Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

NHẬN xét một số đặc điểm HÌNH THÁI của NHÓM RĂNG TRƯỚC hàm TRÊN ở học SINH TUỔI từ 15 đến 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 89 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội, các bộ môn
cùng các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, trang bị kiến thức và phương
pháp học tập nghiên cứu khoa học trong thời gian qua. Các thầy cô đã hỗ trợ
cho em rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo và toàn thể
các em học sinh trường THPT Chu Văn An - Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ và
giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Võ
Trương Như Ngọc, người đã luôn theo sát, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn tạo mọi
điều kiện hỗ trợ, động viên giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành đề tài.
Tác giả
Trần Đức Trinh


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu và kết quả thu được là do bản
thân tôi trực tiếp thu thập một cách khách quan và hoàn toàn trung thực.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu


tham khảo của luận văn.

Tác giả

Trần Đức Trinh


iii

CHỮ VIẾT TẮT
CW (cervical width):

Chiều rộng vùng cổ răng.

CPW (contact point width):

Chiều rộng răng giữa hai điểm tiếp xúc.

EW (eye width):

Kích thước của mắt theo chiều ngang.

ICD (inner canthal distances):

Khoảng cách hai khóe mắt trong.

IW (incisal width):

Chiều rộng răng vùng rìa cắn.


MW (mouth width):

Chiều rộng của miệng.

Max (Maximum)

Giá trị lớn nhất.

Min (Minimum)

Giá trị nhỏ nhất.

NW (nose width):

Chiều rộng của mũi.

r:

Hệ số tương quan tuyến tính.

X:

Giá trị trung bình.

SD:

Độ lệch chuẩn.

p:


Mức độ khác biệt.


iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1 Giải phẫu hình thái ngoài của răng phía trước hàm trên..............................3
1.1.1 Răng cửa giữa.....................................................................................3
1.1.2 Răng của bên......................................................................................5
1.1.3 Răng nanh...........................................................................................6
1.2 Mối tương quan giữa kích thước các răng phía trước với các kích thước
trên khuôn mặt.......................................................................................................8
1.2.1. Hình dạng của răng cửa giữa..............................................................9
1.2.2 Tương quan giữa kích thước răng.....................................................13
1.2.3. Tương quan giữa kích thước răng với kích thước trên khuôn mặt.....16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........19
2.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................19
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................19
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................19
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................19
2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu...........................................................................20
2.2.4 Biến số nghiên cứu..........................................................................21
2.2.5 Công cụ nghiên cứu..........................................................................22
2.2.6 Kỹ thuật thu thập thông tin...............................................................22
2.2.7 Đo đạc trên mẫu răng........................................................................29
2.2.8 Đo đạc trên ảnh kỹ thuật số...............................................................33

2.2.9 Sai số và cách khắc phục...................................................................34
2.2.10 Đạo đức nghiên cứu........................................................................36


v

2.2.11 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................38
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................38
3.2 Đặc điểm hình thái và kích thước các răng phía trước...............................40
3.3 Tương quan giữa kích thước răng và các kích thước trên khuôn mặt.....51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................57
4.1 Đặc trưng chung của nhóm nghiên cứu và các phương pháp đo.............57
4.1.1 Tỷ lệ nam nữ.....................................................................................57
4.1.2 Phương pháp đo................................................................................57
4.2 Đặc điểm hình thái của của nhóm răng trước..............................................61
4.3 Mối tương quan giữa kích thước các răng phía trước với các kích thước
trên khuôn mặt.....................................................................................................66
4.4 Hạn chế nghiên cứu............................................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................71
KIẾN NGHỊ....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kích thước gần xa và chiều cao các răng cửa theo Wheeler..........8
Bảng 2.1 Tương quan chiều cao của răng và chiều ngang để đảm bảo thẩm mỹ 16

Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu.................................................................21
Bảng 3.1 Hình thái răng cửa giữa hàm trên theo phân loại của Ibrahimagié.....40
Bảng 3.2 Kích thước gần xa các răng tại vị trí đường vòng lớn nhất...........41
Bảng 3.3 So sánh kích thước gần xa các răng tại vị trí đường vòng lớn nhất
theo giới........................................................................................42
Bảng 3.4 So sánh kích thước gần xa các răng tại vị trí đường vòng lớn nhất
theo hai nhóm tuổi........................................................................43
Bảng 3.5 Kích thước gần xa các răng tại vị trí cổ răng đo từ hai đỉnh của
nhú lợi...........................................................................................44
Bảng 3.6 So sánh kích thước gần xa các răng tại vị trí cổ răng đo từ hai đỉnh
của nhú lợi theo giới.....................................................................45
Bảng 3.7 So sánh kích thước gần xa các răng tại vị trí cổ răng đo từ hai
đỉnh của nhú lợi theo hai nhóm tuổi.............................................45
Bảng 3.8 Kích thước chiều cao chiều cao thân răng lâm sàng.....................46
Bảng 3.9 So sánh chiều cao thân răng lâm sàng cửa theo giới.....................47
Bảng 3.10 So sánh chiều cao thân răng lâm sàng cửa theo hai nhóm tuổi.....47
Bảng 3.11 Chỉ số rộng thân răng bằng chiều gần xa chia cho chiều cao........48
Bảng 3.12 So sánh chỉ số rộng thân răng bằng chiều gần xa chia cho chiều
cao của các răng theo giới.............................................................48
Bảng 3.13 So sánh chỉ số rộng thân răng bằng chiều gần xa chia cho chiều
cao của các răng theo nhóm tuổi...................................................49
Bảng 3.14 Tỷ lệ vàng bằng chiều rộng gần xa răng cửa bên chia cho chiều
rộng gần xa răng cửa giữa.............................................................50


vii

Bảng 3.15 Trung bình tổng các kích thước ngang ở vị trí đường vòng lớn nhất
các răng trước hàm trên hàm trên và các kích thước trên khuôn
mặt theo giới.................................................................................51

Bảng 3.16 Trung bình tổng các kích thước ngang ở vị trí đường vòng lớn nhất
các răng trước hàm trên hàm trên và các kích thước trên khuôn
mặt theo nhóm tuổi.......................................................................52
Bảng 3.17 Tỷ lệ tổng kích thước ngang của hai răng cửa giữa ở vị trí lớn nhất
với các kích thước trên khuôn mặt và hệ số tương quan..............53
Bảng 3.18 Tỷ lệ tổng kích thước ngang của bốn răng cửa ở vị trí lớn nhất với
các kích thước trên khuôn mặt và hệ số tương quan.....................54
Bảng 3.19 Tỷ lệ tổng kích thước ngang của sáu răng cửa ở vị trí lớn nhất với
các kích thước trên khuôn mặt và hệ số tương quan.....................55
Bảng 3.20 Tỷ lệ khoảng cách liên răng nanh với các kích thước trên khuôn
mặt và hệ số tương quan...............................................................56
Bảng 4.1 So sánh kích thước gần xa lớn nhất của răng với kết quả của
Hoàng Tử Hùng.............................................................................62
Bảng 4.2 So sánh kích thước gần xa lớn nhất của răng với kết của các
nghiên cứu khác............................................................................63
Bảng 4.3 So sánh kích thước gần xa lớn nhất của răng với kết của các
nghiên cứu khác............................................................................63
Bảng 4.4 So sánh chiều cao của răng với kết của Hoàng Tử Hùng.............64
Bảng 4.5 So sánh kích thước gần xa lớn nhất của răng với kết của R.C.Wheeler.65
Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của Nagham H Kassab.. 66
Bảng 4.7 So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các tác giả khác.......67


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1

Ba hình dạng của răng theo Leon William...................................10


Hình 1.2

Các hình dạng răng cửa giữa hàm trên theo Ibrahimagié.............12

Hình 1.3

Tỷ lệ vàng trong các răng của giữa, răng cửa bên và răng nanh......14

Hình 1.4

Tỷ lệ phần trăm tỷ lệ vàng theo Snow..........................................15

Hình 2.1

Máy ảnh Nikon D90. Ống kính Nikon 18 - 105mm F3.5-5.6......22

Hình 2.2

Bố cục chụp ảnh nghiên cứu........................................................24

Hình 2.3

Đầu ở tư thế tự nhiên khi nhìn phía bên.......................................24

Hình 2.4

Chụp ảnh nghiên cứu....................................................................25

Hình 2.5


Ảnh mặt thẳng..............................................................................25

Hình 2.6

Các điểm mốc trên ảnh mặt thẳng................................................26

Hình 2.7

Vật liệu lấy khuôn và đổ mẫu răng...............................................27

Hình 2.8

Máy trộn Alginat ROMATIX.......................................................27

Hình 2.9

Khuôn răng sau khi lấy.................................................................28

Hình 2.10 Mẫu răng nghiên cứu....................................................................28
Hình 2.11 Thước trượt Mitutoyo 530-312 sản xuất tại Nhật Bản.................29
Hình 2.12 Đo kích thước đường vòng lớn nhất.............................................30
Hình 2.13 Đo chiều cao thân răng lâm sàng..................................................32
Hình 2.14 Đo khoảng liên răng nanh ở đỉnh múi..........................................32
Hình 2.15 Đo kích thước trên ảnh mặt thẳng bằng Autocard 2008...............34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức hấp dẫn trên khuôn mặt như một thuộc tính vật lý quan trong trong

xã hội hiện đại. Thẩm mỹ khuôn mặt không chỉ là mối quan tâm của ngành
răng hàm mặt mà còn có các ngành khác: hội họa, điêu khắc, phẫu thuật thẩm
mỹ… Khuôn mặt hấp dẫn có thể định nghĩa như một trang thái cân bằng và
hài hòa giữa các nét trên khuôn mặt và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Người Hy lạp cổ coi vẻ đẹp là sự hài hòa, tỉ lệ cân đối, sự đối xứng, sự nhịp
nhàng và sự giống nhau. Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt và nghiên
cứu vẻ đẹp đã trở thành vấn đề cần thiết của xã hội [1]. Sự liên quan của thẩm
mỹ khuôn mặt trong nha khoa đã được sự chú ý rất lớn trong thời gian gần
đây. Một nụ cười đẹp bao gồm nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm hình thái
của nhóm răng hàm trên, đặc biệt là nhóm răng cửa phía trước [2], [3], [4],[5].
Việc khảo sát đánh giá một số đặc điểm và hình thái của răng tự nhiên
sẽ tìm ra được đặc điểm hình thái, kích thước cho từng cá thể riêng biệt trong
những trường hợp cần phục hình cho những răng đã mất [6]. Và tìm ra được
kích thước trung bình đặc trưng cho một nhóm quần thể nghiên cứu. Có nhiều
phương pháp khảo sát đặc điểm hình thái và kích thước khác nhau như đo đạc
trực tiếp, đo đạc gián tiếp qua việc lấy khuôn, đo đạc qua ảnh chụp.
Các răng trước có tầm quan trọng rất lớn về thẩm mỹ ví chúng luôn
được trông thấy khi ăn, nói và các cử chỉ biểu lộ sắc thái tình cảm của con
người, đặc biệt là các răng phía trước hàm trên[7]. Trong làm phục hình người
ta luôn chú ý đến kích thước và vị trí các răng phía trước hàm trên [2],[6],[8],
[9]. Nghiên cứu về kích thước các răng phía trước bằng phương pháp lấy
khuôn và đo đạc gián tiếp và nghiên cứu các kích thước khác trên khuôn mặt
bằng đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hóa. Từ đây đưa ra


2

mối tương quan giữa kích thước các răng phía trước với với chiều rộng của
mũi, khoảng cách của hai khóe mắt trong, chiều rộng của miệng ở tư thế nghỉ.
Những kiến thức về đặc điểm hình thái và mối tương quan về các kích thước

là những điều thiết thực trong công việc hàng ngày của mỗi nha sĩ để tiến
hành các kỹ thuật điều trị, phục hồi lại thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng
của bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét một
số đặc điểm hình thái của nhóm răng trước hàm trên ở học sinh tuổi từ 15
đến 17” với mục các tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm hình thái thân răng của nhóm răng trước
hàm trên ở học sinh tuổi từ 15 đến 17 tại trường THPT Chu Văn
An, Ba Đình, Hà Nội năm 2012.
2. Mô tả sự tương quan giữa một số kích thước ngang của nhóm răng
phía trước hàm trên với một số số đo của khuôn mặt trên ảnh chụp
chuẩn hóa.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Giải phẫu hình thái ngoài của răng phía trước hàm trên.
Các răng cửa và răng nanh tạo thành một nhóm đặc biệt gọi là nhóm
răng phía trước. Nhóm răng phía trước có tầm quan trọng rất lớn về thẩm mỹ,
đặc biệt là nhóm răng phía trước hàm trên, vì chúng luôn được trong thấy khi
ăn, nói và các cử chỉ biểu lộ sắc thái của con người… Chúng còn đóng vai trò
quan trọng trong phát âm và chức năng cắt thức ăn để chuẩn bị cho quá trình
nhai [7], [10].
1.1.1 Răng cửa giữa.
Là răng lớn nhất trong nhóm, mặt ngoài gần như phẳng giữa thân răng
và rìa cắn, mặt trong có hình cái xẻng và cingulum. Có ba dạng hình thái cơ
bản là vuông, tròn và tam giác [7],[10].
- Nhìn từ phía ngoài.
+ Mặt ngoài lồi nhiều ở phần ba cổ răng, phần ba giữa và phần ba cắn

khá phẳng, có ba thùy.
+ Thùy gần và thùy xa sấp xỉ nhau và lớn hơn thùy giữa. Các rãnh phân
thùy rất cạn mờ dần và mất hẳn ở 1/3 cổ răng. Thân răng có dạng hình thang,
đáy lớn ở rìa cắn, điểm lồi tối đa gần ở phần ba cắn, điểm lồi tối đa xa ở phần
ba cắn nối với phần ba giữa.
+ Góc cắn gần khá vuông, góc cắn xa hơi tròn, đường viền gần khá thẳng
đường viền xa hơi cong. Đường cổ răng là một cung tròn lồi về phía chóp.
- Nhìn từ phía trong.
+ Đường viền giống như mặt mặt ngoài lật ngược lại. Các gờ bên gần,
gờ bên xa và cingulum là những yếu tố giải phẫu nổi bật làm cho mặt trong
răng cửa có hình cái xẻng.


4

+ Cingulum ở phía lợi nhô cao ở phần ba cổ răng.
+ Các gờ bên giảm dần độ cao khi đi từ phía cổ răng đến rìa cắn. Ở
ranh giới giữa hõm lưỡi và các gờ bên có các rãnh gờ bên cạn hoặc sâu. Riêng
gờ bên xa khi đi đến phần ba giữa có một chỗ gập phía gần để hòa nhập vào
rìa cắn. Có một hoặc nhiều hố lưỡi thường ở các rãnh cingulum – hõm lưỡi và
cingulum – gờ bên.
+ Đường cổ răng ở mặt trong là một cung tròn lồi về phía chóp có bán kính
nhỏ hơn đường kính cổ răng mặt ngoài. Đỉnh của cổ răng hơi nghiêng về xa.
- Nhìn từ phía gần.
+ Thân răng có hình tam giác đáy ở phía cổ răng, đường viền ngoài
cong lồi đều đặn, đường viền trong có dạng hình chữ S. Điểm lồi tối đa ngoài
và trong ở phần ba cổ răng.
+ Đường cổ răng ở phía gần là một cung hơi nhọn lõm về phía rìa cắn,
độ cao của cung này lớn nhất so với tất cả các răng khác, đo được từ 3 – 4
mm. Mặt lồi gần nhất ở phần ba rìa cắn, nơi có điểm tiếp giáp gần, phần còn

lại khá phẳng hoặc hơi lõm phía cổ răng.
- Nhìn từ phía xa.
Giống mặt gần lật ngược lại có hai yếu tố đặc trưng là. Đường cổ răng
phía xa ít lồi hơn và gờ bên xa dày hơn và thiên về phía trong nhiều nên che
khuất phần lớn mặt trong và gờ bên gần.
- Nhìn từ phía rìa cắn.
+ Đường viền có hình tam giác, đáy là đường viền phía ngoài, đỉnh ở
phía trong, nơi lồi nhất của cingulum. Mặt ngoài hơi lồi và khá đều đặn từ gần
đến xa, nhìn thấy rõ ba thùy và hai rãnh cạn.


5

+ Phía trong, đỉnh tam giác hơi thiên về phía xa vì đường viền xa trong
ngắn hơn đường viền gần trong. Mặt trong thấy các chi tiết giải phẫu: gờ bên,
cingulum, các rãnh, hõm lưỡi, hố lưỡi…
1.1.2 Răng của bên.
Răng cửa bên hàm trên có hình thể gần giống với răng cửa giữa hàm
trên vì nó bổ sung chức năng và hình thái thẩm mỹ cho răng cửa giữa. Các
kích thước khác của răng cửa bên đều nhỏ hơn răng cửa giữa [7],[10].
- Nhìn từ phía ngoài.
+ Mặt ngoài có hai rãnh dọc chia mặt này thành ba thùy. Thân răng của
bên trông tròn hơn răng cửa giữa. Bờ cắn cong lồi nhẹ, chỗ lồi nhất thiên về
phía gần nối với đường viền gần và đường viền xa tạo thành các góc, góc gần
khá tròn và góc xa tròn.
+ Đường viền gần cong, đỉnh của đường cong ở phần ba cắn nối với
phần ba giữa. Điểm lồi tối đa gần ở phần ba cắn nối với phân ba giữa, điểm
lồi tối đa xa ở phần ba giữa.
- Nhìn từ phía trong.
Trông tương tự răng cửa giữa nhưng các gờ bên thường kém rõ hơn,

hõm lưỡi kém sâu hơn răng của giữa.
- Nhìn từ phía gần.
+ Tương tự mặt ngoài của răng cửa giữa nhưng nhỏ hơn. Khoảng rộng
trong ngoài kém 1mm so với răng cửa giữa.
+ Đường cong cổ răng lõm về phía rìa cắn nhưng ít mở rộng hơn. Nhìn
từ mặt bên thấy rìa cắn dầy hơn răng cửa.
- Nhìn từ phía xa.
+ Tương tự như răng cửa giữa nhìn từ phía xa nhưng gờ bên kém nổi hơn.
+ Đường cong cổ răng lõm về phía rìa cắn sâu hơn mặt gần 1mm.


6

- Nhìn từ phía rìa cắn.
+ Trông tròn hơn răng cửa giữa, đường viền hình trứng, trục dài chạy
theo hướng gần xa.
+ Mặt ngoài lồi hơn răng cửa giữa và đều đặn từ gần đến xa, khá đối
xứng. Mặt trong không khác nhiều so với đường viền mặt ngoài khi nhìn từ
phía cắn của răng cửa giữa.
+ Chỗ lồi nhất ở phia trong hơi thiên về phía xa.
1.1.3 Răng nanh.
Răng nanh là những răng đơn lẻ chỉ có một răng trên mỗi phần tư hàm,
nằm ở bốn góc của hai cung răng và được coi là nền tảng cửa cung răng, giúp
nâng đỡ cơ mặt và góp phần tăng thêm thẩm mỹ cho khuôn mặt. Răng nanh là
răng ổn định nhất trên cung răng, với chân răng dài và khỏe nhất so với các
răng khác, chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Răng nanh có chức năng
hướng dẫn vận động của hàm dưới sang bên. Với vị trí nằm giữa nhóm răng
cửa và nhóm răng cối nhỏ, răng nanh thể hiện hình thái và chức năng như một
răng chuyển tiếp từ răng cửa tới răng hàm [7],[10].
- Nhìn từ phía ngoài.

+ Đường viền gần cong lồi, điểm tiếp giáp gần nằm ở phần ba cắn nối với
phần ba giữa. Đường viền xa cong lồi nhiều hơn, điểm tiếp giáp xa ở phần ba
giữa hơi thiên về phía cắn. Cả đường viền gần và đường viền xa hội tụ mạnh về
phía cổ răng để tạo thành đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp.
+ Bờ cắn có một múi với đỉnh nhọn đặc trưng, đỉnh múi thiên về phía
gần. Nhìn toàn thể bờ cắn chiếm khoảng một phần ba, có thể xấp xỉ một nửa
chiều cao thân răng. Gờ múi gần ngắn hơn và ít xuôi hơn, gờ múi xa dài hơn
và xuôi hơn. Góc cắn gần rõ, góc cắn xa tròn. Mặt ngoài có gờ ngoài chạy từ
đỉnh đến cổ răng.
+ Nếu vạch một đường theo đỉnh gờ ngoài, đường này nghiêng về phía
gần từ cổ răng đế đỉnh múi và chia thân răng làm hai nửa. Nửa gần của mặt
ngoài nói chung lồi, trừ ở lõm gần. Nửa xa hơi lõm ở phần ba cổ răng.


7

- Nhìn từ phía trong.
+ Thấy cingulum thường khá lớn đôi khi nhô lên như một múi nhỏ ở
phần ba cổ răng. Giữa mặt trong có một gờ chạy từ phía cắn của cingulum
đến đỉnh múi, có thể đứt đoạn do một vùng lõm ở khoảng giữa.
+ Gờ bên gần và gờ bên xa nổi rõ, có hai lõm dọc giữa ba gờ. Thường các
hõm này sau khi các chi tiết lồi rõ ràng và ngược lại, khi đó mặt trong phẳng.
- Nhìn từ phía gần.
+ Răng nanh có hình chêm, kích thước lớn nhất ở vùng cổ phần ba cổ
răng, đầu nhọn hình chêm là đỉnh múi. Theo chiều trong ngoài, răng nanh là
răng dầy nhất trong các răng phía trước.
+ Đường viền ngoài cong lồi, điểm lồi tối đa ở phần ba cổ răng, từ điểm
đó đường viền ngoài uốn nhẹ gần như thẳng tới đỉnh múi. Đường viền trong
từ phía cổ răng đến phía cắn, lồi nhiều ở cingulum, hơi lõm ở phần ba giữa
thân rồi tiếp tục lồi cho tới đỉnh múi. Cả đường viền ngoài và trong hội tụ về

phía cắn để tạo nên một đỉnh múi khá dày. Gờ bên gần rõ, chỗ nối giữa gờ
múi gần bên tạo thành một bờ vai rõ.
+ Đường cổ răng cong lồi về phía cắn với độ nhô ca khoảng 2,5mm.
- Nhìn từ phía xa.
+ Nhìn từ phía xa răng nanh hàm trên giống nhìn từ phía gần có thể
phân biệt bởi một số đặc điểm sau.
+ Gờ bên xa nổi rõ hơn, đường cổ răng cong ít hơn, lõm dọc ở chân
răng sâu hơn.
- Nhìn từ phía rìa cắn.
+ Thân răng trông không đối xứng giữa phần gần và phần xa, kích
thước ngoài trong lớn hơn kích thước phía gần và phía xa. Đỉnh múi răng
thiên về phía gần và phía ngoài.


8

+ Nếu kẻ một đường chia đôi cingulum và qua đỉnh múi, sẽ thấy: Nửa
gần hẹp hơn theo chiều gần xa nhưng lồi theo chiều ngoài trong. Nửa xa lớn
hơn theo chiều gần xa.
+ Có ba thùy rõ (gần, giữa, xa) giới hạn bởi hai lõm dọc ở mặt ngoài.
Thùy giữa nhô cao và lớ nhất. Các gờ cắn gần và xa nghiêng nhẹ từ đỉnh múi
về phía lưỡi hòa nhập với các gờ bên gần tương ứng ở phía trong.
Bảng 1.1 Kích thước gần xa và chiều cao các răng cửa
theo Wheeler [10].
Kích thước (mm)

Răng cửa giữa

Răng cửa bên


Răng nanh

Cao thân răng

10,5

9,0

10,0

Gần xa thân răng

8,5

6,5

7,5

Gần xa cổ răng

7,0

5,0

5,5

1.2 Mối tương quan giữa kích thước các răng phía trước với các kích
thước trên khuôn mặt.
Vấn đề thẩm mỹ và chức năng luôn là mối quan tâm rất lớn của các
bệnh nhân có điều trị nha khoa. Để đạt được thẩm mỹ và chức năng tốt cho

bệnh nhân là một thách thức rất lớn của các bác sỹ răng hàm mặt ở nhiều
chuyên ngành khác nhau. Một nụ cười đẹp là một thành phần quan trọng của
thẩm mỹ và điều này vượt xa có hàm răng trắng và thẳng [3],[11]. Nhưng nụ
cười cũng cần được theo tỷ lệ tương ứng với phần còn lại của khuôn mặt [12].
Tỷ lệ của các cấu trúc khuôn mặt và mối quan hệ giữa các phép đo mặt và
răng tự nhiên có thể được sử dụng như một hướng dẫn để đạt được điều này.
Nghiên cứu về mối tương quan với các kích thước trên khuôn mặt nhằm đưa
ra một số kích thước, chỉ số phù hợp tại thời điểm nghiên cứu, áp dụng thực
tiễn trên lâm sàng, góp một phần nhỏ vào kho tàng nhân chắc học... Một trong
những khía cạnh khó khăn nhất trong quá trình lựa chọn của các răng phía


9

trước hàm trên ở những bệnh nhân làm phục hình tháo lắp toàn hàm, bệnh
nhân phục hình thẩm mỹ… Nghiên cứu về mối tương quan giữa răng và các
kích thước trên cung hàm nhằm giúp trong các chuyên ngành phục hình
nhanh chóng tìm được mối tương quan của các răng phía trước với các răng
phía sau, nhằm giúp trong phục hình, chỉnh hình răng mặt, nha chu xác định
được mối tương quan giữa các răng phía trước và các răng phía sau.
1.2.1. Hình dạng của răng cửa giữa.
Khi một người cười trung tâm thu hút sự chú ý là các răng cửa hàm
trên, đặc biệt là răng cửa giữa hàm trên, do vị trí và kích thước nên nó chiếm
ưu thế hơn các răng khác [13]. Mối quan hệ giữa hình dạng răng và khuôn
mặt đã được phân tích cho mục đích thẩm mỹ và các khai thác thương mại
khác [14]. Trong những trường hợp cần phục hình lại những răng cửa đã mất,
hình dạng răng thường được chọn có hình dáng ngược lại so với khuôn mặt,
có 4 loại khuôn mặt, bầu dục, vuông, tam giác và hỗn hợp [8]. Các nghiên
cứu vẫn chưa thống nhất có mối tương quan giữa hình dáng của răng cửa giữa
với khuôn mặt đảo ngược.

- Cuối thế kỷ XIX Dalbey và Wavrin nhận thấy có sự mật thiết giữa
hình thái răng cửa giữa hàm trên với khung xương mặt. Các ông đã chỉ ra ba
loại hình dạng răng cửa giữa hàm trên mà chúng ta sẽ thừa nhận là: hình
trứng, hình vuông và hình tam giác [15]. Dựa trên những nhận xét của Dalbey
và Wavrin tác giả Nelson đã tập hợp những dấu hiệu nêu rõ mối quan hệ giữa
hình thái thân răng cửa giữa hàm trên với cung răng, khuôn mặt đó là bộ ba
Nelson (Triade de Nelson). Ông cho rằng nếu ta chụp ảnh của một chiếc răng
cửa giữa hàm trên của người nào đó đem phóng đại cho vừa bằng kích thước
mặt người ấy thì đường viền quanh thân răng cửa phù hợp với khuôn mặt từ
trán đến cằm, nó cũng trùng với hình dáng cung răng.
- Năm 1913 Leon William nghiên cứu nhân trắc học hơn 1.000 hộp sọ
tại trường Đại học Georgia ông đã tìm thấy có ba hình dạng của răng cửa giữa


10

hàm trên đó là: hình vuông, hình trứng và hình tam giác [16]. Ông quan sát
thấy rằng những phác thảo của khuôn mặt, khi đảo ngược, có thể tương ứng
với hàm răng cửa giữa hàm trên, kết quả trong thẩm mỹ mong muốn. Vì vậy
được gọi là “lý thuyết hình thái học” về sự phù hợp dạng của khuôn mặt và
các hình dạng răng cửa giữa hàm trên. Lý thuyết này mặc nhiên công nhận
và phổ biến nhất cho sự lựa chọn răng giả khi làm phục hình. Nó được đề
cập ở hầu hết các sách giáo khoa phục hình răng giả trên thế giới. Nhiều tác
giả đồng ý với lý thuyết này, nhưng một số nghiên cứu vẫn không chấp
thuận [16].

Dạng ô van

Dạng vuông


Dạng tam giác

Hình 1.1 Ba hình dạng của răng theo Leon William [16].
- Năm 1925 Clapp cho rằng các đường viền của răng cửa giữa hàm trên
trong mặt phẳng phía trước có thể được phân thành bốn hình dạng chính: hình
chữ nhật, hình tam giác, hình tròn và hình trứng. Ông cho rằng để đảm bào
thẩm mỹ và hài long cho bệnh nhân thì nên chọn răng cửa giữa có hình dạng
đảo ngược so với khuôn mặt [17].


11

- Ủng hộ “lý thuyết hình thái học” của William, House và Loop (1996)
cho rằng cửa giữa hàm trên dựa trên phác thảo của khuôn mặt khi đảo ngược
tập trung vào các viền gần,xa và viền lợi. Hệ thống các ông đưa ra dựa trên ba
hình thức chính (vuông, ô van và hình tam giác), cùng kết hợp với nhau tạo ra
sáu hình thức là (vuông-thon, ngược-thon, hình ô van-hình vuông, hình ô vanthon, hình ô van-đảo ngược-thon và vuông-đảo ngược-giảm dần) [15].
- Năm 1988 Philip Sellen và Daryll Jagger đã nghiên cứu trên 50 đối
tượng người da trắng ở độ tuổi từ 20 đến 31 để đánh giá 5 yếu tố thẩm mỹ là:
Hình dạng khuôn mặt, hình thể răng cửa giữa, hình dạng cung răng, hình dạng
vòm miệng và sự sắp xếp các răng hàm trên. Kết quả của Philip và Daryll cho
rằng mối tương quan giữa ba yếu tố hình dạng khuôn mặt, hình dạng răng cửa
giữa hàm trên và hình dạng cung răng là không đủ lớn để bổ trợ cho bộ ba
thẩm mỹ của Nelson [18].
- Năm 2001 Ibrahimagié và cộng sự đã xem xét lại “lý thuyết hình thái
học” của William bằng cách kiểm tra 2.000 đối tượng trong độ tuổi từ 17 đến
24 tuổi. Ông đo đạc trên mặt ở các vị trí: chiều rộng gò má, chiều rộng góc
hàm và chiều rộng hai xương thái dương. Kết quả cho thấy có ba hình dạng
chính: hình trứng 83,3%, hình vuông 9,2%, hình tam giác 7%, còn lại là hình
dạng khác. Nghiên cứu trên răng cửa giữa hàm trên đo ở 3 vị trí là: chiều rộng

vùng cổ răng, chiều rộng giữa hai điểm tiếp xúc và chiều rộng vùng rìa cắn.
Đo các kích thước này bằng mm, các sai số 0,1mm được coi là bằng nhau.
Kết quả cho thấy: hình vuông 52,9%,hình trứng 29,1% và hình tam giác
16,3%, còn lại là hình dạng khác. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ thấy có
30% mối tương quan giữa hình dáng của răng cửa giữa với khuôn mặt đảo
ngược [19].


12

Hình 1.2 Các hình dạng răng cửa giữa hàm trên theo Ibrahimagié [19]
- Năm 2011 Laith Mahmoud Abdulhadi đã kiểm tra mối quan hệ giữa
hình thái khuôn mặt đảo ngược và răng cửa giữa hàm trên ở Mã Lai và Trung
Quốc. 120 tình nguyện viên đáp ứng các tiêu chí được xác định tham gia vào
nghiên cứu. Phép đo được thực hiện trực tiếp và hình ảnh kỹ thuật số chụp


13

ảnh mặt thẳng của các đối tượng nghiên cứu. Một phân tích hình ảnh được sử
dụng để phân chia hình ảnh của khuôn mặt thành 14 đường bằng nhau từ
điểm trước nhất của cằm và đến điểm thấp nhất của mũi. Răng cửa giữa hàm
trên cũng được chia đều thành 14 đường từ cổ răng lâm sang đến vị trí rộng
nhất và tiếp xúc với răng của bên. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hình thái khuôn mặt và ngược hàm răng cửa trung tâm ở Mã
Lai và Trung Quốc. Hay nói rằng không có mối quan hệ giữa hình thái khuôn
mặt và ngược hàm răng cửa trung tâm ở Mã Lai và Trung Quốc [20].
1.2.2 Tương quan giữa kích thước răng.
Tỷ lệ vàng đã được sử dụng nhiều trong hội họa, điêu khắc, mỹ thuật…
nhiều thế kỷ qua. Tỷ lệ vàng đã được mô tả bởi các Pytago trước công nguyên

thứ sáu. Người Ai Cập đã tìm thấy và thiết lập các chỉ số vàng f (1,618), như
chiều rộng của hình chữ nhật bằng 60% chiều dài. Tỷ lệ vàng được sử dụng
trong cổ kiến trúc Hy Lạp để thiết kế các Parthenon. Các khái niệm về tỷ lệ
vàng Người Hy Lạp cổ đại tin rằng có một tỷ lệ giữa kích thước lớn và kích
thước nhỏ trong thiên nhiên. Bản vẽ cổ điển của Leonardo De Vinci về cơ thể
con người thì các tỷ lệ này là khoảng 1,61803:1,0 đó là phần nhỏ hơn khoảng
chiếm 62% kích thước của phần lớn hơn [6]. Khái niệm về tỷ lệ vàng rất dễ
dàng để hiểu, ứng dụng của nó thì rễ nhưng để chứng minh thì thật là phức
tạp. Tỷ lệ vàng của toán học biểu thị tỷ lệ nhỏ hơn để một lớn hơn. Chiều dài
tương đương với tỷ lệ lớn hơn chiều dài với tổng chiều dài. Tỷ lệ này là bình
đẳng đến 0,618 hoặc 1,6186.
- Năm 1978 Levin đã ứng dụng tỷ lệ vàng trong nha khoa thẩm mỹ
ông ta cho rằng có tồn tại một mối quan hệ giữa vẻ đẹp trong tự nhiên và
toán học và cùng một nguyên tắc được áp dụng trong thiết kế chiều rộng của
răng trước hàm trên [21].


14

Hình 1.3 Tỷ lệ vàng trong các răng của giữa, răng cửa bên và răng nanh [21].
- Preston vào năm 1993 đã nghiên cứu sự tồn tại của vàng tỷ lệ trong
răng tự nhiên và thấy rằng chỉ có 17% chiều rộng các răng cửa bên hàm trên
là tỷ lệ vàng với chiều rộng của răng cửa giữa hàm trên. Không có tỷ lệ vàng
chiều rộng răng cửa bên với răng nanh hàm trên. Ông đề xuất tỷ lệ Preston, đó
là, chiều rộng của răng của bên hàm trên bằng 66% chiều rộng của răng cửa
giữa hàm trên. Chiều rộng của răng nanh hàm trên bằng 55% chiều rộng của
của răng cửa giữa hàm trên khi nhìn từ phía trước [22].
- Phần trăm tỷ lệ vàng do Snow nói rằng chiều rộng của răng cửa giữa
hàm trên bằng 25% khoảng cách liên răng nanh khi đo từ vị trí ngoài nhất của
răng nanh trên bên này sang vị trí ngoài nhất của răng nanh ở phía bên đối

diện khi nhìn từ phía trước. Chiều rộng của răng cửa bên hàm trên và răng
nanh phải là 15% và 10% [23].


15

Hình 1.4 Tỷ lệ phần trăm tỷ lệ vàng theo Snow [21].
- Năm 2000 Stephen Rosenstiel và Ward đề xuất xem xét tầm quan
trọng của chiều dài của răng trong việc xác định chiều rộng của răng trước
hàm trên. Trong trường hợp răng cửa giữa có chiều cao thân răng lâm sàng
lớn, để mong muốn có một nụ cười thẩm mỹ tốt thì phần trăm chiều rộng của
răng cửa bên và răng nanh sẽ nhỏ. Trong trường hợp chiều cao thân răng lâm
sàng nhỏ thì phần trăm chiều rộng của răng cửa bên và răng nanh sẽ lớn.chiều
rộng ít hơn răng cửa bên và răng nanh là mong muốn cho một nụ cười thẩm
mỹ để tỷ lệ chiều rộng là ít hơn, trong khi trong trường hợp của "nhỏ" có kích
thước trung tâm răng cưa răng, chiều rộng lớn hơn của răng cửa bên và răng
nanh là mong muốn do đó tỷ lệ chiều rộng là hơn [24].


16

Bảng 2.1 Tương quan chiều cao của răng và chiều ngang
để đảm bảo thẩm mỹ [24].
Chiều cao thân răng lâm sàng

% chiều ngang cần có để đảm bảo

của răng phía trước

thẩm mỹ

62%
66%
70%
75%
80%

Rất cao
Cao
Trung bình
Ngắn
Rất ngắn

- Năm 2005 Wolfart và cộng sự đánh giá sự hấp dẫn của những thay đổi
kích thước răng cửa giữa hàm trên. Sử dụng máy tính và đo đạc trên ảnh kỹ
thuật số chuẩn hóa. Tỷ lệ chiều rộng và chiều dài được đánh giá là hấp dẫn
nhất trong khoảng 75-85% [25] Trong nghiên cứu của Hasanreisoglu điều tra
về dân số Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ chiều rộng và chiều cao của răng trước hàm trên
ở cả hai giới là 76-86% tỷ lệ có cao hơn một chút so với Wolfart [2]. Còn
trong nghiên cứu của Fereydoun Parnia và cộng sự điều tra ở 100 người I-ran
kết quả tương tự như kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi Wolfart.
Tỷ lệ chiều rộng và chiều cao trung bình là 82% [26].
1.2.3. Tương quan giữa kích thước răng với kích thước trên khuôn mặt.
- Năm 1917 Wilson đưa ra “chỉ số mũi”, chiều rộng của mũi có tương
quan với chiều rộng của hai răng nanh và là một chỉ số cho chiều rộng các
răng phía trước nhằm giúp phục hồi lại các răng phía trước trong những
trường hợp làm hàm giả toàn bộ [27].
- Theo Lee năm 1962 khoảng cách giữa hai cánh mũi bằng khoảng cách
giữa hai đỉnh nhọn của răng nanh. Theo Justi, tổng kích thước chiều ngang
của 6 răng trước bằng 1/5 tổng khoảng cách giữa hai lồi củ hàm trên và hai
tam giác hậu hàm hàm dưới [8].



17

- Kern năm 1967 cho thấy rằng các phép đo chiều rộng mũi chênh lệch
trong khoảng 0,5 mm so với tổng chiều rộng của 4 răng của trên [28].
- Smith năm 1975 nghiên cứu cho thấy. Mũi không phải là một hướng
dẫn đáng tin cậy để lựa chọn hoặc sắp xếp các răng phía trước trong việc làm
hàm giả toàn bộ [29].
- Puri và cộng sự 1972 kết luận rằng có sự khác biệt chiều rộng của
mũi và chiều rộng hai răng nanh ở nam giới là 1,08 mm và ở nữ giới là
0,62 mm [30].
- Lê Gia Vinh 1985 nghiên cứu về kích thước các bộ phận của mặt trên
1000 thanh niên Việt Nam dân tộc kinh độ tuổi từ 18 đến 25 [31].
+ Khoảng trung bình cách hai đầu mắt: 3,8 ± 0,4.
+ Kích thước trung bình của mắt theo chiều ngang: 3,3 ± 0,3.
+ Kích thước của mũi đo ở hai cánh mũi hai bên: 3,8 ± 0,4.
+ Kích thước của miệng đo từ khóe mép hai bên: 5,2 ± 0,4.
- Keng 1986 kết luận rằng đàn ông và phụ nữ Trung Quốc có mũi rộng
hơn và lớn hơn khoảng cách hai răng nanh [32].
- Năm 1996 M. Aleem Abdullah cùng cộng sự nghiên cứu một số phép
đo trên khuôn mặt nhân trắc học đã được đề xuất để hỗ trợ trong việc ước tính
chiều rộng tổng thể của sáu răng hàm trên trước cho bệnh nhân mất răng toàn
bộ. Kết quả chỉ ra rằng chiều rộng kết hợp của hàm trên răng trước có thể
được ước tính bằng khoảng cách hai khóe mắt trong nhân với 1,35 [33].
- Trần Thị Anh Tú (1999) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng máy ảnh kỹ
thuật số để khảo sát hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành trên 400
sinh viên trường Đại Học Y Dược và Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ
Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh kết quả kích thước ngang mũi trung bình trên hai
giới là 40 ± 3,0mm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong hai phương pháp đo

trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp qua ảnh chụp chuẩn hóa [34].


×