Tải bản đầy đủ (.docx) (395 trang)

Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ tại bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 395 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp trên thế giới và ở nước ta, dựa trên
những bằng chứng về khảo cổ học người ta đã phát hiện bệnh từ cách đây
7000 năm. Bệnh chiếm tỉ lệ 45-50% trong bệnh lý tiết niệu, trong đó sỏi thận
chiếm khoảng 70-75%, tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi, tỉ lệ gặp ở nam (60%)


2

nhiều hơn nữ (40%) [1]. Đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc, nguyên nhân,
chẩn đoán và điều trị các loại sỏi.
Khi đã phát hiện sỏi cần điều trị sớm để tránh các biến chứng viêm
nhiễm, suy giảm chức năng thận. Khoảng 80% bệnh sỏi tiết niệu được chữa
khỏi hoặc kiểm soát được bằng điều trị nội khoa [1]. Phần còn lại cần phải


3

can thiệp ngoại khoa, với tần suất sỏi tiết niệu ở Việt Nam là 0,5-2‰, Mỹ là
120-140 trên 100.000 dân mỗi năm [1],[ 2], thì số lượng bệnh nhân phải mổ là
rất lớn.
Trước năm 1960, ở Việt Nam mổ mở là cách duy nhất trong điều trị
ngoại khoa bệnh sỏi tiết niệu [3]. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ


4

thuật các phương pháp điều trị ít xâm lấn như lấy sỏi qua da, tán sỏi nội soi
qua đường tự nhiên, tán sỏi ngoài cơ thể, chỉ định mổ mở trong điều trị sỏi


thận đã thu hẹp dần, trong một số trường hợp là “cứu cánh” cuối cùng khi các
phương pháp điều trị ít xâm hại đều thất bại hoặc không thể áp dụng [4].
Nghiên cứu của Webb và cộng sự năm 1985 ở các cơ sở ngoại khoa của Đức
tỉ lệ mổ mở còn 5% [5].


5

Sử dụng các dạng năng lượng kết hợp nội soi để điều trị sỏi như hơi nén,
điện thủy lực, siêu âm, Laser để làm vỡ sỏi ngày càng được mở rộng. Việc lựa
chọn kỹ thuật nào căn cứ trên vị trí, kích thước, số lượng và thành phần hóa
học [6],[7].


6

Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da là một trong số các phương pháp điều trị ít
xâm lấn, ngày càng được áp dụng rộng rãi trong điều trị sỏi đường tiết niệu
trên và kỹ thuật này đã mở rộng sang một số bệnh lý tắc nghẽn đường tiết
không phải sỏi như hẹp khúc nối bể thận-niệu quản. Đặc biệt có những trường
hợp trước đây chỉ mổ mở thì nay có thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da
như sỏi san hô [8],[9] sỏi ở thận ghép [10], dị dạng hệ tiết niệu như thận móng


7

ngựa, thận lạc chỗ... Phương pháp này được đặt nền tảng từ năm 1865, khi
Thomas Hillier là người đầu tiên báo cáo thủ thuật dẫn lưu thận qua da [11].
Tuy nhiên, mãi đến năm 1976 kỹ thuật lấy sỏi thận qua da lần đầu tiên mới
được Fernstrom và Johanson thực hiện [12].



8

Tại Việt Nam, năm 1997 Vũ Văn Ty và cộng sự bắt đầu thực hiện phẫu
thuật tán sỏi thận qua da tại Bệnh Viện Bình Dân và đã thu được một số kết
quả ban đầu [13]. Tại bệnh viện Việt Đức tán sỏi qua da được thực hiện từ
năm 2002. Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da nhằm đích xác
định vai trò và vị trí của phương pháp này giúp cho các bác sỹ có thêm một
giải pháp can thiệp ít xâm lấn điều trị sỏi thận.


9

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi muốn tìm hiểu phương pháp tán sỏi
thận qua da với tên đề tài nghiên cứu "Đánh Giá hiệu quả phương pháp tán
sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ tại bệnh viện Việt Đức" với 2 mục
tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tán sỏi Thận qua da bằng đường hầm nhỏ.


10

2. Đánh giá hiệu quả phương pháp tán sỏi Thận qua da bằng đường
hầm nhỏ.


11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới


12

- Năm 1865: lần đầu tiên, Thomas Hillier báo cáo thủ thuật dẫn lưu thận
qua được tiến hành tại bệnh viện Great Ormond Street Hospital cho một bệnh
nhân nam 4 tuổi bị ứ nước thận do hẹp khúc nối bể thận-niệu quản [11].


13

- Năm 1955: Goodwin, Cassey và Woolf mô tả kỹ thuật chụp bể thận qua
da trên thận ứ nước và đặt 1 trocar trực tiếp vào đài bể thận qua đường chọc
này [14].


14

− Năm 1974: Brantley và Shirley báo cáo 2 trường hợp lấy sỏi sót sau
mổ sỏi thận bằng máy soi bàng quang qua đường hầm của ống dẫn lưu thận
[15].
− Năm 1975: Raney và Handler thông báo các trường hợp tán sỏi thận
bằng máy tán sỏi thủy điện lực thành công trên thực nghiệm [16] và ngay sau


15


đó là trường hợp tán sỏi thận đầu tiên bằng máy thủy điện lực qua đường hầm
dẫn lưu thận [17].
− Năm 1976: Fernstrom và Johanson thực hiện thành công 4 trường hợp
nội soi tán sỏi thận qua da. Tuy nhiên các tác giả cho rằng phương pháp này


16

không thể dùng để điều trị triệt để sỏi thận mà chỉ áp dụng trong các trường
hợp sỏi đơn giản, tình trạng toàn thân kém [12].
- Năm 1980: Thuroff JW mô tả kỹ thuật dẫn lưu thận qua da dưới sự
kiểm soát bằng siêu âm [18].


17

− Năm 1981: Alken báo cáo 34 trường hợp tán sỏi qua da, trong đó có 15
trường hợp thực hiện qua dẫn lưu thận đã có sẵn [19]. Wickham cũng thông
báo 31 trường hợp tán sỏi qua da ở cùng năm này. Nhưng tác giả khuyên chỉ
nên áp dụng cho những bệnh nhân không có tiền sử mổ sỏi thận cùng bên.


18

− Năm 1985: Segura trình bày kinh nghiệm qua 1000 trường hợp tán sỏi
thận qua da và nhận xét đây là phẫu thuật an toàn, hiệu quả, có thể thực hiện
được ngay cả trong những trường hợp đã có mổ mở sỏi thận [20].
- Năm 1997: Helal và cộng sự báo cáo trường hợp tán sỏi qua da bằng
đường hầm nhỏ cho một bé gái 2 tuổi, tác giả sử dụng ống nong đến cỡ 16fr
[21].



19

1.1.2. Tại Việt Nam
- Năm 1997: Vũ Văn Ty và cộng sự báo cáo các trường hợp tán sỏi qua
da tại bệnh viện Bình Dân [13].
- Năm 2000: Nguyễn Tuấn Vinh và cộng sự báo cáo 31 trường hợp nội
soi tán sỏi thận qua da [22].


20

- Năm 2002: Lê Sĩ Trung và cộng sự báo cáo nghiên cứu kết quả phối
hợp điều trị sỏi niệu bằng TSTQD và TSNCT [23].
- Năm 2003: Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng báo cáo kết quả TSTQD tại bệnh
viện Bình dân trên 50 trường hợp [24].
- Năm 2009: Vũ Nguyễn Khải Ca báo cáo nghiên cứu ứng phương pháp
tán sỏi qua da trong điều trị sỏi thận ở bệnh viện Việt Đức [25].


21

1.2. Áp dụng giải phẫu trong phẫu thuật
1.2.1. Vị trí và hình thể ngoài
- Mỗi người bình thường có 2 thận, hình hạt đậu, màu nâu đỏ, nằm ở
phần sau ổ bụng, hai bên cột sống, sau phúc mạc, trước cơ thắt lưng. Đầu trên
ngang mức đốt sống ngực XII, đầu dưới ngang mức đốt sống thắt lưng III.
Thận P thường thấp hơn thận T khoảng 2cm [26].



22


23

Hình 1.1. Vị trí, hình thể ngoài thận [27]
- Mỗi thận dài khoảng 11cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g ở
nam, 136g ở nữ [26].
- Có 2 mặt là mặt trước lồi và mặt sau phẳng; hai cực trên và dưới, cực
trên ở ngang mức xương sườn 12; 2 bờ ngoài lồi, bờ trong lõm [26].


24

- Nhu mô thận rất dễ vỡ nhưng được bọc quanh bởi bao thận mỏng
nhưng chắc, dễ bóc [26].


25

1.2.2. Liên quan thận
Thận nằm trong khoang mỡ sau phúc mạc, được cố định bởi cân Gerota
[28], lớp mỡ quanh thận và cuống thận tương đối di dộng. Thận di dộng theo
nhịp thở do cử động của cơ hoành hoặc khi thay đổi tư thế, rốn thận trái ngang
mức gai ngang đốt sống thắt lưng I ở tư thế đứng, rốn thận phải nằm thấp hơn.


×