Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ đơn THUẦN của SIÊU âm TRỊ LIỆU kết hợp bài THUỐC TK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.98 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
CỦA SIÊU ÂM TRỊ LIỆU KẾT HỢP
BÀI THUỐC TK1

ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
CỦA SIÊU ÂM TRỊ LIỆU KẾT HỢP
BÀI THUỐC TK1
Chuyên ngành: Y học cổ truyền


Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM QUỐC BÌNH


HÀ NỘI - 2019
CHỮ VIẾT TẮT
ALT

: Alanin aminotransferase

AST

: Aspartate aminotransferase

CTM

: Công thức máu

ĐC

: Đối chứng

EFA

: Bảng điểm đánh giá hoạt động khớp

NC


: Nghiên cứu

VQKV

: Viêm quanh khớp vai

VQKVĐT

: Viêm quanh khớp vai đơn thuần

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần mềm
quanh khớp, là một danh từ bao gồm tất cả mọi trường hợp đau
và hạn chế vận động của khớp vai mà tổn thương tại các cấu
trúc phần mềm quanh khớp bao gồm: gân, cơ, dây chằng và bao
khớp, không phải là tổn thương khớp vai chính thức, không bao
gồm những tổn thương đặc thù của xương, chấn thương [1]......1
VQKV là bệnh khá phổ biến ở nước ta, tỷ lệ VQKV chiếm 13,24% số bệnh
nhân điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai
theo thống kê 1991 - 2000. Ở Mỹ có 80% dân số trong đời ít

nhất một lần bị viêm quanh khớp vai [2], [3]..............................1
VQKV có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi trung niên hoặc
lớn tuổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng
biểu hiện trên lâm sàng thường là đau và hạn chế vận động
khớp vai. Bệnh thường diễn biến kéo dài từ 6 tháng đến vài
năm. Nếu không được điều trị đúng ngay từ đầu, bệnh có thể để
lại di chứng như: teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế cử động
của vai và bàn tay, đứt gân cơ. Các di chứng này làm mất dần
chức năng của tay bên đau, ảnh hưởng đến hoạt động hàng
ngày, công việc và cả khi nghỉ ngơi [1], [4]................................1
Chương 1

3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI.............................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu - chức năng khớp vai.......................................................3


* Giải phẫu:...................................................................................................3
Khớp vai là một khớp lớn gồm nhiều khớp tham gia, gồm 4 thành phần:....3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai...........................................5
1.1.3. Các thể lâm sàng và điều trị.............................................................7
1.2. TỔNG QUAN BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN.............................................................................................11
1.2.1. Quan niệm, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai
...............................................................................................................11
1.2.2. Các thể bệnh và điều trị.................................................................12
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.....................................................13
1.3.1. Trên thế giới...................................................................................13
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................14
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC TK1.................................................15
1.4.1. Thành phần:...................................................................................15
Bài thuốc TK1 gồm các vị thuốc.............................................................15
Tên vị thuốc.............................................................................................15
Tên khoa học............................................................................................15
Hàm lượng (g)..........................................................................................15
Tiêu chuẩn................................................................................................15
Cà gai leo.................................................................................................15
Solanumhainanense ................................................................................15
Gnetum montanum Markgr.....................................................................15
Tetracera scandens (L.) Merr...................................................................15
Smilax glabra Roxb.................................................................................15
Reynoutrua japonica Houtt......................................................................15
Cibotium barometz (L).J. Sm..................................................................15
Achyranthes bidentata Blume..................................................................15


Sagentodoxa cuneata................................................................................15
Polygonum multiflorum Thunbs..............................................................15
Cinnamomum cassia Pres........................................................................15
1.4.2. Phân tích bài thuốc.........................................................................16
1.5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TRỊ LIỆU................17
1.5.1. Khái niệm.......................................................................................17
1.5.2. Máy phát siêu âm...........................................................................17
1.5.3. Cơ chế tác dụng.............................................................................17
1.5.4. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị..............................................18
1.5.5. Chỉ định và chống chỉ định............................................................18

1.5.6. Liều lượng điều trị.........................................................................19
1.5.7. Các tác dụng không mong muốn...................................................19
Bỏng, sinh hốc, điện giật.........................................................................19
Chương 2

19

CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............19
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU............................19
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu......................................................................19
* Siêu âm trị liệu: Siêu âm chế độ xung..................................................19
* Bài thuốc TK1.......................................................................................20
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................20
Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán VQKVĐT, điều trị tại Bệnh viện đa
khoa Y học cổ truyền Hà Nội, đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào nghiên
cứu.......................................................................................................20
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại...........................21
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền.........................21
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân........................................................22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................22


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu......................................................22
2.3.2. Phương pháp tiến hành:.................................................................23
* Siêu âm trị liệu: Siêu âm chế độ xung..................................................23
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá...................................................25
2.3.4. Đánh giá kết quả điều trị................................................................27
Đánh giá hiệu quả điều trị sau 10, 20 ngày, so sánh trước - sau của từng
nhóm và so sánh giữa hai nhóm:...........................................................27

2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................29
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng 11/2019 tại khoa
Phục hồi chức năng- Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội........30
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................30
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU............................30
Chương 3

31

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................31
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU.......................................................31
3.1.1. Đặc điểm chung.............................................................................31
Đặc điểm về tuổi và giới bệnh nhân của hai nhóm..................................31
Nhóm NC.................................................................................................31
Nhóm ĐC.................................................................................................31
pNC - ĐC.................................................................................................31
Nam..........................................................................................................31
Nữ............................................................................................................31
Nam..........................................................................................................31
Nữ............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31


n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31

18-<30......................................................................................................31
30-39........................................................................................................31
40-49........................................................................................................31
50-59........................................................................................................31
>=60.........................................................................................................31
Tuổi TB....................................................................................................31
(± SD)......................................................................................................31
Tổng.........................................................................................................31
Nghề nghiệp.............................................................................................31
Nhóm NC.................................................................................................31
(n = 30).....................................................................................................31
Nhóm ĐC.................................................................................................31
(n = 30).....................................................................................................31
Tổng.........................................................................................................31
(n = 60).....................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
Lao động chân tay....................................................................................31
Lao động trí óc.........................................................................................31
Khác.........................................................................................................31


Tổng.........................................................................................................31
pNC - ĐC.................................................................................................31
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị...................................................31
(n = 30).....................................................................................................31

(n = 30).....................................................................................................31
(n = 60).....................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
n 31
%..............................................................................................................31
32
pNC - ĐC.................................................................................................32
(n = 30).....................................................................................................33
(n = 60).....................................................................................................33
n 33
%..............................................................................................................33
n 33
%..............................................................................................................33
n 33
%..............................................................................................................33
33
(n = 30).....................................................................................................33
(n = 60).....................................................................................................33
n 33
%..............................................................................................................33
n 33


%..............................................................................................................33
n 33
%..............................................................................................................33
(n = 30).....................................................................................................34

(n = 60).....................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
Nhóm.......................................................................................................34
Thể LS......................................................................................................34
Nhóm NC.................................................................................................34
(n = 30).....................................................................................................34
Nhóm ĐC.................................................................................................34
(n = 30).....................................................................................................34
Tổng.........................................................................................................34
(n = 60).....................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
n 34
%..............................................................................................................34
Kiên thống................................................................................................34
Kiên ngưng..............................................................................................34
Tổng.........................................................................................................34


pNC - ĐC.................................................................................................34
3.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng trước điều trị........................................34
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................35
3.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS của hai nhóm qua các

thời điểm...............................................................................................35
3.2.2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động khớp vai....................................35
3.2.2.1. Biên độ vận động khớp vai qua các thời điểm của hai nhóm theo
phương pháp Zero.................................................................................35
3.2.2.2. Sự chuyển độ tầm vận động khớp vai (động tác dạng, xoay trong,
xoay ngoài) trước, trong và sau điều trị theo MC Gill - MC Romi......39
3.2.3. Đánh giá kết quả chung.................................................................42
3.2.2.1. Đánh giá kết quả sau 10 ngày, 20 ngày điều trị theo bảng điểm
đánh giá hoạt động khớp (EFA)............................................................42
42
3.2.3.2. Đánh giá kết quả điều trị của hai thể lâm sàng theo Y học cổ
truyền sau 20 ngày điều trị theo bảng điểm đánh giá hoạt động khớp
(EFA).....................................................................................................42
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................43
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...................................43
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng của nhóm nghiên
cứu.........................................................................................................43
Chương 4

44

DỰ KIẾN BÀN LUẬN...................................................................................44
4.1. Dự kiến bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu..............................44
4.2. Dự kiến bàn luận về hiệu quả điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần
của siêu âm trị liệu kết hợp bài thuốc TK1...............................44
4.3. Dự kiến bàn luận về tác dụng không mong muốn của phương pháp
nghiên cứu siêu âm trị liệu kết hợp bài thuốc TK1...................44


DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................45

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ...................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................46
2.3.2. Quy trình nghiên cứu:....................................................................58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo của khớp vai, phần xương khớp [9]....................................................................................3
Hình 1.2. Cấu tạo gân cơ quay và các cơ tham gia vào hoạt động của khớp vai [9].........................................4
Hình 1.3. Các thành phần liên quan khớp vai qua diện cắt đứng [9]................................................................5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần
mềm quanh khớp, là một danh từ bao gồm tất cả mọi trường hợp đau và hạn
chế vận động của khớp vai mà tổn thương tại các cấu trúc phần mềm quanh
khớp bao gồm: gân, cơ, dây chằng và bao khớp, không phải là tổn thương
khớp vai chính thức, không bao gồm những tổn thương đặc thù của xương,
chấn thương [1].
VQKV là bệnh khá phổ biến ở nước ta, tỷ lệ VQKV chiếm 13,24% số
bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai theo thống
kê 1991 - 2000. Ở Mỹ có 80% dân số trong đời ít nhất một lần bị viêm quanh
khớp vai [2], [3].
VQKV có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi trung niên
hoặc lớn tuổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng biểu hiện
trên lâm sàng thường là đau và hạn chế vận động khớp vai. Bệnh thường diễn
biến kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Nếu không được điều trị đúng ngay từ
đầu, bệnh có thể để lại di chứng như: teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế cử
động của vai và bàn tay, đứt gân cơ. Các di chứng này làm mất dần chức năng

của tay bên đau, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, công việc và cả khi
nghỉ ngơi [1], [4].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị VQKV chủ yếu sử dụng thuốc:
kháng viêm, giảm đau (non - steroid, corticoid và các dẫn xuất…) tại chỗ, thuốc
giãn cơ, vật lý trị liệu. Thuốc kháng viêm, giảm đau mang lại hiệu quả điều trị
nhanh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các thuốc này có nhiều tác dụng không
mong muốn như: loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, hội chứng
Cushing, tổn thương gan, thận,… làm bệnh nhân không thể sử dụng dài ngày
hoặc chống chỉ định ở một số người bệnh [5].
Viêm quanh khớp vai đơn thuần là viêm không đặc hiệu, thông thường
là hậu quả của quá trình thiểu dưỡng lâu dài dẫn tới thoái hóa gân cơ chóp


2
xoay. Các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn và dinh
dưỡng cho khớp vai là rất thích hợp và cần được ưu tiên hơn là dùng thuốc.
Siêu âm trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến trong vật lý trị
liệu để điều trị đau và các tổn thương mô mềm và phương pháp này cũng đã
được nghiên cứu trong điều trị một số bệnh cơ xương khớp cho hiệu quả điều
trị khá tốt.
VQKV theo Y học cổ truyền YHCT thuộc phạm vi chứng Kiên tý. Dựa
vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, chứng Kiên tý được phân
làm 3 thể: Kiên thống, Kiên ngưng và Hậu kiên phong. Để điều trị chứng bệnh
này, YHCT đã có nhiều phương pháp khác nhau như: Châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt, giác hơi, dùng thuốc sắc uống trong,.... [6], [7].
Bài thuốc “TK1” xuất xứ từ bài thuốc chữa xương khớp của trên lương
y Nguyễn Kiều, thành phần bài thuốc chủ yếu là những vị thuốc nam sẵn có ở
Việt Nam gồm các vị như dây Gắm, dây Chiều, Cà gai leo, Cốt khí củ, Quế
chi... Bài thuốc này cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của bài thuốc khi kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm đau do thoái

hóa cột sống cổ, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa và cho
thấy có hiệu quả giảm đau tốt, an toàn không có tác dụng phụ [20], [21], [22].
Ngày nay sự kết hợp YHCT và YHHĐ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh,
giảm tác dụng phụ và thời gian điều trị là mối quan tâm của nhiều bác sỹ điều
trị và các nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả phương pháp
siêu âm trị liệu kết hợp bài thuốc TK1 với chưa có một nghiên cứu nào. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị Viêm
quanh khớp vai thể đơn thuần của siêu âm trị liệu kết hợp bài thuốc
TK1” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần của
siêu âm trị liệu kết hợp bài thuốc TK1.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI
1.1.1. Giải phẫu - chức năng khớp vai
* Giải phẫu:
Khớp vai là một khớp lớn gồm nhiều khớp tham gia, gồm 4 thành phần:
- Khớp vai chính thức bao gồm: khớp ức đòn; khớp cùng vai - đòn;
diện trượt bả vai ngực; khớp ổ chảo - cánh tay.
- Khớp vai thứ hai: là phần dưới cùng vai - mỏm quạ, đây chính là phần
bị tổn thương trong viêm quanh khớp vai.
- Khớp ổ chảo - xương cánh tay
- Gân cơ nhị đầu dài, ở phần bờ trên của ổ chảo [8].
1. Chỏm xương cánh tay

2. Ổ chảo
3. Xương đòn
4. Mỏm cùng vai
5. Khớp ức đòn
6. Xương ức
7. Mỏm quạ
8. Xương bả vai

Hình 1.1. Cấu tạo của khớp vai, phần xương khớp [9].
* Chức năng:
- Chức năng của khớp vai: cho phép thực hiện nhiều động tác với biên
độ vận động rất lớn. Nhờ vậy, cánh tay có thể xoay theo ba chiều trong không
gian: gấp: 1800, duỗi: 500, dạng: 1800, khép: 450, xoay trong: 700, xoay ngoài: 900.


4
- Chức năng vận động của khớp vai dựa vào các thành phần sau:
+ Hệ thống cơ: cơ delta, cơ ngực to, cơ lưng to, cơ tròn to, cơ nhị đầu,
cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ, cơ dưới bả vai, mũ của các cơ xoay).
1. Nhóm gân mũ cơ xoay
2. Mỏm cùng vai
3. Xương đòn
4. Cơ trên gai
5. Cơ nhị đầu cánh tay
6. Xương cánh tay
7. Cơ dưới vai

Hình 1.2. Cấu tạo gân cơ quay và các cơ tham gia vào hoạt động
của khớp vai [9].
+ Hệ thống dây chằng khớp vai: dây chằng ổ chảo - cánh tay, dây chằng

cùng - quạ, dây chằng quạ - đòn, dây chằng quạ - cánh tay.
+ Bao khớp: rất mỏng và có kích thước lớn, ở trên bám vào xung quanh
sụn viền, ở dưới bám quanh đầu trên xương cánh tay: nửa trên ở cổ giải phẫu,
nửa dưới ở cổ phẫu thuật, cách sụn khớp độ 1 cm.
+ Hệ thống bao thanh mạc dưới mỏm cùng vai: gồm có bao thanh mạc
dưới mỏm cùng và bao thanh mạc dưới cơ delta [1], [8].


5
1. Bao thanh dịch dưới mỏm cùng
2. Bao khớp vai
3. Dây chằng mỏm quạ - cùng
vai
4. Sụn viền ổ khớp
5. Khoang khớp
6. Bao khớp và nếp bao hoạt dịch
7. Cơ trên gai
8. Cơ delta
9. Bao thanh dịch dưới cơ delta
10. Gân nhị đầu
11. Dây chằng ngang cánh tay
Hình 1.3. Các thành phần liên quan khớp vai qua diện cắt đứng [9].
+ Mạch máu thần kinh: các thành phần của khớp vai được nuôi dưỡng
bởi các ngành bên và ngành tận của bó mạch - thần kinh cánh tay. Ngoài ra,
vùng khớp vai còn liên quan đến các rễ thần kinh của vùng cổ và phần trên của
lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ, ở đây có những đường phản xạ ngắn,
vì vậy khi có một tổn thương gây kích thích ở vùng đốt sống cổ, vùng trung
thất, lồng ngực đều có thể gây nên các dấu hiệu ở vùng khớp vai [1], [8].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai
Tổn thương hay gặp nhất trong VQKV là tổn thương của gân của các

cơ xoay, bó dài gân cơ nhị đầu, bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai. Gân là tổ
chức có tính chất đặc biệt về quá trình dinh dưỡng và chuyển hoá. Những
mạch máu đi từ cơ, xương, tổ chức quanh gân chỉ đi tới lớp ngoài cùng của bó
gân thứ hai. Do vậy bó gân thứ nhất, các tế bào xơ, sợi Collagen được coi là
tổ chức dinh dưỡng hoàn toàn bằng con đường thẩm thấu. Vì thế gân được coi
là tổ chức dinh dưỡng chậm. Các gân ở xung quanh khớp vai có thể bị tổn
thương do những nguyên nhân sau [1]:


6
* Giảm lưu lượng máu tới gân:
Vùng gân ít được cung cấp máu sinh lý là gần điểm bám tận do sự chật
hẹp của khoang dưới mỏm cùng và sự bám rất chặt của gân vào xương. Sự
giảm tưới máu do quá trình thoái hoá theo tuổi, do bệnh làm thay đổi cấu trúc
và tính thẩm thấu của thành mạch (Đái tháo đường, Xơ vữa động mạch…).
* Chấn thương cơ sinh học:
- Gân bị tổn thương có thể do các chấn thương cấp tính, mạn tính,
nhưng trong bệnh VQKV, phần lớn các thương tổn là do các vi chấn thương
lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Ở tư thế dạng tay, đặc biệt là từ 70 0 - 1300, đưa tay lên cao quá đầu,
mấu động lớn sẽ cọ xát vào mặt dưới mỏm cùng làm cho khoang dưới mỏm
cùng vốn đã hẹp càng hẹp hơn và chụp của các cơ xoay bị kẹp giữa hai xương
như hai gọng kìm.
- Ở tư thế khép tay, mặt tiếp xúc với ổ khớp của các cơ xoay bị ép chặt
bởi chỏm xương cánh tay. Sự ép chặt này không những tạo ra những kích
thích về cơ học mà còn giảm lưu lượng máu cung cấp cho gân [1], [10].
- Bó dài gân cơ nhị đầu phải chui qua rãnh xơ xương của xương cánh tay
do vậy nó phải chịu sự quá tải thường xuyên về cơ học ở vị trí chui vào và chui
ra khỏi rãnh, kèm theo bề mặt thô ráp của rãnh nhị đầu gây nên những kích
thích cơ học làm cho gân hay bị tổn thương ở vị trí này. Các tổn thương có thể

làm viêm gân, trật gân nhị đầu do đứt sợi xơ ngang của rãnh và đứt gân [1].
* Thuốc:
- Tiêm corticoid vào bao gân: corticoid ức chế các tế bào và quá trình
tổng hợp Glycosaminoglycan.
- Dùng steroid tăng đồng hoá kéo dài thì sau giai đoạn đồng hoá, giai đoạn
dị hóa xảy ra với hoại tử tế bào và tiêu hủy tổ chức xơ có thể gây đứt gân [5].
* Hiện tượng lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai:


7
- Quá trình này phụ thuộc vào lưu lượng máu tới gân. Canxi lắng đọng
ở những tổ chức được dinh dưỡng kém, thậm chí là những tổ chức chết, do đó
gọi là canxi hoá do loạn dưỡng. Nếu Canxi lắng đọng ở trong gân thì không
gây đau, nhưng nếu canxi lắng đọng ở bề mặt của gân thì gây những kích
thích cơ học và gây đau với mọi động tác.
- Có thể hiện tượng thiếu oxy trong tế bào giai đoạn đầu của quá trình
lắng đọng canxi thì không gây đau. Trong khi đó hiện tượng tăng cung cấp máu
ở giai đoạn sau hay phối hợp với sự di chuyển của tinh thể canxi từ gân vào bao
thanh dịch gây tình trạng viêm bao thanh dịch cấp và gây đau nhiều [1], [5].
1.1.3. Các thể lâm sàng và điều trị
* Thể viêm quanh khớp vai đơn thuần: (Thể viêm gân)
Đây là thể nhẹ và hay gặp nhất
- Nguyên nhân: do phản ứng viêm khi thoái hóa các gân ở vai, thường
gặp ở người trẻ chơi thể thao hoặc ở người trên 50 tuổi. Tổn thương thường là
viêm gân của các cơ xoay ở điểm bám tận, đặc biệt hay gặp là gân cơ trên gai,
và gân cơ nhị đầu cánh tay.
- Triệu chứng lâm sàng:
Đau ở vai hoặc rãnh chữ V của cơ delta, đôi khi có thể lan xuống cánh
tay, cẳng tay cho tới mu tay. Đau kiểu cơ học, đau xuất hiện khi dang tay 60 0 900 (gân cơ trên gai) và giơ tay lên cao, ra trước (gân cơ nhị đầu).
Tại chỗ thường không sưng nề, ấn đau điểm dưới mỏm cùng vai, nghiệm

pháp Jobe (+): bệnh nhân ngồi trên ghế đẩu, cánh tay và cẳng tay thẳng 180 0,
dạng tay 900, đưa ra trước 300, xoay sấp bàn tay hướng ngón cái xuống dưới, hạ
thấp dần tay xuống. Bệnh nhân đau ở khớp vai khi có tổn thương gân cơ trên gai.
Nghiệm pháp Palm up (+): bệnh nhân ngồi trên ghế đẩu, đưa cánh tay ra trước
vuông góc với thân mình, cánh tay và cẳng tay thẳng 180 0, xoay ngửa bàn tay,


8
nâng dần cánh tay lên trên kháng lại lực giữ của người khám. Bệnh nhân đau
khớp vai khi có tổn thương gân cơ nhị đầu.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
Siêu âm:
Hình ảnh viêm gân nhị đầu: gân nhị đầu có hình tròn, đường kính gân
tăng, giảm âm, ranh giới bao gân không rõ ràng, có thể có dịch ở xung quanh
bao gân. Trường hợp trật gân nhị đầu: hố nhị đầu rỗng; bao thanh dịch dưới
mỏm cùng vai dày lên, có dịch tại vùng bao thanh dịch. Hình ảnh tổn thương gân
các cơ xoay: tăng kích thước của gân, giảm đậm độ siêu âm, ranh giới bao gân
không rõ ràng, có thể thấy canxi hóa ở gân [11],[12].
Xquang: đa số không phát hiện được bất thường trên Xquang, đôi khi có
thể thấy một hoặc nhiều điểm canxi hóa tại gân [1].
Chụp MRI: cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm
khớp vai. Có thể thấy thoái hóa và viêm phù nề trong gân cơ chóp xoay, viêm
dày bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, tràn dịch trong bao hoạt dịch dưới mỏm
cùng vai, viêm phù nề gân cơ nhị đầu, viêm tràn dịch bao hoạt dịch gân dài cơ
nhị đầu [13].
- Điều trị: sử dụng các thuốc chống viêm Non - steroid, thuốc giảm
đau, thuốc giãn cơ, tiêm corticoid tại chỗ kết hợp vật lý trị liệu đơn giản [1],
[14], [15].
* Thể đau vai cấp: (viêm khớp do vi tinh thể)
- Nguyên nhân: viêm túi thanh mạc do vi tinh thể, chính sự canxi hóa

mũ các gân cơ quay và sự di chuyển của các canxi hóa này vào túi thanh mạc
dưới mỏm cùng vai gây nên cơn đau cấp tính tại khớp vai.
- Triệu chứng lâm sàng:


9
Đau xuất hiện đột ngột với các tính chất: đau dữ dội, đau gây mất ngủ,
đau lan tỏa toàn bộ vai, đau lan về phần dưới của cổ, lan xuống tay, đôi khi
xuống tận bàn tay.
Bệnh nhân mất vận động hoàn toàn, thường có tư thế bị chấn thương ở
chi trên (cánh tay áp sát vào thân, cẳng tay gấp 90 0 do bệnh nhân phải dùng
tay lành nâng tay tổn thương). Mọi cố gắng vận động thụ động cánh tay đều
không thực hiện được (đặc biệt là động tác dạng).
Vai sưng to, nóng, có thể thấy một khối sưng bùng nhùng ở mặt trước
cánh tay, tương ứng với túi thanh mạc bị viêm, đôi khi có sốt nhẹ. Chẩn đoán
đôi khi có thể nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
Siêu âm: thấy bao thanh dịch có hình ảnh dầy lên, có dịch vùng bao
thanh dịch, có thể thấy canxi hóa ở gân [1], [11], [12].
Xquang: có thể thấy một hoặc nhiều nốt canxi hóa với kích thước và
độ đậm âm khác nhau [1].
Chụp MRI: có thể thấy hình ảnh lắng đọng canxi trong gân cơ chóp xoay [13].
- Điều trị:
Nghỉ ngơi hoàn toàn (bất động bằng một băng chéo); chườm đá lên
vai đau.
Thuốc: giảm đau chống viêm Non - steroid mang lại hiệu quả tốt và
nhanh chóng; Một số trường hợp có thể chỉ định corticoid toàn thân đường
uống trong vài ngày, tiêm corticoid tại chỗ thường cho kết quả tốt [1].
Một số trường hợp kháng lại với các trị liệu trên, nội soi rửa khớp giúp
loại bỏ các canxi hóa khỏi ổ khớp, nếu còn tái phát nhiều: có thể nạo bỏ các

canxi hóa bằng phương pháp ngoại khoa [1].
* Thể đứt mũ gân cơ quay (Thể giả liệt khớp vai)
- Nguyên nhân: thường do đứt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn gân
của các cơ quay, hay gặp là gân cơ trên gai, trên lâm sàng đau thường biểu


10
hiện tương tự với viêm gân, nguyên nhân do cơ học, khi dang tay do hoạt động
của cơ delta sẽ làm di chuyển chỏm xương cánh tay lên phía trên và sẽ làm hẹp
bao thanh mạc dưới mỏm cùng vai, khi đó mấu chuyển lớn sẽ cọ sát vào mỏm
cùng vai, chu kỳ lặp đi, lặp lại nhiều lần, các động tác của khớp bị hạn chế từ ít
tới nhiều hoặc mất vận động đặc biệt là các động tác dạng và xoay ngoài.
- Triệu chứng lâm sàng:
Đau dữ dội, đôi khi kèm tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện một đám
bầm tím ở phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày.
Hạn chế vận động rõ: mất động tác dạng chủ động của cánh tay (dấu
hiệu của đứt gân trên gai) luôn kết hợp với đứt gân dưới gai (mất động tác
xoay ngoài chủ động của cánh tay). Đau biến mất một cách tự phát, hoặc do
điều trị song không làm phục hồi khả năng vận động.
Khám thấy mất động tác nâng vai chủ động trong khi vận động thụ
động hoàn toàn bình thường, các dấu hiệu thần kinh bình thường.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
Xquang: trường hợp đứt mũ gân cơ quay ở người lớn tuổi có thể thấy
dấu hiệu gián tiếp của khớp vai người già [1].
Chụp MRI: có thể thấy rách gân chóp xoay không hoàn toàn hoặc hoàn
toàn, đứt gân dài cơ nhị đầu, viêm dày bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, tràn
dịch trong bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai [13].
- Điều trị:
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân: áp dụng cho các thể đứt bán
phần các gân mũ cơ quay do chấn thương ở bệnh nhân < 60 tuổi.

Có thể phẫu thuật nếu bệnh nhân còn trẻ, điều trị nội khoa bằng thuốc kết
hợp với phục hồi chức năng của khớp vai khi bệnh nhân trên 65 tuổi [15].
* Thể đông cứng khớp vai


11
- Nguyên nhân: là do co thắt bao khớp (viêm bao khớp co thắt), bao
khớp luôn dày như bìa các tông dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - xương
cánh tay hoặc thứ phát sau các bệnh lý khác như: u phổi, dầy dính màng phổi,
sau nhồi máu cơ tim, dầy dính màng tim, liệt 1/2 người, chấn thương khớp vai
hoặc sử dụng nhiều bacbituric, isoniazid.
- Triệu chứng lâm sàng:
Đau vai kiểu cơ học, đôi khi đau tăng về đêm. Trong vài tuần, đau
giảm dần, trong khi vai cứng lại, chủ yếu hạn chế tác động tác dạng cánh tay
và quay ngoài.
Hạn chế cả vận động chủ động và thụ động một cách rõ ràng, hạn chế
rõ động tác dạng cánh tay và quay ngoài. Có thể khám thấy điểm đau ở trước
hoặc dưới mỏm cùng vai, song không hề thấy dấu hiệu viêm.
Cứng khớp vai đôi khi kết hợp với đau do loạn dưỡng bàn tay. Đau vai
trầm trọng, phù, biến đổi da với tăng xuất tiết, cứng khớp và cơ, tạo nên hội
chứng vai tay.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
Xquang: bình thường hoặc có loãng xương lốm đốm ở đầu xương
quay. Khe khớp ổ chảo - xương cánh tay bình thường [1].
Chụp MRI: có thể thấy hình ảnh viêm dày bao khớp ổ chảo - cánh tay,
tràn dịch trong khớp ổ chảo - cánh tay [13].
- Điều trị:
Thuốc: giảm đau, thuốc giãn cơ vân và thuốc chống viêm Non - steroid.
Kết hợp lý liệu pháp khi bệnh nhân đã bắt đầu hết đau [14], [15].
Điều trị đau do loạn dưỡng: calcitonin, thuốc chẹn beta giao cảm [1].

1.2. TỔNG QUAN BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN
1.2.1. Quan niệm, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai


12
Bệnh VQKV theo YHCT thuộc phạm vi chứng Kiên tý. Bệnh xuất
hiện do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như: phong, hàn, thấp thừa
cơ xâm phạm bì phu kinh lạc, làm cho sự vận hành của khí huyết bị bế tắc,
gây nên chứng đau khớp vai.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như: chấn thương, người cao
tuổi can thận bị hư tổn hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết hư dẫn đến can thận
hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng cân, dẫn
tới khớp xương đau nhức, vận động khó khăn [6].
1.2.2. Các thể bệnh và điều trị
* Thể kiên thống
Triệu chứng đau là dấu hiệu chủ yếu, đau tăng khi vận động, làm hạn
chế một số động tác như chải đầu, gãi lưng. Đau xung quanh khớp vai là chủ
yếu, trời lạnh, ẩm đau tăng. Khớp vai không sưng, không đỏ, cơ chưa teo; ngủ
kém, mất ngủ vì đau; chất lưỡi hồng, rêu trắng, mạch phù, khi đau nhiều mạch
có thể huyền khẩn.
Chẩn đoán bát cương là biểu thực hàn
Pháp điều trị là khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết
Điều trị thường sử dụng Châm cứu (châm tả) các huyệt: Kiên tỉnh, Kiên
ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn; Xoa bóp
bấm huyệt với các thủ thuật: xát, lăn, day, bóp, vờn, vận động, rung khớp vai;
thuỷ châm bằng các thuốc: Vitamin B1, B6, B12, thuốc giảm đau chống viêm
non - steroid vào các huyệt: Kiên ngung, Thiên tông, Tý nhu; hướng dẫn bệnh
nhân tự tập, xoa bóp, vận động khớp đau phối hợp với sử dụng bài thuốc:
Quyên tý thang gia giảm, sắc uống ngày một thang [6], [7], [16], [17].

* Thể kiên ngưng
Khớp vai đau ít hoặc không, chủ yếu là hạn chế vận động hầu hết các
động tác, khớp như bị đông cứng lại, toàn thân và khớp vai gần như bình


×