Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG BỆNH sâu RĂNG và mất RĂNG ẢNH HƯỞNG tới CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI ở THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 71 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống hiện đại với những tiến bộ trong y học và đời sống vật chất
làm cho tuổi thọ con người ngày càng cao dẫn tới gia tăng số lượng người cao
tuổi trong xã hội. Theo WHO, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,
bao gồm chăm sóc sức khỏe răng miệng là vấn đề cấp thiết được đặt ra và cần
được các nhà hoạch định chính sách quan tâm [31] vì sức khỏe răng miệng là
một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, góp phần làm tăng chất lượng
cuộc sống cũng như hạnh phúc của mỗi người.
Hiện nay, sâu răng vẫn là một bệnh phổ biến, có tỉ lệ mắc cao không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh có thể mắc rất sớm và có
thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tầng lớp xã
hội, dân tộc, mọi vùng địa lý khác nhau. Chi phí cho việc chữa răng cũng rất
tốn kém. Vì vậy, từ những năm 70, WHO đã coi bệnh sâu răng là một trong ba
tai họa của loài người, xếp sau bệnh tim mạch và ung thư [32].
Hậu quả cuối cùng của sâu răng không được điều trị sẽ là mất răng.
Mất răng là một biến cố lớn đối với mỗi cá nhân, ảnh hưởng tới tâm lý và sức
khỏe của cá nhân đó do sự giảm sút chức năng nhai nghiền của răng và sự hấp
thu thức ăn của bộ máy tiêu hóa.
Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia năm 2001, tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn có chiều hướng tăng theo tuổi, tỷ lệ sâu răng của đối tượng từ
45 tuổi trở lên trong toàn quốc là 78%, chỉ số SMT dao động trong khoảng
6,09 - 11,66, số trung bình răng mất là 4,45-8,95, số trung bình răng được hàn
là 0,02-0,36 [3]. Phạm Văn Việt và cộng sự nghiên cứu năm 2004 cho biết tỷ
lệ sâu răng của người cao tuổi tại Hà Nội là 55,1%, chỉ số SMT là 12,6 [4].
Nguyễn Châu Thoa và cộng sự, năm 2010 nghiên cứu về tình trạng sức khỏe
răng miệng ở người cao tuổi ở miền Nam Việt Nam cho thấy người cao tuổi


2



có trung bình mất răng khoảng 8 chiếc/người [5]. Các kết quả nghiên cứu đơn
lẻ khác tại Việt Nam cũng đều cho thấy thực trạng mắc bệnh răng miệng của
người cao tuổi tại các vùng miền của Việt Nam đang ở mức cao, ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh
tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước, luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách xã hội,
trong đó công tác nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi luôn được
chú trọng. Tổng số người cao tuổi thành phố năm 2013 là 469.353 người,
chiếm tỷ lệ 6,06% dân số [2]. Điều đó đặt ra một thách thức rất lớn cho các
nhà hoạch định chính sách xã hội, trong đó có chính sách y tế nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao
tuổi.
Trong đợt điều tra về thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở
người cao tuổi năm 2015 của Bộ Y tế, tôi đã tham gia và thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng và mất răng ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống người cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 “
với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng và mất răng của người cao tuổi ở
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
2. Đánh giá ảnh hưởng của bệnh sâu răng và mất răng tới chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh lý răng miệng người cao tuổi:

1.1.1. Giải phẫu, tổ chức học răng:
Răng có cấu trúc giống như xương cứng được cắm chặt vào các huyệt ổ
răng của xương hàm, gồm có hai phần: thân răng và chân răng.
Cấu tạo chính của răng gồm: men răng, ngà răng và tủy răng


Men răng: phủ mặt ngoài thân răng, có nguồn gốc ngoại bì và là tổ

chức cứng nhất của cơ thể, với tỷ lệ muối vô cơ chiếm 96%, chất hữu cơ
chiếm 1,7%, còn lại là các muối carbonate của magie chiếm 2,3%. Men răng
không có sự bồi đắp thêm mà mòn dần theo tuổi, nhưng có sự trao đổi về mặt
vật lý và hóa học với môi trường miệng.


Ngà răng: được bao phủ bên ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là

tổ chức kém cứng hơn men răng nhưng đàn hồi, không dễ vỡ như men. Thành
phần vô cơ chiếm 70%, nước và chất hữu cơ chiếm 30%. Bề dày ngà răng thay
đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà. Ngà răng ngày càng dày
theo hướng về phía hốc tủy răng làm cho ống tủy hẹp dần theo tuổi.


Tủy răng: Là mô liên kết mềm chứa nhiều mạch máu và đầu tận cùng

thần kinh nằm trong hốc tủy răng, gồm tủy thân và tủy chân. Các nguyên bào
ngà nằm sát vách hốc tủy.


Cement chân răng là tổ chức canxi hóa bao phủ bên ngoài ngà chân


răng từ cổ răng tới chóp răng [6].


4

Hình 1.1: Giải phẫu các thành phần của răng [6]
1.1.2. Sự biến đổi sinh lý ở người cao tuổi:
Khái niệm người cao tuổi
Tại Việt Nam, theo Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc
hội ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ 60 tuổi
trở lên được gọi là người cao tuổi [1].
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người cao
tuổi ở Việt Nam là 8,9%, tăng 1,5 triệu người so với 10 năm trước đó. Người
cao tuổi nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng, số người cao tuổi ở
nông thôn chiếm 77,8% số người cao tuổi trong cả nước. Cứ 100 cụ ông thì
có tới trên 140 cụ bà, đặc biệt, tuổi càng cao thì số cụ bà lại càng nhiều hơn số
cụ ông [7].
WHO chia người cao tuổi theo ba nhóm tuổi khác nhau [31]:
- Người cao tuổi: 60 – 74 tuổi


5

- Người già: 75 – 90 tuổi
- Người già sống lâu: >90 tuổi.
1.1.2.1. Biến đổi sinh lý chung.
Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính làm cho sức khỏe người
cao tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mạn tính. Lão hóa bắt đầu từ da: da
cứng và nhăn nheo, tăng lớp mỡ dưới da ở ngực, bụng, đùi, mông. Mắt điều
tiết kém đi gây lão hóa và thị lực giảm. Thính lực cũng kém dần đi.

Hoạt động chức năng của các cơ quan, phủ tạng giảm dần. Hệ thống nội
tiết hoạt động yếu hơn.
Sự thích ứng với những thay đổi ngoại cảnh như thời tiết nóng lạnh kém
dần. Chức năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích nghi. Giảm khả
năng làm việc trí óc, nhanh mệt, tư duy nghèo dần.
Thời gian phục hồi vết thương kéo dài, xương dễ gãy do chứng loãng
xương. Khả năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên ngoại lai như
vi rút, vi khuẩn giảm dễ dẫn đến nhiễm trùng và nổi lên là hiện tượng tự
miễn [8].

Hình 1.2: Hiện tượng lão hóa ở người cao tuổi (st)


6

1.1.2.2. Biến đổi trên mô răng và niêm mạc miệng.
Biến đổi ở tổ chức cứng: men và ngà răng
- Về khối lượng: mòn mặt nhai tùy theo cá nhân, nhưng tăng lên theo
tuổi, thường là mòn không đều tùy theo khớp cắn của từng người. Do mòn
nên mặt nhai dần trở thành bằng phẳng, mất cấu trúc hố rãnh làm cho khớp
cắn mất ổn định và hiệu quả nhai kém. Mòn mặt bên làm cho điểm tiếp xúc
giữa các răng trở thành diện tiếp xúc kèm theo sự di lệch gần của răng.
- Về chất lượng: mô cứng của răng trở nên cứng hơn nhưng khả năng
thẩm thấu, chuyển hóa cơ bản của men, ngà đều kém.
Biến đổi ở tủy răng:
Do có sự hình thành ngà thứ phát sinh lý theo tuổi và ngà thứ phát bệnh lý
do sâu răng, mòn răng, tiêu cổ răng dẫn tới buồng tủy thu hẹp dần lại. Ở người
trên 50 tuổi thường thấy buồng tủy, ống tủy chân rất hẹp, nhỏ, ống tủy cách
cuống răng 4-5mm thường không nhìn thấy và khi điều trị rất khó đi qua.
Biến đổi ở xương răng:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra độ dày của lớp xương răng tăng lên theo tuổi.
Xương răng bị tăng sinh do ảnh hưởng của các hoạt động chức năng, nếu quá
trình bồi đắp này quá mức sẽ làm chân răng phình ra như hình dùi trống, gây khó
khăn khi cần nhổ răng.
Biến đổi ở lợi
Tác động lão hóa lên mô liên kết lợi được đặc trưng bởi những biến đổi
thoái triển ở mạch máu và thần kinh. Lợi mất dần tính đàn hồi, lợi bị co và teo
lại gây hở chân răng.
Biến đổi ở dây chằng quanh răng
Có những thay đổi về mạch máu như đối với lợi. Vì vậy, vai trò làm đệm
của mô quanh răng giảm, giảm mật độ tế bào (nguyên bào sợi, tạo cốt bào,


7

hủy cốt bào) và tăng sợi keo. Dây chằng có thể thoái triển, xương ổ răng lan
vào xương chân răng làm cho chân răng người cao tuổi gần như dính vào
xương.
Biến đổi ở xương ổ răng
Xương ổ răng cũng như xương hàm có hiện tượng mạch máu ít đi,
chuyển hóa cơ bản thấp, tế bào xương giảm về số lượng và hoạt động. Lớp
xương ở chân răng khi bị hở nếu bị mòn hoặc mất đi sẽ làm hở lớp ngà ở phía
dưới gây ê buốt, thậm chí có thể gây tổn thương tủy. Lợi co ở khoảng giữa hai
răng sẽ tạo ra khoảng trống rộng dễ gây ứ đọng thức ăn, mảng bám và vi
khuẩn dẫn đến viêm kẽ và sâu răng ở mặt bên.
Biến đổi ở niêm mạc miệng:
Biểu mô phủ và mô liên kết ở khoang miệng teo và mỏng, giảm mối liên
kết giữa các protein và mucoprotein theo tuổi. Tăng số lượng tương bào, hậu
quả làm giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm của mô đối với sang chấn [9].
1.1.2.3


Ảnh hưởng trên các chức năng của răng miệng

Chức năng nhai, nuốt thức ăn: hiệu quả nhai giảm sút do răng suy yếu,
hệ thống môi, má, lưỡi giảm sự khéo léo và khả năng phối hợp. Chức năng
nuốt liên quan nhiều đến hoạt động của lưỡi, lưỡi giảm sự khéo léo làm cho
việc đảo thức ăn giảm, đồng thời việc nuốt cũng bị ảnh hưởng do những thoái
hóa về hệ thống thần kinh-cơ.
Chức năng phát âm: có sự thay đổi nhất định về giọng điệu và khả năng
nói theo tuổi, nhất là khi có các bệnh lý liên quan.
Chức năng thẫm mỹ: mất răng và giảm hoặc mất trương lực cơ mặt làm
biến đổi nét mặt ở người cao tuổi.
Chức năng tiết nước bọt: nhu mô tuyến nước bọt suy thoái dẫn đến giảm
tiết về số lượng nước bọt, kể cả chức năng tổng hợp các kháng thể trong nước


8

bọt như IgA, lactoferrin, lysozyme…. Ngoài ra tình trạng khô miệng còn do
một số bệnh lý ở tuyến nước bọt, đặc biệt do dùng một số thuốc điều trị cao
huyết áp, tâm thần [9] ,..
1.2. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi:
1.2.1. Bệnh sâu răng ở người cao tuổi:
Định nghĩa bệnh sâu răng:
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự
huỷ khoáng thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng
[10]. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan
đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của cơ thể.
1.2.1.1. Bệnh căn, bệnh sinh:

Sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai trò là một
nguyên nhân quan trọng, đặc biệt là Streptococcus mutans và Lactobacilus [10].
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất đường, vi
khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Keys.

Hình 1.3: Sơ đồ Keys [10]


9

Sau năm 1975, nguyên nhân của sâu răng được giải thích rõ ràng và
đầy đủ hơn bằng sơ đồ WHITE. Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác
động đến bệnh sâu răng, và có thể chia làm các yếu tố chính và các yếu tố
phụ.
Nhóm yếu tố chính:
 Vi khuẩn: thường xuyên hiện diện trong môi trường miệng, trong đó
Streptococcus mutans là thủ phạm chính.
 Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ bị lên men biến thành axit do
hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn.
 Răng: cấu tạo, vị trí, sắp xếp răng có liên quan mật thiết với sâu răng.
Nhóm yếu tố phụ : gồm nước bọt, pH của dòng chảy môi trường quanh
răng, di truyền… Nhóm này tác động làm tăng hay giảm nguy cơ sâu răng.


10

Chất nền

Hình 1.4: Sơ đồ WHITE (1975) [10]
Năm 1990, Fejerskov giải thích nguyên nhân gây bệnh sâu răng và các

yếu tố liên quan bằng một sơ đồ đầy đủ hơn, cụ thể hơn và cập nhật hơn với
thực trạng bệnh [21].


11

Hình 1.5: Sơ đồ Fejerskov (1990) [21]
Sinh lý bệnh quá trình sâu răng
Cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân bằng giữa
quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Khi quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế
hơn quá trình tái khoáng sẽ gây ra sâu răng [10].
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng

Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn


12

+ Chế độ ăn nhiều đường
+ Nước bọt thiếu,..
+ Acid từ dạ dày trào
Các yếu tố bảo vệ:

ngược

+ Nước bọt, dòng chảy nước bọt

+ pH < 5


+ Khả năng kháng acid của men

+ Vệ sinh răng miệng kém

+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh

Hình 1.6: Cơ chế bệnh sinh sâu răng
(ADA) [10]

+ Độ Ca++, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng
1.2.1.2. Một số đặc điểm bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Sâu răng ở người cao tuổi thường tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng
nghèo nàn, khi khám lỗ sâu thường thấy đáy lỗ sâu có màu nâu sẫm, men bờ
lỗ sâu sứt mẻ, bệnh nhân ít ê buốt, tủy thường bị ảnh hưởng chậm nhưng
thường là tủy viêm không hồi phục hoặc tủy hoại tử (do không đau nên bệnh
nhân thường ít đi khám chữa sớm).
Ở người cao tuổi, bệnh sâu chân răng được thấy nhiều hơn sâu thân
răng. Có thể gặp thể sâu răng ngừng hoạt động với đáy cứng. Theo vị trí, lỗ
sâu ít gặp ở mặt nhai, mặt láng, nếu có thường là sâu tái phát xung quanh mối
hàn cũ. Thể sâu ở cổ chân răng thường hay gặp ở những răng bị tụt lợi. Mặt
xương chân răng thường không nhẵn, tạo điều kiện dễ dàng cho mảng bám vi
khuẩn hình thành. Lỗ sâu chân răng có thể gặp ở mặt ngoài, mặt trong, đặc


13

biệt là mặt bên ngay sát cổ răng. Tổn thương phát triển có khuynh hướng lan

theo chiều rộng về phía chân răng và các mặt răng kế cận, không tạo hốc rõ
ràng [11].
Người cao tuổi thường có nhiều chân răng trong miệng do sâu vỡ hết
thân răng hay hình ảnh tổn thương sâu cộng với rạn nứt, gãy vỡ ở men ngà
tích lũy dần theo năm tháng.

Hình 1.7: Đặc điểm sâu răng ở người cao tuổi (st)
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Để đánh giá tình hình sâu răng, các nghiên cứu thường xem xét tỷ lệ
người mắc và chỉ số SMT trung bình mỗi người trong cộng đồng. SMT là chỉ
số không hoàn nguyên khi áp dụng tiêu chí chẩn đoán sâu răng khi khám theo
tiêu chuẩn của WHO năm 1997: sâu răng là tổn thương không hoàn nguyên
và tổn thương chỉ được ghi nhận là sâu răng khi khám thấy có lỗ sâu. Tiêu
chuẩn xoang sâu được quy định theo WHO năm 1997: là rãnh trũng trên mặt
nhai, ngoài, trong gọi là sâu khi mắc thám trâm lúc thăm khám, ấn thám trâm
vào với lực vừa phải kèm với các dấu chứng sâu răng khác như sau: đáy
xoang mềm; có vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng; có thể dùng thám trâm
cạo đi ngà mềm ở vùng xung quanh. Trong đó vùng đục do mất khoáng mà
chưa có ngà mềm vẫn được kể là răng lành mạnh.
Chỉ số SMT nói lên số răng sâu trung bình ở mỗi cá thể bao gồm răng
sâu chưa được xử lý, răng sâu đã được hàn và răng mất do sâu.


14

Kết quả SMT của một số quốc gia được ghi nhận theo bảng sau:
Bảng 1.1. Tình hình sâu, mất, trám và chỉ số SMT qua một số
nghiên cứu trên thế giới
Tác giả
Douglass C.W

và Cs,
New England
US[21]
Chirstensen J.
và Cs,
Jerysalem
Denmark[22]
Finland

Năm

Tuổi

n

T.số
còn
răng

Tỷ lệ
%
Sâu

1993

≥70

1151

718


36,0

0,6

1997

65-74

1006

784

-

2,3

1999

75+

293

-

62,9 1,96

Mất

Trám


SMT

-

18,5

-

19,2

6,0

27,5

-

-

-

Bảng 1.2. Tình hình sâu, mất trám và chỉ số SMT qua một số nghiên cứu
tại Việt Nam
Tác giả

Năm

Tuổi

n


2002

≥45

999

2007

>60

2007

>65

Tỷ lệ

Sâu

Mất

Trám

SMT

89,7

2,10

6,6


0,2

8,90

400

98,6

2,73

6,78-

0,03-

14,7

0,11

-

61

1,77

-

-

%


Trần Văn Trường ,
Lâm Ngọc Ấn,
Việt Nam [3]
Hoàng Tử Hùng [12]
Trần Thanh Sơn [13]

13,19
-

Theo thống kê của WHO 2005 [24], tỷ lệ sâu thân răng và chân răng
của người cao tuổi đều ở mức cao:
- Các nước phát triển, SMT ở mức 22 – 35 [25],[26].


15

- Nghiên cứu của WHO trên người độ tuổi 65-74 ở Madagascar 2004
[27] chỉ số SMT là 20,2, trong đó trung bình răng sâu không được điều trị ở
mức cao (S = 5,3), trung bình răng sâu được điều trị rất thấp (T = 0,4).
- Theo điều tra răng miệng toàn quốc lần thứ 2 tại Trung Quốc năm
2002 [28], trên đối tượng người ≥ 65 tuổi, SMT = 12,4.
- Theo nghiên cứu của Phạm Văn Việt năm 2004 trên địa bàn Hà Nội, tỉ
lệ sâu răng của người tuổi ≥60 là 55,06% với số trung bình răng sâu là 1,76;
trung bình một người có 10,73 răng mất và 0,12 răng được hàn; giá trị SMT là
12,6 và có 9,76% người sâu chân răng [4].
- Theo nghiên cứu của Lâm Kim Triển trên 199 đối tượng người cao
tuổi tại viện dưỡng lão TP.HCM năm 2014, tỷ lệ sâu răng là 97,9%, trung
bình có 2,07 răng bị sâu trong nhóm tuổi 60 – 74 và 2,47 răng sâu trong nhóm
tuổi trên 75; trung bình SMT ở nhóm tuổi 60-74 (13,55) thấp hơn nhóm tuổi

trên 75 (17,51); tỷ lệ sâu chân răng là 43,4%, trong đó nhóm tuổi 60-74 cao
hơn nhóm tuổi trên 75 [14].
- Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Phượng năm 2011 trên 229 đối tượng
NCT đến khám tại bệnh viện RHM Trung Ương TP.HCM, tỷ lệ sâu răng
chiếm 76,3% với trung bình SMT-R là 14,64; trung bình có 1,97 chân răng
sâu [15].
Từ những kết quả nghiên cứu về tình trạng SMT ở người cao tuổi tại
những quốc gia thuộc các châu lục khác nhau chúng ta có thể thấy: tình trạng
có răng sâu, mất răng do sâu và nhất là răng sâu chưa được trám ở người cao
tuổi có trị số rất cao.
1.2.2. Tình trạng mất răng.
1.2.2.1 Nguyên nhân gây mất răng ở người cao tuổi
Người cao tuổi có thể mất răng do nhiều nguyên nhân như: sâu răng,
bệnh vùng quanh răng, bệnh lý xương hàm, chấn thương... Tuy nhiên, hai


16

nguyên nhân thường gặp nhất là do sâu răng và bệnh nha chu. Trong những
năm gần đây, tình trạng vệ sinh răng miệng của người dân đang tốt lên cộng
với việc điều trị bảo tồn hiệu quả hơn, người ta khảo sát thấy tỷ lệ mất răng do
viêm quanh răng đang giảm dần xuống. Chính vì thế, sâu răng cùng với các di
chứng của nó được nhìn nhận như là nguyên nhân chính gây mất răng [4].
1.2.2.2. Hậu quả của mất răng đối với người cao tuổi [16],[17],[18]
Mất răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, tùy số lượng và vị trí
mất răng mà gây ảnh hưởng ở nhiều phương diện với các mức độ khác nhau.
- Ảnh hưởng đến các răng còn lại: Khi răng mất mà không được phục
hồi, các răng còn lại cũng bị ảnh hưởng như bị xô lệch, trồi lên, thòng
xuống...dẫn đến tăng nguy cơ bệnh nha chu và rối loạn khớp cắn.
- Khó khăn trong việc ăn nhai: Mất răng dẫn đến lực nhai giảm sút, gây

khó khăn trong vẫn đề tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này dẫn
đến nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa ở người cao tuổi tăng cao hơn bình
thường.
- Phát âm khó khăn, đặc biệt khi mất nhóm răng cửa.
- Xương hàm bị thoái hóa và tiêu dần. Kích thước chiều cao và chiều
rộng của sống hàm giảm, trường hợp nặng sống hàm hàm trên gần như phẳng
với vòm hầu, sống hàm dưới ở ngang bằng với sàn miệng gây khó khăn cho
việc đeo hàm giả.
- Ảnh hưởng đến thẫm mỹ: Do mất răng, tiêu xương hàm, các cơ nhai,
cơ bám da mặt thoái hoá, dẫn đến những thay đổi ở vùng mặt, miệng: má xệ
xuống, hóp lại, rãnh mũi - má rõ nét hơn, mặt mất cân xứng hai bên, môi xập
xuống...làm khuôn mặt trông già sớm hơn.
- Đau vùng khớp thái dương hàm và cơ nhai: khi mất răng, sự tác động
lực lên các răng còn lại sẽ thay đổi, hậu quả có thể gây loạn năng khớp thái
dương hàm, đau mỏi hàm, mỏi cơ cổ...


17

- Gây tâm lý bi quan, chán nản, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Hình 1.8. Hậu quả mất răng đối với người cao tuổi (st)
1.2.2.3 Phân loại mất răng
Mất răng được phân làm hai loại chính: đó là mất răng từng phần và mất
răng toàn bộ. Người ta ước tính có khoảng trên 65.000 kiểu mất răng ở trên
một cung hàm. Vì vậy, cần phải có phân loại mất răng từng phần cụ thể để dễ
dàng áp dụng được trong lâm sàng.
Có nhiều cách phân loại mất răng của nhiều tác giả khác nhau như:
Kennedy, Applegate, Kourliandsky, Bailyn, Skinner... Trong số đó, cách phân
loại mất răng của Kennedy được nhiều người sử dụng nhất.

 Phân loại mất răng của Kennedy [19]
Edward Kennedy đưa ra cách phân loại mất răng từng phần đầu tiên vào
năm 1923. Ông phân ra làm 4 loại mất răng từng phần:
- Loại I: mất răng sau hai bên, không còn răng giới hạn xa.
- Loại II: mất răng sau một bên, không còn răng giới hạn xa.
- Loại III: mất răng sau một bên, còn răng giới hạn xa.
- Loại IV: mất răng phía trước, đi qua đường giữa.
Trong bốn loại căn bản trên, chỉ có loại IV không có biến thể còn ba loại
kia đều có biến thể.


18

Ngoài bốn loại trên, còn có 2 loại đặc biệt được xếp trong trường hợp
mất răng gần toàn bộ:
- Loại V: Mất răng một bên trên một đoạn rất rộng, chỉ còn 1, 2 răng hàm.
- Loại VI: Mất răng hai bên trên một đoạn rất rộng, chỉ còn lại 1, 2 răng
chia đôi hai đoạn mất răng.
Ưu điểm cách phân loại mất răng của Kennedy :
- Dễ nhận biết loại mất răng.
- Gợi ý được kiểu thiết kế hàm giả cho từng loại mất răng.
1.2.2.4. Hệ số chịu lực
Theo Kourliandsky, người ta coi khi nhai thức ăn thường chỉ nhai bằng
một nửa sức chịu đựng của răng hay một răng khỏe mạnh luôn dự trữ một lực
bằng chính lực nhai của nó.
Khi xương ổ răng tiêu 1/4 thì lực dự trữ giảm 25%.
Khi xương ổ răng tiêu 3/4 thì lực dự trữ hết. Có nghĩa là răng đó không
mang thêm được một lực nào nữa.
Khi thiết kế cầu răng, để tính số lượng răng trụ, từ trước đến nay chúng
ta sử dụng bảng tính lực của OKCMAN [19].

Bảng 1.3. Bảng hệ số chịu lực của OKCMAN
Răng số
Hàm trên
Hàm dưới

1
2
1

2
1
1

3
4
4

4
3
3

5
3
3

6
5
5

7

5
5

8
2
3

Cách tính hệ số nhai: Đếm số răng mất của bệnh nhân, sau đó lấy 100 trừ
đi hệ số tương ứng của răng. Trong đó:
 Nếu mất một răng thì coi như mất luôn răng đối diện cùng tên.
 Những răng có chỉ định nhổ thì coi như không có.
 Hiệu lực nhai được chia ra làm 4 mức:
Còn 0% - 25%


19

Từ 25% - 50%
Từ 50% - 75%
Còn trên 75%
1.2.2.5. Tình hình nghiên cứu tình trạng mất răng
Tình hình mất răng khác nhau theo dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ,
châu lục...và cũng tuỳ thuộc vào tình hình tuổi thọ của dân số.
Bảng 1.4. Tình hình mất răng qua một số nghiên cứu
Tác giả
Luan W.M
và Cs
Cautley A.J
và Cs
Douglass

C.W và Cs

Quốc gia

Năm

Tuổi

n

544

Số

Mất

trungb

toàn

ình

bộ

13,5

11,0

Beijing Chinese [28]


1989

60

Mosgiel New Zealand [29]

1992

75

815

18,2

37,6

New England US [30]

1993

70

1151

18,5

37,6

Nhìn chung, số liệu điều tra dịch tễ học về mất răng toàn bộ cũng như số
răng mất trung bình mỗi người thuộc châu Á là thấp hơn so với các nước

thuộc châu Âu, châu Úc và châu Mỹ. Các nghiên cứu cũng cho thấy: tình
trạng mất răng tăng dần theo chiều tăng của tuổi và có liên quan tới một số
yếu tố nhân khẩu - xã hội học. Hiện nay mất răng vẫn còn là vấn đề răng
miệng của người cao tuổi. Mặc dù trong những thập niên gần đây, người ta
thấy số răng tự nhiên còn lại có tăng lên, số người mất răng toàn bộ có giảm.
Theo kết quả điều tra quốc gia (1989 - 1990) so với điều tra 1985 - 1986 ở Mỹ
cho thấy: số người mất răng toàn bộ ở độ tuổi ≥ 70 đã giảm từ 46,3% còn
37,6%. Số người còn 20 răng trở lên tăng từ 20,3% lên 28,0%.. Cũng tại Mỹ,
Mandel I.D. (1996) cho biết số mất răng toàn bộ là 38,1% ở nhóm tuổi 55 - 64
trong vòng chưa đầy 30 năm đã giảm còn 15,6%.


20

1.3. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng
1.3.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chất lượng cuộc sống liên quan
sức khỏe răng miệng
1.3.1.1. Một số khái niệm
Để hiểu được khái niệm “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
răng miệng” cần phân biệt các khái niệm sau đây: chất lượng cuộc sống
(CLCS) và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCS-SK).
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa chất lượng cuộc sống là “nhận thức
của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống dựa trên hệ thống văn hóa và
nguyên tắc nơi họ đang sống, liên quan tới mục tiêu, mong đợi, tiêu chuẩn và
mối quan tâm của bản thân người đó” [33].
Nói một cách đơn giản CLCS là cảm nhận chủ quan của một người là
hạnh phúc hay bất hạnh về những mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống.
CLCS là một khái niệm rộng bao gồm sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý,
các mối quan hệ xã hội và mối liên quan của một cá nhân với môi trường
sống của họ.

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (CLCS-SK) là mức độ khỏe
mạnh của một người về thể chất, tinh thần và xã hội bị ảnh hưởng bởi bệnh tật
hay việc điều trị bệnh. CLCS-SK là một phần của CLCS và việc đo lường
CLCS-SK là nhằm nắm bắt CLCS trong bối cảnh sức khỏe và bệnh tật [34].
Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng (CLCS-SKRM) là
một khái niệm tương đối mới nhưng đã phát triển nhanh chóng trong hai thập
kỉ gần đây. Cũng giống như CLCS-SK là một thành phần của CLCS, CLCSSKRM là một thành phần của CLCS-SK, được WHO định nghĩa là “một cấu
trúc đa chiều phản ánh sự thoải mái của một người khi ăn, ngủ và tham gia
vào các mối quan hệ xã hội; lòng tự trọng, sự hài lòng của họ đối với sức
khỏe răng miệng của mình” [34]. Mô hình lý thuyết của CLCS-SKRM theo


21

Sischo và Broder có sự kết hợp của các yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, tâm lý
và văn hóa [35].
1.3.1.2. Tầm quan trọng của chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng
miệng
Nâng cao chất lượng cuộc sống là một mục tiêu trọng tâm của các hệ
thống chăm sóc y tế, phản ánh trong các chính sách được phát triển bởi WHO.
CLCS là một kết quả quan trọng của chăm sóc răng miệng. Phần lớn các tranh
luận về chăm sóc răng miệng là để phục hồi và duy trì sự thoải mái, chức năng
và thẩm mỹ răng miệng, ít liên quan việc điều trị các bệnh đe dọa cuộc sống.
Vì vậy, thông tin về sự ảnh hưởng của điều trị răng miệng trên CLCS là một
nhu cầu chưa được thừa nhận. Các phương pháp đo lường sức khỏe răng miệng
truyền thống không để ý đến nhận thức và cảm nhận của con người cũng như
ảnh hưởng của răng miệng trên chúng [36].
Về cơ bản, người ta thường sử dụng các phương pháp đo lường sức
khỏe răng miệng lâm sàng khách quan để đánh giá SKRM của cá nhân hay
cộng đồng. Tuy nhiên, phương pháp đo lường SKRM truyền thống này không

thích hợp để đánh giá nhu cầu SKRM của cộng đồng hoặc để có thể thiết lập
các dịch vụ chăm sóc SKRM do chúng cung cấp ít thông tin về những tác
động của sức khỏe răng miệng. Hiện nay các nhà lập chính sách chăm sóc sức
khỏe răng miệng cho rằng một phương pháp đo lường SKRM thật sự có ý
nghĩa khi ghi nhận không chỉ vấn đề lâm sàng của sức khỏe răng miệng, mà
còn ghi nhận ảnh hưởng của những vấn đề này trên cuộc sống của con người,
qua đó có thể lập được các chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng và hiệu
quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng [36].


22

1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe
răng miệng
Về cơ bản, có hai loại đo lường CLCS-SKRM, đó là thang đo tổng quát
và bộ câu hỏi nhiều mục về CLCS-SKRM [37].
Thang đo tổng quát, còn được gọi là thang đo một chỉ báo, là phương
pháp đánh giá CLCS-SKRM dựa trên câu trả lời cho một câu hỏi duy nhất.
Những câu trả lời rất đơn giản và phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả
các phạm trù xã hội. Ví dụ, đối tượng được hỏi: “ông/bà có thể chỉ ra mức độ
hài lòng về sức khỏe răng miệng của mình như thế nào?”. Những câu trả lời
được thực hiện một cách chung chung, trên năm thang điểm khác nhau, từ
“hoàn toàn hài lòng” đến “hoàn toàn không hài lòng”. Phương pháp này đơn
giản, có thể áp dụng trên quy mô lớn, ngay cả trong khảo sát quốc gia và các
chương trình sức khỏe răng miệng cộng đồng. Ngoài ra, thang đo này được
dùng để xác nhận giá trị của bộ câu hỏi nhiều mục [36].
Bộ câu hỏi nhiều mục là phương pháp đánh giá CLCS-SKRM dựa trên
câu trả lời cho nhiều câu hỏi trong một bộ câu hỏi. Các câu hỏi này được thiết
kế để hỏi về các khía cạnh cụ thể trong CLCS-SKRM, ví dụ: các câu hỏi về
chức năng ăn nhai, phát âm; các câu hỏi về cảm giác đau/khó chịu và những

câu hỏi khác về mặt giao tiếp xã hội... Vì vậy, phương pháp này đánh giá toàn
diện hơn về CLCS-SKRM và được sử dụng rộng rãi, không chỉ trong nghiên
cứu dịch tễ mà còn trong thực hành lâm sàng nhằm: xác định các vấn đề sức
khỏe răng miệng ưu tiên; tạo điều kiện thông tin liên lạc quốc tế; hỗ trợ các
quyết định lâm sàng; giám sát các thay đổi/đáp ứng với điều trị [31].
Các bộ câu hỏi được công nhận, có giá trị và đáng tin cậy trong đo
lường CLCS-SKRM tại Hội nghị quốc tế lần đầu về đo lường SKRM [38].
Tác giả (năm)

Bộ câu hỏi đo lường CLCS-


23

SKRM
Atchison và Dolan (1990)
Strauss và Hurt (1993)

Chỉ số đánh giá SKRM tổng
quát GOAI
Chỉ số tác động nha khoa (DIP)

Slade và Spencer (1994)

Chỉ số tác động SKRM (OHIP)

Adulyanon và Sheiham (1996)
Locker và Miler (1994)
Kress (1996)
Leao và Sheiham (1996)

Cornell (1997)
Dolan và Gooch (1991)
Gherumpong, Tsakos (2004)

1.1.1.1.

Tác động răng miệng lên sinh
hoạt hàng ngày (OIDP)
Chỉ số tình trạng SKRM chủ
quan (SOHIS)
Chỉ số đo lường CLCS-SKRM
(OHQoL)
Tác động nha khoa lên hoạt
động hàng ngày (DIDL)
Đánh giá CLCS-SKRM (OHQoL)
Chỉ số sức khỏe răng miệng
Rand (DHQ)
Tác động của SKRM lên sinh
hoạt hàng ngày của trẻ em (ChildOIDP)

Chỉ số tác động sức khỏe răng miệng (Oral Health Impact Profile-

OHIP)
Năm 1994, Slade và Spencer giới thiệu bộ câu hỏi chỉ số tác động sức
khỏe răng miệng - OHIP gồm 49 câu hỏi (OHIP-49) [39]. Chỉ số này được
xây dựng với mục đích cung cấp một phương pháp đo lường toàn diện về rối
loạn chức năng, tính không thoải mái và bệnh tật do các vấn đề răng miệng
gây ra. OHIP liên quan với bệnh răng miệng và ba lĩnh vực chức năng (xã hội,
tâm lý và thể chất), đại diện cho 4 trong 7 lĩnh vực chất lượng cuộc sống do
Patrich và Bergner đề nghị [40].

1.3.2.2. Mô hình lý thuyết và cấu phần OHIP


24

Các nội dung trong OHIP được xây dựng trên nền tảng mô hình của
Locker 1988 về sức khỏe răng miệng. Mô hình này xác định 7 lĩnh vực mà
sức khỏe răng miệng tác động lên cuộc sống của một người như sau:
1- Giới hạn chức năng như khó khăn khi ăn nhai, phát âm...
2- Đau thực thể như đau răng, đau nướu
3- Không thoải mái về tâm lý: cảm thấy lo lắng, không thoải mái...
4- Thiểu năng về thể chất: phải thay đổi chế độ ăn, phát âm không rõ ràng...
5- Thiểu năng về tâm lý: giảm khả năng tập trung, bối rối...
6- Thiểu năng về xã hội: ngại tiếp xúc với người khác
7- Tàn tật: mất khả năng làm việc có hiệu quả.
Mô hình này dựa trên phân loại của WHO, qua đó ảnh hưởng của bệnh
được phân theo cấp bậc, từ các dấu hiệu bên trong cơ thể đến các dấu hiệu
bên ngoài của một cá thể (ví dụ ảnh hưởng đến vai trò trong xã hội như công
việc) [40].
Bảy lĩnh vực này được thu thập thông qua một bộ câu hỏi gồm 49 câu
hỏi, mỗi người tham gia được hỏi về mức độ thường xuyên mà họ đã trải qua
cho các vấn đề răng miệng trong một khoảng thời gian nhất định trước đó.
Các mức trả lời cho mỗi câu hỏi cùng với điểm số từng mức như sau: “0”:
không bao giờ, “1”: hiếm khi, “2”: Thỉnh thoảng, “3”: khá thường xuyên, “4”:
rất thường xuyên.
Trong hơn 20 bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan sức
khỏe răng miệng được sử dụng trên toàn thế giới, bộ công cụ OHIP được sử
dụng nhiều nhất đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi, trong đó bộ công cụ
OHIP-14 là bộ công cụ tóm tắt của bộ gốc OHIP-49, được cho là có nhiều ưu
điểm trong áp dụng và rút ngắn thời gian phỏng vấn trên đối tượng người cao

tuổi và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới [41].


25

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Gerritsen A. E. và Nguyễn Thị Châu
Thoa trong thử nghiệm áp dụng bộ công cụ OHIP-14VN trong đó có hiệu
chỉnh phù hợp với ngôn ngữ Việt Nam cho thấy OHIP-14VN có cấu trúc phù
hợp với tính giá trị và độ tin cậy chấp nhận được để áp dụng cho các nghiên
cứu ở Việt Nam.
1.3.2.3. Tính toán điểm số OHIP-14VN
Để tính toán điểm số OHIP-14VN, ta sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
để đánh giá tần suất các hoạt động bị ảnh hưởng bởi tình trạng SKRM (0:
chưa bao giờ; 1: hiếm khi; 2: Thỉnh thoảng; 3: Thường xuyên; 4: rất thường
xuyên). Tổng điểm OHIP-14 cho mỗi người sẽ dao dộng từ 0 đến 56 điểm.
Điểm càng cao cho thấy CLCS-SKRM càng thấp.
1.3.3. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan SKRM sử
dụng bộ câu hỏi OHIP – 14
1.3.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của Rodakowska sử dụng phương pháp điều tra cắt
ngang trên 178 người trên 55 tuổi sống một mình tại một phòng khám nha
khoa cộng đồng Bialystk ở Đông Bắc Phần Lan, được phỏng vấn trực tiếp
theo bộ câu hỏi OHIP-14 cho kết quả trung bình điểm OHIP-14 là 17,6 ±
14,3, điểm trung bình ở nam là 13 ± 13,7, ở nữ là 17 ± 14,7, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê theo giới [43].
Nghiên cứu của tác giả Inukai M năm 2010 tại Tokyo Nhật bản, sử
dụng bộ câu hỏi OHIP-14 phỏng vấn trực tiếp trên 489 bệnh nhân mất răng
từng phần, cho kết quả điểm số trung bình OHIP-14 là 13,0 ± 9,1 [44].
Tại phía Nam Brazil năm 2013, tác giả Silva A. E. R đã tiến hành
nghiên cứu trên 438 người trên 60 tuổi điều trị tại Family Health Units

trong khu vực thành thị, sử dụng bộ câu hỏi OHIP-14 cho thấy điểm số
trung bình OHIP-14 là 9,1 ± 10,6, và các tác động chính của SKRM lên


×