Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.8 KB, 91 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





ĐÀM HỮU TÂN



PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2012






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I










HÀ NỘI – 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





ĐÀM HỮU TÂN





PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NĂM 2012



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN KHOA I

CHUYÊN NGÀNH :

TỔ CHỨC QUẢN LÍ DƯỢC

MÃ SỐ : CK60.72.40.12


Người hướng dẫn Khoa học:

GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Bệnh viện ĐK Sóc Sơn – Hà Nội
Thời gian thực hiện: 15/11/2013 – 15/3/2014


Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện hoàn thành Luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của rất nhiều cá nhân
và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý kinh tế
dược của Trường Đại học Dược Hà Nội, đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa Dược, Phòng tổ
chức cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán của Bệnh
viện đa khoa Sóc Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai
đề tài nghiên cứu tại thực địa.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn: GS.TS Nguyễn Thanh Bình -
Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, thầy đã tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các bạn đồng nghiệp
và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn,
trở ngại để tôi được yên tâm học tập và hoàn thành bản luận văn.


DS. ĐÀM HỮU TÂN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC HÌNH 9
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 VÀI

NÉT

VỀ

CUNG

ỨNG

THUỐC

TRONG


BỆNH

VIỆN 4
1.2

HOẠT

ĐỘNG

LỰA

CHỌN

XÂY

DỰNG

DMT

CỦA

BVĐKSS

NĂM

2012 4
1.2.1 Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật 5
1.2.2 Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG) 7
1.2.3 DMT chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 9
1.2.4 Hội đồng thuốc và điều trị 9

1.2.5 Xây dựng và thực hiện DMT của bệnh viện 11
1.2.6 Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn – TP.Hà Nội 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1

ĐỐI

TƯỢNG

NGHIÊN

CỨU 25
2.1.1 Đối tượng 25
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 25
2.2

ĐỊA

ĐIỂM

NGHIÊN

CỨU 25
2.3

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN


CỨU 25
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.3.3 Sử lý và phân tích số liệu 26
2.3.4 Trình bày số liệu 29
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1



TẢ

CÁC

HOẠT

ĐỘNG

XÂY

DỰNG

DMT

CỦA

BVĐKSS

NĂM


2012 30
3.1.1 Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT của BVĐKSS năm 2012
30
3.1.2 Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của BVĐKSS năm 2012 33
3.2

PHÂN

TÍCH

TÍNH

HỢP



DMT

ĐÃ

ĐƯỢC

SỬ

DỤNG

TẠI

BỆNH


VIỆN

NĂM

2012 41
3.2.1 Phân tích DMT theo nhóm tác dụng dược lý 41
3.2.2 Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong DMTSD năm 2012 43
3.2.3 Tỷ lệ thuốc generic và thuốc biệt dược trong DMTSD năm 2012
43
3.2.4 Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong DMTSD generic 44
3.2.5 Tỷ lệ thuốc theo phân loại nhóm thuốc trong thông tư
01/2012/TTLT- BYT- BTC 45
3.2.6 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMTSD
Được thể hiện qua bảng 3.11 sau: 46
3.2.7 Tỷ lệ thuốc mang tên generic, thuốc biệt dược, thuốc tên
thương mại trong danh mục thuốc đơn thành phần của BVĐKSS
năm 2012 47
3.2.8 Tỷ lệ giữa thuốc tiêm và thuốc bào chế các dạng khác trong
DMTSD năm 2012 47
3.2.9 Tỷ lệ thuốc gây nghiện - Hướng tâm thần trong DMTSD 48
3.2.10 Tỷ lệ thuốc hạn chế sử dụng trong DMTSD năm 2012 49
3.2.11 Phân tích ABC của DMTBV đã sử dụng năm 2012. 50
3.2.12 Phân tích VEN 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1

CÁC

HOẠT


ĐỘNG

XÂY

DỰNG

DMTBV

NĂM

2012 55
4.1.1 Các bước xây dựng DMTBV năm 2012 55
4.1.2 Các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMTBV năm 2912 56
4.2

TÍNH

HỢP



DMT

ĐÃ

ĐƯỢC

SỬ


DỤNG

TẠI

BỆNH

VIỆN

NĂM

2012 60
4.2.1 Tính hợp lý DMT đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012 60
4.2.2 Phân tích ABC của DMTBV đã sử dụng năm 2012 63
4.2.3 Phân tích VEN 64
4.2.4 Thuốc huỷ trong DMTBV năm 2012 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 4
















DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ABC

Phân tích ABC
ADR
Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc
BHXH

Bảo hiểm xã hội
BHYT

Bảo hiểm y tế
BYT

Bộ Y Tế
BTC

Bộ tài chính
BVĐKSS

Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
DMT

Danh mục thuốc
DMTBV


Danh mục thuốc bệnh viện
DMTSD

Danh mục thuốc sử dụng
DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu
GMHH

Gây mê hồi sức
GMP

Sản xuất thuốc tốt
GTTT

Giá trị tiêu thụ
HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị
HSCC

Hồi sức cấp cứu
HSMT

Hồ sơ mời thầu
ICD - 10


Mã chương bệnh theo quốc tế
KCB

Khám chữa bệnh
KHTT

Kế hoạch tổng hợp
TCKT

Tài chính kế toán
LCK

Liên chuyên khoa
SKM

Số khoản mục thuốc
STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn
(phác đồ điều trị)
TCĐG

Tiêu chí đánh giá
TCY

Thuốc chủ yếu
TTLT

Thông tư liên tịch

TTY

Thuốc thiết yếu
VEN
Vital, Essential, Non-
essential

Phân tích tối cần thiết, cần thiết,
Không cần thiết
UBND

Uỷ ban nhân dân
WHO
World Health
Organization

Tổ chức Y tế Thế giới












DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Các yếu tố liên quan đến xây dựng danh mục thuốc 5
Hình 1.2 Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện 7
Hình 1.3 Chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và
phòng bệnh 8
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 21
Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức khoa dược của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 24
Hình 3.1. Quy trình các Bước xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKSS
30
Hình 3.2. Lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2012 38
















DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976 – 2008 6
Bảng 1.2 Các bước xây dựng và thực hiện DMTBV 11
Bảng 1.3 Cơ cấu nhân lực của BVĐKSS năm 2012 22
Bảng 1. 4 Nhân lực khoa dược BVĐKSS năm 2012 24

Bảng 3.1 Tỷ lệ kinh phí mua thuốc so với kinh phí chi thường xuyên
BVĐKSS 31
Bảng 3.2 MHBT năm 2012 của BVĐKSS 34
Bảng 3.3 Số khoản mục thuốc và kinh phí hoạt động năm 2011 của
BVĐKSS 36
Bảng so sánh số khoản thuốc trong DMT năm 2012 với năm 2011 40
Bảng 3.5 Số khoản mục thuốc, kinh phí hoạt động năm 2012 BVĐKSS
40
Bảng 3.6 Tỷ lệ các nhóm thuốc tác dụng dược lý trong DMTSD 41
Bảng 3.7 Tỷ lệ thuốc nội - thuốc ngoại trong DMTSD năm 2012 43
Bảng 3.8 Tỷ lệ thuốc generic và thuốc biệt dược trong DMTSD 44
năm 2012 44
Bảng 3.9 Tỷ lệ thuốc nội, ngoại trong DMT generic năm 2012 44
Bảng 3.10 Phân loại nhóm thuốc trong thông tư 01/2012/TTLT- BYT-
BTC 45
Bảng 3.11 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong
DMTSD năm 2012 46
Bảng 3.12 Tỷ lệ thuốc mang tên generic, thuốc biệt dược, thuốc tên
thương mại trong DMT đơn thành phần 47
Bảng 3.13 Tỷ lệ giữa thuốc tiêm và thuốc bào chế các dạng khác trong
DMTSD năm 2012 48
Bảng 3.14 Tỷ lệ thuốc gây nghiện - Hướng tâm thần trong DMTSD 49
Bảng 3.15 Tỷ lệ thuốc hạn chế sử dụng trong DMTSD năm 2012 50
Bảng 3.16 Kết quả phân tích ABC của DMTSD tại BVĐKSS năm 2012
51
Bảng 3.17 Phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A 52
Bảng 3.18 Tỷ lệ thuốc đa thành phần, đơn thành phần trong DMT
nhóm A 53




1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có thể cứu mạng sống con
người và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng chi phí cho thuốc
cũng khá cao.Tại Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người trong năm tăng
lên từ 19,77USD/người năm 2009
[13]
, đến năm 2012 là 23USD/người, dự
kiến các năm tới có thể tăng lên trên 30USD/người
[14]
. Bên cạnh đó việc sử
dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện nói
riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là một
trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm
chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40%
ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do
sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu
quả
[8]
.
Các nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra
tại nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30% - 60% bệnh
nhân sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết
[7]
và hơn một
nửa số ca viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý . Tại
châu Âu, sự đề kháng của phế cầu với penicillin tỷ lệ thuận với lượng

kháng sinh được sử dụng
[17]
.
Trong bối cảnh nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường và tham
gia hội nhập WTO, thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa dang
phong phú về chủng loại cũng như nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc
phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã được khắc phục.
Tuy nhiên, do sự mất cân đối về nhóm dược lý với các thuốc sản xuất trong
nước, sản xuất chủ yếu các nhóm thuốc như chống nhiễm khuẩn - ký sinh
trùng, vitamin, thuốc bổ, hạ nhiệt giảm đau, chống viêm, còn các thuốc
điều trị chuyên khoa như chuyên khoa tim mạch, ung thư, nội tiết tố còn rất


2
ít dẫn đến các doanh nghiệp cạnh tranh nhau giá trên thị trường. Trong khi
đó các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ nhập khẩu các thuốc bán chạy, lợi
nhuận cao chưa phù hợp với mô hình bệnh tật MHBT, dẫn đến sự không
lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng và sử dụng
thuốc trong bệnh viện[8].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người
bệnh. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh
trong bệnh viện là công tác cung ứng thuốc.Trong đó hoạt động lựa chọn,
xây dựng danh mục thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng
thuốc, là cơ sở để mua sắm, tồn trữ và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các
quốc gia thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị HĐT&ĐT tại các bệnh viện.
HĐT&ĐT là hội đồng được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an
toàn và hiệu quả sử dụng thuốc trong các bệnh viện. Thành viên của
HĐT&ĐT bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí

phù hợp thông qua việc xác định xem loại thuốc thiết yếu nào cần phải
cung ứng, giá cả và sử dụng hợp lý an toàn
[20]
. HĐT&ĐT đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động lựa chọn thuốc xây dựng Danh mục thuốc bệnh
viện. Đối với mỗi bệnh viện, một hệ thống DMT có hiệu quả sẽ đem lại lợi
ích rất lớn trong công tác KCB. Trong lĩnh vực cung ứng thuốc, nó giúp
cho việc mua sắm thuốc dễ dàng hơn, việc lưu trữ thuốc thuận tiện hơn,
vừa đảm bảo cung ứng đủ thuốc chất lượng và cấp phát dễ dàng, tiện cho
việc kê đơn chính xác và điều trị bệnh hợp lý, thông tin thuốc được cấp
nhật và đúng trọng tâm, xử trí ADR được kịp thời. Từ đó giúp cho việc sử
dụng thuốc trên người bệnh được hiệu quả nhất.
Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng II, thuộc Sở y tế Hà Nội
có nhiệm vụ KCB cho nhân dân trong toàn huyện và các vùng lân cận.


3
Hiện nay, công trình xây dựng mới bệnh viện với quy mô 300 giường bệnh,
bệnh viện có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt chất
lượng KCB, tạo thương hiệu và làm tốt công tác quản lý bệnh viện. Tuy
nhiên, lĩnh vực quản lý dược bệnh viện đang triển khai hiện chưa có đề tài
nhgiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện, cũng như đánh
giá tính hiệu quả của việc xây dựng DMT bệnh viện, để tăng cường cho
viếc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho bệnh viện.Chúng tôi tiến
hành đề tài “Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn - Hà Nội trong năm 2012” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả các hoạt động trong xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn- Hà Nội cho năm 2012.
2. Phân tích tính hợp lý danh mục thuốc đã được sử dụng năm 2012
tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn - Hà Nội .

Trên cơ sở đó đề xuất một quy trình xây dựng DMT hợp lý và giám
sát việc thực hiện sử dụng thuốc hiệu quả cho bệnh viện đa khoa Sóc Sơn -
Hà Nội những năm tiếp theo.














4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN

1.1 VÀI NÉT VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật
ngành dược đã có những bước tiến dài về mọi mặt. Thị trường dược phẩm
thế giới và trong nước ngày càng được mở rộng, với sự đa dạng, phong phú
cả về chủng loại và số lượng. Hệ thống cung ứng thuốc cũng ngày càng
được mở rộng và phát triển. Đánh gía việc kiểm soát chi phí thuốc tại cơ sở
KCB, ngày 27/7/2012, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức hội thảo: Chi
phí thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí KCB, khoảng trên 60%
tổng chi phí KCB BHYT. Năm 2010 quỹ BHYT chi trả là: 12.722 tỷ đồng

tiền thuốc tăng 25% so với năm 2009, năm 2011 lên tới gần 15 nghìn tỷ
đồng. Cùng với chi phí tiền thuốc tăng, đồng thời xảy ra những bất cập
như: Trong các loại thuốc được sử dụng tại các bệnh viện, các thuốc chiếm
tỷ lệ chi phí lớn thường chỉ tập chung vào một số nhóm thuốc chính thuốc
kháng sinh(46%), thuốc điều trị các bệnh tim mạch(15,5%), các thuốc điều
trị hỗ trợ(11,3%)[14]. Nhằm đảm bảo cho công tác hoạt động cung ứng
thuốc trong bệnh viện được tốt nhất cần thiết lập một chu trình cung ứng
thuốc khép kín, cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến
người sử dụng, cung ứng thuốc trong bệnh viện là đáp ứng nhu cầu điều trị
hợp lý của bệnh viện và là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác
dược bệnh viện của khoa dược.
1.2 HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN XÂY DỰNG DMT CỦA BVĐKSS
NĂM 2012
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn xây dựng DMTBV
được khái quát theo sơ đồ hình 1.1 sau:




5















Hình 1.1 Các yếu tố liên quan đến xây dựng danh mục thuốc
1.2.1 Tình trạng bệnh tật và mô hình bệnh tật
Nhu cầu thuốc của một người bệnh phụ thuộc vào bệnh tật, sức khỏe
của họ. Còn nhu cầu về thuốc của một cộng đồng nào đó sẽ phụ thuộc vào
tình trạng bệnh tật của cộng đồng đó : tình trạng bệnh tật, sức khỏe cộng
đồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, ở những khoảng thời
gian nhất định được khái quát dưới dạng MHBT.
- Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới.
Vì thế, Việt Nam có một MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát
triển. Tuy nhiên, hiện nay MHBT đã có nhiều thay đổi, bảng 1.1 sau đây sẽ
cho ta thấy rõ hơn về MHBT ở Việt Nam[2].



Mô hình bệnh tật bệnh viện
DMTCY tại các cơ sở khám,
chữa bệnh
Hội đồng thuốc và điều trị
bệnh viện

Hướng dẫn điều trị(Phác đồ
điều trị)
Trình độ chuyên môn, kỹ
thuật, TTB y tế
Khả năng chi trả của người

bệnh; quỹ bảo hiểm y tế, ngân
sách NN
Danh mục thuốc
bệnh viện


6
Bảng 1.1. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976 – 2008
(Đơn vị tính: tỷ lệ %)
TT
CHƯƠNG
BỆNH
NĂM 1976 NĂM 1986 NĂM 1996 NĂM 2008
Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết
1 Bệnh lây 55,50 53,06

59,20 52,10 37,63 33,13 25,13 17,23
2
Bệnh không
lây
42,65 44,71

39,00 41,80 50,02 43,68 63,14 60,20
3
Tai nạn, ngộ
độc, chấn
thương
1,84 2,23 1,80 6,10 12,35 23,20 12,35 22,75
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế các năm 1976,1986,1996,2008)


‘‘Ở Việt Nam, về mặt MHBT các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh
phổ biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai’’[11]. Tuy
nhiên, các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, huyết áp, tai nạn,
chấn thương đang có xu hướng gia tăng.
Tại Hội nghị chuyên đề về công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết
nếu như trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay MHBT đã hoàn
toàn thay đổi : chỉ có 27% là các bệnh do vi trùng gây nên, có đến 62% các
bệnh không phải là do vi trùng (các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng). 62%
số ca bênh ở Việt Nam thuộc không có khả năng lây nhiễm như : huyết áp,
tâm thần, tim mạch, suy dinh dưỡng, tiểu đường , còn lại 11% loại bệnh do
tai nạn thương tích (trong đó có tai nạn giao thông). Nguyên nhân của sự
thay đổi MHBT này là do sự biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa,
sự ô nhiễm môi trường xuất hiện như: Ebola, bò điên, SARS, cúm A/H5N1
đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu và
ô nhiễm môi trường [12].
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Bệnh viện là nơi khám chữa và chữa bệnh cho người mắc bệnh trong
cộng đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa


7
bàn khác nhau, với các đặc điểm dân cư - địa lý khác nhau, đặc biệt là sự
phân công chức năng nhiệm vụ trong các tuyến y tế khác nhau. Ở Việt Nam
cũng như trên thế giới có hai loại MHBT bệnh viện theo hình1.2[7](Tr 136)










Hình 1.2 Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện
MHBT trong bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện xây
dựng danh mục thuốc phù hợp.
1.2.2 Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG)
“ STG (phác đồ điều trị) là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý.
Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn
mẫu trong điều trị mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc
nhiều công thức điều trị khác nhau”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Các tiêu chuẩn của một STG về
thuốc gồm:
- Hợp lý: phân phối đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử
dụng
- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm,
không có tương tác thuốc
- Hiệu quả: dễ dàng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc
đạt mục đích sử dụng trong thời gian nhất định.
Mô hình bệnh tật
bệnh viện
Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa
khoa
(gồm các bệnh thông thường và
bệnh chuyên khoa)
Mô hình bệnh tật của bệnh viện
chuyên khoa, viện có giường bệnh
(gồm chủ yếu là bệnh chuyên khoa
và bệnh thông thường)



8
Nếu đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng
điều trị như các lựa chọn không dựa trên STG. Thật là lý tưởng nếu như
DMT được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường
gặp. ở nhiều nước trên thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn
hướng dẫn điều trị hoặc những tài liệu tương tự để tham khảo và sử dụng.
Hình 1.3 chỉ ra mối quan hệ giữa STG, DMT và những tác động của
chúng với việc sử dụng và dự trữ thuốc[10](Tr 19-20)















Hình 1.3 Chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và
phòng bệnh





Danh mục bệnh thường gặp
Lựa chọn điều trị
Hướng dẫn điều trị
Giám sát và đào tạo
DMT và hướng dẫn
danh mục
Chuẩn bị ngân sách và
cung ứng thuốc
Cải thiện sử dụng và
khả năng cung ứng


9
1.2.3 DMT chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
DMTCY được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là cơ sở để
các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán
cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người có thẻ bảo hiểm y tế
BHYT
DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ BHYT
thanh toán đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay là các danh mục thuốc được
ban hành theo thông tư số 31/2011/TT-BYT, ngày 11/07/2011( đối với
thuốc tân dược) và thông tư 12/2010/TT- BYT, ngày 29/04/2010 ( đối với
thuốc y học cổ truyền) của Bộ trưởng Bộ Y Tế. Hệ thống danh mục này
bao gồm 900 thuốc tân dược; 57 chất phóng xạ và hợp chất đánh dấu; DMT
y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh bao gồm
127 chế phẩm y học cổ truyền được phân thành 11 nhóm; 300 vị thuốc y
học cổ truyền được sắp xếp vào 27 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa
bệnh của y học cổ truyền và kèm theo bảng hướng dẫn sử dụng[3].
DMTCY được xây dựng trên cơ sở DMTTY của Việt Nam và của WHO
hiện hành.

1.2.4 Hội đồng thuốc và điều trị
+ Thành lập HĐT&ĐT
Việc thành lập Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện HĐT&ĐT là tối cần
thiết, là một tổ chức đứng ra điều phối toàn bộ quá trình cung ứng thuốc tại
bệnh viện. HĐT&ĐT là một tổ chức được thành lập nhằm đánh giá tác
dụng của thuốc trên lâm sàng, phát triển các chính sách quản lý, sử dụng
thuốc và quản lý DMT. HĐT&ĐT ra đời nhằm đảm bảo cho người bệnh
được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua xác
định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng như



10

thế nào. Ngày 4/7/1997, Bộ Y tế ban hành thông tư 08/BYT- TT hướng dẫn
việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh
viện[6], để thực hiện chỉ thị 03/BYT- CT ngày 25/3/1997 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại
bệnh viện[3].
+ Nhiệm vụ của HĐT & ĐT
Bộ Y tế quy định bốn nhiệm vụ của HĐT&ĐT [6]:
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các các quy định cơ bản về
cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt DMT dùng cho bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc và
theo dõi sử dụng thuốc và đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện
khi quy trình trên được phê duyệt.
- Giúp Giám đốc bệnh viện các hoạt động: Giám sát kê đơn hợp lý; tổ
chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong
bệnh viện; tổ chức thông tin thuốc; tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo

kiến thức về thuốc và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ,
bác sỹ và điều dưỡng.
+ Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc
Lựa chọn thuốc là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình
quản lý cung ứng thuốc. Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện là
chức năng quan trọng nhất của HĐT&ĐT. Thuốc được lựa chọn phải dựa
trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị chuẩn đó được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh. Một DMT được xây dựng tốt
có thể giúp loại bỏ được các loại thuốc không an toàn và không hiệu quả do
đó có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong đồng thời giúp giảm số lượng


11

thuốc được mua sắm dẫn đến giảm tổng số tiền chi tiêu cho thuốc, giảm số
ngày nằm viện. DMTBV sẽ giúp cung cấp thông tin thuốc tập trung và có
trọng tâm, giúp cho chương trình tập huấn giáo dục được diễn ra thường
xuyên liên tục. Một DMT được xây dựng tốt sẽ tiết kiệm chi phí và sử dụng
hợp lý nguồn tài chính đồng thời cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh
viện. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc lựa chọn xây dựng DMT là một
bước then chốt và có vai trò quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả
của việc cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và sử dụng thuốc hợp lý
an toàn nói riêng[9].
1.2.5 Xây dựng và thực hiện DMT của bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa
chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện.
DMTBV phải thống nhất với DMT chủ yếu của Bộ Y tế. Việc thống
nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng DMT là rất quan
trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm tạo dựng giá trị của
DMT cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc kê đơn khi sử dụng DMT đó. Tổ

chức Y tế thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh
viện bao gồm 4 giai đoạn với 19 bước
[18].
HĐT&ĐT thể hiện vai trò rất quan
trọng trong từng giai đoạn và từng bước cụ thể trong quy trình này:
Bảng 1.2 Các bước xây dựng và thực hiện DMTBV
CÁC GIAI
ĐOẠN
CÁC BỨƠC TIẾN HÀNH
Giai đoạn
quản lý hành
chính
Bước 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự
ủng hộ của Ban giám đốc bệnh viện
Bước 2: Thành lập HĐT&ĐT
Bước 3: Xây dựng các chính sách và quy trình


12
Giai đoạn
xây dựng
danh mục
thuốc

Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị
Bước 5: Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục
thuốc hiện tại
Bước 6: Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc
Bước 7: Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác
thảo DMTBV

Bước 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Bước 9: Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện về
DMTBV: quy định và quá trình xây dựng, quy định bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh mục, quy định sử dụng
thuốc không có trong danh mục và kê đơn thuốc tên
generic.
Giai đoạn
xây dựng
cẩm nang
danh mục
thuốc

Bước 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc
Bước 11: Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang
Bước 12: Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh
mục thuốc
Bước 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm
nang
Bước 14: Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang
Bước 15: In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc
Giai đoạn
duy trì danh
mục thuốc
Bước 16: Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn
Bước 17: Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc
Bước 18: Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có
hại của thuốc
Bước 19: Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục
thuốc
Trong giai đoạn một, HĐT&ĐT thu thập một số thông tin để giúp Ban

giám đốc bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT và thuyết


13
phục các nhà quản lý bệnh viện đồng ý và ra quyết định về DMT và xem
đây là quy định của bệnh viện
[18]
.
Các thông tin HĐT&ĐT cần thu thập bao gồm: tổng giá trị và tỷ trọng
tiền thuốc trong năm trước, số lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử
dụng, giá trị và nguyên nhân của thuốc bị huỷ trong năm trước, tên của 10
thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của thuốc, số lượng các ca
tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử dụng, các thuốc giả, thuốc kém chất
lượng.
HĐT&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng giám sát mọi quy định và quy
trình liên quan đến thuốc tại bệnh viện [21]
.
Một số quy định nên được
HĐTĐT quy định rõ bằng văn bản: quy trình lựa chọn thuốc mới, các thuốc
hạn chế sử dụng, sử dụng thuốc ngoài danh mục và kê đơn thuốc mang tên
generic.
- Quy trình lựa chọn một số thuốc mới
Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ
thuốc, có xác nhận của trưởng khoa phòng lâm sàng. Các đề xuất bổ sung
thuốc được chuẩn bị dựa trên các mẫu chính thức đã được xây dựng, sau đó
gửi cho thư ký của HĐT&ĐT, nếu đã được điền đầy đủ các thông tin yêu
cầu, được chuyển tới đơn vị thông tin thuốc hoặc dược sỹ chịu trách nhiệm
về thông tin thuốc. Đơn vị thông tin thuốc tìm kiếm các thông tin để đánh
giá thuốc mới được yêu cầu với các thuốc đó có trong DMTBV có cùng chỉ
định. Mục tiêu so sánh là chi phí - hiệu quả, độ an toàn và giá.

HĐT&ĐT đánh giá các đề nghị bổ sung thuốc dựa trên các tiêu chí có cơ
sở bằng chứng rõ ràng, cụ thể và được tất cả các thành viên HĐT&ĐT thống
nhất [20].


Đối với các thuốc đề nghị chưa có trong DMTBV hiện tại, cần đánh
giá hiệu quả điều trị, hiệu lực và độ an toàn của thuốc theo các tài liệu đáng


14
tin cậy; chất lượng của thuốc thông qua việc cấp số đăng ký của Bộ Y Tế
và hệ thống cung cấp đảm bảo chất lượng về vận chuyển, bảo quản và sản
xuất. Các thuốc mới đánh giá dựa trên năng lực, kinh nghiệm lâm sàng
cũng như điều kiện trang thiết bị cần cho việc sử dụng thuốc, vai trò của
bác sỹ khi theo dõi điều trị và dự tính chi phí của bệnh viện khi thuốc được
đưa vào sử dụng và khả năng cung ứng của thuốc[10].
Đối với các thuốc đề nghị mà đã có thuốc cũ tác dụng tương tự trong
danh mục, HĐT&ĐT cần xem xét các yếu tố: Thuốc mới có vượt trội hơn
so với thuốc hiện có về mặt hiệu quả điều trị, độ an toàn, tiện dụng không
và so sánh tổng chi phí cho một liệu trình điều trị bằng thuốc mới so với
các thuốc hiện có. Đối với những thuốc đề nghị để sử dụng cho một số
trường hợp nhất định thì không nên đưa các thuốc này vào trong danh mục.
Những tình huống như vậy bao gồm: Bệnh nhân không đáp ứng hoặc có
những chống chỉ định với các thuốc hiện có hoặc trước đó đã đáp ứng tốt
với thuốc không có trong DMTBV và việc thay đổi thuốc có thể gây nguy
hại cho người bệnh. HĐT&ĐT thảo luận và biểu quyết ý kiến đề xuất về
thuốc mới. Quyết định của HĐT&ĐT được phổ biến tới tất cả nhân viên
trong bệnh viện [10].
- Thuốc hạn chế sử dụng
HĐT&ĐT quy định hạn chế sử dụng một số thuốc nhất định trong

DMTBV: thuốc kháng sinh thế hệ 3,4 hay một số thuốc hóa trị liệu hoặc
độc cho tế bào, thuốc có giá thành cao, thuốc dễ bị sử dụng lạm
dụng[10].Thuốc cần phải sử dụng an toàn và hiệu quả. Riêng với kháng
sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý vì nếu sử dụng
kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn:Thứ nhất chính thuốc
kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan,
loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai


15
nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây
hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo
lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị thì nay
nó bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng. Ví dụ: Khi nghi ngờ, thì cephalosporin
thế hệ thứ hai và thứ ba là sự lựa chọn tốt cho hầu hết những loại nhiễm
khuẩn. Phổ kháng khuẩn phần lớn tương tự giữa các thuốc trong nhóm này
bao gồm: gram +, gram - và vi khuẩn kỵ khí. Sự khác biệt về phổ kháng
khuẩn chủ yếu là liên quan Pseudomonas aeruginosa.về các thuốc thuộc
nhóm này bao gồm cefmetazole, cefuroxim, cefoxitin, cefotetan, và
cefamandole.
- Sử dụng thuốc nằm ngoài DMT của bệnh viện
HĐT&ĐT quy định mẫu đề nghị sử dụng thuốc ngoài DMTBV. Khoa
Dược lưu lại các biên bản đề xuất bao gồm tên bác sỹ đề nghị, tên và số lượng
thuốc yêu cầu để theo dõi sự tuân thủ DMTBV và đánh giá sự đáp ứng của
DMTBV với MHBT và cân nhắc có bổ sung thuốc vào DMTBV hay
không[10].
- Sử dụng thuốc mang tên generic
Thuốc mang tên generic là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế
một thuốc phát minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền
của công ty phát minh và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát

minh và các độc quyền đó hết hạn[5].


Việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa chọn
thuốc mang tên generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc
của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc[4].
Trong giai đoạn hai, HĐT&ĐT tiến hành lựa chọn các thuốc cho
DMT. Các quyết định về lựa chọn thuốc thuốc phải dựa trên các bằng

×