Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Những cuộc thập tự chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.04 KB, 16 trang )

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đề tài chiến tranh luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các
đọc giả, nhất là những người đam mê lịch sử. Những trận đánh, những chiến thuật, những
tướng lĩnh tài ba, những chiến sĩ quả cảm; rồi những câu chuyện nhân văn luôn tồn tại trong
những cuộc chiến ác liệt; và cả những hậu quả, bài học mà các cuộc chiến mang lại là những
yếu tố thôi thúc những con người thích khám phá sự thật lịch sử.
Nền văn minh phương Tây, tuy ra đời muộn nhưng để lại những dấu ấn đậm nét trong
lịch sử văn minh thế giới, đặc biệt là về phương diện quân sự. Những binh đoàn La Mã kỉ
luật, những cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế thời cổ đại là những thứ người ta nhắc
đến nhiều khi nói về lịch sử phương Tây cổ đại. Còn thời kì trung đại ở nền văn minh này
thì sao? Những cuộc thập tự chinh chắc chắn là cuộc chiến tranh không thể bỏ qua khi
ngược dòng lịch sử!
Điểm đặc biệt càng tăng thêm tính thu hút của phong trào thập tự chinh này đó là việc
cuộc chiến tranh mang đậm màu sắc tôn giáo, giữa một bên là Ki – tô giáo “thập tự” và bên
còn lại là Hồi giáo “lưỡi liềm”, hai đại diện tiêu biểu cho sự tranh chấp sự ảnh hưởng ở
vùng Địa Trung Hải và Trung cận Đông thời trung đại.
Đấy là những lý do chính cho việc chọn đề tài là “Phong trào thập tự chinh” của em.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Đề tài sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên về những cuộc chiến
tranh trong lịch sử nói chung và cuộc chiến tranh thập tự nói riêng.
- Điều đặc biệt của phong trào thập tự chinh là ở yếu tố những cuộc viễn chinh này
mang đậm sắc tôn giáo; vì thế đề tài góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về hai tôn
giáo có số lượng tín đồ lớn nhất thế giới hiện nay.
- Đề tài được thực hiện thành công sẽ tạo thêm một nguồn tài liệu tham khảo trong
công tác tìm hiểu, nghiên cứu về các cuộc chiến tranh cũng như nghiên cứu tôn giáo
của các bạn sinh viên cũng như các đọc giả ham hiểu biết.
B. NỘI DUNG


I.
Bối cảnh lịch sử.
1. Bối cảnh sâu xa.
Từ thế kỉ XI, xã hội Tây Âu có những chuyển biến quan trọng từ chính trị đến kinh tế:
-

-

Giáo hội Ki – tô sau khoảng thời gian suy yếu và hỗn loạn trong thế kỉ X – XI đã thực
hiện phong trào chấn hưng giáo hội dưới sự khởi xướng của tu sĩ Hildebrand, từ đó
Giáo hội phương Tây dần đi vào ổn định. Sau khi thành Giáo hoàng Gregorius VII
(1073 – 1085), Hildebrand đã tìm mọi cách tuyệt đối hóa vai trò của cả Giáo hội và
Giáo hoàng nhằm mưu đồ không những khống chế Giáo hội và chính trường phương
Tây mà còn muốn khống chế cả phần phía Đông ( đế quốc Byzantine bấy giờ). Để
thực hiện mưu đồ to lớn đó, Giáo hoàng không ngần ngại ủng hộ việc tấn công quân
sự với đế quốc Byzantine.
Quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Tây Âu đã hoàn thành từ thế kỉ X và chế độ
phong kiến ở đây bắt đàu bước vào giai đoạn phát triển nhất. Đặc trưng của việc sở
hữu ruộng đất phong kiến là ruộng đất tập trung vào tay các lãnh chúa trong các lãnh
địa của mình, mà các lãnh địa này thường được truyền cho con trưởng, dẫn tới việc
2


các con thứ của các lãnh chúa đã trở thành những kị sĩ không có ruộng đất. Các kị sĩ
này, một số tìm các lãnh chúa khác để phục vụ, một số biến thành những tên cướp
theo đúng nghĩa đen (tấn công và cướp bóc các tu viện hoặc người đi đường).
- Thế kỉ XI đánh dấu sự xuất hiện của thành thị trung đại. Việc buôn bán ở khu vực Địa
Trung Hải trở nên rất thịnh đạt, nhất là ở Venexia (Ý). Nhu cầu mở rộng khu vực
thương mại được đặt ra.
- Trong khi đó, ở phía Đông, có Jerusalem, vùng đất được xem là thánh địa của các dân

tộc có nguồn gốc Abraham, tình hình chính trị lại rất phức tạp: Từ thế kỉ VII, thế lực
Hồi giáo trỗi dậy và gây chiến tranh khắp nơi nhằm mục đích truyền bá đạo Hồi, và
việc đế quốc Byzantine nằm trong “vùng ảnh hưởng” là không thể tránh khỏi (vùng
Syria và Palestin đã mất vào tay các thế lực Hồi giáo từ thế kỉ VII). Từ những năm 70
của thế kỉ XI, vùng đất Jerusalem nằm trong tay người Thổ Seljuk, đến những năm 90
thì nước Seljuk loạn lạc do chia thành các tiểu quốc nhỏ, chiến tranh xảy ra liên miên.
Tình hình trên đã khiến cho các tín đồ Ki –tô thực hiện hành hương về thánh địa
Jerusalem ngày càng khó khăn, phầnlớn phải thực hiện cuộc hành hương qua đường
biển. Lợi dụng tình hình này, Giáo hội Ki – tô đã phóng đại sự ngược đãi của người
Thổ Seljuk với tín đồ Ki – tô, dẫn tới việc kích động tin thần chống dị giáo trong các
tín đồ.
- Theo lời kể của các khách hành hương trở về thì vùng đất phía Đông Địa Trung Hải là
một vùng đất trù phú, giàu có và sầm uất. Điều này càng làm cho lòng thèm khát của
cải trong xã hội Tây Âu càng dâng cao.
2. Bối cảnh trực tiếp.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XI, đế quốc Byzantine thường xuyên bị các thế lực Hồi
giáo tấn công, đặc biệt là người Thổ Seljuk sau khi chiếm phần Tiểu Á bắt đầu có
những động thái chuẩn bị tấn công thủ đô Constantine. Trước tình hình này, Hoàng đế
Byzantine lúc bấy giờ là Alexius I Comnenus (1090 – 1118), hai lần cử sứ giả sang
cầu cứu phía Tây (lần một cầu cứu các hoàng đế Tây Âu và bị từ chối), cái cớ không
thể tốt hơn để thực hiện cuộc chiến tranh đánh chiếm vùng đất phía Đông Địa Trung
Hải của Giáo hội Ki – tô và các hoàng đến Tây Âu.
Trên đây là những bối cảnh đồng thời cũng là nguồn gốc nguyên nhân dẫn tới các
cuộc Thập tự chinh kéo dài từ cuối thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIII.
II.

Muc đích của các cuôc Thập tự chinh.

Từ những bối cảnh nêu trên ta có thể thấy được mục đích của các cuộc viễn chinh của
Quân Thập tự:

1.
2.
-

Mục đích tôn giáo – (vỏ bề ngoài).
Chống dị giáo và lấy lại vùng đất thánh địa đã mất của Ki – tô giáo vào tay Hồi giáo.
Mục đích chính trị - kinh tế (thực chất).
Mưu đồ khống chế giáo hội và chính quyền Byzantine.
Mục đích xâm chiếm và cướp bóc của cải của chính quyền các quốc gia Tây Âu ở
Đông Địa Trung Hải.
III.
Diễn biến của phong trào Thập tự chinh.
Trong suốt gần ba thế kỉ, từ cuối thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIII, quân Thập tự đã thực hiện
tám cuộc viễn chinh, trong đó bốn cuộc viễn chinh đầu tiên là quan trọng hơn cả.
1. Cuộc thập tự chinh thứ nhất (1096 – 1099).

3


Tháng 9 năm 1095, Giáo hoàng Urban II (1088 – 1099) triệu tập hội nghị tôn giáo tại
Clermont ( Pháp) để kêu gọi cuộc viễn chinh.
Tại phiên bế mạc hội nghị, Giáo hoàng đã nêu ra những tai họa mà người Hồi giáo đã
gieo rắc ở phương Đông, như, xâm chiếm vùng đất của Byzantine, giết hại, cướp bóc của
cải dân lành, phá hoại Giáo hội. Từ đó, Giáo hoàng, nhân danh Chúa, kêu gọi tất cả mọi
người, không kể giàu nghèo, địa vị hãy nhanh chóng giúp đỡ những người anh em ở phía
Đông. Tiếp đó, lại nhân danh Chúa, Giáo hoàng đưa ra lời hứa hẹn, rằng, những ai tham gia
cuộc viễn chinh mà chết đi sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi và được lên thiên đường; đồng thời
cũng không quên chỉ ra những lợi ích vật chất mà những người tham gia sẽ có được từ vùng
đất phía Đông, “khăp nơi đầy sữa và mật”, “thiên đường thứ hai”, “ai ở đây buồn khổ nghèo
đói thì đến đó sẽ trở thành người giàu có”.

Và như thế, cuộc Thập tự chinh thứ nhất sắp bắt đầu. Kế hoạch được đưa ra là cuộc viễn
chinh sẽ bắt đầu vào cuối năm 1096, thế nhưng, điều không tính tới đã xảy đến: tháng 2 năm
1096, hàng vạn nông dân Pháp và Đức ồ ạt “lên đường” mở đầu cho cuộc chiến tranh Thập
tự.
Hàng vạn nông dân này được dẫn đầu bởi một giáo sĩ sống ẩn dật có tên Piere L’Ermite.
Sự hiểu biết nông cạn cộng với việc bị kích động bởi những lời tuyên truyền, những lời hứa,
những viễn cảnh Giáo hoàng Urban II đưa ra, những người nông dân này đã bán tất cả tài
sản, ruộng đất để mua những nhu yếu phẩm cho việc đi đường, họ đem vợ con theo bên
mình. Bên cạnh nông dân còn có những kẻ lang thang, trộm cắp, cướp giật, giết người, …
Một đội quân chính quy phải có những yếu tố về sự chỉnh tề, kỉ luật, kĩ năng, kĩ – chiến
thuật, trang bị vũ khí đầy đủ, và người chỉ huy có khả năng; thế nhưng, họ chả có gì ngoài
hai từ: “niềm tin”. Đó là một đội quân ô hợp. Dễ hiểu vì sao mà đội quân này nhanh chóng
tan tác: dọc đường thì cướp bóc để kiếm thức ăn và bị giết gần một phần hai, còn lại ba đến
bốn vạn người khi tới Constantine, vừa tới Tiểu Á thì lập tức bị đội quân thiện chiến của
người Thổ Seljuk tiêu diệt gần hết, còn lại khoảng một phần mười trốn thoát được. Một “nốt
nhạc bi thương” mở đầu cho những cuộc viễn chinh Thập tự.
Mãi đến tháng 8 năm 1096, quân Thập tự dưới sự chỉ huy bởi các lãnh chúa mới tập hợp
xong và xuất phát. Họ là những kị sĩ được trang bị tốt hơn đội quân “Thập tự chinh nhân
dân” thảm họa trước đó. Đội quân kị sĩ này xuất phát từ bốn địa điểm: Normandy, Lorraine,
Provence (nước Pháp), và Nam Ý, đến cuối năm 1096 đầu năm 1097 thì tất cả hội quân ở
thành Constantine.
Hoàng đế Byzantine là Alexius I Comnenus mong muốn một đội viễn chinh thiện chiến
nhỏ, tinh nhuệ, nhưng lại “được đáp ứng” bởi khoảng sáu vạn quân, ông bắt đầu lo lắng và
không mấy tinh tưởng, đặc biệt một trong những chỉ huy của lực lượng viễn chinh này lại có
Bohermond xứ Taranto – người dành rất nhiều thời gian trong đời để tấn công đế chế
Byzantine. Hoàng đế Alexius I hứa sẽ cung cấp tiền bạc, lương thực, vũ khí cho đội quân
Thập tự này nếu nhưng người đứng đầu thề sẽ trung thành và trả lại vùng đất đã chiếm lại từ
tay người Hồi giáo cho đế chế Byantine.
Tháng 4 năm 1097, quân Thập tự vượt biển Bosphorus tiến vào Anatolia thuộc Tiểu Á và
bắt đầu giao chiến với đội quân Hồi giáo người Thổ Seljuk. Sau nhiều cuộc giao tranh ác

liệt, quân Thập tự đã chiếm được một số cứ điểm quan trọng, đẩy quân đội Hồi giáo dần
sang phía Tây.
Đến năm 1098, một bá quốc phong kiến của quân Thập tự được thành lập ở Edessa và
sau đó là Antioch. Năm 1099, cuối cùng thì họ cũng chiếm được thành Jerusalem, một cuộc
4


thảm sát người Hồi giáo đã diễn ra, rồi họ thành lập Vương quốc Jerusalem ngay đây. Sau
đó quân Thập tự chiếm nốt phần Bờ Tây và thành lập ở đây bá quốc Tripoli. Trên danh
nghĩa thì Edessa, Antinoch, Tripoli trực thuộc Vương quốc Jerusalem, nhưng thực tế thì các
bá quốc này là các vương quốc độc lập. Những lời thề với Hoàng đế của Byzantine xem như
chưa bao giờ có.
Các quốc gia phong kiến vừa mới thành lập này, cũng như các quốc gia phong kiến Tây
Âu, thực hiện những chinh sách phân phong ruộng đất và thành lập các trang viên. Những
người Ả rập, người Syria theo đạo Hồi, những người Hy Lạp thuộc Đông phương chính
thống giáo bị biến thành những nông nô và bị bốc lột tàn bạo. Họ phản kháng và bị trấn áp
bởi những lực lượng kị sĩ được thành lập bởi giai cấp thống trị. Những lực lượng kị sĩ tôn
giáo này được thành lập nhằm mục đích chính là mở rộng lãnh thổ và chống lại các nước
Hồi giáo láng giềng. Những quốc gia phong kiến được thành lập trong cuộc Thập tự chinh
lần thứ nhất này không ổn định, bởi sự phản kháng của người dân địa phương cùng với việc
xung đột thường xuyên của các quốc gia này.
Như vậy, cuộc Thập tự chinh thứ nhất diễn ra trong khoảng bốn năm, xem như thành
công về phương diện chính trị, kinh tế.
2. Cuộc thập tự chinh thứ hai ( 1147 – 1149).
Sau cuộc thập tự chinh lần thứ nhất, các bá quốc phong kiến được thành lập ở phần lãnh
thổ mà quân Thập tự chiếm được nhưng luôn chịu sự tấn công của các quốc gia Hồi giáo lân
cận. Đến năm 1144, bá quốc Edessa bị người Thổ Seljuk chiếm lại, bá quốc Antioch bị uy
hiếp nên gửi thư về cầu cứu Giáo hoàng. Một cái cớ cho cuộc viễn chinh lần hai của quân
Thập tự.
Một lần nữa Giáo hoàng lại kêu gọi các Hoàng đế, các lãnh chúa, các kị sĩ, các tín đồ Ki

– tô thực hiện cuộc thập tự chinh “danh giá” lần thứ hai.
Lãnh đạo cuộc viễn chinh này là vua Louis VII của Pháp và Conrad III của Đức, với sự
giúp đỡ từ một số quý tộc quan trọng khác của châu Âu. Quân đội của hai vị vua đã hành
quân một cách riêng rẽ trên khắp châu Âu. Sau khi vượt qua lãnh thổ của Đế quốc
Byzantine để tiến vào vùng Anatolia, quân đội của cả hai nhà vua đã bị đánh bại một cách
riêng rẽ bởi người Thổ Seljuk và phải rút về nước. Cuộc thập tự chinh thứ hai thất bại.
3. Cuộc thập tự chinh thứ ba (1189 – 1192).
Năm 1171, một viên tướng người Ai Cập có tên Saladin đã lật đổ Vương triều Phatima và
lập Vương triều Xuntan, thống trị một đế chế rộng lớn bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Syria
sau đó dẫn quân tấn công các quốc gia do quân Thập tự lập nên.
Năm 1187, thành Jerusalem thất thủ, quân Thập tự chỉ còn giữ được Tripoli và Antioch.
Trước tin dữ, Giáo hoàng bấy giờ là Urban II sốc nặng mà chết. Sau đó, Giáo hoàng mới là
Gregorius VIII vừa lên ngôi đã kêu gọi một cuộc viễn chinh mới để cứu vãn tình hình phía
Đông. Lời kêu gọi lại được đáp ứng.
Thành phần tham gia cuộc viễn chinh lần ba này gồm có Henry II của Anh (Henry chết
năm 1189, nhưng con trai ông là Richard I “Tim sư tử” nắm quyền lãnh đạo cánh quân Anh
tiếp tục cuộc viễn chinh) và Philip II của Pháp, hoàng đế Đức Fredrick Barbarossa.
Hoàng đế Đức Fredrick Barbarossa lúc này đã già cả, nhưng vẫn hưởng ứng lời kêu gọi
thánh chiến, đưa một cánh quân lớn vượt Anatolia nhưng bị chết đuối (6/10/1190) nên cánh
quân này rệu rã trở về nước. Sau đó hoàng đế Áo là Leopold V. Mãi cho đến mùa hè 1190,
quân Thập tự Anh và Pháp mới lên đường.
5


Tháng 7 năm 1190, Richard và Philip đã cùng khởi hành từ Marseille, Pháp đến Sicily.
Sau khi chiếm được Acre, Richard I và Phillip II lại xảy ra mâu thuẫn, vua Phillip II và vua
Leopold V dẫn quân bỏ về nước. Richard I tiếp tục cuộc Thập tự chinh.
Sau một loạt cuộc tấn công Jerusalem nhưng không thể hạ được thành, ngày 2 tháng 9
1192, Richard và Saladin thỏa thuận một hòa ước, theo đó Jerusalem tiếp tục nằm trong tay
người Hồi giáo, nhưng khách hành hương Thiên chúa giáo được quyền viếng thăm thành

phố trng vòng ba năm. Richard I rời Đất Thánh ngày 9 tháng 10. Cuộc thập tự chinh lần thứ
ba chính thức thất bại.
4. Cuộc thập tự chinh thứ tư (1202 – 1204).
Mục đích ban đầu của cuộc thập tự chinh thứ tư là để chinh phục người Hồi giáo và kiểm
soát Jerusalem bằng cách tiến hành một cuộc xâm lược vào Ai Cập. Nhưng thay vào đó,
trong tháng 4 năm 1204, quân Thập tự chinh Tây Âu đã xâm lược Constantine của đồng
minh Byzantine.
Giáo hoàng Innôcentê III đã lên ngôi Giáo hoàng trong năm 1198 và bắt đầu kêu gọi một
cuộc thánh chiến mới nhưng phần lớn lời gọi của ông đã bị bỏ ngoài tai bởi các quốc vương
châu Âu: nước Đức đang chiến đấu để chống lại quyền lực của Giáo hoàng trong khi nước
Anh và nước Pháp vẫn tham chiến với nhau. Tuy nhiên, do lời rao giảng của Giáo hoàng đã
đến được Fulk của Neuilly, một đội quân thập tự chinh cuối cùng đã được thành lập tại một
giải đấu đang được tổ chức ở Écry bởi Bá tước Thibaut của Champagne trong năm 1199.
Thibaut được bầu làm lãnh đạo, nhưng ông đã qua đời vào năm 1200 và được thay thế bởi
một vị Bá tước khác, Boniface của Montferrat.
Boniface và các nhà thủ lĩnh khác đã gửi phái viên tới Venice, Genova và các thành phố
khác để đàm phán một hợp đồng vận chuyển quân đến Ai Cập. Trong tháng 3 năm 1201 các
cuộc đàm phán đã được bắt đầu với Venezia, và thành phố này đồng ý vận chuyển 33.500
quân viễn chinh, một số lượng đầy tham vọng. Thoả thuận này yêu cầu Venezia có một năm
chuẩn bị để chế tạo thêm nhiều tàu và đào tạo thêm thủy thủ để điều khiển những con tàu
này, còn phía quân Thập tự phải trả cho Venezia 85000 đồng mác bạc và một nửa chiến lợi
phẩm mà quân Thập tự thu được. Nhưng phía Thập tự quân không thể đáp ứng việc trả đủ
85000 đồng mác bạc, họ còn thiếu 34000 đồng, vì thế phía Venezia yêu cầu quân Thập tự
đánh chiếm thành phố Dara của Hungary, một đối trọng thương nghiệp của Venezia. Quân
Thập tự đồng ý, họ hạ Dara vào tháng 11 năm 1202, mặc dù dân cư ở đây theo đạo Ki – tô.
Trong lúc quân Thập tự chuẩn bị lên đường viễn chinh thì một biến cố bất ngờ xảy ra,
thái tử lưu vong của đế quốc Byzantine là Alexius Angelos sai người đến cầu cứu. (Năm
1195, hoàng đế Byzantine là Isaac II Angelos bị Alexius III Angelos lật đổ, Alexius Angelos
trốn được sang Roma vào năm 1202). Alexios hứa sẽ cung cấp 200.000 đồng Mark bạc,
10.000 chiến binh để giúp đỡ quân Thập tự chinh, duy trì 500 hiệp sĩ tại Đất Thánh, hải

quân Byzantine sẽ tham gia vận chuyển quân Thập tự chinh tới Ai Cập và vị trí của Giáo hội
Chính Thống Phương đông sẽ dưới quyền của Giáo hoàng nếu họ đi thuyền đến Byzantine
và lật đổ Alexios III Angelos. Điều bất ngờ ngày không khác gì món quá từ trên trời rơi
xuống cho mục đích thực sự của phong kiến Tây Âu khi thực hiện các cuộc thập tự chinh,
đặc biệt trong bối cảnh Venezia đang có ý định không thực hiện thỏa thuận với quân Thập tự
mà định thôn tính Byzantine nhằm mục đích thâu tóm việc buôn bán ở khu vực này.
Tháng 7 năm 1203, quân Thập tự tấn công Constantine, thủ đô của Byzantine, Alexius III
trốn thoát, Isaac II lại lên ngôi nhưng không thể nào kiếm đủ số tiền cấp cho quân Thập tự
như đã hứa. Đất nước kiệt quệ vì bị vơ vét, nhân dân nổi dậy khắp nơi, và Isaac II bị lật đổ

6


lần nữa, Byzantine rơi vào tình trạng hỗn loạn, một thuận lợi cho dã tâm của phong kiến
Tây Âu.
Tháng 4 năm 1204, quân Thập tự lại tấn công Constantine và nhanh chóng chiếm được
thành. Quân Thập tự thẳng tay cướp bóc, tàn sát, đốt phá kinh thành. Của cải vơ vét không
kể xiết, đến nỗi một biên niên sử của Pháp đã viết rằng: “Từ khi khai thiên lập địa đến nay
chưa có một cuộc đánh chiếm thành phố nào lại lấy được nhiều chiến lợi phẩm đến thế”.
Sau khi đánh chiếm thành công Constantine, quân Thập tự không còn ý định đánh
Jerusalem nữa, họ thành lập Đế quốc Latinh trên 3/8 lãnh thổ chiếm được của Byzantine, cử
Hoàng đế và Tổng giám mục đầu tiên.
Người Venezia chiếm 3/8 đất của Byzantine, 3/8 kinh đô Constantine. Người Byzantine
chỉ còn lại một dải đất nhỏ ở ven biển Adriatic và phần Tiểu Á, họ thành lập hai tiểu quốc là
Nicaea, Trebizond và Trấn Epirus.
Đế quốc Latinh luôn chịu sự phản kháng mạnh mẽ của những người Latinh ngay trong đế
quốc của mình đồng thời là sự đấu tranh của các tiểu quốc của người Byzantine nên nhanh
chóng suy yếu. Đến năm 1261, đến quốc Latinh bị đế quốc Nicaea tấn công và nhanh chóng
sụp đổ, đế quốc Byzantine được khôi phục.
Và như vậy, cuộc thập tự chinh thứ tư cuối cùng chỉ đạt được một mục đích duy nhất, về

kinh tế, còn các mục đích khác không đạt được gì.
*Những cuộc thập tự chinh cuối cùng.
Sau bốn cuộc thập tự chinh thất bại, nước Pháp và Đức loan truyền một tin, rằng, nguyên
nhân thất bại của các cuộc thập tự chinh là bởi thành phần tham gia là người lớn, những
người phạm nhiều tội nên không thể thực hiện việc thiêng liêng là giải phóng vùng đất
thánh địa, chỉ những trẻ em trong trắng mới thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng này. Và bi
kịch xảy ra sau đó:
Năm 1212, một mục đồng mười hai tuổi ở Pháp, tự xưng là “sứ giả của Chúa”, được
Chúa cử xuống để dẫn dắt trong sứ mệnh giải phóng vùng đất thánh. Tin tức lan nhanh, chỉ
sau ba tháng, ba vạn trẻ em Pháp đã tập hợp ở Marseille rồi lên bảy con thuyền hướng sang
Palestin. Hai chiếc bị đắm trên biển Địa Trung Hải, năm chiếc còn lại bị các chủ thuyền
hướng sang Ai Cập, và số trẻ em sống sót đó bị bán làm nô lê.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở nước Đức láng giềng, hai vạn trẻ em được tập hợp để
hướng tới Jerusalem. Trên đường đến Ý, một nửa trên tổng số bị chết khi vượt qua dãy Alps,
số còn lại đến được miền nam Italia. Cũng may là tại đây, chính quyền nước sở tại đã gây áp
lực, vì thế “ đội quân viễn chinh” này buộc phải quay về. Trên đường trở về, phần lớn số trẻ
em này bị chết và bệnh tật.
Thực sự thì sau bốn cuộc viễn chinh thất bại, niềm tin trong phần lớn dân chúng về việc
giải phóng “mộ Chúa” không còn mạnh mẽ, nhưng do sự vận động của Giáo hoàng nên
quân Thập tự còn tiến hành thêm bốn cuộc viễn chinh trong thế kỉ XIII, nhưng quy mô
không còn như trước.
5. Cuộc thập tự chinh thứ 5 (1217 – 1219).
Cuộc thập tự chinh thứ năm do Giáo hoàng Honorius III đứng ra kêu gọi. Tham gia cuộc
viễn chinh này có: Leopold VI (Công tước Áo) và András II của Hungary, đến năm 1218
thêm sự tham gia của Oliver thành Cologne và một đội quân hỗn hợp của vua Hà
Lan Willem I.

7



Mục tiêu của cuộc viên chinh thứ năm này là tấn công Ai Cập. Năm 1219, quân Thập
tự công chiếm Damietta và Giáo hoàng Honorius III cử đại diện là Pelagius thống lĩnh cuộc
Thập tự chinh. Người Hồi giáo đã đề nghị đổi quyền kiểm soát giữa Damietta
và Jerusalem nhưng Pelagius từ chối. Ngay năm 1219, quân thập tự định tấn
công Cairo nhưng không vượt qua được sông Nin đang trong mùa nước lũ và buộc phải rút
lui do hậu cần không đảm bảo. Trên đường rút lui, những cuộc tấn công vào ban đêm của
quân đội Hồi giáo đã gây nhiều thiệt hại cho Thập tự quân và Damietta bị tái chiếm.
Cuộc thập tự chinh thứ năm như vậy thất bại.
6. Cuộc thập tự chinh thứ 6 (1228 – 1229).
Cuộc thập tự chinh thứ sau do hoàng đến Đức là Friedrich II tiến hành. Friedrich II đã
tiến hành đàm phán và kí hòa ước với Xuntan (Ai Cập), do đó quân Thập tự nhanh chóng
chiếm được thánh địa Jerusalem và các thành phố khác của Palestin. Rất tiếc là sau đó
hoàng đến nước Đức xảy ra mâu thuẫn với Giáo hoàng và bị tòa thánh Roma đem quân
đánh nước Đức, thế nên hoàng đế Friedrich II phải vội vã đưa quan trở về. Cuộc viễn chinh
lần sáu chính thức thất bại.
Sau đó Friedrich II quay sang đàm phán, năm 1229, Friedich II đạt được thỏa thuận đình
chiến mười năm với người Hồi giáo và khôi phục lại quyền kiểm soát
Jerusalen, Nazareth và Bethlehem cùng với một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những
người Kitô giáo. Trước sự chống đối của các giáo trưởng ở Jerusalem, Friedrich II đã tự
phong mình làm vua ở đây năm 1229. Năm 1244, Jerusalem thất thủ trước sự tấn công ồ ạt
của lính đánh thuê Hồi giáo.
7. Cuộc thập tự chinh thứ bảy (1248 – 1254).
Sau khi Jerusalem bị tái chiếm năm 1244, vua Louis IX của nước Pháp đã chuẩn bị một
cuộc viễn chinh để giành lại thánh địa này. Lực lượng tham gia ngoài quý tộc và kị sĩ Pháp
còn có một số quý tộc và kị sĩ Anh. Mục tiêu cuộc viên chinh lần này vẫn là Ai Cập. Mặc dù
đội quân Thập tự lần này không được tổ chức tốt, năm 1248, quân Thập tự chinh vẫn chiếm
được Damietta một cách dễ dàng và tiến quân về Cairo năm 1249. Tuy nhiên, sau đó lại
nhanh chóng bị quân Hồi giáo của Baybars I và Emir Fakr ed-Din đánh bại trong trận
Mansoura ngày 8 tháng 2 năm 1250, Damietta lại rơi vào tay người Hồi giáo. Vua Louis IX
của Pháp bị bắt làm tù binh và phải trả một khoản tiền lớn để được thả, sau đó quân Thập tự

rút quân vào năm 1254. Cuộc thập tự chinh lần bảy thất bại.
8. Cuộc thập tự chinh thứ tám (1270).
Cuộc thập tự chinh lần tám cũng do Vua Louis IX tiến hành. Cuộc viễn chinh lần này
nhằm đến Tunis, quân Thập tự tấn công Tunis nhưng ngày 25 tháng 8 năm 1270, nhưng tại
đây, vua Louis IX chết vì mắc bệnh dịch hạch. Sau đó đội quân của Louis IX cùng với
đoàn quân Thâp tự do hoàng tử Anh Edward tiếp tục tiến hành cuộc Thập tự chinh nhưng
không đạt kết quả nào. Cuộc tấn công Tunis ngừng lại còn hoàng tử Edward dẫn quân
tới Acre. Những hoạt động của đội quân do hoàng tử Edward chỉ huy trong những
năm 1271 - 1272 có tài liệu gọi là Thập tự chinh thứ chín, có tài liệu lại ghép vào cùng
với Thập tự chinh thứ tám. Trong hai năm này, hoàng tử Edward cũng không đạt được kết
quả nào đáng kể cho đến khi ông đình chiến và quay trở về Anh để kế thừa ngôi báu sau cái
chết của nhà vua Henry III. Cuộc thập tự chinh thứ tám cũng thất bại như những cuôc viễn
chinh trước đó.

8


Hội nghị tôn giáo tại Clermon, Pháp, tháng 5/1095

Đế chế Byzantine và đế chế Seljuk, năm 1081

9


Lược đồ cuộc thập tự chinh lần thứ nhất ( 1096 – 1099)

Lược đồ cuộc thập tự chinh lần thứ hai ( 1147 – 1149)

10



Lược đồ cuộc thập tự chinh lần thứ ba (1189 – 1192)

Lược đồ cuộc thập tự chinh lần thứ tư (1202 – 1204) và lần thứ năm (1217 – 1219)

Lược đồ những cuộc thập tự chinh cuối cùng (1228 – 1270)

11


Quân Thập tự chiếm Constantine, năm 1202

Byzantine, năm 1204

12


Đế quốc Byzantine, 1261
IV.
Kết quả, nguyên nhân thất bại và hậu quả của phong trào.
1. Kết quả.
Phong trào thập tự chinh cuối cùng thất bại. Mặc dù trong hai đợt viễn chinh thứ hai và
thứ tư, quân Thập tự đã chiếm được thành Jerusalem và thành Constantine, đã đạt được mục
tiêu đề ra nhưng chỉ tạm thời, sau đó ít lâu thì quan Thập tự không thể kiểm soát được và bị
người Hồi giáo cũng như đế quốc Byzantine lấy lại.
2. Nguyên nhân thất bại.
- Về mặt chủ quan.
Lực lượng tham gia cuộc viễn chinh theo kiểu “ô hợp”: đợt viễn chinh thứ nhất là biểu
hiện rõ nét nhất cho sự “ô hợp” đó, nông dân, kẻ trộm cướp, tội phạm, được dẫn dắt bởi một
giáo sĩ ẩn danh vô danh… Mặc dù sau đó dẫn đầu quân Thập tự là các hoàng đế hay lãnh

chúa nhưng lực lượng quân đội chính quy không nhiều. Từ đó, việc tổ chức kỉ luật, kĩ –
chiến thuật trở nên lỏng lẻo, việc thất bại là không thể tránh khỏi.
Về mặt tổ chức lãnh đạo: Các cuộc viễn chinh có sự tham gia của các hoàng đế, lãnh
chúa trên khắp Tây Âu nhưng chưa bao giờ có một chỉ huy tối cao để thống nhất hành động.
Không những thế, trong các cuộc viễn chinh, khi đạt được một số thắng lợi thì nội bộ bắt
đầu mâu thuẫn trong việc phân chia chiến lợi phẩm, lực lượng từ đó bị chia cắt, sự thất bại
kéo theo là điều dễ hiểu.
Những kiến thức về người Hồi giáo và vùng đất phía đông chỉ thông qua sự phác họa của
Giáo hội và khách lữ hành chứ không phải từ việc thu thập thông tin quân sự. Việc không
“biết mình, biết người” không khác “kẻ mù sang sông”. Sự thất bại cũng là điều khó tránh
khỏi.
-

Về mặt khách quan.

Quân thập tự phải hành quân trên một quãng đường dài, đồng thời phải chiến đấu dưới
điều kiện thời tiết nắng nóng, sa mạc khắc nghiệt, nguy cơ dịch bệnh hoành hành, chống lại
một lực lượng Hồi giáo tuy đang chia rẽ nhưng thiện chiến, có tổ chức tốt. Hàng loạt chiến

13


binh đã phải bỏ mạng tại đây, trong đó có rất nhiều lãnh chúa, quý tộc, vua Louis IX của
Pháp là một dẫn chứng tiêu biểu.
3. Hậu quả của phong trào thập tự chinh.
Các cuộc viễn chinh diễn ra trong khoảng thời gian gần 200 năm gây ra những hậu quả
nặng nề về chính trị, mặt kinh tế và xã hội:
-

Hang chục vạn người bị chết, gồm cả dân thường, hoàng đế, quý tộc, kị sĩ, dân

thường của các bên tham chiến.
Hàng loạt làng mạc, nhà cửa, thành phố bị cướp bóc, phá hủy kéo theo đó là các di
sản văn hóa được xây dựng lâu đời cũng bị phá hủy theo.
Giai cấp phong kiến Tây Âu đã phải bỏ ra rất nhiều của cải, tiền bạc để thực hiện các
cuộc viễn chinh mà thu lại không bằng, kinh tế của chính kẻ gây chiến lại thiệt hại.

Mặc dù các cuộc viễn chinh của quân Thập tự đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người
và của nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều hậu quả tích cực được mang lại trong và sau các
cuộc viễn chinh đó cho nền kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu:
-

-

-

-

-

Về kinh tế: tăng cường giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây. Nhờ
việc lũng đoạn khu vực giao thương Đông Địa Trung Hải mà số lượng hàng hóa “đặc
sản” của phương Đông như hương liệu, giấy, tơ lụa, thủy tinh, đồ trang sức, … được
đưa vào Tây Âu nhiều hơn trước. Nhiều thành phố như Venexia, Marseille, … nhanh
chóng trở thành các trung tâm thương mại của Tây Âu bấy giờ.
Về kĩ thuật: người phương Tây học được những kĩ thuật của người phương Đông,
như: nghề thổi thủy tinh, nghề luyện kim đỉnh cao, nghề giấy, chế tạo thuốc súng, …
và biết đến các loại nông sản mới như: lúa gạo, kiều mạch, chanh, dưa hấu, … Một
phần họ học được trực tiếp, một phần gián tiếp qua người Ả Rập.
Về chính trị: tầng lớp lãnh chúa, quý tộc phong kiến đã tự làm suy yếu chính mình,
bởi: để có thêm tiền thực hiện các cuộc viễn chinh các lãnh chúa, quý tộc Tây Âu đã

bán đi nhiều ruộng đất và tạo điều kiện cho các nông nô chuộc thân bằng tô tiền – nền
tảng của chế độ phong kiến dần bị phá vỡ.
Về quân sự: sau những cuộc Thập tự chinh đầu tiên, quân Thập tự đã phải tiến hành
các chiến dịch phòng thủ quy mô lớn ở những tiền đồn xa xôi và điều này khiến cho
kỹ thuật phòng vệ, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng lâu đài phát triển. Các lâu đài có thiết
kế công sự tháp treo để thuận lợi cho việc bắn vũ khí, ném gỗ, đá, dầu... vào những
người tấn công; lối vào lâu đài được bố trí các góc, tường ngăn không cho đối phương
công phá trực tiếp. Các lâu đài Hồi giáo cũng có bước phát triển tương tự. Cùng với
kỹ thuật phòng thủ, các phương tiện công thành như máy bắn đá, máy phá thành bằng
những khúc gỗ lớn...trở nên tinh vi và hiệu quả hơn; các kỹ thuật đào đất, đặt chất
nổ...cũng có bước phát triển.
Về văn hóa: việc đánh chiếm, cướp bóc và đốt phá thành phố Constantine đã làm cho
các di sản kiến trúc, văn hóa ở đây biến mất gần như toàn bộ. Mặc dù sau này được
không phục phần nào nhưng đế quốc Byzantine (tức Đông Âu) không còn giữ vai trò
trung tâm văn hóa nữa mà là Tây Âu, cho đến tận ngày nay.
Đồng thời, qua việc tiếp xúc với văn hóa phương Đông, giai cấp quý tộc Tây Âu học
được nhiều thứ mới mẻ: nghi thức cung đình, cử chỉ tao nhã, … hay cách trau chuốt
cho các vật dụng, vũ khí, … và cả việc ăn mặc, trang điểm, ăn uống thêm gia vị, …

14


V.
Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.
1. Nhận xét, đánh giá.
Phong trào thập tự chinh kéo dài gần 200 năm mang lại những hậu quả tiêu cực nhưng
cũng có những điều tích cực của nó.
Về tính chất của phong trào: đây là một cuộc chiến tranh mang vẻ bề ngoài tôn giáo
nhưng thực chất với mục đích chính trị, kinh tế của tầng lớp thống trị Tây Âu thời bấy giờ.
-


-

Một cuộc chiến tranh mang đậm màu sắc tôn giáo: Từ thế kỉ VII, Hồi giáo xuất hiện
đồng thời với quá trình truyền bá là sự bành trướng lãnh thổ. Việc cầu cứu Giáo hoàng
và các hoàng đế Tây Âu của hoàng đế Byzantine đã cho thấy sự bành trướng mạnh
mẽ của Hồi giáo về cả lãnh thổ và tín đồ. Điều đó đồng nghĩa với việc phạm vi ảnh
hưởng của Giáo hội Ki-tô đang và sẽ bị giảm sút. Như vậy, mục đích lấy lại thánh địa
Jerusalem như Giáo hội Ki-tô đưa ra thực chất là lấy lại sự ảnh hưởng của Giáo hội
Ki-tô với phần phía Đông Địa Trung Hải.
Bản chất bên trong là một cuộc chiến tranh xâm lược: Cuối thế kỉ V, Đông bộ La Mã
sụp đổ, còn Tây bộ La Mã, tức đế quốc Byzantine bắt đầu phong kiến hóa. Từ thế kỉ
VII, nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đế quốc Byzantine phát triển hơn hẳn các quốc
gia Tây Âu vốn đang ở trong “đêm trường trung cổ”. Sức ảnh hưởng ngày càng tăng
của phần Đông Địa Trung Hải và đụng chạm tới lợi ích của phần phía Tây Địa Trung
Hải (quá trình giao thương). Chính những điều này là yếu tố cốt lõi để các thế lực
phong kiến Tây Âu tiến hành hàng loạt cuộc viễn chinh với vẻ bề ngoài tôn giáo
nhưng thực ra để xâm lược, cướp bóc và thôn tính phần đất phía Tây.

Từ những mục đích và hậu quả thảm khốc mà cuộc chiến tranh này mang lại đã cho thấy
rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2. Kiến nghị.
Để nghiên cứu về một vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội nói chung và lĩnh vực quân sự
nói riêng, ở đây là một cuộc chiến tranh tôn giáo, cần phân tích vấn đề theo nhiều hướng
khác nhau, từ đó mới làm rõ được bản chất của vấn đề đặt ra. Ở đây, phong trào thập tự
chinh, mang một “lớp áo tôn giáo” nhưng khi xem xét các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã
hội cùng với diễn biến và kết quả của nó thì mới thấy rõ được rằng tính chất của nó không
như vẻ bề ngoài.
Mặt dù những tài liệu viết về phong trào thập tự chinh từ trước đến nay có rất nhiều; thế
nhưng, với nhiều người, đặc biệt là sinh viên năm nhất ngành sư phạm lịch sử, việc tự chủ

trong việc tinh lọc, tổng hợp tài liệu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nâng cao học
thuật là một điều mới mẻ và tất nhiên nãy sinh nhiều sự bối rối. Chính vì vậy, việc hướng
dẫn của giảng viên cũng rât quan trọng bên cạnh sự tự chủ là chủ yếu của sinh viên.
Việc thường xuyên được thực hiện những bài tập, bài semina, bài thu hoạch, … sẽ dần
nâng cao và củng cố khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên, từ đó việc đào tạo những
thầy – cô tương lai cho đất nước sẽ tiến thêm một bước.
C. KẾT LUẬN
Phong trào thập tự chinh là một sự thật lịch sử. Mặt dù phong trào đã xảy ra cách đây gần
thiên niên kỉ thế nhưng những hậu quả và ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Việc
đánh giá về phong trào này trên cơ sở khách quan và chủ quan khác nhau.

15


Việc nghiên cứu về cuộc chiến tranh này sẽ góp phần nâng cao kĩ năng, kiến thức cho
sinh viên nói riêng trong khắp các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quân sự đến văn hóa xã hội.
Đồng thời với việc tự bản thân tìm tòi, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cũng chính là nâng
cao khả năng tư duy biện chứng của chính mình.
Chắc chắn là đề tài về các cuộc thập tự chinh từ trước tới nay đã có rất nhiều người bỏ
công sức nghiên cứu sơ lược hay sâu rộng khác nhau. Thế nhưng, với việc tự mình thực
hiện đề tài này, với vị trí là sinh viên năm nhất ngành sư phạm lịch sử, em hy vọng sẽ góp
một phần công sức của mình trong việc đưa ra thêm một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên khác trong và ngoài ngành, trong và ngoài nhà trường, …
Đề tài được em thực hiện chưa thực sự sâu sắc lắm bởi những điều kiện khách quan và
chủ quan khác nhau. Nhưng, trong tương lai gần, khi có thêm điều kiện về mặt thời gian và
trình độ tư duy cải thiện hơn, em chắc chắn sẽ có một bài nghiên cứu độc lập và sâu hơn về
phong trào thập tự chinh này.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu giấy:
1. Nguyễn Gia Phu, Lịch sử thế giới trung đại, 2005, NXB Giáo dục, tái bản lần chín.

2. Nghiêm Đình Vỹ (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ trung đại, 2013, NXB ĐHSP, in lần
thứ năm.
3. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, 2007, NXB Giáo dục, tái bản
lần thứ chín.
- Tài liệu Internet:
1. Nhiều tác giả, “Thập tự chinh”, />%E1%BB%B1_chinh
2. Tâm Anh (theo TTZ, Ranker), “Sự thật rùng rợn về các cuộc Thập tự chinh”,
26/12/2016.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×