Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CL toàn cầu của Mỹ 1945 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.68 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài luận án

Với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu, thế hai cực trên thế giới chấm dứt, trước những thay đổi sâu sắc trong
tình hình quốc tế và trong so sánh lực lượng giữa các nước trên người ngày nay, chiến
lược toàn cầu "ngăn chặn" và "vượt trên ngăn chặn" của Mỹ áp dụng trong hơn bốn thập
kỷ qua đã trở nên lỗi thời. chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh và "Sau Liên Xô"
được vạch trên những định hướng lớn và đang được hoàn chỉnh cho thấy Hoa Kỳ tìm
cách thực hiện tham vọng "lãnh đạo toàn cầu" trong tình hình mới, thiết lập một trật tự
thế giới mới do Mỹ điều khiển, áp đặt một PAX AMERICâN- một nền hoà bình kiểu Mỹ
lên đầu các dân tộc. Âm mưu đó đe doạ hoà bình độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh và
ổn định của nhân dân các nước trên thế giới. Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ- cường
quốc lớn nhất thế giới ngày nay, có tác động đến tất cả các khu vực, các quốc gia trên
hành trình chúng ta, đến chiều hướng phát triển của tình hình thế giới hiện nay và trong
nhiều năm tới.Tìm hiểu, nghiên cứu chiến lược toàn cầu của Mỹ, đặc biệt trong giai đoạn
mới hiện nay, làm rõ bản chất, mục tiêu cơ bản trong điểm chiến lược, chủ trương biện
pháp chủ yếu của chiến lược mới của Mỹ cũng như những mâu thuẫn, khó khăn, hạn chế
của nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, có tính thời sự nóng bỏng để có thể vạch
chủ trương, sách lược thích hợp trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ và
tiến bộ xã hội.Chính sách vừa được điều chỉnh của Hoa Kỳ đối với Việt Nam - một bộ
phận trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ, mở đầu bằng việc xoá bỏ lệnh cấm vận ngày
3-2-1994 đất nước Việt Nam ta trước những cơ hội mới và những thách thức mới to lớn
Những tình hình đó cho thấy tính chất quan trọng và cấp bách của việc nghiên cứu
chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và chính sách mới của họ đối với Việt Nam, nhằm nhận
rõ nội dung rất bức thiết của cuộc đấu tranh của chúng ta trong giai đoạn mới, từ đó có
chủ trương chính sách đối nội đối ngoại cần thiết, tranh thủ cơ hội mới, đối phó có hiệu
quả các thách thức mới, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" cùng mọi thủ đoạn của
các thế lực thù địch, giữ vững độc lập tự do, xây dựng Tổ quốc ta to đẹp hơn, đàng hoàng


hơn như Bác Hồ kính yêu hàng mong ước.Những điều trên đây nói lên sự cần thiết và
tính cấp bách của đề tài luận án, thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài này.2. Tình hình nghiên
cứu đề tàiTrong những thập kỷ qua, trên thế giới đã có nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà
nghiên cứu khoa học viết nhiều tác phẩm về chiến lược toàn cầu "ngăn chặn" và "vượt
trên ngăn chặn" của Mỹ, từ luận điểm của Giooc-Giơ-Ken-nân, nhà lý thuyêt của chiến
lược "ngăn chặn", đến các tác phẩm, bài nghiên cứu của các tác giả ở Liên Xô (cũ), Trung
Quốc và phương Tây.Từ khi Liên Xô sụp đổ, các bài diễn văn của tổng thống Bu-Sơ, bản
chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ do tổng thống Bu Sơ ký ban hành 8-1991, đặc biệt
các diễn văn quan trọng của Tổng thống mới ở Mỹ Bin Clin-tơn, các kế hoạch chiến lược
về kinh tế, quốc phòng, ngoại giao của Mỹ đưa ra trước Quốc hội từ năm 1993 tới nay
cùng ý kiến của những nhà lãnh đạo chủ chốt khác và nhiều nhà nghiên cứu chiến lược
Mỹ đã vạch ra những định hướng lớn của chiến lược toàn cầu mới, đề cập các quan điểm,
mục tiêu, nội dung, biện pháp cơ bản của chiến lược mới này của Hoa Kỳ.Tuy nhiên,
giữa các nhà nghiên cứu ở Mỹ và các nước còn có nhiều quan điểm khác nhau. Thế giới
hôm nay là thế giới một cực, một siêu cường duy nhất lãnh đạo, hay thế giới nhiều cực,
nhiều trung tâm? Trật tự thế giới cũ sụp đổ, trật tự thế giới mới sẽ hình thành như thế


nào? Các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh phải chăng sẽ do Mỹ chi phối là chính
hay sẽ chịu tác động của nhiều lực khác nhau, mâu thuẫn nhau quyết định? Đang diễn ra
nhiều cuộc tranh luận gay gắt về quan điểm, về chính sách đối ngoại của Mỹ trong một
thế giới đang chuyển động nhanh chóng và cực kỳ phức tạp hiện nay. Đây là những vấn
đề lý luận, quan điểm còn tồn tại, còn mâu thuẫn trong quá trình nghiên cứu chiến lược
toàn cầu mới của Mỹ ở các nước trên thế giới.Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có
một số tác giả nghiên cứu và viết về chiến lược "ngăn chặn" và "vượt trên ngăn chặn" của
Mỹ, đi vào một số vấn đề chủ yếu của chiến lược này. Từ ngày chính quyền Oa-sinh-tơn
vạch ra những định hướng lớn của chiến lược toàn cầu mới, đã có nhiều bài báo, luận văn
nghiên cứu, phân tích mục tiêu, nội dung, trọng điểm, biện pháp lớn của chiến lược mới
này. Tuy nhiên chưa có tác giả nào có công trình nghiên cứu toàn diện về chiến lược mới,
và cụ thể với đề tài luận án này cũng chưa thấy có. Căn cứ vào tình hình đó, tôi chọn đề

tài luận án: "Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện
nay"., trong đó nghiên cứu một cách tổng quát chiến lược toàn cầu của Mỹ và bản chất
của nó qua hai giai đoạn, chú trọng nghiên cứu chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ
sau chiến tranh lạnh và "sau Liên Xô", cùng tác động của nó trong quan hệ quốc tế, đặc
biệt trong quan hệ Mỹ- Việt Nam.Những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trước
đây, nhất là các báo cáo chính trị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt Nghị quyết Đại hội 7,
Báo cáo chính trị ở hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm vụ của Đảng, và các nghị
quyết hội nghị Trung ương Đảng là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề
tài này dưới góc độ khoa học lịch sử.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
- Phân tích chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai qua hai
giai đoạn (chiến tranh lạnh, và sau chiến tranh lạnh "sau Liên Xô"), từ đó đánh giá bản
chất, mục tiêu, nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ.
- Đặc biệt tập trung nghiên cứu chiến lược toàn cầu mới điều chỉnh hiện nay, tác
động của nó đối với thế giới cũng như đối với nước ta. Phân tích những âm mưu, thủ
đoạn cũng như những mâu thuẫn, khó khăn, khả năng và triển vọng của nó. Từ đó đề xuắt
những vấn đề về chính sách đối nội và đối ngoại nhằm tranh thủ cơ hội, đối phó với thách
thức mới, nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta
.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng
thời căn chính sách vào thực tiễn của việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ qua các
giai đoạn- nhất là trong thời kỳ mới hiện nay để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Các
phương pháp chính được vận dụngtrong quá trình nghiên cứu đề tài này là phương pháp
lô gíc và phương pháp lịch sử. Luận án chú trọng kế thừa có chọn lọc những công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước, đặc biệt dựa vào các báo cáo,
nghị quyết của Đảng có liên quan đến nội dung đề tài làm cơ sở nghiên cứu.
5. Cái mới về khoa học của luận án
- Trong lĩnh vực chính trị thực tiễn của quan hệ quốc tế, tác giả mạnh dạn lần đầu
tiên phân tích một cách tổng quát, toàn diện chiến lược toàn cầu của Mỹ trong suốt quá



trình lịch sử qua hai giai đạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cung cấp một cái
nhìn tổng quan về chiến lược toàn cầu của Mỹ, từ đó vạch rõ bản chất, mục tiêu, nội dung
cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ
- Qua luận án, lần đầu tiên nghiên cứu chiến lược toàn cầu mới vừa được vạch ra
trên những định hướng lớn của Mỹ trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh và "sau Liên Xô",
phân tích âm mưu nguy hiểm, mâu thuẫn khó khăn, khả năng và triển vọng của chiến
lược toàn cầu mới của Mỹ, điều mà theo chỗ chúng tôi được biết cho đến nay chưa có tác
giả và tác phẩm nào đề cập một cách hoàn chỉnh.
- Phân tích tác động của chiến lược toàn cầu mới và chính sách mới được điều
chỉnh của Mỹ đối với nước ta trong mối quan hệ Mỹ- Việt Nam.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Thông qua kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án, chúng tôi hy vọng góp phần
làm rõ bản chất của chiến lược toàn cầu của Mỹ, những âm mưu thủ đoạn, khả năng cùng
những mâu thuẫn, hạn chế của chiến lược mới, qua đó góp phần trong việc nghiên cứu về
Hoa Kỳ nói chung cũng như về các vấn đề quốc tế ngày nay trong mối quan hệ với các
chính sách và chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cũng từ kết quả nghiên cứu, góp phần đề xuất
những chủ trương, đối sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm tranh thủ cơ hội, đối phó với
thách thức đó cuộc điều chỉnh chiến lược mới của Mỹ đối với nước ta đặt ra, bảo vệ và
xây dựng thành qua con người xã hội ở nước ta.Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử về quan hệ quốc tế, nghiên cứu tìm hiểu về Hoa Kỳ.
KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm ba chương, chín tiết, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1BẢN CHẤT CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ VÀQUÁ TRÌNH
VẬN ĐỘNG CỦA NÓ TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
Tiết 1: Cơ sở kinh tế và bản chất chính trị- xã hội của chiến lược toàn cầu của Mỹ
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế quân sự chính trị hàng đầu trên thế giới. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, quốc gia siêu cường này đề ra và nhiều lần điều chỉnh
chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện những mục tiêu tham vọng đế quốc con người của

nó.
Từ ngày mới thành lập, thoát thai từ cuộc chiến tranh giải phóng chống thực dân
Anh, nhằm giành độc lập dân tộc, hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước dân chủ tư sản.
Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ viết :"Mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng và tạo hoá ban cho họ những quyền nhất định rất quan trọng. Trong số đó có quyền
được sống, được hưởng tự do và mưu cầu hạnh phúc"[40,141]. Tuy nhiên các quyền này
trên thực tế giành chủ yếu cho giai cấp tư bản thống trị. Vào lúc đó, chủ nghĩa tư bản đã
trở thành một hình thái kinh tế-xã hội mang ý nghĩa lịch sử phổ biến, có tính toàn cầu.
Nhưng chủ nghĩa tư bản Mỹ có tính đặc thù đậm nét. Ra đời trên một vùng lãnh thổ rộng
bao la, tài nguyên cực kỳ phong phú, tiếp thu và phát huy những tiến bộ khoa học kỹ


thuật xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, giai cấp tư sản Mỹ khai
thác lực lượng lao động đông đảo trong nước- bao gồm nhiều cồng đồng dân tộc khác
nhau đến từ nhiều lục địa, nhiều quốc gia trên thế giới, tới đây làm ăn sinh sống với
mộng làm giàu. Họ tỏ rõ tính năng động, xây dựng phát triển kinh tế với tốc độ cao, đưa
đất nước nhanh chóng trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới.
Vào cuối thế kỷ 19, khi các tổ chức tư bản độc quyền ra đời, chủ nghĩa tư bản bước
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với những đặc điểm như V.I.Lênin đã từng phân tích:
"Chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và sự kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của
chủ nghĩa tư bản nói chung. Nhưng chủ nghĩa tư bản chỉ trở thành chủ nghĩa đế quốc tư
bản, khi nó đặt tới một trình độ phát triển nhất định, rất cao, khi một số những đặc tính cơ
bản của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu biến thành điều trái ngược với những đặc tính đó" [1,
150].
Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, từ khi chuyển dần sang chủ
nghĩa đế quốc, Hoa Kỳ trở thành một quốc gia giàu có, hùng mạnh, có vị trí quan trọng
trên thế giới. Những điều đó kích thích tham vọng đế quốc chủ nghĩa của Mỹ. Vào những
năm cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ- Cường quốc sinh sau đẻ muộn, không có chút thuộc địa
nào. Dưới tác động của quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, các
nước vốn chiếm hữu hầu hết các thuộc địa trên thế giới như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ

Đào Nhà trở nên tương đối suy yếu so với Hoa Kỳ.
Đúng như Lênin đã phân tích, "Khi toàn thế giới đã bị phân chia, thì tất nhiên kỷ
nguyên độc quyền thuộc địa đã đến, cũng bắt đầu kỷ nguyên đấu tranh đặc biệt gay gắt để
chia và chia lại thế giới" [1,215]. Điều này diễn ra hoàn toàn đúng với Hoa Kỳ khi Oa
-Sinh Tơn tiến hành cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898 và cướp một loạt thuộc
địa của Ma-Đrít bao gồm Cu Ba, Gu-Am, Pu-éc-tô ri-cô, Philíp pin… đây là cái mốc
đánh dấu việc chủ nghĩa đế quốc Mỹ lần đầu tiên dùng chiến tranh để chia lại thị trường.
Chính sách đối ngoại đế quốc chủ nghĩa của Hoa Kỳ mang rõ rệt tính chất bành trướng,
hiếu chiến, xâm lược từ đây.
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918, động cơ thúc đẩy Hoa
Kỳvà các thế lực đế quốc khác là giành giật, chia lại thị trường thế giới.Châu Âu bị tàn
phá trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tụt lùi đáng kể. Hoa kỳ nhờ chiến tranh mà
phát triển kinh tế mạnh mẽ, làm giàu nhanh chong. Trước chiến tranh, Mỹ còn là con nợ,
sau chiến tranh họ đã trở thành nước chủ nợ cho các nước khác vay gần 100 tỷ đô la.
[56,207]. Hoa kỳ dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thời kỳ khôi phục và
phát triển kinh tế sau chiến tranh trong điều kiện độc quyền của Mỹ được thúc đẩy rõ rệt.
tuy nhiên những khó khăn mâu thuẫn thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản xuất hiện
ngày càng gay gắt. Cuộc đại khủng khoảng kinh tế 1929 - 1933, lớn nhất trong lịch sử
Hoa Kỳ, kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên troàn thế giới. Cuộc khủng hoảng trầm
trọng nhất đó chứng tỏ thuyết "tự điều hành" kinh tế của các trường phái cổ điển và mới
đã trở nên lỗi thời, lý thuyết cân bằng tổng quát của L. Vai-rát, và lý thuyết "bàn tay vô
hình" của A-đam smít tỏ rõ ra kém hiệu lực, không bảo đảm được cho nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa phát triển ổn định [35, tr.91]. Chính vào lúc này xuất hiện đòi hỏi có sự can
thiệp mạnh mẽ của Nhà nước tư bản chủ nghĩa để bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chống, ổn định hơn. Lý thuyết kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều tiết của
J.M.Kên-xơ ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. J.M.Ken-xơ chủ trương muốn thoát khỏi


khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước tư bản chủ nghĩa phải can thiệp vào nền kinh tế với
đầu tư quy mô lớn, dựa vào đó Nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế, can thiệp để

tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng và sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc
làm cho tăng thu nhập. Học thuyết J.M.Ken-xơ biểu hiện lợi ích của giai cấp tư bản độc
quyền. J.M.Ken-xơ trở thành công trình sư của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
[56]. Chính quyền F.Ru-dơ-ven với chính sách kinh tế mới (NewDeal) xây dựng trên cơ
sở học thuyết Ken-xơ đã thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển trong một thời gian khá dài.
Khác với thời kỳ W.Uyn-xơn và T.Ru-do-ven, dưới chính quyền Fran-klin Ru-dơ-ven,
chính phủ Liên bang Hoa Kỳ đã trở thành động lực của nền kinh tếVào thời điểm đó, quy
luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản tác động thêm sâu sắc. Đức, I-ta-lia,
Nhật Bản phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, cả ba nước Phát-xít này đều không có
thuộc địa. Vì vậy họ có yêu cầu phân chia lại thị trường thế giới thông qua một cuộc
chiến tranh mới mà họ hy vọng sẽ chiến thắng. Quy luật cạnh tranh, quy luật bóc lột lợi
nhuận tối đa- vốn thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, đã khoét sâu
những mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà được giữa hai tập đoàn đế quốc- tập đoàn
Mỹ Anh Pháp và tập đoàn Đức I-ta-li-a Nhật bản. Đó là nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ
chiến tranh thế giới thứ hai. [55, 131]
Với sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ, tập đoàn tư bản cầm quyền ở Oa-sinh-tơn
cho rằng chiến tranh thế giới thứ hai là cơ hội quý báu mà Hoa kỳ có thể lợi dụng để
vươn lên thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong quyền "Thế kỷ Mỹ" (American
Century) xuất bản năm 1941 ở Hoa Kỳ có đoạn viết: "Năm 1919 Mỹ đã bỏ lỡ khả năng
chưa từng có trong lịch sử là nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới, bây giờ không nên bỏ lỡ
khả năng đó. R.tu-dơ-ven phải đạt được điều mà W.Wilson đã không làm được. Thế kỷ
20 là thế kỷ của chúng ta. Nó là của chúng ta không chỉ với cái nghĩa là chúng ta đang
sông trong thế kỷ này mà là thế kỷ đầu tiên Mỹ là lực lượng thống trị thế giới" [6,43]. Ý
đồ của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai là phát huy sức mạnh kinh tế, quân sự, chính
trị của họ nhằm không những cùng các nước đồng minh đánh bại các thế lực phát xít Đức
I-ta-li-a Nhật bản mà còn nhằm từng bước làm suy yếu Liên Xô. Với những toan tính đó,
ngày 24-6-1941, hai ngày sau khi Hít-le tiến công Liên -Xô, Ha-ri Tru-man- lúc đó là một
thượng nghị sĩ có tên tuổi, về sau làm tổng thống Mỹ, tuyên bố rằng "nếu chúng ta (Mỹ)
thấy Đức thắng, chúng ta phải giúp Nga, Nếu Nga thắng chúng ta phải giúp Đức. Làm thế
nào để họ tiêu diệt nhau càng nhiều càng tốt" [41, 43] Thủ tướng Anh Uyn-xtơn Soc-sin

cũng có quan điểm giống Mỹ. Trong diễn văn đọc ngày 22-601941 khi hàng trăm sư đoàn
của Hít le đang ồ ạt tiến công Liên Xô; mở màn cuộc chiến tranh Đức- Xô, W.sơn-sin vẫn
nhắc lại rằng "không một ai có thể là địch thủ quyết liệt nhất chống chủ nghĩa cộng sản
như tôi trong vòng 25 năm qua.Tôi không rút lui bất kỳ một lời nào là tôi đã tuyên bố
nó" [49. 319]. Tuy nhiên biết rõ âm mưu của Hít-le tiến công Liên Xô nhằm một khi đánh
bạii "con gấu Nga", Phát xít Đức sẽ quay sang tiêu diệt nước Anh, vì vậy W.sơn-sin vẫn
duy trì liên minh và ủng hộ Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống Hítle. Và không bao lâu
khi chiến tranh thứ hai kết thúc, W.Hít-le. Và không bao lâu sau khi chiến tranh thứ hai
thời kết thúc ,W.Sơn-sin đã kêu gọi tiến hành cuộc chiến tranh thập tư chống Liên Xô và
chủ nghĩa cộng sản
Căn cứ những tình hình trên đây, chúng tôi thấy có thể rút ra mấy nhận xét
.1) Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước Mỹ với những tham vọng to lớn và


những thủ đoạn thâm độc mang tính chất bành trướng hiếu chiến, xâm lược nhằm thống
trị thế giới, là cơ sở kinh tế- xã hội, phản ánh bản chất giai cấp, bản chất chính trị phản
động của các quan điểm, chủ trương chính sách cũng như của chiến lược toàn cầu nói
chung của Hoa Kỳ.
2. Tham vọng làm bá chủ thế giới- mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu sau
chiến tranh của Mỹ, đã xuất hiện ngay từ trước và trong lúc chiến tranh thứ hai đang diễn
ra. Một số chủ trương, biện pháp đã được triển khai thực hiện ngay trong chiến tranh,
mặc dù chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của Mỹ lúc đó chưa được nghiên cứu và xây
dựng một cách hoàn chỉnh.
3. Âm mưu làm suy yếu, đẩy lùi, chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản của Mỹ
đã được tính đến với những chủ trương biện pháp cụ thể được tiến ahnhf ngay trong
chiến tranh, để sau khi chiến tranh kết thúc phát triển thành một chiến lược hoàn chỉnh,
chiến lược "ngăn chặn" chống Liên Xô, chông chủ nghĩa cộng sản
Tiết 2: Nội dung và quá trình điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ
I.Bối cảnh quốc té và sự ra đời của chiến lược toàn cầu của Mỹ
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi lịch sử của Liên Xô, các nước

đồng minh phương Tây, Mỹ, Anh, Pháp đã đưa đến những thay đổi cực kỳ sâu sắc trong
so sánh lực lượng và trong các mối quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới.
Căn cứ tình hình thực tế trên thế giới vào thời điểm lịch sử đó. Chúng tôi thấy có
thể nêu lên bốn đặc diểm lớn ảnh hưởng đến chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của Mỹ.
- Đặc điểm quan trọng nhất của tình hình quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai,
đó là sự xuát hiện của hai phe, hai siêu cường, của thế hai cực trên thế giới. Liên Xô
chiến thắng trong chiến tranh, khôi phục và từng bước phát triển kinh tế trong hoà bình,
uy tín và ảnh hưởng tăng lên manhm mẽ ở Châu âu và thế giới. Các nước Đông âu, được
Hồng Quân Liên xô giải phóng, trở thành các nước dân chủ nhân dân, và từ năm 1948 lần
lượt trở thành các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội vượt khỏi phạm vi một nước,
trở thành một hệ thống thế giới, làm chỗ dựa quan trọng cho phong trào giải phóng và
độc lập dân tộc cũng như cho phong trào giải phóng và độc lập dân tộc cũng như cho
phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và các
lực lượng tiến bộ trong các nước tư bản chủ nghĩa. Đây là một thách thức mới nghiêm
trọng mà chủ nghĩa đế quốc Mỹ tìm mọi cách đối phó.
- Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng đã diễn ra những biến đổi sâu sắc trong so
sánh lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ. Ba đối thủ
hùng mạnh nhất của Mỹ trước đây là Đức, I-ta-li-a, Nhật bản đã bị đánh bại hoàn toàn
trong chiến tranh và bị kiệt quệ, Anh, Pháp- đồng minh của Mỹ, tuy thắng trận nhưng
cũng bị thiệt hại nặng nề, suy yếu nghiêm trọng, phụ thuộc vào Mỹ và phải chịu sự lãnh
đạo, khống chế của Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh, trở nên giàu có hơn trước,
trở thành quốc gia hùng mạnh nhất. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Mỹ chuyển nhanh sang
chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, tạo lợi thế cho các thế lực tư bản tài phiệt phát
triển thêm mạnh mẽ. Về kinh tế, vào lúc này Mỹ chiếm gần một nửa sản lượng công
nghiệp của thế giới tư bản chủ nghĩa và 70% số lượng vàng dự trữ trên toàn thế giới. Về


quân sự, Mỹ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử; các lực lượng Hải quân, không quân
mạnh hơn tất cả các nước khác, Lục quân tuy không bằng Liên Xô nhưng cũng là một lực
lượng to lớn, hiện đại. Về chính trị, Hoa Kỳ nhanh chống thay chân các nước đế quốc

khác đang bị suy yếu, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và sự thống trị thực dân kiểu mới ra
nhiều khu vực, trở thành thế lực đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất trên thế giới. Những
nhân tố này kích thích mạnh mẽ tham vọng làm bá chủ toàn cầu của Mỹ.
- Phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện ngay trong lòng chiến tranh thế giới thứ
hai, sau chiến tranh nhanh chóng phát triển thành cao trào giải phóng dân tộc, một mũi
tiến công lợi hại, một thách thức nghiêm trọng đối với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế
quốc trong đó có Hoa Kỳ, kẻ đang có tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật trên thế giới sau chiến tranh phát triển mạnh
mẽ, biến khoa học kỹ thuật thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy nền kinh tế các
nước công nghiệp phát triển phục hồi và tiến lên nhanh chóng, tác động sâu sắc đến so
sánh lực lượng giữa các nước tên thế giới
Nhìn chung lại, những nhân tố mới xuất hiện trong tình hình quốc té sau chiến
tranh, đã tạo ra những xu thế mới, những khả năng và triển vọng mới có lợi cho hoà bình,
độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội đồng thời đặt ra những vấn đề mới, thách thức mới to
lớn. Tất cả những tình hình đó tác động to lớn đến việc đế quốc Mỹ xem xét, tính toán,
xác định chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của họ.
I.Các mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ
Các chuyển động sâu sắc trong cục diện quốc tế, trong so sánh lực lượng trên thế
giới và các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh khiến chủ nghĩa đế quốc Mỹ đứng trước
những cơ hội và thách thức mới, kích thích những tham vọng mới của họ.
Các thế lực tư bản độc quyền Mỹ cho rằng với sức mạnh hùng hầu về kinh tế, quân
sự và chính trị của Hoa Kỳ, trong lúc các đối thủ và đồng minh đều bị suy yếu, kiệt quệ
trong chiến tranh họ có khả năng khống chế các nước ta bản Phương Tây trong quỹ đạo
của Mỹ, giành giật thuộc địa của các nước đế quốc già cỗi nhằm áp đạt chủ nghĩa thực
dân mới, mở rộng sự khống chế của Hoa Kỳ trên thế giới. Mặt khác, ngăn chặn đẩy lùi
các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, thiết lập mọt Pã
AMERICANA một nền hoà bình kiểu Mỹ, từng bước thực hiện giấc mộng làm bá chủ thế
giới
Căn cứ vào những ý kiến của các nhà lãnh đạo Mỹ và các nhà nghiên cứu chiến
lược Hoa Kỳ trong đó có quan điểm của GKen-nan, người đề xướng chiến lược toàn cầu

"ngăn chặn", chúng tôi thấy Hoa Kỳ có bốn yêu cầu chiến lược trong giai đoạn sau chiến
tranh. Thứ nhất, lợi dụng cơ hội mới giải quyết các khó khăn nhằm bảo đảm nền kinh tế
Mỹ phát triển mạnh mẽ mà không gặp khủng hoảng lớn. Xây dựng nước Mỹ hùng mạnh
về các mặt, bành trướng ảnh hưởng của họ trên thế giới, từng bước thực hiện kế hoạch
làm bá chủ toàn cầu. Thứ hai, ngăn chặn, đẩy lùi Liên xô và phong trào cộng sản quốc tế.
Thứ ba, đẩy lùi, làm thất bại phong trào giải phóng dân tộc. Tranh chấp, giành giật thuộc
địa của các nước đế quốc khác bị suy yếu để biến thành chư hầu, thuộc địa thực dân kiểu
mới của Mỹ. Thứ tư, viện trợ, giúp đỡ các nước đồng minh phương Tây khôi phục kinh tế


sau chiến tranh, củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước này, xúc tiến viện trợ cho các nước
khác trên thế giới nhằm mở rộng ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo của Mỹ ở các khu vực,
tạo ra một thị trường mới quan trọng cho Mỹ, mặt khác khống chế các nước đồng minh
Tây Âu, các nước tư bản, chủ nghĩa khác trong quỹ đạo của Mỹ
Các nhà lãnh đạo và các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ, xuất phát từ những yêu cầu
cơ bản nói trên đã xây dựng chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của Hoa Kỳ. Căn cứ vào
các tuyên bố của tổng thống Mỹ - Tru- nam, người đề ra "Học thuyết Tru-nam" cùng các
nàh lãnh đạo khác và kji của G.Ken-nan, chúng tôi thấy chiến lược toàn cầu sau chiến
tranh của Hoa Kỳ có bốn mục tiêu cơ bản:
a) Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về các mặt kinh tế, quân sự, chính trị, làm chỗ
dựa cho việc thực hiện tham vọng của họ làm bá chủ thế giới.
b) Thực hiện chính sách "đối đầu" và "ngăn chặn" chống Liên Xô, các nước dân
chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cộng sản quốc tế.
c) Khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Tăng cường
vị trí khống chế, thống trị của Mỹ, đối với nền kinh tế và hệ thống tư bản chủ nghĩa trên
thế giới.
d) Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giành
giật thuộc địa của các nước đế quốc bị suy yếu.
Để thực hiện các mục tiêu đó, Hoa Kỳ đã phát động cuộc "chiến tranh lạnh" trên
thế giới. Đây là một kế hoạch chiến lược mang tầm vóc toàn cầu, có âm mưu tinh tón sâu

xa nhằm phục vụ lợi ích kinh tế, quân sự và chính trị của các tập đoàn tư bản lũng đoạ
Các mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh nét bản chất giai cấp
và cơ sở kinh tế- xã hội của nó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình chuyển biến từ
chủ nghĩa tư bản độc quyền sang chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước- quá trình này bắt
đầu diễn ra ở Hoa Kỳ từ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đến lúc đó diễn ra ngày
càng nhanh chóng hơn. Nhà nước Hoa Kỳ, đại diện của các thế lực tư bản độc quyền, của
tổ hợp quân sự- công nghiệp hùng mạnh, tìm cách bành trướng sức mạnh kinh tế, quân
sự, chính trị ở các nước ngoài nhằm mục tiêu lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa tư bản độc
quyền Nhà nước Mỹ trong giai đoạn này càng tạo điều kiện cho sự tập trung và tích tu tư
bản, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang, dùng viện trợ kinh tế và quân sự, thành lập các liên
minh quân sự… làm công cụ để thực hiện chiến lược toàn cầu của họ
II.

Quá trình vận động- điều chỉnh của chiến lược, toàn cầu của Mỹ

Không đầy mười tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hoa Kỳ đã
triển khai thực hiện chiến lược toàn cầu "ngăn chặn Liên Xô, ngăn chặn chủ nghĩa cộng
sản" (gọi tắt là "chiến lược ngăn chặn"). Để dễ bề tập hợp lực lượng trên thế giới nhằm
thực hiện chiến lược toàn cầu và che dấu âm mưu bành trướng xâm lược của họ. Hoa Kỳ
giơ cao con ngáo ộp "chủ nghĩa cộng sản" ra hù doạ, kêu gào tiến hành cuộc "chiến tranh
thập tư" chống Liên xô, chống cộng sản. Nhưng thực chất chiến lược toàn cầu sau chiến
tranh của Mỹ không chỉ nhằm chống Liên Xô chống cộng sản, mà nhằm thực hiện toàn
bộ mục tiêu cơ bản nói trên, thực hiện quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới.


Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chiến lược toàn cầu này chịu sự tác động của
những chuyển động, thay đỏi trong bản thân nước Mỹ và trong so sánh lực lượng trên thế
giới, cũng như của sự vận động của các mâu thuẫn cơ bản của thời địa trong ừng thời kỳ.
Từ khi ra đời năm 1946 cho đến khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp
đổ năm 1990- 1991, chiến lược toàn cầu" ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" của Mỹ được

điều chỉnh mỗi khi trên thế giới xuất hiện những tình hình mới, nhân tố mới, những thay
đổi quan trọng tác động sâu sắc đến so sánh lực lượng giữa Hoa Kỳ và các đối thủ của họ
cũng như đối với các nước trên thế giới nói chung, làm cho chiến lược toàn cầu của Mỹ
đến lúc đó trở nên lỗi thời hoặc gây thất bại. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chiến lược
toàn cầu của Mỹ bao gồm các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, tư tưởng văn hoá…
nhưng mặt quân sự là nổi bật nhất
1.

Học thuyết Tru-man và chiến lược "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản "(1946-

1952)
Khi chủ nghĩa phát xít Hít le vừa bị đánh bại, tháng 5-1945 tư lệnh không quân Mỹ
G.Ac-Nôn cùng với tư lệnh không quân Hoàng Gia Anh S.Póc-tan nhất trí rằng "kẻ thù
tiếp theo của chúng ta là nước Nga". Tướng Mỹ Mắc Ac-tơ tháng 11-1945 cùng bàn với
tướng Anh A-lan Buých :"Chúng ta phải chuẩn bị chiến tranh và tập trung ít nhất một
nghìn quả bom nguyên tử ở Anh và Mỹ", "Phải tiến công nước Nga từ Mỹ- mà những
căn cứ ở Ô-ki-na-oa (Nhật bản) là những nơi dừng chân lý tưởng để lấy xăng dầu" [18, 78].
Chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở một học
thuyết dược giới tư bản độc quyền Mỹ đầy thế lực chấp nhập. Giooc-giơ Ken-nan, chủ
tịch uỷ ban vạch chính sách của chính phủ, cứu đại sứ Mỹ ở Liên Xô đã đề ra học thuyết
đó. Tháng 7-1946. G.Ken-non viết trên tạp chí đối ngoại (Mỹ): "Chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ càn phải thực hiện sự ngăn chặn lâu dài, nhẫn nại, kiên định, cảnh giác đối với xu
thế bành trướng của Liên Xô "Cần" áp dụng chính sách kiên quyết ngăn chặn ở bất kỳ nơi
nào mà Liên Xô có khả năng làm tổn hại tới lợi ích quốc gia phương Tây thì kiên quyết
đối kháng với nó" [18. 8-9]. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo, Mỹ, Anh cũng đã lên
tiếng kêu gọi chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản. W.sơc-sin, thủ tướng Anh, trong
diễn văn ở Phun-tơn (Mỹ) ngày 5-3-1946 đã hô hào các nước ta bản chủ nghĩa chống
Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, tiến công các lực lượng dân chủ ở các nước tư
bản, tập hợp các thế lực đế quốc chống phe xã hội chủ nghĩa [6, tr. 43]. Diễn Văn Phuntơn của W.Sơc-sin được coi là lời kêu gọi phát động cuộc "chiến tranh thập tư" chống
Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản, cùng với học thuyết Tru-man đã mở đầu cuộc chiến tranh

lạnh trên thế giới. Một tuần sau bài diễn văn Phun-tơn của W.Sơc-sin, tổng thống H.Truman giử thư cho Quốc hội Mỹ [46, 227]. Ông ta xuyên tạc Liên Xô và chủ nghĩa cộng
sản, nói rằng các chế độ chuyên chế đang áp đặt lên các dân tộc tự do bằng hành động
xâm lược trực tiếp hoặc gián tiếp có tác dụng phá hoại những nền tảng của hoà bình thế
giới và do đó của cả nền an ninh nước Mỹ. Ông ta nêu rõ rằng chính sách của Mỹ nhất
thiết phải ủng hộcc dân tộc tự do dạng chống lại các nhóm vũ trang thiểu số hoặc áp lực
từ bên ngoài
Học thuyết Tru-man ra đời ngày 12-3-1946 được xây dựng trên cơ sở sức mạnh dựa
vào độc quyền vũ khí nguyên tử và lực lượng hùng mạnh của Mỹ, nhằm các mục đích
chủ yếu.


a) Ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản.
b) Tập hợp các nước Tây Âu trong một liên minh quân sự do Mỹ chi phối, cùng với
viện trợ kinh tế, củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở những nơi nó bị suy yếu, khống chế
các nước Tây Âu trong quỹ đạo của Hoa Kỳ, mở thị trường mối quan trọng cho nền kinh
tế Mỹ.
c) Ngăn chặn , đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc thông qua việc "ủng hộ các
dân tộc tự do đang chống lại các nhóm vũ trang thiểu số hoặc áp lực từ bên ngoài".
Chính quyền Oa-sinh-tơn sử dụng các công cụ kinh tế, chính trị, quân sự để triển
khai thực hiện học thuyết Tru-man, về kinh tế, họ đưa va kế hoạch Mác-san- mang tên
bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Tru-man. Kế hoạch này được công bố ngày 5-6-1947
nhằm viện trợ kinh tế, cung cấp cho các nước Tây Âu 12 tỷ đô la tín dụng và trợ cấp từ
1948 đến 1951 vừa giúp các nước này khôi phục kinh tế sau chiến tranh, củng cố chủ
nghĩa tư bản ở nước họ, vừa tạo cho Mỹ thị trường rộng lớn thu lợi nhuận béo bở, vừa
thực hiện được sự khống chế nền kinh tế các nước đồng minh Tây Âu, kế hoạch Mác-san
chủ trương thành lập "Uỷ ban điều khiển" do Mỹ nắm để can thiệp vào công việc vào nội
bộ các nước thành viên, xác lập và củng cố vị trí thống trị của Mỹ trong hệ thống tư bản
chủ nghĩa. Hoa Kỳ sử dụng hệ thống tiền tệ Brét-tơn Uts (thành lập ngày 22-7-1944) lấy
đồng đô la Mỹ làm trụ cột, làm phương tiện thanh toán quốc tế và hậu phương dự trữ
quốc tế chủ yếu trên thế giới để buộc chặt các đồng tiền và nền kinh tế các nước tư bản

chủ nghĩa khác vào hệ thống đồng đô la Mỹ. Các quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng
thế giới (WB), ngân hàng quốc tế khôi phục và phát triển (BIRD) trong đó Mỹ đóng góp
vốn lớn nhất, củng cố tổ chức hợp tác buôn bán và thuế quan (GATT) được Mỹ khai thác,
sử dụng nhằm thực hiện chế độ tự do buôn bán có lợi cho Oa-sinh-tơn
Chính quyền Hoa Kỳ làm theo học thuyết Tru -man, thực hiện chính sách ngoại
giao trên sức mạnh, lôi kéo các đồng minh và chư hầu tham gia các liên minh đa phương
và song phương do Mỹ nắm vai trò chủ chốt. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
được Mỹ thúc đẩy tổ chức nhằm thao túng các nước Tây Âu, làm cho công cụ bao vây
ngăn chặn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Kế hoạch Mác-san và Hiệp
ước NATO đã tạo nên một khối kinh tế và một khối quân sự riêng biệt ở Châu Âu do Mỹ
điều khiển, xác định vị trí lãnh đạo của Mỹ trong thế giới tư bản chủ nghĩa, làm công cụ
chủ chốt trong việc khống chế các đồng minh ở Tây âu, tiến hành cuộc thập tư chống
Liên Xô, chống cộng sản.
Dựa trên học thuyết Tru- man, chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh
bắt đầu hình thành. Nội dung cơ bản của chiến lược quân sự này là dựa trên cơ sở độc
quyền về vũ khí nguyên tử, đe doạ, ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô và các dân tộc đứng lên tự
giải phóng. Phương tiện chính để thực hiện chiến lược quân sự toàn cầu đó là bộ ba vũ
khí chiến lược và phương tiện chiến tranh bao gồm vũ khí nguyên tử, máy bay ném bom
chiến lược (B52) và hệ thống các căn cứ quân sự khổng lồ.
Học thuyết Tru-man đánh dấu chuyển hướng bước ngoặt trong chính sách đối ngoại
của Mỹ có từ thời G. Oa-sinh-tơn lúc đó hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới ra đời chủ trương
"không can dự" vào các vấn đề quốc tế. Học thuyết Tru-man đặt nền tảng cho chiến lược
"ngăn chặn Liên Xô, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản", đặt cơ sở cho việc hình thành các


cơ cấu tổ chức và các công cụ chủ yếu để tiến hành cuộc "chiến tranh lạnh" trong hơn
bốn thập kỷ qua
2.

Chủ nghĩa Ai-xen-hao và chiến lược "trả đũa ồ ạt" (1953-1960)


Những năm cuối nhiệm vụ tổng thống của Tru-man diễn ra bốn chuyển động quan
trọng trong tình hình quốc tế và so sánh lực lượng trên thế giới Hoa Kỳ lần đầu tiên phải
điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh.
- Hoạt động của Liên minh chống phát xít bao gồm Liên Xô cùng Mỹ, Anh, Pháp
và những đồng minh khác có từ trong chiến tranh thế giới thứ hai, bị Phương Tây phá
hoại, đi đến tê liệt hoàn toàn vào năm 1949. Xuất hiện rõ rệt hai phe đối lập và thế hai
cực trên thế giới.
- Chiến tranh lạnh do Mỹ tiến hành chống Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và
xã hội chủ nghĩa Đông Âu vẫn không cản trở được các nước này tiếp tục phát triển lớn
mạnh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo bom nguyên tử, phá vỡ sự độc quyền của Mỹ về vũ
khí hạt nhân, tạo thách thức đối với chiến lược "Ngăn chặn" của Mỹ. Tuy nhiên Oa-sinhtơn vẫn còn nắm ưu thế về vũ khí nguyên tử.
- Chiến lược ngăn chặn và chiến tranh lạnh không ngăn cản được phong trào giải
phóng dân tộc phát triển thành cao trào mới. nhiều nước mới độc lập ra đời góp phần làm
thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Đông Nam Á và châu Á trở thành cái nôi của phong
trào giải phóng dân tộc. Hội nghị Á-phi với 10 nguyên tắc băng dung phản ánh sự lớn
mạnh và thúc đẩy phong trào giải phóng và độc lập dân tộc ở hai lục địa này.
- Dưới tác động của quy luậtt không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, các nước Tây
âu, Nhật Bản khôi phục và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh, rút ngắn khoảng cách
giữa họ và Hoa Kỳ. Ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện khuynh hướng ly tâm khỏi Mỹ. Cuộc
cạnh tranh giữa Tây âu và Mỹ diễn ra vào lúc Oa-sinh-tơn đang triển khai chiến lược toàn
cầu rất tốn kém, lại vấp phải hai cuộc khủng hoảng kinh tế 1953- 1954 và 1957 - 1958,
làm cho Hoa Kỳ càng thêm khó khăn.
Các thế lực tư bản độc quyền, đặc biệt các thế lực hiếu chiến ở Mỹ cho rằng việc
thực hiện chiến lược toàn cầu và cuộc chiến tranh lạnh không đạt kết quả như họ mong
muốn vì chưa đạt liều lượng cần thiết. Vì vậy họ chủ trương đẩy mạnh cuộc chiến tranh
lạnh lên một mức cao hơn, tiến hành cuộc điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chuyển sang
thực hiện một chiến lược quân sự toàn cầu mới và một chính sách ngoại giao mới hiếu
chiến hơn, với những biện pháp quyết liệt hơn. đó là cơ sở khách quan đưa đến sự ra đời
của "chủ nghĩa Ai-xen-hao", chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" và chính sách ngoại giao

"bên miệng hố chiến tranh"
Tổng thống Ai-xen-hao lên cầm quyền, phê phán chính sách "ngăn
chặn" (containment) của Tru-man và đưa ra chính sách "đẩy lùi" (Rollback) chủ nghĩa
cộng sản. Nội dung chiến lược toàn cầu được điều chỉnh và chính sách Rolllback của Aixen-hao đánh dấu đỉnh cao mới của chính sách bành trướng, hiếu chiến, xâm lược của
Hoa Kỳ. Đưa vào ưu thế của Mỹ về vũ khí nguyên tử, Ai-xen-hao chủ trương đẩy cuộc
đối đầu lên mức cao, hòng ép buộc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải nhân
nhượng, lùi bước, khuất phục trước sức mạnh của Mỹ. Với chủ nghĩa Ai-xen-hao, chính


quyền Oa-sinh-tơn tự cho mình quyền can thiệp bằng quân sự, tiến hành chiến tranh ở bất
cứ nơi nào mà họ cho rằng bị nguy cơ xâm lược do chủ nghĩa cộng sản quốc tế kiểm soát.
Tuy nhiên, trước khả năng bị hạn chế của Mỹ trong việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược đó, Ai-xen-hao chủ trương thực hiện chính sách chia sẻ trách nhiệm, buộc các nước
đồng minh đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Chiến lược quân sự toàn cầu mới "trả đũa ồ ạt" của Ai-xen-hao chủ trương ba điều
quan trọng.
a/ Đẩy mạnh việc cải tiến kỹ thuật, xúc tiến sản xuất các vũ khí chiến lược (kể cả
máy bay chiến lược B52), giảm bớt lực lượng và vũ khí thông thường.
b/ Dùng vũ khí hạt nhân chiến lược đánh đòn phủ đầu bất ngờ vào đối phương
(Liên Xô), tiêu diệt sức mạnh quân sự, đặc biệt các phương tiện hạt nhân chiến lược, để
hạn chế đến mức thấp nhất khả năng đánh trả bằng hạt nhân của đối phương, đè bẹp ý chí
đề kháng của đối phương, nhằm giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong những giờ và
những ngày đầu tiên của chiến tranh.
c/ Trường hợp nổ ra chiến tranh với một nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện "trả đũa
tức khắc" (Instant retaliation) và "trả đũa ồ ạt" (massive retaliation) không chỉ vào nước
xã hội chủ nghĩa đó, mà bao bất cứ nơi nào Mỹ thấy cần thiết, nghĩa là Oa-sinh-tơn
không chấp nhận nguyên tắc một cuộc chiến tranh hạn chế.
Về đối ngoại, chính quyền Ai-xen-hao thực hiện chính sách "bên miệng hố chiến
tranh", đem vũ khí nguyên tử ra hù doạ nhằm buộc đối phương lùi bước, đầu hàng trước
sức ép của Mỹ. Dưới chiêu bài chống "nguy cơ cộng sản", Hoa kỳ thúc ép các nước đế

quốc khác tham gia cuộc chạy đua vũ trang, giúp Nhật bản, CHLB Đức- những kẻ thù có
vũ trang lại, thành lập các liên minh quân sự, xây dựng hệ thống căn cứ quân sự toàn cầu.
Lôi kéo Liên Xô và cuộc chạy đua vũ trang cực kỳ tốn kém nhằm làm kiệt sức nước này.
Viện trợ can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực nhằm hất cẳng bọn thực dân cũ, thực
hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ
Học thuyết Ai-xen-hao cùng chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" và chính sách ngoại
giao" bên miệng hố chiến tranh" đã đẩy cuộc đối đầu trên thế giới lên đỉnh cao, làm cho
tình hình quốc tế cực kỳ căng thẳng
3.
chiến lược "phản ứng linh hoạt" và chính sách đối ngoại "vì hoà bình" của
Giôn Ken-nơ-đi (1961 - 1968)
Chỉ bốn năm sau khi triển khai chính sách "Đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản" chiến lược
"trả đũa ồ ạt" đã tỏ ra không có hiệu quả trong việc chống phá cách mạng thế giới, trái lại
làm cho Oa-sinh-tơn bị lúng túng trong việc đối phó với nhiều tình huống mới, xung đột
mới xảy ra. Có ba nhân tố khách quan buộc Hoa Kỳ phải tiến hành cuộc điều chỉnh lần
thứ hai chiến lược toàn cầu của họ
- Việc Liên xô chế tạo thành công bom khinh khí (1953), phóng vệ tinh nhân tạo
đầu tiên của trái đất (1957) làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng quân sự giữa hai nước
và trên thế giới. Những thành quả quan trọng đó của Liên Xô không những củng cố thế
cân bằng hạt nhân giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, mà còn làm cho chiến lược quân sự toàn


cầu, "trả đũa ồ ạt" của Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng, vì từ nay với việc Liên Xô có tên
lửa toàn cầu, lãnh thổ Mỹ không còn là đất thánh bất khả xâm phạm nếu họ liều lĩnh phát
động chiến tranh hạt nhân.
- Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục dâng cao trong lúc Hoa Kỳ với học thuyết
quân sự của Ai-xen-hao không xác định được chiến lược đối phó thích hợp. Trong thời kỳ
này, chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của Việt Nam mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Phong trào các
nước không liên kết ra đời, tập hợp đông đảo các nước độc lập non trẻ. chiến lược "trả

đũa ồ ạt" bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ tỏ ra bị động, không ngăn chặn được cao trào giải
phóng dân tộc.
- Nhật Bản, Tây Âu hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đi vào thời
kỳ phát triển mạnh mẽ, rút ngắn dần khoảng cách giữa họ và Hoa Kỳ. Mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển diễn ra phức tạp, đạt ra thách thức mới đố với Hoa Kỳ
Cuộc chạy dua vũ trang hạt nhân cực kỳ tốn kém, sự lỗi thời của chiến lược "trả
đũa ồ ạt", cuộc khủng hoảng trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, đặc biệt trong so
sánh lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô khiến cho các nhà chiến lược Hoa Kỳ phải
tính đến hai điều. Một là phải chuyển hướng trong chiến lược toàn cầu từ đối đầu quyết
liệt sang hoà hoãn với Liên Xô nhằm tập trung đối phó với phong trào giải phóng dân tộc
đang ngày càng phát triển trở thành mối nguy cơ trực tiếp đe doạ đế quốc Mỹ, mặt khác
đi vào hoà hoãn với Liên Xô sẽ có cơ hội khoét sâu mâu thuẫn giữa các nước trong phe
xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, điều chỉnh chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt" bằng vũ khí hạt
nhân sang một chiến lược quân sự mới linh hoạt hơn, nhằm đối phó được với cả ba tình
huống: - các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc: các cuộc xung đột khu vực; cuộc
chiến tranh toàn cầu bằng vũ khí hạt nhân.
Cuộc điều chỉnh lần thứ hai chiến lược toàn cầu của Mỹ do tổng thống G.Ken-nơ-đi
tiến hành là nhằm giải quyết những yêu cầu và đối phó với những thách thức nói trên.
Chiến lược mới được điều chỉnh của G.Ken-nơi-di gồm ba bộ phạn cấu thành quan trọng.
Đó là kế hoạch "xây dựng một xã hội vĩ đại" ở Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở
trong nước; chính sách đối ngoại "vì hoà bình" thực hiện hoà hoãn với Liên Xô nhằm tập
trung lực lượng chống phong trào giải phóng dân tộc; và chiến lược quân sự toàn cầu mới
"phản ứng linh hoạt" với ba loại hình chiến tranh xây dựng trên cơ sở học thuyết của
tướng Mắc-xoen Tay-lơ.
Trong thời kỳ chuyển từ đối đầu sang hoà hoãn này, đã diễn ra nhiều cuộc họp cấp
cao Xô-Mỹ thoả thuận giữ nguyên hiện trạng hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa trên thế giới. Việc tổng thống G.Ken-nơ-di chấp nhận đi vào hoà hoãn với Liên Xô
là nhằm hai mục đích: - vừa tranh thủ thời gian và điều kiện hoà hãn để củng cố sức
mạnh bên trong của nước Mỹ, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chính sách diễn biến
hoà bình ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Xuất phát từ nhận định phe xã hội chủ

nghĩa không còn là một khối thống nhất, ràng có làm cho quan hệ Xô- Mỹ hoà dịu mới có
thể làm cho quan hệ Mỹ và các nước Đông Âu được cải thiện, tạo cơ hội cho Oa-sinh-tơn
thực hiện chính sách diễn biến hoà bình ở các nước này
Mặt khác G.Ken-nơ-di tiến hành điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu, chấm dứt


chiến lược "trả dũa ồ ạt" bằng vũ khí hạt nhân, chuyển sang áp dụng chiến lược "phản
ứng linh hoạt" với ba loại hình chiến tranh tiến hành thí điểm áp dụng chiến lược quân sự
mới này trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam với hy vọng đối phó có hiệu quả
với các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực giải phóng dân tộc. Chiến lược toàn cầu mới
được điều chỉnh và chiến lược quân sự "phản ứng linh hoạt" của G.Ken-nơ-đi vẫn mang
đậm tính chất bành trướng, hiếu chiến, xâm lược Tổng thống G.Ken-nơi-di tuyên bố:
"Chúng ta hãy làm cho mọi người biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất
cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ sự gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào,
chống lại bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do
Tổng thống G.Ken-nơi-di bị ám sát năm 1963, Tổng thống L.Giôn-xơn lên thay, áp
dụng chiến lược "phản ứng linh hoạt" ở Việt Nam với mức cao hơn, tiến hành chiến tranh
cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên thất bại của
Mỹ trong cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam đã góp phần quyết định đưa đến sự phá sản
của chiến lược "phản ứng linh hoạt" của Hoa Kỳ.
4.

Học thuyết Ních -xơn và chiến lược "ngăn đe thực tế" (1969 – 1986)

Có năm nhân tố buộc Hoa Kỳ phải tiến hành cuộc điều chỉnh chiến lược toàn cầu
lần thứ ba.
- Yếu tố quan trọng nhất, đó là sự thất bại có ý nghĩa chiến lược của Mỹ trong cuộc
chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, làm phá sản chiến lược quân sự
toàn cầu "phản ứng linh hoạt" ngay trong cuộc ra quân đầu tiên của nó. Thất bại này đẩy
chiến lược toàn cầu của Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng

.- Phong trào giải phóng và độc lập dân tộc trên thế giới- được cổ vũ bởi những
thắng lợi của Việt Nam, có bước phát triển mới, buộc Oa-sinh-tơn phải bị động đối phó.
- Trong lúc Hoa kỳ đang sa lầy và chảy máu ở Việt Nam. Liên Xô - đối tượng tác
chiến chủ yếu của Mỹ- tiếp tục xây dựng lớn mạnh về quốc phòng, đặc biệt về vũ khí
chiến lược, tiến tới đạt thế cân bằng về chiến lược so với Mỹ, tạo thách thức mới đối với
Oa-sinh-tơn.
- Nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Nhật Bản và CHLB Đức lợi dụng lúc Mỹ bị
vướng chân trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ra sức xây dựng kinh tế phát triển nhanh
chóng, trở thành đối thủ đáng gờm về kinh tế cạnh tranh với Hoa Kỳ. Khuynh hướng ly
tâm được thúc đẩy, đặt Oa-sinh-tơn trước những thách thức mới.
- Thất bại chiến lược trong cuộc chiến tranh Việt Nam đẩy nước Mỹ vào khủng
hoảng nội bộ sâu sắc. Kinh tế Mỹ rơi vào trì trệ. Khủng hoảng kinh tế kéo dài đi đôi với
lạm phát cao làm cho kinh tế Mỹ gặp nhiều biến động to lớn- phong trào chống chiến
tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam ngày càng lên mạnh. Nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng
Tất cả những tình hình đó đòi hỏi Hoa Kỳ phải cấp bách tìm ra một chiến lược mới
để có thể kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam và nhìn rộng ra, đối phó với những thách
thức mới trên thế giới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu "lãnh đạo thế giới"
của họ. Học thuyết Nich-xơn và chiến lược "ngăn đe thực tế" đã được xây dựng trong bối
cảnh nước Mỹ và quốc tế có những thay đổi mới không có lợi cho Hoa Kỳ


Theo học thuyết Ních-xơn, Hoa kỳ một mặt sử dụng lực lượng đồng minh và chư
hầu là bia đỡ đạn, thực hiện chủ trương "thay màu da của xác chết" theo công thức: lính
ngụy + vũ khí + tiền bạc của Mỹ nhằm tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược; mặt
khác hoà hoãn với Liên Xô, cấu kết với Trung Quốc nhằm làm suy yếu lực lượng cách
mạng thế giới, duy trì nguyên trạng theo hướng có lợi cho Mỹ, học thuyết Ních xơn thể
hiện về mặt quân sự trong "chiến lược ngăn đe thực tế" và về chính trị ngoại giao trong
chiến lược mới vì hoà bình. Học thuyết đó vận dụng vào chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
thành chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" mà Oa-sinh-tơn đã thực hiện trong giai
đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh xâm lược trên đất nước ta

Học thuyết Ních-xơn và chiến lược "ngăn đe thực tế" cho thấy tính chất bành
trướng, hiếu chiến, xâm lược của chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn này vẫn
không thay đổi. Nhưng mặt khác, chúng cho thấy tính chất hạn chế của sức mạnh của
Mỹ, sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ so với những thập kỷ trước đó. Học thuyết Ních
sơn và chiến lược "ngăn đe thực tế" được các tổng thống G.Pho và J.ca-tơ tiếp tục thực
hiện nhưng ngày càng vấp phải nhiều mâu thuẫn, khó khăn và thất bại.



×