CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUI TRÌNH
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CON THUỐC LÁ
THEO PHƯƠNG PHÁP KHAY LỖ
Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Văn Năng
7723
26/02/2010
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009
1
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ
Đề tài: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUI TRÌNH
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CON THUỐC LÁ
THEO PHƯƠNG PHÁP KHAY LỖ
Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Thực hiện theo hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
247.01.RD/HĐ-KHCN, ngày 27 tháng 04 năm 2009 giữa Bộ Công
Thương và Công ty TNHH 1 TV Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Văn Năng
Những người thực hiện: ThS. Nguyễn Văn Cường
CN. Mai Thu Hà
KS. Vũ Minh Tân
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009
2
MỞ ĐẦU
Sản xuất cây con đóng vai trò tiền đề trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu,
ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng thuốc lá.
Tính chủ động cao, giảm thiểu công lao động, tạo ra cây con thuốc lá
khoẻ mạnh, sạch sâu bệnh và giá thành hạ luôn luôn là mục tiêu hướng tới của
người trồng thuốc lá.
Song hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp khay nổ
i ở
các nước phát triển (Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, ), phương pháp khay lỗ với
ưu điểm chính là có tính chủ động tương đối cao và tốn ít công lao động hiện
đang được nhân rộng ở một số nước Châu Á như Malayxia, Indonesia, Thái Lan,
Ấn Độ, Nam Việt Nam, . Phương pháp khay lỗ được xem là giải pháp phù hợp
trong việc sản xuất cây con thuốc lá ở các nước đang phát triển và rất có triển
vọng thay thế phương pháp trồ
ng cây rễ trần hoặc cây bầu đất với nhược điểm ít
chủ động và có chi phí lao động cao.
Hiện nay, tại các vùng trồng thuốc lá phía Bắc sản xuất cây con thuốc lá
theo phương pháp rễ trần và bầu đất đang được áp dụng. Phương pháp bầu đất
đã khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp rễ trần (Phương pháp
rễ trần có tính chủ
động rất thấp; Sau trồng, có tỉ lệ cây chết cao và cây phát
triển không đồng đều; Tốn công chăm sóc giai đoạn mới trồng), nhưng phương
pháp bầu đất có nhược điểm chủ yếu là chi phí lao động cao, tính chủ động còn
thấp, Do vậy, việc phát triển phương pháp khay lỗ ở phía Bắc là cần thiết và
biện pháp này cần được xây dựng dựa trên các điều kiện cụ thể ở
phía Bắc.
Trong năm 2008, đề tài đã tạo ra được một số sản phẩm nghiên cứu đó là
giá thể hữu cơ, khay lỗ và qui trình kỹ thuật sơ bộ để sản xuất cây con thuốc lá
theo phương pháp khay lỗ.
Năm 2009, dựa trên các kết quả nghiên cứu của năm 2008, đề tài tiến
hành thử nghiệm một số khâu kỹ thuật ở công đoạn gieo ươm và giâm cây con
thuốc lá trong đi
ều kiện vụ Xuân và vụ Thu nhằm tạo cơ sở hoàn thiện qui trình
kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ trong điều kiện ở
phía Bắc.
3
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NHIỆM VỤ 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.1. Ngoài nước 6
1.2. Trong nước 7
2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 7
Chương 2. THỰC NGHIỆM 8
1. Nội dung và địa điểm nghiên cứu trong năm 2009 8
1.1. Nội dung nghiên cứu 8
1.2. Địa điểm nghiên cứu 8
2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 8
3. Phương pháp nghiên cứu 8
4. Chỉ tiêu theo dõi 9
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 10
1. Kết quả các thử nghiệm gieo ươm cây con thuốc lá 10
1.1. Khảo sát một số định mức hạt gieo ươm trên giá thể hữu cơ 10
1.2. Khảo sát một số định mức hạt gieo ươm trên luống đất truyền thống 11
1.3. Thử nghiệm phun phòng trừ bệnh cho cây con gieo ươm trên khay giá thể 13
2. Kết quả các thử nghiệm giâm cây con thuốc lá trên khay lỗ & giá thể 14
2.1. Kết quả thử nghiệm giâm cây con trên khay lỗ với tuổi cây khác nhau và kết
quả thử nghiệm trồng cây khay lỗ với tuổi cây khác nhau ở Cao Bằng 14
2.2. Kết quả thử nghiệm giâm cây con trên khay lỗ với tuổi cây khác nhau trong
điều kiện vụ Thu ở Ba Vì-Hà Nội 16
2.3. Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh cho cây giâm trên khay lỗ tại Ba Vì - Hà
Nội 17
2.4. Thử nghiệm phương pháp khay lỗ so sánh với phương pháp bầu đất 17
3. Qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ 19
3.1. Tóm tắt qui trình 19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
Phụ lục 1: DỰ THẢO QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CON THUỐC
LÁ
THEO PHƯƠNG PHÁP KHAY LỖ NĂM 2008 33
4
Phụ lục 2: GIÁ THÀNH CÂY CON THUỐC LÁ SX THEO PP BẦU ĐẤT TẠI
BA VÌ - HÀ NỘI, VỤ XUÂN 2009 36
Phụ lục 3: GIÁ THÀNH CÂY CON THUỐC LÁ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KHAY LỖ TẠI BA VÌ - HÀ NỘI, VỤ XUÂN 2009 37
Phụ lục 4: GIÁ THÀNH CÂY CON THUỐC LÁ SX THEO PP KHAY LỖ TẠI
BA VÌ - HÀ NỘI, VỤ XUÂN 2009 38
Phụ lục 5: GIÁ THÀNH CÂY CON THUỐC LÁ SX THEO PP KHAY LỖ TẠI
BA VÌ - HÀ NỘI, VỤ XUÂN 2009 39
Phụ lục 6: TỔNG HỢP VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU TN GIÂM CÂY KHAY LỖ TẠI
CAO BẰNG, VỤ XUÂN 2009 40
Phụ lục 7: TỔNG HỢP VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU TN TRỒNG CÂY KHAY LỖ TẠI
CAO BẰNG, VỤ XUÂN 2009 42
Phụ lục 8: TỔNG HỢP VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU TN GIÂM CÂY KHAY LỖ TẠI BA
VÌ-HÀ NỘI, VỤ THU 2009 43
5
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Mục tiêu chung của đề tài
Phát triển kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ ở
một số vùng trồng thuốc lá phía Bắc.
Mục tiêu năm 2008
Tạo ra được 1-2 mẫu giá thể hữu cơ và 1-2 mẫu khay lỗ thích hợp cho sản
xuất cây con thuốc lá.
Mục tiêu năm 2009
Hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp
khay lỗ
trong điều kiện phía Bắc.
6
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1. Ngoài nước
Trên thế giới hiện có một số phương pháp sản xuất cây con thuốc lá được
đánh giá là có mức độ tiến tiến tăng dần như sau:
- Phương pháp rễ trần: gieo ươm cây con trên luống đất và trồng cây rễ
trần. Phương pháp này thường phổ biến ở những vùng trồng thuốc lá có thời vụ
trồng vào mùa mưa hoặc vùng tr
ồng thuốc lá theo phương thức quảng canh, đầu
tư thấp. Ví dụ, một số vùng trồng thuốc lá thuộc Brazil, Achentina, Ấn Độ,
Srilanka, Việt Nam và Đông Nam Á.
- Phương pháp giâm bầu: gieo ươm cây con trên luống đất và trồng cây
con giâm bầu (Đất bầu: gồm đất đập nhỏ trộn với phân hữu cơ; Vỏ bầu có thể là
nilon, giấy, lá cây ). Phương pháp giâm bầu đất có một số ưu việt hơn phương
pháp trồng rễ trần như chủ động hơn, cây mau hồi phục và phát triển đồng đều
hơn, Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp giâm bầu đất là chi phí
lao động cao. Hiện nay, phương pháp giâm bầu đất khá phổ biến ở một số vùng
trồng thuốc lá có thời vụ trồng hạn, rét và qui mô diện tích trồng/hộ thấp. Ví dụ,
một số vùng trồng thuốc lá nguyên liệu thuộc Trung Quốc, Vi
ệt Nam (các tỉnh
miền núi phía Bắc), Srilanka,
- Phương pháp khay lỗ: gieo ươm cây con trên khay hoặc luống đất rồi
cấy chuyển cây con sang khay lỗ. Phương pháp khay lỗ được nghiên cứu phát
triển từ đầu thế kỉ 21 tại một số nước Nam Mỹ (Brazil, Ecurado, Achentina),
Nam Á (Ấn Độ) và Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Nam Việt Nam, ).
Thực tế, phương pháp khay lỗ là một hình thức cải tiến của phương pháp khay
nổi (sản xuất cây con thuốc lá trong nhà kính) cho phù hợ
p với các vùng trồng
thuốc lá thuộc các nước đang phát triển. Phương pháp khay lỗ có tính chủ động
khá cao và tiết kiệm đáng kể công lao động.
- Phương pháp khay nổi: sản xuất cây con nhờ hệ thống bể dung dịch dinh
dưỡng và khay lỗ. Toàn bộ quá trình sản xuất cây con diễn ra trong điều kiện
nhà kính. Phương pháp khay nổi được bắt đầu nghiên cứu phát triển từ những
năm cuối thế kỉ 20
ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản,
Phương pháp khay nổi có thể giúp các trang trại trồng thuốc lá hoàn toàn chủ
động khi sản xuất cây con và thuận tiện cơ giới hoá khâu trồng. Tuy nhiên,
phương pháp khay nổi có chi phí ban đầu lớn, tính kỹ thuật cao, phức tạp, khó
phát triển ở các nước trồng thuốc lá có nền kinh tế đang phát triển.
7
1.2. Trong nước
Tại các vùng trồng thuốc lá phía Nam, hiện nay sản xuất cây con theo
phương pháp rễ trần vẫn còn phổ biến. Với đặc thù qui mô diện tích trồng thuốc
lá mỗi hộ từ 1-2 ha, việc áp dụng phương pháp giâm bầu cây con rất khó phát
triển do chi phí công lao động của phương pháp này quá lớn. Phương pháp khay
nổi cũng đã được triển khai vào năm 2000, song do tính chất kĩ thuật phức tạp
nên phương pháp này cũng đã không phát triển
được. Bắt đầu từ năm 2002, Chi
nhánh Công ty Cổ phần Hòa Việt tại Ninh Thuận đã ứng dụng và phát triển
phương pháp khay lỗ. Tại Ninh Thuận, nguồn vật chất hữu cơ dùng để sản xuất
giá thể gieo ươm cây con là từ phân gia súc và nguồn than bùn khai thác tại chỗ.
Cho đến nay, hầu như toàn bộ diện tích thuốc lá ở Ninh Thuận đã được trồng
cây con sản xuất theo phương pháp khay lỗ và phương pháp này
đang có xu
hướng lan rộng tới các vùng trồng thuốc lá Tây Ninh, Gia Lai,
Tại các vùng trồng thuốc lá phía Bắc, với đặc thù qui mô diện tích trồng
thuốc lá mỗi hộ từ 0,3 – 0,5 ha, phương pháp giâm bầu cây con đang có xu
hướng thay thế dần phương pháp rễ trần trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
nguyên nhân khiến cho phương pháp giâm bầu chậm nhân rộng cũng là do chi
phí công lao động của phương pháp này quá lớn và còn phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự
nhiên. Phương pháp khay nổi cũng đã được triển khai vào năm
2002, song cũng do tính chất kĩ thuật phức tạp nên phương pháp này đã không
phát triển được.
Vụ Xuân năm 2008, đề tài nghiên cứu đã xác định được một số công thức
giá thể thích hợp và có thể khai thác thuận lợi trong điều kiện ở phía Bắc đó là:
phế thải nuôi giun đất với hình thức sử dụng trực tiếp và tuỳ
thuộc tình trạng
sinh trưởng của cây con thuốc lá để bổ dung dinh dưỡng đạm; Giá thể phối trộn
từ phụ phẩm công nghiệp mía đường và trấu thóc (Công thức HU.4&Trấu).
Ngoài ra đề tài còn tạo được một mẫu khay lỗ T113 thích hợp cho giâm cây con
thuốc lá.
2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
Cây thuốc lá nói riêng, thực vật nói chung đều cần một số yếu tố ngoại
cảnh cơ bản để
tồn tại và phát triển, cụ thể: nước, ánh sáng, CO
2
, O
2
, dinh dưỡng
đa vi lượng, Dựa trên những nhu cầu cơ bản đó của cây thuốc cũng như của
các cây trồng khác, con người có thể nuôi trồng chúng trong những điều kiện
bán nhân tạo hoặc hoàn toàn nhân tạo.
Trong thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như sản xuất thuộc
lĩnh vực sinh học nông nghiệp đã hình thành các phương pháp khác nhau để
nuôi trồng, sản xuất thực vậ
t nói chung, cây trồng nói riêng như: phương pháp
nuôi cây mô thực vật, phương pháp thủy canh để sản xuất rau, quả, cây con,
8
Chương 2. THỰC NGHIỆM
1. Nội dung và địa điểm nghiên cứu trong năm 2009
1.1. Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm một số khâu và định mức kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá
trong cả điều kiện vụ Đông Xuân và vụ Thu:
+ Khảo sát một số mật độ gieo (Định mức hạt gieo/m2) trên 2 nền gieo
ươm: luống đất và giá thể.
+ Khảo sát một số tuổi cây con (D
ựa vào số lá/cây) giâm vào khay lỗ để
xác định tiêu chuẩn cây giâm khay lỗ.
+ Khảo sát một số tuổi cây khay lỗ trồng ra ruộng và thử nghiệm số lần
xén lá cây giâm trên khay để xác định tiêu chuẩn cây khay lỗ trồng ra ruộng .
+ Bố trí một số thử nghiệm phun phòng trừ sâu bệnh cho cây gieo ươm và
cây giâm khay lỗ.
- Hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương
pháp khay lỗ trong điều kiện ở phía Bắc.
1.2. Đị
a điểm nghiên cứu
- Xã Nam Tuấn - Huyện Hoà An - Tỉnh Cao Bằng
- Chi nhánh Công ty TNHH 1 TV Viện KTKT Thuốc lá tại Ba Vì - Hà
Nội
2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cây con thuốc lá
Giá thể hữu cơ: phế thải nuôi giun đất tại Ba Vì - Hà Nội và tại Cao
Bằng.
Khay lỗ: khay xốp 113 lỗ (Kí hiệu T113) là sản phẩm của đề tài năm
2008.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Các thí nghiệm gieo ươm và giâm cây con đượ
c bố trí theo thiết kế hoàn
toàn ngẫu nhiên hoặc ở dạng thử nghiệm sơ bộ không nhắc lại.
- Thử nghiệm trồng cây khay lỗ với tuổi cây khác nhau tại Cao Bằng (Vụ
Xuân 2009) được bố trí theo thiết kế khối ngẫu nhiên đầy đủ. Thử nghiệm trồng
cây khay lỗ so sánh với trồng cây bầu đất tại Ba Vì - Hà Nội (Vụ Xuân 2009)
được bố trí theo thiết kế ô lớn không nhắc lại.
9
- Số liệu theo dõi được xử lí thống kê theo các phương pháp thông thường
nhờ chương trình phần mềm EXCEL và StatH.
4. Chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian từ gieo đến khi cây bắt đầu mọc (ngày)
- Thời gian từ gieo đến khi cây bắt đầu ra lá tai chuột (ngày)
- Thời gian từ gieo đến khi cây bắt đầu ra lá thật đầu tiên (ngày)
- Mật độ cây con tổng cộng (cây/m
2
)
- Mật độ cây con có 2-3 lá thật (cây/m
2
)
- Thời điểm bắt đầu phát sinh bệnh chết rạp (Lở cổ rễ)
- Thời gian từ khi giâm cây đến khi cây hồi xanh (ngày)
- Thời điểm và số lần xén lá cây giâm trên khay lỗ
- Tổng số lá/cây giâm trên khay lỗ
- Chiều cao cây giâm trên khay lỗ (cm)
- Đường kính gốc cây giâm trên khay lỗ (mm)
- Chiều dài rễ cây giâm trên khay lỗ (cm)
- Tỉ lệ cây chết khi giâm trên khay lỗ (%)
- Tỉ lệ cây bị bệnh lở cổ rễ khi giâm trên khay lỗ (%)
- Tỉ l
ệ % cây giâm xuất vườn (Đạt tiêu chuẩn trồng ra ruộng)
- Chi phí thời gian nạp giá thể (phút/1.000 lỗ khay) vào khay lỗ hoặc nhồi
đất vào bầu (phút/1.000 bầu đất)
- Chi phí thời gian chuyển cây giâm từ vị trí giâm cây ra ruộng trồng
(phút/1.000 m
2
ruộng trồng)
- Thời gian từ trồng đến khi cây bắt đầu ra nụ (ngày)
- Tổng số lá/cây trên ruộng trồng
- Số kinh tế/cây trên ruộng trồng
- Chiều cao cây trên ruộng trồng
- Năng suất lá tươi cộng gộp của 3 lựa hái đầu (%)
- Năng suất lá sấy thực thu (tạ/ha)
- Phẩm cấp lá sấy của mỗi lựa hái (g): cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp tận
dụng
10
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
1. Kết quả các thử nghiệm gieo ươm cây con thuốc lá
Việc xây dựng 4 định mức hạt gieo ươm trong các thử nghiệm được tiến
hành dựa trên tham khảo tài liệu về gieo trồng thuốc lá trong và ngoài nước [1].
[2], [3], [4], [5], [6], [7].
Hạt giống K326 đã được sử dụng trong các thử nghiệm gieo ươm và tình
trạng hạt khi gieo
đã được ngâm ủ nứt nanh.
1.1. Khảo sát một số định mức hạt gieo ươm trên giá thể hữu cơ
Bảng 1. Kết quả khảo sát 4 định mức hạt thuốc lá gieo ươm trên giá thể
tại Ba Vì - Hà Nội, vụ Xuân 2009
Thời gian (ngày) từ gieo
đến
Mật độ cây con
1
(Cây/m
2
)
Định
mức hạt
gieo/m
2
Mọc Tai
chuột
Lá thật
đầu
Tổng cộng Cây 2-3 lá
thật
Bệnh
chết rạp
xuất
hiện
2
0,4 g 5,0 28,0 35,0 3.001 2.551 43 NSG
0,6 g 5,0 27,6 34,6 3.919 2.704 40 NSG
0,8 g 5,0 28,0 35,0 4.917 2.704 40 NSG
1,0 g 5,0 28,0 35,0 5.782 2.602 33 NSG
TB 5,0 27,9 34,9 4.405 2.640 -
NSG: ngày sau gieo;
1
Điều tra 43 NSG;
2
Phun Ridomil cho cả 4 công thức vào thời điểm 40 NSG
Kết quả của thử nghiệm ở vụ Xuân (Bảng 1) cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian sinh trưởng của cây con giữa
4 định mức hạt gieo. Trong điều kiện thử nghiệm, hạt thuốc lá nứt nanh gieo trên
khay giá thể có thời gian từ gieo đến mọc là 5 ngày, thời gian từ gieo đến lá tai
chuột ≈ 28 ngày và thời gian từ gieo đến lá thật đầu tiên ≈ 35 ngày.
- Trong 4 định mức hạ
t gieo ươm, tăng mật độ hạt gieo dẫn đến tăng mật
độ cây con tổng cộng, song mật độ cây con 2-3 lá thật đạt mức cao nhất
(Khoảng 2.700 cây/m
2
) ở hai công thức 0,6 và 0,8 g/m
2
tại thời điểm sau gieo 45
ngày.
- Bệnh chết rạp xuất hiện muộn và đã xuất hiện trên cả 4 công thức tại các
thời điểm khác nhau trong điều kiện không phun thuốc bệnh định kì; Xuất hiện
sớm nhất (33 NSG) ở công thức có mật độ gieo mau nhất (1 g/m
2
) và muộn nhất
(43 NSG) ở công thức có mật độ gieo thưa nhất (0,4 g/m
2
).
11
Bảng 2. Kết quả khảo sát 4 định mức hạt thuốc lá gieo ươm trên giá thể
tại Ba Vì - Hà Nội, vụ Thu 2009
Thời gian (ngày) từ gieo
đến
Mật độ cây con
1
(Cây/m
2
)
Định
mức hạt
gieo/m
2
Mọc Tai
chuột
Lá thật
đầu
Tổng cộng Cây 2-3 lá
thật
Bệnh
chết rạp
xuất
hiện
2
0,4 g 3,6 17,0 21,0 2.564 1.221 Không
0,6 g 4,0 17,0 21,0 3.186 1.450 Không
0,8 g 4,0 17,0 21,0 3.821 1.871 Không
1,0 g 3,6 17,0 21,0 4.450 979 17 NSG
TB 3,8 17,0 21,0 3.505 1.380 -
NSG: ngày sau gieo;
1
Điều tra 30 NSG;
2
Bắt đầu phun Ridomil vào thời điểm 10 NSG và sau đó định kì 5 ngày
phun lặp lại
Kết quả của thử nghiệm ở vụ Thu (Bảng 2) cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian sinh trưởng của cây con giữa
4 định mức hạt gieo. Trong điều kiện vụ Thu, hạt thuốc lá nứt nanh gieo trên
khay giá thể có thời gian từ gieo đến mọc ≈ 4 ngày, thời gian từ gieo đến lá tai
chuột là 17 ngày và thời gian từ gieo đến lá thật đầu tiên là 21 ngày.
- Trong phạm vi 4 định mức hạt gieo
ươm, tăng mật độ hạt gieo dẫn đến
tăng mật độ cây con tổng cộng, song mật độ cây con 2-3 lá thật đạt mức cao nhất
(≈ 1.900 cây/m
2
) ở công thức 0,8 g/m
2
tại thời điểm sau gieo 30 ngày.
- Bệnh chết rạp xuất hiện sớm (17 NSG) trong điều kiện có phun thuốc
bệnh định kì và chỉ xuất hiện ở công thức có mật độ gieo mau nhất (1 g/m
2
).
1.2. Khảo sát một số định mức hạt gieo ươm trên luống đất truyền thống
Kết quả của thử nghiệm ở vụ Đông (Bảng 3) cho thấy:
- Không có sự khác biệt về thời gian sinh trưởng của cây con giữa 4 định
mức hạt gieo. Trong điều kiện thử nghiệm, hạt thuốc lá nứt nanh gieo trên luống
đất có thời gian từ gieo đến mọc là 5 ngày, thời gian từ gieo đến lá tai chu
ột là
22 ngày và thời gian từ gieo đến lá thật đầu tiên là 29 ngày.
- Trong phạm vi 4 định mức hạt gieo ươm, tăng mật độ hạt gieo dẫn đến
tăng mật độ cây con tổng cộng, song mật độ cây con 2-3 lá thật đạt mức cao nhất
(≈ 2.400 cây/m
2
) ở hai công thức 0,6 g/m
2
tại thời điểm sau gieo 38 ngày.
12
- Không thấy bệnh chết rạp xuất hiện trong suốt thời gian từ gieo đến thời
điểm điều tra mật độ cây con (38 NSG) trong điều kiện không phun định kì
thuốc trừ bệnh.
Bảng 3. Kết quả khảo sát 4 định mức hạt thuốc lá gieo ươm trên luống đất
tại Nam Tuấn - Hòa An - Cao Bằng, vụ Đông 2009
Thời gian (ngày) từ gieo
đến
Mật độ cây con
1
(Cây/m
2
)
Định
mức hạt
gieo/m
2
Mọc Tai
chuột
Lá thật
đầu
Tổng cộng Cây 2-3 lá
thật
Bệnh
chết rạp
xuất
hiện
2
0,4 g 5,0 22,0 29,0 2.560 2.177 Không
0,6 g 5,0 22,0 29,0 3.490 2.393 Không
0,8 g 5,0 22,0 29,0 4.363 2.260 Không
1,0 g 5,0 22,0 29,0 5.263 1.981 Không
TB 5,0 22,0 29,0 3.919 2.203 -
1
Điều tra sau gieo 38 ngày;
2
Không xử lí đất luống ươm và không phun phòng trừ bệnh cho cây con
Bảng 4. Kết quả khảo sát 4 định mức hạt thuốc lá gieo ươm trên luống đất
tại Ba Vì - Hà Nội, vụ Thu 2009
Thời gian (ngày) từ gieo
đến
Mật độ cây con
1
(Cây/m
2
)
Định
mức hạt
gieo/m
2
Mọc Tai
chuột
Lá thật
đầu
Tổng cộng Cây 2-3 lá
thật
Bệnh
chết rạp
xuất
hiện
2
0,4 g 3,0 15,0 19,0 2.230 900 15 NSG
0,6 g 3,0 15,0 19,0 2.839 1.108 15 NSG
0,8 g 3,0 15,0 19,0 3.102 1.163 15 NSG
1,0 g 3,0 15,0 19,0 3.366 956 15 NSG
TB 3,0 15,0 19,0 2.884 1.032 -
NSG: ngày sau gieo;
1
Điều tra 27 NSG;
2
Khử trùng đất luống ươm và bắt từ thời điểm 10 NSG định kì 5 ngày
phun Ridomil để phòng trừ bệnh cho cây con
Kết quả của thử nghiệm ở vụ Thu (Bảng 4) cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian sinh trưởng của cây con giữa
4 định mức hạt gieo. Trong điều kiện vụ Thu, hạt thuốc lá nứt nanh gieo trên
13
luống đất có thời gian từ gieo đến mọc là 3 ngày, thời gian từ gieo đến lá tai
chuột là 15 ngày và thời gian từ gieo đến lá thật đầu tiên là 19 ngày.
- Trong phạm vi 4 định mức hạt gieo ươm, tăng mật độ hạt gieo dẫn đến
tăng mật độ cây con tổng cộng, song mật độ cây con 2-3 lá thật đạt mức cao nhất
(≈ 1.200 cây/m
2
) ở công thức 0,8 g/m
2
tại thời điểm sau gieo 27 ngày.
- Bệnh chết rạp xuất hiện sớm (15 NSG) và đã cùng xuất hiện trên cả 4
công thức thử nghiệm trong điều kiện phun thuốc bệnh định kì.
1.3. Thử nghiệm phun phòng trừ bệnh cho cây con gieo ươm trên khay giá
thể
Bệnh hại phổ biến trên cây con thuốc lá ở các tỉnh phía Bắc là bệnh chết
rạp (Lở cổ rễ) do một số loài nấm hại nh
ư: Pythium ultimum, Rhizoctonia solani,
[1]. [2], [3], [4]. Bệnh này phát sinh và phát triển thuận lợi trong điều kiện độ
ẩm cao và ấm áp. Trong điều kiện khô và rét của vụ Đông ở phía Bắc, bệnh chết
rạp ít xuất hiện và mức độ gây hại thấp. Trong điều kiện vụ Thu ở phía Bắc,
không chỉ có bệnh chết rạp gây hại phổ biế
n mà còn có một số bệnh hại khác
như các bệnh đốm lá, bệnh mốc xanh, Do vậy, đề tài tập trung thử nghiệm
phòng trừ bệnh hại cho cây con gieo ươm trên khay giá thể trong điều kiện vụ
Thu 2009. Kết quả của thử nghiệm cho thấy (Bảng 5):
- Tương tự kết quả điều tra bệnh chết rạp trên các thử nghiệm gieo ươm ở
vụ Thu nêu ở phần trên, trong thử nghiệ
m này chỉ thấy bệnh chết rạp gây hại và
xuất hiện sớm (15-17 NSG) khi cây con ở giai đoạn lá tai chuột.
- Trong cùng điều kiện không phun định kì, bệnh xuất hiện sớm hơn ở
mật độ gieo mau hơn (1,6 g/ m
2
); Ở điều kiện phun định kì, bệnh chỉ xuất hiện ở
mật độ gieo mau hơn (1,6 g/ m
2
) và không xuất hiện ở mật độ gieo 0,8 g/ m
2
.
- Không phun định kì thuốc bệnh đã làm giảm nghiêm trọng mật độ cây
con ở cả hai mật độ gieo ươm so sánh với phun định kì.
Bảng 5. Kết quả thử nghiệm phun thuốc Ridomil phòng trừ bệnh cho cây
con thuốc lá trên khay ươm tại Ba Vì - Hà Nội, vụ Thu 2009
Mật độ cây con
2
(Cây/m
2
) Định mức hạt
gieo/m
2
Phun
Ridomil
Bệnh chết rạp
xuất hiện
1
Tổng Cây 2-3 lá thật
Không 17 NSG 1.580 625
0,8 g
Định kì Không 2.633 1.133
Không 15 NSG 984 389
1,6 g
Định kì 17 NSG 5.164 1.342
NSG: ngày sau gieo;
1
Bắt đầu phun Ridomil vào thời điểm 10 NSG và sau đó định kì 5 ngày phun lặp lại để
phòng trừ bệnh chết rạp cho cây con;
2
Điều tra 33 NSG
14
2. Kết quả các thử nghiệm giâm cây con thuốc lá trên khay lỗ & giá thể
2.1. Kết quả thử nghiệm giâm cây con trên khay lỗ với tuổi cây khác nhau và
kết quả thử nghiệm trồng cây khay lỗ với tuổi cây khác nhau ở Cao Bằng
Đề tài đã xây dựng 3 công thức tuổi cây giâm trên khay lỗ & giá thể dựa
trên tham khảo tài liệu về gieo trồng thuốc lá trong và ngoài nước [4], [5], [6].
Thử nghiệm đã sử
dụng cây con thuốc lá giống VTL5H được gieo ươm
trên luống đất và gieo hạt khô với định mức hạt gieo 0,5 g/ m
2
. Sau gieo 40
ngày, tiến hành nhổ cây con theo 3 tiêu chí: 1 lá thật, 2 lá thật và 3 lá thật để bố
trí thành 3 công thức giâm cây trên khay lỗ và 1 công thức giâm bầu đất (Giâm
cây con tuổi 3 lá thật).
Bảng 6. Kết quả thử nghiệm giâm cây con thuốc lá trên khay lỗ với tuổi cây
khác nhau so sánh với giâm bầu đất tại Cao Bằng, vụ Đông Xuân 2009
Công thức
giâm cây
Hồi
xanh
(ngày)
Xén
lá
(lần)
Số
lá/cây
(lá)
Cao
cây
(cm)
ĐK gốc
(mm)
Dài rễ
(cm)
Bệnh lở
cổ rễ
*
Giâm khay
lỗ 1 lá
6,0
Khôn
g
4,1
a
1,3
a
1,4
a
9,0
a
Không
Giâm khay
lỗ 2 lá
6,0 1 5,2
b
1,7
ab
2,4
b
10,0
ab
Không
Giâm khay
lỗ 3 lá
7,0 2 5,9
c
1,9
ab
2,5
b
9,9
ab
Không
Giâm
bầu đất
7,0
Khôn
g
5,9
c
2,2
b
3,3
c
11,5
b
Không
LSD
α = 0,05
- -
0,4
0,6 0,6 1,9 -
Điều tra các chỉ tiêu thân, lá và rễ tại thời điểm 23 ngày sau giâm; ĐK: đường kính;
*
Không phun phòng trừ
bệnh cho cây con trên cả 4 công thức giâm cây
Kết quả của thử nghiệm giâm cây con ở vụ Đông Xuân 2009 cho thấy
(Bảng 6):
- Giâm cây tuổi 1-2 lá thật có biểu hiện hồi xanh sớm hơn so với giâm cây
con tuổi 3 lá thật.
- Với qui định tiến hành xén lá khi cây trên khay giâm che phủ lẫn nhau,
công thức giâm cây con tuổi 1 lá thật không cần xén lá, giâm cây con tuổi 2 lá
thật cần xén lá 1 lần và giâm cây con tuổi 3 lá thật cần xén lá 2 lần trong khoảng
thời gian 23 ngày.
- Có sự khác biệt rõ rệt về số lá/cây giữa 3 công thức giâm cây trên khay
lỗ; Trong đó, công thức giâm cây con tuổi 1 lá thật đạt số lá/cây thấp nhất; Công
thức giâm cây con tuổi 3 lá thật đạt số lá/cây cao nhất, tương đương với công
thức giâm bầu đất.
15
- Cây con giâm khay lỗ tuổi 2-3 lá thật sau giâm 23 ngày có chiều cao
cây, đường kính gốc và độ dài rễ có biểu hiện cao hơn đáng kể so với cây giâm
khay lỗ tuổi 1 lá thật, nhưng thấp hơn đáng kể so với cây giâm bầu đất.
- Không quan sát thấy bệnh lở cổ rễ (Chết rạp) xuất hiện trên cả 4 công
thức giâm cây mặc dù trong thử nghiệm không phun thuốc bệnh định kì.
Cây khay lỗ và cây bầu đất của thử nghiệ
m giâm cây nêu trên được sử
dụng để bố trí thử nghiệm trồng cây khay lỗ với tuổi cây khác nhau. Kết quả của
thử nghiệm được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Kết quả thử nghiệm trồng cây khay lỗ với tuổi cây khác nhau so
sánh với trồng cây bầu đất tại Cao Bằng, vụ Xuân 2009
Công thức
trồng cây
Nụ
10%
(ngày)
% NS tươi
3 lựa hái
đầu
Tổng số
lá/cây
Số lá
KT/cây
NS khô
(tạ/ha)
Lá cấp
1+2
(%)
Cây khay 4
lá
67,7
b
20,5 31,8
ab
25,4
27,08
21,0
Cây khay 5
lá
67,3
ab
19,3 32,3
b
25,7
27,40
22,7
Cây khay 6
lá
67,0
ab
21,1 31,3
ab
26,4
28,09
22,4
Cây bầu đất 66,3
a
23,2 30,9
a
25,6
27,42
24,2
LSD
α = 0,05
1,1 - 1,1 NS
NS -
Nụ 10%: 10 % số cây của công thức ra nụ; NS: năng suất; KT: kinh tế; NS: sai khác không ý nghĩa
Kết quả của thử nghiệm trình bày ở bảng 7 trong điều kiện vụ Xuân 2009
ở Cao Bằng cho thấy:
- Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian từ trồng đến ra nụ giữa 3
công thức trồng cây khay lỗ với tuổi cây từ 4-6 lá thật/cây; Trồng cây khay lỗ có
biểu hiện ra nụ chậm hơn so với trồng cây bầu đất.
- Thông qua chỉ tiêu % năng suất tươi 3 lựa hái
đầu cho thấy trồng cây
khay lỗ có biểu hiện lá già chín muộn hơn so với trồng cây bầu đất, trong đó
trồng cây khay lỗ tuổi 6 lá có biểu hiện lá già chín sớm hơn trồng cây khay lỗ
tuổi 4-5 lá thật.
- Trồng cây khay lỗ có biểu hiện cho tổng số lá/cây cao hơn trồng cây bầu
đất, nhưng không có sự khác biệt đáng kể về số lá kinh tế/cây cũng như năng
suất lá sấy giữa 4 công th
ức thử nghiệm.
16
- Cây khay lỗ trên ruộng trồng chín muộn hơn cây bầu đất, dẫn đến có tỉ
lệ lá cấp 1+2 có phần thấp hơn cây bầu đất khi hái sấy trùng vụ mưa ở Cao
Bằng.
2.2. Kết quả thử nghiệm giâm cây con trên khay lỗ với tuổi cây khác nhau
trong điều kiện vụ Thu ở Ba Vì-Hà Nội
Trong thực tế gieo ươm cây con thuốc lá, cây thường mọc thành 2-3 đợt
và tạo ra quần thể cây con với tuổi cây
đan xen nhau, nên việc phân định chính
xác tuổi cây con khi dựa vào số lá thật trên cây là không phù hợp. Do vậy, trong
điều kiện vụ Thu 2009 đề tài bố trí một thử nghiệm giâm cây con trên khay lỗ
với 2 nhóm tuổi cây: 1-2 lá thật/cây và 2-3 lá thật/cây.
Bảng 8. Kết quả thử nghiệm giâm cây con thuốc lá trên khay lỗ & giá thể
với tuổi cây khác nhau trong điều kiện vụ Thu 2009 tại Ba Vì - Hà Nội
Công thức
giâm cây
Hồi
xanh
(ngày)
Xén
lá
(lần)
Số
lá/cây
(lá)
Cao
cây
(cm)
ĐK gốc
(mm)
Dài rễ
(cm)
Bệnh
lở cổ
rễ
*
Giâm khay
1 - 2 lá
5,0 2 4,3
a
3,8
a
2,8
7,1
a
21 POT
Giâm khay
2 - 3 lá
6,0 3 6,1
b
5,2
b
3,1
8,0
b
21 POT
LSD
α = 0,05
- - 0,2 0,4 NS
0,8 -
Điều tra các chỉ tiêu thân, lá và rễ tại thời điểm 23 ngày sau giâm (POT); ĐK: đường kính;
*
Phun Ridomil cho
cả 2 công thức giâm cây vào các thời điểm 7 , 12 và 17 POT; NS: không có ý nghĩa
Kết quả của thử nghiệm giâm cây con ở vụ Thu 2009 cho thấy (Bảng 8):
- Giâm cây tuổi 1-2 lá thật có biểu hiện hồi xanh sớm hơn so với giâm cây
tuổi 2-3 lá thật.
- Số lần xén lá cần thiết trong khoảng thời gian 23 ngày giâm đối với cây
giâm tuổi 1 -2 lá thật là 2 lần và đối với cây giâm tuổi 2-3 lá thật là 3 lần.
- Có sự khác biệt rõ rệt về số lá/cây giữa 2 công thức giâm cây trong
khoảng thời gian 23 ngày giâm; Trong đó, công thức giâm cây con tuổi 2-3 lá
thật đạt mức 6,1 lá/cây, cao hơn hẳn so với công thức cây giâm tuổi 1-2 lá thật
(Đạt mức 4,3 lá/cây).
- Cây con giâm khay lỗ tuổi 2-3 lá thật sau giâm 23 ngày có chiều cao cây
và độ dài rễ cao hơn hẳn so với cây giâm khay lỗ tuổi 1 -2 lá thật.
- Bệnh lở cổ rễ xuất hiện trên cả 2 công thức giâm cây tại thời điểm 21
ngày sau giâm mặc dù trong thử nghiệm tiến hành phun thuốc bệnh định kì.
17
2.3. Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh cho cây giâm trên khay lỗ tại Ba Vì -
Hà Nội
Ở phía Bắc, cây con thuốc lá thường được giâm từ đầu tháng 01 đến đầu
tháng 02. Trong điều kiện vụ Xuân, thời tiết bắt đầu ấm và ẩm hơn, bệnh chết
rạp có thể phát sinh tăng lên so với thời kì gieo ươm, đặc biệt là ở các vùng
trung du. Do vậy, đề tài tiến hành thử nghiệm phòng trừ bệnh hại cho cây giâm
khay lỗ trong cả điều kiện vụ Xuân và vụ Thu, năm 2009 tại Ba Vì - Hà Nội.
Bảng 9. Kết quả thử nghiệm phun thuốc Ridomil phòng trừ bệnh cho cây
giâm trên khay ở điều kiện thời vụ khác nhau tại Ba Vì-Hà Nội, năm 2009
Thời vụ Phun
Ridomil
1
Bệnh lở cổ rễ
xuất hiện
Tỉ lệ cây
chết
2
(%)
Tỉ lệ cây lở cổ rễ
2
(%)
Không 30 POT 0 35,0
XUÂN
Định kì 30 POT 0 20,0
Không 7 POT 18,9 62,4
THU
Định kì 15 POT 5,4 21,8
POT: ngày sau giâm;
1
Bắt đầu phun Ridomil khi cây giâm hồi xanh và sau đó định kì 5 ngày phun lặp lại;
2
Điều tra 32 POT đối với thử nghiệm ở vụ Xuân và 26 POT đối với thử nghiệm ở vụ Thu
Kết quả của hai thử nghiệm trình bày ở bảng 9 cho thấy:
- Trong điều kiện vụ Xuân: tương tự kết quả điều tra bệnh chết rạp ở thử
nghiệm gieo ươm trên khay giá thể ở Ba Vì-Hà Nội (Bảng 1), trong thử nghiệm
này, bệnh lở cổ rễ xuất hiện muộn (30 POT; Cây đạt tiêu chuẩn trồng) trên cả
công thức phun định kì và đối chứng; Việc tiến hành phun
định kì bằng thuốc
Ridomil có tác dụng hạn chế tới 15% số cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ so với không
phun định kì. Trong khi đó, bệnh lở cổ rễ không xuất hiện trên cả 4 công thức
giâm cây trong điều kiện vụ Xuân tại Cao Bằng (Bảng 6).
- Trong điều kiện vụ Thu: bệnh lở cổ rễ xuất hiện sớm hơn ở công thức
không phun định kì (7 POT) và sau giâm 15 ngày bệnh m
ới phát sinh ở công
thức phun định kì. Việc tiến hành phun định kì bằng thuốc Ridomil có tác dụng
hạn chế khoảng 40% số cây bị nhiễm bệnh lở cổ rễ so với không phun định kì.
2.4. Thử nghiệm phương pháp khay lỗ so sánh với phương pháp bầu đất
Trong điều kiện vụ Xuân 2009 tại Ba Vì - Hà Nội, đề tài đã tiến hành thử
nghiệm qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ so
sánh với phương pháp bầu đất.
18
Khâu gieo ươm cây con thuốc lá để cấy chuyển sang bầu đất hoặc khay lỗ
đều được tiến hành trên luống đất (Giống gieo: C9-1; Diện tích mặt luống: 10
m
2
; Định mức hạt gieo: 7 g).
Số lượng bầu đất đã được tạo ra để tính công nạp bầu là: 15.000 bầu (5
công nhân kỹ thuật hoàn thành trong 3 ngày).
Số lượng khay xốp T113 được nạp giá thể và được giâm cây con có từ 2-3
lá thật, khỏe mạnh là: 30 cái (Xấp xỉ 3.400 cây).
Diện tích trồng thử nghiệm cây khay lỗ là 1.000 m
2
được ghép cặp với
1.000 m
2
trồng cây bầu đất trong điều kiện vụ Xuân Hè 2009 tại Ba Vì - Hà Nội.
Một số kết quả của thử nghiệm được trình bày ở bảng 10, cụ thể như sau:
- Công nạp giá thể cho 1.000 lỗ khay tiêu tốn 20 phút chỉ chiếm ≈ 4,2%
công nạp 1.000 bầu đất (Tiêu tốn 1 công= 8 giờ).
- Trong cự li khoảng 500 m từ nơi đặt bầu và khay lỗ đến ruộng trồng,
thời gian chuyển khay lỗ và rả
i cây đến từng hốc trồng/1.000 m
2
ruộng trồng là
80 phút, chiếm ≈ 13% công chuyển và rải bầu đất cho 1.000 m
2
ruộng trồng
(Mất 10 giờ 20 phút).
- Tỉ lệ cây khay lỗ xuất vườn xấp xỉ 90%, cao hơn so với phương pháp
bầu đất (83,5%) trong cùng thời gian 25 ngày sau giâm.
- Trong điều kiện vụ Xuân Hè 2009 tại Ba Vì - Hà Nội, trồng cây khay lỗ
ra nụ sớm hơn, cho tổng số lá/cây và chiều cao cây lớn hơn so với trồng cây bầu
đất.
Bảng 10. Một số kết quả thử nghiệm về giâm và trồng cây con sản xu
ất theo
phương pháp khay lỗ so sánh với giâm và trồng cây bầu đất tại Ba Vì - Hà
Nội, vụ Xuân 2009
Phương
pháp sản
xuất cây
con
TG nạp/
1.000 bầu
hoặc lỗ
khay (phút)
TG chuyển và
rải cây con/
1.000 m
2
ruộng
(phút)
Tỉ lệ cây
xuất
vườn
(%)
Nụ 10
%
(ngày)
Tổng
lá/cây
(lá)
Cao
cây
(cm)
Bầu đất 480
620 83,5 64,2 36,8 114,4
Khay lỗ 20
80 89,7 63,8 38,2 133,5
TG; thời gian; Cự li từ nơi giâm cây đến ruộng trồng: 500 m
Khái quát so sánh 2 phương pháp khay lỗ và bầu đất được thể hiện ở bảng
11:
19
Bảng 11. So sánh hai phương pháp sản xuất cây con thuốc lá ở phía Bắc
ĐẶC ĐIỂM BẦU DẤT KHAY LỖ
Tính cơ động và chủ động Thấp hơn Cao hơn
Tính kỹ thuật thực hiện Đơn giản Có phần phức tạp hơn
Chi phí vật tư đầu vào Phần lớn là tự có Phần lớn phải chi trả
Chi phí công lao động
*
Cao hơn
(Khoảng 60 công)
Thấp hơn
(19-27 công)
Giá thành cây con
*
Cao hơn
(≈ 350 đ/cây)
Thấp hơn
(230-320 đ/cây)
Phục hồi sinh trưởng Cao Cao
Nhiễm bệnh trên ruộng trồng Cao hơn Thấp hơn
* Chi tiết ở phần phụ lục
3. Qui trình kỹ thuật sản xuất cây con thuốc lá theo phương pháp khay lỗ
Qui trình được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài về các
định mức kỹ thuật, cơ sở khoa học và dựa vào một số tài liệu gieo trồng thuốc lá
trong và ngoài nước [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7].
3.1. Tóm tắt qui trình
3.2. Chi tiết qui trình
CÔNG ĐOẠN GIEO ƯƠM:
* Tiến hành trên khay ươm, giàn ươm hoặc
luống đất; Cần đủ ánh sáng, ấm áp vào mùa,
rét, thông thoáng vào mùa nóng, tiện lợi chăm
sóc và quản lí,
* Định lượng hạt gieo: 0,7 g/ m
2
ML hoặc khay
* Diện tích mặt luống hoặc mặt khay:
- Luống đất: vụ Đông Xuân: 15 m
2
;
Vụ Hè Thu: 20 m
2
- Khay ươm: vụ Đông Xuân: 10 m
2
;
Vụ Hè Thu: 15 m
2
* Phun thuốc phòng trừ bệnh hại
- Vụ Đông Xuân: khi bệnh phát sinh, phun 1-2 lần
- Vụ Hè Thu: từ tai chuột, phun định kì 5-7 ngày/lần
* Thời gian:
- Luống đất: vụ Đông Xuân: 35 - 40 ngày;
Vụ Hè Thu: 25 - 30 ngày
- Khay ươm: vụ Đông Xuân: 40-45 ngày;
Vụ Hè Thu: 30 - 35 ngày
* Tiêu chuẩn cây giâm sang khay lỗ:
Cây có 2-3 lá thật, khỏe mạnh, không
có vết bệnh trên thân và rễ
CÔNG ĐOẠN GIÂM CÂY:
* Tiến hành trên khay xốp T113 hoặc một số sản
phẩm khay lỗ thích hợp khác.
* Giá thể: sử dụng giá thể chuyên dụng hoặc giá
thể tự tạo (Cần khử trùng giá thể tự tạo)
* Có thể đặt trực tiếp khay trên nền đất, sân hoặc
trên giàn; Cần đủ ánh sáng, ấm áp vào mùa rét,
thông thoáng vào mùa nóng, tiện lợi chăm sóc
và quản lí,
* Diện tích đặt khay T113: 30 m
2
/ ha đất
* Phun thuốc phòng trừ bệnh hại
- Vụ Đông Xuân: khi bệnh phát sinh, phun 1-2 lần
- Vụ Hè Thu: từ hồi xanh, phun định kì 5-7 ngày/lần
* Thời gian giâm cây: 25 - 30 ngày
* Tiêu chuẩn cây giâm xuất vườn:
Cây đạt 5 - 7 lá thật, khỏe mạnh, không có
vết bệnh trên thân và gốc, lá không có biểu
hiện dị dạng
20
A. CÔNG ĐOẠN ƯƠM CÂY CON
* Công đoạn này có thể tiến hành trên luống đất hoặc khay ươm (Tính từ khi
chuẩn bị gieo hạt đến khi cấy chuyển cây con đạt tiêu chuẩn sang khay lỗ).
* Định mức hạt gieo: 7 g/ 10 m
2
mặt luống (ML) hoặc khay ươm (KƯ)
* Định mức diện tích ươm cây con cho 1 ha ruộng trồng:
- Luống đất: vụ Đông Xuân: 15 m
2
ML; Vụ Hè Thu: 20 m
2
ML
- Khay giá thể: vụ Đông Xuân: 10 m
2
KƯ; Vụ Hè Thu: 15 m
2
KƯ
* Thời gian gieo ươm:
- Luống đất: vụ Đông Xuân: 35-40 ngày; Vụ Hè Thu: 25-30 ngày
- Khay hoặc giàn giá thể: vụ Đông Xuân: 40-45 ngày; Vụ Thu: 30-35
ngày
* Tiêu chuẩn cây con cây chuyển sang khay lỗ:
Cây có từ 2-3 lá thật (Không tính 2 lá mầm và 2 lá tai chuột), khoẻ mạnh,
không có vết bệnh trên thân và rễ (Không nên giâm cây con quá lùn mập hoặc
quá cao vóng).
I. Ươm cây con trên luống đất
n
Chọn đất ươm
- Đầy đủ ánh sáng, thông thoáng và khuất gió rét
- Đất cao ráo, tơi xốp và chủ động nguồn nước tưới
- Đất vụ trước không trồng cây họ cà: cà, ớt, thuốc lá,
o
Chuẩn bị đất ươm
- Đất cần được cày hoặc cuốc với độ sâu 20-25 cm trước khi gieo tối thiểu
2 tuần
- Làm nhỏ đất và lên luống trước khi gieo 5-7 ngày; Luống rộng 0,8-1,0 m
và cao 20-25 cm (Vụ Hè Thu: luống hẹp và cao; Vụ Đông Xuân: luống rộng và
thấp); Khoảng cách giữa 2 luống từ 40-50 cm; Sau khi lên luống, xới và làm nhỏ
thêm lớp đất mặt sâu 7-8 cm kết hợp loại bỏ gốc rễ cây và tạp vậ
t ra khỏi mặt
luống.
- Khử trùng đất luống bằng một trong các phương pháp sau :
+ Xử lí nhiệt: phương pháp này thường được áp dụng trong vụ Đông
Xuân và được thực hiện vào khoảng thời gian sau khi lên luống đến trước khi
bón lót; Cách tiến hành là phủ lên mặt luống một lớp rơm rạ, thân lá ngô, rồi
đốt; Sau khi kết thúc cháy loại bỏ tàn dư cháy dở ra khỏi mặt luống và trộn đều
tro với lớp
đất mặt.
21
+ Xử lí hoá chất: phương pháp này nên tiến hành ngay sau khi bón lót;
Cách tiến hành là tưới 30 lít dung dịch thuốc trừ bệnh Ridomil nồng độ 0,3 %
hoặc 30 lít dung dịch đồng sun phát nồng độ 1 % cho 10 m
2
ML.
p
Bón phân lót
- Sau khi đất luống đã sẵn sàng tiến hành bón lót các loại phân cần thiết
với định lượng tính cho 10 m
2
ML như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 60-80 kg (Không bón phân gia cầm)
+ Phân vô cơ: 1-2 kg Supe lân; 100-200 g Nitrát amôn; 100-200 g Kali
sun phát
- Trước tiên rải đều phân hữu cơ lên mặt luống, sau đó rải đều hỗn hợp 3
loại phân vô cơ (Đã được trộn đều) lên trên lớp phân hữu cơ, cuối cùng trộn đều
phân lót với lớp đất mặt sâu 7-8 cm và làm phẳng mặt luống (Sau khi bón lót có
thể khử trùng luống ươm bằng dung dịch Ridomil hoặc Đồng sun phát).
q
Hạt gieo và cách gieo:
- Tình trạng hạt gieo:
+ Vụ Hè Thu: nên gieo hạt trương nước (Ngâm hạt trong nước sạch
khoảng 24 giờ) hoặc có thể gieo hạt khô.
+ Vụ Đông Xuân: nên gieo hạt nứt nanh (Ngâm hạt trong nước ấm
khoảng 24 giờ, rồi giữ ấm và ẩm cho hạt cho đến khi mầm rễ bắt đầu xuất hiện;
Khoảng 5-6 ngày) hoặc hạt trương nước.
- Cách gieo:
+ Gieo ướt: với định mức hạ
t gieo 7 g/ 10 m
2
mặt luống, cho khoảng 1
nửa lượng hạt và 1 thìa cà phê xà phòng bột vào thùng doa (10-15 lít), từ từ đổ
nước đến cách miệng thùng 15-20 cm, rồi doa đi doa lại sao cho đều khắp 10 m
2
mặt luống; Lượng hạt còn lại tiếp tục tiến hành cách tương tự.
+ Gieo khô: nếu gieo hạt khô hoặc hạt trương nước thì có thể trộn hạt với
cát khô; Nếu gieo hạt nứt nanh thì cần trộn hạt với đất bột ẩm; Tỉ lệ trộn: 1 g
hạt/1 lít vật liệu trộn; Sau cùng rắc đều và nhiều lần lên mặt luống.
r
Chăm sóc sau gieo
- Ngay sau khi gieo xong, che tủ mặt luống bằng một lớp rơm rạ sạch sao
cho vừa kín mặt luống (Giữ ẩm và hạn chế trôi dạt hạt ươm, bật rễ cây con mới
mọc).
- Ngay sau khi che tủ rơm rạ hoặc che phủ nilon (Nếu làm vòm che ngay
sau khi che tủ rơm rạ), tiến hành phun thuốc trừ kiến ở phần má luống và xung
quanh diện tích gieo ươm cây con (Thường xuyên kiểm tra để kị
p thời phát hiện
kiến gây hại và xử lí lại)
22
- Tưới nước:
+ Vụ Đông Xuân: mỗi ngày tưới 1-2 lần, mỗi lần 15-20 lít nước cho 10
m
2
mặt luống trong suốt thời gian từ khi gieo đến khi cây bắt đầu mọc.
+ Vụ Hè Thu: mức độ tưới tuỳ thuộc vào tình trạng độ ẩm đất và thời tiết.
s
Làm mái che và điều khiển tấm phủ
* Nguyên tắc: thông thoáng vào mùa Thu, ấm áp vào mùa Đông Xuân và
tuyệt đối tránh được mưa (Ngoại trừ mưa phùn).
- Vật liệu làm khung mái che là tre, vầu, sẵn có tại địa phương; Tấm
phủ là màng nilon trắng trong.
- Thời điểm làm mái che và kiểu mái che:
+ Vụ Đông Xuân: cần hoàn thành trong khoảng thời gian từ khi gieo đến
khi cây bắt đầu mọc; Kiểu mái che: mái vòm (Mui thuyền) là thích hợp và dựng
mái đảm bảo nguyên tắ
c che kín vào ban đêm, dễ dàng thu gọn tấm phủ vào
những ngày ấm áp (Tránh tích nhiệt và độ ẩm cao) hoặc để chăm sóc cây con.
+ Vụ Hè Thu: cần tiến hành ngay sau khi tủ rơm rạ; Kiểu mái che: có thể
làm mái vòm nhưng đảm bảo nguyên tắc che phủ hở chân (Mép tấm phủ cách
mặt luống 30-40 cm) hoặc tạo kiểu mái xiên.
- Điều khiển tấm phủ:
+ Từ gieo đến mọc: không cần dỡ tấm phủ, ngoại tr
ừ khi tưới nước.
+ Giai đoạn sau khi cây mọc:
c Vụ Đông Xuân: che kín mặt luống cây con vào ban đêm và khoảng
thời gian giá rét vào ban ngày, thời gian còn lại để cây tiếp xúc hoàn toàn với tự
nhiên.
d Vụ Thu: che phủ cây con vào ban đêm và thời gian trong ngày có mưa
(Hạn chế tối đa nước mưa xâm nhập mặt luống), thời gian còn lại để cây tiếp
xúc hoàn toàn với tự nhiên (Cần che mát cho luống ươm vào những trưa nắng
gắ
t).
t
Chăm sóc luống cây con
- Khi cây bắt đầu mọc, dỡ dần lớp rơm rạ che tủ (Giữ ẩm cho mặt luống
và hạn chế nước tưới làm bật rễ cây con mới mọc); Khi cây mọc hoàn toàn, dỡ
bỏ hết rơm rạ.
- Tưới nước: sử dụng thùng doa lỗ nhỏ loại 10-15 lít
+ Vụ Đông Xuân: mỗi ngày tưới 1-2 lần, mỗi lần 15-20 lít nước/10 m
2
ML.
23
+ Vụ Hè Thu: mức độ tưới tuỳ thuộc vào tình trạng độ ẩm đất và thời tiết
(Hạn chế tưới nước khi xuất hiện bệnh hại trên luống cây con).
- Nhổ cỏ, tỉa cây và tưới thúc phân:
+ Khi cây con kết thúc giai đoạn chữ thập, tiến hành nhổ cỏ và tỉa thưa
cây con ở những chỗ mọc ken dày (Trước và sau khi nhổ cỏ cần tưới nước).
+ Nếu thấy cây có bi
ểu hiện xanh nhạt, xanh vàng có thể dùng phân Nitrát
amôn với lượng 50 g và 50 g Kali sun phát hoà trong 10-15 lít nước tưới cho 10
m
2
mặt luống; Tưới thúc từ 1-2 lần; Sau khi tưới thúc phải tưới lại bằng nước
sạch để rửa phân, tránh làm táp lá cây con (Vụ Đông Xuân: nếu tưới thúc thì cần
tiến hành vào ngày ấm áp).
u
Phòng trừ sâu bệnh hại
- Bệnh hại:
+ Vụ Đông Xuân: khi bệnh bắt đầu xuất hiện phun trừ bệnh 1-2 lần bằng
thuốc Ridomil (Hoặc thuốc có tác dụng tương tự).
+ Vụ Hè Thu: khi cây kết thúc giai đoạn chữ thập, bắt đầu phun phòng trừ
bệnh chết rạp, mốc xanh, bằng thuốc Ridomil (Hoặc thuốc có tác dụng tương
tự), sau đó định kì 5-7 ngày phun lặp lại cho đến khi k
ết thúc nhổ cây con.
- Sâu hại: cần phát hiện sớm sâu xanh, sâu khoang, rệp, gây hại trên
luống cây con và diệt trừ bằng thuốc Selecron (Hoặc thuốc có tác dụng tương
tự).
- Nồng độ và cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại theo hướng dẫn ghi
trên bao bì sản phẩm nông dược sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
II. Ươm cây con trên khay giá thể
n
Khay ươm và giá thể
- Khay ươm hoặc giàn ươm:
+ Có thể tạo khay ươm bằng một số chất liệu như gỗ, tre nứa hoặc tận
dụng khay xốp đựng hoa quả, với kích thước dễ dàng cho sự di chuyển: dài 50
- 55 cm, rộng 30 - 40 cm, cao 8-10 cm hoặc tạo giàn ươm với thành cao 8-10
cm.
+ Số lượng khay hoặc diện tích giàn ươm được xác định dựa vào định
mức kỹ thuật diện tích ươm cây con (Di
ện tích mặt khay ươm ở vụ Đông Xuân
là: 10 m
2
, vụ Hè Thu là 15 m
2
tính cho 1 ha ruộng trồng)
- Giá thể và định lượng:
+ Giá thể: dùng một số sản phẩm giá thể hữu cơ chuyên dụng hoặc giá thể
tự tạo từ phân giun, phân trâu bò ủ hoai, …(Cần thêm phân vô cơ và khử trùng).
24
+ Định lượng giá thể/ ha ruộng trồng: 300 kg ở vụ Đông Xuân (Đủ lượng
để tạo được 10 m
2
KƯ) và 500 kg ở vụ Thu (Đủ lượng để tạo được 15 m
2
KƯ).
o
Vị trí đặt khay ươm, giàn ươm
- Chọn nơi đặt khay ươm hoặc giàn ươm cần có đủ ánh sáng, thông
thoáng nhưng khuất gió lạnh, ngăn ngừa được vật nuôi gây hại, tiện lợi cho
chăm sóc và bảo vệ (Sân nhà, đất trống, ).
- Khay ươm có thể đặt trực tiếp trên nền đất, sân nhà, thành luống
tương tự như luống ươm hoặc để tập trung; Có thể đặt khay ươm trên giàn cố
đị
nh hoặc tạo giàn ươm sao cho có thể dễ dàng chăm sóc và quản lí.
p
Làm mái hoặc lán che và điều khiển tấm phủ
* Nguyên tắc: thông thoáng vào mùa Hè Thu, ấm áp vào mùa Đông Xuân
và tuyệt đối tránh được mưa (Ngoại trừ mưa phùn).
- Vật liệu làm khung mái che, lán che là tre, vầu, sẵn có tại địa phương;
Tấm phủ là màng nilon trắng trong (Trường hợp làm lán che: sử dụng thêm lưới
đen để che mát cho cây con).
- Thời điểm làm mái che, lán che:
+ Vụ Đông Xuân: nên hoàn thành trước khi gieo ươm hoặc có thể hoàn
thành trong khoảng thời gian từ khi gieo đến khi cây b
ắt đầu mọc; Cần làm mái
vòm, đảm bảo nguyên tắc che kín vào ban đêm và có thể dễ dàng di chuyển tấm
phủ vào những ngày ấm áp hoặc để chăm sóc cây con.
+ Vụ Hè Thu: cần tiến hành trước hoặc ngay sau khi gieo ươm; Có thể
làm mái vòm nhưng đảm bảo nguyên tắc che phủ hở chân (Mép tấm phủ cách bề
mặt giá thể 30-40 cm) hoặc tạo kiểu mái xiên.
- Điều khiển tấm phủ:
+ Trường hợp làm mái che cho luống khay
ươm hoặc giàn ươm:
c Giai đoạn từ gieo đến mọc: không cần thu gọn tấm phủ, ngoại
trừ khi tưới nước.
d Giai đoạn sau khi cây mọc:
* Vụ Đông Xuân: cần che kín khay ươm vào ban đêm và khoảng
thời gian giá rét vào ban ngày, thời gian còn lại để cây con tiếp xúc hoàn
toàn với tự nhiên.
* Vụ Hè Thu: cần che phủ cây con vào ban đêm và thời gian trong
ngày có mưa (Tuyệt đối tránh nước mưa xâm nhập khay ươm, giàn ươm),
th
ời gian còn lại để cây con tiếp xúc hoàn toàn với tự nhiên (Cần che mát
cho khay ươm, giàn ươm vào những trưa nắng gắt).