Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

THỰC TRẠNG sức KHOẺ tâm THẦN học SINH một số TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TỈNH BÌNH ĐỊNH năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.86 KB, 82 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----------

TRN TH GIANG

THựC TRạNG SứC KHOẻ TÂM THầN HọC
SINH MộT Số TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở
TỉNH BìNH ĐịNH NĂM 2015

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA: 2010 2016

H NI - 2016
B GIO DC V O TO

B Y T


TRNG I HC Y H NI
----------

TRN TH GIANG

THựC TRạNG SứC KHOẻ TÂM THầN
HọC SINH MộT Số TRƯờNG TRUNG HọC CƠ
Sở
TỉNH BìNH ĐịNH NĂM 2015


KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA: 2010 2016

Ngi hng dn khoa hc:
TS. Lờ Th Hon

H NI - 2016
LI CM N


Sau khi làm cuốn khoá luận tốt nghiệp Bác sĩ Y Học Dự Phòng được
hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn tới:
Các Thầy, Cô giáo Trường Đại Học Y Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong suốt sáu năm học qua để em có thể hoàn thành chương trình
học tập. Cảm ơn ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y Học Dự phòng và Y Tế công
cộng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt là Tiến sĩ Lê Thị Hoàn, giảng viên bộ môn Sức Khoẻ Môi
Trường trường Đại Học Y Hà Nôi, cô đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, góp
ý hữu ích cho em từ những bước đầu tiên khi em bắt đầu làm luận văn, người
luôn theo sát, nhắc nhở, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tới các anh chị em, bạn bè của em đã động
viên và giúp đỡ em trong suốt sáu năm học qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới gia đình thân yêu của em, những
người luôn quan tâm, chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện cho em trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện khoá luận


Trần Thị Giang


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Bộ môn Sức khoẻ môi trường

Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khoá luận một cách khoa
học, chính xác, trung thực.
Các số liệu trong luận văn này là có thực và được sự cho phép sử dụng
của Ban chủ nhiệm đề tài cũng như thầy cô trong Bộ môn Sức khoẻ Môi
trường.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện khoá luận

Trần Thị Giang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Các khái niệm......................................................................................................................................... 3
1.1.1.Khái niệm sức khoẻ............................................................................3
1.1.2.Sức khoẻ tâm thần..............................................................................3
1.1.3. Sức khoẻ thể chất..............................................................................4
1.1.4. Sức khoẻ xã hội.................................................................................4

1.1.5. Tuổi vị thành niên.............................................................................4
1.2. Những biến đổi thể chất, tâm lý, xã hội ở vị thành niên.......................................5
1.2.1. Những biến đổi về thể chất...............................................................5
1.2.2. Những biến đổi về tâm lý..................................................................6
1.2.3. Những biến đổi về xã hội..................................................................7
1.3. Khái quát vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên....................7
1.3.1. Vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em và VTN........................................7
1.3.2. Tình hình sức khoẻ tâm thần trẻ em và vị thành niên trên thế giới...8
1.3.3. Tình hình sức khoẻ tâm thần trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam....9
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em và vị thành niên................................11
1.4.1.Yếu tố về đặc điểm cá nhân.............................................................12
1.4.2. Yếu tố gia đình................................................................................12
1.4.3. Yếu tố về trường học.......................................................................13
1.5. Công cụ đánh giá SKTT trẻ em và vị thành niên.....................................................14
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................16
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................. 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................16
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu.........................................................16
2.2.3. Các biến số chỉ số ( phụ lục 1)........................................................18


2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin......................................................18
2.2.5. Quản lý và phân tích xử lý số liệu..................................................20
2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục....................................20
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu........................................................................21
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................................22

3.2. Thực trạng sức khoẻ tâm thần học sinh...........................................................................24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần học sinh..................................42
Chương 4:BÀN LUẬN...................................................................................48
4.1 Mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần học sinh một số trường THCS tỉnh
Bình Định năm 2015................................................................................................................... 48
4.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.......................................................48
4.1.2 Thực trạng vấn đề sức khoẻ tâm thần chung....................................49
4.1.3 Năm vấn đề sức khoẻ tâm thần được đánh giá trên thang đo SDQ. 50
4.2 Một số yếu tố liên quan đến vấn đề sức khoẻ tâm thần học sinh bốn
trường THCS tỉnh Bình Định............................................................................................... 53
4.2.2 Yếu tố đặc điểm cá nhân..................................................................53
4.2.2 Yếu tố đặc điểm gia đình và mối quan hệ trong gia đình................55
4.2.3 Yếu tố đặc điểm môi trường học tập................................................56
KẾT LUẬN.....................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNVC:

Công nhân viên chức


CSSK:

Chăm sóc sức khoẻ

GD-DT:


Giáo dục và đào tạo

QHBB:

Quan hệ bạn bè

QHXH:

Quan hệ xã hội

SDQ:

Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm thần
(Strenngth and difficulty questionnarie)

SKTT:

Sức khoẻ tâm thần

TB:

Trung bình

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:


Trung học phổ thông

TTN:

Thanh thiếu niên

VTN:

Vị thành niên

WHO:

Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization)

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung của học sinh bốn trường THCS tỉnh Bình Định...22
Bảng 3.2 Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu.......................................23


Bảng 3.3 Vấn đề cảm xúc và một số yếu tố cá nhân.......................................27
Bảng 3.4 Vấn đề cảm xúc và một số yếu tố gia đình......................................28
Bảng 3.5 Vấn đề cảm xúc và một số yếu tố môi trường học..........................29
Bảng 3.6. Vấn đề hành vi và một số yếu tố cá nhân.......................................30
Bảng 3.7. Vấn đề hành vi và một số yếu tố gia đình.......................................31
Bảng 3.8. Vấn đề hành vi và một số yếu tố môi trường học tập.....................32
Bảng 3.9. Vấn đề hiếu động của học sinh và một số yếu tố cá nhân..............33
Bảng 3.10 Vấn đề hiếu động của học sinh và một số yếu tố gia đình.............34
Bảng 3.11. Vấn đề hiếu động của học sinh và một số yếu tố môi trường học tập.35
Bảng 3.12 Vấn đề quan hệ bạn bè và một số yếu tố cá nhân..........................36
Bảng 3.13 Vấn đề quan hệ bạn bè và một số yếu tố gia đình..........................37

Bảng 3.14 Vấn đề quan hệ ạn bè và một số yếu tố môi trường học tập..........38
Bảng 3.15 Vấn đề về quan hệ xã hội và một số yếu tố cá nhân......................39
Bảng 3.16 Vấn đề về quan hệ xã hội và một số yếu tố gia đình.....................40
Bảng 3.17 Vấn đề về quan hệ xã hội và một số yếu tố môi tường học tập.....41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần với đặc điểm cá nhân.......42
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần và đặc điểm gia đình.........44
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần và đặc điểm quan hệ trong
gia đình..........................................................................................45
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sức khoẻ tâm thần và đặc điểm môi trường học......46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học lực hạnh kiểm của học sinh.........................................24
Biểu đồ 3.2.Thực trạng SKTT chung của học sinh bốn trường THCS tỉnh
Bình Định.......................................................................................24
Biểu đồ 3.3. Biểu hiện các hình thái của SKTT của học sinh bốn trường
THCS tỉnh Bình Định....................................................................25
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ mắc các hình thái SKTT theo giới.....................................26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khoẻ (CSSK), giáo dục trẻ em là mối quan tâm hàng đầu
của mỗi khu vực, của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Để có một thế hệ phát
triển toàn diện, trẻ em cần được CSSK đồng thời cả sức khoẻ về thể chất lẫn
sức khoẻ về tâm thần.Theo WHO 2011, “Không có sức khoẻ nếu không có
sức khoẻ tâm thần”. Đúng như vậy, việc CSSK tâm thầnđóng vai trò vô cùng
quan trọng để trẻ được phát triển tốt nhất. CSSK tâm thần tốt sẽ tạo điều cho

việc phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng cân bằng tâm lý, tình cảm thích
nghi với môi trường sống, tự tin trong cuộc sống, phát triển nhân cách tốt.
Sức khoẻ tâm thần phải được bắt đầu từ khi trẻsinh ra, do vậy mọi xã hội đều
quan tâm và chú trọng đến công tác CSSK tâm thần cho trẻ.
Sức khoẻ tâm thần có vấn đề sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khó khắc phục
như: rối loạn hành vi, mất kiểm soát, có hành vi sai lệch, là gánh nặng bệnh
tật cho sự phát triển của xã hội. Báo cáo WHO[1], khoảng 12% tổng số gánh
nặng bệnh tật trên thế giới là do những rối loạn này gây ra và trên 25% dân số
thế giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc
đời. Theo điều tra của các nước trong khu vực và trên thế giới, trung bình
khoảng 20% trẻ em bị tổn thương sức khỏe tâm thần (SKTT) dưới nhiều hình
thức khác nhau[2].
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế xã hội phát triển có nhiều mặt tích cực song cũng biến động không nhỏ đến lối
sống và con người. Thời gian dành cho con cái của các bậcphụ huynh ngày
càng thu hẹp bởi lối sống thị trường. Các em phải đối mặt với nhiều áp lực học
tập thi cử hơn, các mối quan hệ xã hội, bạn bè, mối quan hệ khác giới, đặc biệt
đối với lứa tuổi dậy thì đang có thay đổi tâm sinh lý. Theo khảo sát về sức khoẻ
tâm thần học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hà Nội độ tuổi 10-16 cho thấy
20% các em có vấn đề SKTT [3]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ cho


2

các học sinh trung họcphổ thông tại thành phố Biên Hoà thì tỷ lệ tổn thương
SKTT ở trẻ em chiếm 8-21% [4]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và cộng
sự cho biết có từ 12-13% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 6-16 gặp phải vấn đề
SKTT một cách rõ rệt [5]. SKTT trẻ em đang là vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại,
là dấu hiệu cảnh báo cần sự quan tâm của toàn xã hội cũng như ngành y tế và
giáo dục hơn nữa.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là

một trong năm tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Trong quá trình phát triển, tỉnh đã không ngừng phát triển tiến bộ trong
công tác giáo dục và y tế, đặc biệt có nhiều tiến bộ trong công tác y tế dự
phòng. Toàn tỉnh hiện có 148 trường THCS, 50 trường THPT. Tỉnh đã được Bộ
GD-ĐT công nhận đạt phổ cấp THCS năm 2004. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý
kinh tế vùng miền và hoạt động y tế của tỉnh, CSSK tâm thần học sinh vẫn
chưa được quan tâm thích đáng. Nhất trong bối cảnh hiện nay chúng ta rất cần
kiểm soát và làm tốt vấn đề CSSK tâm thần học sinh. Hiện đã có một số các
nghiên cứu tình hình sức khoẻ tâm thần học sinh trung học phổ thông nói
chung như nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Mai Hương năm 2006 [3],
nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ năm 2010 và của Vũ Thị Hoàng Lan năm
2011[6]. Bệnh viện tâm thần tỉnh Bình Đinh có một số nghiên cứu về bệnh tâm
thần cho bệnh nhân nội trú mà chưa có nghiên cứu nào về SKTT cho học sinh
THCS. Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:“Thực trạng sức khoẻ tâm
thần học sinh một số trường trung học cơ sở tỉnh Bình Định năm 2015”với
hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần học sinh một số trường
THCS tỉnh Bình Định năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần học sinh
một số trường THCS tỉnh Bình Định năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1.Khái niệm sức khoẻ
Sức khoẻ là tài sản vô giá của con người, CSSK cho con người là mục
tiêu chiến lược của ngành y tếmọi quốc gia, cũng là mục tiêu mà Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) hướng đến. Năm 1978 trong tuyên ngôn Alma Ata WHO đã
đưa ra định nghĩa về sức khoẻ: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật
hay đau yếu”.
1.1.2.Sức khoẻ tâm thần
Năm 2003, WHO đưa ra khái niệm về sức khoẻ tâm thần “Sức khoẻ
tâm thần là trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn
là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cân bằng về cảm xúc, hoà hợp
giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội; có nhận thức, cảm xúc tình cảm và
hành vi ứng xử phù hợp nhu cầu xã hội” [7].
Cơ sở của SKTT là trạng thái thăng bằng và hài hoà giữa lý trí và tình
cảm. SKTT còn thể hiện ở cuộc sống có khả năng chống đỡ được những thử
thách khó khăn trong cuộc sống. Cũng như Nguyễn Thị Thanh Bình “SKTT là
sự hoà hợp giữa trạng thái khoẻ mạnh về thể chất và tình cảm, là trạng thái
tâm lý ổn định và vui vẻ của con người” [8].
Hoàng Cẩm Tú cũng đưa ra khái niệm SKTT như sau: “SKTT là một
trạng thái không có rối loạn hay dị tật tinh thần, mà còn là một trạng thái tâm
thần hoàn toàn thoải mái trong cuộc sống, cân bằng về tâm lý, có tâm trạng
hợp hoàn cảnh, cân bằng về cảm xúc, hoà hợp giữa các mối quan hệ gia đình,
xã hội, có cảm xúc và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu xã hội” [9].


4

Như vậy, SKTT được đánh giá là tốt bao gồm: Có cảm giác sống thực
sự thoải mái, tin vào giá trị bản thân; Có khả năng kiểm soát cảm xúc, nhận
thức, hành vi; Có khả năng tạo dựng, duy trì mối quan hệ thích hợp; Có khả
năng hàn gắn sau các choáng tâm lý hay stress [10].
1.1.3. Sức khoẻ thể chất
Sức khoẻ thể chất được biểu hiện qua thể lực của từng cá nhân có khả

năng mang vác việc nặng, đi lại nhanh nhẹn thoải mái, có sức dẻo dai, bền bỉ
không cảm thấy mệt mỏi. Sức khoẻ thể chất còn thể hiện ở không có bệnh tật,
không ốm đau, hay có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục khi bị ốm hoặc có thể
chống đỡ được môi trường khắc nhiệt hoặc thời tiết thay đổi thất thường [11].
1.1.4. Sức khoẻ xã hội
Xã hội và cá nhân luôn có mối quan hệ tương tác hỗ trợnhau, cũng như
nói con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Một cá nhân có thể phát
huy được năng lực của mình với một tâm lý thoải mái khi được sống trong nền
xã hội ổn định về chính trị, kinh tế, văn hoá và ngược lại [9]. Sức khoẻ xã hội
là sự hoà nhập của mỗi cá nhân với cộng đồng, gia đình và xã hội.
1.1.5. Tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này
được đánh dấu bởi những thay đổi đồng loạt xen lẫn nhau từ đơn giản đến phức
tạp gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan
hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành về cả thể chất và tâm lý xã hội.
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành, là giai đoạn
diễn ra biến đổi sinh lý gắn liền với sự trưởng thành về tính dục, nó bao hàm cả
nghĩa phát triển về vị thế, địa vị xã hội, hành vi, cảm tính. Tâm sinh lý ở tuổi
này biến động rất phức tạp: lúc thì kiềm chế nhẫn nhịn có khi lại trở lên vô
cùng bảo thủ, chủ quan, chống đối.
VTN nước ta được quy định theo quy ước của WHO, tuổi vị thành niên
là lứa tuổi từ 10-19. Kết quả điều tra dân số 2012, Việt Nam có khoảng


5

23.165.631 trẻ, chiếm khoảng 26,2% dân số cả nước [12].Tuổi VTN chia ra
làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu - tiền vị thành niên (10-13 tuổi), giai đoạn
giữa - trung vị thành niên (14-16 tuổi), giai đoạn cuối - hậu vị thành niên (1719 tuổi). Việc phân chia này có ích cho việc nghiên cứu sự liên hệ phát triển
sinh học và tâm lý xã hội từng giai đoạn.

1.2. Những biến đổi thể chất, tâm lý, xã hội ở vị thành niên
1.2.1. Những biến đổi về thể chất
Giai đoạn này các em sẽ trải qua quá trình dậy thì, hay quá trình thay
đổi lớn về tăng trưởng thể chất và tâm lý. Thời kỳ này kéo dài trong nhiều
năm, từ 13, 14 – 20 tuổi. Dậy thì bắt đầu khi có sự tăng vọt lượng sản xuất
hormone, gây ra thay đổi thể chất và não bộ, ở mỗi cá nhân là khác nhau và
khác nhau ở hai giới.
Ởem trai do sự phát triển nhanh của các xương dài nên tạo ra sự đột
biến về chiều cao và hình dáng, từ một cậu bé thành một cơ thể như một
người nam trưởng thành: vóc dáng cao hơn, cơ bắp nhiều lên ở ngực, vai đùi,
bụng hông thon lại. Đặc biệt có sự xuất hiện và phát triển của lông, râu, lông
nách, lông chân,lông mu thậm chí cả lông ngực. Bên cạnh đó có sự phát sinh
mụn trứng cá trên mặt, lưng, là do tuyến mồ hôi và tuyến bã hoạt động. Hóc
môn nam testosterone tăng cường hoạt động gây ra hiện tượng thanh quản mở
rộng, vỡ giọng, nhưng sau dần chuyển giọng ấm áp của người trưởng thành.
Bộ phận sinh dục thay đổi rõ rệt[13]: dương vật và tinh hoàn phát triển về
kích thước, hiện tượng xuất tinh lần đầu tiên về ban đêm đánh dấu sự dậy thì
chính thức ở các em trai và thường xảy ra ở tuổi 15 đến 17.
Tuổi dậy thì ở các em gái sớm hơn khoảng 2 năm, trước đây thường bắt
đầu từ tuổi 13 nhưng cơ thể bắt đầu thay đổi từ lúc 8 - 9 tuổi. Thay đổi chiều
cao và vú là dấu hiệu sớm nhất, từ 10 - 13 tốc độ phát triển, mức độ khác
nhau tuỳ từng em. Bắt đầu có sự tích mỡ ở ngực, chậu hông, sau vai, mọc
lông mu, lông nách và có thể xuất hiện trứng cá. Nồng độ androgen tăng làm


6

tăng bài tiết bã nhờn và mùi mồ hôi [13]. Có sự thay đổi quan trọng để cơ thể
có thể làm mẹ như là xương hông rộng ra, tuyến vú phát triển, tử cung lớn và
dày lên. Hành kinh lần đầu là dấu hiệu đánh dấu bộ máy sinh sản đã hoạt

động và có khả năng sinh con.
1.2.2. Những biến đổi về tâm lý
Độ tuổi này có sự thay đổi nhiều trong phát triển nhận thức, khái niệm,
tư tưởng, ý tưởng. Nó ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách và
tính nết sau này. Giai đoạn này các em thường thấy mình hay bị kích động,
khó kiềm chế bản thân, trở nên bướng bỉnh, khó bảo, gây ra nhiều phản ứng
không mong muốn. Vấn đề tâm lý này sẽ mất dần khi các em bước sang giai
đoạn trưởng thành [14], nhờ quá trình học tập và rèn luyện các em sẽ có tâm
lý vững vàng hơn.
Nhận thức ở giai đoạn này có nét đặc trưng riêng: tự nhận thức rồi nhận
định đánh giá. Giai đoạn này, các em luôn muốn độc lập, muốn tự quyết định
mọi việc và mong muốn trở thành người lớn, để khẳng định bản thân. Sự tò
mò, tính học hỏi không ngừng xuất hiện tâm lý luôn tự ý thức. Trong ý thức
hình thành quá trình quan sát, đánh giá, phân tích các vấn đề trong cuộc sống,
nó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách đúng đắn để hoà nhập cộng đồng [14].
Sự thay đổi lớn về thể chất, sinh học luôn tác động lên tâm lý. Các em
thường xuất hiện các băn khoăn, lo lắng về các thay đổi trong cơ thể. Mong
muốn được tự do trong hành động, suy nghĩ nên các em thường coi trọng bạn
bè, nhóm bạn hơn là cha mẹ, thầy cô. Lứa tuổi này hóc môn và đặc điểm sinh
học thay đổi đã thôi thúc các em quan tâm bạn bè và nảy sinh tình cảm với
bạn khác giới [13]. Những cảm xúc rung động đầu đời thường làm các em hay
nhầm tưởng giữa tình bạn và tình yêu. Khát vọng và ham muốn tình dục bắt
đầu tăng lên ở tuổi dậy thì, nó mang lại cho các em cảm giác mới trong quan
hệ khác giới. Đặc điểm hay tò mò, mong muốn khám phá trải nghiệm khả


7

năng tình dục khiến các em dễ bốc đồng, muốn là phải đạt cho bằng được
song do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội nên đẫn đến sai phạm. Những

ham muốn nhất thời đó dễ thay đổi, dễ lại chán ngay sau khi đạt được. Vì thế,
tuổi VTN là thời kỳ dễ kích động và có đầy cảm xúc hỗn loạn [14].
1.2.3. Những biến đổi về xã hội
Môi trường xã hội xung quanh có nhiều thay đổi, nó cũng tác động lớn
đến ý thức xã hội của từng cá thể. Thông qua sách báo, internet, các hoạt động
cộng đồng, luôn thúc đẩy các em thích tìm tòi khám phá môi trường và các
hoạt động diễn ra xung quanh mình như thế nào. Vì vậy các kỹ năng giao tiếp,
ứng xử, tác phong mới được hình thành theo từng cá thể và thường hay có xu
hướng theo trào lưu xã hội, bạn bè, thần tượng [13].
1.3. Khái quát vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên
1.3.1. Vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em và VTN
Thuật ngữ rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần cũng được nhắc đến để biểu
thị cho vấn đề SKTT. Tạo dựng được sự thích nghi với môi trường sống, mối
quan hệ tốt đẹp với mọi người, làm chủ stress là nỗ lực của từng cá thể để thích
ứng trong mọi sự thay đổi tránh gặp những rắc rối. Rối loạn tâm thần chỉ những
suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh
hưởng đến chức năng sống hiện tại của mỗi cá nhân. Những vấn đề sức khoẻ
tâm thần có thể có ở mỗi người, song không phải đều dẫn đến rối loạn tâm thần
nếu không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và xã hội hay công việc hàng ngày
[15]. Việc phát hiện sớm vấn đề sức khoẻ tâm thần ở trẻ là vô cùng cần thiết để
nâng cao chất lượng sống, ngăn ngừa dẫn đến bệnh tâm thần ảnh hưởng tương
lai của các em.
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần theo WHO bao gồm [16]:
- Vấn đề tình cảm: buồn bã, sợ sệt, lo lắng, tức giận, căng thẳng…Căng
thẳng xuất hiện khi phải ứng phó với những thay đổi nhanh chóng về thể chất,
tâm lý, xã hội.


8


- Vấn đề hành vi: tự ý làm tổn thương, đập phá, gây rối, học kém, bỏ
học. Bao gồm cả các hành vi như hành hung cha mẹ, thầy cô, anh em, bạn bè
xung quanh.
- Vấn đề tư duy và học tập: thiếu các kỹ năng trong tư duy phê phán và
sáng tạo, ra quyết định vấn đề là cơ sở của các vần đề học tập, tư duy. Kết quả là
một số thanh niên không có khả năng đưa ra quyết định khách quan về các lựa
chọn và các nguy cơ. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra những ý tưởng
mới, khả năng quyết định và tìm ra giải pháp cho vấn đề khó. Các khó khăn
trong học tập thường bắt nguồn từ những áp lực quá mức trong học tập ở trường.
Những áp lực này có thể gây nên nhức đầu, mỏi mắt, khó tập trung và mất ngủ.
Không đạt được thành tích trong học tập học sinh thường trở nên nản chí và cảm
thấy không thể thích nghi trong môi trường học tập, tự ti, xa lánh bạn bè.
Tồn tại vấn đề SKTT kéo dài ở trẻ trong một thời kỳ dài có nguy cơ gây
ra rối loạn tâm thần khi ảnh hưởng đến các chức năng sống như nhận thức,
tình cảm và xã hội. Hiện nay các vấn đề liên quan đến SKTT cũng như rối
loạn tâm thần không được quan tâm can thiệp và điều trị kịp thời [17].
1.3.2. Tình hình sức khoẻ tâm thần trẻ em và vị thành niên trên thế giới
Vấn đề SKTT trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức hơn, nhất là
khi tình hình khảo sát cho thấy có tới 7% đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên
mắc phải các rối loạn tâm thần cần phải điều trị. Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng
đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt tuổi dậy thì.
Theo WHO(2005), có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp
phải các vấn đề SKTT về một rối loạn đặc thù nào đó như: vấn đề cảm xúc (trầm
cảm, lo âu), các rối loạn liên quan đến stress và các rối loạn cơ thể, chứng tự kỷ,
rối loạn trong học tập, rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể chống đối [18]. Các
tổn thương tâm thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho xã hội, nó
chiếm tỷ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh [1].


9


Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT ngày càng có
xu hướng gia tăng. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, trên 25% dân số trên thế
giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời
[1]. Shoha và các cộng sự tiến hành nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu tử 12 đến
18 tháng ở 51 vùng của các nước Châu Á nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên có
vấn đề SKTT là từ 10% đến 20% [19]. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu
thấy rằng áp lực học tập từ các kỳ thi chuyển cấp có liên quan đến tình trạng
sức khoẻ tâm thần kém ở các học sinh, không những vậy áp lực học tập lớn có
thể là nguyên nhân của bạo lực học đường và các vấn đề phát triển [20],[21].
Tại Anh, nghiên cứu 18000 trẻ em 5-15 tuổi của Howard M cho thấy có 9,5%
trẻ có ít nhất một rối loạn tâm thần đặc thù theo ICD10[22].
Trạng thái tâm lý bệnh học thường thấy ở trẻ em là hành vi gây rối và
chống đối xã hội (rối loạn bên ngoài). Những rối loạn này ở trẻ trai gấp hai
đến ba lần đối với trẻ gái. Nghiên cứu của Kleintjes S và cộng sự (2006) tiến
hành tại Nam Phi nhận thấy tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và
thanh thiếu niên là 17% [23].
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, tuy hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý
và chăm sóc SKTT và thể chất lâu đời và phong phú, song hầu hết trẻ em có
nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không đáp ứng thoả đáng [9]. Thông qua hệ thống
nhà trường, các em được hỗ trợ về SKTT thuận tiện và rộng rãi hơn. Vì vậy,
tiếp cận can thiệp SKTT cho trẻ qua ngành giáo dục được nhiều quốc gia
quan tâm và triển khai. Nhờ đó trẻ em sẽ có cơ hội CSSK tâm thần rộng rãi và
thích đáng nhất.
1.3.3. Tình hình sức khoẻ tâm thần trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam
Với quá trình phát triển kinh tế - xã hội mang đến nhiều thách thức
trong quản lý giáo dục, sức khoẻ nhất là với đối tượng trẻ em và VTN.Thì
hiện nay nước ta đã xây dựng các mục tiêu hoạt động nhằm nâng cao, kiểm
soát SKTT cho trẻ em và VTN. Qua các kết quả nghiên cứu về rối loạn tâm



10

thần cùng thực trạng xã hội hiện nay, các vấn có liên quan đến học sinh càng
ngày càng gia tăngvà trở thành mối lo ngại cho công tác quản lý. Sự biến đổi
của nền kinh tế thị trường, đô thị hoá mở rộng, giao lưu văn hoá đa quốc gia,
mỗi người cần hoà nhập để theo kịp sự phát triển xã hội. Trong quá trình đó
nảy sinh nhiều trở ngại như: mâu thuẫn quan điểm, nhu cầu giữa các thế hệ,
mâu thuẫn nhu cầu cá nhân và yêu cầu của xã hội, gia đình. Vô hình chung
mất cấu trúc gia đình, chuẩn mực xã hội…Là những áp lực mà xã hội tác
động đáng kể đến tâm lý và gây tổn thương SKTT của trẻ [24]. Trẻ em bị tác
động nhiều phương diện đó, thường rất dễ nảy sinh các tổn thương SKTT,
stress, trầm cảm, lo lắng, nghiện hút, cá độ, game, hành vi chống đối (đánh
nhau, bỏ học, trộm cắp, bạo lực học đường.
Kết quả nghiên cứu là không đồng nhất giữa các vùng, độ tuổi khác nhau,
song đều cho thấy xu hướng gia tăng đã tỷ lệ vấn đề SKTT trẻ và VTN Việt Nam.
Số liệu của Bộ Y tế (2005) cho thấy tỷ lệ người dân có vấn đề SKTT là
10-20%, trong đó tỷ lệ mắc ở tuổi VTN đứng thứ hai sau nhóm tuổi 20-29
[25].Theo nghiên cứu của Amstadter, mức độ rối loạn tâm thần ở thiếu niên
Việt Nam là 9,1% [26].
Trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khoẻ tâm thần học sinh trường
học tại Hà Nội”, nghiên cứu của Sở y tế Hà Nội – Bệnh viện tâm thần Mai
Hương và trường đại học Melbourne của Úc cho kết quả 15,94% trẻ em có rối
loạn về tâm thần trong tổng số học sinh các cấp. Khảo sát 1202 học sinh tiểu
học và trung học cơ sở tuổi từ 10-16 có tới 19,46% học sinh có vấn đề SKTT.
Trong số các ca tự sát có 10% các em độ tuổi 10-16 [3].
Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh nghiên cứu trên hai trường
THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) trẻ mắc các vấn đề SKTT
chiếm 22,55% [27]. Ở một nghiên cứu khác ở học sinh tuổi từ 11-15, tại hai



11

trường THCS Hà Nội, hai tác giả cho kết quả tỷ lệ mắc vấn đề SKTT ở học
sinh là 10,94% [5].
Nghiên cứu sử dụng thang đo SDQ của Đàm Thị Bảo Thoa trên 2850 học
sinh của trường THCS Thái Nguyên thấy rằng có 22,9% học sinh có vấn đề SKTT
[28]. Nghiên cứu trên 322 học sinh THPT Cầu Giấy bằng thang đo SDQ25 có
22,9% trẻ có vấn đề SKTT do tác giả Nguyên Thị Thuý Anh thực hiện [29].
Theo nghiên cứu tỷ lệ các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh
của trẻ tuổi từ 4-18 sống tại Hà Nội, Mckelvey và cộng sự đánh giá theo tiêu
chuẩn của Mỹ thì có 5,3% nam và 7,7% nữ từ 4-11 tuổi, 9,5% nam và 10,1%
nữ từ 12-18 tuổi được coi là mắc các vấn đề SKTT [30].
Điều tra quốc gia về TTN và VTN lần thứ hai cho biết trong số 10039
TTN trả lời có 73,1% em từng có cảm giác buồn chán[31]. TTN từng có cảm
giác thất vọng về tương lai là 21,3% và 4,1% đã từng nghĩ đến tự tử. Từng
có cảm giác thất vọng của TTN thành thị 78,9%, cao hơn ở nông thôn. Tỷ lệ
TTN có cảm giác thất vọng về tương lai ở thành thị 23,5%, nông thôn
20,6%. Theo giới tính thì tỷ lệ nữ trải qua cảm giác buồn chán cao hơn nam:
nữ 77,9% và nam 68,4%. Nữ giới từng nghĩ đến tự tử nhiều hơn nam đến hai
lần[31].
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em và vị thành niên
Theo WHO, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ em gồm 3 nhóm: yếu
tố sinh học, tâm lý, xã hội. Các yếu tố này lại được phân chia thành yếu tố bảo
vệ và yếu tố nguy cơ. Yếu tố bảo vệ như: trẻ có lòng tự trọng cao, được quan
tâm chăm sóc, tham gia các hoạt động tập thể, thể hiện năng lực của bản thân,
gia đình có quan hệ mật thiết với trường học. Yếu tố nguy cơ như: tính cách
trẻ kém thích nghi, gia đình không hoà thuận, bố mẹ không quan tâm, bạn bè
không thân thiện, áp lực học tập và bạo lực học đường [24].



12

Để tìm hiểu tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến SKTT trẻ,
chúng ta tìm hiểu ba yếu tố chính sau: đặc điểm cá nhân, gia đình, trường học.
1.4.1.Yếu tố về đặc điểm cá nhân
Đặc điểm nhân cách từng cá thể góp phần hạn chế hay thúc đẩy xuất hiện
vấn đề SKTT. Nhân cách yếu là yếu tố nguy cơ thúc đẩy rối loạn tâm thần phát
sinh và khó hồi phục khi mắc vấn đề SKTT. Nhân cách mạnh mẽ là yếu tố bảo
vệ, giúp ngăn chặn các vấn đề SKTT, nhất là bệnh do căn nguyên tâm lý.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giới tính và độ tuổi của cá nhân có liên
quan đến vấn đề SKTT của trẻ. Như theo số liệu thống kê của Anh năm 2004,
vấn đề SKTT tăng lên khi đạt đến tuổi vị thành niên. Độ tuổi từ 5-10 có
10,4% nam và 5,9% nữ, độ tuổi từ 11-15 có 12,8% nam và 9,65% nữ là có
vấn đề về SKTT [17]. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh, học sinh nữ chiếm
45,2% ít hơn nam 54,8% trong tổng số trẻ mắc vấn đề SKTT. Vấn đề SKTT
của nhóm trẻ 16 và 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất(23,8%), thấp nhất là nhóm 13
tuổi (14,3%) [32].
1.4.2. Yếu tố gia đình
Gia đình là cái nôi ươm trồng những mầm non tương lai cho xã hội, gia
đình êm ấm hạnh phúc là yếu tố thuận lợi đảm bảo cho con cái trưởng thành
phát triển tốt. Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, cấu trúc gia
đình ít nhiều đã có thay đổi có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến SKTT cho
trẻ, nếu chúng ta không nhìn nhận một cách xác đáng.
Trong gia đình cha mẹ quan tâm, chăm sóc, tin tưởng con cái, tôn
trọng, trao quyền tự chủ cho con một cách hợp lý, trẻ sẽ tự tin, tâm lý thoải
mái, vững vàng ít gặp phải vấn đề SKTT hơn [33]. Các gia đình gặp phải các
vấn đề như ly tán, bất hoà trong quan hệ các thành viên, bạo hành,…thì tỷ lệ
trẻ em mắc vấn đề SKTT tăng lên [34].
Xã hội hiện đại, kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng khắt khe năng lực

của từng cá nhân. Khối lượng thông tin, kiến thức ngày càng lớn gây sức ép


13

cho con người hiện đại. Vô hình chungnhững kỳ vọng của cha mẹ, những yêu
cầu khắt khe của xã hộiđều là các nguyên nhân gây ra áp lực tâm lý cho các
em, có thể ảnh hưởng tới SKTT của học sinh [35],[36]. Các em phải gồng
mình để đáp ứng khối lượng lớn những đòi hỏi yêu cầu từ trường lớp, gia
đình, xã hội trong khi phụ huynh thời gian quan tâm, chia sẻ cùng con cái
ngày càng hạn hẹp.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có nhiều điểm cần được cân nhắc
suy xét lại để đảm bảo vấn đề này không gây ra áp lực tinh thần cho trẻ. Hầu
hết cha mẹ đều yêu thương con, song do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nuôi
dưỡng giáo dục con nên vô tình gây tổn thương con em mình. Trong khi mối
quan hệ bạn bè đồng trang lứa lại dựa trên cơ sở bình đẳng, nên các em rất vui
vẻ thoải mái khi bên bạn bè [34]. Ở 64,8% cha mẹ, người chăm sóc trẻ có
nhận định sai lầm rằng phạt trẻ bằng hình thức roi vọt thì trẻ sẽ ngoan hơn
một cách thường xuyên [37]. Nhưng trái lại với mong muốn của cách giáo
dục này, kết quả về lâu về dài sẽ tạo dựng những nhận thức sai lệch cho trẻ
như: cho rằng bạo lực là một cách giải quyết mâu thuẫn gia đình, cha mẹ
không yêu thương mình thật lòng mà chỉ đòi hỏi mình đạt được những gì cha
mẹ đặt ra [38]. Biểu hiện bất thường về tinh thần của trẻ có thể do xuất thân
trong các gia đình cha mẹ bất hoà thường xuyên [39].
1.4.3. Yếu tố về trường học
Trường học là môi trườngnuôi dưỡng phát triển kiến thức, bồi dưỡng
đạo đức, thể lực và là nơi vui chơi giao lưu bạn bè thầy cô cho các em. Do đó
trường học ảnh hưởng rất lớn đến SKTT của trẻ, môi trường học tập không
thuận lợi có thể gây rối loạn về tinh thần cho trẻ [40],[39]. Mối quan hệ giữa
học sinh và giáo viên càng tốt đẹp thì hành vi có nguy cơ, và vấn đề SKTT

càng giảm [41].
Tuy nhiên, do khung chương trình học ngày càng nặng khiến các em bị
áp lực rất nhiều khi phải gồng mình đáp ứng theo yêu cầu nhà trường. Học


14

thêm triền miên, bài vở chồng chất làm các em không có thời gian nghỉ ngơi,
rèn luyện thân thể. Những trẻ không thích ứng với học tập tốt sẽ có thể bị áp
lực dẫn đến suy giảm trí lực, thể lực, gây tổn thương SKTT [42]. Trong
nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung và cộng sự cho thấy: 65% học sinh gặp khó
khăn trong học tập do nội dung học tập cao và nặng; 85% học sinh căng thẳng
tâm lý do học tâp; 61% bị áp lực do các kỳ thi; 100% học sinh các cấp đi học
thêm [43].
Ngoài ra các vấn nạn bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng, khiến
các em luôn bất an, không an tâm khi đến trường. Nam Phi có tới 36,3% học
sinh tổn thương SKTT liên quan đến việc bị bắt nạt trong trường [44].
1.5. Công cụ đánh giá SKTT trẻ em và vị thành niên
Bảng câu hỏi SDQ25 (Strengths and Dificulties Questionaire 25 items)
do Robert Goodman thuộc Viện Tâm Thần London xây dựng [45]. Bảng hỏi
SDQ25 gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá SKTT thuộc 5 lĩnh vực: cảm xúc,
ứng xử, tăng động giảm chú ý, vấn đề nhóm bạn và kỹ năng tiền xã hội. Câu hỏi
được thiết kế và cấu trúc theo 3 dạng thích hợp cho trẻ, cha mẹ, giáo viên tự điền
trong 5 phút. Tổng điểm xét ngưỡng sàng lọc trẻ bình thường (0-11 điểm), nghi
ngờ (12-15 điểm), có vấn đề SKTT (16-40 điểm).
Năm 2000 bảng câu hỏi SDQ25 được Sourander Aáp dụng cho các em
đến khám SKTT với 101 trẻ ở Anh, 89 trẻ ở Bangladesh. Mức độ ăn khớp
giữa dự đoán SDQ và chẩn đoán lâm sàng độc lập là đáng kể và rất có ý nghĩa
[46]. Ở Hà Lan nghiên cứu trên 562 trẻ VTN và cha mẹ cho thấy bộ câu hỏi
SDQ với năm yếu tố là phù hợp với bảng phân chia biểu hiện vấn đề SKTT:

cảm xúc hành vi, sự hiếu động, đồng đẳng, quan hệ xã hội. Nghiên cứu cho
thấy sự hữu ích của bảng câu hỏi SDQ trong sàng lọc SKTT cho trẻ [47].
Tại Việt Nam bộ câu hỏi cũng đã được nhiều nghiên cứu SKTT trẻ áp
dụng rộng rãi. Năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng


15

đồng phối hợp cùng khoa Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương dịch thuật và
thử giá thử nghiệm trên cộng đồng xác định độ nhạy và đặc hiệu chẩn đoán
của SDQ25. Khả năng chẩn đoán của bộ câu hỏi đạt từ 70% đến 90% ở Việt
Nam [48]. Các nghiên cứu như của bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai
Hương, Nguyễn Thị Thuý Anh và Đàm Thị Bảo Thoa đều đã dùng bộ công cụ
này để sàng lọc SKTT cho học sinh. Như vậy, bộ câu hỏi SDQ25 là một công
cụ tiện ích, hỗ trợ công tác đánh giá, giám sát thực trạng SKTT trẻ để tăng
cường sự quan tâm chăm sóc SKTT đúng mức cho trẻ em. Do đó, trong
nghiên cứu này, bảng hỏi SDQ25 được sử dụng cho học sinh và giáo viên tự
điền để xác định trẻ có vấn đề SKTT có ngưỡng điểm > 16.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu


16

Nghiên cứu được thực hiện tại bốn trường THCS tỉnh Bình Định gồm
các trường: THCS Lê Hồng Phong, THCS Nhơn Bình, THCS Nhơn Khánh,
THCS phường Bình Định.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Học sinh trung học cơ sở đang theo học tại bốn trường THCS của tỉnh
Bình Định: THCS Lê Hồng Phong, THCS Nhơn Bình, THCS Nhơn Khánh,
THCS phường Bình Định.
Giáo viên chủ nhiệm trong thời gian ít nhất một học kỳ của các lớp
được chọn vào nghiên cứu.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu. Những học sinh
vắng mặt trong thời gian nghiên cứu. Những em đã xác định có mắc bệnh tâm
thần hoặc thiểu năng trí tuệ.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời gian dưới môt học kỳ, giáo viên
vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn cỡ mẫu
2.2.2.1.Cỡ mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu học sinh được tính theo công thức tính cỡ mẫu
cho một nghiên cứu một tỷ lệ trong quần thể.
Đơn vị chọn mẫu là học sinh trên một trường.
n=Z2(1-α/2)
Trong đó:

P(1-p)
(εp)2


×