Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

KHẢO sát mô HÌNH BỆNH tật và TÌNH HÌNH điều TRỊ tại PHÒNG CHÂM cứu NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN đa KHOA y học cổ TRUYỀN hà nội năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.83 KB, 69 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

CSTL

Cột sống thắt lưng

ICD

International Classification of Diseases
(Phân loại quốc tế về bệnh tật)

PHCN

Phục hồi chức năng

THCS

Thoái hóa cột sống

TMH

Tai mũi họng

TPT



Tổng phân tích

UNFPA

United Nations Fund for Population Activities
(Quỹ dân số Liên hợp quốc)

UNICEF

United Nations International Children's Emergency Fund
(Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

XBBH

Xoa bóp bấm huyệt

XN

Xét nghiệm

YHCT

Y học cổ truyền


YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
Chương 2........................................................................................................19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................19
Chương 3........................................................................................................23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................23
Chương 4........................................................................................................43
BÀN LUẬN....................................................................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................59
PHỤ LỤC.......................................................................................................62
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU............................................................................64


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượt bệnh nhân điều trị tại phòng Châm cứu ngoại trú......23
Bảng 3.2: Phân bố số lượt bệnh nhân tái điều trị tại phòng Châm cứu...23
ngoại trú.........................................................................................................23
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................24
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú và đối tượng hưởng BHYT
.........................................................................................................................26
Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp........................................27
Bảng 3.6. Các xét nghiệm tại phòng khám Châm cứu ngoại trú..............27

Bảng 3.7: Bảng phân loại bệnh tật theo ICD 10.........................................28
Bảng 3.8: Tỷ lệ các bệnh điều trị tại phòng Châm cứu ngoại trú.............28
Bảng 3.9: Phân bố các bệnh theo giới..........................................................30
Bảng 3.10: Phân bố 10 bệnh thường gặp theo nhóm tuổi..........................31
Bảng 3.11. Các bệnh kèm theo thường gặp nhất........................................32
Bảng 3.12: Tỷ lệ các chứng bệnh theo YHCT.............................................33
Bảng 3.13. Phân bố các bệnh thường gặp nhất theo giới...........................34
Bảng 3.14. Phân bố các bệnh thường gặp nhất theo tuổi...........................34
Bảng 3.15. Phân bố các bệnh thường gặp nhất theo mùa..........................35
Bảng 3.17: Các phương pháp điều trị kết hợp YHHĐ và YHCT.............38
Bảng 3.18: Phân bố phương pháp điều trị không dùng thuốc theo chứng
bệnh YHCT....................................................................................................39
Bảng 3.19: Phân bố kết quả theo phương pháp điều trị............................40
Bảng 3.20: Phân bố bệnh nhân theo số ngày điều trị.................................41
Bảng 3.21: Phân bố 10 chứng hậu YHCT thường gặp theo ngày điều trị42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố số lượt bệnh nhân đến khám theo tháng.................24
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới......................................25
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân đến điều trị theo đối tượng hưởng
BHYT..............................................................................................................25
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú........................................26
Biểu đồ 3.5: Các phương pháp điều trị tại khoa.........................................37
Biểu đồ 3.6: Tình hình điều trị bằng YHCT đơn thuần.............................37
Biểu đồ 3.7: Kết quả điều trị chung.............................................................40


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình bệnh tật là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh điều
kiện và môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới [1]. Xã hội ngày càng phát triển thì mô hình bệnh tật cũng
ngày càng thay đổi đòi hỏi ngành y tế cần có những chương trình và chính sách
y tế phù hợp giúp cải thiện được tình hình bệnh tật chung cũng như đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của người dân. Đối với
ngành y tế việc nắm bắt được tình trạng sức khoẻ và mô hình bệnh tật của
nhân dân là hết sức cần thiết. Vì nhiều vấn đề sức khoẻ, bệnh tật có thể phòng
ngừa và cải thiện được nếu được phát hiện đúng lúc, kịp thời. Ngoài ra để
giảm thiểu gánh nặng, sự quá tải cho các bệnh viện cũng cần có những dịch
vụ bổ sung để cung cấp cho các bệnh nhân. Từ mô hình bệnh tật cán bộ y tế
có thể xác định được các bệnh tật phổ biến nhất giúp cho định hướng lâu dài
về kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng khu vực hay quốc gia cụ thể.
Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng
chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tối đa tần suất mắc
bệnh, tỉ lệ tử vong cho cộng đồng và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì mô hình
bệnh tật cũng không ngừng thay đổi và ngày càng đa dạng, phức tạp. Sự đa
dạng và phức tạp này cũng thay đổi theo vùng miền, theo cộng đồng dân cư
khác nhau do ảnh hưởng của thói quen, tập tục văn hóa cũng như điều kiện
kinh tế xã hội của từng địa phương.
Bệnh viện Đa khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội là một trong những bệnh
viện đầu ngành về YHCT ở Hà Nội với phương châm kết hợp YHHĐ với
YHCT trong khám chữa bệnh. Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa YHCT


2


Hà Nội là một cơ sở đã và đang thực hiện theo chính sách kết hợp YHCT với
YHHĐ trong khám chữa bệnh và đã thu được những kết quả đáng kể trong
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay, khoa Khám bệnh bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội vừa thực
hiện công tác khám chữa bệnh, vừa thực hiện công tác điều trị ngoại trú cho
bệnh nhân. Việc nghiên cứu mô hình bệnh tật trên những bệnh nhân châm cứu
ngoại trú không những hỗ trợ cho công tác tổ chức, quản lý chuyên môn của
Khoa cũng như của Bệnh viện mà còn góp phần vào việc đề ra phương hướng
chăm sóc sức khỏe cho người bệnh điều trị ngoại trú. Cho đến nay, chưa có
nghiên cứu nào về mô hình bệnh tật trên các bệnh nhân điều trị tại phòng
Châm cứu ngoại trú. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát
mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại phòng Châm cứu ngoại trú
bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội năm 2016-2017” với 2 mục tiêu
sau:
1. Mô tả mô hình bệnh tật tại phòng Châm cứu ngoại trú Bệnh viện Đa khoa
YHCT Hà nội năm 2016 - 2017.
2. Mô tả tình hình điều trị tại phòng Châm cứu ngoại trú Bệnh viện Đa khoa
YHCT Hà nội năm 2016 - 2017.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về mô hình bệnh tật
Mô hình: là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ, mô phỏng cấu tạo
và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu; là hình thức diễn đạt
hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối
tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy [2].

Bệnh tật: là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác
động của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên con người [3].
Cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống
nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, có những đặc trưng về tên
gọi, ngôn ngữ, văn hóa... giống nhau [2].
Từ đó người ta đã đưa ra khái niệm về mô hình bệnh tật như sau:
Mô hình bệnh tật: là phản ánh các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các loại
hình bệnh, tật của con người trong một cộng đồng [4]. Mô hình bệnh tật của
một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất cả những tình
trạng bệnh tật mắc phải, dưới tác động của nhiều yếu tố, được phân bố theo
những tần suất khác nhau trong một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định [5].
1.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định các chính sách y tế và
quản lý bệnh viện
1.2.1. Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định chính sách y tế
Nguồn tài chính dành cho chăm sóc sức khỏe còn hạn chế chủ yếu từ
nguồn ngân sách, vì thế xây dựng kế hoạch đầu tư cho y tế cần phải xem xét
đến hiệu quả của mỗi đơn vị đầu tư. Trong hoạch định chính sách y tế thường
quan tâm tập trung đến vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng. Để xác định


4

các vấn đề sức khỏe cộng đồng thường dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong
của bệnh đó trong cộng đồng. Do vậy mô hình bệnh tật của bệnh viện phục vụ
cho cộng đồng có vai trò quan trọng trong quản lý y tế [4].
1.2.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện
Quản lý chuyên môn trong bệnh viện là sử dụng mọi nguồn lực của
bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, điều trị và
chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất, thực hiện tính công bằng trong

khám chữa bệnh.
Xây dựng kế hoạch bệnh viện căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu của
người bệnh, tình hình trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ
y tế là quan trọng nhất.
1.3. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật trên thế giới
Cơ cấu bệnh tật trên thế giới luôn luôn thay đổi tương ứng với sự thay
đổi của điều kiện môi trường sống, nền kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật. Theo thống kê của WHO năm 2006, dựa trên đánh giá gánh nặng bệnh
tật tại cộng đồng thì các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh lý thai sản
chiếm 39%, chấn thương chiếm 13% còn các bệnh không lây chiếm 48%.
Đến năm 2008, trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu thì có 36 triệu
trường hợp (63%) là do các BKLN gây ra. Trong đó, những nguyên nhân
hàng đầu là các bệnh tim mạch chiếm 48% (17 triệu người), ung thư chiếm
21% (7,6 triệu người), bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
chiếm 7,4% (4,2 triệu). Bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra 1,3
triệu trường hợp tử vong [6].
Năm 2015, ước tính có khoảng 40 triệu người tử vong vì BKLN, chiếm
70% tổng số 56 triệu ca tử vong. Phần lớn những ca tử vong này là do bốn
BKLN chính: bệnh tim mạch, 17,7 triệu người tử vong (chiếm 45% tổng số ca


5

tử vong do BKLN); ung thư, 8,8 triệu người chết (22%); bệnh hô hấp mãn
tính, 3,9 triệu người chết (10%); và bệnh tiểu đường, 1,6 triệu người chết
(4%). Tại các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ chết do tim mạch tăng nhanh đã
giảm nhanh chóng trong những năm gần đây, các BKLN chính khác đã giảm
với tốc độ chậm hơn. Mặc dù tỷ lệ tử vong vì tim mạch và tỷ lệ tử vong do hô
hấp mạn tính đã được cải thiện đáng kể ở các nước có thu nhập thấp và trung

bình nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ ở các nước có thu nhập cao [7].
Báo cáo của WHO cho biết 5 căn bệnh gây tử vong cao nhất ở các nước
nghèo là viêm phổi, bệnh tim, tiêu chảy, HIV/AIDS và đột quỵ; còn đối với
các nước giàu thì 5 căn bệnh gây tử vong hàng đầu là bệnh tim, đột quỵ, ung
thư phổi, viêm phổi và hen suyễn - viêm cuống phổi [8].
Ở các nước phát triển, với điều kiện kinh tế phát triển, nguồn ngân sách
cho các chương trình chăm sóc sức khỏe rất cao, người dân có đời sống vật
chất đầy đủ, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế nên mô hình bệnh tật của
những nước này mang những nét đặc trưng cơ bản đó là: các bệnh không lây
như bệnh tim mạch, ung thư, rối loạn chuyển hóa là những nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu, trong khi các bệnh lây, suy dinh dưỡng… có tỷ lệ mắc rất
thấp [9].
Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nếu như trước đây các bệnh
nhiễm trùng và suy dinh dưỡng thường chiếm tỷ lệ cao nhất thì trong những
năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế trong nước,
đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, chi phí dành cho ngành y
tế tăng lên do vậy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh nhiễm trùng có xu
hướng giảm rõ rệt nhưng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh thoái hóa,
các BKLN lại tăng lên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự gia tăng
nhanh chóng của các BKLN đồng thời với sự duy trì tỷ lệ mắc khá cao của
các bệnh nhiễm trùng đã tạo nên gánh nặng bệnh tật kép tại nhiều nước đang
phát triển [10].


6

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy cơ cấu giữa 3
nhóm bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, và tai nạn, thương tích đã có sự thay
đổi nhanh chóng trong vòng hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ

trọng của các BKLN. Tình trạng này cùng với tỷ lệ mắc và tử vong do các
bệnh truyền nhiễm vẫn đang ở mức cao tạo nên gánh nặng bệnh tật kép.
Trong những năm tiếp theo, gánh nặng do các BKLN vẫn tiếp tục gia tăng và
chiếm ưu thế trong tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong chung. Sự thay đổi về
cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong đòi hỏi hệ thống y tế cũng phải có
những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ
và khả năng cung ứng dịch vụ. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện từ 1976
đến 2012, trong số bệnh nhân nhập viện hằng năm, tỷ lệ nhóm các bệnh lây
nhiễm giảm từ 55,5% xuống còn 22,9% trong khi tỷ lệ của các BKLN tăng
tương ứng từ 42,6% lên 66,3% và nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn
thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10% [11]. Tỷ trọng BKLN bắt
đầu tăng nhanh trong giai đoạn từ 1986 – 2006 và giữ nguyên từ năm 2006 trở
lại đây. Tỷ trọng bệnh lây nhiễm có xu hướng tăng nhẹ những năm gần đây.
Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với cơ cấu nguyên nhân tử vong
tại bệnh viện trong cùng kỳ [11]. Số liệu thống kê của Bộ y tế từ các cơ sở y
tế cũng cho thấy gánh nặng bệnh tật và tử vong của các bệnh lây nhiễm đang
giảm dần đồng thời với sự gia tăng gánh nặng của tai nạn thương tích và các
bệnh không lây [12],[13],[14].
Xu hướng gia tăng và dần chiếm ưu thế của các BKLN trong cơ cấu
gánh nặng bệnh tật và tử vong cũng được khẳng định trong các số liệu đánh
giá gánh nặng bệnh tật và tử vong. Từ năm 1990, BKLN đã vượt qua bệnh lây
nhiễm để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gánh nặng bệnh tật tính theo số
năm sống mất đi sau khi hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (DALY). Nghiên cứu
của trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt


7

Nam là 12,3 triệu. Theo chỉ số DALYs (Diasability-Adjusted Life Years- Số
năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật), bao gồm: BKLN (68%), chấn

thương (16%). Gánh nặng do các BKLN đã tăng từ 45,5% năm 1990 lên
58,7% năm 2000, 60,1% năm 2010 và 66,2% năm 2012 [5].
Như vậy, mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang thay đổi từng ngày với xu
hướng gia tăng của BKLN và tai nạn thương tích, đồng thời bệnh lây nhiễm
có xu hướng giảm tuy nhiên cũng cần chú ý tới những dịch bệnh mới nổi và
tái nổi. Thách thức về gánh nặng bệnh tật kép đòi hỏi ngành y tế cần có những
chương trình và chính sách y tế phù hợp giúp cải thiện được tình hình bệnh tật
chung cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe
của người dân.
1.4. Tổng quan phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ X (ICD-10)
Mô hình bệnh tật được xây dựng từ những hồ sơ bệnh tật riêng rẽ.
Trong mỗi cách phân loại bệnh tật, mô hình bệnh tật có những sắc thái khác
nhau.
Thời cổ đại Arestee đã đưa cách phân loại bệnh tật dựa vào thời gian
kéo dài bệnh (cấp tính và mạn tính), hiện tượng lan rộng (bệnh địa phương và
toàn cầu), vị trí bệnh (bệnh nội khoa và bệnh ngoại khoa)...
Cuối thế kỉ XVIII, phân loại bệnh được dùng nhiều nhất là phân loại
của Welliam Cullen (1710 – 1790) ở Edinburgh được công bố năm 1789.
Từ năm 1837, William Farr (1807 – 1883) đã nỗ lực để có được bảng
phân loại về bệnh tật tốt hơn Cullen và sử dụng đồng nhất trên toàn thế giới.
Năm 1855, Farr trình bày bảng phân loại nguyên nhân tử vong tại Hội
nghị thống kê quốc tế lần thứ 2 tại Paris. Bảng phân loại này gồm các nhóm
bệnh: bệnh dịch, bệnh nói chung, bệnh địa phương được bố trí theo vị trí cơ
thể, bệnh tiến triển và bệnh là nguyên nhân trực tiếp của bạo động.
Song song với việc ngày càng hoàn thiện danh sách nguyên nhân tử
vong, bệnh tật thì phân loại bệnh tật cũng được coi trọng.


8


Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin
y tế, WHO đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Bảng phân loại này
được WHO triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983. Phân loại bệnh tật đầu
tiên được chấp nhận năm 1990. Trong quá trình phát triển, phân loại này đã
được cải biên, hiệu đính, đổi tên nhiều lần đến nay được gọi tên chính thức là
Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan (International
Classification of Diseases gọi tắt là ICD). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần
thứ X đã chính thức xuất bản vào năm 1992.
Toàn bộ danh mục của ICD – 10 được xếp thành hai mươi mốt chương
bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh [15]:
Chương I:

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.

Chương II:

Khối u (Bướu tân sinh).

Chương III:

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan cơ chế
miễn dịch.

Chương IV:

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa.

Chương V:

Rối loạn tâm thần và hành vi.


Chương VI:

Bệnh của hệ thần kinh.

Chương VII:

Bệnh mắt và phần phụ.

Chương VIII:

Bệnh tai và xương chũm.

Chương IX:

Bệnh của hệ tuần hoàn.

Chương X:

Bệnh hệ hô hấp.

Chương XI:

Bệnh hệ tiêu hóa.

Chương XII:

Bệnh da và mô dưới da.

Chương XIII:


Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết.

Chương XIV:

Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.

Chương XV:

Chửa, đẻ và sau đẻ.

Chương XVI:

Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh.


9

Chương XVII:

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể.

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm
sàng bất thường không phân loại ở nơi khác.
Chương XIX:

Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên
nhân bện ngoài.

Chương XX:


Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong.

Chương XXI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc
dịch vụ y tế.

* Bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự:
+
+
+
+

Ký tự thứ nhất (25 chữ cái A -Z): Mã hóa chương bệnh.
Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh.
Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh.
Ký tự thứ tư (Số thứ ba): Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân
gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó.
Giữa ký tự thứ 3 và 4 có 1 dấu thập phân (.)

1.5. Tổng quan phân loại các chứng bệnh theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền không phân chia bệnh tật thành từng bệnh riêng rẽ mà
qua tứ chẩn, bát cương quy nạp các thành các chứng bệnh hay hội chứng bệnh
với các triệu chứng lâm sàng biểu hiện mang tính đặc trưng.
Bệnh học nội khoa YHCT chia làm 2 loại: Bệnh ngoại cảm thời khí
(gồm ôn bệnh và thương hàn) và tạp bệnh nội khoa. Bệnh ngoại cảm thời khí
lấy “Thương hàn luận” và học thuyết Ôn bệnh làm căn cứ lý luận, chủ yếu
theo bệnh chứng lục kinh, vệ khí dinh huyết, theo bệnh lây mà điều trị một
cách biện chứng. Tạp bệnh nội khoa lấy “ Kim quỹ yếu lược” và những sách

viết qua các thời đại làm căn cứ lý luận, chủ yếu dựa theo bệnh chứng của
tạng phủ mà xác định bệnh lý điều trị. Như vậy, một loạt nội dung như:
nguyên nhân của bệnh, quá trình phát bệnh, bệnh lý biến hóa, đặc điểm lâm


10

sàng, phân tích biện chứng của bệnh nội khoa trở thành căn cứ chủ yếu để chỉ
đạo thực tiễn lâm sàng [16], [17].
Hiện nay, để thống nhất các chứng bệnh trong việc liên hệ với các bệnh
lý của YHHĐ, bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Danh mục mã bệnh YHCT.
Danh mục này bao gồm tên các “Chứng/bệnh YHCT” được tương ứng với
“Tên bệnh theo YHHĐ” và tương ứng với mã ICD10.
Toàn bộ danh mục mã bệnh YHCT được xếp thành mười chín chương
bệnh, ký hiệu từ I đến XIX theo các nhóm bệnh [18]:
- Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng U50: bao gồm các
chứng bệnh như Ôn bệnh, Lỵ tật, Trùng tích, Tiết tả...
- Chương II: Bướu tân sinh - U5: bao gồm các chứng bệnh như Niệu
nham, Nham chứng, Bì nham, Bào cung nham, Chứng lựu, Chứng tý, Vị
nham, tỳ vị nham...
- Chương III: Bệnh về máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan
đến cơ chế miễn dịch - U52: bao gồm các chứng như Huyết hư, Hư lao.
- Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa - U53:
bao gồm các chứng như Anh bệnh, Anh Lựu, Cam tích, Chứng cam, chứng
đàm, đàm thấp, đàm trệ, phì nhân, tâm căn suy nhược, tiêu khát.
- Chương V: Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi - U54: bao gồm các
chứng như Dương nuy, giản chứng, kinh giản, kiện vong, kinh phong, ngũ trì,
kinh giản, tâm căn suy nhược, đầu thống, thất miên...
- Chương VI: Bệnh hệ thần kinh - U55: gồm các chứng như Bán thân
bất toại, chứng kính, chứng nuy, chứng tý, đầu thống, huyễn vựng, hiếp thống,

đầu thống, khẩu nhãn oa tà, kiện vong, ma mộc, yêu cốt thống...
- Chương VII: Bệnh về mắt và phần phụ - U56: gồm chứng Châm
nhãn, Nhãn đơn, hồng nhãn, thiên đầu thống...
- Chương VIII: Bệnh của tai xương chũm - U57: các chứng như huyễn
vựng, nhĩ cam...


11

- Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn - U58: gồm các chứng như Bán thân
bất toại, thất ngôn, chứng nuy, chứng kính, đàm thấp, huyễn vựng, mạch tý,
tâm quý, chính xung, thoát thư, trúng phong tạng phủ, trúng phong kinh lạc...
- Chương X: Bệnh hệ hô hấp: gồm các chứng cảm mạo, thương phong,
thời hành cảm mạo, háo suyễn, khái thấu.
- Chương XI: Bệnh tiêu hóa - U60: bao gồm các chứng như Chứng bĩ,
Chứng mãn, Hiếp thống, đởm nhiệt, cổ chướng, hoàng đản, hiếp thống, phúc
thống, vị quản thống...
- Chương XII: Bệnh của da và mô dưới da - U61: gồm các bệnh phong
chẩn, ban chẩn, nga trưởng phong...
- Chương XIII: Bệnh của hệ xương khớp và mô liên kết - U62: gồm các
chứng Chứng tý, Cốt chứng, lạc chẩm, tọa cốt phong, yêu cốt thống....
- Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu - U63: gồm các chứng như
âm sang, âm đới, hoạt thai, khí hư, bạch đới...
- Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản - U64: gồm các chứng
như Ác trở, băng huyết, thai động....
- Chương XVI: Dị tật bẩm, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể U65: gồm chứng Si ngốc.
- Chương XVII: Các triệu chứng dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng
bất thường, chưa được phân loại ở nơi khác - U66: gồm các chứng: ác nghịch,
ẩu thổ...
- Chương XVIII: Các triệu chứng dấu hiệu và những biểu hiện lâm

sàng bất thường, chưa được phân loại ở nơi khác - U66: gồm các chứng như
Ách nghịch, ẩu thổ, ban chẩn...
- Chương XIX: Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên
nhân bên ngoài - U67: gồm chứng tý như thương cân, cốt chiết...
YHCT không phân chia bệnh tật thành từng bệnh riêng rẽ mà qua tứ
chẩn, bát cương quy nạp các triệu chứng thành các chứng hay hội chứng


12

bệnh. Một số chứng bệnh thường được điều trị ngoại trú bằng YHCT hiện nay
như lạc chẩm, yêu thống, khẩu nhãn oa tà, yêu cước thống, chứng tý, kiên tý,
hạc tất phong, thất miên, diện thống.
1.5.1. Lạc chẩm
Tương ứng với các bệnh đau vai gáy của YHHĐ. Lạc chẩm là chứng
bệnh có các triệu chứng chính là: vùng vai và vùng cổ gáy cứng, đau; đau có
thể một bên hoặc hai bên, hạn chế các động tác của vùng vai gáy như vận
động cổ. Lạc chẩm thường do các nguyên nhân như: do phong hàn xâm phạm
vào các đường kinh lạc, cân cơ; do gánh vác nặng, sai tư thế (gối đầu quá cao
một bên) gây khí trệ huyết ứ; do thấp nhiệt như: viêm nhiễm cột sống cổ và
cân cơ quanh vùng cột sống [16]. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, thể bệnh
khác nhau lại có phương pháp điều trị khác nhau.
1.5.2. Yêu thống
Yêu (lưng) trên liền với thắt lưng, phía dưới tiếp với cơ mông, bên
trong là cột sống, nơi hai bên cạnh bằng phẳng với vùng rốn tức là vùng lưng,
là bộ phận xoay chuyển đóng mở duy trì sự vận chuyển toàn thân. Nếu do
nguyên nhân nào đó dẫn đến đau vùng sống lưng, gọi là chứng đau cột sống
lưng hay yêu thống [19]. Đau lưng có thể xảy ra ở môt bên hoặc cả hai bên
cột sống và do nhiều nguyên nhân gây ra: hàn thấp, thấp nhiệt, huyết ứ hay
can thận hư. Hàn thấp thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi

lạnh, ẩm lâu ngày hoặc chính khí của cơ thể sơ hở bị cảm phải hàn thấp. Do
đặc tính của hàn và thấp nên bệnh nhân thường đau dữ dội tại một chỗ kèm
theo tê bì, nặng nề khó di chuyển. Thấp nhiệt thường do chính khí không đủ
bị cảm tà khí thấp nhiệt vào mùa trường hạ hoặc do cảm phải hàn thấp lâu
ngày không khỏi tà khí lưu lại ở kinh lạc uất lại hóa nhiệt làm cho vùng bị
bệnh sưng, nóng, đỏ, đau, phát sốt. Huyết ứ do bị chấn thương vùng lưng, sai
tư thế làm tổn hại đến kinh mạch, khí huyết làm khí huyết vận hành không
thông lợi gây đau. Ngoài ra, can chủ cân, thận chủ cốt tủy. Do đó những


13

người bẩm tố tiên thiên không đủ, lao lực quá độ, người già yếu, người mắc
bệnh lâu ngày làm cho thận tinh hư tổn không nuôi dưỡng được cân mạch, từ
đó sinh ra đau lưng. Đau do huyết ứ, ngoại tà xâm nhập thường là đau lưng
cấp, đau do can thận âm hư thường là đau lưng mạn [16].
1.5.3. Khẩu nhãn oa tà
Tương ứng với bệnh liệt VII ngoại biên của YHHĐ. Khẩu là miệng,
nhãn là mắt, oa tà là méo lệch. Khẩu nhãn oa tà tức là chứng miệng và mắt bị
méo lệch: Mặt mất cân đối rõ rệt, bên liệt không nhăn trán được, lông mày hơi
bị sệ xuống, mắt không nhắm kín, không làm được động tác phồng má mím
môi, miệng bị kéo lệch sang bên lành, ăn uống rơi vãi. Tùy theo nguyên nhân
mà có biểu hiện mạch, chất lưỡi, rêu lưỡi khác nhau. Có nhiều nguyên nhân
gây chứng “khẩu nhãn oa tà” được đưa ra nhưng đa phần đều đề cập tới 3
nguyên nhân chính: trúng phong hàn ở kinh lạc, trúng phong nhiệt ở kinh lạc
và huyết ứ ở kinh lạc [20]. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có phương
pháp điều trị khác nhau.
1.5.4. Yêu cước thống
Theo Hoàng đế Nội kinh, yêu cước thống được mô tả trong chứng tý
của y học cổ truyền với nhiều bệnh danh khác nhau tùy thuộc vào vị trí hoặc

nguyên nhân gây bệnh: yêu cước thống (đau lưng-chân), yêu thoái thống (đau
lưng-đùi), yêu cước đông thống (đau lưng-chân vào mùa đông), tọa điến
phong (đau thần kinh hông to do phong tà) [21]. Theo YHCT cho rằng “thông
tắc bất thống, thống tắc bất thông” nghĩa là khi khí huyết vận hành trong kinh
lạc được thông suốt thì không đau, còn khi khí huyết vận hành trong kinh lạc
bị bế tắc thì gây đau, tắc chỗ nào sẽ đau chỗ đó [22]. Nguyên nhân do nguyên
khí hư yếu làm cơ sở cho phong, hàn, thấp ba loại tà khí thừa cơ xâm phạm
vào kinh lạc làm bế tắc kinh lạc hoặc phong hàn thấp tà uất lâu hóa nhiệt hoặc
kinh lạc có tích nhiệt nay lại có phong hàn thấp tà xâm nhập mà phát bệnh
[16].


14

1.5.5. Chứng tý
Tý là bế tắc, chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà vào làm bế tắc
dẫn đến khí huyết vận hành bị trở ngại gây nên bì phu cân cốt cơ nhục khớp
xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì khớp sưng lên co duỗi khó khăn. Hai
nguyên nhân phối hợp với nhau gây nên bệnh: Một là nguyên khí hư yếu, hai
là phong hàn thấp ba loại tà khí thừa hư cùng xâm nhập vào kinh lạc, làm bế
tắc kinh lạc, hoặc là phong hàn thấp tà uất lâu hóa nhiệt, hoặc là kinh lạc có
tích nhiệt, nay lại có phong hàn thấp tà xâm nhập. Phân loại một cách tổng
quát theo nguyên nhân gây bệnh, thường chia làm 2 loại: phong hàn thấp tý
và nhiệt tý, cũng gọi là phong thấp nhiệt tý. Tuy là tà khí cùng tác động trong
phong hàn thấp tý, song có lúc phong là yếu tố trội (phong thắng) có tên là
hành tý, có lúc hàn là yếu tố trội (hàn thắng) tên là thống tý, có lúc thấp là yếu
tố trội (thấp thắng) có tên là trước tý. Ở phong hàn thấp tý gặp lạnh thì cấp,
gặp nóng thì hoãn. Các bệnh thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thống
phong, viêm cột sống dinh khớp, đau nhức cơ khớp... nằm trong phạm vi
chứng tý. Trong lâm sàng cụ thể thường chữa theo nguyên nhân gây bệnh, tùy

theo tà khí là gì mà sử dụng các pháp khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh
lạc hay thanh nhiệt [16].
1.5.6. Kiên tý
Trong các y thư cổ đại của đông y lấy chứng trạng đau ở vùng vai làm
chủ yếu mà công năng hoạt động bình thường hoặc có ảnh hưởng mức độ
nặng nhẹ khác nhau gọi là kiên tý [22]. Y học cổ truyền chia làm ba thể: kiên
thống (tương ứng với viêm quanh khớp vai đơn thuần của YHHĐ), kiên
ngưng (tương ứng với VQKV thể tắc nghẽn, viêm cứng khớp vai của
YHHĐ), hậu kiên phong (tương ứng với thể hội chứng vai tay, loạn dưỡng
phản xạ chi trên của YHHĐ). Trong cả 3 thể viêm quanh khớp vai kể trên, chú
ý tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị theo nguyên nhân, tránh bỏ sót những
bệnh nội tạng và cột sống cổ có biểu hiện triệu chứng ở khớp vai như: Các


15

bệnh màng, đỉnh phổi, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, u trung thất,...
[16].
1.5.7. Hạc tất phong
Hạc tất phong chỉ triệu chứng khớp gối đau, sưng to, cơ ở đùi và bắp
chân bé đi làm đầu gối giống gối con hạc. Bệnh chủ yếu do thận âm khuy tổn,
hàn thấp thừa hư xâm nhập vào chi dưới, rồi đi đến khớp gối, trú ở đó gây
nên. Thường do “lịch tiết phong” phát triển thành, cần dùng phép tư dưỡng
can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc để chữa [23].
1.5.8. Thất miên
Thất miên hay còn gọi là Bất mị, chỉ triệu chứng rối loạn giấc ngủ; nhẹ
thì bệnh nhân khó vào giấc ngủ, ngủ nhưng dễ tỉnh giấc, sau khi tỉnh thì
không ngủ lại được hoặc ngủ không sâu giấc; trường hợp nặng thì có thể cả
đêm không ngủ được. Thất miên còn có bệnh danh khác như: Mục bất minh,
bất đắc miên... Chứng thất miên còn có thể kèm theo các triệu chứng như

chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên,.. Chỉ cần triệu
chứng chính của bệnh nhân là mất ngủ thì đều có thể dựa vào biện chứng thất
miên để điều trị. Nếu như trong các bệnh khác bệnh nhân xuất hiện mất ngủ
thì không điều trị theo chứng thất miên. Có nhiều nguyên nhân gây ra thất
miên, thường gặp do suy nghĩ, lo lắng, mệt mỏi quá độ, do âm hư sinh nội
nhiệt, đàm nhiệt... Cơ chế gây bệnh chủ yếu của chứng thất miên là “tâm thần
thất dưỡng” (tâm chủ thần minh, khí huyết hư không nuôi dưỡng được tạng
tâm gây ra chứng mất ngủ) và “tâm thần bất an” (do tà khí nhiễu loạn tâm
thần gây ra mất ngủ). Chứng thất miên được chia làm hư chứng và thực
chứng. Hư chứng là do chức năng các tạng tâm, can , tỳ, thận không điều hòa;
khí huyết không nuôi dưỡng được tâm thần. Thực chứng thường do hỏa nhiệt,
đàm nhiệt làm nhiễu loạn tâm thần, bệnh thời gian ngắn, khởi phát đột ngột.
Nguyên tắc điều trị chủ yếu của chứng thất miên là hư thì bổ, thực thì tả nhằm


16

điều chỉnh lại sự cân bằng âm dương, đồng thời kết hợp với các vị thuốc an
thần [24].
1.5.9. Diện thống
Sách “Linh khu – Thiên tà khí tạng phủ bệnh hình đã viết: “thập nhị
kinh mạch, tam bách lục thập ngũ lạc, kỳ khí huyết giai thượng vu diện”
nghĩa là: 12 kinh mạch, 365 lạc đều vận chuyển khí huyết lên mặt. Người xưa
đã quan sát sự biến đổi của sắc mặt để chẩn đoán bệnh. Theo quan điểm của
Nguyễn Tài Thu, diện thống có thể do các nguyên nhân sau đây: trường vi
tích nhiệt, can đởm thực nhiệt. Căn cứ thể bệnh trên lâm sàng, và nguyên tắc
“Kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập” tức là kinh mạch đi qua vùng nào thì có
tác dụng chữa bệnh tại vùng đó, cũng như vị trí nhánh dây V đau.
Ngoài ra còn một số chứng bệnh khác điều trị bằng YHCT như: huyễn
vựng, hư lao, ma mộc.

1.6. Một số liên hệ giữa bệnh danh YHCT và YHHĐ
Mỗi bệnh danh YHCT có thể không tương ứng hoàn toàn với một bệnh
danh YHHĐ. Mỗi chứng bệnh của YHCT thường bao gồm một hoặc nhiều
bệnh của YHHĐ và ngược lại, mỗi bệnh của YHHĐ lại có thể bao gồm một
hoặc nhiều chứng bệnh của YHCT. Ví dụ chứng huyễn vựng khi liên hệ với
YHHĐ gồm tất cả các bệnh gây ra triệu chứng hoa mắt chóng mặt như: tăng
huyết áp, thiếu máu, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não,... Bệnh
tăng huyết áp khi liên hệ YHCT thì tùy triệu chứng khác nhau lại được xếp
vào các chứng bệnh khác nhau như: hoa mắt chóng mặt thì thuộc chứng
huyễn vựng, đau đầu thì thuộc chứng đầu thống, hồi hộp đánh trống ngực thì
thuộc chứng tâm quý,...
Sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số chứng bệnh khi liên hệ với
YHHĐ có liên quan đến mô hình bệnh tật điều trị tại phòng Châm cứu ngoại
trú bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội:


17

Bệnh danh YHCT - Tên bệnh YHHĐ
1, Lạc chẩm: đau vùng cổ gáy.
2, Yêu thống: đau lưng.
3, Khẩu nhãn oa tà: liệt VII ngoại biên.
4, Yêu cước thống: đau thần kinh tọa.
5, Chứng tý: THCS, thoái hóa đa khớp, đau sau zona,...
6, Kiên tý: hội chứng cánh tay cổ, viêm quanh khớp vai.
7, Hạc tất phong: thoái hóa khớp gối.
8, Thất miên: rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.
9, Diện thống: đau dây V.
1.7. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và phòng
Châm cứu ngoại trú

Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II,
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành YHCT, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y
Tế Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội được thành lập năm 1998 trên cơ sở
sát nhập 2 bệnh viện là bệnh viện Y học dân tộc Hà Nội (tiền thân là bệnh
viện Hữu Nghị) và bệnh viện Thăng Long (trước là bệnh viện Nam Từ Liêm).
Trong 20 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện ngày càng lớn mạnh về cả
chất lượng và số lượng, từ một cơ sở điều trị chỉ có phòng khám bệnh và khu
điều trị nội trú với 63 cán bộ công nhân viên và 40 giường bệnh, đến nay bệnh
viện đã phát triển lên đến 18 khoa phòng và 3 tổ công tác với 261 cán bộ và
300 giường nội trú, trở thành một bệnh viện đa khoa về YHCT hoàn chỉnh.
Bệnh viện có cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, thân thiện, hệ thống trang
thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và sản xuất, bào
chế dược liệu.
Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là một trong những mô hình đầu tiên
của cả nước là bệnh viện đa khoa kết hợp YHHĐ và YHCT. Số lượng bệnh


18

nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn và chất
lượng dịch vụ ngày càng đảm bảo. Bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy cho
nhân dân thủ đô. Hiện tại, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho
gần 500 bệnh nhân ngoại trú và trên 350 bệnh nhân nằm điều trị nội trú.
Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh kết hợp YHCT với YHHĐ cho nhân
dân, bệnh viện còn tiếp nhận, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của
các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại bệnh
viện như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Cao
đẳng Y tế Hà Nội, Trung cấp Dược Hà Nội,...
Khoa Khám bệnh là một trong 18 khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa

Y học cổ truyền Hà Nội. Khoa được thành lập từ khi Bệnh viện được hình
thành theo quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 1998 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Khoa có chức năng nhiệm vụ: Tổ chức và
tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, phân loaị bệnh nhân vào điều
trị nội trú; thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức
khỏe ban đầu; khám sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư
được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật. Hiện nay khoa có 07 bác
sỹ (trong đó có 02 thạc sỹ, 01 bác sỹ chuyên khoa cấp I) và 16 điều dưỡng.
Hiện tại, khoa có 5 phòng khám với 7 bàn khám, 3 phòng châm cứu ngoại trú
đáp ứng điều trị trung bình khoảng 65000 lượt khám/năm. Khoa khám và điều
trị kết hợp YHHĐ và YHCT các bệnh tim mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp,
thận tiết niệu... Phòng châm cứu ngoại trú hàng năm tiếp nhận và điều trị
ngoại trú hàng nghìn lượt bệnh nhân với các mặt bệnh như đau vai gáy, đau
lưng, đau thần kinh tọa, viêm quanh khớp vai, liệt VII ngoại biên... Hiện nay,
Khoa đã ứng dụng các phương pháp của YHHĐ và YHCT trong chẩn đoán và
điều trị bệnh, phối hợp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc mang lại hiệu
quả cao trong công tác điều trị và phòng bệnh, góp phần bảo vệ, nâng cao sức
khỏe nhân dân.


19

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương tiện nghiên cứu
- Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD – 10) [14] (Phụ lục 1).
- Mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 2).
2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được điều trị ngoại trú tại phòng
châm cứu ngoại trú - Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội từ 01/01/2016
đến 31/12/2017.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu.
- Cỡ mẫu: Lấy mẫu toàn bộ các bệnh án điều trị ngoại trú tại phòng
Châm cứu ngoại trú trong 2 năm: 2016, 2017.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
 Tuổi: Dựa vào ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm vào viện, phân
thành các nhóm:
- < 18 tuổi.
- 18 – 34 tuổi.
- 35 – 60 tuổi.
- > 60 tuổi.
 Giới: Nam và Nữ.
 Nghề nghiệp:
- Hưu trí
- Lao động trí óc


20

- Lao động chân tay
- Tự do
 Nơi cư trú:
- Vùng 1: Quận Cầu giấy
- Vùng 2: Quận Từ Liêm
- Vùng 3: Các quận khác
- Vùng 4: Ngoại tỉnh

 Đối tượng bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT):
- BHYT tuyến 1: là đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT đăng kí khám
chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
- BHYT tuyến 2: là đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT được chuyển
đúng tuyến tới điều trị tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
- Tự túc: bệnh nhân không có thẻ BHYT.
2.4.2. Các chỉ tiêu về mô hình bệnh tật tại phòng châm cứu ngoại trú:
- Chẩn đoán tên bệnh theo YHHĐ: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng để chẩn đoán tên bệnh theo YHHĐ.
- Chẩn đoán mã bệnh theo ICD 10: Dựa vào cấu trúc của phân loại quốc
tế về bệnh tật lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh để phân loại mã bệnh
theo ICD-10 [20] (Phụ lục 1).
- Chẩn đoán bệnh danh theo YHCT: Dựa vào chứng hậu và chứng trạng
để chẩn đoán bệnh danh theo YHCT [20].
2.4.3. Các chỉ tiêu về tình hình điều trị :
 Phương pháp điều trị:
- YHHĐ: thuốc YHHĐ, điện xung, hồng ngoại.
- YHCT: thuốc YHCT (thuốc hoàn, tán, sắc), điện châm, châm cứu, xoa
bóp bấm huyệt, cứu ngải.
 Các xét nghiệm được sử dụng:


21

- TPT tế bào máu, hóa sinh máu, TPT nước tiểu, siêu âm, X-quang, máu
lắng, nội soi TMH, điện tim, test Dengue, điện giải đồ, nội soi thực
quản- dạ dày, xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu, thời gian máu chảy, thời
gian máu đông, soi nấm, siêu âm tuyến giáp, HbsAg.
 Kết quả điều trị:
- Khỏi.

- Đỡ.
- Không đỡ.
- Nặng thêm.
- Tử vong.
- Chuyển tuyến.
 Thời gian điều trị của bệnh nhân:
- < 5 ngày
- 5-9 ngày
- 10-14 ngày
- 15-21 ngày
- > 21 ngày
 Số ngày điều trị trung bình:
- Số ngày điều trị trung bình = Tổng số ngày nằm viện/Tổng số bệnh
nhân.
 Số lượt bệnh nhân được châm cứu, xoa bóp, cứu ngải, chiếu đèn hồng
ngoại....
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Địa điểm nghiên cứu: Kho lưu trữ bệnh án- Bệnh viện đa khoa Y học cổ
truyền Hà Nội.
 Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 01/2018 đến 10/2018


×