Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Bước đầu phát hiện người lành mang gen bệnh β thalasmia ở các thành viên gia đình bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.97 KB, 48 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Thalasemia gây thiếu máu tan máu là bệnh thường gặp ở trẻ em
Việt Nam và cũng là bệnh đơn gen phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh có hai
biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Trẻ bị bệnh Thalasemia
thường chậm phát triển thể chất, hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi
bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời, tạo gánh nặng cho gia đình, xã
hội. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mang gen bệnh phân bố trong cả nước và khác
nhau tùy từng địa phương, từng nhóm dân tộc. Đặc biệt, tỷ lệ mang gen bệnh
rất cao ở các dân tộc ít người như: Mông (25%), Catu (14%), Tày (11%),
Pako (8.33%) [5].
Theo thống kê, cả nước hiện mới quản lý được khoảng 20.000 bệnh
nhân, trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh. Tổ chức y tế
thế giới WHO đã xác định Thalasemia là vấn đề sức khỏe ngiêm trọng và
khuyến cáo các nước Đông Nam Á nên chọn Thalasemia là một trong những
ưu tiên về di truyền người.
β-Thalasemia do đột biến gen β-globin, nằm trên cánh ngắn NST 11,
gây giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi globin-β. Cho đến nay, có khoảng hơn 200
đột biến đã được tìm thấy trên gen β-globin [9]. Ở người Việt Nam, theo một
nghiên cứu của M.L. Saovaros Svasti và cộng sự năm 2002 cho thấy có 8 đột
biến gây ra 95% các trường hợp β-Thalasemia.
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh β-Thalasemia chia làm 3 thể chính:
Thể nhẹ, thể trung gian, thể nặng. Bệnh nhân thể nặng hay còn gọi là thể
Cooley, đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép hai đột biến khác nhau sẽ bị thiếu
máu nặng, có chất lượng cuộc sống thấp. Bệnh nhân thể nhẹ dị hợp tử với một
đột biến trên gen β-globin thường không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể phát
triển bình thường, có thiếu máu nhược sắc trên công thức máu. Những người


2



này có thể kết hôn và truyền gen bệnh cho con cái, đây chính là nguồn phát
tán gen bệnh chủ yếu trong cộng đồng. Bệnh hiện chưa có phương pháp điều
trị triệt để, liệu pháp gen và ghép tế bào nguồn đã có những bước đầu thành
công tuy nhiên những cách này khá tốn kém và không phải lúc nào cũng thực
hiện được.
Bệnh β-Thalasemia được chẩn đoán xác định dựa vào đặc điểm lâm
sàng và các xét nghiệm huyết học. Các xét nghiệm di truyền phân tử xác định
các đột biến trên gen β-globin là điều kiện cần thiết để khẳng định rõ thể
bệnh, thực hiện chẩn đoán trước sinh bệnh β-Thalasemia, góp phần rất lớn
trong công tác tư vấn tiền hôn nhân về các bệnh di truyền. Các kỹ thuật xác
định đột biến gen như Realtime PCR, Multiplex PCR, ARMS-PCR, giải trình
tự gen…đang từng bước được áp dụng trong chẩn đoán bệnh, tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa được phổ biến và triển khai rộng rãi.
Việc phát hiện những người lành mang gen bệnh để tư vấn tiền hôn
nhân, chẩn đoán trước sinh nhằm hạn chế những thai nhi bị bệnh là một biện
pháp thiết yếu và hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.Tuy
nhiên ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về người lành
mang gen bệnh β-Thalasemia.
Căn cứ từ thực tế trên, cùng với nghiên cứu của Phạm Thanh Loan về
phát hiện đột biến gen gây bệnh β-Thalasemia bằng kĩ thuật Multiplex
ARMS-PCR, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu phát hiện
người lành mang gen bệnh β-Thalasmia ở các thành viên gia đình bệnh
nhân” với mục tiêu:
Khảo sát người lành mang gen β-globin dị hợp tử ở các thành viên
gia đình bệnh nhân β-Thalassmia.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH β-THALASEMIA
1.1.1. Những đặc điểm chung
1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu
β-Thalasemia được phát hiện tương đối sớm, ngay từ năm 1910 bởi
Jame Henrick và năm 1925 bởi Lee và Cooley, người bệnh phát hiện đầu tiên
có nguồn gốc Hy Lạp và Italia. Năm1936, Whippe và Bradford phát hiện ra
nhiều bệnh nhân thiếu máu ở vùng Địa Trung Hải giống thiếu máu Cooley và
gọi là Thalasemia (Tiếng Hy Lạp là “thiếu máu vùng biển”) [4].
Những công trình nghiên cứu sau này đều thấy có sự biến đổi khá đặc
biệt ở hồng cầu. Theo Aksoy và cộng sự, hemoglobin trung bình hồng cầu
18-22 pg, thể tích hồng cầu trung bình 55-81fl (femtoliter). Modell và cộng
sự thấy hemoglobin trung bình hồng cầu trong bệnh  -Thalasemia 15-26 pg
và thể tích hồng cầu trung bình 57-75fl. Các tác giả đều thống nhất sở dĩ
hồng cầu nhược sắc và thể tích hồng cầu trung bình nhỏ là do sự thiếu hụt
tổng hợp mạch  ảnh hưởng đến sự tổng hợp hemoglobin, hồng cầu chứa ít
hemoglobin. Do vậy, áp lực keo bên trong hồng cầu giảm, lượng dịch bên
trong hồng cầu ít đi [28].
Theo Astaldi và cộng sự (năm 1992) một hiện tượng khá nổi bật trong
bệnh  -Thalasemia là sự tăng sinh hồng cầu không hiệu quả [29]. Ở người
bị bệnh  -Thalasemia thể nặng (dạng đồng hợp tử) lượng HbF tăng rất cao
10-90% so với Hb toàn phần (Viechio và Singer, 1948), đây được coi là một
dấu hiệu có ý nghĩa chẩn đoán; đồng thời có một lượng mạch  tự do, lượng
HbA1 40-70% so với Hb toàn phần (Fessas và Loukopoulos, 1964) [28]


4

1.1.1.2. Định nghĩa

Thalasemia là một dạng bệnh của hemoglobin (Hb) trong đó chuỗi αglobin giảm hoặc không được tạo thành gọi là bệnh α-Thalasemia, hoặc
chuỗi β- globin giảm hoặc không được tạo thành gọi là bệnh β-Thalasemia.
Bệnh  -Thalasemia là bệnh di truyền đơn gen hay gặp nhất Ở Việt Nam,
theo Nguyễn Công Khanh, bệnh β- Thalasemia là nguyên nhân hàng đầu gây
thiếu máu, tan máu nặng ở trẻ em [3].
1.1.1.3. Tình hình mắc bệnh
β-Thalasemia là loại bệnh di truyền, sự phân bố bệnh và tần số có liên
quan chặt chẽ đến nguồn gốc dân tộc, sự di cư và tập quán kết hôn. Bệnh
phát hiện ra ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải, Trung
Đông, Cận Đông, Viễn Đông, Bắc Phi, Đông Nam Á [31]. Theo ước tính của
WHO (1981), có tới 241 triệu người mang gen bệnh β-Thalasemia trên thế
giới, riêng châu Á có khoảng 60 triệu người mang gen bệnh β-Thalasemia,
Châu Âu là 4800 người, ở Bắc Phi khoảng 2577 người [6]. Cũng theo WHO
(2008) hàng năm số trẻ mới đẻ bị Thalasemia thể nặng ước tính vào khoảng
300.000 người [4].
Ở Việt nam, các công trình nghiên cứu cho đến nay đều thống nhất
bệnh Hb phát hiện thấy là α-Thalasemia, β-Thalasemia và HbE. Bệnh βThalasemia phát hiện thấy ở tất cả các tỉnh trong cả nước,gặp nhiều ở người
dân tộc ít người ở miền Bắc, người Mường 25%, người Thái 16,6%, người
Nùng 7,1% [2]. Một nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thanh Liêm và
cộng sự (2009) khi khảo sát bệnh Thalasemia ở nhóm người dân tộc Mường
huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình cho thấy bệnh β-Thalasemia rất phổ biến ở
dân tộc Mường, Kim Bôi, Ḥòa Bình với tần suất là 10,67%.
Từ năm 1963 dến 1982, Bạch Quốc Tuyên và cộng sự nghiên cứu 415
bệnh nhân bị bệnh Hb tại bệnh viện Bạch Mai và cho thấy bệnh Hb khá phổ


5

biến tại Việt Nam, phân bố khắp các địa phương ở trong cả nước, hai bệnh
phổ biến là  -Thallasemia và HbE, trong đó  -Thallasemia chiếm 91,8%

các trường hợp bệnh Hemoglobin [45].
1.1.2 Sinh lý về hemoglobin
1.1.2.1. Hemoglobin bình thường
Hemoglobin là cấu trúc nằm trong hồng cầu, bản chất là phân tử protein
có sắc tố hem làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hb có khả năng kết hợp và phân
ly với oxy (O2) và carbonic (CO2), có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển
oxy đến tổ chức đồng thời vận chuyển sản phẩm chuyển hóa của tổ chức (H+
và CO2) đến thận và phổi để đào thải. Ngoài ra hemoglobin còn có chức năng
như một enzym và hệ thống đệm [7].
Cấu trúc phân tử Hb gồm 2 thành phần: Phần Globin và phần Hem.
Phần hem: Hem được cấu tạo một nhân protoporphyrin và một ion sắt
hóa trị 2 (Fe2+). Mỗi nhóm Hem có chứa một ion sắt tích điện dương (Fe 2+) có
thể liên kết thuận nghịch với các phân tử O2. Khi có mặt Fe2+, cấu trúc hình
thái của Hb cũng thay đổi để thích hợp với việc liên kết và vận chuyển O 2
đến các khu vực khác nhau trong cơ thể [7].
Phần globin: Globin có bản chất là protein. Ở người, globin được cấu
tạo bởi bốn chuỗi polypeptid, giống nhau từng đôi một.

Hình 1.1: Mô hình cấu trúc phân tử hemoglobin ở người trưởng thành [8]


6

Mỗi chuỗi polypeptid gắn với một Hem. Vì vậy phân tử Hb có hai chuỗi
kép polypeptid và bốn Hem có khả năng vận chuyển được bốn phân tử O2 [9].
Chuỗi globin gồm các acid amin, các chuỗi globin khác nhau do số
lượng acid amin khác nhau hoặc trật tự các acid amin khác nhau. Trong quá
trình phát triển của cơ thể, các loại chuỗi polypeptid có sự chuyển đổi, loại
này thay thế loại kia tạo nên các loại Hb khác nhau. Các loại chuỗi
polypeptid được ký hiệu bằng chữ Hy Lạp (ε, ζ,  ,  ,  , ).

Chuỗi alpha (α): 141 acid amin, do gen α-globin nằm trên cánh ngắn
nhiễm sắc thể 16 quy định tổng hợp.
Chuỗi beta (α), delta (δ), gamma (γ): 146 acid amin, cụm gen quy định
tổng hợp các chuỗi này nằm trên cánh ngắn NST 11.
1.1.2.2. Các loại Hemoglobin sinh lý
Ở người, có 6 loại Hb bình thường xuất hiện ở các thời kỳ phôi thai, thai
nhi, trẻ em và người lớn (bảng 1.1). Thời gian xuất hiện và thành phần từng loại
Hb thay đổi tùy từng thời kỳ phát triển của cơ thể [10], [11] (hình 1.2).
- Hemoglobin phôi: Có 3 loại, Hb Porland, Hb Gower 1, Hb Gower 2, được
tạo bởi sự tổ hợp hai trong số các chuỗi ζ, chuỗi , chuỗi ε, và chuỗi .
- Hemoglobin thai nhi: Chủ yếu là HbF, được tổng hợp trong suốt đời
sống bào thai và giảm dần sau khi sinh, gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi  (α2γ2).
- Sau khi sinh chỉ còn 3 loại hemoglobin: HbA1, HbA2 và HbF ,
trong đó HbA1 là chủ yếu, gồm 2 chuỗi α, 2 chuỗi β; HbA 2 gồm 2 chuỗi
α, 2 chuỗi δ có rất ít.
Thành phần mỗi loại hemoglobin có một tỷ lệ giới hạn nhất định theo lứa
tuổi, thay đổi tỷ lệ này sẽ trở thành bệnh lý:
Khi sinh: HbF có tỷ lệ rất cao, chiếm 60-80% lượng Hb HbA1 (α 2β2) chỉ có


7

20 - 40%. HbA2 (α2δ2) rất ít 0,03 - 0,6%.
Nhưng sau thời kỳ sơ sinh:
Lượng HbF giảm nhanh: từ lúc 1 tuổi đến trưởng thành HbF chỉ dưới 2%.
HbA1 tăng nhanh và là Hb chủ yếu của người trưởng thành, chiếm 97 - 98%
lượng Hb. HbA2 cũng tăng dần sau sinh, nhưng lượng ít, từ 1 - 3% lượng Hb.

Hình 1.2: Các loại hemoglobin ở người [12]
Giai đoạn trước sinh có 5 loại chuỗi globin: ξ, ε, γ, α, β, δ. Các chuỗi ξ và ε

chỉ xuất hiện trong những tuần đầu của phôi; Hb Porland tồn tại trong 2-3 tuần
đầu (2 chuỗiξ, 2 chuỗi γ) ; Hb Gower 1 (2 chuỗi ξ, 2 chuỗi ε) và Hb Gower 2 (2
chuỗi α, 2 chuỗi ε) xuất hiện, tồn tại từ 2-3 tuần đầu đến hết 2 tháng; thời kì bào
thai, chuỗi α và γ chiếm ưu thế, kết hợp với nhau tạo nên HbF. Các chuỗi α, β, γ
tồn tại suốt thời kì bào thai và cả sau sinh.
Sau sinh chuỗi γ giảm nhanh và sau đó chỉ còn rất ít; 2 chuỗi α và β chiếm
ưu thế, kết hợp với nhau tạo nên HbA 1 là Hb chủ yếu ở người bình thường. Chuỗi
δ xuất hiện từ sau khi sinh kết hợp với chuỗi α tạo HbA2 chiếm tỷ lệ nhỏ. Trước
sinh, cơ quan tạo máu là túi noãn (thời kì phôi), gan và lách (thời kì thai); sau khi


8

sinh là tủy xương.

Bảng 1.1: Các chuỗi hemoglobin theo lứa tuổi [3]
Hb sinh lý

Cấu trúc

Thời kỳ xuất hiện

Hb Porland

globin
22

Phôi thai 2-3 tuần

Hb Gower1


22

Thai 2-3 tuần, có trong 2 tháng đầu của thai

HbGower 2

22

Xuất hiện và có cùng Hb Gower1

HbF

22

Bào thai 5 tuần, Hb chủ yếu ở thai nhi

HbA2

22

Thai nhi gần đẻ, Hb ở người bình thường

HbA1

22

Bào thai 6 tuần, Hb chủ yếu ở người bình thường

1.1.3. Sinh lý bệnh Hb

Thành phần Hb chính của người bình thường là HbA 95- 96% có
nhiệm vụ chính chuyên chở oxy cho mô. HbA là sự kết nối giữa chuỗi α và β
dựa vào lực hút tĩnh điện: Chuỗi α điện tích dương, chuỗi β điện tích âm. Điện
tích âm của chuỗi β mạnh hơn chuỗi globin δ và chuỗi γ nên người bình thường
có kết nối α-β ưu thế hơn kết nối α với δvà γ.
Trong bệnh Thalasemia có một hiện tượng chung nhất là sự thiếu hụt
một loại chuỗi polypeptid của phần Globin, gây ra thừa tương đối hoặc tuyệt
đối loại chuỗi kia. Nếu sự thiếu hụt chuỗi β gọi là bệnh β-Thalasemia, khi
chuỗi β giảm thì chuỗi α nối với β bị giảm và chuỗi α còn dư sẽ tăng nối với
chuỗi δvà chuỗi γ. Còn nếu thiếu hụt chuỗi α thì gọi là bệnh α-Thalasemia,
khi chuỗi α-globin giảm, β-globin tăng nối với globin còn lại. hiện tượng này
xảy ra ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào từng thể bệnh, song hậu quả
của nó là 2 quá trình:
Giảm tổng hợp Hb do thiếu phần Globin.
Mất cân bằng giữa các chuỗi α và β.


9

* Hiện tượng thứ nhất: Giảm tổng hợp Hb
Quá trình bệnh lý thứ nhất là hậu quả trực tiếp của việc thiếu hụt tổng
hợp phần globin. Vì thiếu một loại chuỗi polypeptid nào đó mà việc tổng hợp
globin bị giảm. Biểu hiện của việc giảm tổng hợp Hb này là hồng cầu nhược
sắc và tăng sinh các hồng cầu non trong tủy.
* Hiện tượng thứ hai: Mất cân bằng giữa hai loại chuỗi globin
Hiện tượng này là hậu quả thứ hai của việc thiếu hụt một loại chuỗi
globin nào đó. Việc thiếu hụt một loại chuỗi globin sẽ gây ra dư thừa tương
đối loại kia.Trong β-Thalasemia do thiếu chuỗi β gây dư chuỗi α. Trong αThalasemia do thiếu chuỗi α gây ra dư các chuỗi β, ,.
Trong bệnh β-Thalasemia các chuỗi α dư sẽ tạo thành những hạt tủa
xuống màng và nguyên sinh chất của HC trưởng thành, HC non trong tủy.

Chúng làm màng HC mất độ mềm dẻo, HC trở thành một tế bào cứng đờ
nên khó vượt qua các màng lọc ở lách. Mặt khác chúng còn gây tăng diện
tích tiếp xúc của màng, dễ bị các tác nhân oxy hóa phá hủy, gây mất kali ở
trong tế bào ra ngoài và làm cho HC bị vỡ sớm gây nên hiện tượng tan máu.
Còn ở trong tủy xương, các hạt tủa trên gắn lên nguyên sinh chất,
màng của HC non làm chúng bị chết trước khi trưởng thành và làm tăng sinh
mạnh các HC non trong tủy, gây nên các biến dạng xương, tăng hấp thu sắt
gây nhiễm sắt cho cơ thể.
Hiện tượng HC non bị chết sớm không đến được giai đoạn trưởng
thành như trên gọi là hiện tượng sinh HC không hiệu quả và là cơ chế chủ
yếu gây ra những biến đổi lâm sàng và huyết học ở những bệnh nhi βThalasemia thể nặng.


10

Hình 1.3: Cơ chế bệnh sinh bệnh β-Thalasemia
1.1.4 Hậu quả bệnh Thalasemia
* Thiếu máu mạn nặng: Do đời sống hồng cầu bị giảm, thay đổi hình
dang, chất lượng. Tủy xương tăng tổng hợp hồng cầu non nhưng bị mất bù,
* Tăng sản tủy xương: Thiếu oxy mô gây tăng sản xuất erythropoietin, tủy
tăng hoạt động để tạo hồng cầu non nên bị rộng ra, vỏ xương mỏng đi gây
biến dạng hộp sọ tạo ra u trán, u chẩm, xương chi mỏng dễ gãy, răng dễ sâu.
* Quá tải sắt: Khi quá tải sắt, độ bão hòa sắt cao trên 50%, dễ dàng bị thay
đổi trạng thái từ sắt III sang sắt II sinh ra các ion hình thành các gốc tự do, làm tế
bào chết và hình thành tổ chức sợi. Các tổ chức bị tổn thương do quá tải sắt là:


11

Tuyến nội tiết: Tụy (tiểu đường typ 2), tuyến giáp (suy giáp), trục hạ

đồi tuyến yên (dậy thì muộn), suy thượng thận, thiểu năng cận giáp.
Tim (suy tim). Gan: gan to, xơ gan.Da sạm, tăng sắc tố da.
* Cường lách: Do đời sống hồng cầu ngắn, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
1.1.5. Chẩn đoán và điều trị bệnhβ-Thalasemia
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
Vì bệnh β-Thalasemia được truyền từ cha mẹ cho trẻ thông qua các gen.
Những nghiên cứu di truyển liên quan đến bệnh sử gia đình và các xét
nghiệm máu sẽ cho biết bất kỳ thành viên gia đình đã bị đột biến gen Hb.
Bệnh β-Thalasemia được chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm thông
thường mà còn được chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh học phân tử.
Các xét nghiệm này cho phép chẩn đoán chính xác người mang bệnh ở
bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang còn là bào thai cho đến khi mới sinh ra.
- Trước sinh: Để tìm hiểu xem bào thai đó có bị thiếu máu và xác định mức
độ nghiêm trọng của bệnh. Các xét nghiệm được sử dụng gồm:
Lấy mẫu sinh thiết gai màng đệm: Khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ.
Chọc ối xét nghiệm: Thực hiện khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ
Lấy mẫu máu của thai nhi: thực hiện sau 18 tuần tuổi thai.
- Sau sinh: Chẩn đoán ngay bằng lâm sàng và được khẳng định bằng xét
nghiệm máu để xác định biến đổi cấu trúc của gen Hemoglobin.
1.1.5.2. Phân loại thể bệnh theo mức độ biểu hiện lâm sàng
Trên lâm sàng bệnh được chia làm 3 thể chính :
Thể nặng (bệnh Cooley), là thể đồng hợp tử. Kiểu gen: β+/β+, β0/β+,, β0/β0.
Bệnh thường xuất hiện sớm từ tháng thứ bảy sau khi sinh.
- Thiếu máu mạn tính, xảy ra từ từ. Hội chứng hoàng đảm. Gan lách to
- Chậm phát triển Biến dạng xương chủ yếu xương hàm và xương trán.
Nếu không được điều trị hầu hết bệnh nhân chết dưới 10 tuổi


12


Hình1.4: Bệnh nhân β-Thalasemia với biểu hiện biến dạng xương
[nguồn: vtv.vn]

- CTM: Hb: 3 - 5 g/dl, MCV giảm. HC nhỏ, HC hình bia, MCH giảm, nhược
sắc, - Fe huyết thanh, ferritin tăng. X quang sọ: Tủy rộng, hình bàn chải.
- Điện di Hb: HbF 20 - 100%, HbA1 0 - 80%, HbA2 2 - 7%
Thể nhẹ (minor): hay thể dị hợp tử. Kiểu gen: β0/β, β+/β.
Thường không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể phát triển bình thường không có
biến dạng xương, thiếu máu thường rất nhẹ (Hb 90 - 110g/l).
- Tăng số lượng hồng cầu, HC nhỏ, nhược sắc, có HC hình bia, MCV thấp
Điện di Hb: HbF tăng nhưng không quá 10%; HbA2 tăng (>3,5%)
Thể trung gian (intermediate): Có thể là đồng hợp tử, dị hợp tử hay thể
phối hợp. Kiểu gen: β0/β0, β+/β+, β0/β+, β+/β, β0/β.
Thể này có thiếu máu vừa hoặc nhẹ (Hb 70-80g/l), bệnh tiến triển chậm
và nhẹ, thường kèm vàng da và gan, lách to. Bệnh nhân ít thay đổi về thể
trạng, chỉ bị thiếu máu trung bình và đôi khi mới cần truyền máu [19].
- CTM: Hb 7 - 10g/dl; MCV: 50 - 70fl; MCH: 20 - 22pg; HC nhỏ, nhược
sắc. Điện di Hb: HbF, HbA1 20 - 80%; HbA2 2 - %
Thể phối hợp: Bệnh β Thalasemia /Hb E:là thể khá nặng.
- HbE: trên chuỗi β globin, acid amin thứ 26 Glutamin được thay
bằng lysin - Thường gặp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
- Xuất hiện từ 6 tháng tuổi nhưng mức độ tán huyết và số lần nhẹ hơn
β-Thalasemia thể nặng. Bệnh nhân thường nhập viện lúc đi học, thiếu máu,
gan lách to, biến dạng xương sọ mặt.
CTM: HC nhỏ, nhược sắc - Điện di: Hb F, Hb E cao, HbA 5,5 - 7,7%.
1.1.5.3. Điều trị bệnh β-Thalasemia
β-Thalasemia thể nhẹ không cần điều trị đặc hiệu. β-Thalasemia thể
trung gian có thể được truyền máu khi có thiếu máu nặng. β-Thalasemia thể
nặng có thiếu máu nặng phải truyền máu thường xuyên đảm bảo duy trì nồng
độ huyết sắc tố để trẻ phát triển bình thường, cần kết hợp với dùng thuốc thải



13

sắt. Ngoài ra cần sử dụng một số thuốc điều trị hỗ trợ như kích thích sinh
tổng hợp HbF, chống oxy hóa và chống gốc tự do. Ghép tủy từ người cho phù
hợp HLA là biện pháp được cho là điều trị khỏi β-Thalasemia thể nặng.
Liệu pháp gen là một biện pháp đang được nghiên cứu, mục tiêu là gắn
gen HBB bình thường vào tế bào nguồn và sử dụng tế bào nguồn này để ghép
tủy xương cho bệnh nhân [37].
1.2. DI TRUYỀN HỌC BỆNH β-THALASEMIA
β-Thalasemia là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, tần số và
khả năng mắc bệnh là giống nhau ở cả hai giới nam và nữ.
Cơ chế di truyền của bệnh

Hình 1.5: Sơ đồ cơ chế di truyền bệnh β-Thalasemia khi bố mẹ mang
gen dị hợp tử với một đột biến, nguy cơ trong một lần sinh như sau:
50% số con là người lành mang gen bệnh.
25% số con là người khỏe mạnh không mang gen bệnh
25% số con mắc bệnh β-Thalasemia thể nặng.
Bảng 1.2 : Kiểu gen bố mẹ và tỉ lệ bị bệnh ở thế hệ con [13]
Genotype và phenotype của
cha mẹ
Cha

Mẹ

Aa

AA


Tần số con với các genotype khác nhau
AA
Aa
Bình thường Dị hợp Tử
50(%)
50(%)

aa
Đồng hợp tử
0


14

Lành mang
gen bệnh
Aa
Lành mang
gen bệnh
aa
Bệnh

Bình thường

Aa
Lành mang
25(%)
50(%)
25(%)

gen bệnh
AA
0
100(%)
0
Bình thường
Aa
aa
Lành mang
0
50(%)
50(%)
Bệnh
gen bệnh
aa
aa
0
0
100(%)
Bệnh
Bệnh
A : Alen bình thường
AA: kiểu gen của người bình thường
a: Alen đột biến

Aa: kiểu gen dị hợp tử
aa: Kiểu gen đồng hợp tử bị bệnh

1.3. Gen mã hóa và đột biến gen β-globin gây bệnh β-Thalasemia
1.3.1. Vị trí và cấu trúc gen HBB

Gen mã hóa cho sự tổng hợp chuỗi β của phân tử globin là gen HBB
(Hemoglobin beta) còn gọi là gen β-globin, nằm trên cánh ngắn nhiễm sắc
thể 11 (11p15.5), chứa các gen được sắp xếp theo trình tự 5’-ε-Gγ-Aγ-ψβ-δβ-3’. Các gen được biểu hiện theo đúng trình tự phát triển. Vùng điều hòa
chính, được gọi là vùng điều khiển. Là vùng điều hòa sự biểu hiện của tất cả
các gen. (gene ID:NC_000011.9) [38].

Hình 1.6: Mô hình cấu trúc của gen HBB [39]
E-I, EII, E-III là các exon 1, exon 2, exon 3 của gen HBB; 1-30, 31-104, 105-146 là vị trí
các axit amin tương ứng của các exon 1, exon 2, exon 3 trên gen HBB


15

Gen HBB có chiều dài 1606 bp mã hóa cho 146 acid amin. Gồm 3
exon và 2 intron. Vùng promoter hay vùng 5’(vùng điều khiển) có trình tự
đặc hiệu để gắn với enzym RNA polymerase và các yếu tố phiên mã.
Promoter có chức năng kiểm soát hoạt động phiên mã của gen. Trong cấu
trúc của gen HBB, vùng promoter kéo dài từ vị trí -95 đến vị trí -26 của gen
(nghĩa là nằm trước vị trí của mã mở đầu mã hóa Methionin 95 và 26
nucleotid), các trình tự đặc hiệu như hộp TATA (ở vị trí -28 đến vị trí -31),
hộp CCAAT (vị trí -35 đến vị trí -76) giúp các ribosom nhận biết đúng vị trí
khởi đầu dịch mã trên trong quá trình dịch mã, làm tăng hiệu quả phiên mã.
Điểm khởi đầu phiên mã có trình tự amino acid ACATTTG, đây là vị trí gắn
của phân tử 7 methylguanosin để tạo mũ đầu 5’ phân tử mRNA. Mũ là yếu tố
cần thiếu cho các ribosom nhận biết sự khởi đầu dịch mã và tránh cho mRNA
không bị phân hủy bởi các ribonuclease.
Bộ ba mở đầu là ATG (sẽ phiên mã thành AUG ở mRNA), định vị sau
khi khởi đầu phiên mã 50 cặp base. Đoạn 50 cặp base xen giữa điểm khởi
đầu phiên mã và bộ ba mở đầu là vùng không dịch mã, gọi là vùng 5’ UTR.
Exon thứ nhất gồm 90 cặp base, mã hóa cho acid amin 1-30 của β-globin.

Intron thứ nhất gồm 130 cặp base. Cấu trúc của intron này rất quan
trọng giúp hoàn thiện phân tử tiền mRNA thành mRNA trưởng thành và đi ra
bào tương để tổng hợp protein. Exon thứ hai gồm 222 cặp base, mã hóa cho
acid amin 31-104. Intron thứ hai gồm 850 cặp base. Exon thứ ba gồm 126 cặp
base, mã hóa cho acid amin 105-146 của HBB. Bộ ba kết thúc là TAA, bộ ba này
được phiên mã thành UAA ở phân tử mRNA. Ribosom sẽ tách ra tại vị trí này,
phân tử protein được giải phóng.Vùng không dịch mã 3’ (3’ UTR) mặc dù
được phiên mã nhưng không được dịch mã trong cấu trức của protein. Có
trình tự nucleotid là AATAAA, là vị trí gắn đuôi poly A (gồm khoảng 200
đến 300 phân tử adenyl) để hoàn thiện phân tử mRNA. Quá trình này giúp


16

mRNA di chuyển ra bào tương tham gia quá trình sinh tổng hợp protein.

Hình 1.7: Quá trình tổng hợp phân tử β-globin của gen HBB [40]
1.3.2. Các đột biến gây bệnh
Hầu hết các trường hợp β-Thalasemia là do ĐB điểm trên gen βglobin, làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp mạch globin [15]. Mất hoặc thêm
một hay vài nucleotid vào một điểm nào đó hoặc thay thế một nucleotid này bằng
một nucleotid khác. Các ĐB được chia thành 2 nhóm: Nhóm gây β0-Thalasemia
và nhóm gây β+- Thalasemia. Nếu gen β-globin tổn thương mất hoàn toàn khả
năng chỉ đạo tổng hợp chuỗi β sẽ gây β0-Thalasemia. Nếu gen β-globin tổn
thương làm giảm tốc độ tổng hợp chuỗi β gọi là β +-Thalasemia. Tổn thương ở
những vị trí khác nhau sẽ đưa đến những thể bệnh khác nhau
Bảng 1.3: Một số kiểu đột biến gây β0 , β+ -Thalasemia và
các biến thể hemoglobin [41]
Đột biến gây β0-Thalasemia



17

Codon 5(-CT)
Codon 26(G>T)
Codon 51(-C)
IVSI-1(G>A)
Codon 6(-A)
Codon 27/28(+C)
Codon 67(-TG)
IVSI-1
G>T)
Codon 8(-AA)
Codon30 (G>C)
Codon 71/72(+A)
IVSI-2(T>A)
Codon 8/9(+G)
Codon 36/37(-T)
Codon 95(+A)
IVSI-2(T>C)
Codon 14/15(+G)
Codon 37(G>A)
Codon 106/107(+G)
IVSII-1(G>A)
Codon15(G>A) GG0GgGAGA
Codon 39 (C>T)
0)
Codon 121(G>T)
IVSII-849(A>G)
Codon15(G>A)
Codon 41/42(-CTTT)

Codon 11 (-T)
IVSII-850(G>T)
Codon 16(-C)
Codon 43(G>T)
Codon 15(-T)
Codon 17(A>T)
Codon 44(-C)


18

Đột biến gây β+-Thalasemia
-90(C>T)
-28(A>C)
IVSI-5(G>C)
IVSII-654(C>T)

-88(C>T)
-28(A>G)
IVSI-5(G>A)
IVSII-745(C>G)
-87(C>G)
Codon 24(T>A)
IVSI-6(T>C)
Poly A(T>C)
-30(T>A)
Codon 27(G>T)
IVSI-110(G>A)
PolyA(A>G)
-29(A>G)

Codon 29(C>T)
IVSII-848(C>A)

Các biến thể Hemoglobin
Hb S
Codon 6(A>T)

Hb C
Codon 6(G>A)

Hb E
Codon 26(G>A)

Hb D
Codon 121(G>C)


19

Codon: Bộ ba mã hóa; IVS: đột biến ở vùng intron (vùng không mã
hóa gen); -28A>C: trước vị trí bắt đầu phiên mã 28 nucleotid A>C; codon
5(-CT): Đột biến mất nucleotid CT tại codon 5; codon 8/9 (+G) đột biến
thêm nucleotid G ở giữa codon 8 và 9; vị trí tô màu vàng là các đột biến phổ
biến tại Việt Nam.
Các ĐB ở vùng khởi động do thay thế nucleotid tại vị trí hộp TATA hoặc
CCAAT dẫn đến làm giảm tổng hợp chuỗi β-globin, chỉ còn 10% so với bình
thường gây β+-Thalasemia. Ở Việt nam và các nước Đông Nam Á, ĐB điểm tại
vị trí -28 A> G chiếm một tỷ lệ cao (khoảng 7.3%) [33], [42].
ĐB thay thế ở một số bộ ba mã hóa làm thành mã kết thúc UAA,
UAG, hay UGA, không tạo mRNA đầy đủ nên không tổng hợp được chuỗi

globin β, gây β0-Thalasemia. Ở Việt Nam, thường gặp nhất ĐB codon 17 của
exon 1 gây acid amin lysine chuyển thành thymine. Khi đó, codon 17 là
5’AAG 3(bình thường mã hóa acid amin lysine) bị chuyển thành TAG, được
phiên mã thành UAG ở mRNA là bộ ba kết thúc. Việc dịch mã kết thúc xuất
hiện sớm hơn bình thường là tạo ra sản phẩm β-globin không hoàn thiện, bị
phá hủy ngay trong tế bào [40].
ĐB thêm hoặc mất một hay vài nucleotid làm lệch khung dịch mã dẫn
đến thay đổi toàn bộ mã di truyền từ vị trí ĐB, tạo chuỗi polipeptide hoàn
toàn khác gây thể β0-Thalasemia. Ở nước ta ĐB mất 4 nucleotid (-TCTT) tại
vị trí codon 41/42 chiếm tỷ lệ cao nhất (35 - 45%) trong tất cả các ĐB gây
bệnh β-Thalasemia. Bất thường thêm Adenin ở codon 95 hoặc tại codon
71/72 cũng được phát hiện [4].
Kiểu Thalasemia này rất hay gặp ở Trung Quốc và đã được phát hiện ở
khắp Châu Á, nó chiếm khoảng 8,5% các trường hợp Thalasemia [43]. Các
đột biến ở đoạn đầu hay đoạn cuối sao chép làm rối loạn quá trình sao chép


20

mRNA, gây giảm tốc độ tổng hợp chuỗi β gây β+-Thalasemia.
Các ĐB vùng intron: ĐB tại những đoạn tín hiệu cắt nối (splicing site)
khá phổ biến. Quá trình cắt các intron và nối các exon để hoàn thiện phân tử
mRNA đòi hỏi các trình tự đặc hiệu ở hai đầu của các intron: Vị trí cho nối
GT (donor site) ở đầu 5’ và vị trí nhận nối AG (acceptor site) ở đầu 3’. ĐB ở
hai vị trí này sẽ gây cản trở nối các exon và không tạo mRNA, kết quả là
không tạo được chuỗi β-globin và thể bệnh β-Thalasemia. Ở miền Nam nước
ta, ĐB tại nucleotid thứ nhất của intron 1: G>T chiếm khoảng 4-6% [4]. Các
Đtại vị trí khác của intron dẫn đến giảm khả năng nối RNA chính xác làm
chậm quá trình chín của mRNA nhưng còn tổng hợp được chuỗi β-globin sẽ
gây β+-Thalasemia. Ví dụ: ĐB IVSII-654(C>T) dẫn đến việc sản xuất ra một

mRNA bất thường có chiếu dài khoảng 80 base. Kiểu ĐB này được xếp vào
nhóm β+-Thalasemia nhưng các cá thể có ĐB thường thể hiện các triệu chứng
giống β0-Thalasemia [2].
ĐB tại vị trí gắn đuôi poly A: Bất thường tại vị trí gắn đuôi sẽ làm
giảm tổng hợp chuỗi β và gây β +-Thalasemia. Ở Việt Nam, ĐB trình tự gắn
đuôi AATAAA thành AACAAA được phát hiện bằng kỹ thuật giải trình tự
gen.Đến nay có khoảng trên 200 loại ĐB trên gen β-globin gây bệnh βThalasemia đã được xác định trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là 5 loại
đột biến : Cd 41/42(-TTCT), Cd 17(A>T), nt-28(A>G), IVS II-654 (C>T), và
IVS I-5 (G>C), chiếm trên 80% trong tổng số các loại ĐB được phát hiện [1].
Ở Việt Nam, theo Trần Minh Hiếu, M.L. Saovaros Svasti cho thấy có 8 ĐB
thường gặp trên gen β-globin, gặp ở khoảng trên 95% các trường hợp βThalasemia, gồm: Cd17 (AAG>TAG), Cd41/42 (-TCTT), -28 (A>G),
Cd71/72 (+A), IVS1-1 (G>T), IVS1-5 (G>C), IVS2-654 (C>T), Cd26
(GAG>AAG) gây bệnh (HbE), là một thể β-Thalasemia đặc biệt [4].


21

1.4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG
PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN
Với sự phát triển của sinh học phân tử, hiện nay có nhiều phương pháp
giúp xác định các loại đột biến gây bệnh β-Thalasemia: Phương pháp
Sequencing (giải trình tự gen), ASO (Allele – specific oligonucleotid
hybridization: Lai các đoạn nucleotid đặc hiệu alen), ARMS (Amplification
refractory mutation system: Hệ thống khuếch đại đột biến bền với nhiệt),
ASP (Allele- specific PCR: phản ứng khuếch dại chuỗi đặc hiệu alen), RFLP
(Restriction fragment length polymorphism: Kỹ thuật đa hình độ dài các
đoạn cắt giới hạn), SSCP (Single-strand conformation polymorphism kỹ
thuật đa hình thái các đoạn đơn), DGGE (Denaturing gradient gel
electrophoresis: kỹ thuật điện di trên gel theo gradient biến tính), TTG
(Temporal temperature gel electrophoresis: Kỹ thuật điện di trên gel phụ

thuộc nhiệt độ và thời gian) [37]. Trong đó, ARMS là phương pháp có độ
nhạy cao, kỹ thuật đơn giản và giá thành rẻ [5] [6]. Kỹ thuật ARMS cũng đã
được nghiên cứu ứng dụng vào chẩn đoán đột biến gen gây β-Thalasemia tại
Việt Nam, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được triển
khai rộng rãi. Mặc dù chi phí cho từng phản ứng ARMS-PCR thấp, nhưng
nếu khảo sát lần lượt từng alen đột biến cho các trường hợp thì có thể phải sử
dụng đến 8 phản ứng PCR cho mỗi bệnh nhân. Quy trình này tiêu hao nhiều
nguyên vật liệu, rất mất thời gian và công lao động. Do vậy, sử dụng quy
trình sàng lọc alen đột biến bằng phương pháp multiplex ARMS-PCR và
chẩn đoán xác định lại các alen dương tính bằng ARMS-PCR sẽ khắc phục
được các nhược điểm nêu trên. Về cơ bản, các phương pháp trên đều dựa trên
cơ sở khuếch đại đoạn gen nghi ngờ mang gen đột biến bằng kỹ thuật PCR
1.4.1. Kỹ thuật PCR
Nguyên tắc của phản ứng PCR dựa trên cơ sở tính chất biến tính, hồi


22

tính của DNA và nguyên lý tổng hợp DNA nhờ hoạt tính của các DNA
polymerase. Với nguyên liệu là bốn loại nucleotid, enzym DNA polymerase
xúc tác sự tổng hợp một mạch DNA mới từ mạch DNA khuôn. Phản ứng đòi
hỏi sự có mặt của những mồi xuôi và mồi ngược có trình tự bổ sung với hai đầu
của trình tự DNA khuôn. Phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp
nhau, mỗi chu kỳ gồm ba bước:
- Bước 1: là giai đoạn biến tính (denaturation). Trong một dung dịch
phản ứng bao gồm các thành phần cần thiết cho sự sao chép, phân tử DNA
được biến tính ở nhiệt độ cao hơn Tm (nhiệt độ nóng chảy) của phân tử,
thường là 94oC - 95oC trong vòng 30-60 giây.
- Bước 2: là giai đoạn bắt cặp (annealing). Nhiệt độ được hạ thấp cho
phép các mồi cặp với khuôn, dao động trong khoảng 40 oC-70oC tuỳ thuộc

Tm của các mồi sử dụng và kéo dài 30-60 giây.
- Bước 3: là giai đoạn tổng hợp hay kéo dài (extension). Nhiệt độ được
tăng lên 72oC để DNA polymerase là các polymerase chịu nhiệt (Taq
polymerase, Tth polymerase, Pfu polymerase,…) hoạt động tổng hợp tốt
nhất. Thời gian phụ thuộc vào độ dài của trình tự DNA cần khuếch đại,
thường kéo dài từ 30 giây đến nhiều phút.
Sau mỗi chu kỳ các chuỗi đôi DNA mới tạo thành sẽ tiếp tục được dùng
để làm các DNA khuôn cho sự tổng hợp các DNA mới trong chu kỳ tiếp theo.
Sản phẩm cuối của phản ứng PCR là đoạn DNA chuỗi đôi có chiều dài bằng
khoảng cách giữa hai đoạn gen mồi, và hai đầu tận cùng của sản phẩm được
xác định bởi đầu tận cùng 5’ của hai đoạn gen mồi


23

Hình 1.8: Minh họa chu kỳ nhiệt trong phản ứng PCR [44]
Số lượng chu kỳ mỗi phản ứng PCR phụ thuộc vào số lượng khuôn
DNA ban đầu, thường không vượt quá 40 chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ sẽ làm
tăng gấp đôi lượng mẫu của lần trước. Như vậy sau n chu kỳ, từ một DNA
đích đã nhân bản được thành 2n bản sao. Nhờ vậy đủ số lượng DNA để có thể
tách ra khi điện di và có thể phát hiện được sau khi nhuộm và để có thể tạo
dòng hoặc giải trình tự.
Trong quá trình thực hiện phản ứng PCR, ở những chu kỳ sau lượng
khuôn tăng nhưng lượng mồi và dNTP (deoxyribonucleoside triphosphate) tự do
giảm, enzym DNA polymerase hoạt động yếu dần. Do đó, cần tính toán hàm
lượng mồi, dNTP và enzym để đảm bảo phản ứng PCR cho kết quả tốt nhất [37].
1.4.2. Kỹ thuật ARMS (Amplification refractoy mutation system - hệ
thống khuếch đại các đột biến bền với nhiệt)



24

Hình 1.9: Minh họa kỹ thuật ARMS-PCR
ĐHT: Đồng hợp tử; DHT: Dị hợp tử; ĐB: Đột biến; BT: bình thường; . Mồi đột biến và mồi
thường chỉ khác nhau tại một vị trí ở đầu 3’, khi đó sẽ chỉ khuếch đại alen tương ứng( mồi
thường khuếch đại alen thường; mồi đột biến khuếch đại alen đột biến). giếng 1,2: Ở người
bình thường không có alen đột biến, do vậy sẽ chỉ có sản phẩm khuếch đại của mồi thường
(giếng 1), mồi đột biến không có sản phẩm (giếng 2); giếng 3,4: Ở cơ thể dị hợp tử mang cả alen
thường và alen đột biến sẽ có sản phẩm khuếch đại của cả 2 loại mồi, khi điện di sẽ thấy xuất hiện
cả 2 băng tương ứng; giếng 5,6: Ở cơ thể đồng hợp tử alen đột biến, sẽ chỉ có sản phẩm khuếch
đại của mồi đột biến (giếng 6), mồi bình thường không có sản phẩm (giếng 5).

Nguyên tắc của ARMS dựa trên sự khác biệt về các nucleotid của mồi ở
đầu 3’ thiết kế cho các alen khác nhau. Chính vì vậy, ARMS còn có một số tên
gọi khác nhau căn cứ vào bản chất của kỹ thuật như: PCR đặc hiệu alen (allele
specific PCR- ASP), khuếch đại PCR của các alen đặc hiệu (PCR amplification
of specific alleles- PASA) hay khuếch đại alen đặc hiệu (allele specific
amplification - ASA). Trong kỹ thuật ARMS, hai quy trình PCR được tiến hành
với cùng một khuôn DNA, một mồi giống nhau song khác nhau về một mồi
đặc hiệu allen. Như vậy, trong cùng một phản ứng, một mồi sẽ khuếch đại
một alen trong khi mồi kia thì khuếch đại alen khác. Các mồi này chỉ đặc
hiệu cho một alen chính bởi sự khác biệt về trình tự các nucleotid ở đầu 3’,
tương ứng với vị trí mà có sự khác biệt về trình tự nucleotid giữa các alen.


25

Như vậy, trong trường hợp để phát hiện đột biến điểm, phản ứng ARMS-PCR
sẽ sử dụng 2 loại mồi đặc hiệu là mồi đột biến (khuếch đại đoạn gen đột
biến), và mồi bình thường (khuếch đại đoạn gen bình thường) cùng với một

mồi chung ngược chiều với cặp mồi trên. 2 mồi này chỉ khác nhau tại điểm
đột biến ở đầu 3’ của mồi. Các sản phẩm tạo thành sẽ được phân tích bằng
điện di trên gel agarose. Kỹ thuật này được sử dụng trong trường hợp có
nhiều cấu trúc đa hình thái, dòng tế bào mầm, các đột biến ở tế bào soma, xác
định tình trạng mang gen, chẩn đoán trước sinh bệnh lý di truyền và phát
hiện các biểu hiện bệnh trong và sau quá trình điều trị ung thư [37].
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH β-THALASEMIA VÀ ĐỘT BIẾN
GEN β-GLOBIN Ở VIỆT NAM
GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu
Trung ương cho biết, ước tính nước ta có khoảng 5 triệu người mang gen và
bị bệnh Thalasemia (thiếu máu, tan máu bẩm sinh).
Năm 2007, Nguyễn Khắc Hân Hoan nghiên cứu đánh giá hiệu quả
thử nghiệm sàng lọc bệnh β-Thalasemia bằng phương pháp multiplex
ARMS-PCR, chẩn đoán xác định bằng ARMS-PCR các ĐB gây bệnh βThalasemia tại bệnh viện Từ Dũ [46], kết luận việc phát hiện ĐB trên gen βglobin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra tỷ lệ của các ĐB thường gặp
và là phương pháp duy nhất, nhanh chóng, có độ chính xác cao trong chẩn
đoán trước sinh bệnh β-Thalasemia, góp phần giảm thiểu tỷ lệ sinh con mắc
bệnh β-Thalasemia thể nặng và nâng cao chất lượng dân số.
Các nghiên cứu về căn bệnh này ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu
vào tỉ lệ mắc bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, những tác động tâm lý
của bệnh đối với bệnh nhân và thành viên gia đình, như vậy còn để ngỏ việc
ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử trong việc phân tích, phát hiện ĐB
gen β-globin, người lành mang gen và chẩn đoán trước sinh.
Với các kiểu ĐB đa dạng phong phú trên gen β-globin thì việc xây


×