Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi: Nguyễn Ái Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.35 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ
NGUYỄN ÁI QUỐC- BUỔI ĐẦU HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
1. Những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong
một gia đình trí thức tiến bộ, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Lúc nhỏ có tên
là Nguyễn Sinh Cung, đến năm 1901 lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Năm 1906, Nguyễn
Tất Thành theo cha vào học ở Huế. Do tham gia Phong trào Chống thuế ở Trung Kì
(1908), Nguyễn Tất Thành bị đuổi học, sau đó ông tìm đường vào Nam.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất thành lấy tên gọi là Văn Ba rời cảng Nhà Rồng trên
con tàu vận tải La Tusơ Trêvin (La Tousse Tréeville) để sang các nước phương Tây.
- Từ năm 1911 – 1917, Người đến nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Người
làm nhiều nghề, sống chung với nhiều tầng lớp lao khổ. Qua đó người thấy ở đâu chủ
nghĩa đến quốc cũng tàn bạo như nhau, ở đâu nhân dân lao động, nhân dân các nước
thuộc địa cũng khổ cực.
- Cuối năm 1917, trong khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt
thì cuộc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ, giành thắng lợi. Mặc dù chưa biết tính
chất của cuộc cách mạng này như thế nào, nhưng tiếng vang của cuộc cách mạng và
cảm quan chính trị nhạy bén, Nguyễn Ái Quốc đã rời Anh trở lại Pháp để có điều kiện
thuận lợi tìm hiểu cuộc cách mạng này. Sự lựa chọn này đã tạo điều kiện thuận lợi để
Người tìm hiểu và đi đến lựa chọn con đường cứu nước ở giai đoạn sau.
2. Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nguyện vọng bức thiết của dân
tộc ta.
+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau gần 40 năm tiến hành
xâm lược và bình định về quân sự, từ năm 1897, thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình
khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Nhân dân Việt Nam không chị bị bóc lột nặng nề về
kinh tế, mà còn chịu nỗi nhục của người dân mất nước. Độc lập tự do là khát vọng bức
thiết của tất cả dân tộc Việt Nam.
+ Dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Mâu thuẫn trong xã hội
Việt Nam ngày càng chồng chéo, sâu sắc. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với thực dân Pháp và tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng bức thiết.


- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu vô cùng bức thiết.
+ Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào đấu tranh của nhân dân
ta diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng đều thất bại. Vị trí vai trò của triều đình phong kiến
chấm dứt. Tuy nhiên, dưới ngọn cờ Cần Vương, các sĩ phu yêu nước tiếp tục đấu tranh
suốt hơn mười năm trên cả nước, từ đồng bằng đến miền núi, nhưng đều thất bại. Sự
thất bại của khởi nghĩa Hương Khê đã chấm dứt phong trào Cần Vương, chứng tỏ sự
thất bại hoàn toàn của con đường đấu tranh thuộc phạm trù phong kiến.
+ Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, kinh tế - xã
hội nước ta có nhiều chuyển biến, cùng những ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản
dội vào từ bên ngoài, mà trước hết là qua các Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc; cùng với
thành công của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị, giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập và
trở thành một nước đế quốc, đánh thắng đế quốc Nga Hoàng; những sĩ phu tiến bộ, đại
diện là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã hướng con đường cứu nước theo trào lưu
này, theo hai con đường bại động và cải cách, dựa vào Nhật Bản hay dựa vào Pháp. Tuy
nhiên, cả hai con đường đó ngay khi xuất hiện đã đi vào bế tắc. Cả hai ông đều bị bắt.
1


Cách mạng nước ta như đứng trong đêm trường khủng hoảng về đường lối và giai cấp
lãnh đạo.
- Do yếu tố cá nhân, sự nhạy bén của Nguyễn Ái Quốc
+ Nguyễn Ái Quốc được sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu
nước, tiến bộ, trên mạnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trước cảnh
nước mất, đồng bào lầm than đã sớm hình thành lòng yêu nước thiết tha, ý chí căm thù
giặc sâu sắc của người thanh niên này. Tuy rất khâm phục tấm lòng yêu nước của các vị
tiền bối, nhưng Người không hoàn toàn tán đồng với con đường của họ. Người khẳng
định “Cụ PBC muốn dựa vào Nhật để đuổi Pháp có khác nào đuổi hổ cửa trước rước
beo cửa sau, Cụ Phan Châu Trinh muốn dựa vào Pháp giành độc lập khác nào xin giặc
rủ lòng thương, còn cụ Hoàng Hoa Thám dẫu có thực tế hơn nhưng còn nặng cốt cách
phong kiến”.

+ Được tiếp xúc với khoa học, văn minh Pháp, Người đã thấy những ưu điểm của
nền văn minh phương Tây, với cảm quan chính trị nhạy bén, Người muốn sang các nước
phương Tây để xem ẩn đằng sau những từ mĩ miều: “tự do, bình đẳng, bác ái”, sự thực
như thế nào, muốn tìm hiểu xem nhân dân thế giới làm cách mạng như thế nào để tìm
thấy được một con đường cứu nước đúng đắn về cứu nước cứu nhà.
Vì vậy, ngày 5/6/1911, với tên Văn Ba, Người xin làm phụ bếp cho con tàu La
Tusơ Trêvin, bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước. Nơi đầu tiên mà Người muốn đặt chân
đến là nước Pháp, kẻ đang trực tiếp thống trị và bóc lột dân tộc ta, quê hương của cuộc
Đại Cách mạng Tư sản 1789 – một cuộc cách mạng tư sản triệt để, với những khẩu hiệu
tốt đẹp: “tự do, bình đẳng, bác ái”, nơi mà người được biết đến với nền văn minh tiên
tiến, là trung tâm của châu Âu.
3. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo, khác
với con đường cứu nước của các vị tiền bối?
Ngay khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với tinh thần yêu nước sâu sắc, dân tộc
ta đã đứng lên anh dũng chống Pháp quyết liệt, ngay cả khi triều đình phong kiến nhà
Nguyễn đã trở nên đầu hàng. Nhưng tất cả đều thất bại, cách mạng đứng trước cuộc
khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Đứng trước tình hình đó,
a- Con đường cứu nước của các vị tiền bối:
Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần
vương, đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp, giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu
“phò vua, cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phong kiến, không phù hợp với thời đại.
Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước
Việt Nam hướng ra nước ngoài nhưng là sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc),
tiêu biểu hơn cả là cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, đối tượng mà Phan Bội Châu gặp gỡ là
những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp.
Trong khi đó, cụ Phan Châu Trinh là đại diện tiêu biểu của xu hướng cải cách, muốn
dựa vào chính kẻ đang thống trị ta là thực dân Pháp để đánh đổ phong kiến, tự cường
dân tộc, giành độc lập. Giữa các cụ đều có sự ảo tưởng về kẻ thù.
Do đó, ngay khi các xu hướng cứu nước của các cụ mới nảy sinh đã lâm vào bế tắc,

Phan Bội Châu bị Nhật Bản trục xuất (1908), Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt
giam (1911).
Lý giải sự bế tắc của con đường của các cụ, sau này lãnh tụ của chúng ta đã nói:
“Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước
rước beo cửa sau; Phan Châu Trinh muốn dựa vào Pháp để giành độc lập khác nào xin
2


kẻ giặc rủ lòng thương; cụ Hoàng Hoa Thám dẫu có thực tiễn hơn nhưng còn nặng cốt
cách phong kiến”.
b- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
Cũng vẫn hướng đi ra bên ngoài tìm đường cứu nước như cụ Phan, nhưng Nguyễn
Ái Quốc lại chọn hướng đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái,
có khoa học - kĩ thuật, có nền văn minh phát triển.
Con đường của người không phải là gặp gỡ với các chính khách, những chính trị
gia, nghị sĩ, đại biểu của giai cấp thống trị… Người cũng không phải đi sang một nước;
mà Người đã đi đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản đế quốc, hòa mình vào
phong trào đấu ttranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Từ lòng
yêu nước thiết tha, yêu thương đồng bào sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đã mở rộng đến sự
đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ trên khắp thế gian và có cùng một kẻ thù
chung. Ở Người, nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để
đấu tranh cho nguyện vọng, quyền lợi chung. Chính cuộc hành trình này cũng đã rèn
luyện Người trở thành một công dân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của
giai cấp vô sản và đây là một trong những cơ sở để Nguyễn Ái Quốc trở thành người
cộng sản, người chiến sĩ quốc tế.
Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất
của thời đại. Quá trình ra đi tìm đường của Người là để khảo cứu, tìm hiểu các con
đường khác nhau, chứ không phải để cầu viện, để “vong ngoại”.
Mục đích của người là “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về
giúp đồng bào” chứ không theo một con đường định sẵn, nên Nguyễn Ái Quốc đã tiến

hành nghiên cứu cách mạng Anh, Mĩ, Pháp và cho rằng những cuộc cách mạng này đều
không đến nơi đến chốn, vì không giải phóng được nhân dân lao động khỏi mọi áp bức
bóc lột.
Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là sau khi đọc đọc “Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin
(1920), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con
đường cứu nước đúng theo cách mạng vô sản, học tập kinh nghiệp Cách mạng tháng
Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như
đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch
sử.
4. Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã chọn
Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến?
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành.
Người sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên mảnh đất
Nam Đàn, Nghệ An giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Trước sự bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp, sự cực khổ của nhân dân, Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã có ý trí
đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Trong khi đó, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, theo con đường phong kiến
(phong trào Cần Vương) hay theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh…) đều lần lượt bị thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng
về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Rất khâm phục các vị tiền bối, nhưng Người không
tán thành con đường cứu nước của họ, vì vậy, ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi
tìm con đường cứu nước mới. Người đã lựa chọn nước Pháp là nước đầu tiên để
Người đặt chân đến. Sở dĩ như vậy là do:

3


- Pháp là đế quốc đang trực tiếp thống trị dân tộc ta. Ngay sau khi căn bản bình định
về quân sự, thực dân Pháp bên ngoài thì rêu rao là “khai hóa văn minh”, là “mẫu quốc đi

bảo hộ”… nhưng kì thực, chúng đã mở rộng công cuộc khai thác triệt để nguồn tài
nguyên thiên nhiên, độc chiếm thị trường, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, nhằm chất
đầy lòng tham của chúng. Dân tộc Việt Nam không chỉ chịu nỗi nhục mất nước mà còn
bị bóc lột đến tận xương tủy. Muốn đánh đuổi kẻ thù, phải hiểu rõ kẻ thù.
- Mặt khác, nước Pháp là nước châu Âu phát triển bậc nhất lúc bấy giờ. Nguyễn Ái
Quốc đã từ sớm được tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản qua những sách báo Pháp, qua
nền giáo dục Pháp ở Việt Nam… Người đã thấy, vị trí, vai trò của nước Pháp trong thế
giới tư bản, một trung tâm văn hóa ở Âu châu.
- Đặc biệt, nước Pháp đã tiến hành cuộc Cách mạng tư sản 1789. Đây là cuộc cách
mạng tư sản triệt để duy nhất, cuộc cách mạng tư sản vĩ đại nhất của các nước tư bản Âu
- Mĩ. Tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác Ái” mà cuộc cách mạng này đưa ra là niềm
mơ ước của nhân loại.
Vì những lẽ đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, từ bến cảng Nhà
Rồng, trên con tàu La -Tusơ - Trêvin, và hướng người muốn đặt chân đến là Pháp. Rồi
từ Pháp đi đến nhiều nước khác để “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào
rồi trở về giúp đồng bào”.

4



×