Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tài liệu ôn tập môn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.16 KB, 62 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG.
I. PHẦN NHẬN ĐỊNH.
Câu 1. Cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH là những qui định của PL
được ghi nhận trong BLDS, qui định các hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi
thường của ngườibị thiệt hại.
Trả lời: Sai.
Vì cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài những qui định của PL được
ghi nhận trong BLDS, còn các qui định được ghi nhận trong các văn bản QPPL như
Hiến pháp, các luật và bộ luật khác, các VB dưới luật như nghị quyết, nghị định…
(Ví dụ: Nghị quyết 03 / 2006 / NQ - HĐTP; Nghị quyết 388 / 2003 / NQ UBTVQH; Nghị định 47 / 1997 / NĐ - CP...)
Câu 2. Chủ thể bị xâm hại chỉ có quyền yêu cầu chủ thể nghĩa vụ chịu
trách nhiệm trong phạm vi qui định của pháp luật.
Trả lời: Sai.
Vì chủ thể bị xâm hại có quyền yêu cầu cao hơn nếu có sự tự nguyện của bên
gây thiệt hại. Bởi lẽ pháp luật DS luôn tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên.
Ví dụ: PL qui định mức bồi thường tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm
phạm là không quá 30 tháng lương tối thiểu do NN qui định tại thời điểm giải quyết
nhưng luật qui định rõ là chỉ được áp dụng nếu như “không thỏa thuận được” (K2 Đ609- BLDS 2005).
Câu 3. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của
bên vi phạm.
Trả lời: Sai.
Vì nguyên tắc trên chỉ áp dụng đối với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng. Đối
với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường đặt ra ngay cả khi
chủ thể không có lỗi.
Có thể lấy ví dụ khoản 3 Điều 623, Điều 624. Đây là loại trách nhiệm pháp lý
khách quan.
Câu 4. Được lợi về tài sản không có căn cứ luật định là hệ quả của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.
Trả lời: Sai.



Mục đích của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải là “để được lợi
về tài sản” mà là nhằm khôi phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị xâm phạm.
Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ 4 điều kiện...
(NQ03 / 2006/ NQ - HĐTP).
Câu 5. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Trả lời: Sai.
Trách nhiệm dan sự bao gồm 3 hình thức: trách nhiệm thực hiện một công việc
cụ thể; trách nhiệm phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Riêng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại lại được chia làm hai loại : trách nhiệm bồi thường trong
hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự có
phạm vi rộng hơn rất nhiều so với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Ví dụ: Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ được qui định từ Đ604 đến Đ630 trong
khi trách nhiệm dân sự ngoài nhóm này còn có các qui định từ Đ302 đến Đ307.
Câu 6. Bất kỳ người nào gây thiệt hại cho người khác đều phải bồi
thường.
Trả lời: Sai.
Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn
trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp
miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm:
- Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang
nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản.
- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1 - Đ613); TTCT (K1 Đ614).
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Ví dụ: Đ 617 đoạn 2.
- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Ví dụ: Anh A ,B ,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định
cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
Câu 7. Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi thì đều phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trả lời: Sai.
Theo Điều 617 về BTTH trong trường hợp người bị hại có lỗi thì người gây
thiệt hại mặc dù có lỗi nhưng chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức
độ lỗi của mình chứ không bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Câu 8. BTTH do súc vật gây ra là trường hợp của BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.


Trả lời: Sai.
BTTH do súc vật gây ra không phải là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra vì theo định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ tại K1 - Đ623 thì súc vật không phải là
nguồn nguy hiểm cao độ. BTTH do súc vật gây ra được qui định tại Đ 625.
Câu 9. Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người này phải liên
đới bồi thường.
Trả lời: Sai.
Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành
vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu
quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi
còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ
là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng và thuận lợi hơn
chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể
này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm
của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi
đây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ.
Câu 10. Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại
thì cơ quan tiến hành tố tụng ấy phải BTTH.
Trả lời: Sai.
Chỉ khi nào người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại
khi đang thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng thì cơ quan tiến hành tố
tụng mới phải bồi thường (Điều 620). Nếu người có thẩm quyền của cơ quan tiến

hành tố tụng gây thiệt hại khi họ đang nghỉ phép thì đó là trách nhiệm dân sự của cá
nhân.
Câu 11. Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa
thành niên gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên.
Trả lời: Sai.
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên
chưa đủ 15 tuổi là trách nhiệm BTTH ngoài HĐ được qui định tại K2 - Đ606 BLDS,
không phải là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên. Theo Điều 61 thì Cha mẹ
không phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.
Câu 12. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1
phần thiệt hại.
Trả lời: Sai.


Trong BLDS, lỗi được qui định tại Điều 308, theo đó lỗi được chia làm 2 loại
là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong một số trường hợp, khi khi bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng
là lỗi vô ý thì vẫn được bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Đơn cử trường hợp được qui định tại điểm a – khoản 3 – Điều 623 về BTTH
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp này nếu thiệt hại xảy ra mà
người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH. Chỉ khi nào thiệt hại
sảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì họ mới không được bồi thường.
Câu 13. BTTH do công chức công chức viên chức, người có thẩm quyền
của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là BTTH do người của pháp nhân gây ra.
Trả lời: Đúng.
Vì cơ quan tiến hành tố tụng có đầy đủ các yếu tố cuả một pháp nhân như:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận, có độc lập với cá
nhân và tổ chức khác, được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Theo
điều 618 thì pháp nhân phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thực hiện
nhiệm vụ pháp nhân giao.

Câu 14. Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải
hoàn trả bấy nhiêu.
Trả lời: Sai.
Vì không có cơ sở pháp lý nào quy định điều này. Điều 618 chỉ quy định nếu
pháp nhân đã BTTH thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Mặt khác theo quy định tại
khoản 2 điều 605 thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi
vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Câu 15. Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của
pháp nhân cũng có lỗi.
Trả lời: Sai.
Vì trong trường hợp người của pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao nhưng người này đã cảnh báo với người có thẩm quyền quản lý trực tiếp
mình về việc thực hiện nhiệm vụ sẽ gây ra thiệt hại nhưng bị phớt lờ và bị bắt buộc
phải thực hiện đến cùng theo mệnh lệnh ban đầu của pháp nhân và gây ra thiệt hại thì
người đó hoàn toàn không có lỗi vì đã làm hết trách nhiệm của mình. Trong trường
hợp này pháp nhân đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm BTTH do có lỗi cố ý để cho
thiệt hại xảy ra.
Câu 16. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách
nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.


Trả lời: Đúng.
Vì theo quy định tại khoản 3 điều 623 về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu, giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải BTTH cả khi không có lỗi. Nghĩa là ở đây không xem xét đến yếu tố
lỗi việc có lỗi hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm BTTH.
Câu 17. Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì
hành vi đó là trái pháp luật.
Trả lời: Sai.

Vì theo quy định tại khoản 3 điều 262 thì gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Nói rộng hơn thì thực hiện hành vi
gây thiệt hại cho người khác trong các trường hợp sau thì không bị coi là trái pháp
luật:
- Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ bão làm mái tôn của nhà anh A bay qua nhà
anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của A không là hành vi trái pháp
luật…
- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (khoản 1 – Điều 613),
TTCT (khoản 1 – Điều 614)…
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện công việc tháo dỡ nhà của anh D theo quyết
định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
Câu 18: Gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái pháp
luật.
Trả lời: Sai.
Vì nếu sự đồng ý đó là trái pháp luật thì hành vi đó vẫn là trái pháp luật.
Ví dụ: Tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ , pháp luật
nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người dưới bất
kỳ hình thức nào. Một bệnh nhân bị bệnh nan y muốn được bác sỹ can thiệp để kết
thúc sự sống. Nếu bác sỹ vì sự đồng ý của bệnh nhân mà thực hiện cái chết êm ái cho
bệnh nhân đó thì đương nhiên là đã vi phạm pháp luật.
Câu 19: Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trả lời: Sai.
Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành
vi vi phạm pháp luật đó chỉ có một hoặc một số hànhvi có mối quan hệ nhân quả với
hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành



vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại
(chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng và thuận lợi
hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các
chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách
nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp
lý gọi đây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ.
Câu 20: Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại
do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao.
Trả lời: Sai.
Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác
đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người
này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp
nhân phải bồi thường (theo k1 và k2 Điều 621 BLDS).
Câu 21: Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm mà trong đó lỗi hoàn
toàn thuộc về người bị thiệt hại.
Trả lời: Sai.
Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp
mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi
trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617
BLDS.
Câu 22: Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trả lời: Sai.
Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành
vi vi phạm pháp luật đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với
hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành
vi còn lại tuy vi phạm pháp luật nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với
thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng và
thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm

của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện
phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa
học pháp lý gọi đây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ.
Câu 23: Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại
do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao.


Trả lời: Sai.
Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác
đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người
này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp
nhân phải bồi thường (theo k1 và k2 Điều 621 BLDS).
Câu 24: Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt
hại mà mình gây ra.
Trả lời: Sai.
Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn
trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp
miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm:
- Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B
gây thiệt hại cho anh B về tài sản.
- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1 - Đ613); TTCT (K1 Đ614).
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định
cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
Câu 25: Cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH là những quy định của pháp
luật được ghi nhận trong bộ luật dân sự quy định về hành vi vi phạm và quyền
yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.
Trả lời: Sai.

Còn quy định trong các văn bản pháp luật khác như hiến pháp;luật,bộ luật
khác; nghị định, nghị quyết…
Ví dụ: nghị quyết 03/2006, luật TNBTNN…
Câu 26: Chủ thể bị xâm phạm chỉ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ
chịu trách nhiệm trong phạm vi quy định của pháp luật.
Trả lời: Sai.
Có thể yêu cầu cao hơn nếu bên gây thiệt hại đồng ý, pháp luật tôn trọng sự tự
nguyện của các bên còn phạm vi quy định của pháp luật chỉ đặt ra khi các bên không
thỏa thuận được.
Ví dụ: k2 – điều 609 BLDS.
Câu 27: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của
bên vi phạm.
Trả lời: Sai.


Trong một số trường hợp không yêu cầu yếu tố lỗi quy định tại k3 điều 606,
khoản 3 điều 623, 624 – BLDS.
Câu 28: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là hệ quả của trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Trả lời: Sai.
Mục đích của BTTH ngoài hợp đồng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu
cho chủ thể bị xâm phạm về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh thần cho chỉ thể bị
xâm phạm.
Câu 29: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Trả lời: Sai.
TNDS là một khái niệm rộng bao gồm trách nhiệm thực hiện một công việc cụ
thể, trách nhiệm phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng là một khía cạnh trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Câu 30: Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi đều phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại.

Trả lời: Sai.
Người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng mức độ lỗi do mình gây ra
theo quy định 617.
Câu 31: BTTH do súc vật gây ra là trường hợp BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
Trả lời: Sai.
Súc vật không thuộc các liệt kê quy định tại k1 điều 623 BLDS.
Câu 32: Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại
thì cơ quan tiến hành tố tụng đó phải BTTH.
Trả lời: Sai.
Chỉ bồi thường nếu người đó gây ra thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ trong quá
trình tiến hành tố tụng điều 620 BLDS.
Câu 33: Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa
thành niên gây ra là trách nhiệm bồi thường của người giám hộ đương nhiên.
Trả lời: Sai.
Cha mẹ không phải là người giám hộ đương nhiên theo quy định điều 61.
Câu 34: Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường một
phần thiệt hại .
Trả lời: Sai.


Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì họ không được bồi
thường từ chủ thể gây thiệt hại (Điều 617) ; hoặc được bồi thường toàn bộ thiệt hại
nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng với lỗi vô ý điểm a k3 điều 623 BLDS.
Câu 35: BTTH do công chức - viên chức, người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra là BTTH do người của pháp nhân gây ra.
Trả lời: Đúng.
BTTH do công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng sẽ là bồi thường do người của pháp nhân gây ra khi đang thực hiện nhiệm vụ
được pháp nhân giao (Điều 618). Cơ quan tiến hành tố tụng là pháp nhân theo quy

định tại điều 101.
Câu 36: Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của pháp nhân phải hoàn
trả lại bấy nhiêu.
Trả lời: Sai.
Chỉ bồi thường một khoản theo quy định của pháp luật. (Điều 16 NĐ 16)
Câu 37: Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của
pháp nhân cũng có lỗi.
Trả lời: Sai.
Nếu người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao đã phát hiện
và cảnh báo với pháp nhân về thiệt hại có thể xảy ra mà pháp nhân không quan tâm và
bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ đến cùng theo quyết định ban đầu và gây ra thiệt hại
thì trong trường hợp này pháp nhân có lỗi nhưng người của pháp nhân thì không.
Câu 38: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là:
a.Trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.
Trả lời: Đúng.
K3 Điều 623 BLDS. Ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi , có hay không
không ảnh hưởng đến TNBTTH.
b. Trách nhiệm loại trừ yếu tố lỗi.
Trả lời: Sai.
Vẫn xét yếu tố lỗi khoản 4 Điều 623 BLDS.
Câu 39: Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì
hành vi đó là hành vi trái pháp luật.
Trả lời: Sai.
Gây thiệt hại trong khi thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước ví dụ cưỡng
chế di dời…Trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất khả kháng.


Câu 40: Gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái pháp
luật.

Trả lời: Sai.
Nếu thực hiện” cái chết êm ái” cho dù có sự đồng ý của người bị hại vẫn xem
là trái pháp luật.
Câu 41: Khi súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác thì chủ sở hữu xúc vật
phải bồi thường.
Trả lời: Sai.
Chủ sở hữu không phải bồi thường trong trường hợp: người bị hại hoàn toàn
có lỗi, lỗi hoàn toàn do bên thứ 3, súc vật bị chiếm hữu sử dụng trái phép (Điều 625 –
BLDS).
Câu 42: Chủ sở hữu đối với cây cối phải bồi thường thiệt hại do cây cối
gây ra.
Trả lời: Sai.
Không phải bồi thường trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của người bị hại
hoặc trường hợp sự kiện bất khả kháng.
Câu 43: Người đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình.
Trả lời: Sai.
Nếu người đủ 18 rơi vào quy định thuộc khoản 3 Điều 606 BLDS thì có thể
bồi thường bằng tài sản của người giám hộ nếu người giám hộ có lỗi trong việc giám
hộ.
Câu 44: Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe cá nhân đều phải bồi
thường tổn thất về tinh thần.
Trả lời: Sai.
Chỉ những hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả sức khỏe bị xâm
phạm.
Câu 45: Được lợi về TS không có căn cứ luật định là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài HĐ.
Trả lời: Sai.
Vì trách nhiệm chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện (NQ03 / 2006).
Câu 46: Trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.

Trả lời: Sai.
Vì có nhiều loại trách nhiệm dân sự: trách nhiệm trong hợp đồng, trách nhiệm
ngoài hợp đồng.
Câu 47: Bất kỳ người nào gây thiệt hại đều phải bồi thường.


Trả lời: Sai.
Vì phải có lỗi hoặc nếu luật có qui định.
Câu 48: BTTH do súc vật gây ra là trường hợp của BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
Trả lời: Sai.
BTTH do súc vật gây ra không phải là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra vì theo định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ tại K1 – Điều 623 thì súc vật không
phải. BTTH do súc vật gây ra được qui định tại Điều 625 – BLDS.
Câu 49: Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thìnhững người này phải liên
đới BTTH.
Trả lời: Sai.
Còn trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại nhưng chịu trách nhiệm
riêng rẽ.
Câu 50: Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây thiệt hại thì
cơ quan tiến hành TT ấy phải BTTH.
Trả lời: Sai.
Chỉ bồi thường khi người đó có lỗi torng việc tiến hành TT mà thôi.
Câu 51: TN bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành
niên gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên.
Trả lời: Sai.
Vì phải xem thiệt hại đó xảy ra lúc nào, ở đâu. Vì nếu xảy ra thiệt hại khi đang
ở trường học,bệnh viện và các cơ quan này cũng có lỗi thì các cơ quan đó phải chịu
TNBT. Chỉ khi nào các cơ quan này không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ mới
đương nhiên phải bồi thường.

Câu 52: Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1
phần thiệt hại.
Trả lời: Sai.
Vì còn phải xác định mức độ lỗi của các bên mới quyết định được, Nếu lỗi chủ
yếu là do người gây thiệt hại thì người này phải BT toàn bộ. Nếu lỗi chủ yếu bởi
người bị thiệt hại thì người này phải tự chịu TN về thiệt hại của mình. Nếu xacá định
được mức độ lỗi của cả 2 thì mỗi người phải BT tương xứng với phần lỗi của mình.
Nếu không xác định được thì bồi thường phần bằng nhau.
Câu 53: BTTH do CCVC, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT
gây ra là BTTH do người của pháp nhân gây ra.
Trả lời: Đúng.


Vì các cơ quan tố tụng có đầy đủ các yếu tố của 1 PN như : được cơ quan NN
có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận; có TS độc lập với cá nhân và tổ chức khác;
được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Câu 54: Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải
hoàn trả bấy nhiêu.
Trả lời: Sai.
Chỉ hoàn trả tương xứng với mức độ lỗi của cá nhân.
Câu 55: Nếu pháp nhân có lỗi thì người của PN cũng có lỗi.
Trả lời: Sai.
Trong trường hợp người của pháp nhân thực hiện đúng qui định của pháp nhân
nhưng vẫn gây ra thiệt hại thì pháp nhân đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm BTTH.
Câu 56: Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách
nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.
Trả lời: Đúng.
Ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi. Có lỗi hay không không ảnh hưởng đến
trách nhiệm BTTH (ngoại trừ khác loại trừ).
Câu 57: Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì

hành vi đó là trái PL.
Trả lời: Sai.
Nếu thực hiện hành vi gây thiệt hại để giảm bớt một thiệt hại khác lớn hơn
trong tình thế cấp thiết; hoặc gây thiệt hại trong phạm vi phòng vệ chính đáng thì hành
vi đó không trái pháp luật.
Câu 58: Gây TH mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái PL.
Trả lời: Sai.
Nếu sự đồng ý đó là trái PL thì hành vi đó vẫn là trái pháp luật
II. PHẦN BÀI TẬP.
Câu 1. Ông Nguyễn Điều bất bình và nói là không còn thiếu nợ nần gì với
Ông Xuân. Hơn nữa theo Ông Điều, chuyện Điều đánh bạc thiếu Xuân 200 nghìn
đồng đòi mãi mà không trả. Nhân gặp chị Hồng là con Ông Điều sang nhà bố
chơi, Ông Điều không có ở nhà, Xuân lại đến đòi gia đình Ông Điệu trả tiền nợ.
Vốn biết tính bố hay cờ bạc nợ nần và không muốn đôi co, mất mặt với xóm
giềng. Nên chị Hồng đã lấy tiền riêng của mình trả cho Xuân 200 nghìn đồng.
Lúc Ông Điều về chị Hồng có nói chuyện Xuân sang đòi tiền và khuyên bố không
nên cờ bạc nữa. Ô cờ gian, bạc lận là hành vi vi phạm pháp luật, dù chuyện ăn


thu là có thật thì kẻ thắng cũng không có quyền đòi người thu bạc phải trả món
nợ cờ bạc đó được. Ông Điệu bảo chị Hồng qua nhà Xuân để đòi lại tiền.
Theo anh chị:
- Lời của Ông Điệu đúng hay sai?
- Hành vi của chị Hồng có phải là thực hiện công việc không có ủy quyền
hay không?
- Chị Hồng có thể đòi lại được số tiền 200 nghìn đồng nói trên không? Vì
sao?
- Hãy cho biết đường lối xử lý tranh chấp trên?
Trả lời:
- Lời của Ông Điệu là đúng. Bởi vì hành vi đánh bạc là trái pháp luật, không

được pháp luật cho phép nên không được xem là nghĩa vụ phải trả tiền thiếu do đánh
bạc.
- Hành vi của chị Hồng không phải là thực hiện công việc không có ủy quyền.
Bởi vì công việc không có ủy quyền là việc 1 người không có nghĩa vụ mà người đó
tự nguyện thực hiện công việc nào đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc và
khi người đó biết thì không phản đối.
- Trường hợp trên chị Hồng trả tiền cho Xuân không vì lợi ích của Ông Điệu
biết thì phản đối. Chị Hồng không thể đòi lại được số tiền 200 nghìn đồng nói trên.
- Trong trường hợp trên thì cơ quan chức năng xử lý sẽ tịch thu số tiền của chị
Hồng đã thay cha trả nợ cho anh Xuân trong việc lộ đánh bạc vì vi phạm PL nhà nước.
Câu 2: Ông Phùng thấy con trâu nhà ai lạc đang phá ruộng nhà cô Thảo
nên xuống đuổi giúp một lúc sau ông Phùng quay lại, vẫn thấy trâu đang ăn lúa
dưới ruộng, mà không thấy ai trông ai giữ nên ông Phùng đã dắt trâu buộc vào
gốc cây to gần chân ruộng, rồi bỏ đi lo công viêc. Mấy ngày sau, ông Tập làng
bên đi tìm trâu lac, thì phát hiện con trâu của ông vị cột dưới gốc cây và bỏ đói
gần chết mặc dù đã cố sức để cứu sống con trâu, nhưng do quá đói và kiệt sức
nên con trâu đã chết ngay sau đó. Được biết ông Phùng là người đã buộc con
trâu của mình vào gốc cây đến chết, ông Tập đã đòi ông Phùng phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại. Ông Phùng không chịu bồi thường vì đáng lẽ khi trâu lạc, ông
Tập phải đi tìm, đằng này không đi tìm để trâu lạc bị chết đói là lỗi của ông Tập.
Ông Tập lại cho rằng ông đã cố đi tìm suốt mấy ngày nay mới gặp được con trâu,
chứ không phải là không đi tìm như lời ông Phùng nói. Hơn nữa nếu ông Phùng
bắt được trâu, lẽ ra ông Phùng phải thông bóa công khai cho chủ sở hữu biết để
nhận lại. Đằng này ông Phùng lại cột con trâu vào gốc cây rồi bỏ đi như vậy là


chưa làm hết trách nhiệm, nên ông Phùng phải bồi thường cho ông ít ra một
phần thiệt hại.
Theo anh chị trong tình huống trên có thể có những quan hệ nào được
phát sinh. Hãy giải quyết tranh chấp trên?

Trả lời:
- Trong tình huống trên có thể có những quan hệ pháp luật dân sự phát sinh
như sau:
+ Quan hệ giữa ông Tập và ông Phùng.
+ Quan hệ giữa ông Phùng và chủ lúa.
+ Quan hệ giữa ông Tập và cơ quan pháp luật.
+ Quan hệ giữa ông Phùng và cơ quan pháp luật.
+ Quan hệ giữa chủ lúa và cơ quan pháp luật.
- Trường hợp trên là thực hiện công việc không có ủy quyền. Vì việc dắt trâu
cột vào gốc cây do ăn lúa của cô Thảo không phải là nghĩa vụ của ông Phùng. Hơn
nữa đây là tự nguyện vì lợi ích của ông Tập. Nhưng khi ông Phùng cột trâu của ông
Tập vào gốc cây mà không báo cho ông Tập biết làm trâu chết thì ông Phùng phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Vì theo quy định của PL thì việc thực hiện công việc không có ủy quyền mà
gây thiệt hại cho chủ sở hữu thì phải bồi thường. Nhưng đây là hành vi vô ý gây thiệt
hại, nên theo quy định của PL thì ông Phùng chỉ bồi thường cho ông Tập ở trong giới
hạn mà thôi.
Câu 3: Cũng giống như tình huống nêu ở bài 2, nhưng nếu ông Phùng
không côt trâu vào gốc cây mà lại dắt trâu về trả cho ông Tập (do ông Phùng có
quyên biết với ông Tập). Con trâu về ngang qua phố lồng lên, húc vào người đi
đường. Ông Phùng nói thiệt hại gây ra là do tính khí con vật quá hung dữ, theo
quy định của PL thì thiệt hại do súc vật gây ra thì chủ súc vật tức ông Tập phải
bồi thường. Ông Tập lại cho rằng , hoặc giả nếu con trâu do ông dắt, hoặc nếu
ông Phùng dẫn trâu nhưng đi đường tắt thì đâu có chuyện trâu gây thiệt hại cho
người đi đường, do ông Phùng tự ý làm nên ông Phùng phải tự chịu trách nhiệm.
Hỏi thiệt hại trong trường hợp này do chủ trâu bồi thường hay do người dắt trâu
hộ phải bồi thường hay chủ trâu bồi thường trước rồi sau đó người dắt trâu bồi
hoàn lại một phần thiệt hại.
Trả lời:



- Trong trường hợp này chủ trâu bồi thường trước, rồi sau đó người dẫn trâu
bồi hoàn lại một phần thiệt hại. Vì thực hiện công việc không có ủy quyền và gây thiệt
hại với lỗi vô ý nên theo quy định của PL phải bồi thường một phần.
Câu 4: Do bố ốm, ông Phước phải về quê gấp, không kịp nhờ người trông
nhà. Anh An là người hàng xóm thấy vậy nên bảo hai người con của anh là Bảo
(19 tuổi) và Long (17 tuổi) sang trông hộ. Bảo và Long đã làm việc, chăm sóc
ruộng vườn của anh Phước rất tích cực như công việc ở nhà mình. Mặt khác
trong thời gian này trái cây trong vườn nhà anh Phước chín rụng rất nhiều, lại
có người mặc cả giá cao hơn giá thị trường, nên anh An đã bán mão toàn bộ số
trái cậy trong vườn của ang Phước cho người ấy. Khi anh Phước trở về, anh An
yêu cầu anh Phước thanh toán 6 ngày tiền công ngày lao động của Bảo và Long
và anh An cũng đã giao lại số tiền bán vườn trái cây cho anh Phước. Tuy nhiên
anh Phước cho rằng công việc mà Bảo và Long làm là không nhiều chỉ bằng 1
người làm trong 3 ngày mà thôi. Anh Phước cũng không cho hay là anh đã bán
số trái cây sẽ thu hoạch trong vườn cho anh Được. Hợp đòng đã được ký kết, có
đặt cọc 10% giá trị hợp đồng và hiện anh Được đang đòi anh phải bồi thường do
vi phạm hợp đồng. Theo anh chị vụ việc trên phải giải quyết như thế nào?
Trả lời:
- Thực hiện công việc trên là thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Anh Phước chỉ trả tiền công phù hợp với công việc là 3 ngày công.
- Anh An phải bồi thường thiệt hại số tiền đặt cọc trị giá 10% hợp đồng cho
anh Phước do thực hiện công việc không có ủy quyền gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
Câu 5: Tùng mượn xe của Sơn và rủ Tuấn lên Sài gòn chơi. Do Tuấn có
bằng lái xe A1, nên Tùng đã giao xe cho Tuấn lái. Trên đường đi gần đến ngã 3
vũng tàu thì có một em bé bất ngờ băng ngang qua đường cách ngay trước đầu
xe Tùng đang chạy chừng 10 mét, nên Tùng phải lách xe sang trái đường. Cùng
lúc đó có xe tải do anh Lanh lái ngược chiều , vì bất ngờ không kịp thắng nên đã
tông vào xe của Tùng và Tuấn, làm Tùng và Tuán bị thương và chiếc xe mượn
của Sơn cũng bị hỏng nặng. Qua điều tra được biết xe của Tùng và xe tải của

Lanh đều chạy đúng đường, trong vận tốc cho phép. Hỏi thiệt hại xảy ra thì do ai
bồi thường?
Trả lời:
- Trong tình huống trên thì cha mẹ hoặc người giám hộ của em bé bồi thường
thiệt hại. Vì không quản lý em bé để em bé đi ra đường tạo ra tình thế bất khả kháng


cho Tuấn và Lanh phải tông xe vào nhau. Vì theo quy định của PL thì người chưa
thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại.
Giả sử cũng như tình huống nêu trên, nhưng đến lúc xảy ra tai nạn, cánh
sát giao thông kiểm tra và phát hiện Tùng không mang bằng lái xe theo trong lúc
sử dụng xe, đồng thời xe của Lanh cũng chở quá trọng tải cho phép thì trách
nhiệm của các bên có gì thay đổi không? Tại sao?
- Trong trường hợp trên thì cha mẹ em bé người giám hộ em có lỗi vì không
quản lý em bé để em đi ra đường tạo tình huống bất khả kháng. Nhưng Tùng và Lanh
cũng đều vi phạm pháp luật. Một người không mang bằng lái xe, một người chở quá
trọng tải cho phép. Vì vậy cả 3 bên đều có lỗi nên không ai phải bồi thường cho ai cả.
Câu 6: Quỳnh và Kiên cùng là lái xe cho công ty Mai Lan. Ngày 10 – 01 –
1998 Quỳnh được công ty giao nhiệm vụ chở hàng cho một đại lý ở Hà Nội. Kiên
cũng được cơ quan cho phép và đi nhờ xe do Quỳnh điều khiển. Trên đường đi
Quỳnh đã chủ động giao tay lái cho Kiên và nói với Kiên là không cần đi nhanh.
Đi được một đoạn thì Kiên gây tai nạn. Gia đình nạn nhân đã gửi đơn kiện đến
cơ quan có thẩm quyền. Hỏi thiệt hại nói trên do ai chịu trách nhiệm bồi thường.
Trả lời:
- Thiệt hại nói trên do công ty Mai Lan chịu trách nhiệm bồi thường cho người
bị thiệt hại. Sau đó cơ quan họp và quy trách nhiệm cho Kiên phải bồi thường thiệt
hại. Vì Kiên là người trực tiếp gây ra tai nạn. Còn Quỳnh không phải là người trực
tiếp gây tai nạn nên không phải bồi thường, mà chỉ bị cơ quan kỉ luật vì tự ý giao cho
Kiên lái xe.

- Theo quy định của pháp luật thì CQNN phải bồi thường thiệt hại do công
chức viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.
- CQNN có trách nhiệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoàn trả khoản tiền
mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của PL, nếu công chức
viên chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.
Câu 7: Do có mâu thuẫn từ trước nên Viên và Tý đánh nhau quyết liệt.
Thấy vậy, Đáng vào can ngăn chẳng những các bên không ngừng ẩu đả mà Tý
còn nện cho Đáng một tay vào mặt. Tức quá Đáng đã đám đá túi bụi làm cho Tý
ngã lăn ra bất tỉnh và sau đó Tý đã tắt thở trên đường đi cấp cứu. Các chi phí
phát sinh do cái chết của Tý lên đến 15 triệu đồng.


Tòa án sơ cấp buộc Đáng và Viên phải liên đới BTTH cho gia đình nạn
nhân, theo tỉ lệ Đáng bồi thường 10 triệu và Viên bồi thường 5 triệu vì Tòa án sơ
cấp nhận định rằng lỗi chính là của Đáng nhưng Viên cũng có lỗi một phần.
Đáng, Viên cùng kháng cáo xin được xem xét lại phần bồi thường. Tòa
phúc thẩm nhận định hành vi trái pháp luật của Đáng một phần là do có sự kích
động mạnh bởi hành vi trái pháp luật của nạn nhân, tức nạn nhân cũng có một
phần lỗi, nên Tòa phúc thẩm chỉ buộc Đáng bồi thường cho gia đình Tý 7,5 triệu,
một nửa thiệt hại còn lại do bên bị hại chịu. Còn Viên không có lỗi trong việc gây
ra thiệt hại nói trên cho Tý, nên không phải bồi thường. Theo anh chị quyết định
của Tòa cấp nào là đúng? Vì sao? Anh chị hãy cho biết quan điểm của mình
trong việc giải quyết tảnh chấp nói trên?
Trả lời:
- Trong trường hợp trên thì Tòa phúc thẩm xử lý đúng.
Bởi vì Đáng và Tý đều có lỗi trực tiếp. Lý do Tý tát tay vào mặt Đáng khi
Đáng vào can ngăn giữa Tý và Viên đánh lộn. Còn Đáng thì đấm đá túi bụi làm Tý
ngã lăn ra bất tỉnh rồi chết.
Đối với trường hợp của Viên thì chỉ có lỗi đánh lộn với Tý không phải trực
tiếp gây ra cái chết của Tý, nên không có lỗi trong việc bồi thường thiệt hại.

Câu 8: Do có mâu thuẫn với Giàu nên Việt đã thuê hai gã lưu manh là
Dũng “khùng” và Cường “điên” đến cửa hàng của anh Giàu để đánh dằm mặt.
Bọn Dũng và Hùng đến cửa hàng của anh Giàu và gọi anh Giàu ra để mói
chuyện. Khi anh Giàu vừa bước ra, chúng liền đánh đá túi bụi làm anh Giàu bị
thương nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đánh người chưa đã, chúng còn
ngang ngược đập phá nhiều đồ đạc, hàng hóa, của anh Giàu đang buôn bán. Anh
Giàu phải điều trị ở bệnh viện gần hai tuần mới khỏi. Theo kết quả kiểm tra ban
đầu thì số tiền anh Giàu điều trị tại bệnh viện là 10 triệu đồng, số đồ đạc bị hư
hỏng là khaongr 2 triệu đồng. Ngoài ra thu nhập bình quân mỗi ngày của anh
Giàu do bán hàng ước tính là khoảng 80 nghìn đồngcũng không thu được trong
khoản thời gian điều trị 2 tuần ở bệnh viện. Hãy cho biết:
1. Giàu được bồi thường những khoản nào? Bao nhiêu?
2. Thiệt hại của anh Giàu do những ai có trách nhiệm bồi thường và mỗi
người phải bồi thường bao nhiêu? Hãy nêu căn cứ pháp lý của cách xử lý đó?
Trả lời:
1. Giàu được bồi thường những khoản nào? Bao nhiêu?
- Giàu được bồi thường những khoản sau:


+ Tiền điều trị tại bệnh viện gần 10 triệu đồng.
+ Số đồ đạc bị hư hỏng gần hai triệu đồng.
+ Thu nhập bình quân mỗi ngày của anh Giàu 80 nghìn đồng trong thời
gian hai tuần.
2. Thiệt hại của anh Giàu do những ai có trách nhiệm bồi thường và mỗi
người phải bồi thường bao nhiêu? Hãy nêu căn cứ pháp lý của cách xử lý đó?
- Thiệt hại trên của anh Giàu do Việt, Dũng, Cường bồi thường.
+ Việt, Dũng, Cường liên đới bồi thường tiền điều trị tại bệnh viện gần
10 triệu đồng và khoản thu nhập bình quân mỗi ngày của anh Giầu là 80 nghìn đồng
trong thời gian là 2 tuần. Vì việt đã thuê Cường, Dũng đánh dằn mặt Giàu. Nhưng
Cường, Dũng lại đánh đá túi bụi làm Giàu bị thương nặng vào bệnh viện cấp cứu. Lỗi

gây ra do 3 người nên phải liên đới bồi thường thiệt hại.
+ Cường, Dũng liên đới bồi thường 2 triệu đồng do đập phá đồ đạc. Sự
việc này do lỗi của Cường ũng vì không có sự yêu cầu của Việt.
- BTTH do nhiều người cùng gây ra, thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại
được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được
mức độ lỗi, thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau.
Câu 9: Ông Tích đang phơi rơm trên đường quốc lộ, anh Mạnh lái xe hon
da trông thấy ông Tích từ xa, đã bóp còi nhưng vì ông Tích bị điếc nên không
nghe. Tai nạn giao thông đã xảy ra. Hỏi nếu thiệt hại xảy ra cho ông Tích là 20
triệu đồng thì anh Mạnh có phải bồi thường không và bồi thường bao nhiêu?
Trả lời:
- Nếu thiệt hại xảy ra cho ông Tích là 20 triệu đồng thì anh Mạnh phải bồi
thường 20 triệu đồng cho ông Tích. Vì trong trường hợp này ông Tích có lỗi vô ý nhẹ
và anh Mạnh có lỗi. Ông Tích thì phơi rơm trên đường quốc lộ, VPPL. Anh Mạnh thì
lái xe mặc dù đã bóp còi nhưng nếu ông Tích không nghe thì phải giảm ga, đằng này
lại cứ tiếp tục chạy ga lớn làm gây ra tai nạn thì có lỗi.
- Theo quy định của PL thì khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra
thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ
lỗi của mình, nếu thiệt hại sảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây
thiệt hại không phải bồi thường.
Câu 10: Anh Đức là lái xe của công ty Đông Phương đang chở hàng về Củ
chi giao cho khách thì bị băng xã hội đen của Bảy “đầu bò” khống chế và có ý


định bắt cóc tống tiền. Chúng đã bắt anh phải chạy vào một khu đất bỏ hoang có
nhiều lau sậy rậm rạp rồi hối thúc anh xuỗng xe. Do anh kháng cự mạnh nên bọn
chúng lỡ tay đánh anh bị thương nặng, một lát sau thì tắt thở. Cả bọn sợ hãi bỏ
trốn. Bảy ngày sau, được sự tố giác của quần chúng, công an quận T. Đến hiện
trường thì thi thể của nạn nhân bị phân hủy, số hàng hóa trên xe cũng bị hư

hỏng cả. Đại diện công ty Đông Phương cho biết do hàng không được giao đúng
tiến độ, nên khách hàng buộc công ty phải bồi thường, và trong thời gian anh
Đức mất tích, công ty tốn kém chi phí tiềm kiếm, đồng thời đã mất nhiều hợp
đồng quan trọng .
Theo anh chị, trách nhiệm BTTH về mặt dân sự mà những kẻ gây án có
thể phải bồi thường gồm những khoản nào?
Trả lời:
- Trách nhiệm BTTH về mặt dân sự của những kẻ gây án có thể phải bồi
thường là:
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng anh Đức.
+ Số hàng hóa trên xe bị hư hỏng.
Câu 11: Danh là lái xe cho công ty A. Lợi dụng giờ nghỉ trưa, Danh đã lấy
xe của công ty đi làm việc riêng và đã để xảy ra tai nạn. Gia đình nạn nhân đã
yêu cầu công ty A phải BTTH. Công ty A phản đối vì cho rằng anh Danh đã sử
dụng xe trái phép nhằm mục đích tư lợi, do đó chính Danh phải BTTH chứ
không phải công ty A (Chủ sở hữu chiếc xe).
Theo quy định của PL hiện hành, hãy giải quyết tranh chấp trên và cho
biết tại sao lại giả quyết như vậy?
Trả lời:
- Theo quy định của PL hiện hành thì công ty A phải bồi thường cho nạn nhân.
Sau đó công ty A yêu cầu Danh hoàn trả số tiền đã bồi thường cho nạn nhân.
- Theo quy định PL thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã
BTTH thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả
khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Câu 12: Anh A, là điều tra viên được giao nhiệm vụ cùng đồng đội truy
bắt kẻ phạm tội quả tang. Trong khi rượt đuổi tên tội phạm nguy hiểm, anh A đã
bắn chỉ thiên cánh cáo và ra lệnh cho tên tội phạm dừng lại, nhưng hắn vẫn



ngoan cố đào tẩu, nên anh A không còn cách nào khác là nổ súng vào chân hắn,
chẳng may lạc đạn trúng chị B làm chị B gãy chân.
Sau khi điều trị lành bệnh, chị B đã khởi kiện anh A. Cùng cơ quan anh A
anh Liên đến bồi thường cho chị toàn bộ thiệt hại bao gồm chi phí điều trị, viện
phí, bồi dưỡng sức khỏe, các khoản thu nhập bị mất, các khoản tiền tổn thât tinh
thần......
Hỏi:
1. Thiệt hại của chị B do ai bồi thường? Nêu căn cứ pháp lý?
2. Nếu điều tra viên A trên đường đi công tác, thấy có kẻ phạm tội quả
tang đang đòa tẩu mà nổ súng mà lạc đạn trúng chị B, thì thiệt hại do ai bồi
thường? Căn cứ pháp lý?
3. Giả sử một tình huống khác: nếu A là một cán bộ dân phòng truy đuổi
tội phạm lỡ tay dùng gậy đánh chết kẻ phạm tội thì trách nhiệm bồi thường có
đặt ra không? Gải quyết việc bồi thường như thế nào?
Trả lời:
1. Thiệt hại của chị B do ai bồi thường? Nêu căn cứ pháp lý?
- Thiệt hại của chị B là do cơ quan của điều tra viên bồi thường. Vì điều tra
viên đang thi hành công vụ giữa cơ quan giao trách nhiệm và thực hiện đúng quy định
của ngành khi nổ súng. Trường hợp xảy ra là có lỗi vô ý nhẹ. Cơ quan, tổ chức, quản
lý cán bộ, công chức phải BTTH do cán bộ, công chức của mình gây ra khi thi hành
nhiệm vụ được giao.
2. Nếu điều tra viên A trên đường đi công tác, thấy có kẻ phạm tội quả
tang đang đòa tẩu mà nổ súng mà lạc đạn trúng chị B, thì thiệt hại do ai bồi
thường? Căn cứ pháp lý?
- Thiệt hại của B do cơ quan điều tra viên bồi thường. Sau đó điều tra viên
hoàn trả lại số tiền đã bồi thường cho cơ quan. Vì điều tra viên đã thực hiện hành vi
không được cơ quan giao nhiệm vụ, không thực hiện đúng quy định của ngành khi nổ
súng. Điều tra viên có lỗi.
3. Giả sử một tình huống khác: nếu A là một cán bộ dân phòng truy đuổi
tội phạm lỡ tay dùng gậy đánh chết kẻ phạm tội thì trách nhiệm bồi thường có

đặt ra không? Gải quyết việc bồi thường như thế nào?
- A có lỗi vô ý kẻ phạm tội có lỗi nhưng không hoàn toàn. Không bồi thường.
Câu 13: Trong quá trình san lấp mặt bằng hành lang an toàn của đường
dây điện cao thế, xe ủi của công ty A đã chạm vào dây chống sét của trụ điện số
18 (do công ty truyền tải điện B quản lý). Dây chống sét sau khi bị đứt đã chạm


vào hệ thống dây truyền tải điện và gây nổ lớn, dẫn đến việc mất điện toàn tỉnh
D. Nhà máy C phải ngừng trễ công việc trong 6 giờ, dẫn đến việc phải vi phạm
hợp đồng được giao, bị các đối tác phạt 50 triệu đồng.
Tòa án tỉnh D tuyên phạt:
- Công ty B xây dựng lại trụ 18 mới. Công ty A phải bồi thường cho công
ty B 100% chi phí xây dựng lại trụ điện nói trên.
- Công ty A phải bồi thường cho công ty C, mẽ thép bị hỏng và khoản tiền
50 triệu đồng tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút.
Hỏi hãy nhận xét về sự phán quyết của Tòa án D.
Trả lời:
Phán quyết của Tòa án D là đúng. Vì theo quy định của pháp luật thì bên gây
ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong đó có bồi thường thiệt hại về mẽ
thép và 50 triệu đồng tiền thu nhập bị mất.
Câu 14: Chị Hồng đang đi xe honda về nhà thì gặp anh Út dắt đàn bò đi
trái đường và ngược chiều với mình. Đàn bò có tất cả 5 con, gồm 2 con bò lớn và
3 con bò ghé cột dính chung lại với nhau. Trong lúc chị Hồng đang đi xe tấp vào
phấn lề phía bên phải của mình thì có một đoàn xe con đi ngược chiều đến chỗ
gần đàn bò. Có lẽ không có đường qua nên họ bóp còi inh ỏi, khiến đàn bò sợ hãi
nhảy chồm lên người chị Hồng làm chị ngất xỉu. Làm chị Hồng bị gãy xương vai,
nứt xương đầu, phải điều trị tại bệnh viện chợ rẫy mất 15 ngày.
Hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị Hồng thuộc về ai? Vì sao?
Trả lời:
- Thiệt hại trên là do anh Út và đoàn xe chịu trách nhiệm bồi thường cho chị

Hồng. Vì anh Út có lỗi dắt bò đi trên đường còn đoàn xe có lỗi đi ngang qua chỗ có
súc vật thì không được bóp còi.
Như vậy anh Út và đoàn xe có trách nhiệm liên đới bồi thường.
Câu 15: Do kẹt tay lái chiếc xe mang bảng số 22k – 2288 đâm vào chiếc xe
khách mang bảng số 49B – 9911. Tai nạn xảy ra đã khiến hành khách trên xe bị
thương. Số thiệt hại gồm tiền cấp cứu, điều trị đến hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra
các hành khách còn bị kẻ gian nhân lúc tai nạn, đã lấy mất tiền bạc, tư trang trị
giá 17 triệu đồng. Công an địa phương đã xác định số thiệt hại trên là có thực.
Các hành khách đòi chủ xe 22k – 2288 bồi thường toàn bộ thiệt hại là 37 triệu
đồng. Chủ xe 22k – 2288 chỉ chấp nhận BTTH 20 triệu tiền viện phí, còn số tiền


17 triệu đồng tiền hành lý tư trang thì không được đồng ý bồi thường vì cho rằng
họ không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó.
1. Theo anh chị hãy xác định trách nhiệm các bên trong việc BTTH nói
trên?
2. Giả sử chiếc xe 22k – 2288 bị chiếc xe 49B – 9911 chạy ngược chiều lấn
trái đâm phải thì việc BTTH sẽ giải quyết ra sao?
Trả lời:
1. Theo anh chị hãy xác định trách nhiệm các bên trong việc BTTH nói
trên.
- Theo quy định của PL thì bên vân chuyển phải có nghĩa vụ vận chuyển,
chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và trên đường
vận chuyển bên nào gây ra trường hợp bất khả kháng thi phải BTTH.
- Như vậy đối với trường hợp trên, đó là trách nhiệm BTTH trong hợp đồng.
Bên xe tải mang biển số 22k – 2288 đã gây ra trường hợp bất khả kháng thì phải
BTTH. BTTH tiền điều trị ở bệnh viện ( 20 triệu đồng) + số tài sản bị mất (17 triệu
đồng).
2. Giả sử chiếc xe 22k – 2288 bị chiếc xe 49B – 9911 chạy ngược chiều lấn
trái đâm phải thì việc BTTH sẽ giải quyết ra sao?

- Thiệt hại về sức khỏe do chiếc xe 49B – 9911 phải bồi thường tiền viện phí
(20 triệu đồng) do phạm luật gây ra thiệt hại.
- Tài sản để trên xe (nếu có). Nếu mất mát thì chủ xe 22k – 2288 phải bồi
thường do vận chuyển tài sản có trong hợp đồng.
- Hành lý tư trang không có trong hợp đồng, nếu số tiền 17 triệu đồng chủ xe
22k- 2288 không phải bồi thường.
Câu 16: Ngày 23 / 9 / 1998, nông trường A (không có chức năng kinh
doanh vận tải) ký kết với công ty B để vận chuyển 6 tấn hàng hóa đến thị xã C.
Hai ngày sau, nông trường điều động anh K là lái xe của nông trường sử dụng
chiếc xe mang bảng số 50K – 7099 có trọng tải 4,5 tấn để chở hàng để thực hiện
hợp đồng nói trên. Khi đến thị xã C, xe của K đâm vào một người đi đường làm
cho người này bị thương, điều trị với chi phí là 15 triệu đồng. Nguyên nhân của
tai nạn là do anh K đã điều khiển C vượt quá tốc độ cho phép khi lưu thông
trong thi xã và do hệ thống phanh của xe hầu như không có tác dụng khi xảy ra
tai nạn. Thực chất hệ thống phanh của xe đã bị hư hỏng và lái xe K đã nhiều lần
yêu cầu lãnh đạo nông trường sửa chữa nhưng không có kết quả. Nạn nhân nộp
đơn khởi kiện. Tòa án của thị xã C đã mở phiên Tòa giải quyết vụ việc và sau khi


xem xét các tình tiết vụ án, cân nhắc mức độ lỗi của các bên, xác định nông
trường A, công trường B và lái xe K đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, buộc
nông trường A, công ty B và lái xe K cùng liên đới bồi thường thiệt hại cho nạn
nhân, trong đó:
- Nông trường A phải bồi thường 6 triệu đồng.
- Công ty B phải bồi thường 6 triệu đồng.
- Lái xe K phải bồi thường 3 triệu đồng.
Theo anh chị quyết định trên của Tòa án thị xã C là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
- Quyết định trên của Tào án thị xã C là đúng . Nông trường A, công ty B và
lái xe K phải liên đới BTTH. Vì:

+ Nông trường A có lỗi, vì không có chức năng kinh doanh vận tải.
Trái pháp luật.
+ Công ty B có lỗi không sửa chữa xe, không đảm bảo kỹ thuật xe khi
lưu thông trên đường. Mặc dù đã được tài xế K nhắc nhở sửa chữa nhiều lần.
Câu 17: Trong báo cáo “Ngón sực mũi tai hại” của tác giả Bắc Thuận trên
báo pháp luật TP. HCM số ra ngày 26 / 05 / 1998 có nêu trường hợp: Do có mâu
thuẫn giữa hai gia đình, nên trong lúc say rượu anh M đã sang nhà Quang hỏi
chuyện. Thấy M đang say ông Mười (bố Quang) đã đẩy M ra vô tình làm M té
lộn nhào. M đứng dậy và đánh trả lại. Lập tức mấy đứa con ông Mười gồm cả
Quang ùa ra đánh M. Chúng vật ông M xuống đứa bóp cổ, đứa bóp chỗ nghiệt.
Đau quá nhưng ông M không vùng lên được. Khi Quang ghì đầu anh M xuống
và đưa sát mặt của mình vào. Lúc ấy ông M hả miệng cắn sực một cái, Quang
buông M ra và kêu lên “chết tôi rồi”. Mọi người đưa Quang đi cấp cứu. Tại bệnh
viện xác định hai cánh mũi và phần sụn giữa mũi đứt lìa, chỉ còn dính một chút
da nhỏ phía cánh mũi phải. Hãy xác định:
1. Thiệt hại sảy ra gồm những gì?
2. Trách nhiệm của các bên như thế nào?
Trả lời:
1. Thiệt hại sảy ra gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của Quang.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị.
2. Trách nhiệm của các bên như sau:


- Hai bên đều có lỗi nên không phải bồi thường.
Câu 18: A gây thiệt hại cho b làm cho B mất sức lao động 100% và bị
thương tật vĩnh viễn. Tòa án buộc A phải bồi thường cho B toàn bộ thiệt hại,
trong đó có việc buộc A phải cấp dưỡng cho B suốt đời. Thực hiện nghĩa vụ cấp

dưỡng cho B được 3 năm thì A bị C tông chết. Áp dụng các quy định của pháp
luật, Tòa án buộc C phải bồi thường cho A toàn bộ thiệt hại, trong đó có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà khi còn sống, A có nghĩa
vụ phải cấp dưỡng. Theo anh chị thì C có phải tiếp tục thay A chịu trách nhiệm
cấp dưỡng cho B nữa không? Vì sao? Căn cứ vào quy định của PL hiện hành của
nhà nước ta, hãy giải quyết thỏa đáng quyền lợi của B?
Trả lời:
C phải tiếp tục thay A chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho B.
Vì căn cứ vào quy dịnh của pháp luật hiện hành của nhà nước ta là trong
trường hợp người bị thiệt hại chết, thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau:
+ Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng
tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Câu 19: A có một đàn bò và thuê B chăn thả. Do mãi chơi B để cho bò ăn
lúa nhà C. C giận lấy cuốc bổ vào con bò làm bò hoảng sợ và lao vào làm chấn
thương D. Hỏi ai có trách nhiệm bồi thường? Nếu con bò lao vào và chấn thương
B thì trách nhiệm bồi thường giải quyết ra sao?
- Xác định các thiệt hại lúa nhà C và sức khỏe của D ( B).
Người bồi thường thiệt hại:
Trả lời:
- Căn cứ Điều 622 BLDS quy định BTTH do người làm công, người học nghề
gây ra: “ Cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại do người
làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền
yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn
trả 1 khoản tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, chủ sở hữu con bò là A, phải
bồi thường thiệt hại cho nhà C và sau đó yêu cầu B hoàn trả 1 khoản tiền theo quy
định của pháp luật do B có lỗi trong việc gây thiệt hại.
+ C phải bồi thường cho D hoặc B theo quy định tại điều 609 bộ luật dân sự do
lỗi vô ý gây ra thiệt hại sức khỏe cho người khác.



Câu 20: Buổi trưa, anh Khánh mang trâu vào cột dưới gốc cây để nghỉ
mát. Mặc dù biết trâu của anh Khánh rất hung dữ, nhưng anh Phú vẫn mang
trâu của mình đến cột ở gốc cây gần đó. Khi thấy trâu của anh Phú vừa cột, con
trâu của anh Khánh lồng lên hung dữ rồi bứt đứt dây, xông vào húc chết trâu
của anh Phú. Anh Phú đòi anh Khánh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh.
Anh Khánh phản đối vì cho rằng anh Phú biết trâu của anh vốn rất hung dữ mà
vẫn không tránh đi, thiệt hại xảy ra là do lỗi của anh Phú, nên không chịu bồi
thường. Anh Phú cãi lại là vì anh thấy trâu của anh Khánh đã cột vào gốc cây,
tưởng là nó không nguy hiểm nữa, đâu ngờ nó lại dữ tợn như vậy, nên việc con
trâu của anh Khánh húc chết con trâu của anh là ngoài dự kiến, anh không có
lỗi, do vậy anh Khánh là chủ Trâu, mà con trâu đó đã gây thiệt hại thì anh
Khánh phải bồi thường. Các bên tranh cãi với nhau quyết liệt không ai chịu thua
ai. Hỏi theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thuộc về ai?
- Trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về anh Phú. Bởi vì trâu của anh
Khánh đã cột sẵn vào gốc cây trước đó. Còn anh Phú mặc dù biết trâu của anh Khánh
rất hung dữ thì anh phải cận thẩn phòng ngừa cột con trâu của mình xa con trâu cảu
anh Khánh đằng này lại cột trâu của mình gần trâu của anh Khánh làm cho trâu của
anh Khánh lồng lên hung dữ rồi bứt đứt dây, xông vào húc chết trâu của mình. Như
vây lỗi là tại anh Phú, nên anh Khánh không phải bồi thường thiệt hại cho anh Phú.
Bởi vì theo quy định của pháp luật : “ nếu người thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc
làm súc vật gây thiệt hại cho mình, thì chủ sở hữu không phải bồi thường”.
Câu 21: Chị Quỳnh đang chạy xe gắn máy trên đường về nhà thì trời đổ
mưa to. Vì vội về nhà đón con nên chị đã không cho xe dừng lại. Trong lúc chị
đang chạy xe lưu thông trên đường thì có một cơn dông lớn ập đến, bất ngờ có
một cành cây bị gãy rơi xuống trúng người chị Quỳnh làm chị bị thương nặng,
phải vào cấp cứu trong bệnh viện. Hỏi:
1. Cơn dông làm gãy đổ cành cây có phải là nguyên nhân bất khả kháng
không?
2. Công ty công viên cây xanh thành phố có phải chịu trách nhiệm bồi

thường cho chị Quỳnh vì đến mùa mưa bão mà không chịu chặt tỉa cành cây mà
mình quản lý hay không? Vì sao?
3. Điều kiện bình thường có người đang đi trên đường hoặc đang quét rác
bỗng nhiên có cây gãy gã đè bị thương. Nếu trong trường hợp đó nếu cây bị gãy
thuộc trách nhiệm quản lý của công ty công viên cây xanh thành phố thì công ty
nói trên có chịu trách nhiệm gì không? Vì sao?


×