện thăng quan tiến chức của
nhân viên hắn cũng tính: “Tôi tính rồi. Cậu ngồi ở cái ghế giữ quyền lo việc
phát triển của cả tỉnh, không chỉ tôi yên tâm mà các cụ cũng không ai thắc
mắc gì” [7;129], “tôi còn cần cậu ngồi đó để làm chỗ dựa cho thằng Lân, để
chèo chống công việc của chúng ta chứ mình thằng Lân dễ sơ hở lắm” [7;129]
hay “cậu lên chức Phó chủ tịch trong tầm tay nhưng thằng nào lên thay cậu nó
có làm gì hại cho việc của mình hay không, chưa biết. Vậy thì không dại gì


×