Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Day hoc van kinh nghiem va sang tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.08 KB, 127 trang )

Hoàng Dân
Dạy học
Kinh nghiệm & Sáng tạo
(Hởng ứng cuộc thi Sáng tạo giáo dục
do Bộ GD&ĐT công bố ngày 14 tháng 11 năm 2008)

Hà Nội, 12.2008
1
L
ời vào sách
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại trờng THCS Đống Đa, Hà Nội, Bộ GD&ĐT chính
thức công bố và kêu gọi các thầy cô giáo trên cả nớc hởng ứng cuộc thi Sáng tạo giáo dục
nhằm phát hiện, tôn vinh những cống hiến của các thầy cô giáo trong việc đổi mới phơng pháp
dạy học, nâng cao chất lợng giáo dục. Các sáng kiến của thầy cô giáo thể hiện trong giảng dạy
trực tiếp các môn học, chế tạo đồ dùng dạy học hiệu quả; cũng có thể là sáng kiến tổ chức các
phong trào, hoạt động nhằm hớng học sinh đến một môi trờng thân thiện.
Thật ra, Sáng tạo giáo dục đã có từ trớc cái mốc 14.11.2008 rất lâu rồi, lâu nh chính
lịch sử của nền giáo dục vậy. Ngày xa là ông đồ, ngày nay là thầy giáo, cách gọi tuy có
khác nhau nhng tất cả những ai tâm huyết với cái nghề dạy học theo tinh thần sinh nghệ, tử
nghệ đều thấm thía lời nhắn nhủ của Mạnh Tử: Giáo diệc đa thuật hĩ (Giáo dục cũng có
nhiều phơng pháp khác nhau)!
Trong những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo trên cả nớc từng trăn trở về một cuộc
vợt thoát khỏi những trì trệ, nhàm chán trong hoạt động dạy học hằng ngày của mình.
Cuộc vợt thoát đó có thể bắt đầu từ những việc làm cụ thể, rất nhỏ, rất thầm lặng; nhng
những hiệu quả ban đầu của nó thì thật đáng khích lệ, biểu dơng.
Cách đây khoảng hai năm, một bài văn của học sinh Hà Minh Ngọc từng gây xôn xao
c dân mạng, một bài văn của học sinh Nguyễn Thị Hậu khiến nhiều ngời rơi lệ. Cuối tháng
10 năm 2008, báo Tuổi Trẻ giới thiệu những giờ học cảm động của thầy Trần Tuấn Anh,
cách ra đề tập làm văn gói trọn yêu thơng của cô Dơng Thu Trang Dù ít hay nhiều, dù
chuẩn hay cha chuẩn thì tất cả những cố gắng đổi mới đó đều đã thực sự góp phần tạo nên
một sinh khí mới cho hoạt động dạy học.


Do thờng xuyên đợc gặp gỡ, trao đổi với những đồng nghiệp có tinh thần nh thầy Tuấn
Anh, cô Thu Trang; chẳng hạn nh thầy Đỗ Văn Thái, cô Đặng Nguyệt Anh (trờng THPT Hà
Nội Amsterdam), cô Đỗ Kim Oanh (trờng THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thầy
Nguyễn Hùng Tiến (trờng THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Lê Kim Tuyến (trờng
THCS Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (trờng THCS ái Mộ,
quận Long Biên, Hà Nội), cô Đỗ Thị ánh Tuyết (trờng THCS Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) ;
chúng tôi nảy ra ý định biên soạn một cuốn sách nhỏ nhằm tập hợp một số suy nghĩ, kinh
nghiệm, đổi mới trong hoạt động dạy học để có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bạn bè,
đồng nghiệp gần xa. ý định ấy đã trở thành một quyết tâm khi có lần, cô Đặng Nguyệt Anh đa
cho chúng tôi xem một số đề văn nghị luận xã hội, ví dụ: Những suy nghĩ của anh (chị) sau
khi đọc bài báo Chàng trai đến sau mối tình a xít/Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc
bài báo Chỉ những thanh niên đảm bảo tiêu chuẩn mới có thể là Hoa hậu Việt Nam ;
chúng tôi ghi nhận đây là những đề văn mở vừa nóng hổi hơi thở của cuộc sống, vừa rất phù
hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT; do đó có đề nghị mợn lại những tập bài làm của học
sinh để tham khảo. Kết quả cho thấy rằng học sinh rất hứng thú với các đề văn kiểu này và
điều quan trọng hơn, các em đợc tạo cơ hội để bày tỏ những quan niệm của mình về cuộc
sống, tình yêu, ớc mơ ; trong đó có cả những đòi hỏi chính đáng của tuổi trẻ học đ ờng đối
với các thầy cô giáo, với nhà trờng và xã hội. Cùng với việc thay đổi cách ra đề, cô Nguyệt
Anh còn có những sáng tạo trong tiết trả bài tập làm văn khiến cho tiết học này cũng trở nên
sinh động, thiết thực và bổ ích hơn.
Có thể nói những việc làm của các thầy cô giáo Tuấn Anh, Thu Trang, Nguyệt Anh
là những việc làm khiêm nhờng, lặng lẽ; nhng tác động tích cực của nó tới ý thức và tình cảm
của học sinh lại không hề nhỏ chút nào.
Chúng tôi nghĩ cuốn sách này ra đời sẽ giống nh một tiếng nói đồng tình, đồng cảm,
trân trọng và ủng hộ những việc làm trên của các đồng nghiệp. Rất mong tiếp tục nhận đợc
những suy nghĩ đổi mới, những kinh nghiệm và cả những ý kiến trao đổi, góp ý của bạn đọc
gần xa!
Cuốn sách gồm hai phần chính nh sau:
Phần I. Diễn đàn giáo dục
Phần II. T liệu dạy học

2
Tác giả
Phần I. Diễn đàn giáo dục
Sáng tạo là hơi thở của giáo dục
Tôi đã chọn nghề dạy học nh là cách để sống có ý nghĩa hơn và mang niềm vui đến
cho mọi ngời, đặc biệt là các em học sinh của tôi.
Tôi cũng đã chọn nghề dạy học nh là lựa chọn một nghề mà luôn có những thách thức
nho nhỏ mỗi ngày. Trớc một bài giảng mới, tôi luôn tự hỏi làm sao để học sinh có thể tiếp
nhận và phát triển những điều thú vị mà tôi muốn chia sẻ.
Gần 30 năm đứng trên bục giảng, tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về nỗi
bất hạnh, sự dũng cảm và lòng trắc ẩn, nhng không có câu chuyện nào lại hứng khởi nh những
câu chuyện về niềm vui của học sinh khi tìm đợc sự gần gũi từ thầy cô hay khi tiếp thu đợc
kiến thức mới dễ dàng nh hít thở bầu không khí trong lành.
Niềm hứng khởi đó khẳng định sự lựa chọn nghề nghiệp của tôi và khích lệ tôi tìm tòi
trong công việc giảng dạy.
Tôi nghĩ rằng sáng tạo trong giáo dục là một việc giản dị nhng cần thiết nh là hít thở
không khí mỗi ngày.
Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn giản từ việc mang đến cho học sinh nụ cời trong
những giờ học khô khan. Sáng tạo trong giáo dục là trò chuyện với các em về lòng trắc ẩn sau
những bài giảng về đạo đức, giúp các em liên tởng về việc Aristote từ hơn 2.000 năm trớc đã
đo chu vi trái đất sau những bài giảng môn hình học lớp 8.
Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy cô trở thành ngời bạn của mỗi học sinh, để
bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá.
Hãy lắng nghe lời một học sinh chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ: Em mong thầy cô nên gần
gũi hơn để mỗi khi vào lớp chúng em không cảm thấy lo sợ, hồi hộp. Mong thầy cô không nên
quá cáu gắt khi học sinh mắc phải những lỗi nhỏ Những giờ học để lại ấn t ợng sâu sắc trong
em là giáo viên dạy hay, hài hớc, lắng nghe, tôn trọng ý kiến học sinh. Bài giảng sẽ sinh động
khi thầy cô cho cả lớp thảo luận và thi đua giữa các nhóm để những giờ vật lí, toán, địa lí, giáo
dục công dân không còn khô khan nữa .
Sáng tạo trong giáo dục sẽ mang niềm vui cuộc sống và niềm khích lệ học tập vào tuổi

thơ mỗi học sinh. Sáng tạo trong giáo dục cũng đồng nghĩa với việc làm cho mỗi ngày đứng
trên bục giảng của thầy cô giáo trở nên khác lạ và có nhiều ý nghĩa hơn. Không chỉ sự xuất
hiện của thầy cô trên bục giảng mỗi ngày sẽ làm giàu tâm hồn các em học sinh, mà cả sự xuất
hiện của học sinh trong lớp sẽ làm giàu tâm hồn và cuộc sống của ngời giáo viên.
Giáo dục là gia vị quan trọng nhất cho một xã hội thành công. Tại sao? Bởi giáo dục
mang lại cho trẻ em và ngời lớn cơ hội tiếp nhận kiến thức để làm việc và nhận thức để làm
ngời. Các nhà giáo dục khắp thế giới từ lâu đã nhận thấy vai trò trung tâm của giáo dục trong
việc tạo ra những cộng đồng tràn ngập lòng nhân ái cũng nh những nền kinh tế sinh động và
phát triển.
Bởi vậy mà mỗi ngày, trong từng giờ học, trong mỗi lớp học khang trang nơi thành thị
hay nhà tranh vách đất ở miền núi xa xôi, trong phòng họp của trờng THCS Đống Đa hay của
Bộ GD&ĐT, những ngời làm giáo dục đang làm thay đổi tơng lai của đất nớc này.
(Đỗ Thị Hồng Hà, GV trờng THCS Đống Đa, Hà Nội. Bài phát biểu tại lễ phát động
cuộc thi Sáng tạo giáo dục ngày 14 tháng 11 năm 2008)
Ngời thầy cảm động
Không có những lí thuyết khô cứng, xa xôi, thầy giảng trò nghe những câu chuyện
giản dị về tình thơng của cha mẹ, chuyện trẻ con hay vùng vằng, hờn dỗi, hỗn láo với cha mẹ
và tâm sự của một ngời con khi cha mẹ đã qua đời. Và học trò đã khóc
Bài giảng hôm ấy là Xây dựng gia đình văn hoá, môn GDCD lớp 7, thầy giáo Trần
Tuấn Anh mang vào lớp những bức ảnh một ngời cha dầm ma dãi nắng, một ngời mẹ nghèo
với gánh hàng rong kiếm tiền nuôi con ăn học.
Chuyện về những bài giảng làm rơi nớc mắt học trò của thầy giáo mới ra trờng Trần
Tuấn Anh lan ra, hai giáo viên bộ môn khác cùng đến dự giờ, nghe thầy giảng cũng ngậm
3
ngùi. Những tiết dạy của thầy từ đó đợc học sinh của trờng THCS Bạch Đằng (Q.3, TP HCM)
gọi là giờ học cảm động.
Những bài giảng của Mr Giản dị
Dạy bài Giản dị ở lớp 7, thầy đa cả lớp xem những bức ảnh chụp trẻ em ăn xin, đánh
giày. Giản dị là không đua đòi, se sua, tiêu tiền hoang phí, khi tiêu xài phải nhớ đến những
ngời nghèo khổ, không cơm ăn áo mặc. Các em đợc học ở đây, còn ngoài kia có bao nhiêu bạn

bè đồng trang lứa không đợc học hành Lớp học lắng xuống dần. Đó là tiết dạy đầu tiên
trong đời thầy giáo Trần Tuấn Anh vào năm 2007. Thầy thơng học trò, giản dị, gần gũi nh
những bài thầy dạy, mà bài nào cũng hay - đó là nhận xét của những học sinh từng học với
thầy Trần Tuấn Anh. Khi đó thầy đi dạy bằng xe đạp, học sinh lớp 7/2 yêu thơng gọi thầy
bằng biệt danh Mr Giản dị.
Giờ học bài Biết ơn môn GDCD lớp 6 (tháng 9 năm 2008), thầy mang vào hình ảnh và
câu chuyện cá chuối mẹ dùng thân mình làm mồi nhử kiến để mang thức ăn về cho đàn con.
Thầy kể hình ảnh ngời mẹ giặt áo cho con đến quá giới nghiêm bị bắt về đồn hoàn cảnh ra
đời bài hát Lòng mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Rồi những hình ảnh thai nhi từ trong bụng mẹ đến
từng giai đoạn trẻ thơ đợc mẹ cha chăm sóc, bế bồng; hình ảnh ngời mẹ với gánh hàng rong,
ngủ vỉa hè giữa trời ma lạnh; hình ảnh ngời cha dãi dầm ma nắng kiếm tiền nuôi con ăn học.
Lớp học bắt đầu có tiếng sụt sùi. Cao điểm đến đoạn âm thanh nói về tâm sự ngời con khi cha
mẹ không còn, rồi bài hát Lòng mẹ nhạc nền có tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc Lớp học vỡ oà
tiếng khóc của những cô cậu học trò lớp 6.
Chuyện của trò
Lí Trơng Kim Hoàn, học sinh lớp 6/1 kể: Hôm học bài Biết ơn vào tiết cuối buổi
sáng, đến giờ ăn tra nhiều bạn nức nở nghẹn ngào. Cả lớp đều khóc. Chiều về nhà mắt vẫn còn
sng, cha mẹ hỏi vì sao khóc, có bạn ôm chầm lấy mẹ. Cả tuần sau nhóm bạn em vẫn còn xôn
xao về bài học đó. Bữa khác, giảng bài Tiết kiệm, thầy kể câu chuyện các bạn bỏ phí cơm, mỗi
hạt cơm là công sức cha mẹ. Hôm thầy dạy bài Lễ độ, em tự nghĩ mình phải nói năng c xử
đàng hoàng hơn, không nói leo, chửi bậy. Học xong bài nào em cũng thấy mình còn khuyết
điểm, còn thiếu sót, cần phải cố gắng, sửa đổi. Bài nào thầy Tuấn Anh cũng có 3 đến 4 câu
chuyện và rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh hoạ. Vào trờng, gặp thầy giáo nào tay xách bao
bị đầy tranh ảnh và cặp loa từ lớp này qua lớp khác ai cũng biết đó là thầy Tuấn Anh. Tới giờ
của thầy, tự nhiên cả lớp háo hức, vừa thấy thầy ở cầu thang cả lớp chuẩn bị sẵn sách vở đứng
lên chờ thầy vào lớp.
Còn câu chuyện của Hải Mi, học sinh lớp 8/2 kể về những bài học thầy Tuấn Anh dạy
năm lớp 7: Dạy về Lòng yêu thơng, thầy cho cả lớp xem những hình ảnh một chú chim bị bắn
chết và đôi mắt thảng thốt của một chú chim khác đau buồn bên xác bạn mình. Loài vật còn
biết yêu thơng nhau kia mà! Lần giảng về mẹ, thầy kể chuyện về một ngời phụ nữ tật nguyền

hai lần bị cỡng hiếp sinh hai đứa con. Ngời mẹ ấy mất trí, không nhớ nổi ai là kẻ hại mình, nh-
ng vì tình thơng con, bà một mình sinh con, làm mớn nuôi con Thầy nói bạn nào quậy phá
không lo học hành tức là không biết thơng cha mẹ. Mỗi tuần chỉ có một tiết GDCD nhng thầy
giảng đợc rất nhiều điều, bài nào cũng hay, những câu chuyện của thầy thì nhớ thật lâu. Thầy
thờng cho lớp viết cảm nghĩ sau bài học, từ đó thầy hiểu đợc tâm t của các bạn. Giờ ra chơi,
thầy thờng gặp gỡ, tâm sự với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt để an ủi, động viên, khích lệ.
Từ những câu chuyện của thầy, nhiều bạn thay đổi lắm. Nhiều học sinh cá biệt trong lớp cũng
chuyển biến tích cực, siêng năng hơn. Lớp 7 có tình trạng nam nữ thích nhau. Thầy kể câu
chuyện những bạn trẻ vị thành niên yêu sớm, sinh con ra rồi bỏ rơi, những đứa trẻ trở thành
mồ côi, bụi đời. Nghe xong, nhiều bạn giật mình, mỗi ngời tự rút ra bài học cho mình. Những
lần kiểm tra 15, hầu hết thầy cho đề viết về cảm nhận bài học, không phải học thuộc lòng, chỉ
cần viết cái gì mình hiểu, rút ra bài học, cố gằng gì từ bài học đó. Môn GDCD từ đó học rất
nhẹ nhàng.
Và chuyện của thầy
Thầy Trần Tuấn Anh kể: Năm ngoái, lúc giảng về tình thơng cha mẹ cho học sinh lớp
7, mình mới ra trờng thấy học sinh khóc nhiều quá cũng sợ. Cô hiệu trởng động viên: Không
sao, cứ để các em đợc bày tỏ cảm xúc của mình!. Năm nay, dạy phần biết ơn cha mẹ, một em
nữ lớp 6 khóc rất nhiều, đến quị xuống đất khi đợc bạn dẫn đi rửa mặt. Trong bài viết cảm
4
nghĩ của mình sau đó, em tâm sự: Thầy giảng mẹ lúc nào cũng thơng con, sao mẹ em nỡ bỏ
em đi theo ba khác?. Bài giảng của mình đã gây sốc cho học sinh đó! Vậy là thêm một trờng
hợp cần đợc t vấn tâm lí riêng .
Thời còn học ĐHSP, một lần gặp những đứa trẻ ăn xin ở chùa, chàng sinh viên Trần
Tuấn Anh từng thuê bác thợ ảnh chụp những đứa trẻ ấy để dành làm t liệu bài giảng về quyền
trẻ em. Đến nay đều đặn mỗi cuối tuần, thầy vẫn lên mạng tìm ảnh và ý tởng, câu chuyện cho
các bài giảng tiếp theo. Không chỉ có hình ảnh, lời giảng, mà cần có thêm những đoạn âm
thanh. Mùa hè vừa qua, thầy quyết định trích nửa tháng lơng của mình sắm một máy MP4, hai
loa vi tính để chuẩn bị những tiết giảng cho năm học mới. Những tiết giảng của thầy bây giờ
có thêm những trích đoạn ca khúc hoặc âm nhạc. Những phút thảo luận nhóm trong giờ học có
thêm nhạc đệm tạo cảm xúc cho học sinh.

Để có bộ tranh ảnh minh hoạ, chi phí mỗi tháng cũng khoảng trên dới 500.000 đồng,
khoản chi này không nhỏ nếu so với thu nhập lơng giáo viên mới ra trờng là 1,2 triệu
đồng/tháng. Thầy xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, cha bán vé số, mẹ bán nớc giải
khát vỉa hè. Gom góp tiền lơng, tiền làm thêm buổi hai ở trờng, trừ các khoản chi phí và học
cụ, hằng tháng thầy phụ cho cha mẹ cha đến 1 triệu đồng. Cũng day dứt lắm! Nhng thầy còn
một nỗi bận tâm khác lớn hơn. Đó là những bài giảng GDCD, phải làm sao để thật sự đó là
những câu chuyện của cuộc sống, hớng các em đến những vùng trời thiện cao đẹp của cuộc
đời.
(Phúc Điền, Báo Tuổi Trẻ, số 293/2008, 25.10.2008)
Sự phá cách đầy trách nhiệm
Tôi cũng là một giáo viên của trờng Bạch Đằng, từng dự những giờ dạy của thầy Tuấn
Anh. Tuy thầy không dạy đúng hết nội dung trong bài học hay cha sử dụng các phơng pháp
dạy học mới theo chủ trơng hiện nay, hoặc nếu theo quan điểm đánh giá về việc thực hiện ph-
ơng pháp đổi mới hiện nay thì thầy vẫn còn hạn chế, nhng tôi nghĩ điều đó không quan trọng.
Quan trọng khi chúng ta đánh giá kết quả của tiết học là học sinh nhận đợc những gì, học đợc
những gì qua bài học, đừng đánh giá theo kiểu rập khuôn: phải dạy thế này, phải dạy thế kia
theo phơng pháp này, phơng pháp nọ. Phải để giáo viên tự sáng tạo PPGD để làm sao cho học
sinh hiểu bài, học tốt và hớng thiện là đạt yêu cầu. Mong từ nay việc đánh giá các tiết học phải
tuỳ đặc trng bộ môn, tuỳ sáng tạo của giáo viên, miễn là học sinh hiểu bài và biết vận dụng bài
học. Đừng đánh giá rập khuôn theo tiêu chuẩn của những phơng pháp nhiều lúc không hiệu
quả với học sinh.
(Nguyễn Hoàng Lan)
Trong thời đại ngày nay, với nhiều phơng tiện hiện đại hỗ trợ cuộc sống, việc dạy học,
nhng nhiều khi chúng ta lại quên giáo dục hay dạy các em khơi gợi lên những cảm xúc tâm
hồn, giúp tâm hồn trẻ không bị chai sạn trớc những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc sống, nhất
là những vấn đề thuộc về đạo đức gia đình hay xã hội. Những ngời làm cha làm mẹ chúng tôi
thật sự rất biết ơn những ngời nh thầy Trần Tuấn Anh. Nếu cách dạy môn GDCD của thầy đợc
nhân rộng trong các trờng học thì thật tốt, không chỉ riêng môn học này, mà là cả các môn học
khác để tạo đợc hứng thú học tập, tiếp thu một cách tự nhiên cho các em.
(Mạnh Dũng)

Là một giáo viên, đôi lúc nhìn những học trò, tôi tự hỏi: Những bài học căn bản về
làm ngời ở đâu?. Liệu chúng ta đã dạy cho các em tới nơi tới chốn về điều đó cha? Tôi thấy
chúng ta đang rất cần những bài học sinh động nh của thầy Tuấn Anh để giáo dục việc làm
ngời cho các em. Tôi biết có những ngời đi dạy cả đời nhng vẫn không có sự nghiệp gì, nhng
có ngời chỉ dạy vài năm là đã có cả một sự nghiệp. Sự nghiệp ở đây là sự nghiệp làm thầy, với
tài sản là cả một thế hệ. Thầy Tuấn Anh xứng đáng là một ngời thầy nh thế.
(Hồ Thanh Thảo)
Chịu khó tìm tòi, sáng tạo để mang đến cho học trò những bài giảng gần gũi với thực
tế và có ích trong việc giáo dục nhân cách, thầy Tuấn Anh đang làm đúng thiên chức của ngời
thầy, mặc dù cuộc sống của thầy không ít khó khăn. Tôi tôn trọng những gì thầy đang làm và
tôi biết là thầy may mắn khi đợc Ban Giám hiệu nhà trờng, đồng nghiệp hiểu và động viên với
5
cách giảng dạy khác ngời của thầy. Mà thật ra có khác ngời gì đâu, thầy chỉ dạy theo cái
tâm, mong cho học sinh nên ngời. Xin cảm ơn cái tâm của thầy.
(Nhung Hoang Mỹ)
Tôi muốn đặt câu hỏi: Nếu thầy Trần Tuấn Anh dạy theo phơng pháp chung, nghĩa là
bám sát giáo án, không có sự sáng tạo thì kết quả sẽ ra sao? Vấn đề ở đây là ng ời thầy đã
phá cách phá cách t duy cũ, phá bỏ những lối mòn. Và chính sự phá cách đầy trách
nhiệm và nhân bản này đã mang lại kết quả sâu sắc với HS.
Tôi nghĩ không chỉ môn GDCD mà ở tất cả các môn học khác, mục tiêu của giáo dục
là dạy con trẻ thành những công dân tốt cho xã hội. Với những bài văn, lịch sử, địa lí,
GDCD nếu chỉ có những thông tin học thuộc lòng thì đều vô nghĩa. Tôi cho rằng ngành giáo
dục nên xem lại điều này, bởi việc dạy làm ngời không bao giờ có thể bằng những lí thuyết
suông mà phải là sự truyền đạt về tâm hồn. Những phơng pháp rập khuôn, những kiểu mẫu
chung, những giới hạn này nọ không thể áp dụng cho những môn học cần thiết để giáo dục
các em trở thành ngời tử tế, ngời sống có ích hay có tâm hồn.
(Nguyễn Việt Vũ)
(Báo Tuổi Trẻ, 27.10.2008)
Ngời thầy có dũng khí
Tôi là một thầy giáo già, dạy cùng môn GDCD với thầy Trần Tuấn Anh. Đọc bài báo

trên, tôi cảm động đến rơi nớc mắt.
Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc đợc một bài báo tôn vinh một thầy giáo trẻ dạy môn mà
ngời ta cho rằng thầy không muốn dạy, trò không muốn học. Tôi đợc đào tạo để làm giáo
viên dạy văn, nhng sau đó vì yêu cầu tôi phải đi đào tạo lại và dạy môn chính trị, rồi GDCD
gần tròn 28 năm. Tôi đã cố gắng rất nhiều và đạt đợc một số thành tích trong hoạt động
chuyên môn, từ giáo viên giỏi cấp tỉnh đến CSTĐ cấp tỉnh, có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại
A cấp tỉnh Nh ng khi đọc bài báo trên, tôi thấy lẽ ra mọi thứ mà tôi có nên dành cho Tuấn
Anh, tôi không xứng đáng bằng.
Tuấn Anh là một thầy giáo trẻ, mới ra trờng vài năm, lơng thấp, hoàn cảnh gia đình
thật khó khăn mà mỗi tháng phải bỏ ra số tiền gần bằng nửa tiền lơng của mình để tự đáp ứng
yêu cầu giảng dạy bộ môn, tôi cho đó là một sự hi sinh vì yêu nghề và yêu học trò.
Gần đây ngành GD & ĐT đặt ra yêu cầu đổi mới PPDH. Công bằng mà nói cách làm
của Tuấn Anh nằm trong quĩ đạo của sự đổi mới đó, có thể trong cả nớc cũng có nhiều Tuấn
Anh khác đang âm thầm đổi mới Nh ng vấn đề ở đây là công tác quản lí, thanh tra chuyên
môn cha thật sự đi tiên phong trong đổi mới. Ngời ta vẫn còn cho SGK là pháp lệnh, thậm chí
là luật; SGV (hớng dẫn triển khai nội dung SGK) là nghị định (!). Thậm chí ngời ta (chuyên
viên bộ môn của các cơ quan quản lí giáo dục hoặc Ban Giám hiệu) còn yêu cầu soạn giáo án
phải chia làm mấy cột. Bộ ban hành chơng trình khung nhng ở địa phơng vẫn yêu cầu đến tuần
nào, ngày nào phải dạy bài nào Và sinh mạng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không
phải chủ yếu ở hiệu quả giảng dạy trên lớp mà nằm ở chỗ hồ sơ sổ sách cá nhân của giáo viên
đó đợc chuẩn bị nh thế nào. Cho nên để an toàn, giáo viên phải làm đúng nh chỉ đạo. Tất cả
những cái đó cũng là tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của một giáo viên. Trong điều
kiện đó mà Tuấn Anh (và những nhà giáo nh Tuấn Anh) mạnh dạn làm nh vậy, tôi cho đó là
những ngời có dũng khí và tôi thấy Tuấn Anh cha bị nhiễm bệnh thành tích. Chuyện này tôi
không bằng Tuấn Anh.
Có một thầy giáo Trần Tuấn Anh nh vậy, không thể không nói đến vai trò của Ban
Giám hiệu trờng THCS Bạch Đằng. Có thể xem đây cũng là một điểm khoán chui để rồi sẽ
có khoán 10, khoán 100 của ngành GD & ĐT trên cả nớc. Xin hoan nghênh BGH trờng
THCS Bạch Đằng.
(Lê Minh Hoàng, Tuổi Trẻ, 28.10.2008)

Đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian
Đọc bài của báo Tuổi Trẻ viết về cách dạy học môn GDCD của thầy giáo trẻ Trần
Tuấn Anh, hẳn nhiều ngời lâu nay trăn trở về chơng trình và PPDH bộ môn khô khan này đã
phải buột miệng kêu lên: Euréka!.
6
Tôi khâm phục thầy giáo Tuấn Anh vì tuổi còn trẻ mà đã biết chuẩn bị cho tơng lai dạy
học của mình bằng cách tích luỹ t liệu dạy học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trờng, những
t liệu mà nếu thiếu một sự nhạy cảm nghề nghiệp và tấm lòng nhân ái thì ngời ta sẽ lớt qua
một cách hờ hững để rồi quên đi.
Tôi khâm phục thầy giáo trẻ Tuấn Anh về cái tâm đối với học trò, muốn học trò mình
sống có tình thơng, đầy trách nhiệm với ngời thân và cộng đồng. Đây chính là phẩm chất mà
ngời ta đang ngày càng nghèo đi trong nếp sống của xã hội đang bị cuốn theo sức hút của
đồng tiền, của lợi nhuận.
Tôi khâm phục thầy Tuấn Anh vì với thu nhập 1,2 triệu đồng của một giáo viên mới ra
trờng, xuất thân trong gia đình nghèo, lại dạy một bộ môn cha ai muốn bỏ tiền ra học thêm,
mà dám bỏ ra mỗi tháng hàng nửa triệu đồng mua học cụ, chuẩn bị học liệu để làm cho bài
giảng của mình đi thẳng vào lòng học sinh. Bằng những câu chuyện thực, đợc chắt lọc từ đời
thờng, đợc minh hoạ bằng hình ảnh sinh động và âm nhạc truyền cảm, đợc truyền tải bằng tất
cả tình cảm, bài giảng của thầy Tuấn Anh đã khơi dậy ở học sinh những tình cảm thánh thiện,
những hiệu ứng sâu xa mà những câu khẩu hiệu xơ cứng đợc hô to cách mấy cũng không tạo
ra nổi.
Rất mong ngành giáo dục hãy nhân rộng sáng kiến của thầy Tuấn Anh để không chỉ
môn GDCD mà các môn khác cũng đợc giáo viên dạy với mong muốn làm cho học trò mình
sống có tình thơng và trách nhiệm với đồng loại chứ không chỉ để lên lớp và thi đậu. Rất mong
thầy cho phép các công ti sách thiết bị trờng học đợc mua lại bộ học liệu công phu của thầy
để nhân bản, bán với giá phải chăng cho các thầy cô khác cùng sử dụng.
Một thầy Tuấn Anh, rồi mời, rồi trăm, rồi ngàn vạn thầy nh Tuấn Anh, tin là sẽ nh
vậy Đó sẽ là sự hồi sinh của cả ngành giáo dục. Ng ời Palestine có câu: Ngời thầy là ngọn
nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian, thầy Tuấn Anh là một ngời nh thế đó.
(Hồ Thiệu Hùng, Tuổi Trẻ, 28.10.2008)

Vĩ thanh 1
* Thành đoàn TP. HCM khen thởng thầy giáo Trần Tuấn Anh
Báo Tuổi Trẻ trao giải thởng Bạn đồng hành quanh tôi
Chiều 26.10.2008, đại diện cơ quan Thành đoàn TP. HCM và Quận đoàn Quận 3 đã
đến thăm gia đình thầy giáo Trần Tuấn Anh, nhân vật trong bài Ngời thầy cảm động. Chị
Trần Thị Diệu Thuý Phó bí th Thành đoàn TP. HCM đã trao bằng khen cho đoàn viên, giáo
viên Trần Tuấn Anh vì những thành tích, đóng góp trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nhân
dịp này, Thành đoàn TP tặng thầy Trần Tuấn Anh 1 triệu đồng để góp một phần chi phí hỗ trợ
thầy làm học cụ. Chị Thuý cảm ơn Ban Giám hiệu trờng THCS Bạch Đằng đã ủng hộ, động
viên, khuyến khích thầy Trần Tuấn Anh trong giảng dạy.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định trao giải thởng Bạn đồng hành quanh tôi cùng
quà tặng 7 triệu đồng cho thầy giáo Trần Tuấn Anh. Buổi trao tặng giải thởng đã diễn ra tại tr-
ờng THCS Bạch Đằng, TP. HCM chiều 30.10.2008. Đây là một cuộc gặp mặt đầy xúc động
với sự có mặt của nhiều học sinh trờng THCS Bạch Đằng. Anh Dơng Thành Truyền, phó tổng
biên tập báo Tuổi Trẻ đã trân trọng tôn vinh thầy giáo Trần Tuấn Anh với tấm lòng yêu nghề,
yêu trò đã làm nên sức sống cho những tiết học giáo dục công dân.
Đại diện học sinh trờng THCS Bạch Đằng đã chúc mừng thầy Trần Tuấn Anh, tự hào
về ngời thầy của mình. Thầy Tuấn Anh cũng cảm ơn học trò của mình: Một tiết dạy dù giáo
viên chuẩn bị kĩ đến đâu cũng rất khó thành công nếu không có sự phối hợp của học sinh. Khi
thầy đọc những dòng cảm nghĩ các em viết sau buổi học, nhiều ý tởng bài giảng đợc sinh ra,
những dòng cảm nghĩ có những mong muốn của các em chính là đóng góp của các em đối với
những tiết dạy của thầy.
(Báo Tuổi Trẻ, 31.10.2008)
Những đề văn gói trọn yêu thơng
Một học trò yêu môn văn trong bức th gửi cô giáo dạy văn của mình đã ví mình nh
một con tàu ở ngoài khơi xa, nhìn thấy ngọn hải đăng nhng chẳng biết làm gì để đợc vào bờ.
Em nói mỗi tiết học văn từ trớc đến nay, khi gấp trang sách lại thì tất cả những giá trị nhân
văn xem nh đã bỏ vào một cái hộp đợc đậy chặt nắp.
7
Và em viết về cảm giác xúc động của mình sau đó rằng tôi cảm thấy một điều gì đó

kì diệu của cuộc gặp gỡ này, khi em gặp cô giáo dạy văn mới của mình: cô Dơng Thu Trang,
GV trờng THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6 TP. HCM.
N ớc mắt học trò
Những học trò cấp III, 16, 17 tuổi của cô dờng nh bị những trang lí thuyết đặc chữ,
những bài tập nâng cao, những công thức khô khan cuốn đi trong vòng xoay học, học và học.
Với môn văn hiện nay, học trò khó mà đi hết ý nghĩa của những cảm thụ, chia sẻ, xúc
động, trân trọng, yêu thơng trong từng bài giảng, dù là của một môn học có chức năng
mở cánh cửa tâm hồn. Làm sao để kéo cô và trò tới gần nhau hơn? Làm sao khơi dậy trong
lòng trò những ý tởng, đam mê, xúc cảm để nhìn cuộc sống bằng con mắt sâu sắc hơn?
Cô Trang bắt đầu từ một đề văn: Những con đờng mang tên cha (tài liệu đính kèm) và viết
về bản thân mình: Em đã lớn lên nh thế nào?
Đề văn ấy giúp cô phát hiện nhiều điều: đối với nhiều học trò thì đây lần đầu tiên trong
suốt 17 năm lớn lên chúng có dịp nghĩ và viết về gia đình, cha mẹ mình với nhiều cung bậc
cảm xúc: tình yêu, lòng biết ơn, cũng có cả những thù hận, những giọt nớc mắt lặng lẽ. Trò
khóc, cô cũng khóc. Đó là khi cầm trên tay bài viết nguệch ngoạc hơn nửa trang giấy A4 của
T.D, một học trò to cao, đẹp trai, mà nếu không có bài tập hôm nay, cô sẽ không biết D. lớn
lên từ những bãi rác trong thành phố. Không cha mẹ, em sống với ngời bà già nua. Em viết rất
xót xa rằng: nhiều lúc em ghét bà bởi mùi hôi thối từ những đống rác, nhng có lúc em chợt
nhận ra bà là ngời đã nuôi lớn em đợc nh hôm nay từ những bãi rác hôi hám đó.
Và nếu không có đề làm văn ấy, N.H. chắc chắn sẽ không bao giờ kể cho cô giáo nghe
em là đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi trớc cửa một nhà giàu. V.T. sẽ mãi nuôi trong lòng sự thù ghét
ngời cha đã bỏ em từ khi lọt lòng, để rồi 17 năm sau quay lại đòi quyền làm cha khi em đang
sống yên ổn cùng ngời mẹ bán hàng rong. T.Q sẽ không nhận ra ngời cha làm nghề thợ hàn
của mình, không những không đáng xấu hổ, mà cái nghề vất vả, khổ cực ấy của ông chính là
điểm tựa để em ăn học thành ngời. Mỗi câu, mỗi dòng, mỗi cảm xúc đều non nớt, trong trẻo
và trung thực hơn bao giờ hết. Cô giáo đã khóc rất nhiều khi viết lời phê vào từng bài làm. Có
những lời phê chỉ vẻn vẹn ba chữ: Thơng em quá!.
Cô giúp trò khơi dậy những xúc cảm ngủ yên trong lòng mình với những đề văn hay,
kích thích những rung cảm đầu đời của trò. Thôi thúc các em nghĩ và viết, viết thật lòng, giãi
bày thật lòng và sẻ chia thật lòng. Những đề văn nh Em mong muốn gì ở thầy cô? hay Em

cần gì từ cuộc sống?, Thế nào là lòng dũng cảm? giúp cô hiểu hơn về học trò và hiểu
một cách tế nhị nhất. Hiểu và đồng cảm. Những giờ học văn bắt đầu kích thích học trò, kể cả
những học trò ban A vốn ghét cay đắng môn văn.
Giáo án tình yêu
Mỗi trang giáo án đều phải là một ý tởng mới, nếu không muốn học trò cảm thấy nhàm
chán. Những đêm khuya lặng lẽ kết nối một câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích với đời sống thực tế
hôm nay, lên kế hoạch cho những bài tập khơi gợi tính tìm tòi, sáng tạo của học trò, cô giáo
trẻ càng thấm thía sức mạnh của những trang văn trong việc dạy cách sống, cách làm ngời. Bởi
cô hiểu rằng trong mỗi học trò ngồi ngơ ngác nơi lớp học kia là cả một tâm hồn phong phú và
những tiềm năng cha đợc đánh thức. Với học trò trờng Mạc Đĩnh Chi, có lẽ cô Trang là cô
giáo đầu tiên dám bản lĩnh tuyên bố trớc lớp: Để dạy hết chơng trình đợc giao, tôi chỉ cần hai
tháng. Để dạy các em cách cảm thụ, cách sống, cách yêu thơng, tôi mới cần tới chín tháng.
Những câu chuyện về tình cha con, lòng dũng cảm, sự sẻ chia lồng vào trong bài giảng
đã làm rung động bao thế hệ học trò. Với hai bài đọc văn lớp 11 là Về thăm cố hơng của Lê
Hữu Trác và Cha tôi của Đặng Huy Trứ, cô giáo yêu cầu học trò su tầm những mẩu chuyện
về tình phụ tử. Buổi học hôm ấy, khi một bạn đứng lên đọc bài su tầm của mình mang tên
Mong ba sớm trở về, ghi lại câu chuyện của một đứa trẻ có ngời cha tù tội mong ngóng
ngày cha mãn hạn câu chuyện đã khiến cả lớp và cô giáo đều bật khóc. Có học trò sau đó
đã tâm sự thật lòng: 11 năm cắp sách đến trờng nhng em cha bao giờ khóc vào tiết văn nh
hôm nay.
Với gợi ý của cô giáo, những cuốn tập san mang tên Chân dung cuộc sống hay Tạo
thơng hiệu cá nhân, Những câu chuyện về tình phụ tử, Truyện ngụ ngôn đ ợc học trò su
tập, thể hiện và bày tỏ thái độ, xúc cảm, quan điểm của mình. Những bức ảnh gây xúc động,
8
những cánh hạc bên trong ghi lời hay ý đẹp cô su tầm đợc, những bản nhạc ấm áp nh khoan
dung, đồng cảm, động viên bao giờ cũng là phần không thể thiếu trong mỗi giáo án. Cô
khuyên trò nên viết nhật kí, nhật kí của bản thân, nhật kí lớp để ghi lại những kỉ niệm đẹp và
nhắc nhở mình sống tốt hơn. Cô su tầm những câu chuyện hay trên Internet nh Th gửi con
của Tổng thống Mĩ Abraham Lincohn, chuyện về ba cây cổ thụ, về sức mạnh của dấu chấm
câu rồi trang trí thật đẹp để tặng trò. Cô biết những món quà đó đã đ ợc dán đầy góc học tập

của học trò ở nhà nh những kỉ vật luôn đồng hành cùng các em trong những bớc đi khôn lớn.
Trong căn hộ nhỏ ở chung c Bàu Cát 2 (Tân Bình), cô Trang cho chúng tôi xem gia tài lớn
nhất của mình: hàng trăm bức th, bài kiểm tra, trang nhật kí thấm đẫm nớc mắt học trò. Nhng
với cô giáo cha tròn 30 tuổi đam mê nghiệp dạy văn này, chính gia tài ấy mới thực sự là
những tác phẩm văn học trọn vẹn và vô giá.
(Lu Trang. Báo Tuổi Trẻ, số 309/2008, 10.11.2008)
* Nhật kí học trò: Con sẽ sống tốt nh cô!
Cô Trang thơng yêu!
Vì cô Trang không chỉ là một ngời thầy tận tuỵ, cô Trang còn là một ngời mẹ yêu th-
ơng, một ngời bạn để tâm tình.
Vì cô Trang không chỉ truyền đạt kiến thức, ngôn ngữ, cô Trang còn dạy cách làm ng-
ời, cách sống, cách yêu.
Vì cô Trang không chỉ là ngời lái đò, cô Trang còn dẫn bớc vào đời và luôn dõi theo
từng bớc đi của con.
Vì tất cả những điều tốt đẹp cô Trang dành cho con, con chỉ biết nói rằng: CON YÊU
CÔ Và Sẽ SốNG TốT NHƯ CÔ!
20.11.2007
HS của cô: N. Phợng
* Diễn đàn Đổi mới phơng pháp giảng dạy
Bản lĩnh và đam mê
Mọi sự đổi mới trong giáo dục đều cùng hớng về quyền lợi của học sinh. Khi ngời
quản lí không trực tiếp giảng dạy sẽ đa ra những quyết sách không kịp thời. Vì vậy, giáo viên
đứng lớp cần linh hoạt xử lí những kiến thức từ SGK theo kiểu liệu cơm gắp mắm.
Có thể nói chúng ta giống nh một đầu bếp sẽ chế biến thức ăn theo hai đối tợng: béo
phì và suy dinh dỡng. Nh thế sẽ có cách chọn chất và lợng phù hợp. Muốn làm đợc điều
này, giáo viên cần có bản lĩnh. Mặt khác, thay đổi phơng pháp giảng dạy là vì ngời học.
Không vì bất kì phong trào phát động nào khác. Và từ nhu cầu thực tế đó, giáo viên cần nghĩ
ra những phơng thức thích hợp (tuỳ thuộc cơ sở vật chất của trờng, khả năng t duy của học
sinh và điều kiện kinh tế bản thân ). Đích đến của việc làm này là học sinh thích thú, ủng hộ,
hợp tác và tìm thấy hiệu quả.

Tôi từng dạy bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong SGK Ngữ văn 11 (chơng trình
thí điểm) vào năm học 2004-2005 chỉ với dụng cụ dạy học là đồng xu dán hai mặt hai chữ
hỏi và đáp cùng phần chuẩn bị trớc của học sinh là ghi vào mảnh giấy nhỏ đối tợng phỏng
vấn, sau đó tập trung vào một hộp. Lần lợt học sinh bốc thăm mã số bạn cùng lên, bốc thăm
đối tợng phỏng vấn và thảy đồng xu lên xem ai hỏi, ai trả lời Thế thôi mà các em cảm thấy
rất hồi hộp và hấp dẫn. Luôn có yếu tố bất ngờ. Cời nói rất vui vẻ. Và tiết học này tôi dạy
ngoài sân. Kết quả là các em vừa nắm đợc kĩ năng hỏi lẫn kĩ năng trả lời phỏng vấn.
Để làm đợc điều này, giáo viên cần có đam mê. Luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa từ
công việc. Nó là cơ sở mách bảo cho ta biết cần làm gì và làm nh thế nào để ngời học không
buồn chán và thất vọng. Nhờ suy nghĩ nhiều về công việc nên tôi có đợc sự nhạy cảm tích cực.
Khi xem phóng sự Hơng giang kí sự trên báo Tuổi Trẻ, tôi nghĩ ngay đến bài Ai đã đặt tên
cho dòng sông (Ngữ văn 12), theo dõi chơng trình Ngời xây tổ ấm trên VTV 1, tôi liên t-
ởng đến bài Chiếc thuyền ngoài xa (Ngữ văn 12) Từ đó tôi có những t liệu rất ý nghĩa cho
bài dạy mà học sinh thật sự cần đến. Vì vậy, nếu tìm mọi cách để đổi mới vì hởng ứng phong
trào thì ngời thực hiện sẽ chóng chán vì sẽ có lúc không nh ý muốn. Thuật ngữ đơng đại gọi
đây là đam mê cao áp.
9
Chúng ta hãy thực hiện đổi mới phơng pháp giảng dạy bằng đam mê dịu dàng. Biết
kiềm chế cảm xúc, buông lỏng thời gian, thấm đợm trong những gì ta làm. Làm vì bị cuốn
hút, vì chủ ý và t tởng của chính chúng ta.
Dơng Thu Trang (GV trờng THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP. HCM)
* Vĩ thanh:
Sau bài báo Những đề văn gói trọn yêu thơng (Tuổi Trẻ, 10.11.2008) viết về cô giáo
Dơng Thu Trang, chúng tôi (bản báo) đã nhận đợc nhiều sẻ chia của bạn đọc. Đặc biệt là
những học trò của cô Trang
Nhờ cô, tôi đã biết yêu th ơng
Tôi cảm thấy hạnh phúc, tự hào khi mình từng là học trò đợc cô dìu dắt, bởi vì một đứa
con trai nh tôi đã trở nên biết yêu thơng, biết quan tâm đến ngời khác và quan trọng hơn là biết
tin yêu vào cuộc sống. Tôi đã biết cời trớc những khó khăn, biết đứng dậy sau những lần vấp
ngã của mình. Bản thân môn văn vốn dĩ là thế! Đó là cách dạy những học sinh nh chúng tôi

làm ngời, trở nên sống tốt hơn, biết yêu thơng cuộc sống hơn. Nhng điều quan trọng nhất
chính là cái tâm của ngời thầy giáo.
Cô đến với chúng tôi không nh t cách của một ngời thầy mà là một ngời bạn, sẵn sàng
lắng nghe và chia sẻ. Chính vì lẽ đó mà cô hiểu chúng tôi cần gì, chúng tôi muốn tiếp thu
những gì. Chúng tôi không thể thấm đợc cái thần, cái hồn của tác phẩm nếu nh đó chỉ là
những ý tứ gạch đầu dòng mà bao năm nay ngời thầy nào cũng dạy nh thế, bởi vì có ý thì có
điểm. Tôi khâm phục cô khi có đôi lúc cô chấp nhận cháy giáo án để chúng tôi có thể giải
trình hết tất cả ý tứ mới mà chúng tôi khám phá từ tác phẩm với một cái nhìn mới của lớp trẻ.
(Min. Học trò lớp 12C1 của cô Dơng Thu Trang)
Và rồi cô đến, thế giới ấy dần thay đổi
Tôi thấy mình thật sự may mắn khi là một học trò của cô Dơng Thu Trang. Quả thật,
chính cô là ngời đã mang niềm yêu thích môn văn trở lại lớp 12A6 chúng tôi. Trong suốt ba
năm học cấp 3, chỉ có năm lớp 12 là tôi cảm thấy giờ văn thật sự thú vị, thật sự đáng học. Cô
Trang nh một cô tiên đã khơi lại nguồn cảm hứng thích học môn văn ngày nào của chúng tôi.
Với cô, học văn không chỉ để biết đến nội dung trong sách, biết đến các nhân vật trong
tác phẩm, mà còn phải liên tởng tới cuộc sống thực tế. Với cô, dạy học không chỉ là dạy theo
chơng trình đợc giao, tìm cách dạy cho xong, cho hết; mà là dạy sao cho học trò có thể cảm
nhận đợc trọn vẹn nội dung bài học. Điều tôi yêu thích từ cách dạy của cô chính là những đề
tập làm văn nghị luận xã hội, những đề rất lạ và thiết thực nh: Em cần gì từ cuộc sống? Lễ
chào cờ đặc biệt Một điều nữa là cách viết những lời phê của cô. Bài tập làm văn đầu tiên
của tôi, ngoài những lời nhận xét về nội dung, cô còn nhận xét cả cách trình bày, cô nhận xét
thế này: Lần sau em viết chữ Lời phê lên trên nha!. Từ trớc tới giờ, cha có giáo viên nào
nhận xét nh thế cả.
Tôi vẫn còn nhớ nh in ngày cuối cùng đợc học chung với cô. Ngày đó trời không ma
nhng tôi cứ ngỡ nh ma vì cả lớp tôi với 47 thành viên đều khóc do xúc động với những lời
nhắn nhủ đầy yêu thơng của cô. Tôi nhớ cô đã nói câu này: Sau này nếu tụi em có gặp vấn đề
gì thì cứ liên lạc với cô nha. Dạ, cô ơi, chúng em sẽ nhớ lời cô dặn, sẽ mãi mãi không bao giờ
quên đâu, cô ơi!
(Tô Ngọc Diễm)
* Vĩ thanh 2:

Tại buổi toạ đàm Đổi mới phơng pháp dạy học do báo Tuổi Trẻ và Sở GD&ĐT TP.
HCM tổ chức ngày 17 tháng 11 năm 2008, cô Dơng Thu Trang tâm sự: Môn văn vốn không
phải là lựa chọn của nhiều học sinh thi khối A, B. Vì thế, trớc tiên, tôi nói với các em: kiến
thức văn học giống nh công cụ để các em biết ứng xử, giao tiếp tốt, điều đó cần thiết đối với
các em trong bất cứ tình huống nào. Tôi cũng nói với các em tất cả các môn học đều để phục
vụ con ngời, mà cái đáng quí nhất của mỗi con ngời là đời sống tâm hồn. Văn học sẽ giúp
chúng ta đi sâu để hiểu điều đó.
Cũng tại buổi toạ đàm, báo Tuổi Trẻ đã trao giải Bạn đồng hành quanh tôi cho cô
giáo Dơng Thu Trang, gồm giấy chứng nhận và 7 triệu đồng.
Một bài văn gây xôn xao c dân mạng
10
Đề bài:
Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em.
Bài làm:
Bản chất của thành công.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải
chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách
nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có đợc một cuộc sống giàu sang, đợc mọi ngời nể phục?
Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có
những ngời đạt đợc thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bớc vào bếp, nấu những món ăn mà mẹ
thích nhân ngày 8 3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì
lại ngả sang màu đen cháy. Nh ng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cời. Bởi vì hai bố con không thể
thành công trên chiến trờng bếp núc, nhng lại đã thành công khi tặng mẹ đoá hồng của
tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quí giá, hạnh phúc ấy long lanh in
trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình th-
ờng đợc. Từ nhỏ cậu đã nuôi ớc mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu
bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và cha bao giờ đợc chính thức ra sân. Nhng
đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xa, với bao nghị lực

và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ớc mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy,
liệu có mấy ngời đạt đợc?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao sĩ tử buồn rầu khi biết mình trở thành tử sĩ. Hai
bảy điểm, cao thật đấy. Nhng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra
không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào
đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa
vẹn nguyên của các kì thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã đợc đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé
nghèo với bài văn tả lại mẹ ngời phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cởu bé viết về một ngời
mẹ với mái tóc pha sơng, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhng dịu hiền và ấm áp. Câu kết
luận rằng: bà ngoại là ngời mẹ ngời phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc
đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở
đó chất chứa tình yêu thơng của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào,
tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trớc, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị
trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhng có một thành công khác, lặng thầm
mà lớn lao, đó là chiến thắng của một ngời cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học.
Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gơng mặt vốn đã chịu nhiều đau khổ. Và ngày con trai
đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học của một ngời cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại u gần hai mơi năm trớc.
Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đờng sự nghiệp và danh vọng.
Nhng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một
ngời vợ đảm đang, một ngời mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là
một phụ nữ trung niên, Ngời vẫn nói với tôi rằng: Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với
mẹ đã là một thành công lớn. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nớc mắt. Gia đình là hạnh
phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con ngời luôn khát khao thành công, nhng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là
vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỉ phú nh Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng
tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đờng. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ
cho mọi ngời hiểu đợc bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn

đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ớc mơ thành công sẽ đến với mình nh đến với Abramovich - ông chủ
của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian
chăm sóc cho đội bóng của gia đình bạn. ở đó, bạn nhận đợc tình yêu thơng vô bờ bến, thứ
11
mà Abramovich không nhận lại đợc từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi ng-
ời một cách giản dị và ngọt ngào nh thế!
Bạn đợc sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là
phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống
là một chuỗi của thất bại, bởi nh một giáo s ngời Anh từng nói: Cuộc sống này không có thất
bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi. Còn đối với tôi, thành công là khi
ai đó đọc đợc bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng đợc điểm cao, nhng gửi gắm đợc những suy
nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
(Hà Minh Ngọc, lớp 10 chuyên văn, ĐHSP Hà Nội)
* Lời phê của cô giáo:
Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự
thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công
* Điểm số: 9
+
* Lời bình của c dân trên mạng:
- Ai bảo giới trẻ bây giờ quên tiếng Việt?
- Tuyệt! Cảm ơn cô bé Minh Ngọc, cảm ơn cô giáo
- Vô tình, mình có dịp nhận định lại cuộc sống của mình
- Đây là một bài viết rất nhiều ý nghĩa và đáng trân trọng.
- Tại sao lại là 9 mà không phải là 10? Bởi tác giả đã thực sự thành công khi nêu lên đợc Bản
chất của sự thành công. Một bài viết thật sự có ý nghĩa rất hay.
- Bạn ấy nói đúng. Chúng ta có thể làm đợc những việc thật đơn giản mà vẫn có thể mang lại
hạnh phúc cho những ngời mà mình yêu thơng để chính họ cũng cảm thấy hạnh phúc, đó là
thành công.
- Bạn đã thành công và rất thành công rồi Minh Ngọc ơi. Thật cảm ơn bạn rất nhiều, đọc bài

viết này tôi cảm thấy mình cũng đã thành công và bớt đợc mặc cảm tự ti.
- Không chỉ ngời viết thành công, mà cô giáo cũng là ngời thành công! Một đề mở nh vậy,
không biết bao giờ mình mới đợc làm.
- Cảm ơn em, một thiếu nữ tuyệt vời. Tôi rớt đại học, đó là một nỗi đau lớn nhng nhờ em mà
tôi đã yêu đời hơn nhiều.
- Thành công? Đó là điều chúng ta luôn mong đợi và luôn tự hỏi làm nh thế nào để đạt đợc nó.
Đọc bài văn ấy, mình nhận ra rằng thành công không ở đâu xa, đó là điều mình đang có nhngn
không phải mình tự hài lòng với bản thân trong hiện tại.
- Bạn đã thật sự thành công, đọc bài viết của bạn tôi cảm nhận đợc mình thật là hạnh phúc vì
tôi đã nhận ra đợc những gì mà những ngời thân đã làm cho tôi. Tôi chúc mọi ngời có thể hiểu
đợc giá trị của những gì mình có và cũng cảm nhận đợc thành công của mình, dù thành công
đó không lớn nhng nó chứa đựng bao công sức và sự cố gắng của mình.
Thời luận:
Từ một bài văn
Bài văn của cô nữ sinh lớp 10 Hà Minh Ngọc theo đề bài: Một bài học sâu sắc, ý
nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em rất hay, hay đến bất ngờ. đó không còn là một bài tập
làm văn bình thờng, mà thật sự là một tác phẩm văn chơng trong trẻo, ngọt lành và sâu sắc. Có
biết bao nhiêu sự anh minh, đức tin và lòng nhân từ ở trong đó!
Bài văn hay trớc hết vì tác giả viết văn hay. Nhng cũng còn vì những nguyên nhân khác
nữa. Và cụ thể trong trờng hợp này, bài văn hay là vì đề văn hay. Đề văn hay là vì cô giáo văn
hay.
Trớc hết là về đề văn, Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em là
một đề bài rất hấp dẫn và rất mở. Nó cung cấp đủ cả sự hứng thú và cả không gian cho sự sáng
tạo. Với một đề bài nh vậy thì không thể học thuộc và sao chép mà đợc. Thế nhng, nó vẫn đòi
hỏi những kiến thức sâu rộng về văn chơng, về con ngời, về xã hội và về giá trị. Việc truyền
thụ kiến thức ở nhà trờng trong trờng hợp này là để tạo dựng một nền tảng cần thiết cho sự
nhận thức, sự chiêm nghiệm và sáng tạo cái đẹp chứ không phải là mục đích tự thân.
Về cô giáo dạy văn, cô giáo là ngời thật sự có hiểu biết về văn chơng và về những yếu
tố cần cho hoạt động văn chơng. Cách ra đề bài của cô đã giúp cho chúng ta cảm nhận đợc
điều này. Ngoài ra, cô đã làm đợc nhiều điều hơn là việc giảng dạy đơn thuần. Cô đã là một

12
ngời bạn tâm tình, là một ngời chị gợi mở và chia sẻ. Hơn thế nữa, cô còn nhìn thấy trong học
sinh những nhân cách, những ngời đơng thời bằng vai phải lứa với mình. Cứ nhìn vào lời
phê của cô về bài văn chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một
lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thật sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành
công. Đó là những lời động viên không chỉ của một cô giáo, mà còn là của một ngời bạn biết
ơn.
Rất tiếc, những gì chúng ta thấy đợc nhân đọc bài văn của em Hà Minh Ngọc có vẻ chỉ
là chuyện ngoại lệ. ít nhất, cách dạy và học văn nh trong trờng hợp nói trên vẫn cha phải là
phổ biến hiện nay. Cách phổ biến vẫn là học thuộc và nhồi nhét. Cách học nh vậy cùng lắm
chỉ tạo ra đợc những thợ chữ, chứ cha chắc đã tạo ra đợc những nhân cách, những tâm hồn biết
thởng thức, biết rung động trớc cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
Tại sao chúng ta lại không thể học văn nh em Hà Minh Ngọc đã học và dạy văn nh cô
giáo của em đã dạy?
(TS Nguyễn Sĩ Dũng)
* Dẫn theo bài Bài văn gây xôn xao c dân mạng với lời tựa: Những ngày qua, c dân mạng
hết sức quan tâm đến bài văn của một học sinh lớp 10 đợc post lên trang hanheldvn.com và
các blog (một dạng nhật kí trên mạng). Điều lạ không phải vì bài văn đạt điểm 9
+
, cũng không
phải vì hành văn, ấn tợng lạ ở chỗ là lời tâm sự của giáo viên với cô học trò nhỏ là tác giả bài
văn.
* Đây là bài kiểm tra văn 1 tiết của nữ sinh Hà Minh Ngọc, lớp 10 Văn (khối chuyên THPT tr-
ờng ĐHSP Hà Nội). Bài văn của Ngọc đợc đánh giá cao và có ngời còn ví giống nh là nớc,
len lỏi tới từng ngóc ngách của tâm hồn. Nó nh lời an ủi, động viên đầy xúc động bằng chính
những gì nhỏ bé nhất đang hiện hữu xung quanh mỗi con ngời.
Theo báo Tiền phong,
số 242, 243 ra các ngày thứ ba, thứ t (24 và 25.10.2006)
* Bài viết thực sự sâu sắc và già giặn, so với tuổi đời và tuổi học. Nếu thực sự chỉ đợc viết
trong 1 tiết (45) thì càng rất đáng khen về cách t duy sáng rõ, cách trình bày điềm đạm mà

khiêm tốn nhng không kém phần tự tin, về một tâm hồn bình dị và nhân hậu của ngời viết trẻ
tuổi.
Bài văn đã làm cô giáo rất tâm phục khẩu phục chính học trò của mình nên mới có lời
phê đầy cảm hứng chủ quan đến thế. Tuy nhiên, dù khâm phục đến đâu, vẫn không nên quên
rằng mình đang làm việc nhận xét toàn diện cụ thể và khách quan, đúng đắn và chuẩn xác
một kết quả lao động sáng tạo của học sinh trong nhà trờng. Đọc lời nhận xét trên, HS có thể
rất vui, vì đợc khen hết mức, nhng vẫn không thể tìm thấy những chỉ dẫn chủ yếu nhất về
những điểm mạnh, và cả những hạn chế trong bài viết của mình, để có biện pháp phát huy hay
khắc phục.
Xét nghiêm túc từ góc độ s phạm, phơng pháp đánh giá học sinh, theo chúng tôi, lời nhận
xét của cô giáo cha đạt yêu cầu. Mà tiếc thay, gần đây, lại đã có một cô giáo khác học theo để
phê lời cảm ơn học trò sau một bài văn viết về ngời cha hi sinh cả đời cho con cái, đợc thầy
Hiệu trởng đích thân đọc Giáo dục chung học sinh toàn trờng Huỳnh Thúc Kháng, thành
phố Vinh gần đây!
E rằng hội chứng lời phê cảm ơn có cơ cứ ăn theo mà phát triển trên mạng!
Và, đã khen đến mức ấy, đã không hề chỉ ra một tồn tại, hay nhợc điểm nào, dù rất nhỏ
của bài viết, thì tại sao chỉ cho điểm 9+ (làm gì có điểm + hay trong thang điểm đánh giá
HSPT hiện nay ở Việt Nam !)? Tại sao không cho tới điểm tối đa (điểm 10? Thậm chí cộng
thêm điểm thởng?!). Rõ ràng, giữa điểm số và lời phê của cô giáo có sự vênh lệch.
(Nguyễn Văn Đờng)
Tình phụ tử
Có chuyện rằng, một cô bé học sinh lớp 10, trong giờ kiểm tra văn, đã dồn hết tâm t để
viết nên cảm nghĩ của mình về ngời thân yêu nhất. Bốn trang giấy ớt nhoè nớc mắt thơng ngời
cha vừa mới ra đi ngời đã chiến đấu với bệnh tật để đợc sống, và quan trọng hơn, để đợc
truyền cách sống cho con mình. Ngời ta kể rằng bài văn đó đã khiến bao ngời rơi nớc mắt.
13
Lại có chuyện kể một cô bé lớp 10 khác viết bài văn về bản chất của sự thành công.
Bài văn thật đặc biệt với suy nghĩ : Bạn sinh ra là thành công vĩ đại nhất của cha mẹ. Trách
nhiệm của bạn là phải giữ gìn và xứng đáng với thành công ấy.
Có một cuốn sách vừa mới ra đời. Tác giả của nó : một nữ diễn viên, một NSƯT khá

nổi tiếng vừa tuổi năm mơi, có đoạn viết về cha đẻ của mình, đợc rất nhiều ngời tìm đọc
nhng lại vì lí do khác. Ngời con gái viết về ngời cha đẻ đã ngoài bảy mơi của mình ngời ở
chung mái nhà với mình, nh thể ông là ngời chị căm hận nhất. Ngời đọc thảy đều ngỡ ngàng !
Ngời cha đau khổ ! Không ít ngời thẳng thắn nhận xét hành động của chị là bất hiếu. Nhờ bất
hiếu mà nổi tiếng !
Hai cô bé, tuổi đời còn nhỏ nhng đã cảm nhận đợc sự thiêng liêng của tình phụ tử và
ơn sinh thành, dỡng dục của mẹ cha. Mặc dù sau này cha chắc hai cô đã có sự nghiệp thành
công nh ngời phụ nữ kể chuyện mình, chuyện nhà mình kia nhng nếu vẫn giữ đợc trái tim
nhân hậu và lối hành xử nh vậy trong cuộc đời, chắc chắn hai cô sẽ hạnh phúc.
Tình phụ tử, có ngời chỉ cần thời gian ngắn ngủi để hiểu. Nhng cũng có ngời mất nửa
đời rồi mới khiến thiên hạ té ngửa ra là họ không hiểu gì cả !
(Việt Dũng, báo Hà Nội mới, ngày 20 11 2006)
Hai đề văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao
(NXB GD HN, 2008):
Đề 1 (tập 1, trang 41):
Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con ngời cũng quan trọng và cần thiết nh ca
ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Anh (chị) suy nghĩ nh thế nào về ý kiến trên?
Tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: Nghị luận xã hội (về một t tởng, đạo lí)
2. Yêu cầu:
a. Công việc cần thực hiện:
Ngời viết phải lần lợt trình bày các suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trớc hiện tợng
thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con ngời, sau đó so sánh tầm quan trọng của việc phê phán hiện tợng
ấy với việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Cần nhớ đây là văn nghị luận xã hội nên nhất
thiết bài viết phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ và một mạch cảm xúc chân thành, xúc
động.
b. Phạm vi t liệu cần sử dụng:
Ngời viết chủ yếu phải dùng vốn sống trực tiếp (vốn sống thực tế) của mình để hệ
thống hoá các dẫn chứng mắt thấy tai nghe về hiện tợng thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con ngời,

xâu chuỗi chúng thành một hiện tợng xã hội đã đến mức báo động. Từ đó bày tỏ những suy
nghĩ, tình cảm và thái độ của mình.
c. Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ
Lập dàn ý:
1. Mở bài:
Dẫn nội dung Phê phán tình đoàn kết vào bài viết theo cách trực tiếp hoặc gián
tiếp.
2. Thân bài
a. ý1: Ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết và phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đều có chung
một mục đích là nhắc nhở con ngời hãy có ý thức tôn trọng những chuẩn mực pháp lí và đạo
lí, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.
b. ý2: Ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết vốn đã có truyền thống lâu dài trong lịch sử dựng
nớc và giữa nớc của dân tộc ta, nhng phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh thì cha có truyền
thống, nên thờng qua loa, sơ sài, cha sâu sắc và hầu nh cha có hiệu quả cao nh ngợi ca (có thể
phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan).
14
c. ý3: Hiện nay cái xấu, cái ác dờng nh đang lên ngôi (dẫn chứng), do đó việc phê phán cái
xấu, cái ác là cần thiết; trong những cái xấu, cái ác đó có hiện tợng xấu là thái độ thờ ơ, ghẻ
lạnh đối với con ngời (dẫn chứng).
d. ý4: Phê phán hiện tợng xấu nói trên và bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, thái độ và sự đánh
giá (về những nguyên nhân, hậu quả, nguy cơ do hiện t ợng đó gây ra).
e. ý5: So sánh việc phê phán với việc ngợi ca để thấy rằng đây là hai mặt của một vấn đề xã
hội có quan hệ qua lại, vì vậy nếu không phê phán mạnh mẽ thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với
con ngời thì nhận thức của con ngời dễ bị phiến diện (vì chỉ có ca ngợi một chiều) và nhất là
nguy cơ con ngời sẽ dần dần trở nên ích kỉ, vô cảm và độc ác.
3. Kết bài
Liên hệ đến trách nhiệm của mỗi ngời, trách nhiệm của bản thân trớc hiện tợng trên.
Có thể đề xuất một số kiến nghị hoặc giải pháp đối với các cấp lãnh đạo, đối với nhà trờng, đối
với ngời lớn
Bài làm tham khảo:

Từ xa đến nay, lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đợc ca ngợi hết mực. Đó cũng chính là
những phẩm chất tốt đẹp của con ngời chúng ta. Thơng ngời nh thể thơng thân, Lá lành
đùm lá rách hay Bầu ơi thơng lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhng chung một giàn
Chúng ta lớn lên trong lời ru ngọt ngào, trong những câu ca dao, tục ngữ súc tích, trong những
lời răn dạy để rồi thấm đ ợc trong mình các phẩm chất đáng quí của con ngời Việt Nam.
Nhng những phẩm chất đó dờng nh đợc ca ngợi quá mức, làm ta tự hào quá mức mà
quên mất đi việc phải phê phán nghiêm khắc thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con ngời; quên
mất đi những hiện tợng bạo lực đang xảy ra trớc mắt để rồi ngủ quên trên chiến thắng, trên
những ca từ bóng bảy về nào là vị tha, nào là đoàn kết
Truyền thống của ông cha ta từ trớc vẫn luôn đợc duy trì. Trong ta vang mãi những lời
răn: Chúng ta là nòi giống con Rồng cháu Tiên. Chúng ta cùng chui ra từ một bọc trứng. Hãy
luôn yêu thơng nhau, đùm bọc, che chở cho nhau. Hãy cùng nhau đứng lên chống quân xâm l-
ợc và cùng nhau gìn giữ hoà bình cho đất mẹ thân yêu.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
ấy vậy mà, tôi thấy cái truyền thống tốt đẹp kia hình nh đang ngày càng bị xuống cấp
và tàn lụi. Tôi thấy lớp học sinh ngày nay thờ ơ, ngời lớn lại càng thờ ơ hơn thế nữa. Trong
chiến tranh, có thật nhiều tấm gơng anh hùng dám xả thân để cứu bạn, dám lấy thân mình lấp
lỗ châu mai Ngày x a thế, sao nay lại không thế?
Liệu các bạn còn nhớ có một lần thầy giáo dạy Hoá lớp mình đã gọi chúng mình là lớp
thế hệ CO
2
, tức là thờ ơ với tất cả mọi việc? Quả thật, tôi cũng thấy đúng. Thiết nghĩ, học sinh
ngày nào cũng ra rả, từ môn Sử đến môn Văn, rằng phải có lòng vị tha, phải đoàn kết với tất
cả. Nhng khi rời trờng học mấy ai làm đợc nh thế?
Tôi đã từng chứng kiến một em bé đang đạp xe trên đờng thì bị một đôi tình nhân đi xe
máy đâm vào. Chiếc xe đạp bị hỏng nhng may mắn em bé không làm sao. Thấy em bé ngã,
nhng đôi tình nhân ấy vẫn thản nhiên phóng xe đi, coi nh không có chuyện gì xảy ra. Họ đã bỏ
mặc em bé loay hoay với chiếc xe không thể đi đợc, mà dắt về cũng khó Hay hôm tr ớc tôi
vô tình nhìn thấy một ông lão ăn xin nằm trên vỉa hè. Quần áo ông rách rới, bẩn thỉu. Thỉnh

thoảng mới có ngời quẳng cho ông lão một đồng xu lạnh lẽo. Bỗng có một nhóm học sinh đi
đến. Các em đã không cho ông lão xu nào mà còn chỉ trỏ, nhăn mặt, hét toáng lên khi thấy
ông lão đến gần. Tôi đọc trong mắt các em một nỗi khinh bỉ ghê gớm. Hôm qua, tôi lớt mạng,
xem một video clip. Nội dung của clip đó là phê phán một ông chồng say rợu, đánh đập vợ tàn
nhẫn. Hình nh với ông ta, ngời vợ là nơi để xả giận, là bịch cát để ông ta luyện võ, là kẻ dới, là
tôi tớ, cho nên việc đánh đập vợ là việc làm bình thờng hằng ngày của ông ta chăng?... Ngời đi
15
đờng bàng quan, không can thiệp. Ông ấy đánh vợ xong cũng bàng quan bỏ đi, để mặc cho
ngời đàn bà tội nghiệp quằn quại đau đớn Tôi tự hỏi liệu mình có quá thờ ơ với những
chuyện đang xảy ra? Những ngời kia có quá vô tâm? Hay cả ngời đã quay clip đó? Tại sao?
Ôi, thật là đau xót. Các bạn có suy nghĩ gì khi nghe tôi kể về những chuyện mắt thấy tai nghe
trên? Và tất cả những gì tôi vừa kể mới chỉ là vài ba hạt cát trong cái sa mạc mênh mông của
thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đang diễn ra hằng ngày hằng giờ trong cuộc sống quanh ta!
(Đỗ Thu Quỳnh, trờng THPT Hà Nội-Amsterdam)
Nhận xét:
I. Đề bài
1. Vấn đề đặt ra trong đề bài giản dị, rất gần gũi với đời sống học sinh hiện nay.
2. Đề bài ở dạng mở, do đó học sinh có điều kiện bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc thật của
mình.
II. Bài viết của học sinh Đỗ Thu Quỳnh
1. Ưu điểm
a. Cách vào bài tự nhiên, hợp lí.
b. Các dẫn chứng dùng để phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con ngời tơng đối
điển hình và mang tính phổ biến.
c. Những suy nghĩ và cảm xúc khá chân thành.
2. Nhợc điểm
Bài viết hơi bị hụt hẫng. Cần phải thêm một số đoạn để bày tỏ những suy nghĩ, đánh
giá sâu sắc hơn; cần điểm qua một số nguyên nhân, hậu quả, nguy cơ của thái độ thờ ơ,
ghẻ lạnh đối với con ngời và giải pháp đẩy lùi, tiến tới loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống hiện nay.
Đề 2 (tập 2, trang 109):

Viết bài văn nói với những liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang Trờng Sơn để đọc
trong buổi sinh hoạt Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn .
Đối thoại:
Thầy giáo:
- Các em hãy đọc kĩ đề bài trên xem có ý kiến gì cần trao đổi không?
Thầy giáo nắn nót chép lại đề bài lên bảng, rồi nhắc lại câu hỏi:
- Các em thấy có chi tiết nào cần trao đổi không?
Hầu hết học sinh trả lời Không ạ!.
Một học sinh giơ tay xin phát biểu.
Thầy giáo mỉm cời, gật đầu khích lệ:
- Tùng, mời em!
Học sinh Tùng đứng dậy, nói, giọng xúc động:
- Tha thầy, theo em nghĩ thì ngời ra đề này vừa lạc hậu, vừa vô cảm ạ!
Cả lớp im phăng phắc.
Thầy giáo vẫn mỉm cời:
- Em thử giải thích lí do cho các bạn cùng nghe xem!
Học sinh Tùng:
- Thầy ơi, không có liệt sĩ nào vô danh ạ! Ông nội em là liệt sĩ thời chống Mĩ cứu nớc. Bố
em là liệt sĩ, hi sinh trong khi truy bắt bọn tội phạm Ông nội em và bố em đều có họ tên đầy
đủ chứ đâu có vô danh, hả thầy?
Tùng vừa nói vừa rơm rớm nớc mắt. Cả lớp lặng đi.
Thầy giáo cũng im lặng một lát, rồi nhỏ nhẹ nh tâm tình:
- Thầy cảm ơn Tùng ý kiến của em đúng, hay và rất sâu sắc Không có liệt sĩ nào vô
danh cả! Chỉ có những liệt sĩ cha rõ họ tên để ghi trên bia mộ mà thôi! Hàng trăm ngàn ng-
ời lính đã ngã xuống ở Trờng Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc, nay hài cốt của
họ đợc qui tập về nghĩa trang Trờng Sơn và nhiều nghĩa trang khác, nhng cha có cách nào để
xác định đợc họ tên của từng ngời Đó là một cái lỗi lớn của chúng ta, một món nợ của lịch
16
sử, một nỗi day dứt của lơng tâm muôn đời Không hiểu nh vậy thì làm sao có thể viết đợc
một bài văn chân thành và xúc động, phải không các em? Thầy nghĩ, khi ra một đề bài tập làm

văn, ngời ra đề cần phải có tri thức, vốn sống và một tình cảm nhất định đối với vấn đề mà
mình yêu cầu ngời khác phải bàn bạc, trao đổi. Còn trớc khi viết một bài văn, ngời viết cần
phải độc lập suy nghĩ, huy động tri thức, vốn sống và thử đo xem nhiệt độ tình cảm của
mình đối với vấn đề do đề bài đặt ra đã đủ nóng cha; nếu còn nguội lạnh thì tốt nhất là
đừng viết! Văn chơng tối kị sự giả dối, các em ạ!
(Hoàng Nhật Huy)
Gặp gỡ bạn yêu văn
Các fan trung thành của của chơng trình Đờng lên đỉnh Ôlympia hẳn vẫn cha quên
Nguyễn Vĩnh Cẩm Anh cô bạn gái có nụ cời đáng yêu đã xuất sắc lọt vào vòng thi quí năm
2007. Hôm nay, VH&TT sẽ cùng các bạn làm quen với cô bạn này, nhng không phải với t
cách một nhà leo núi, mà là một bạn yêu văn
VH&TT:
- Chào bạn, trớc tiên bạn có thể giới thiệu một chút về mình đợc không?
Cẩm Anh:
- Mình là học sinh lớp 12 Pháp, trờng Hà Nội Amsterdam. Có thể nhiều bạn đã biết mình ở
cuộc thi Đờng lên đỉnh Ôlympia vừa rồi.
VH&TT:
- Trở về từ cuộc thi ấy, bạn có kỉ niệm gì muốn chia sẻ với bạn đọc VH&TT?
Cẩm Anh:
- Cuộc thi đã để lại cho mình cả những kỉ niệm vui và buồn. Vui nhất không phải là chiến
thắng mà là khi mình nhìn thấy bạn bè cùng cô giáo chủ nhiệm đứng lên ở trờng quay S9 hát
và cổ vũ rất nhiệt tình cho cả bốn thí sinh. Còn buồn nhất là khi một bạn gái thi cùng mình, do
sức ép của cuộc thi đã mệt quá mà ngất đi trớc khi cuộc thi kết thúc.
VH&TT:
- Đợc biết năm học lớp 11 bạn đã từng đoạt giải nhì trong kì thi Ôlympic Hà Nội
Amsterdam môn văn, vậy chắc hẳn văn là một môn học yêu thích của bạn?
Cẩm Anh:
- Khi biết tin đợc giải, mình thực sự rất bất ngờ. Có lẽ mình đã may mắn so với nhiều bạn
khác. Từ cuộc thi, mình thấy càng thêm hứng thú với môn văn hơn.
VH&TT:

- Bạn có thể chia sẻ một vài bí quyết, kinh nghiệm của mình về việc học môn văn không?
Cẩm Anh:
- Với mình, hứng thú và đam mê là yếu tố tiên quyết để có thể thành công trong mọi việc.
Đam mê giúp chúng ta có thêm động lực. Tất nhiên cũng cần có một phơng pháp học tập hiệu
quả nữa. Cô giáo chủ nhiệm của mình là cô giáo Đặng Nguyệt Anh, một cô giáo dạy văn rất
tâm huyết với công việc và yêu quí học sinh. Mình đã đợc cô hớng dẫn một số phơng pháp đọc
và viết văn khá hiệu quả.
VH&TT:
- Thật tuyệt! Vậy cô giáo của bạn thờng lu ý học sinh những điều gì về phơng pháp học văn?
Cẩm Anh:
- Có năm vấn đề cô thờng lu ý bọn mình:
a. Cô luôn nhắc bọn mình phải khai thác triệt để sách giáo khoa, phải đọc, gạch chân, đánh
dấu những luận điểm hoặc chi tiết quan trọng trong văn bản để học kĩ và nhớ. Lớp mình, bạn
nào mà SGK còn mới tinh là bị cô phê bình. Cô luôn yêu cầu bọn mình phải đọc văn bản tr-
ớc và ghi lại những cảm nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm chứ đừng đọc bài bình
giảng trong sách tham khảo trớc. Cô rất phản đối việc có những học sinh thậm chí không cả
đọc tác phẩm, cứ soạn bài là mở sách hớng dẫn ra chép.
b. Cô thờng hớng dẫn chúng mình tự ghi chép nội dung bài học, rất ít khi cô đọc cho học sinh
chép bài.
c. Ngay từ năm lớp 10, chúng mình đã đợc cô hớng dẫn cách tự xây dựng bài học. Lớp mình
có 6 nhóm. Cô cho từng nhóm chọn bài mình yêu thích nhất để tìm t liệu trong sách báo, trên
17
mạng Sau đó các nhóm sẽ trình bày những hiểu biết t liệu về bài học kết hợp với máy tính.
Cô và cả lớp nghe, góp ý chỉnh sửa, bổ sung, cuối cùng mỗi thành viên trong lớp sẽ có những
tập đề cơng rất chi tiết, đầy đủ về các bài học đó, từ giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị
nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, những đề thi, đề kiểm tra đã hỏi về tác phẩm ấy
cùng những đáp án chi tiết. Theo cách này, lớp mình ai cũng phải làm việc chứ không thụ
động chờ nghe cô giảng. Bài học đợc khai thác khá sâu, lại có thêm nhiều t liệu, tranh ảnh rất
hấp dẫn. Bộ đề cơng văn của lớp mình phải nói là rất công phu, chất lợng nên cô trò mình khá
là yên tâm trớc những kì thi bận rộn, vất vả.

d. Về cách làm văn, cô giáo mình rất chú trọng việc tìm hiểu đề, viết sao cho bám đề. Ví dụ
phân tích bài thơ Chiều tối để thấy đợc sự hoà quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện
đại ở tác phẩm này thì không thể lập dàn ý giống nh phân tích bài thơ ấy để thấy đợc vẻ đẹp
tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh.
e. Cô cũng hớng dẫn rất tỉ mỉ về cách nêu luận điểm, luận cứ, luận chứng để xây dựng đoạn
văn, liên kết đoạn văn Nói chung, là học sinh của cô Nguyệt Anh thì hơi vất vả, nh ng có
nhiều cơ hội để tiến bộ.
VH&TT:
- Yêu văn học, chắc chắn bạn rất thích đọc sách. Vậy bạn thích đọc tác phẩm văn học nào
nhất?
Cẩm Anh:
- Mình thích nhiều tác phẩm nhng hiện tại vẫn thích nhất là Harry Porter.
VH&TT:
- Ngoài văn học, mình còn đợc biết bạn rất thích vật lí và thiên văn học, có khi nào bạn thấy
những sở thích của mình hơi trái ngợc không?
Cẩm Anh:
- Mình nghĩ vật lí và thiên văn giúp mình hiểu biết hơn về thế giới tự nhiên, còn văn học cho
mình nhữngc cảm nhận về cuộc sống, về con ngời. Những sở thích của mình có vẻ trái ngợc
nhng lại bổ sung cho nhau đấy chứ.
VH&TT:
- Năm nay bạn đang là học sinh lớp 12, vậy bạn đã có dự định gì cho tơng lai của mình cha?
Cẩm Anh:
- Mình dự định tiếp tục theo học tại một trờng đại học ở Pháp. Hi vọng là đợc học hỏi nhiều
hơn và cao lên thêm một chút nữa.
VH&TT:
- Xin cảm ơn bạn và chúc bạn sẽ tiếp tục thành công.
(Nguyễn Ngọc Hải Thanh thực hiện.
Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 1/2008)
Một đề văn mở
(Ngời ra đề: cô giáo Đặng Nguyệt Anh, GV trờng THPT HN-Amsterdam)

Trong nhạc phẩm Để gió cuốn đi của Trịnh Công Sơn có đoạn ca từ nh sau: Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn
đi .
Anh (chị) hiểu nh thế nào về đoạn ca từ trên và có suy nghĩ gì về việc con ngời ta sống
cần có một tấm lòng.
Bài làm:
Có một cuốn sách đã từng viết rằng: Hành trình dài nhất của một đời ngời là đi tìm
chính bản thân mình, để rồi đến một thời khắc nào đó ta đủ lớn, ta chợt đặt ra một câu hỏi:
Cuộc sống là gì?. Cuộc sống giờ đây dờng nh đang trôi đi quá nhanh và con ngời cũng đang
bị cuốn vào cái guồng quay của công việc, của những lo toan bề bộn, của những âm mu, toan
tính, những trăn trở, lo âu khiến con ngời ta không biết tự lúc nào đã quên đi những khoảnh
khắc đáng nhớ, những cảm xúc trong sáng và những giá trị đích thực của cuộc sống Để đến
một lúc nào đó giống nh cuốn sách trên đã viết, bất giác chúng ta chợt quay lại và bàng hoàng
nhận ra chúng ta đã quá thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc sống của chính mình, quá độc đoán và ích
kỉ. Và bỗng lặng ngời khi nhận ra rằng mình cứ lao vào những guồng quay đáng sợ ấy mà vẫn
18
cha xác định đợc đâu là mục đích sống, cái đích đến thực sự của cuộc đời mình. Trong cuốn
sách Trịnh Công Sơn Rơi lệ ru ngời, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: Tôi đã mơ thấy
chuyến đi của mình. Càng sống ngời ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất kì ai, chết quá
dễ mà sống thì quá khó.
Trịnh Công Sơn là vậy, luôn bộc lộ những chiêm nghiệm, triết lí sâu xa của ông về
cuộc đời qua những dòng tâm sự và qua những ca từ trong tác phẩm bất hủ của ông nh Diễm
xa, Cát bụi, Ướt mi Nh ng tôi thích nhất là bài hát Để gió cuốn đi bởi ngay từ những
ca từ đầu tiên, bài hát đã gợi lên biết bao suy nghĩ về cuộc đời và con ngời: Sống trong đời
sống cần có một tấm lòng
Đời ngời thật ngắn ngủi nhng nếu nh chúng ta biết cách sống, cách ứng xử, trân trọng
những giá trị đích thực của cuộc sống thì cuộc đời không hề ngắn ngủi mà sẽ trở nên có ý
nghĩa biết bao.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Mỗi ngời cần có một tấm lòng để yêu
thơng, đồng cảm với ngời khác. Bạn cần có một tấm lòng để cảm nhận đợc sự lạnh lẽo, bất

hạnh của cô bé bán diêm trong câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen, sự đau đớn về thể xác của
những ngời bị nhiễm chất độc da cam, cái đói mà những em bé ở châu Phi phải chịu đựng, sự
mất mát về tinh thần của những đứa trẻ khi cơn lũ dữ đã cuốn đi cả ngời cha, ngời mẹ của các
em Bạn cần có tấm lòng để không thờ ơ đứng nhìn ng ời ta đánh đập một em bé non nớt
ngây thơ, để không bàng quan về một ngời bị tai nạn trên đờng, để không làm ngơ trớc một
cánh tay gầy guộc của bà lão ăn xin tật nguyền Chính tấm lòng của mỗi ng ời sẽ tạo nên cái
gọi là tình ngời trong cuộc đời này. Rồi cái tình ngời ấy đã thôi thúc những nhà hảo tâm,
những trái tim nhân hậu luôn cố gắng làm hết sức mình để góp phần làm giảm bớt nỗi đau
đớn, thua thiệt cho biết bao mảnh đời vốn dĩ đã khốn khổ, tội nghiệp đang lang thang trôi nổi
trong cuộc đời này. Tấm lòng biết yêu thơng, đồng cảm đó có thể làm sáng lên những ngày
dài đen tối của một ngời khiếm thị hoặc nhen nhóm lên một niềm hi vọng cho những kẻ cùng
quẫn trong tuyệt vọng. Nhng quan trọng hơn cả là chính tấm lòng đó sẽ nuôi dỡng trong tâm
hồn mỗi ngời một ngọn lửa của lòng nhân ái. Ngọn lửa ấy sẽ truyền từ ngời này sang ngời
khác, thế hệ này sang thế hệ khác, dân tộc này sang dân tộc khác Thế giới sẽ bớt dần những
cuộc chiến tranh phi lí, bớt dần những cảnh tranh cớp đẫm máu và sẽ nhiều dần lên những
niềm vui, những nụ cời, những hi vọng
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để tha thứ, khoan dung. Không phải ngẫu
nhiên mà Liên minh Bu chính thế giới năm nay lại ra đề cho cuộc thi viết th là: Hãy viết th
cho một ngời bạn bạn nào đó để nói rằng tại sao thế giới cần sự khoan dung?, bởi lẽ sự khoan
dung dờng nh là nguồn gốc sâu xa của hoà bình và hạnh phúc. Khoan dung nghĩa là có thể tha
thứ cho những lỗi lầm, đó là biểu hiện cao nhất của tình thơng yêu con ngời. Thế giới sẽ ra sao
nếu nh con ngời không có lòng khoan dung? Chắc chắn chiến tranh sẽ nối tiếp chiến tranh,
hận thù sẽ nối tiếp hận thù, sai lầm sẽ nối tiếp sai lầm. Con ngời sẽ bị cuốn vào cái vòng luẩn
quẩn đó một cách mù quáng và đáng thơng biết bao! Tha thứ chính là lối thoát khả dĩ cho con
ngời, nó giúp cho con ngời ngày càng xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn để cùng nhau xây
dựng một thế giới tốt đẹp hơn, dù sự tha thứ không thể thay đổi đợc quá khứ nhng nó sẽ mở đ-
ờng tới tơng lai. Sự tha thứ sẽ giúp cho con ngời trút bỏ đợc gánh nặng hận thù để tiếp tục
sống thanh thản hơn, có ích hơn. Với những kẻ phạm sai lầm, nếu thành tâm hớng thiện phục
thiện thì sự tha thứ sẽ là cơ hội để tái hoà nhập với một cộng đồng lơng thiện và nhân ái.
Một tấm lòng không chỉ có sự khoan dung mà còn cần có cả sự dũng cảm, dám đứng

lên bảo vệ cái đúng cái thiện để chống lại cái sai, cái ác. Ngày nay, ranh giới giữa thiện - ác,
xấu - tốt là vô cùng mong manh, mơ hồ khiến chúng ta không khỏi lúng túng khi muốn
nhận diện chúng. Nhận diện cái xấu, cái ác đã khó, đấu tranh chống lại chúng lại còn khó hơn
bởi xa nay cuộc chiến đấu giữa hai bờ thiện - ác luôn là một cuộc chiến đấu không cân sức.
Phải có một tấm lòng sáng trong, dũng cảm thì mới đủ dũng khí đứng lên bảo vệ chân lí, bảo
vệ chính nghĩa. Những tấm gơng nh ông Nguyễn Tăng Thắng kiên trì và quyết tâm da vụ phá
rừng Tánh Linh ra ánh sáng, hay ông Đinh Đình Phú bao năm trời lặng lẽ thu thập chứng cứ
để buộc tội những quan tham ăn đất ở Hải Phòng phải ra hầu toà đều là những minh chứng
cho tấm lòng dũng cảm đó.
19
Nhng những tấm lòng khoan dung, dũng cảm ấy để làm gì? Tại sao nhạc sĩ lại viết:
Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi Để gió cuốn đi . Phải chăng gió là cái vô
hình, là vị quan toà vô t vĩnh cửu? Gió sẽ đào thải những gì giả dối và chỉ giữ lại những gì tinh
khiết nhất. Nói cách khác, một tấm lòng chân thành, tự nguyện, không vụ lợi không chỉ đơn
thuần là tình thơng nữa; nó đợc tôn vinh để trở thành một giá trị đạo đức của cõi ngời, đó
chính là đức hi sinh Những hi sinh thầm lặng, vô bờ bến; những hi sinh tuyệt đối, vô điều
kiện! Đây mới chính là khát vọng cao cả của những con ngời chân chính đã đợc Trịnh Công
Sơn hình tợng hoá thành những ca từ buồn đến nao lòng!
Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: Khi con sinh ra mọi ngời đều cời, riêng mình con
khóc. Hãy sống sao để khi con nằm xuống, mọi ngời đều khóc, riêng mình con cời. Và tôi
nghĩ chúng ta sống cần có một tấm lòng để có thể nở đợc một nụ cời mãn nguyện khi nằm
xuống.
(Vũ Minh Thanh, học sinh lớp 10 Trung, năm học 2007-2008,
trờng THPT Hà Nội-Amsterdam)
Cảm ơn cô

Hôm đó là ngày thứ ba, lớp chúng tôi có hai tiết văn. Tôi nghĩ đến mà thấy chán nản.
Chán không phải vì tôi ghét môn văn tôi thậm chí còn rất thích học văn cơ - mà bởi hôm
nay chúng tôi có hai tiết tập làm văn. Tập làm văn! Ôi tập làm văn! Tôi chỉ thích nghe giảng
văn, bình thơ thôi, còn tiết tập làm văn với bao nhiêu lí thuyết khô khan làm sao tôi thích đợc?

Thế nên ngay từ đầu tiết học, mí mắt tôi đã chực rơi xuống. ấy vậy mà các bạn có biết không,
tiết học đó lại chính là tiết học đáng nhớ nhất của tôi từ khi tôi bắt đầu học cấp 3 một giờ
học vô cùng cảm động, bởi cô giáo đã cho chúng tôi một bài học rất sâu sắc về thái độ sống
trong cuộc đời.
Mở đầu tiết học, cô giáo tôi cô Đặng Nguyệt Anh - đã khiến cho tất cả những tâm
hồn đang treo ngợc trên cành cây nh tôi bỗng hào hứng trở lại khi thông báo: hôm nay chúng
tôi sẽ không phải học mỗi bài trong sách giáo khoa, mà còn đợc nghe một câu chuyện cảm
động do chính cô đọc. Giọng cô truyền cảm, nhẹ nhàng, từng câu chữ nh thấm đẫm bao niềm
xót thơng. Đó là câu chuyện có thật về một bé gái mới sáu tuổi mà đã phải sống cô độc trớc sự
ghẻ lạnh của họ hàng và làng xóm. Nguyên nhân chỉ bởi em bị nhiễm HIV căn bệnh thế kỉ
hiểm ác mà em còn quá nhỏ để hiểu về nó. Chính căn bệnh ấy cũng là thủ phạm đã cớp đi sinh
mạng của bố mẹ em, để em phải trơ trọi trên cõi đời này. Thật ra, em vẫn còn một ng ời bác
ruột. Thế nhng, ngời mà những tởng sẽ là chỗ bấu víu của cuộc đời em ấy lại chính là ngời đã
nhẫn tâm đem em lên Hà Nội và vứt bỏ em tại một bệnh viện. Một ngời bác ruột nỡ vứt
bỏ đứa cháu gái ruột côi cút tội nghiệp của mình!!! Nhng may thay, nhờ trí nhớ của em và
lòng tốt của nhiều ngời trong bệnh viện, em đã trở về đợc với quê hơng của mình. Ngời bác
bất đắc dĩ phải nuôi em và dĩ nhiên - ông ta đối xử với em chẳng ra gì. Hãy nhớ lại xem, khi
các bạn sáu tuổi, các bạn đợc bố mẹ chăm sóc nh thế nào? Hẳn là các bạn không bao giờ phải
thui thủi ngồi ăn một mình trong xó bếp, không bao giờ phải tự tắm giặt , đúng không? Vậy
mà em bé ấy đã phải tự mình lo liệu tất cả! Ăn một mình, ngủ một mình, hằng ngày phải tự
mình ra suối tắm giặt. Lúc nào, em cũng chỉ có một mình. Không ai trong làng muốn trò
chuyện với em, họ xa lánh em nh xa lánh một con vật đáng sợ. Họ sợ sẽ bị lây nhiễm căn bệnh
khủng khiếp đó. Thế là chiều chiều, em lại thẩn thơ, thơ thẩn chơi một mình bên mộ mẹ, mộ
cha
Câu chuyện của cô đã khiến tôi hết sức xúc động. Và tôi đã khóc. Cuộc sống của tôi
quá hạnh phúc: có đầy đủ mẹ cha, bạn bè, đợc học ở một trờng danh tiếng. Thế giới xung
quanh không phải toàn màu hồng, tôi biết rất rõ điều đó. Nhng tôi nào có ngờ lại có những số
phận khốn khổ đến nh vậy. Và tôi không thể quên lời nhắn nhủ của cô giáo sau giờ học đó:
Trong mỗi chúng ta đều có một phần con và một phần ngời. Chính phần ngời mới là phần
phân biệt chúng ta với các loài động vật. Phần ngời sẽ thắng thế khi chúng ta sống đẹp, biết

cảm thông, yêu thơng, làm việc thiện Hạnh phúc sẽ không bao giờ trọn vẹn khi ta chỉ nghĩ
đến bản thân mình. Hãy cúi xuống nỗi đau khổ của những kiếp ngời bất hạnh quanh mình,
giúp họ đứng vững trong cuộc đời .
20
Sau buổi học đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Mình đã làm đợc gì để giúp những con ngời bất
hạnh kia? Không, tôi chẳng làm đợc gì cả! Chỉ xót thơng không thôi là cha đủ, còn cần phải
hành động. Nhng hành động nh thế nào? Đơn giản thôi, chỉ cần bắt đầu từ những việc làm rất
nhỏ nh mua vài gói tăm cho ngời khiếm thị, đóng góp quần áo, sách vở cho những trẻ em
vùng bị thiên tai lũ lụt hoặc trẻ em ở vùng sâu vùng xa, bớt đi một vài khoản chi tiêu xa xỉ
không cần thiết
Và cô ơi, cô giáo của con ơi, cho con đợc cảm ơn cô, cảm ơn rất nhiều về bài học giản
dị mà vô cùng sâu sắc hôm nào
(Lê Minh Trang, lớp 11 CE, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội Amsterdam)
Cho và nhận
Thứ ba vừa rồi, tôi về nhà trong tâm trạng vô cùng háo hức, nôn nao. Chả là tiết văn
hôm đó, cô giáo giao cho lớp một đề văn tự sự, kể lại một tiết học mà theo em là lí thú và cảm
động nhất. Tôi vừa đạp xe vừa miên man nghĩ ngợi, dòng kí ức nh một cơn gió nhẹ thổi về
trong tôi bao hình ảnh thân thơng. Nào là thầy Phớc dạy Hoá năm lớp 10 khi nói về thế hệ trẻ
đã gọi đó là thế hệ CO
2
trơ, vô cảm trớc cuộc đời. Hay cô Quyên dạy môn GDCD lớp 9 đã
mang đến cho chúng tôi những giờ học vui vẻ, đầy ắp tiếng cời. Rồi cô Yến dạy văn đã tận
tình chỉ bảo chúng tôi trớc mỗi kì thi quan trọng. Và còn rất nhiều những thầy, cô giáo tận tuỵ
đã dìu dắt chúng tôi bớc qua từng cánh cửa tri thức trong suốt mời năm qua.
Về nhà, ngồi trớc trang giấy trắng, tôi bỗng cảm thấy hơi run vì lâu rồi không viết văn
tự sự - một kiểu văn quen thuộc từ hồi học cấp 2; nhng khi lên học cấp 3, chúng tôi thờng viết
văn nghị luận. Vả lại đây là một đề văn rất khó viết cho hay vì cảm xúc thì dồi dào đấy, nhng
kể lại có khi vô cùng nhạt nhẽo. Hơn nữa, ngày mai lại có bài kiểm tra lí, thế là tôi đành tặc lỡi
gác bài văn lại một bên, lôi sách lí ra học.

Hôm sau tôi đến lớp với một bộ dạng uể oải. Buổi học không chỉ có hai tiết lí phải
kiểm tra, mà còn có cả hai tiết toán hình mà tôi thờng gọi chệch ra là oán vì tôi oán nó lắm.
Các công thức thì rắc rối, bao nhiêu cách chứng minh, bao nhiêu dạng bài, càng học càng thấy
sợ. Cha hết, tiết đầu lại là tiết Công nghệ Vẽ kĩ thuật chán ngắt.
Reeng reeng.. chuông báo vào tiết vang lên. Cô giáo bớc vào lớp và viết tên bài
học lên bảng. May thay, hôm nay vẫn là thực hành, chỉ cần vẽ hình vào vở. Tôi nghĩ là cô sẽ
không kiểm tra vở vì thừa biết chúng tôi vẽ cũng chẳng ra gì. Thế là nh thờng lệ, tôi lôi sách
vở các tiết sau, tức là môn lí và môn oán ra học. Nhiều bạn cũng làm việc riêng và nói
chuyện ồn ào. Cô không nhắc nhở gì về kỉ luật trật tự, mà lại đặt một câu hỏi và nói rành rọt
cho cả lớp nghe rõ: Các em có thể cho mọi ngời xung quanh những gì?. Cả lớp bỗng im bặt,
hai mơi ba cặp mắt đổ dồn lên nhìn cô đầy vẻ ngạc nhiên. Cô mỉm cời, nhìn xuống chỗ mấy
đứa vừa nói chuyện rào rào giờ đang lặng phắc, nói tiếp: Cô biết bài thực hành vẽ hôm nay là
một bài khó, vì vậy cô không yêu cầu các em vẽ vào giấy để nộp mà chỉ cần vẽ vào vở; nhng
hình nh đó vẫn là yêu cầu vợt quá khả năng của các em thì phải?. Cô hỏi cứ nh khẳng định
một điều mà cô đã biết. Rồi cô hỏi tiếp: Thế trong một tiết trống, các em thờng làm gì?. Lần
này thì cả lớp nhao nhao, tranh nhau trả lời. Đứa thì hô lên là buôn da lê, đứa thì bảo làm bài
tập cho tiết sau (nh tôi chẳng hạn), lại có đứa dám nói là ăn quà mới ghê! Riêng tôi thì vẫn
cắm cúi tính toán với cái bài tập lí hóc búa trong sách giáo khoa. Đợi các bạn yên lặng, cô mới
thong thả nói: Đúng, các em có thể làm rất nhiều việc cùng với bạn bè khi có một tiết trống,
làm bài tập thì dễ hỏi nhau, nói chuyện thì dễ đợc chia sẻ. Chà, tôi vừa làm bài tập vừa vểnh
tai nghe, nghĩ: Cô muốn dẫn dắt chúng tôi tới cái gì đây nhỉ?. Các em đang học lớp 11 phải
không? Hơn một năm nữa là các em sẽ chia tay nhau, vậy các em có thể cho nhau những gì?.
Lại thêm một câu hỏi nữa khiến cả lớp sôi động với những câu trả lời. Đứa bảo tiền, đứa nói
tình cảm, đứa nhai lại đồ ăn và có đứa khẳng định tri thức. Cô tủm tỉm, lấy phấn viết
các đáp án trên lên bảng, rồi khoanh tròn tình cảm và tri thức, sau đó lại nối chúng với
nhau và hỏi: Chúng sẽ thành cái gì, các em?. Cả lớp đăm chiêu suy nghĩ. Tôi cũng buông
bút, băn khoăn tự hỏi: Có thể thành cái gì đợc nhỉ?. Bên cạnh tôi, Hoa gấu cũng đang nhíu
mày nhăn trán có vẻ suy nghĩ dữ dội lắm. Im lặng hồi lâu mà không có ai trả lời, cô mới nói:
Thế này nhé, nếu các em có tri thức nhng lại không có tình cảm thì cô chắc các em sẽ chẳng
21

muốn chia sẻ với ai điều gì; nhng nếu các em có tình cảm nhng lại thiếu tri thức thì có muốn
chia sẻ cũng chẳng chia sẻ đợc. Vì thế hai cái này cộng lại sẽ thành kinh nghiệm, mà muốn có
kinh nghiệm thì phải học tập và rèn luyện suốt đời, các em ạ. Cô có một phép tính đơn giản thế
này: giả sử mỗi em có hai kinh nghiệm muốn chia sẻ, lớp có hai mơi ba ngời, tức là hai nhân
hai mơi ba thành bốn mơi sáu kinh nghiệm thú vị. Khi ta cho đi có hai mà nhận lại tới bốn mơi
t thì có lãi không?. à, giờ thì tôi đã hiểu ra ý đồ của cô, cô đã dẫn dắt chúng tôi đi một
chặng đờng để đến đợc với một chân lí thật giản dị về sự cho và nhận! Đó chẳng phải là
một tiết học lí thú và cảm động hay sao? Và ngay lập tức trong đầu tôi đã nháp xong bài văn
tự sự
(Phạm Thị Thiên Hơng, lớp 11 Trung, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội Amsterdam)
Chúng em có ý kiến
Dạy văn, học văn trong nhà trờng là điều mà từ trớc đến giờ ngời ta đã nói đi nói lại
cả trăm nghìn lần rồi, nhng lại là những điều thỉnh thoảng ta cần lặp lại mà không bao giờ có
thể gọi rằng thừa.

Theo một cuốn Từ điển tiếng Việt thì dạy là truyền lại tri thức hoặc kĩ năng một
cách hệ thống và có phơng pháp. Theo em, đây chính là cái thiếu của việc dạy văn, học văn
trong nhà trờng hiện nay. Bắt đầu vào cấp 2, chúng em đợc tiếp xúc với văn học dân gian
(truyền miệng) là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Nh ng chỉ sau một thời gian ngắn, khi mà
chúng em cha kịp thấm đợc cái hay cái đẹp của văn học dân gian thì chúng em đã phải hoà
nhập ngay vào không khí chiến đấu của các tác phẩm hiện đại nh của lãnh tụ Hồ Chí Minh
hay nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Rồi cha đầy một tháng sau, lại nhảy sang văn học nớc ngoài
với Nữ Oa vá trời, Mây và sóng. Có quá ôm đồm không, khi chỉ trong một học kì năm lớp 6,
chúng em phải học từ văn học dân gian đến văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 và cả văn học nớc ngoài? Có lẽ các tác giả làm chơng trình và sách giáo khoa cũng biết
điều đó nên các tác phẩm đợc coi là quan trọng đợc lặp lại ở chơng trình văn học cấp 3. Nghĩa
là lên lớp 10, chúng em học lại những cái mà mình đã biết rồi, nhng là biết một cánh hời hợt,
loáng thoáng, chẳng có ấn tợng gì. Những giờ học văn thật là buồn tẻ, nhàm chán. Đó là cha
kể, mỗi tuần có bốn tiết Ngữ văn, mỗi tiết 45 phút mà học tới ba phân môn: văn học, tiếng

Việt, tập làm văn. Cực chẳng đã, các thầy, cô giáo đành phải chạy đua với thời gian và chơng
trình bằng phơng pháp đọc chép! Một thầy giáo dạy môn sử đã nói vui: Thầy trò ta đợc
cấp một chiếc phi cơ phản lực để lớt qua những sự kiện lịch sử diễn ra tới cả ngàn năm chỉ
trong 45 phút!. Hậu quả là, học sinh học qua loa, hiểu sơ sài, thuộc vẹt. Và thế là các loại
bài văn mẫu cũng trở thành một giải pháp hữu hiệu. Chao ôi, đọc chép và chép bài văn
mẫu thì còn gì là cảm xúc văn chơng nữa đây?! Lí do khiến chúng em phải học nh vậy thì ai
cũng biết: học để thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH. Vì thế mà bài văn duy nhất đợc điểm 10
trong một kì thi ĐH của bạn H.T.N là bài cóp trong văn mẫu lớp 12. Chính vì dạy và học
nh cỡi phi cơ phản lực mà mùi sầu riêng xứ miệt vờn Nam Bộ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc của thầy Đồ Chiểu đã cha kịp ngấm vào một bạn nữ giỏi văn Nguyễn Phi Thanh. Có
ngời nói rằng: Quan niệm về đạo đức trong cuộc sống hôm nay đang thay đổi từng ngày,
từng giờ; nhng quan niệm về đạo đức trong văn học nhà trờng thì ngàn năm vẫn thế!. Chúng
em muốn một cách học mới, một quan niệm xã hội mới song hành và cùng tồn tại với những
quan niệm xã hội truyền thống. Ga-li-lê đã nói: Dù thế nào thì trái đất vẫn quay, dạy văn và
học văn cũng vậy; tuy cái sự tự quay ấy mới chỉ là những đốm lửa, chẳng hạn nh một Hà
Minh Ngọc thông minh, tinh tế khi phân tích về bản chất của thành công, một Nguyễn Thị
Hậu với những trang văn viết về ngời cha thấm đẫm nớc mắt xót thơng
Em mong muốn có một chơng trình văn cập nhật, có hệ thống; một phơng pháp dạy
văn giản dị đi vào lòng ngời bởi vì, nh ngời ta đã nói tới cả ngàn lần rằng: dạy văn là dạy
làm ngời, học văn là học làm ngời
(Phạm Phơng Thảo, lớp 11 Lý, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội Amsterdam)
22
Cái mới trong tâm hồn
Đối với học sinh, mỗi môn học đều mang đến những điều thú vị nào đó rất riêng biệt.
Nếu trong môn hoá học, sự kết hợp giữa các chất để tạo ra một chất khác là điều mới mẻ thì
trong các môn văn học hay lịch sử, niềm xúc động thờng diễn ra theo một cách khác - đó là
những cảm nhận mới mẻ trong tâm hồn, đó là những cái mới mà nếu không đợc học văn, học
sử thì nó sẽ mãi mãi ngủ yên trong cát bụi thời gian
(Nguyễn Nhật Khánh, lớp 11 Trung Anh, năm học 2008-2009,

trờng THPT Hà Nội Amsterdam)
Nỗi ám ảnh về điểm số
Bên cạnh những niềm vui học văn, học sinh vẫn còn cảm thấy khá vất vả về điểm số.
Mặc dù cô giáo dạy văn đã cố gắng ra những đề văn mang tính sáng tạo, đòi hỏi năng lực t
duy nhiều hơn là khả năng thuộc lòng; nhng đối với những học sinh chuyên lí chúng em thì
một điểm văn cao vẫn luôn là điều xa vời. Làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh về điểm số để đợc
sống với những xúc cảm thăng hoa trong một giờ văn? Chúng em mong các nhà làm sách giáo
khoa, các thầy cô, giáo dạy văn hãy quan tâm đến nguyện vọng này của chúng em.
(Nguyễn Tiến Thành, lớp 11 Lý, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội Amsterdam)
Một giờ học văn khó quên
Con ơi/Tuy thô sơ da thịt/Lên đờng/Không bao giờ nhỏ bé đợc/Nghe con
Có lẽ, những câu thơ ấy đã in sâu vào tâm trí tôi và sẽ mãi mãi theo tôi trong suốt cuộc
đời. Gần mời năm ngồi trên ghế nhà trờng, tôi đã đợc làm quen với rất nhiều tác phẩm văn
học, số bài thơ tôi thuộc cũng không ít, nhng Nói với con của Y Phơng luôn gợi cho tôi
nhiều xúc cảm nhất, bởi lẽ, bài thơ ấy đã đi vào lòng tôi cùng với một kỉ niệm, kỉ niệm về một
cô giáo đáng kính trong lòng tất cả chúng tôi, những cựu học sinh lớp 9A9 trờng THCS
Nguyễn Trờng Tộ.
Hôm ấy, cô bớc vào lớp muộn hơn một chút so với thờng lệ. Cô ngồi xuống và lật từng
trang sách giữa sự im lặng hơi bất bình thờng của cả lớp. Cũng phải, trời rét thế này, ai lại
muốn rút tay ra khỏi túi áo ấm để ghi bài chứ? Đứa nào đứa nấy thu mình co ro, ngớc mắt nhìn
cái tiêu đề cô viết trên bảng: Nói với con. Hai mơi phút đầu trôi qua với chúng tôi không
khác gì trận chiến với cái lạnh và cơn buồn ngủ. Hôm nay khó mà nhằn đợc hết bài thơ bởi
nó chẳng có vần điệu hay hình ảnh gì thật đặc biệt, ngay cả câu chữ cũng có vẻ cha đợc trau
chuốt cho lắm!
Bất chợt, cả lớp giật mình khi nghe rõ lời yêu cầu của cô: Thiên Hơng, phân tích cho
cô khổ thơ cuối của bài thơ nào!. Chúng tôi quay ngoắt lại nhìn cô bạn ngồi ở góc lớp. Thiên
Hơng giật vội cuốn sách giáo khoa từ bàn trên rồi run run đứng dậy. Thiên Hơng vốn là một
học sinh chăm chỉ và giỏi giang nên bình thờng ra, việc phân tích một khổ thơ theo yêu cầu
của cô giáo không có gì là khó. Nhng , hôm nay , H ơng tới đây không phải để học!

Hơng sắp theo gia đình sang nớc ngoài định c, do đó việc Hơng có mặt ở lớp hôm nay
giống nh một cuộc chia tay các bạn trớc khi rời khỏi Việt Nam. Hôm nay là ngày Hơng tới tr-
ờng rút học bạ, tên Hơng đã đợc xoá khỏi sổ điểm lớp 9A9; việc này các thầy cô đều đã biết,
có lẽ nào cô giáo lại quên?
Không để lớp trởng kịp đứng dậy giải thích, cô nhẹ nhàng bảo Hơng đọc bài thơ.
Chúng tôi nín thở nuốt từng lời Hơng đọc.
Cô tiếp tục công việc nh không hề có chuyện gì xảy ra. Nhng cha chuẩn bị bài trớc thì
làm sao Hơng phân tích đợc? Cô bớc đến gần Hơng, ân cần đặt những câu hỏi gợi ý. Lần đầu
tiên chúng tôi đợc nghe những cảm nhận thật nhất của một học sinh trớc một tác phẩm văn
học, những cảm nhận mộc mạc, không theo bất kì cách nói nào của các loại sách văn mẫu,
để học tốt , bình giảng văn Cô chăm chú lắng nghe, không hề ngắt lời H ơng dù chỉ
một lần, đôi lúc cô còn tủm tỉm cời trớc những ý tởng ngộ nghĩnh của Hơng.
Thế rồi, dờng nh chúng tôi cũng bị cuốn vào cuộc đối thoại văn chơng giữa cô giáo
và Hơng, đến mức quên cả thời gian nghỉ giữa tiết. Cuộc đối thoại kết thúc, Hơng thở phào
nhẹ nhõm ngồi xuống. Quả là một giờ học văn ngẫu hứng, thú vị và bổ ích. Cô trở lại bàn giáo
23
viên, yên lặng nhìn cả lớp, rồi nói: Cô biết rằng con sắp đi khá xa, ít có cơ hội gặp lại bạn bè;
nhng cô muốn các bạn sẽ luôn nhớ đến con nh nhớ về giờ học này Con mãi là một thành
viên của tập thể lớp 9A9 của năm học này Con hãy đọc lại đoạn thơ mà xem: Con ơi/Tuy
thô sơ da thịt/Lên đờng/Không bao giờ nhỏ bé đợc/Nghe con .
Thời gian nh cát giữa bàn tay, càng nắm chặt lại càng tuột đi nhanh hơn. Một hạt
cát thời gian chợt đọng lại trớc mắt lấp lánh - trong cái khoảnh khắc của hạt cát thời gian ấy,
cô trò chúng tôi ngồi lặng đi nhìn nhau
Cô ạ, cô đã cho chúng con đợc học một giờ văn xúc động không chỉ vì vẻ đẹp của bài
thơ, mà cao hơn, còn vì một tình yêu thơng vô bờ bến Cảm ơn cô giáo Lê Minh Thu! Chúng
con mãi nhớ cô!
(Từ Hà An, lớp 10 Pháp 2, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội-Amsterdam)
Một giờ học về môi trờng giữa đời thờng
Tôi giờ đã là một học sinh THPT, nhng vẫn nhớ một ngời thầy đã dạy tôi ở bậc THCS.

Đó là thầy Việt dạy môn sinh học. Thầy đã mang đến cho chúng tôi một phơng pháp học tập
mới, rất hiệu quả và thú vị.
Lớp 9P chúng tôi chỉ đợc học thầy năm lớp 9. Tuy quãng thời gian đợc học thầy khá là
ngắn ngủi nhng chúng tôi luôn nhớ về thầy, một ngời thầy hài hớc, cởi mở. Là một ngời đam
mê khoa học và công nghệ, do đó hầu hết các tiết học của thầy đều đợc thực hiện ở phòng máy
với các bài giảng đợc thiết kế trên phần mềm Powerpoint, còn sách giáo khoa thì thầy yêu cầu
chúng tôi về nhà đọc thêm để tham khảo. Tôi nhớ nhất tiết học về môi trờng. Nếu nh với sách
giáo khoa, chúng tôi phải học thuộc lòng đoạn ghi nhớ dài nửa trang thì với thầy, đó là một
đoạn phim về nhà hoạt động môi trờng Al Gore và phần diễn thuyết của ông An inconvenient
truth (Sự thật không dễ chịu). Tôi lặng ngời trớc những hình ảnh trên phim, đó là những cảnh
tợng đang xảy ra từng giờ từng phút với môi trờng, về những hậu quả thiên tai khủng khiếp có
thể xảy ra nhấn chìm nhiều lục địa. Không một tiếng nói cời nào trong lớp, điều rất hiếm có ở
lớp tôi. Những hình ảnh bi thơng, tiếng kêu thảm thiết của các loài động vật, tiếng đổ rạp của
cây cối đã tác động mạnh vào ý thức chúng tôi. Sau đó, thầy còn cho chúng tôi đi quanh tr -
ờng xem xét, ghi chép về các loài cây cỏ. Khoảng hai tuần sau, những thớc phim do chúng tôi
làm về đề tài môi trờng đợc công bố đánh dấu sự thay đổi đáng kể về ý thức và trách nhiệm
của chúng tôi đối với vấn đề môi trờng. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ không có đợc nếu giờ
học của chúng tôi chỉ có một cuốn sách giáo khoa và những lời giảng khô khan, trừu tợng của
thầy giáo.
Thầy Việt đã đem đến cho chúng tôi một cách học sáng tạo là luôn bám sát những thực
tế của đời sống đang diễn ra xung quanh chúng tôi. Tôi không biết đó có phải là một hớng đi
mới, hay cao hơn, một cuộc cách mạng trong giáo dục, cụ thể là cách mạng về phơng pháp
dạy và học? Tôi không dám khẳng định, nhng hi vọng thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó. Chỉ xin
bày tỏ lời cảm ơn và sự kính trọng đối với thầy Việt, ngời đã mang đến cho chúng tôi một
niềm vui trong học tập, mà là niềm vui đối với một môn học khá là khô khan, buồn tẻ. Mong
sao thầy luôn mạnh khoẻ và có nhiều ý tởng sáng tạo mới mẻ trong công việc của mình.
(Thái Quang Minh, lớp 10 Pháp 2, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội-Amsterdam)
Một tiết trả bài tập làm văn sinh động
Năm nay tôi đang học lớp 10. Vào cấp 3, tôi đợc làm quen với môi trờng mới, bạn mới,

lớp mới và tất nhiên, cả ph ơng pháp dạy và học cũng mới; do đó tôi đợc học nhiều giờ học
phải nói là bổ ích và thú vị. Trong số những giờ học đó, tôi cảm thấy ấn tợng nhất với một tiết
trả bài tập làm văn của cô giáo Đặng Nguyệt Anh.
Có thể nói, ở cấp THCS, các thầy cô thờng không coi trọng tiết trả bài, thậm chí, có
thầy cô chỉ trả điểm cho học sinh, rồi ngay sau đó bắt đầu luôn bài học mới. Thế nên, t tởng
coi thờng tiết trả bài đã thấm sâu vào chúng tôi. Nhng với cô Nguyệt Anh thì khác, tiết trả bài
không còn vô duyên nh các tiết mà tôi từng biết trớc đây nữa. Hôm ấy, chúng tôi đợc trả bài
viết nghị luận về một vấn đề xã hội. Khi cô trả lại tập bài viết, ai cũng vội vàng giở ra xem
24
mình đợc mấy điểm; nhng thật bất ngờ, không bài nào có ghi điểm số và lời nhận xét. Cả lớp
nhốn nháo. Cô mỉm cời, giải thích: Bây giờ các con hãy đọc kĩ lại bài của mình, tìm ra những
chỗ yếu kém trong bài, rồi hãy tự chấm cho mình xem đáng đợc mấy điểm? Năm phút sau cô
sẽ trả bài. Ai tự chấm đúng sẽ đợc thởng điểm!. Vì sốt ruột và cũng vì tò mò, nên tôi cũng
đọc lại bài của mình. Đây là lần đầu tiên trong suốt quá trình học môn ngữ văn, tôi đã có cơ
hội tự thẩm định lại bài văn của mình, tìm ra đợc những chỗ còn vụng về, yếu kém trong
sản phẩm mà khi nộp nó cho cô, tôi cứ đinh rằng đó là một sản phẩm hoàn hảo. Và cuối
cùng, tôi đã dự đoán đúng điểm của mình. Tôi cảm thấy cách làm này của cô rất sáng tạo, nó
đã giúp cho học sinh thực sự đánh giá đợc năng lực của mình và nhờ đó có thể phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu trong những bài viết tiếp theo. Điều thú vị là, trớc đây mỗi ngời chỉ
đọc lời phê của thầy cô giáo dành cho riêng bài viết của mình thì nay, cô phát cho mỗi ngời
một tờ gồm cả điểm số, lời phê của tất cả các thành viên trong lớp. Thế là chỉ trong một thời
gian rất ngắn, chúng tôi có thể biết đợc kết quả của nhau, rút ra bài học kinh nghiệm cho mình
từ những u điểm, nhợc điểm trong các bài viết của bạn bè. Sau đó, cô yêu cầu chúng tôi tham
khảo ít nhất ba bài của các bạn ngồi gần mình. Việc làm này không chỉ tạo điều kiện cho
chúng tôi học tập lẫn nhau thông qua một bài viết cụ thể, mà còn tạo ra một không khí sôi
động, vui vẻ hiếm có so với những tiết trả bài truyền thống.
Qua tiết trả bài sáng tạo này, không những tâm lí coi thờng giờ học bị xoá bỏ, mà còn
góp phần nâng cao giá trị của một tiết học chính khoá, đem đến cho chúng tôi những bài học
bổ ích và lí thú về nhiều mặt. Tôi cảm thấy rất vui vì dờng nh chúng tôi đang đợc trực tiếp
tham gia vào một công việc mà xa nay nó vốn thuộc thẩm quyền của các thầy cô giáo. Học

sinh tự chấm bài của mình, bạn bè trong lớp chấm bài cho nhau và cuộc gặp gỡ giữa thầy cô
giáo với học sinh ở những điểm số quả là thú vị! Tôi nghĩ có thể đối với nhiều bạn điểm số rất
quan trọng, nhng trong tiết trả bài này, biết đâu sự tâm phục khẩu phục còn đáng quí hơn cả
điểm số. Vì vậy, tôi mong rằng sau này, không chỉ tôi và các bạn lớp tôi, mà cả các bạn học
sinh trên toàn thành phố, thậm chí cả nớc sẽ đợc tham gia vào nhiều tiết học cởi mở, sáng tạo
theo tinh thần nh tiết trả bài đầy ấn tợng của chúng tôi.
(Hoàng Phơng Thảo, lớp 10 Pháp 2, năm học 2008-2009,
trờng THPT Hà Nội-Amsterdam)
Có những hiện tợng trong đời sống dễ đồng thuận! Vì sao?
Đề bài:
Những suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc bài báo Chàng trai đến sau mối tình a xít
hay Điều kì diệu của tình yêu.
(Ngời ra đề và chuẩn bị t liệu: cô giáo Đặng Nguyệt Anh)
T liệu:
Chàng trai đến sau mối tình a xít (hay: Điều kì diệu của tình yêu)
Một sự tình cờ của số phận đã đa họ đến với nhau: ánh Dơng ngời con gái từng là
nạn nhân của mối tình đầu đầy thù hận và Đình Cờng chàng trai giàu lòng nhân ái. Họ đã
gắn bó với nhau để làm nên câu chuyện đẹp về nghị lực và tình yêu cuộc sống.
Đó là câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của cô giáo Lê Thị ánh Dơng. Một thời, chị là
sinh viên có thành tích học tập tốt nhất và cũng là hoa khôi nổi tiếng của trờng THPT chuyên
Lam Sơn (Thanh Hoá). Một tai hoạ bất ngờ đã làm thay đổi cuộc đời chị.
B ớc qua nỗi đau
21 giờ 30 phút, ngày 25 tháng 2 năm 2001, trên đờng đi dạy thêm về, tôi thấy có một
chiếc xe máy phóng vụt qua. Bất chợt, một ai đó hắt thứ chất lỏng vào mặt tôi. Bỏng rát, đau
đớn, tôi gào thét . Đó là những dòng hồi t ởng của ánh Dơng về cái ngày định mệnh 7 năm
về trớc.
Axitsunfuric đậm đặc mà kẻ ác tạt vào mặt chị có sức tàn phá ghê gớm. Toàn bộ khuôn
mặt, vùng cổ bị bỏng nặng, đôi mắt mù loà. Chị đau đớn gần nh gục ngã. Nhng đau đớn hơn ở
chỗ kẻ thủ ác lại chính là ngời một thời yêu chị say đắm. ánh Dơng ngậm ngùi kể lại: Khuôn
mặt tôi bị biến dạng. Các bác sĩ phải cắt những phần da trên cơ thể để vá lên mặt. Tôi nghĩ, thế

là hết, cuộc đời đã kết thúc. Tôi không còn dám hi vọng vào tình yêu và hạnh phúc.
25

×