Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

QUY TRINH KY THUAT CANH TAC CAY MAC CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 57 trang )

Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

MỤC LỤC
Thuật ngữ chun mơn về cây Mắc ca ...................................................................... 1
LỜI NĨI ĐẦU........................................................................................................... 2
A. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MẮC CA ........................................................................ 3
I. Tổng quan .............................................................................................................. 3
1.1 Đặc điểm thực vật học ......................................................................................... 3
1.2 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ......................................................................... 4
1.3 Vịng đời của cây Mắc ca .................................................................................... 4
II. Tình hình sản xuất Mắc ca trên thế giới và Việt Nam.......................................... 6
2.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 6
2.2 Tại Việt Nam ....................................................................................................... 7
B. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẮC CA .......................................... 9
I. Giai đoạn vườn ươm .............................................................................................. 9
1.1 Chuẩn bị giá thể................................................................................................... 9
1.2 Phương pháp nhân giống ..................................................................................... 9
1.3 Xử lý hạt giống .................................................................................................... 9
1.4 Gieo hạt ............................................................................................................. 10
1.5 Trồng và chăm sóc cây con ............................................................................... 11
1.6 Ghép cây ............................................................................................................ 14
1.7 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn .......................................................................... 15
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc ca ............................................................. 16
2.1 Chuẩn bị đất trồng ............................................................................................. 16
2.2 Kỹ thuật trồng.................................................................................................... 17
III. Thu hoạch, bảo quản, chế biến .......................................................................... 26
3.1 Thu hoạch quả ................................................................................................... 26
3.2 Bảo quản, chế biến hạt ...................................................................................... 27
C. CÔN TRÙNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH GÂY HẠI ................................ 29
I. Cơn trùng gây hại ................................................................................................. 29
1.1 Nhóm sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện, rệp sáp, rầy đen ............................................... 29


1.2 Nhóm sâu bướm hại Mắc ca.............................................................................. 34

I


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

1.3 Nhóm bọ cánh cứng gây hại .............................................................................. 40
II. Bệnh hại trên cây Mắc ca ................................................................................... 45
2.1 Bệnh thối rễ ....................................................................................................... 45
2.2 Bệnh chảy nhựa trên thân .................................................................................. 45
2.3 Bệnh chết nhanh do khuẩn ................................................................................ 46
2.4 Bệnh thối hoa..................................................................................................... 47
III. Các vấn đề sinh lý trên cây Mắc ca ................................................................... 48
3.1 Các rối loạn dinh dưỡng trên cây Mắc ca ......................................................... 48
3.2 Sốc nhiệt ............................................................................................................ 53
3.3 Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ ............................................................................ 53
3.4 Do đặc tính giống (lỗ nỗn mở, khơng tự rụng, nứt trên cây…) ...................... 54

II


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Thuật ngữ chuyên môn về cây Mắc ca
- Quả Mắc ca: Bao gồm vỏ quả, vỏ nang và nhân;
- Hạt Mắc ca: Bao gồm vỏ nang và nhân;
- Nhân Mắc ca: Phần bên trong quả, có thể ăn được, được bao bọc bên trong lớp vỏ
nang và vỏ quả;
- Tỷ lệ thu hồi nhân: Phần trăm về khối lượng nhân trên toàn bộ khối lượng hạt;

- Cây thực sinh: Là cây trồng từ hạt;
- Cây ghép: Được sản xuất ra bằng cách ghép cành trên gốc cây thực sinh;
- Cành ghép: Là cành bánh tẻ, được chọn lọc từ những cây bố mẹ có năng suất, chất
lượng cao;
- Cây bố mẹ: Là cây được tuyển chọn để lấy cành ghép, cây bố mẹ phải đủ tuổi sinh
lý, có nguồn gốc và tên giống rõ ràng.
- Rốn hạt: Là phần nối liền giữa vỏ nang và vỏ quả;
- Khe nảy mầm: Là một đỉnh nhỏ ở cuối hạt, đối diện với rốn hạt. Nước sẽ đi vào hạt
qua khe này và hạt bắt đầu quá trình nảy mầm;
- Giai đoạn rụng quả: Là giai đoạn mà hạt trưởng thành rụng xuống đất một cách tự
nhiên;
- Hạt không rụng: Là hiện tượng quả khô trưởng thành không tự rụng tự nhiên mà
vẫn ở trên cây;
- Nảy mầm sớm: Là hiện tượng hạt nảy mầm trên cây trước khi rụng;
- Nhân biến màu: Là hiện tượng nhân bị đổi màu do hấp thụ màu từ vỏ nang;
- Nhân tiêu chuẩn: Là nhân đã trưởng thành, không bị côn trùng, sâu bệnh gây hại,
không bị thối, mốc, biến màu, nảy mầm và khơng có mùi hơi.

1


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay, cây Mắc ca được đánh giá là cây chiến lược trong phát triển kinh tế
tại khu vực Tây Nguyên. Cây Mắc ca có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây chè
và cây cà phê. Việc trồng xen canh, trồng thuần cây Mắc ca góp phần gia tăng thu
nhập của người dân, đa dạng hóa sản phẩm và tái cơ cấu lại diện tích cây chè và cây
cà phê già cỗi.
Cây Mắc ca được nhập vào nước ta từ năm 1994 với số lượng nhỏ và diện tích

tăng dần từ năm 2003, cho đến nay ước tính lên đến một triệu cây Mắc ca. Vì đây là
cây trồng mới nên thông tin về giống và quy trình canh tác cũng như cơng tác nghiên
cứu đang tiếp tục triển khai từ cấp Trung Ương đến các địa phương trồng Mắc ca.
Cây Mắc ca được sự quan tâm rất lớn của người dân khu vực Tây Nguyên và được sự
ủng hộ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Chúng tôi hy vọng trong
thời gian không xa, cây Mắc ca sẽ có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế tại khu
vực Tây Nguyên giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Việc nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất từ khâu chọn giống đến
quy trình canh tác, thu hoạch, thu mua và chế biến đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca một cách bền vững, đảm bảo cho người dân yên
tâm phát triển sản xuất. Dựa vào kết quả điều tra thực tế sản xuất Mắc ca tại khu vực
Tây Nguyên, tham khảo các quy trình canh tác Mắc ca sẵn có trong nước và nước
ngoài, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về cây Mắc ca tại Úc,
Mỹ và các chuyên gia nông nghiệp trong nước, chúng tôi mạnh dạn biên soạn tài liệu
“Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người
trồng Mắc ca tại Tây Nguyên có đủ kiến thức về loại cây trồng này.
Chúng tôi nỗ lực cung cấp kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống để
người trồng Mắc ca có thể tham khảo và sử dụng hiệu quả tài liệu này.
Kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ Phần Him Lam

Dương Công Minh
2


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

A. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MẮC CA
I. Tổng quan

1.1 Đặc điểm thực vật học
Cây Macadamia (thường gọi là cây Mắc ca) thuộc họ Proteacaea, chi
Macadamia, gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là 2 loài: Macadamia integrifolia (Mắc ca
quả trơn) và Macadamia tetraphylla (Mắc ca quả nhăn). Mắc ca là cây ăn quả, thân
gỗ cao từ 15 - 25m thuộc khí hậu á nhiệt đới, xanh quanh năm, tán rộng và rậm, tuổi
thọ có thể lên đến hàng trăm năm, lá dài 6 - 30cm, rộng 2 - 13cm, bìa lá có răng cưa
nhọn, hoa mọc thành chùm dài 5 - 15 cm, mỗi hoa đơn màu trắng vàng hoặc hồng
nhạt, kích thước 10 -15mm, có 4 cánh hoa. Quả hình trái đào, khi chín vỏ quả chuyển
từ xanh sang nâu, vỏ khơ tự nứt bên trong chứa 1 hạt. Hạt là một nang gỗ cứng hình
cầu với 1 đỉnh nhọn, đường kính hạt khoảng 2 - 3cm, trọng lượng tươi khoảng 8 – 9
gr, bên trong chứa nhân màu trắng sữa rất giàu dinh dưỡng chiếm gần 1/3 trọng lượng
hạt.

Hình 1: Lá và hoa Mắc ca

Hình 2: Quả Mắc ca

3


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

1.2 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
+ Nhiệt độ: Thích hợp từ 12 - 320C, nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng là 20 - 250C.
Nhiệt độ tốt nhất cho sự phân hóa mầm hoa là 18 - 210C vào ban đêm, nhiệt độ về
đêm thấp hơn 120C và cao hơn 210C đều khơng thể hình thành mầm hoa.
+ Lượng mưa: Yêu cầu lượng mưa trên 1.200mm/năm, phân bố đều trong năm.
+ Gió: Mắc ca là cây cao, tán to dày nhưng rễ cọc không ăn sâu nên nguy cơ bị
đổ, ngã khi có gió lốc, bão lớn. Ở những vùng thường xuyên có gió lớn, nên chọn các
giống chịu gió tốt như: 344, 333, 660, 508…

+ Độ cao so với mặt biển: Mắc ca thích hợp nhất ở những vùng cao từ 300m
đến 1.200m so với mặt biển.
+ Yêu cầu về đất: Cây Mắc ca thích hợp trên nhiều loại đất nhưng tầng đất phải
dày trên 70 cm, thoát nước tốt, giàu hữu cơ, đất không quá sét, đặc biệt là đất feralít
nâu đỏ, đất phù sa ven sơng suối và dốc tụ chân đồi núi, đất đỏ bazan, pH thích hợp
từ 5,5 - 6,5 và độ mặn (EC) từ 1 - 1,5. Mắc ca có thể trồng trên đất xấu nhưng phải
đầu tư, đất thịt nhẹ đến trung bình, ẩm đều quanh năm, khơng thích hợp với đất kiềm,
đất phèn mặn, đất đá vơi, đất đá ong hóa hoặc thối hóa nghiêm trọng, đất ngập
úng…
Trong tất cả các yếu tố trên, yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây Mắc ca
là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ trong mùa ra hoa. Với nhiệt độ tối ưu để cây ra
nhiều hoa trong khoảng từ 120C đến 210C và tốt nhất là ở mức 180C.
Bảng 1: Tổng hợp yếu tố sinh thái chủ đạo của cây Mắc ca
Yếu tố

Biên độ thích hợp

1.Khí hậu
o
Nhiệt độ tối ưu ( C)

12 - 32

o
Nhiệt độ thời gian ra hoa ( C)
Lượng mưa tối ưu (mm)

15 - 18
1.500 - 2.500


2. Đất đai
Loại đất
Kết cấu đất
Độ pH
3. Độ cao so với mặt biển
Độ cao tương đối (m)

Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, thích
hợp nhất với đất bazan, đất sét, mùn pha cát,...
Đất tơi xốp, thoát nước tốt
5,5 - 6,5
300 - 1.200

1.3 Vịng đời của cây Mắc ca
Một cây Mắc ca có vịng đời khoảng 80 - 100 năm. Nếu chăm sóc tốt cây Mắc
4


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

ca bốn năm tuổi bắt đầu ra hoa đậu quả, từ tuổi thứ sáu ra nhiều quả đến 10 tuổi thì
cho năng suất ổn định, mỗi cây có thể cho 20kg - 30kg hạt/năm (1/3 là nhân). Cây
Mắc ca trồng từ hạt (cây thực sinh) sẽ cho ra trái sau 7 - 8 năm; tuy nhiên, trong
điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây có thể cho quả sớm hơn, nhưng tỷ lệ hạt
không đồng đều, năng suất không ổn định. Vì vậy, chúng tơi khuyến cáo khi trồng
cây Mắc ca phải trồng cây ghép, không nên trồng cây thực sinh.
Chu kỳ sinh học của của cây Mắc ca bắt đầu từ tháng 10 hàng năm và thông
thường cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm sau hàng
năm. Tuy nhiên, tùy theo giống và đặc điểm khu vực địa lý, thời điểm thu hoạch của
cây Mắc ca sẽ khác nhau, dao động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11

hàng năm.
Bảng 2: Chu kỳ sinh học của cây Mắc ca
Tháng

2

3

4

5

6

7

Ra hoa
Ni quả
Quả chín
Phân

hóa

chồi hoa
Ủ chồi hoa

5

8


9

10

11

12

1


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

II. Tình hình sản xuất Mắc ca trên thế giới và Việt Nam
2.1 Trên thế giới
a. Về diện tích, sản lượng Mắc ca
Đứng đầu về diện tích và sản lượng là Úc, Nam Phi và Mỹ, phần còn lại được
trồng ở các nước như Kenia, Guatemala, Mexico, Venezuela, New Zealand, Malawi,
Israel, Brazil, Trung Quốc, Paraguay, Costa Rica.
Bảng 3: Sản lượng Mắc ca của các nước trên thế giới
Tên quốc gia

Sản lượng theo các năm (tấn)
1996-1997

2009-2010

2010-2011

2012-2015


Úc

26.000

42.558

37.120

45.000

Nam Phi

3.920

26.563

27.700

40.000

Mỹ

24.000

21.220

20.700

30.000


Kenia + các
nước khác

4.400

17.550

13.250

20.000

Theo thống kê năm 1997, tổng diện tích cây Mắc ca trên tồn thế giới đạt
46.000 ha, sản lượng nhân đạt 61.000 tấn, phân bố chủ yếu tại 7 nước sau đây: Úc,
Hoa Kỳ, Brazil, Kenia, Costa Rica, Nam Phi và Guatemala. Đứng đầu diện tích và
sản lượng vẫn là Úc, Nam Phi và Hoa Kỳ. Các quốc gia như Mexico, Venezuela,
Zimbabwe, Tanzania, Etiopia, Mali, New Zealand, Ghana, Trung Quốc, Thái Lan đã
tiến hành trồng thử nghiệm Mắc ca. Tuy nhiên, sản lượng Mắc ca của các nước này
chưa cao do mới chỉ trồng ở quy mơ nhỏ hoặc bởi khí hậu vùng miền khơng thích
hợp.
Đến năm 2011, Nam Phi đã vươn lên thành nước đứng thứ hai trên thế giới
(sau Úc) về diện tích trồng Mắc ca. Chỉ sau 15 năm, Nam Phi đã phát triển rất
nhanh; trong khi đó, Úc và Hoa Kỳ có mức tăng trưởng sản xuất chậm vì hai nước
này đều đã quy hoạch và trồng Mắc ca ở tất cả những vùng đất có điều kiện thích
hợp để trồng. Vì vậy trong tương lai, Úc và Hoa Kỳ sẽ rất khó mở rộng quy mơ sản
xuất Mắc ca. Đồng thời, giá nhân công lao động ở hai quốc gia này quá cao, lên
tới 13 - 16 USD/giờ và giá cây giống cũng rất cao, ở mức 16 - 20 USD/cây khiến cho
mức đầu tư cơ bản lớn. So sánh với các loại hạt khác trên thế giới, sản lượng hạt
Mắc ca cao nhất được ghi nhận ở Úc, tuy nhiên sản lượng Mắc ca so với các loại hạt
khô khác vẫn chỉ ở mức thấp.


6


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Bảng 4: So sánh sản lượng Mắc ca với các loại hạt khác trên thế giới
(Đơn vị: tấn)
Tên Hạt
Hạnh nhân
Mắc-ca
Hạt điều
Hazelnuts
Hạt dẻ cười
Hạt hồ đào
Hạt óc chó

Sản lượng năm 2011

Sản lượng năm 2012

1.130.266
1.060.911
29.484
42.150
576.431
543.192
374.600
374.947
475.700

615.400
92.115
103.320
493.235
508.135
Nguồn: Tổ chức International Nut Fruit

b. Về tiêu dùng, thương mại sản phẩm Mắc ca
Sản phẩm chính là nhân Mắc ca, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới với
nhiều công dụng khác nhau như dùng làm thực phẩm, ép lấy dầu, sản xuất mỹ
phẩm… Mắc ca giúp giảm các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, giúp phát triển đại
não của trẻ em, tăng sức khỏe người lớn và sắc đẹp phụ nữ. Điều đó chứng tỏ sản
phẩm Mắc ca có thị trường tiềm năng rất lớn nếu người tiêu dùng được tiếp cận và
quen dùng. Còn rất nhiều thị trường chưa được khai thác như thị trường Châu Á, đặc
biệt ở Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, nếu phát triển tốt sản phẩm này thì
tiềm năng sẽ là thị trường vơ cùng lớn.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ hạt Mắc ca lớn nhất là Mỹ, Úc, Châu Phi. Do sản
lượng cịn ít nên sản phẩm hạt Mắc ca chưa được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia
trên thế giới. Nhiều quốc gia tại Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…đang quan tâm
đến Mắc ca nên nhu cầu tiêu thụ và giá của Mắc ca khơng ngừng gia tăng.
Mắc ca có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại hạt khác như: hạt dẻ, hạt điều,
hạt hạnh nhân mặc dù sản lượng cịn khá khiêm tốn. Vì nhu cầu tiêu thụ Mắc ca
ngày càng tăng, tiềm năng của hạt Mắc ca là rất lớn. Tại các quốc gia hàng đầu
hiện nay về trồng cây Mắc ca như Úc hay Mỹ, doanh thu và lợi nhuận từ trồng và
chế biến hạt Mắc ca đang tăng trưởng nhanh trong các năm gần đây. Tại Úc, tổng
giá trị kinh tế do cây Mắc ca đem lại cho 5 vùng trồng trong năm 2012 là 376 triệu
đơ la Úc.
2.2 Tại Việt Nam
Cây Mắc ca chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở một số vùng địa lý có điều
kiện sinh thái nhất định và cây Mắc ca cũng mới chỉ được đưa vào trồng ở quy mô

nhỏ trong 10 năm trở lại đây, mức độ phân bổ của cây Mắc ca mới chỉ ở mức nhỏ lẻ
tại một số vùng, địa phương, trong đó tập trung nhiều nhất tại khu vực Tây Nguyên
7


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

và Tây Bắc. Đây được coi là hai vùng có điều kiện khí hậu phù hợp nhất của Việt
Nam, trong đó Lâm Đồng là tỉnh có khí hậu tốt nhất cho việc phát triển cây Mắc ca.
Vào năm 1994, cây Mắc ca lần đầu tiên được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam trồng thử tại Ba Vì. Đến năm 1999, một số cây đã cho quả. Tuy nhiên, phải đến
năm 2010, cây mới đạt sản lượng 10 kg hạt/cây/năm. Trong một nghiên cứu khác
thuộc đề tài “Khảo nghiệm giống và nhân giống sinh dưỡng Macadamia ở Việt
Nam” giai đoạn 2002 - 2005 cho thấy vào đầu năm 2002, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam đã nhập thêm 9 dòng sai quả bằng cây ghép của Úc bao gồm các
dòng: 246, 344, 741, 294, 816, 849, 856, NG8, Daddow và 2 dòng của Trung Quốc
là OC và A800. Viện đã tiến hành khảo nghiệm các dịng trên tại 7 địa điểm là Ba
Vì (Hà Nội); ng Bí (Quảng Ninh); Mai Sơn (Sơn La); Đồng Hới (Quảng Bình);
Krơng Năng (Đắc Lắc); Đắc Plao (Đắc Nông); Đại Lải (Vĩnh Phúc). Sau hơn 10
năm, kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng quả của Việt Nam chỉ đứng sau Hoa
Kỳ, còn cao hơn cả Úc và nhiều nước khác. Từ đó cho thấy xét về mặt sản lượng,
phát triển cây Mắc ca ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn.
Bảng 5: So sánh sản lượng Mắc ca Việt Nam với các nước khác trên thế giới
(Đơn vị: kg/cây)
Tuổi
Úc
Hawai (Hoa Kỳ) Thái Lan Trung Quốc Việt Nam
4
5
3

0,94
0,73
5
6
3
5
2
1,37
7
7
4,5
11
3
2,5
10
8
5
17
6,15
2,98
13
9
6
23
10,3
6,58
16
10
10
29

12,2
9
20
11
13
35
12,5
10
12
15
40
13,9
13
18
43
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Tại Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam đã trồng khảo nghiệm
các dòng Mắc ca và đã xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận giống để phát triển cây
Mắc ca. Kết quả đánh giá đã đề xuất cơng nhận 4 dịng: OC, 246, 816 và 849 là giống
tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Krông Năng - Đắk Lắk và
các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. Riêng dịng OC khơng nên trồng do hạt
khơng tự rụng, hạt nẩy mầm trên cây nên thu hoạch và chế biến sẽ gặp nhiều khó
khăn, do tỷ lệ quả già thu hoạch chưa cao dẫn đến tỷ lệ thải loại cao trong chế biến.

8


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

B. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẮC CA

I. Giai đoạn vườn ươm
1.1 Chuẩn bị giá thể
Thành phần giá thể cây Mắc ca giai đoạn vườn ươm gồm: 75% xơ dừa + 10%
cát sạch + 15% đất đỏ Bazan.

Xơ dừa

Đất đỏ
Cát sạch
Hình 3: Thành phần giá thể
Lưu ý: Hỗn hợp giá thể sau khi phối trộn phải ủ và xử lý kỹ trước khi sử dụng
để phịng trừ các mầm bệnh; có độ pH từ 5,5 - 6,5; độ mặn (EC) từ 1 - 1,5.
1.2 Phương pháp nhân giống
Gồm 2 phương pháp: cắt cành giâm hom và trồng cây ghép mầm ngọn trên gốc
thực sinh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có phương pháp ghép mầm ngọn trên gốc thực
sinh là mang lại hiệu quả kinh tế nhất vì:
- Cây ghép khi xuất vườn có độ đồng đều cao nên rất thuận tiện trong việc trồng
và chăm sóc.
- Cây ghép sau 4 - 5 năm là bắt đầu cho thu quả bói.
- Năng suất và chất lượng hạt cao và ổn định.
Lưu ý: Khơng trồng cây thực sinh (cây trồng từ hạt) vì cây thực sinh cho năng
suất thấp và không ổn định, tỷ lệ cây thu hoạch chỉ đạt 20% trên tổng số diện tích
trồng, thời gian ra hoa đậu quả chậm hơn cây ghép từ 2 - 3 năm. Trong tài liệu này
chúng tôi chỉ giới thiệu về phương pháp ghép mầm ngọn trên gốc cây thực sinh.
1.3 Xử lý hạt giống
a. Tiêu chuẩn hạt giống
- Hạt giống Mắc ca phải được bóc vỏ trong vịng 24 giờ sau khi thu hoạch, trong
quá trình tách vỏ tươi tránh làm vỡ vỏ nang của hạt vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng nảy
mầm của hạt và dễ bị nấm hại xâm nhập.


9


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

- Hạt Mắc ca dùng để nhân giống, sau khi tách vỏ phải bảo quản trong kho lạnh
ở nhiệt độ 12 - 150 C, thời gian bảo quản hạt tối đa từ 1 - 2 tháng, nếu trữ hạt quá lâu
sẽ ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt.
- Hạt giống đem gieo phải có chất lượng tốt, hạt to, trịn, đồng đều về kích cỡ,
loại bỏ hạt đã hư, đã nảy mẩm.
b. Xử lý hạt giống
Trình tự các bước tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ xử lý hạt.
Bước 2: Kiểm tra hạt, loại bỏ hạt lép, thối, mốc, hạt nảy mầm... lẫn trong hạt.
Bước 3: Ngâm hạt trong thuốc trừ nấm bệnh bằng các loại thuốc như: Zineb,
Rhidomil, Carbendazim, Topsin.
Bước 4: Ngâm hạt giống trong nước ở nhiệt độ 200 - 250C trong thời gian
từ 24 - 72 giờ.
Bước 5: Ủ hạt và rửa chua. Mỗi ngày rửa chua 2 lần vào buổi trưa và tối
(mỗi lần rửa qua 2 lần nước). Không được dùng nước bẩn, nước ao tù để xử
lý hạt. Mỗi lần rửa chua đồng thời quan sát, kiểm tra để phát hiện những
thay đổi của hạt.

Hình 4: Xử lý hạt bằng ngâm nước
1.4 Gieo hạt
Tùy thuộc vào điều kiện vườm ươm, thiết kế luống gieo hạt sao cho phù hợp.
Luống gieo hạt phải ở nơi thoáng khí, thốt nước tốt, luống gieo hạt phủ một lớp cát
sạch, dày khoảng 20 - 25cm. Hạt gieo bằng cách rải đều hạt trên bề mặt luống, gieo
thành hàng, hạt cách hạt 2cm. Phủ lên hạt một lớp cát dày khoảng 1 - 2cm. Sau khi
gieo xong rải thêm thuốc chống kiến trên mặt luống.

Tưới nước giữ ẩm cho luống gieo hạt mỗi ngày, dùng lưới sắt phủ trên mặt
luống nhằm ngăn chặn sóc và chuột phá hoại. Thường xuyên kiểm tra kiến trong

10


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

luống gieo. Ở điều kiện nhiệt độ 25 - 300C, độ ẩm 92%, hạt bắt đầu nảy mầm sau khi
gieo 3 - 4 tuần.
1.5 Trồng và chăm sóc cây con
a. Kỹ thuật cấy cây vào bịch giá thể
Cây con cao 7 - 10 cm, có 1 cặp lá thật, cây con có bộ rễ dài từ 10 - 15 cm tiến
hành bứng cây vào bịch, kích thước bịch 15 x 30 cm, có từ 10 - 12 lỗ thốt nước.
Bịch cấy cây phải được chuẩn bị trước, tưới nước đủ ẩm trước khi cấy một
đêm để đất khỏi dính bết vào que cấy.
Trước khi bứng cây mầm, phải tưới nước đẫm trên luống để khi bứng cây
không bị đứt rễ. Sau khi bứng phải cho cây con vào khay có nước để rễ không bị
khô, nên bứng đến đâu cấy xong đến đấy.
Các bước cấy cây vào bịch giá thể:
- Dùng que nhọn tạo lỗ giữa bịch hoặc theo hàng trên luống. Độ sâu tùy
thuộc vào chiều dài rễ cây đem cấy, thường độ sâu ngang cổ rễ.
- Đặt cây ngay ngắn vào lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng lỗ rồi nhấc nhẹ
lên cho rễ khỏi bị gập.
- Dùng que chọc sâu ép nhẹ bên cạnh cho cây chặt gốc. Không nên tạo lỗ quá
rộng hoặc quá nông.
- Sau khi cấy tưới nước đủ ẩm để cho cây chặt gốc, che phủ chống nắng,
mưa cho cây cấy cho đến khi cây sinh trưởng ổn định.
Chú ý: Chỉ tiến hành cấy cây vào những ngày trời râm mát hoặc mưa nhẹ,
tránh những ngày nắng gắt, mưa to, gió lớn…


Hình 5: Các bước cấy cây vào bịch

11


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

b. Chăm sóc cây con sau khi vào bịch
Nội dung chăm sóc bao gồm: Che nắng, làm cỏ xới đất, tưới nước, bón phân,
tỉa thưa, đảo bịch, phịng trừ sâu bệnh hại.
* Che nắng:
Cây ươm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là thời kỳ mới mọc mầm, các bộ phận của
cây còn non yếu, dưới ánh sáng trực tiếp cây con dễ bị khơ héo. Vì vậy che nắng
nhằm điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây con, đồng thời duy trì ẩm độ mặt đất
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp, làm giảm sự bốc hơi mặt đất,
giảm thốt hơi nước ở lá, tăng độ ẩm khơng khí. Thường sử dụng lưới chắn sáng để
che 50-60% ánh sáng. Trước thời gian xuất vườn 30 ngày cần dỡ bỏ dần lưới che
tránh không thay đổi đột ngột chế độ chiếu sáng.
* Nhổ cỏ xới đất:
Trong q trình chăm sóc tưới nước cho cây, đất mặt luống thường nén chặt
và đóng váng, làm cho lớp đất mặt giảm sức thấm nước, tăng lượng nước bốc hơi
mặt đất, cỏ dại xâm lấn, cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây con,
đồng thời cỏ dại còn là nơi ẩn náu của các lồi sâu hại...Vì vậy c ầ n làm cỏ, xới
cho đất tơi xốp, thống khí giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây con với
cỏ dại, đồng thời xúc tiến phân giải của phân bón và hoạt động của vi sinh vật đất
làm mất nơi cư trú của các lồi sâu hại, cơn trùng...
Thời gian cần tiến hành làm cỏ trong 3 trường hợp sau: (i) giai đoạn cỏ
còn non chưa kết hạt; (ii) giai đoạn cây ươm còn non, sức đề kháng yếu, và (iii)
lúc cây ươm sinh trưởng nhanh, nhu cầu nước, dinh dưỡng và ánh sáng cao.

Hoặc có thể tiến hành theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: cây dưới 3 tháng tuổi, mỗi tháng làm cỏ một lần.
+ Giai đoạn 2: cây trên 3 tháng tuổi đến khi xuất vườn, mỗi tháng làm cỏ một
lần với cây một năm tuổi, 2 tháng một lần với cây hai năm tuổi. Trước xuất vườn
1 tháng nên dừng xới xáo tránh động gốc làm cây héo.
* Tưới nước:
Cây ở giai đoạn vườn ươm, bộ rễ chưa phát triển nên khả năng hút nước yếu,
tưới nước là biện pháp không thể thiếu được.
Tưới nước cho cây con một cách đều đặn, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo
cây con không bị thiếu nước hoặc thừa nước. Việc tưới nước cho cây con hàng
ngày phụ thuộc vào trọng lượng bịch, kích cỡ của cây con, tùy thuộc vào nhiệt độ,
cường độ sáng, độ ẩm của đất; nếu trời râm, mát, ít gió lượng nước tưới giảm và
ngược lại.

12


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

* Bón phân:
Trong giai đoạn này cần thận trọng khơng nên bón quá nhiều phân cho cây con
vì rất dễ làm rối loạn sinh lý của cây, làm cho lá vàng, cây kém phát triển. Chế độ
bón phân an tồn khi sử dụng phân dưới dạng lỏng. Ngồi ra bón thúc bằng phân
chuồng đã ủ hoai hoặc phân vơ cơ hịa nước tưới, có thể bón phân vi sinh vào gốc
hoặc một số phân bón lá để kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.
* Tỉa thưa, xén rễ và đảo bịch:
Mục đích tạo điều kiện cho cây con có khoảng sống thích hợp và có độ đồng
đều, đồng thời kết hợp loại bỏ cây xấu, cây sâu bệnh. Cải thiện chế độ dinh
dưỡng (nước, dinh dưỡng và ánh sáng) để cây sinh trưởng nhanh, phát triển cân
đối. Tỉa thưa thường thực hiện với những cây bắt đầu có sự phân hoá.

Đối tượng tỉa thưa là những cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh. Tỉa thưa
nên kết hợp với đảo bịch, xén rễ và phân loại cây con. Xén rễ, đảo bịch áp dụng
với những cây con có rễ cọc ăn sâu, rễ phụ phát triển kém, xén rễ nhằm xúc tiến rễ
phụ phát triển tốt, giúp cho cây có bộ rễ cân đối. Những cây trong bịch để hạn chế
rễ cọc phát triển cần định kỳ đảo bịch và xén bỏ rễ cọc mọc ra ngoài. Thời điểm
xén rễ, đảo cây tiến hành khi bộ rễ cọc của cây xuyên qua bịch và nên đảo cây vào
những ngày râm mát và trước lúc cây ra chồi non.
* Phòng trừ sâu bệnh hại:
Cần phịng bệnh là chính, trị bệnh phải kịp thời, tồn diện và triệt để. Phịng
bệnh nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: thường xuyên làm cỏ, vệ sinh
vườn ươm sạch sẽ, định kỳ phun thuốc phịng bệnh, có thể dùng thuốc Rhidomil
2gr/lít, phải dự đốn được các vấn đề bệnh hại có thể bùng phát trong thời gian tới
để có phương pháp phịng trừ hiệu quả.
Khi phát hiện cây con bị bệnh cần hạn chế tưới nước, nhổ sạch, cắt bỏ những
cây bệnh hoặc các bộ phận bị bệnh đem đốt, phun thuốc trừ sâu bệnh. Có thể dùng
các loại thuốc như: Zineb, Benlat, Agrifos...Tùy theo tình trạng cây con, mức độ
nhiễm bệnh để dùng các nồng độ thuốc thích hợp.
*Vệ sinh vườn ươm:
Dọn sạch cỏ trong vườn ươm, không giữ lại những cây bị bệnh hoặc những
cây quá lứa trong vườn. Không để rác vương vãi, thu gom rác, túi bịch rách nát,
cây con kém phẩm chất vào một nơi quy định để đốt, tiêu hủy. Vệ sinh dụng cụ làm
vườn sạch sẽ và cất vào nơi khô ráo.

13


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

1.6 Ghép cây
a. Tiêu chuẩn cây con làm gốc ghép

Cây con từ 9 - 12 tháng có đường kính gốc 0,7 - 1cm, cao 40 - 50cm, có 6 - 8
tầng lá có thể tiến hành ghép được.
b. Chuẩn bị cành ghép
Cành ghép có thể dùng chồi ngọn hoặc đoạn cành bánh tẻ của cây giống tốt.
Trước khi cắt cành để ghép phải tiến hành khoanh vỏ ở những cành dùng làm mắt
ghép trước 4 - 6 tuần. Dùng dao cắt bỏ hết cuống lá của cành ghép và tốt nhất nên
ghép ngay. Nếu phải mang đi xa thì bảo quản lạnh trong thùng xốp, thời gian bảo quản
không nên quá 2 ngày, nhiệt độ bảo quản mầm ghép là 60C.
Tiêu chuẩn cành ghép: Cành có màu nâu, là cành bánh tẻ, các nách lá bắt đầu
đâm chồi, đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 7 - 10cm, có
từ 2 - 3 mầm tốt, cành khơng có biểu hiện sâu bệnh. Khơng chọn các đoạn cành có
đường kính q nhỏ (<0,25 cm) để ghép vì tỷ lệ thành công thấp.
c. Phương pháp ghép

a: Ghép áp

b: Ghép nêm
Hình 6: Phương pháp ghép

Có thể sử dụng phương pháp ghép áp và ghép nêm nối ngọn:
- Phương pháp ghép nêm nối ngọn
+ Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách
mặt bịch 20 - 25 cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vịng lá.
+ Dùng dao ghép chẻ dọc giữa thân gốc ghép một đoạn 2 - 2,5cm, mắt ghép
được cắt vát hai phía thành hình nêm có độ dài bằng độ dài vết cắt dọc trên gốc ghép
2 - 2,5 cm. Yêu cầu vết vát của mắt ghép phải phẳng, láng và cân đối 2 bên.
+ Đưa mắt ghép đã vát vào vết cắt trên gốc ghép sao cho hai bên vỏ của chồi và
gốc ghép tiếp xúc tốt với nhau. Trong trường hợp nếu đường kính chồi ghép và gốc
ghép khơng bằng nhau thì để một bên vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với
nhau. Dùng dây nilon mềm quấn chặt từ dưới lên và bịt kín chồi ghép.


14


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

- Phương pháp ghép áp
+ Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc
cách mặt bịch 20 - 25cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới
vịng lá.
+ Dùng dao ghép vát phần thân gốc ghép một đoạn 2 - 2,5cm. Mắt ghép được
cắt vát một bên có độ dài bằng độ dài vết vát trên gốc ghép 2 - 2,5cm. Yêu cầu vết
vát của chồi ghép phải phẳng, láng và cân đối.
+ Áp mặt vát của mắt ghép và gốc ghép vào nhau sao cho hai bên vỏ của mắt và
gốc ghép tiếp xúc tốt. Nếu đường kính mắt ghép và gốc ghép khơng bằng nhau thì để
một bên vỏ của mắt ghép và và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng dây nilon mềm
quấn chặt từ dưới lên và bịt kín mắt ghép.

Hình 7. Dụng cụ và kỹ thuật ghép nêm cây Mắc ca
d. Chăm sóc cây ghép
Sau khi ghép cần tưới nước đầy đủ, thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ nách lá
của gốc ghép, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ. Sau 4 - 6 tuần chồi ghép đâm
chồi mới và sau 4 - 6 tháng có thể xuất vườn. Khi chồi ghép phát triển mạnh thì dùng
dao lam rạch đứt dây ghép để chồi cây phát triển tốt. Trường hợp chồi ghép lên rất
nhiều mầm, cần tỉa chồi ngay trong vườn ươm chỉ giữ lại 1 - 2 chồi khỏe nhất, định
kỳ 1 - 1,5 tháng phun phân bón lá cho cây.
1.7 Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Cây giống đem trồng phải là cây ghép. Cây ghép xuất vườn phải đạt được các
tiêu chuẩn sau đây:
Thời gian cây xuất vườn từ 18 - 24 tháng;

15


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Chiều cao tính từ phần ngọn đến vết ghép là 20 - 40cm; đường kính gốc từ 0,8 2cm;
Chỗ ghép khỏe mạnh và lành lặn hợp quy cách, không bị nhiễm bệnh;
Cây giống có bộ rễ khỏe mạnh, rễ mọc bao quanh bịch đất, khơng bị biến dạng,
khơng có dấu hiệu của bệnh và nấm hại;
Lá trải rộng, bóng, xanh thẫm, phân bố đồng đều và không bị sâu bệnh;
Tên giống phải rõ ràng.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mắc ca
2.1 Chuẩn bị đất trồng
2.1.1 Đất trũng
Không nên trồng Mắc ca trên những khu đất trũng, ẩm thấp, đất chua vì dễ xảy
ra tình trạng đất thiếu oxy, ảnh hưởng tới các hoạt động của các vi sinh vật trong đất,
quá trình phân giải chất hữu cơ chậm dẫn đến bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh
hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng,
sinh trưởng phát triển kém. Nếu khu vực trồng thường xun bị ngập úng thì có thể
làm chết cây.
2.1.2 Đất dốc
Địa hình vùng Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú, với nhiều dạng địa hình
như núi cao, núi trung bình, núi thấp, các cao nguyên, sơn nguyên và các thung lũng
nhỏ hẹp nằm dọc theo các triền sông lớn. Khi trồng Mắc ca nên chọn các khu đất có
độ dốc nhỏ hơn 150C, hạn chế trồng ở những khu vực núi cao, có độ dốc lớn sẽ gặp
khó khăn trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch.
2.1.3 Đất thoát nước tốt
Nên trồng cây Mắc ca ở những khu đất bằng phẳng hoặc độ dốc vừa phải, thoát
nước tốt. Trong vườn trồng, nên xác định các đường bao của từng lô, hệ thống đường
sá, hệ thống tưới tiêu. Khơng trồng cây những nơi có đá lộ hoặc những nơi dễ ngập

úng.
Nếu trồng thuần thì quy hoạch khu đất trồng để xe cơ giới có thể đến được từng
lô, hệ thống tưới dễ dàng hoạt động. Nhà xưởng, hàng cây chắn gió, hồ chứa nước
phải bố trí hợp lý. Nếu trồng lại trên đất cũ cây cà phê, cây điều già cỗi hoặc bị bệnh
thì phải nhổ bỏ hết sau đó cày đất 2 lần sâu 50 cm, phơi đất 2 tháng, bón 2 tấn vơi
bột/ha rải đều, cày đất sâu 40 cm, nhặt hết rễ cũ, gom lại đốt, tiêu hủy.

16


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

2.1.4 Chọn giống
Mắc ca là loài cây trồng lâu năm, thời gian thu hoạch từ 80 - 100 năm. Vì vậy,
việc chọn trồng giống nào để đạt được hiệu quả cao cũng như phù hợp với khí hậu,
thổ nhưỡng, quy trình chăm sóc rất quan trọng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trồng cây Mắc ca tại Úc cho thấy
nên chọn trồng nhiều giống tốt trên 1 lơ đất vì khơng có giống nào là ưu việt cả. Việc
lựa chọn trồng nhiều giống tốt xen với nhau được xem là yếu tố quan trọng trong việc
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây Mắc ca.
Nên trồng xen ít nhất hai giống trong mỗi lơ, mỗi lơ có từ 4 đến 10 hàng, mỗi
hàng trồng cùng một giống. Chọn trồng những giống có thời gian ra hoa, rụng quả
cùng thời điểm. Như vậy sẽ tối ưu hóa hiệu quả của quản lý vườn trồng và thu hoạch.
Theo kết quả khảo nghiệm của Viện An Toàn Thực Phẩm (FSI), Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) năm 2003 - 2010 và kết quả điều
tra, khảo sát các giống Mắc ca đang trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Tây
Nguyên của Dự án Mắc ca Him Lam, chúng tơi nhận xét các giống sau có thể chọn
trồng ở Lâm Đồng và Tây Nguyên như: 246, 741, 800, 849, 816, 842, 508, 344, 788,
660, H2, QN1, 900, 695, Daddow, nếu quản lý tốt có thể đạt sản lượng trung bình và
cao.

Các giống như OC, 695 mặc dù cho năng suất cao nhưng do đặc điểm quả
không tự rụng, nảy mầm trên cây. Do đó phải thu hái trên cây dẫn đến một số quả
chưa chín, chất lượng khơng cao. Các giống thuộc dòng A mặc dù cho năng suất khá
nhưng tỷ lệ ghép thành công chỉ 20 - 30% của cây ghép dẫn đến giá thành của cây
ghép cao nên các giống này chưa được trồng phổ biến.
2.2 Kỹ thuật trồng
2.2.1 Đào hố
Đào hố theo quy cách 80x80x80cm, phơi đất, khử nấm, khử ấu trùng sâu đất, ve
sầu bằng vôi bột và chế phẩm vi sinh (Trichoderma, EM…) và thuốc Furadan
20gr/hố để phòng trừ tuyến trùng.

17


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Hình 8: Đào hố 80x80x80 cm và xử lý hố bằng vôi bột và các loại thuốc
2.2.2 Bón lót
- NPK: 100gr/hố;
- Vi lượng tổng hợp: 2gr/hố;
- Phân hữu cơ vi sinh: 1kg/hố;
- Vơi: 1kg/hố.
Tiến hành bón lót trước khi trồng 20 ngày, trộn đều lớp đất mặt với các loại
phân bón trên sau đó lấp xuống hố.
2.2.3 Mật độ trồng
Tùy theo giống cây, mục đích sử dụng của người trồng và thời gian khai thác để
tham khảo bảng mật độ cây trồng dưới đây:
Bảng 6: Mật độ trồng thuần
Hàng cách hàng
(m)

7

Cây cách cây
(m)
4

Số cây/ha
357

A16, A38, 344,741

8

4

312

A16, A38, 344, 741, A4, A29, 660

9

4

278

9

5

222


10

5

200

A16, A38, 344, 741, A4, A29,
660, 816, 842
A4, A16, A29, A38, 246, 344,
660, 741, 800, 816, 842, Daddow
A4, A16, A29, A38, 246, 344,
660, 741, 800, 816, 842, Daddow

18

Giống thích hợp


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Bảng 7: Mật độ trồng xen
Hàng cách hàng
(m)

Cây cách cây
(m)

Số cây/ha


Các giống thích hợp

Áp dụng cho các giống Mắc ca có
tán thẳng đứng như: A16, 344, 781,
814, 816, 842, DD, 788
Áp dụng cho các giống Mắc ca có
9
5
222
tán thẳng đứng xen một số giống
tán dày trung bình(741, 246, 835)
Áp dụng cho các giống Mắc ca có
10
5
200
tán thẳng đứng xen một số giống
tán dày (849, 246, 508)
Ghi chú: Trồng mật độ dày cho năng suất cao trong 10 năm đầu nhưng sau đó
cần phải đốn, tỉa bớt cây tạo mật độ phù hợp để cây có đủ ánh sáng quang hợp và duy
trì năng suất cao.
8

5

250

2.2.4 Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng cần trộn đất và phân trong hố một lần nữa, sau đó đào một hố
nhỏ sâu 25 - 30cm, rộng 15 - 20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước đó. Dùng dao
sạch cắt hẳn đáy bịch đất, rạch một đường thẳng đứng có độ dài khoảng 2/3 túi bịch

từ dưới đáy bịch lên, kiểm tra bộ rễ, nếu rễ trụ bị cong, xoắn đi rễ thì phải cắt bỏ
đoạn rễ cong dưới đáy bịch, đặt cây xuống lỗ, bóc nhẹ túi trồng tránh làm vỡ bịch đất.
Lấp đất, tưới nước và ủ cỏ khô giữ ẩm cho cây. Khi trồng xong cắm cọc chéo 60 độ
so với mặt đất và buộc dây cố định để cây khơng bị đổ ngã.

Hình 9: Dùng dao cắt đứt hẳn đáy bịch

19


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Hình 10: Rạch một đường thẳng từ dưới đáy bịch lên bằng 2/3 bịch

Hình 11: Lấp đất ngang mặt bịch, rút nhẹ túi bịch lên tránh làm vỡ bịch

20


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Hình 12: Tạo bồn, cắm cọc, buộc dây cố định cây cho thẳng
Trồng dặm kịp thời đối với những cây bị chết, cây yếu. Trồng dặm vào đầu mùa
mưa, khi trồng dặm chỉ cần móc đất và trồng lại trên hố cũ. Cây giống trồng dặm
cũng phải chọn cây tốt đủ tiêu chuẩn.
2.2.5 Chăm sóc cây con
Làm cỏ theo băng hoặc theo gốc, 3 - 5 lần trong năm tùy theo thực bì. Vì cây
Mắc ca có rễ cọc mọc cạn và kém phát triển nên cần chú ý đến việc gia cố cho cây
bằng cây chống và vun gốc cho cây 1 - 2 lần /năm.


21


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Hình 13: Cây Mắc ca được gia cố bằng cây chống

Hình 14: Vườn cây Mắc ca được vun gốc.
Giai đoạn đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản (1 - 5 năm đầu sau khi trồng mới) có
thể trồng xen các loại cây ngắn ngày trong vườn Mắc ca, góp phần tăng thu nhập và
đồng thời chăm sóc tốt cho vườn cây.

22


Quy trình kỹ thuật canh tác cây Mắc ca

Hình 15: Cây Mắc ca trồng xen vườn Cà phê
Cần có biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành giúp cây phát triển cân đối, tỷ lệ đậu
quả cao và hạn chế sâu bệnh.
Đối với cây ghép và cây giâm hom thường phân cành khi đạt độ cao từ 70 100cm, trường hợp cây ghép phân cành cao trên 1m so với mặt đất thì tiến hành bấm
ngọn để cây phát sinh cành cấp 1, sau khi cây phát sinh cành cấp 1 để lại 3 chồi ở 3
hướng khác nhau trên thân cây nhằm tạo cho cây có bộ tán cân đối. Tiến hành bấm
ngọn trên cành cấp 1 ở vị trí cách thân chính 70 - 80cm để cây phát sinh cành cấp 2,
tùy theo khả năng phát triển của tán trên từng cây mà có thể bấm ngọn lần 3 với cách
tương tự như trên.

Hình 16: Bấm ngọn cây để tạo tán

23



×