Tải bản đầy đủ (.docx) (180 trang)

NGHIÊN cứu tác DụNG của hào CHÂM TRONG PHụC hồi CHứC NĂNG tâm vận ĐộNG ở BệNH NHI SAU VIÊM não CấPDO VI rút HERPES SIMPLEX và VIRúT ĐƯờNG RUộT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 180 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
------- -------

PHM NGC THY

NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA HàO CH
ÂM
TRONG PHụC HồI CHứC NĂNG TÂM VậN ĐộNG ở BệNH NHI SAU VIÊM NãO
CấP DO VI RúT HERPES SIMPLEX Và
VIRúT ĐƯờNG RUộT
LUN N TIN S Y HC


H NI 2017
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM NGC THY

NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA HàO CH
ÂM
TRONG PHụC HồI CHứC NĂNG TÂM VậN ĐộNG ở BệNH NHI SAU VIÊM NãO
CấP DO VI RúT HERPES SIMPLEX Và
VIRúT ĐƯờNG RUộT


Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s

: 62720201

[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[

LUN N TIN S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. ng Minh Hng
2. PGS.TS. Nguyn Vn Thng


HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Ngọc Thủy, nghiên cứu sinh khóa 33 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Cô TS. Đặng Minh Hằng và Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017.

Phạm Ngọc Thủy



LỜI CẢM ƠN
Để có được luận án hoàn thiện ngày hôm nay, xin cho phép tôi được
dành những trang đầu tiên để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
nhất đến:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Đặng Minh Hằng Trường Đại học Y
Hà Nội. Người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, hết lòng dìu dắt tôi từ
những bước đầu tiên trong nghiên cứu. Thầy đã tận tình, tận tâm, nghiêm
khắc, giúp tôi giải quyết những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, chỉ bảo
cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập nghiên cứu, giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.
Hoàng Bảo Châu, GS.TS. Lê Đức Hinh, PGS.TS Phạm Văn Trịnh,
PGS.TS.Dương Trọng Hiếu, tuy tuổi cao nhưng quý Thầy luôn tận tụy, tận
tâm, hết lòng vì học trò chúng em. Những bài học quý báu, những dòng chữ,
những chỉ dẫn tận tình của Thầy… công ơn đó, học trò luôn trân trọng và ghi
nhớ trong cuộc đời mình.
Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau
đại học, Khoa Y học cổ truyền cùng các phòng ban của nhà Trường đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Các Thầy Cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
những người thầy luôn nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ, lãnh
đạo cùng tập thể nhân viên khoa Nhi Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương,
Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu nghiên cứu.
Cảm ơn những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho phép tôi thực hiện
nghiên cứu, cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý giá để giúp tôi hoàn
thành luận án.



Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi những
ý kiến quý báu, để tôi hoàn thiện luận án này.
Ban lãnh đạo, Phòng Quản lý nhân sự, tập thể Khoa Y - Dược Trường
Đại học Trà Vinh nơi tôi công tác, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tôi đi học.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, những
người thân trong gia đình, chồng, con đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên, là
chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt những năm tháng theo học tại Trường
Đại học Y Hà Nội. Cảm ơn những người bạn thân thiết, đồng nghiệp đã cùng
tôi chia sẻ những tháng ngày khó khăn vất vả trong học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017
Phạm ngọc Thủy


DANH MỤC VIẾT TẮT
CHT

: Cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging)

CLVT

: Chụp cắt lớp vi tính (Computerd Tomography Scanner)

CTM

: Công thức máu

DNA


: Deoxy Ribo Nucleic Acid

ĐNĐ

: Điện não đồ

DNT

: Dịch não - tuỷ

DQ

: Developmental Quotient (Chỉ số phát triển)

EBV

: Estain barr virus.

ELISA

: Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay

EV

: Enterovirus (vi rút đường ruột)

HIV

: Human Immunodipiciency virus


HSV

: Herpes simplex virus

JE

: Japanese Encephalitis (viêm não Nhật Bản)

PCR

: Polymerase chain reaction (phản ứng khuyếch đại chuỗi gen)

PHCN

: Phục hồi chức năng

TB

: Tế bào

TC

: Tiểu cầu

HC
BC
Hct
Hb
T0

T12
YHHĐ
YHCT
WHO

: Hồng cầu
: Bạch cầu
: Hematocrit
: Hemoglobin
: Thời điểm vào viện
: Thời điểm vào viện sau mười hai tuần điều trị
: Y học hiện đại
: Y học cổ truyền
: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới).


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4
1. BỆNH VIÊM NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN...................................4
1.1. Bệnh danh..........................................................................................4
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh......................................................4
1.3. Các thể lâm sàng................................................................................5
1.3.1. Ôn bệnh vào phần vệ..................................................................5
1.3.2. Ôn bệnh vào phần khí.................................................................5
1.3.3. Ôn bệnh vào phần dinh...............................................................5
1.3.4. Ôn bệnh vào phần huyết.............................................................6
1.4. Thời kỳ thương âm và di chứng.........................................................6
1.5. Điều trị viêm não sau giai đoạn cấp bằng Y học cổ truyền................7

1.5.1. Các phương pháp không dùng thuốc ch©m cøu..........................7
1.5.2. Phương pháp dùng thuốc..........................................................13
1.6. Một số nghiên cứu điều trị viêm não bằng Y học cổ truyền............14
1.6.1. Nghiên cứu nước ngoài.............................................................14
1.6.2. Nghiên cứu ở Việt Nam............................................................16
1.7. Châm cứu và cơ chế tác dụng của châm cứu...................................22
1.7.1. Khái quát về châm cứu.............................................................22
1.7.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu..................................................24
2. TỔNG QUAN VIÊM NÃO DO VI RÚT THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI....25
2.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................25
2.2. Các căn nguyên và đặc điểm dịch tễ học của viêm não cấp do vi rút
Herpes simplex và vi rút đường ruột ở trẻ em....................................26


2.2.1. Căn nguyên gây viêm não cấp do vi rút Herper simplex và vi rút
đường ruột.....................................................................................26
2.2.2. Cấu trúc phân tử của vi rút Herpes............................................28
2.2.3. Dịch tễ học...............................................................................28
2.3. Sinh bệnh học bệnh viêm não cấp do vi rút Herpes simplex và vi rút
đường ruột...........................................................................................32
2.3.1. Bệnh sinh viêm não do Herpes..................................................32
2.3.2. Bệnh sinh của viêm não cấp do Enterovirus..............................33
2.3.3. Chẩn đoán viêm não cấp do vi rút Herpes Simplex (HSV) và vi
rút đường ruột (EV).......................................................................35
2.4. Tình hình di chứng viêm não...........................................................41
2.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................45
2.6. Nghiên cứu trong nước....................................................................48
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........52
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................52
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu theo y học hiện đại.......52

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo Y học cổ truyền........................53
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhi......................................................53
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................53
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................53
2.2.2. Cở mẫu nghiên cứu...................................................................54
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu............................................................54
2.2.4. Tổ chức nghiên cứu..................................................................54
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................55
2.2.6. Nội dung nghiên cứu và cách đánh giá......................................55
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................66
2.2.8. Phương pháp khống chế sai số..................................................67


2.3. Khía cạnh đạo đức của đề tài...........................................................67
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................69
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.......................................................69
3.2. Đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền ở các bệnh nhi sau điều trị
viêm não cấp.......................................................................................70
3.2.1. Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh của hai nhóm.........70
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền...................................71
3.2.3. Rối loạn thân nhiệt trong quá trình điều trị................................73
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh y học cổ truyền:....................73
3.2.5. Phân loại thể bệnh theo nguyên nhân gây bệnh.........................74
3.2.6. Phân loại thể bệnh theo nhóm tuổi............................................75
3.2.7. Phân loại thể bệnh theo thời gian mắc bệnh..............................76
3.3. Đặc điểm lâm sàng di chứng tâm - thần kinh theo y học hiện đại.. .77
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng di chứng thần kinh - tâm thần của bệnh nhi
sau điều trị viêm não cấp...............................................................77
3.3.2. Phân loại các thể bại não...........................................................79
3.3.3. Mức độ liệt vận động trước điều trị giữa hai nhóm theo phân loại

Henry.............................................................................................80
3.3.4. Phân loại bệnh nhi theo 4 lĩnh vực phát triển của trắc nhiệm
Denver...........................................................................................81
3.4. Tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm - vận động ở
bệnh nhi sau điều trị viêm não cấp......................................................82
3.4.1. Kết quả điều trị được đánh giá theo Y học cổ truyền.................82
3.4.2. Kết quả điều trị được đánh giá theo Y học hiện đại...................89
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị..................................97
3.5.1. Thời gian từ khi bị bệnh đến khi điều trị Y học cổ truyền..........97
3.5.2. Tuổi mắc bệnh..........................................................................98


3.5.3. Thể bệnh theo Y học cổ truyền..................................................98
3.5.4. Mức độ tổn thương não ở giai đoạn cấp đến kết quả điều trị.. .100
3.5.5. Biểu hiện sốt trong quá trình điều trị.......................................106
3.6. Các tác dụng không mong muốn của hào châm trong điều trị.......106
3.6.1. Trên lâm sàng.........................................................................106
3.6.2. Trên cận lâm sàng...................................................................107
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................109
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................109
4.1.1. Tuổi........................................................................................109
4.1.2. Giới........................................................................................110
4.1.3. Nguyên nhân gây bệnh...........................................................110
4.1.4. Thời gian mắc bệnh................................................................110
4.1.5. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị:..................................111
4.1.6. Chỉ số phát triển theo Test Denver II trước điều trị..................115
4.1.7. Thể bệnh theo Y học cổ truyền................................................117
4.2. Kết quả điều trị theo Y học hiện đại...............................................118
4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị......................................118
4.2.2. Kết quả điều trị theo Test Denver II........................................127

4.3. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền............................................129
4.3.1. Sự chuyển dịch độ liệt theo thể bệnh YHCT...........................129
4.3.2. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT:................................................................................130
4.3.3. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT.................................................................................131
4.3.4. Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều trị ở các thể bệnh
YHCT..........................................................................................131


4.3.5. Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân xã hội sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT.................................................................................132
4.3.6. Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sà ng sau điều trị.....................133
4.3.7. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.............................134
KẾT LUẬN..................................................................................................136
KIẾN NGHỊ.................................................................................................138
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI...........................................................139
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Một số di chứng sau viêm não..................................................50

Bảng 2.1:

Phác đồ điều trị:........................................................................60


Bảng 3.1.

Phân bố theo tuổi và giới..........................................................69

Bảng 3.2:

Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh...............................70

Bảng 3.3:

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp theo Y học cổ truyền...71

Bảng 3.4:

Một số triệu chứng lâm sàng theo Y học cổ truyền...................72

Bảng 3.5:

Diễn biến thân nhiệt trong quá trình điều trị nhóm vi rút Herpes
simplex và nhóm vi rút đường ruột...........................................73

Bảng 3.6:

Phân loại thể bệnh theo nguyên nhân gây bệnh........................74

Bảng 3.7:

Phân loại thể bệnh theo nhóm tuổi............................................75


Bảng 3.8:

Phân loại thể bệnh theo thời gian mắc bệnh.............................76

Bảng 3.9:

Các triệu chứng lâm sàng của di chứng thần kinh - tâm thần
trước điều trị giữa hai nhóm......................................................77

Bảng 3.10:

Trình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi hai nhóm........................79

Bảng 3.11:

Phân loại các thể bại não trước điều trị giữa hai nhóm.............79

Bảng 3.12:

Mức độ liệt vận động theo phân loại Henry trước điều trị giữa
hai nhóm....................................................................................80

Bảng 3.13:

Rối loạn phát triển tâm - vận động trước điều trị theo trắc
nghiệm Denver II:.....................................................................81

Bảng 3.14:

Sự chuyển dịch độ liệt theo thể bệnh Y học cổ truyền..............82


Bảng 3.15:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị ở các thể
bệnh Y học cổ truyền................................................................84

Bảng 3.16:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau điều trị ở các
thể bệnh Y học cổ truyền...........................................................85

Bảng 3.17:

Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều trị ở các thể bệnh
Y học cổ truyền.........................................................................87

Bảng 3.18:

Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân xã hội...............................88


Bảng 3.19:

Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị giữa hai nhóm...............89

Bảng 3.20:

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau điều trị giữa hai nhóm.....90

Bảng 3.21:


Phân loại các thể bại não sau điều trị giữa hai nhóm................91

Bảng 3.22:

So sánh mức độ liệt vận động trước và sau điều trị giữa hai
nhóm..........................................................................................92

Bảng 3.23:

Trung bình độ liệt giữa hai nhóm trước và sau điều trị.............93

Bảng 3.24:

Mức độ liệt trung bình sau điều trị theo nhóm tuổi..................93

Bảng 3.25:

Mức độ liệt trung bình sau điều trị theo thời gian mắc bệnh....94

Bảng 3.26:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô của hai nhóm sau điều
trị theo trắc nghiệm Denver II...................................................94

Bảng 3.27:

Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế của hai
nhóm trước và sau điều trị........................................................95


Bảng 3.28:

Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ của hai nhóm
trước và sau điều trị...................................................................96

Bảng 3.29 : Sự thay đổi chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân - xã hội của hai
nhóm sau điều trị.......................................................................96
Bảng 3.30:

Tuổi mắc bệnh của hai nhóm....................................................98

Bảng 3.18:

Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân xã hội sau điều trị ở các thể
bệnh Y học cổ truyền................................................................99

Bảng 3.31.

Đặc điểm vị trí tổn thương trên phim chụp cộng hưởng từ sọ
não...........................................................................................100

Bảng 3.32.

Đặc điểm điện não đồ của bệnh nhi lúc vào viện....................104

Bảng 3.33:

Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng............................106

Bảng 3.34:


Thay đổi chỉ số huyết học.......................................................107

Bảng 3.35:

Sự thay đổi chỉ số hoá sinh trước và sau điều trị....................108


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:

Phân bố bệnh nhi theo thể bệnh Y học cổ truyền nhóm vi rút
Herpes simplex........................................................................73

Biểu đồ 3.2.

Phân bố bệnh nhi theo thể bệnh Y học cổ truyền nhóm vi rút
đường ruột...............................................................................74


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Cấu trúc vi rút Herpes simplex.................................................28

Hình 1.2:

A. Vị trí và tỷ lệ nhiễm HSV1 và HSV2
B. Sơ đồ lây truyền HSV1 và HSV2.........................................29


Hình 1.3.

Bản đồ những Quốc gia chịu ảnh hưởng dịch EV71 từ năm
1997...........................................................................................32

Hình 1.4.

Sơ đồ mô tả cơ quan có thể bị tổn thương do nhiễm vi rút đường
ruột............................................................................................34

Hình 1.5.

Hình ảnh tổn thương giảm tỷ trọng trên phim CLVT sọ não....39

Hình 1.6.

Hình ảnh tổn thương trên phim chụp CHT sọ não....................40

Hình 1.7.

Hình ảnh bất thường sóng điện não trên ĐNĐ.........................40

Hình 3.1.

Bệnh nhi Lê Thùy T. 17 tháng, Viêm não vi rút đường ruột.....86

Hình 3.2.

Bệnh nhân nữ, 2 tuổi - viêm não HSV1..................................101


Hình 3.3.

Bệnh nhân nam,14 tháng, Viêm não do vi rút đường ruột ....102

Hình 3.4.

Bệnh nhân nữ 3 tuổi, Lê Thị Thùy T. viêm não do vi rút đường
ruột..........................................................................................102

Hình 3.5.

Bệnh nhân nữ, Lê Thị Hương G. 2 tuổi, Viêm não HSV........103

Hình 3.6.

Bệnh nhân nữ, Lê Thị Hương G. 2 tuổi, Viêm não HSV........103

Hình 3.7.

Bệnh nhân nam, Nguyễn Kim Hoàng P. 3 tuổi, Viêm não HSV,
hình ảnh teo não hai bên bán cầu đại não, dịch hóa nhu mô...104

Hình 3.8:

ĐNĐ của bệnh nhi Nguyễn Kim Hoàng P.1tuổi Viêm não do
HSV.........................................................................................105


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là một bệnh cấp tính của hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở
trẻ em với các độ tuổi khác nhau và do nhiều căn nguyên gây nên [1],[2],[3].
Trong đó căn nguyên thường gặp nhất là do vi rút. Vi rút gây viêm não lây
truyền theo các phương thức khác nhau như nhóm lây truyền do côn trùng đốt
(Arbovirus như viêm não Nhật Bản), qua đường hô hấp (như vi rút Herpes simplex) hoặc qua đường tiêu hoá (như Entero vi rút) [2].
Trên thế giới tỷ lệ mắc viêm não dao động từ 3,5 đến 7,4 trường hợp trên
100.000 dân mỗi năm (Johnson 1996) [4], Nicolosi và cs (1986) thông báo tỷ
lệ mắc là 7,4 trường hợp trên 100.000 dân tại Minnesota, Mỹ [5]. Anh là nước
có tỷ lệ viêm não thấp nhất thế giới 1,5 trường hợp trên 100.000 dân (Davison
và cs 2003) [6].
Theo Fidan Jmor và cộng sự (2008), tỷ lệ mắc viêm não cấp tại các nước
phương Tây và các nước vùng nhiệt đới là 10.5 - 13.8/100.000 trẻ em [7]. Tuy
tỷ lệ mắc không cao nhưng tỷ lệ tử vong trong bệnh viêm não có thể lên đến
30% [8],[9],[10]. Những trường hợp được cứu sống cũng có thể để lại di
chứng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của trẻ là gánh nặng
cho gia đình và xã hội [9],[11].
Tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm có
khoảng 500 – 600 ca viêm não nhập viện điều trị. Một số căn nguyên đã
được xác định như vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB), vi rút Herpes
simplex, vi rút đường ruột, Rubella, Cytomegalovirus, quai bị, thủy đậu, một
vài loại ký sinh trùng [1].
Ở Việt Nam, việc đưa vacxin VNNB vào chương trình tiêm chủng mở
rộng cho trẻ em từ năm 1997 đã giảm dần tỷ lệ VNNB xuống còn 30 – 45%
tổng trường hợp viêm não do vi rút. Bên cạnh đó vi rút herpes simplex, vi rút


2


đường ruột gây viêm não lại nổi lên, đứng thứ hai sau VNNB. Viêm não do vi
rút herpes simplex và vi rút đường ruột đang đang tăng dần, thu hút sự chú ý
của cộng đồng và ngành y tế vì thường mắc ở trẻ nhỏ và để lại nhiều di chứng
nặng nề cho trẻ.
Cuối thế kỷ XX, ở nước ta, đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào
VNNB. Đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu đang chuyển dần sang viêm não do
vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột.
Viêm não do vi rút herpes simplex là loại viêm não khu trú thường tổn
thương vùng thái dương, thái dương - trán, với tính chất hoại tử, hoặc chảy
máu. Những vùng tổn thương nếu điều trị muộn thường không thể hồi phục.
Viêm não do vi rút đường ruột trong giai đoạn cấp thường tổn thương
lan tỏa nói chung, nhẹ hơn viêm não do vi rút herpes simplex.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), viêm não thuộc phạm vi chứng ôn bệnh.
Bệnh chuyển biến theo các giai đoạn: vệ, khí, dinh, huyết và thương âm, thấp
trở ở kinh lạc. Thời kỳ thương âm tương ứng với giai đoạn di chứng của Y
học cổ truyền, nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không
nuôi dưỡng được cân cơ, kinh lạc bế tắc do thấp trở gây các di chứng vận
động, tâm thần.
YHCT phục hồi chức năng vận động thường dùng châm cứu như, hào
châm, nhĩ châm, điện châm, thủy châm, xoa bóp… và đã khẳng định được tác
dụng điều trị đối với di chứng của bệnh. Trong đó hào châm là một phương
pháp kinh điển của châm cứu. Cho đến nay, phương pháp này vẫn đang được
tiếp tục sử dụng ở nhiều cơ sở y tế, nhất là tuyến cơ sở. Trong các phương
pháp châm cứu đây là phương pháp dễ sử dụng, thích hợp với việc phục hồi
di chứng cho trẻ một cách kiên trì và lâu dài.
Hai loại viêm não do vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột xảy ra ở
trẻ nhỏ cùng lứa tuổi. Hiện nay các nghiên cứu chủ yếu đánh giá phục hồi di


3


chứng viêm não chung, chưa có nghiên cứu phục hồi di chứng viêm não do
hai loại vi rút này bằng hào châm.
Để tìm hiểu mức độ hồi phục khi hào châm phục hồi chức năng tâm vận động cho trẻ di chứng viêm não do vi rút herpes simplex và vi rút đường
ruột, với mong muốn nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng cho các bệnh nhi,
sớm đưa trẻ tái hòa nhập với gia đình và xã hội, đề tài: “Nghiên cứu tác dụng
của hào châm trong phục hồi chức năng tâm - vận động ở bệnh nhi sau
viêm não cấp do vi rút Herpes simplex và vi rút đường ruột” đã được đặt
ra với ba mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng theo Y học cổ truyền ở các bệnh nhi
sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex và vi rút đường ruột.
2. Đánh giá tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm -vận
động ở bệnh nhi sau viêm não cấp dưới 6 tuổi do vi rút Herpes simplex
và vi rút đường ruột.
3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. BỆNH VIÊM NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1. Bệnh danh
Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh viêm não. Tuy nhiên khi
đối chiếu so sánh với những mô tả trong y văn kinh điển của Y học cổ truyền,
ta thấy bệnh thuộc phạm vi chứng Ôn bệnh [12],[13,[14],[15].
Ôn bệnh là các bệnh cảm phải ôn tà. Ôn bệnh nằm trong phạm trù của
bệnh có tính chất nhiệt như: Nóng, khát, miệng khô, mồ hôi ra nhiều, họng
đau, tâm phiền, đại tiện táo, xuất huyết, điên cuồng, mê sảng, co giật, mạch
sác [16].

Ôn bệnh có thể gây ra ôn dịch là bệnh hàng loạt người bị do lây nhau,
Chu Dương Tuấn nói: “Một người bị gọi là ôn, một địa phương nhiều người
bị bệnh giống nhau gọi là dịch” [14].
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do nhiệt tà xâm nhập từ biểu vào lý, nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm
sinh đàm nên xuất hiện các chứng sốt cao, co giật, mê sảng. Đàm làm tắc các
khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (trụy tim mạch, co mạch ngoại biên).
Tùy theo bệnh phát vào mùa nào mà có tên gọi khác nhau, như mùa
xuân: Xuân ôn, Phong ôn; mùa hạ: Thử ôn; mùa thu: Thu táo; mùa đông:
Đông ôn.
Bệnh chuyển biến qua các giai đoạn: vệ (khởi phát), khí (toàn phát chưa
có biến chứng), dinh, huyết (toàn phát có biến chứng mất nước, điện giải,
nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch), thương âm thấp trở ở kinh lạc (hồi
phục và di chứng thần kinh, tâm trí).


5

Nếu nhiệt vào đến phần huyết, rối loạn tuần hành khí huyết, ảnh hưởng
đến dinh dưỡng của cân cơ và các khiếu sẽ để lại di chứng liệt tứ chi, câm,
điếc, thần trí bất minh [18],[19],[20],[21].
1.3. Các thể lâm sàng
1.3.1. Ôn bệnh vào phần vệ
 Triệu chứng:
 Sốt, sợ gió, nhức đầu, hơi khát, ho.
 Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng.
 Mạch phù sác.
 Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải biểu.
1.3.2. Ôn bệnh vào phần khí
 Triệu chứng:

 Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, nhức đầu, choáng váng, gáy cứng, buồn nôn,
nôn.
 Mặt đỏ, tâm phiền, đại tiện bí kết.
 Mặt bẩn, răng khô, miệng khát, thích uống nước mát.
 Mạch hồng đại.
 Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa.
1.3.3. Ôn bệnh vào phần dinh
 Triệu chứng:
 Sốt cao gây co giật, mê sảng, hôn mê.
 Mặt đỏ, khát, thích uống nước lạnh, uống vào vẫn không hết khát.
 Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí.
 Rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng hoạt sác.
 Pháp điều trị: thanh thiệt tả hỏa, khai khiếu tỉnh thần, bình can tức phong,
lưu thông kinh mạch.

1.3.4. Ôn bệnh vào phần huyết
 Triệu chứng:
 Sốt cao, co giật, hôn mê.


6

 Chân tay co cứng.
 Chảy máu: chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, ban chẩn
chảy máu dưới da.
 Đại tiểu tiện không tự chủ.
 Chất lưỡi đỏ tím, mạch tế sác.
 Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, dưỡng âm, lương huyết chỉ huyết.
1.4. Thời kỳ thương âm và di chứng:
 Nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi dưỡng được

cân cơ, kinh lạc bế tắc, các khiếu không thông gây liệt tứ chi, suy giảm trí tuệ.
 Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp, tùy từng thời kỳ bệnh nhi sẽ
có những biểu hiện lâm sàng khác nhau như sau:
+ Thiên về âm hư (thiên về hư chứng): trẻ đêm nóng sáng mát, da thịt
gầy róc, miệng họng khô, hết sốt hoặc chỉ còn sốt nhẹ mà không có mồ hôi,
lòng bàn tay bàn chân nóng và đỏ, tinh thần mờ tối , nằm yên ít cử động. Đại
tiện táo, nước tiểu vàng. Miệng họng khô, môi lưỡi đỏ,, ít rêu không rêu,
mạch tế sác. Pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt.
+ Nếu âm huyết hư sinh phong (thiên về thực chứng): trẻ thêm chân tay co
cứng, co vặn, co giật. Tương đương với bệnh nhi giai đoạn bán cấp, có các rối
loạn vận động, như các cơn tăng trương lực cơ, xoắn vặn, lệch trục chi hoặc cơ
thể, múa vờn múa giật hoặc động kinh [18],[19],[20],[21].
Nếu âm hư hỏa vượng trẻ thêm mặt mắt đỏ, miệng môi khô đỏ, quấy
khóc la hét, vật vã, mất ngủ nặng có thể đập phá, đánh những người xung
quanh. Tương đương với bệnh nhi giai đoạn bán cấp có loạn thần do rối
loạn tâm chí.
Pháp điều trị: tư âm dưỡng huyết, chỉ kinh phong.


7

+ Thiên về khí huyết hư (còn gọi là thể khí âm lưỡng hư, thiên về hư chứng):
đần độn, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt, sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt,
mạch tế sáp. Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết.
Các pháp điều trị trên là để chữa vào gốc bệnh. Ngoài ra, tùy theo các
triệu chứng kèm theo mà dùng thêm các pháp điều tri như trừ đàm thông lạc,
khai khiếu tỉnh thần.
1.5. Điều trị viêm não sau giai đoạn cấp bằng Y học cổ truyền:
Viêm não là bệnh thuộc về ôn bệnh, do nhiệt tà xâm nhập vào cơ thể
thành bệnh. Mặc dù sau giai đoạn cấp tà nhiệt đã được đẩy lui, nhưng tân dịch

bị tổn thương nặng, thủy hỏa bất điều, khí huyết suy giảm, cân mạch suy tổn,
kinh lạc bế tắc, thanh khiếu chưa khai thông được, để lại nhiều di chứng ôn
bệnh. Vì vậy, pháp điều trị tùy theo gốc bệnh sẽ phải tư âm thanh nhiệt, dưỡng
huyết chỉ kinh phong, hay bổ khí dưỡng huyết, kết hợp với điều trị triệu
chứng bằng pháp khai khiếu tỉnh thần, trừ đàm thông kinh lạc.
1.5.1. Các phương pháp không dùng thuốc ch©m cøu
 Châm cứu:
Là một trong những phương pháp điều trị bệnh có nhiều hiệu quả. Theo
lý luận y học Đông phương, cơ thể phát sinh bệnh tật là do sự mất thăng bằng
âm dương, châm cứu có tác dụng cơ bản là điều hoà cân bằng âm dương.
Châm cứu là tác động vào huyệt để điều chỉnh các rối loạn chức năng của
kinh mạch. [22],[23],[24].
Trên hệ kinh lạc có khí huyết vận hành điều hoà làm cho cơ thể khỏe
mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh. Mỗi đường kinh mang tính chất và
hoạt động tuỳ theo công năng của các tạng phủ mà nó mang tên; bệnh lý của
tạng phủ được phản ánh sự thay đổi bệnh lý trên các đường kinh mang tên
tạng phủ đó, hoặc trên các đường kinh có liên quan biểu lý với nó. Châm cứu
còn đề cập đến phản ứng tại chỗ đó là phương pháp điều trị A thị huyệt.


8

Khi châm cứu phải đạt được cảm giác đắc khí, châm bổ hoặc tả tuỳ
theo bệnh lý hư thực. Phải vận dụng thích hợp châm hay cứu: hàn thì cứu, hư thì
bổ, thực thì tả.
Nguyên tắc chọn huyệt là "kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập "nghĩa là
kinh lạc đi qua vùng nào thì chữa bệnh vùng đó và "tuân kinh thủ huyệt"
nghĩa là chọn huyệt trên đường kinh đi qua nơi bị bệnh.
Châm cứu thông qua huyệt vị để điều chỉnh biến hoá bệnh lý. Khi châm
cứu phải chọn đường kinh phải cho chính xác, chọn đường kinh vô cùng quan

trọng, sau đó sẽ lấy huyệt, người xưa nhấn mạnh: “Ninh thất kỳ huyệt, vô thất
kỳ kinh” nghĩa là thà mất huyệt, không mất kinh.
Châm cứu là tác động vào huyệt để điều chỉnh các rối loạn chức năng của
kinh mạch. Khí là nơi quy về của huyết, huyết là nơi phòng thủ của khí, khi khí
hư thì âm huyết không có chỗ quay về, do đó nó sẽ ứ trệ không lưu hành nữa,
châm cứu là tác động vào huyệt để điều khí dẫn huyết tới nơi bị liệt.
Mục đích của châm cứu là điều khí và giảm đau làm cho khí huyết lưu
thông, đưa sự mất cân bằng âm dương của cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng.
Sau khi đã châm đắc khí (đúng huyệt) thì phải tiếp tục kích thích nhằm đạt
mục đích bổ đối với chứng hư và tả đối với chứng thực.
Với trạng thái hư nhược thì cần phải bổ, tức là dùng thủ pháp bổ để nâng
dần khí lên. Với trạng thái thực (thịnh) thì phải dùng thủ pháp tả để giảm khí ở
phần quá thịnh xuống. Có nhiều thủ pháp bổ tả, nhưng thường dùng trên lâm
sàng là: tả là châm theo hướng ngược chiều với đường kinh và bổ là châm cùng
chiều với đường kinh; châm tả thì châm kim hướng theo chiều ngược đường
kinh và vê kim ngược chiều kim đồng hồ; châm bổ thì châm kim hướng xuống
xuôi theo đường kinh và vê kim cùng chiều với kim đồng hồ. Thường dùng tay
để vê kim nhằm mục đích thực hiện thủ pháp bổ hoặc tả.
Trong di chứng viêm não thường dùng châm để PHCN như sau:


9

* Pháp điều trị: dưỡng âm, thanh dư nhiệt, khai khiếu, tỉnh thần, trừ
đàm thông kinh lạc.
Các phương pháp châm thường sử dụng:
Các phương pháp kinh điển: Hào châm, nhĩ châm, mai hoa châm.
Tân châm: Điện châm , trường châm, thủy châm, cấy chỉ…
* Huyệt điều trị:
+ Tả: Bách hội, Đại chùy, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Dương lăng

tuyền, Phong thị, Hoàn khiêu, Thừa sơn, Ngoại quan.
+ Bổ: Hội âm, Tam am giao, Túc tam lý.
Sử dụng các huyệt khu phong, thanh nhiệt, khai khiếu, khai thông kinh lạc…
- Khu phong: Phong trì, Phong môn, Hợp cốc.
- Thanh nhiệt: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc.
- Khai khiếu, tỉnh thần: Bách hội, Á môn, Thượng liêm tuyền.
- Khai thông kinh lạc:
+ Vận động cổ: Phong trì, Đại chùy, Giáp tích C3 - C6, Á môn.
+ Vận động tay: Giáp tích C3 - C6, Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý,
Hợp cốc, Lao cung, Bát tà.
+ Vận động lưng: Mệnh môn, Giáp tích L5 - S3, Thận du, Đại trường du.
+ Vận động chân: Giáp tích L2 - S3, Trật biên, Hoàn khiêu, Ủy trung,
Thừa sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền, Giải khê.
- Bổ khí: Khí hải, Thái bạch, Túc tam lý, Tam âm giao
- Bổ huyết: Cách du, Can du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.
- Liệu trình: hào châm 1 lần/ngày, vào buổi sáng. Mỗi liệu trình: châm
5 ngày/tuần, nghỉ hai ngày.
- Chống chỉ định: tạm thời ngừng châm khi bệnh nhi sốt do nhiễm trùng
cơ hội như viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường tiết niệu...


10

- Thủ pháp châm: có hai cách:
- Châm bổ: thỉnh thoảng vê kim bằng tay cùng chiều kim đồng hồ, lưu
kim 20-30 phút.
- Châm bình bổ bình tả: Tiến kim chậm, vê kim nhẹ nhàng, khi rút kim
đến sát ngoài da nghỉ 1 chút rồi rút kim nhanh, lưu kim 15- 20 phút.
 Điện châm
- Là kích thích các huyệt bằng xung điện với tần số và cường độ thích

hợp để điều hòa sự vận hành của khí huyết từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động
của các cân cơ, dây thần kinh, các tổ chức...
- Khi dùng dòng điện tác động vào cơ thể sẽ tạo nên một điện trường gây
cực hóa màng tế bào và di chuyển các ion... từ đó phát sinh ra các phản ứng
phản xạ của cơ thể.
- Dòng điện được kích thích vào những chỗ gọi là “Huyệt”, là nơi kinh
khí đi qua, nơi có mối quan hệ chặt chẽ với tạng phủ và toàn cơ thể để điều
trị bệnh.
Điện châm là phương pháp dùng dòng điện tác động lên các huyệt qua
các kim châm. Điện châm là một phát triển mới của châm cứu và là phương
pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, phát huy được cả tác dụng
của dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm cứu [22],[23],[24].
Ưu điểm của điện châm là rung kim đều kết hợp với tác dụng của dòng
điện như không gây đau, tạo cảm giác dễ chịu, do vậy điện châm ra đời đã
đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu nhanh mạnh lại không gây đau
đớn và đã trở thành phương pháp chủ yếu trong châm cứu hiện nay.
Dùng dòng điện kích thích lên huyệt châm cứu đã phối hợp tác dụng
của hai phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tốt hơn, cơ thể được tiếp
thu hai loại kích thích, mỗi loại kích thích đem lại một số tác dụng nhất định.
Dùng dòng điện trong điều trị vật lý kích thích lên huyệt, ngoài tác dụng do
huyệt được kích thích còn có cả tác dụng sinh bệnh lý do dòng điện gây nên.


×