VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN
TRẦN VIỆT HÀ
VIỆT HÀ
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9 22 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC
HÀ NỘI, 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu
PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu
Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Minh Lường
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng
Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Văn Giá
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Việt Hà, Cảm quan hậu hiện đại về nhân vật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam,
số 254, tháng 3/2016, tr.34 - 38.
2. Trần Việt Hà, Loại hình nhân vật lí tưởng trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bắc Sơn, Tạp chí Lý luận Phê bình, số 8/2018, tr.27 - 39.
3. Trần Việt Hà, Vài nét về nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số
tháng 11/2018, tr. 79 - 87.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2000 gắn liền với dấu mốc quan trọng chuyển giao thế kỷ ở
nhiều lĩnh vực. Về văn học, nền kinh tế thị trường khởi sắc đã chi phối, tạo
nên không gian thương mại cho văn học. Các hoạt động xuất bản, tiếp thị và
phân phối dịch vụ trung gian, cơ chế chính sách, luật xuất bản hay vấn đề thị
hiếu của độc giả đã thúc đẩy chuỗi cung - cầu và người sáng tác. Riêng tiểu
thuyết, sự thành công của một loạt các tác giả tác phẩm tạo nên bước ngoặt
đáng chú ý. Cùng với những thành công trên bình diện tác phẩm, thế giới
nhân vật từ các tiểu thuyết nói trên và sau này đã được thể nghiệm bằng
những kỹ thuật tiểu thuyết mới, nhờ đó trở nên phong phú sinh động hơn.
Tuy nhiên, thành công này không hề tách rời, độc lập với những thành công
của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000 mà là sự phát triển “gối tiếp” ở một
số thành tựu nhất định, đặc biệt là ở đặc điểm loại hình hay thủ pháp nghệ
thuật xây dựng nhân vật. Việc nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết
đầu thế kỷ XXI là cần thiết, đi vào cốt lõi của văn học đương đại. Đó là lý
do chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu
thế kỷ XXI đến nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ một số quan niệm đương đại về nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỷ XXI đến nay
- Khái quát tương đối đầy đủ các loại hình nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1
- Giới thiệu tổng quan nghiên cứu về nhân vật tiểu thuyết; khái lược về
đặc trưng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
- Tìm hiểu các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết và xem xét những
điểm kế thừa, đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết của các tác giả: Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đình Tú, Thuận, Nguyễn
Bắc Sơn, Đỗ Phấn, Tạ Duy Anh...
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp loại hình ; Phương pháp hệ thống ; Phương pháp tiếp
cận thi pháp học ; Phương pháp so sánh
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, nhận diện loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỷ XXI
Thứ hai, đánh giá những kế thừa và đổi mới trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật.
Thứ ba, bước đầu lý giải khả năng phát triển của các loại hình nhân vật
đó trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần vào việc nhận diện vấn đề nhân vật ở tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
2
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Chuyển đổi cách nhìn về tiểu thuyết và nhân vật trong
tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ
XXI.
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
đầu thế kỷ XXI.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở nước
ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về nhân vật
Meyer Howard "Mike" Abrams quan niệm nhân vật là “người được
giải thích bởi độc giả như là người cung cấp những phẩm chất đạo đức, tính
cách, xúc cảm được biểu hiện bằng lời nói - tức đối thoại, bằng việc làm tức hành động”.
1.1.2. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết
Nhân vật trong tiểu thuyết thuộc kiểu “con người phiêu du”, “con
người nếm trải” luôn “lãnh đủ” mọi tác động của cuộc sống. Có các nhóm
quan điểm về nhân vật sau:
Thứ nhất là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết tiền hiện đại
“kiểu Balzac”. Hình tượng nhân vật luôn gắn liền với hình hài và tính cách
con người, mang đầy đủ các dấu hiệu bên ngoài bao gồm: một cái tên rõ
3
ràng, một khuôn mặt được tạo nên từ nhiều nét vẽ, một tính cách cá nhân
xác định và khá cố định, một nhân hình khách thể đậm nét… Nhân vật luôn
“trong suốt”, chỉ là những đối tượng vô ngôn lặp lại lời tác giả. Về nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nhân vật hoặc thiên về mô phỏng cái cổ điển; hoặc
nhấn mạnh sự khác thường trong suy nghĩ, tính cách, hành động; hoặc xây
dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Thứ hai là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại kiểu
Dostoievski. Bakhtin cho rằng: nhân vật của Dostoievski là những chủ thể ý
thức, là kiểu “con người trong đường hầm”, tự ngụp lặn trong câu chữ của
những người xung quanh, để lắng nghe, cảm nhận, quan sát và tự phân tích.
Mỗi nhân vật có một ý thức riêng, một tư tưởng độc lập, kể cả đối với tác
giả. Về nghệ thuật, các nhà tiểu thuyết hiện đại chú ý hơn đến tâm trạng
nhân vật trong những mảnh phân thân của nó; xây dựng các mối quan hệ
nhân vật với hoàn cảnh, xã hội; sử dụng lối viết kết hợp ảo và thực khá phổ
biến và đắc dụng.
Thứ ba là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại của
các nhà Tiểu thuyết mới. Họ chủ trương loại bỏ những gì quá rõ ràng về
quá khứ, nghề nghiệp của nhân vật; xé nát mọi đường viền của nhân vật, từ
họ tên, dung mạo... đến tính cách, tâm lý. Họ khước từ lối kể chuyện từ
điểm nhìn toàn tri, thủ tiêu cốt truyện, tẩy trắng nhân vật, xóa bỏ cá tính…
Thứ tư là quan điểm của một số các nhà nghiên cứu khác: Milan
Kundera (Nghệ thuật tiểu thuyết) cho rằng: “Nhân vật ... là một con người
tưởng tượng, một cái tôi thực nghiệm”. Về phân loại nhân vật, Meyer
Howard "Mike" Abrams (Diện mạo tiểu thuyết) nhận diện nhân vật của tiểu
4
thuyết hiện đại gồm: nhân vật dẹt - không có chiều sâu và nhân vật tròn - cá
tính phức tạp.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở Việt
Nam
1.2.1. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết
Các giáo trình Lý luận văn học cho rằng: nhân vật tiểu thuyết thuộc
loại nhân vật tự sự, được khắc họa đầy đủ, rõ nét, đa diện, có đời sống nội
tâm phong phú và có sự phát triển nội tại rất sinh động. Nó có thể được hư
cấu hoàn toàn hoặc xây dựng dựa vào một nguyên mẫu, điển hình xã hội
nhờ nỗ lực lao động nghệ thuật của nhà văn.
Nhân vật tiểu thuyết giai đoạn 1986 - 2000 thoát ra khỏi hình thức “sơ
đồ hóa” để hiện lên đầy đặn hơn, sống động hơn. Về nghệ thuật, bên cạnh
việc kế thừa những kỹ thuật tiểu thuyết truyền thống, các tác giả cũng đã
quan tâm tới những cách tân thực sự khác biệt trong nghệ thuật xây dựng:
kỹ thuật dòng ý thức, đa ngôi kể, nghệ thuật nghịch dị… Bùi Việt Thắng
chia nhân vật tiểu thuyết giai đoạn này thành các kiểu sau: Nhân vật bi kịch,
Nhân vật anh hùng, Nhân vật kì dị, Nhân vật lập thân (lập nghiệp).
1.2.2. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI
Nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là nơi thể hiện một
cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người của tác giả. Đặc
thù của nhân vật hậu hiện đại là mảnh vỡ, nhòe mờ, bị tẩy trắng và ngôn
ngữ vô âm sắc. Tác giả Bích Thu cho rằng: “Nghệ thuật đồng hiện, kĩ thuật
độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật
giãn cách, đa giọng điệu… đã được tiểu thuyết vận dụng, biến hóa một cách
linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại”.
5
Về phân loại, Nguyễn Thái Hoàng, Văn Thị Phương Trang, Huỳnh
Thị Thu Hậu, Phạm Xuân Thạch, Hoàng Cẩm Giang, Nguyễn Kim
Hoàn…đều đi theo hướng phân loại nhân vật “ngoại biên”.
Giới hạn chung của các công trình nghiên cứu trên là chưa khu biệt
được vấn đề loại hình nhân vật cũng như sự giao thoa của các loại hình nhân
vật trong tiểu thuyết đương đại, chưa xác định nguyên nhân, khuynh hướng
vận động của chúng? Đặc biệt là chưa chỉ ra một cách có hệ thống những
điểm kế thừa, khác biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở tiểu thuyết
đầu thế kỷ XXI (so với cuối thế kỷ XX) để thấy rõ sự phát triển và đóng góp
của các cây bút tiểu thuyết? Việc điểm lại các công trình nghiên cứu trên
giúp chúng tôi có được những cơ sở quan trọng để định hướng, khoanh
vùng đối tượng nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 2
CHUYỂN ĐÔI CÁCH NHÌN VỀ TIỂU THUYẾT VÀ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Điều kiện dẫn đến thay đổi về nhân vật trong tiểu thuyết
đương đại
Kể từ 1986 đến nay, chủ trương của Đảng đã góp phần “cởi trói” về tư
tưởng cho văn nghệ sĩ. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào những điều kiện nội tại.
2.1.1. Sự gối tiếp hệ hình tư duy tiểu thuyết
Tư duy tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI chịu sự chi phối khá rõ
nét của Chủ nghĩa Hậu hiện đại. Ở phương Tây, tư duy tiểu thuyết Hiện đại
và tư duy tiểu thuyết Hậu hiện đại phát triển nối tiếp nhau. Ở Việt Nam từ
năm 1986, tư duy tiểu thuyết Hiện đại và Hậu hiện đại phát triển “gối tiếp
nhau”, cùng tồn tại song song.
6
2.1.2. Những tác động từ dịch thuật và nghiên cứu
Từ 1986, nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu ở miền Nam trước
đây được giới thiệu lại. Đầu thế kỷ XXI, nhiều lí thuyết triết học mới, tác
phẩm văn học xuất sắc trên thế giới được tiếp tục cập nhật, giới thiệu mang
đến một lối tư duy tiểu thuyết mới mang dấu ấn Hậu hiện đại đậm nét.
2.1.3. Những thay đổi trong quan niệm về Tác giả - Văn bản - Người
đọc
Thứ nhất, nhà văn khẳng định dấu ấn cá nhân và nhận thức lại lối
viết: Việc khẳng định dấu ấn cá nhân người viết là yêu cầu đặt ra gắt gao và
bức thiết, có ý nghĩa sinh tử. Hồ Anh Thái, Uông Triều, Đoàn Minh
Phượng, Đặng Thân, Tạ Duy Anh… đều có những trăn trở sâu sắc, tâm
huyết về nghề viết và chỗ đứng của nhà văn. Điều này chi phối đến ý thức
sáng tạo của nhà văn trong việc thể hiện thế giới nhân vật của mình.
Thứ hai, văn bản trở thành liên văn bản (intertextuality) đem lại khả
năng tự do liên tưởng và mở rộng ý nghĩa tác phẩm ra vô hạn. Người viết
dùng nhiều thể loại, nhiều kiểu tự sự khác nhau tạo nên cấu trúc lai ghép,
chắp vá trong văn bản như một “món nộm suồng sã”, một màn “tạp kĩ”, tạo
nên độ “nhòe” về ranh giới thể loại Người đọc tự do liên tưởng, mở rộng ý
nghĩa tác phẩm ra vô hạn.
Thứ ba, nhà văn thừa nhận và đáp ứng sự lên ngôi của người đọc.
Người đọc thế kỷ XXI đòi hỏi nhiểu hơn ở tiểu thuyết tính giải trí (cần suồng
sã, huyền bí hơn), tính liên văn bản (đa thông tin) và tính khám phá (gợi mở
đa chiều). Hơn thế, mỗi tiểu thuyết còn cần chứa đựng một tầm dự phóng,
kiến tạo trước để đáp ứng với cả loại người đọc sẽ hình thành trong và sau
khi đọc (người đọc tiềm ẩn).
7
2.1.4. Quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn
Các nhà văn đã nắm bắt điều này, đặt con người đời tư, thế sự, “phi sử
thi hóa”, gắn với cảm hứng bi kịch (trong quan hệ phức tạp, luôn vận động,
luôn tự soi chiếu tự nhận thức) vào vai trò trung tâm của hệ quy chiếu cho
các vấn đề thời đại.
2.2. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI
2.2.1. Một số vấn đề về tư duy tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI
2.2.1.1. Tư duy tiểu thuyết thiên về văn học đại chúng (mass literature)
Cuối thế kỷ XX, kinh tế thị trường, internet xuất hiện, tiến trình toàn
cầu hóa không ngừng mở rộng thì văn học đại chúng có điều kiện phát triển
mạnh. Truyền thông đại chúng đi vào văn học một cách mạnh mẽ.
2.2.1.2. Tư duy tiểu thuyết mang tính cộng sinh
Từ năm 2000, tư duy tiểu thuyết Hiện đại và Hậu hiện đại phát triển
“gối tiếp nhau”, dẫn đến sự tồn tại đồng thời ba mô hình tiểu thuyết:
Mô hình tiểu thuyết truyền thống: Ở mô hình tiểu thuyết này, các nhà
văn tập trung phản ánh bức tranh hiện thực xã hội rộng lớn mang đậm tính
sử thi. Dung lượng tác phẩm thường khá đồ sộ, quy mô hoành tráng. Về thi
pháp, tiểu thuyết vẫn phân tuyến nhân vật rõ rệt, chân dung và tính cách
được khắc họa khá sắc nét… Cốt truyện theo tuyến tính thuần nhất, trình tự
rõ ràng, logic. Kết cấu khép tạo nên chỉnh thể tiểu thuyết hoàn kết. Thiên
hướng kể mang giọng điệu tác giả khá rõ nét, ít tính đối thoại.
Mô hình tiểu thuyết kết hợp truyền thống và cách tân: Ở mô hình
này, bức tranh hiện thực về đời sống được các tác giả nhìn nhận lại, đào sâu
hơn… Các nhà văn còn khai thác vấn đề thế sự, đời tư, tập trung miêu tả
8
hiện thực về đời sống cá nhân gắn liền với chiều sâu bi kịch, phản ánh sự vô
danh vô nghĩa của con người trong xã hội kỹ trị, sự hoài nghi lạc lõng trong
một thế giới phi lí và thái độ bằng lòng với nỗi cô đơn mặc định của con
người trước hiện thực hỗn độn bất toàn. Hướng khai thác hiện thực “giả cổ
tích”, “giả lịch sử” đã xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết. Tính dục/đời sống
thân xác trở thành vấn đề cốt lõi trong sự cắt nghĩa, lí giải đời sống. Dung
lượng của các tiểu thuyết khá linh hoạt. Cốt truyện thường xuyên đảo trật tự
tuyến tính và thể hiện rõ thiên hướng miêu tả những trường đoạn tâm lí
phức tạp của nhân vật. Lối kể truyện theo dòng ý thức và màu sắc tự truyện,
việc trao ngôi kể cho các nhân vật, thủ pháp phân mảnh tạo, xây dựng “tình
huống tiềm năng”; sử dụng thủ pháp “tương chiếu’’… tạo nên sức hấp dẫn.
Mô hình tiểu thuyết cách tân hoàn toàn: Ở mô hình này, bên cạnh việc
tiếp tục đi sâu phản ánh hiện thực đời tư, thế sự mang tinh thần hiện sinh,
các tiểu thuyết này hướng đến cái hiện thực được nghiền ngẫm. Hầu hết các
tiểu thuyết cách tân hoàn toàn đều là “tiểu thuyết ngắn”. Cốt truyện đa tuyến
đan xen, rời rạc xáo trộn tạo nên kiểu kết cấu tiểu thuyết tự do đầy ngẫu
hứng, không tuân theo trật tự, thể hiện ý đồ phiêu lưu trong trò chơi cấu trúc
của tác giả, tạo nên thiên hướng gợi mở để thu hút sự đồng sáng tạo từ
người đọc.
2.2.1.3. Về mối quan hệ tiểu thuyết và nhân vật
Vấn đề nhân vật là vấn đề có ý nghĩa lịch sử đối với văn học nói chung
và tiểu thuyết nói riêng. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ cốt lõi, bên
vững, lâu đời. Quá trình cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn
hầu như đều gắn với vấn đề thể hiện nhân vật. Nhân vật của tiểu thuyết hậu
9
hiện đại không nhất thiết giữ vị trí trung tâm mà đôi khi chỉ còn là ý niệm
chắp nối, sự hiện hữu gián tiếp hay gắn liền quá trình tự phá hủy....
2.2.2. Một số vấn đề về nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI
2.2.2.1. Nhân vật mang đặc điểm tư duy của các mô hình tiểu thuyết
Sự tồn tại đồng thời các mô hình tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI dẫn đến
sự xuất hiện các kiểu nhân vật mang đặc điểm tương ứng
Kiểu nhân vật truyền thống: Đây là kiểu con người lịch sử, đơn tính
cách, đơn bình diện dễ hiểu đúng với quan niệm con người kiểu sử thi. Họ
được xây dựng từ cái nhìn của cộng đồng, là phương tiện để tác giả chuyển
tải những vấn đề của dân tộc. Các nhân vật lí tưởng tồn tại, phát triển trong
sự vận động tâm lí phức tạp hơn so với nhân vật trước 1986, ít nhiều vẫn
mang tính một chiều, minh họa cho lớp vỏ bọc xã hội nó đang mang.
người cá nhân, đa tính cách, đa bình diện, xuất hiện trong mô hình
tiểu thuyết kết hợp truyền thống và cách tân, và tiểu thuyết cách tân hoàn
toàn. Nhân vật được miêu tả chân thực với những “tổ hợp lưỡng tính”, luôn
tồn tại giữa những mâu thuẫn nội tâm, mâu thuẫn giữa vẻ ngoài và cái bên
trong. Nhân vật thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân rất mạnh mẽ qua những
độc thoại nội tâm, những khát khao bản thể, những đổ vỡ khủng hoảng.
Kiểu nhân vật đổi mới triệt để: Đây là kiểu nhân vật trở thành những
kí hiệu, những biểu tượng, những cái bóng không trọn vẹn, bị xóa mờ các
dấu hiệu lịch sử – xã hội. Các tác giả thể hiện nhân vật chỉ là một dạng kí
kiệu văn hóa, một mã kép, một mật ngữ. Việc xây dựng kiểu nhân vật này
còn gắn liền với ý đồ “giải trung tâm” của các cây bút tiểu thuyết.
2.2.2.2. Số lượng nhân vật tỉ lệ thuận với sự rút giảm tầm vóc và quy
mô tiểu thuyết
10
Nhiều tác giả chủ động rút giảm tầm vóc, quy mô thể loại tập trung tối
đa bút lực cho những cuộc “vi phẫu” nhân cách và tâm hồn con người, phơi
bày ra những mảng nhòe mờ, những tầng âm bản của tính cách, tâm linh.
Từ đó “tinh xảo hóa” chân dung nhân vật…
2.2.3. Một số vấn đề về loại hình và phân loại nhân vật theo loại
hình
2.2.3.1. Giới thuyết về loại hình
Việc nghiên cứu văn học theo loại hình được các nhà nghiên cứu
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (Mỹ học), Vladimir Yakovlevich Propp
(Hình thái học truyện cổ tích)... sớm chú ý. Ở Việt Nam, có các công trình
nghiên cứu như Văn hoá dân gian (Đinh Gia Khánh), Giao lưu văn học và
sân khấu (Phan Trọng Thưởng)...
2.2.3.2. Tiêu chí phân loại nhân vật theo loại hình
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dựa vào tiêu chí nội
dung xã hội của các nhân vật thể hiện để làm căn cứ phân loại chính để
nhằm làm bật lên được điểm khác biệt cũng như một số điểm giao thoa của
những biểu hiện ấy giữa các loại hình nhân vật với nhau.
CHƯƠNG 3
LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.1. Loại hình nhân vật lý tưởng
3.1.1. Giới thuyết về nhân vật lí tưởng
Khi một nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất
hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc,
11
một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống... có thể
được coi là nhân vật lí tưởng.
3.1.2. Nhân vật lí tưởng, sức hấp dẫn truyền thống trong tiểu thuyết
đương đại
Nhân vật lí tưởng thuộc kiểu nhân vật truyền thống, xuất hiện với diện
mạo, hành động, tâm lí, tính cách rõ nét và thuần nhất. Trong chính trường
hiện đại, chất lí tưởng xuất hiện ở cán bộ cao cấp như nhân vật Tổng bí thư
(Lửa đắng), bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim (Bí thư tỉnh ủy). Trong chính trường
trung đại, những nhân vật lịch sử sống có lý tưởng cao đẹp, mang phong
thái của người anh hùng như vua Lý Công Uẩn (Tám triều vua Lý), chúa
Nguyễn Hoàng (Minh sư), vua Duy Tân (Vương miện lưu đầy)... Bên cạnh
đó, hình mẫu nhân vật lí tưởng còn thể hiện ở tinh thần giác ngộ chân lí, tìm
con đường giải phóng tinh thần cho nhân loại qua cuộc đời Đức Phật (Đức
Phật, nàng Savitri và tôi). Đó là chân dung của “người anh hùng áo vải”
như nhà báo Quang Việt (Một thế giới không có đàn bà); Phạm Năng Triển
(Lửa đắng); Vũ Văn (Mùa Khát)…; hay hình ảnh người chiến sĩ công an
hết lòng truy bắt tội phạm như Nguyễn Lân (Một thế giới không có đàn bà);
Trần Thanh Điền (Bến bờ); Hoàn (Bí mật tam giác vàng); Phan Đăng Bách
(Trại hoa đỏ, Câu lạc bộ số 7); Thuần (Lửa đắng). Hay các chiến sĩ tình báo
trong Đêm yên tĩnh, Đơn tuyến,Ông tướng tình báo với hai bà vợ.
Do cái nhìn mang tính lí tưởng hóa, chủ quan áp đặt; do tính chất
tuyên truyền, ca ngợi, làm gương cho xã hội cho nên nhân vật lý tưởng
không tránh khỏi những nhược điểm: mang tính minh họa nhiều hơn, còn
đôi chút gượng gạo, khiên cưỡng... Đó cũng là điều dễ hiểu, người đọc có
thể chấp nhận, thông cảm.
12
3.2. Loại hình nhân vật bi kịch
3.2.1. Giới thuyết về nhân vật bi kịch trong văn học
Nhân vật bi kịch là nạn nhân của cuộc sống, rơi vào nghịch cảnh, bị
vùi dập, dù cố gắng tranh đấu để tồn tại nhưng vẫn chịu những “chấn
thương” về thể xác, tinh thần.
3.2.2. Nhân vật bi kịch, nỗi đau âm ỉ của xã hội giao thời
Các nhà tiểu thuyết đã thể hiện quá trình chuyển dịch bi kịch từ “bên
ngoài” vào “bên trong” nhân vật với chuỗi khắc khoải, day dứt “điếng
người”, những trường đoạn tâm lí vật vã để nhấn sâu hơn nỗi đau thân phận.
Bi kịch chấn thương hậu chiến: Đây là kiểu bi kịch phổ biến trong
dòng văn học chấn thương. Những cái tôi chấn thương lên tiếng trong chiến
tranh như Tùng (Miền hoang), Thơm, Som Bách (Tình không biên giới);
hay sau chiến tranh như Hoàng (Tình cát), Hiếu (Mình và họ), Anh (Hoang
tâm), người lính (Online…ba lô, Thế giới xô lệch). Dấu ấn chiến tranh còn
in đậm trong tâm trí hoảng sợ của những người di cư (Thư gửi Mina)… Bên
cạnh những ám ảnh của quá khứ, các nhân vật chấn thương còn đối mặt với
bi kịch lạc thời. Nhìn từ phía chiến thắng, Hoàng (Tình cát), Tư Nhâm
(Sóng chìm), Chín Thương (Đêm Sài Gòn không ngủ), Hiền, Lộc, Hồi
(Cọng rêu dưới đáy ao) trở về với đời thường không chỉ chịu những tổn
thương nặng nề về thể xác, tinh thần mà họ còn mang trong mình nỗi đau
của người đã ngã xuống. Họ sống trong nỗi bất an sợ hãi, hụt hẫng, cô đơn
bải hoải, cay đắng, nhiều khi trở nên xa lạ với bản thân mình. Nhìn từ phía
chiến bại, Nguyễn Ngọc Thuần (Cơ bản là buồn), Lê Lan Anh (Ở đất kẻ
thù), Vĩnh Quyền (Mảnh vỡ của mảnh vỡ), Nguyễn Việt Chiến (Mùa khát),
Nguyễn Viện (Thời của những tiên tri giả), Hoàng Minh Tường (Thời của
13
thánh thần)… đã miêu tả những bức bối, khủng hoảng của những kẻ chiến
bại: bị nhiễm độc tinh thần, luôn chịu ám ảnh và dằn hắt, day dứt...
Bi kịch nghịch cảnh xã hội: Nhân vật thường là nạn nhân của hoàn
cảnh thời đại khủng hoảng với những hỗn loạn, vô luân, phải chịu những bất
hạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Sự tồn tại trong đau đớn của Vân (Đồng
sau bão), Chi, Mai, dì Lan (Mưa ở kiếp sau), Lư (Đại gia) hay trong Hỗn
độn là minh chứng cho những bất công, tàn nhẫn, dục vọng đen tối đang tồn
tại cùng sự nghiệt ngã, vô thường của tạo hóa chưa thể giải thích…
Bi kịch tha hương xuất hiện trong các tiểu thuyết viết về người Việt lưu
vong với những kiếp tha phương éo le, ngang trái, khóc thầm cùng những
cú sốc văn hóa, những mất mát đau thương chồng chất của hàng vạn người
Việt ở trời Tây (Và khi tro bụi, Chinatown, Thư gửi Mina, Địa tầng đứt gẫy,
Quyên, Chuyện lan man đầu thế kỷ). Bi kịch lạc giới là điểm hoàn toàn mới
trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà, Les - vòng tay không đàn
ông, Song song, 1981, Giữa dòng chảy lạc, Dị bản...
Hiện tượng nhân vật bi kịch xuất hiện nhiều hơn cả về số lượng, dạng
thức, tính chất phức tạp là do chính hoàn cảnh xã hội thực dụng, đầy tiêu
cực, bất công, trái ngang, nghịch cảnh éo le. Các nhà văn dũng cảm lật tẩy
những góc khuất, mảng tối cuộc sống trớ trêu; thể hiện cảm quan âu lo trước
những bi ai của kiếp người.
3.3. Loại hình nhân vật tha hóa
3.3.1.Giới thuyết về nhân vật tha hóa trong văn học
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, tha hoá là “trở nên khác đi, biến
thành cái khác”; “trở thành người xấu mất phẩm chất đạo đức”, trở nên xấu
xa, tồi tệ.
14
3.3.2. Nhân vật tha hóa, hậu quả tất yếu và phổ biến của thời kỳ quá
độ
Nhân vật tha hoá trong giới quan chức: Tiểu thuyết Đại gia đã đề
cập đến sự tha hóa khủng khiếp của Lê Đức - một trong “tứ trụ triều đình”do tham lam tiền bạc, quyền lực, chạy theo lối sống sa đoạ. Trong Mối
chúa, Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu, Đại gia tỉnh lẻ, Khải
Huyền muộn…, cả một hệ thống quan chức nhúng chàm, tiêu tiền chùa,
sống vô luân, trác táng tàn bạo.
Nhân vật tha hóa trong giới trí thức: Tính chất tha hóa mặt người dạ
thú và sự “khốn nạn có gien” của giới trí thức được nhiều nhà văn dành
phần lớn bút lực để mổ xẻ, phơi bày như giảng viên Diệu Vy (Minh Mạng
mật chỉ), Lưu (Trại hoa đỏ), giáo sư Nguyễn Khoa Học, giáo sư - thiếu
tướng Samdech (Âm mưu thay não), tiến sĩ N (Đi tìm nhân vật). Nguyễn
Việt Hà (Khải Huyền muộn) nhanh chóng, tinh quái làm lộ rõ bộ mặt thật
ghê tởm của loại người tha hoá trần trụi, nhơ bẩn này, nói lên thái độ phê
phán và cái nhìn phản biện xã hội bằng lối viết bạo tay, giầu sức chiến đấu.
Nhân vật tha hóa ở các tầng lớp khác: Sự tha hóa đã tràn lan ở đủ
mọi lứa tuổi trong xã hội, không phân biệt địa vị, nghề nghiệp như các nhân
vật trong Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế, Hồ sơ một tử tù,
Kín, Phiên bản… Còn Sang (Lạc giới), thạc sĩ Phạm Hồng Bàng (Một thế
giới không có đàn bà), Quân (Đời Callboy)… điển hình cho sự tha hóa của
“giới tính thứ ba” trượt sâu vào tội lỗi, trở thành nạn nhân thê thảm của dục
vọng.
Sự gia tăng của kiểu nhân vật tha hóa đều có căn cớ sâu xa từ một xã
hội đang chuyển mình, lộ ra nhiều tiêu cực như khủng hoảng kinh tế và
15
chính trị, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng nới rộng, sự đổ vỡ
đức tin… Điều đó khiến cho nhân vật tha hóa trở thành một loại hình chủ
yếu tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI, thể hiện đúng tinh thần nhìn thẳngsự thật rất
đáng quý của văn chương
3.4. Loại hình nhân vật hiện sinh
3.4.1. Giới thuyết về nhân vật hiện sinh trong văn học
Nhân vật hiện sinh là kiểu nhân vật mang tâm thức hiện sinh (bao gồm
cả vươn lên hiện sinh và đánh mất hiện sinh).
3.4.2. Nhân vật hiện sinh, những nạn nhân của thời đại kỹ trị
Kiểu nhân vật hiện sinh khủng hoảng đức tin: Các nhân vật Từ Lộ
(Giàn thiêu), Vũ (Khải huyền muộn), họa sĩ Kun (Ba ngôi của người)…
giống nhau ở chỗ các nhân vật là đều đang cố bám víu vào một đức tin
mong manh nào đó để mong cứu chuộc linh hồn khỏi những mặc cảm sai
lầm và ám ảnh tội lỗi. Thế nhưng hiện thực nhiễu loạn, bế tắc đã làm cho họ
mất niềm tin tôn giáo và mất niềm tin cả vào chính mình. Nhiều nhân vật
hiện sinh hoang mang lạc lõng, xa lạ trước hiện thực: Khi cố đối diện với
thế giới, họ nhận ra sự bất cập của thế giới vô cảm, ngột ngạt, đầy kỳ thị. Họ
mệt mỏi, lo âu rồi chán nản, hoài nghi, xa lạ trước hiện thực. Đỗ Phấn (Rụng
xuống ngày hư ảo, Gần như là sống), Trần Nhã Thụy (Sự trở lại của những
vết xước) thấy con người đô thị đang lạc lõng giữa nơi họ từng sinh ra lớn
lên, yếm thế, vô vị, mất phương hướng, bị nhiễm độc từ từ .
Kiểu nhân vật hiện sinh cố gắng truy tìm bản thể, để lí giải về sự tồn
tại của mình, nhưng càng cố lí giải lại càng cô đơn, bế tắc: Họ luôn sống
trong những ám thị mệt mỏi, khắc khoải đi tìm một giá trị thực sự nhân bản,
loay hoay lí giải nỗi đày đọa con ngừời từ tiền kiếp đến thực tại (Thoạt kỳ
16
thủy, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Ngồi). “Tôi” (Tấm ván phóng dao),
“tôi” (Đi tìm nhân vật), thạc sĩ Phạm Hồng Bàng, thày giáo Lê Viễn (Một
thế giới không có đàn bà), G.g (Song song), An Mi (Và khi tro bụi), Hạ, cô
bác sĩ tâm lí (Bloger,Ga ký ức) là những “lạc thể” cô đơn, bị tách đời sống,
chìm lấp, mòn mỏi trong vô nghĩa.
những khủng hoảng xã hội “kỹ trị” khiến con người bị “máy hóa”, cô
đơn, mất cân bằng, đứt mạch, lạc điệu, chết mòn trước cuộc sống, từ đó ý
thức về sự mất định danh, vô nghĩa của bản thân, rơi vào khủng hoảng sâu
sắc. Các nhà văn cảnh báo về khủng hoảng thời đại gây ra những chấn
thương tâm lý, để lại bao hậu quả xấu cho xã hội.
3.5. Loại hình nhân vật dị biệt
3.5.1. Giới thuyết về nhân vật dị biệt trong văn học
Nhân vật dị biệt là kiểu nhân vật mang vẻ khác biệt, trái với tự nhiên từ
bên ngoài hay từ bên trong.
3.5.2. Nhân vật dị biệt, mã hóa của sự giễu nhại hay nỗi ám ảnh thời
đại
Trước hết, yếu tố dị biệt thể hiện ở nhân vật với thói tật lập dị như: ông
chồng tiến sĩ của Kim (Trò chơi hủy diệt cảm xúc), họa sĩ Chuối Hột, giáo
sư Xí (Mười lẻ một đêm)… Qua đó các nhà văn muốn một sự tự quán chiếu
nghiêm túc thế giới bên trong của mỗi con người ở cái thời đại dở người
này. Mặt khác, nhân vật dị biệt thể hiện ở những năng lực và sứ mệnh đặc
biệt như Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế), Nam (Xác phàm),
“hắn” (Sự trở lại của những vết xước) ... Nét dị biệt tạo nên sự lạ hóa cho
tiểu thuyết, hướng người đọc tới hiện thực được suy ngẫm. Bên cạnh đó,
kiểu nhân vật dị biệt còn tồn tại ở trạng thái khác thường như Cái bào thai
17
(Thiên thần sám hối), do mang dạng thức khuyết tật như nhà văn trẻ Nấm
(Đàn bà xấu thì không có quà), thằng Cá (Mười lẻ một đêm), ba chị em
(Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ). Việc lạ hóa thủ pháp viết, nhà văn nhằm
diễn giải về sự méo mó nhân hình, nhân tính đang tràn lan.
Sự phát triển gia tăng loại hình nhân vật di biệt xuất phát từ nhu cầu
đổi mới quan niệm về hiện thực: cuộc sống không toàn màu hồng mà đang
có nhiều điều bất thường đến độ phi lí đang bóp nghẹt cuộc sống tinh thần
của con người, đẩy họ đến sự hoài nghi, bế tắc hay sự lạc loài thân phận.
Sự cộng hưởng của các loại hình nhân vật đã đem đến cho tiểu thuyết
đầu thế kỷ XXI những dải tần rộng, những chuỗi xoắn kép, phức điệu hơn
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Qua đó, nhà văn đem đến những
nhận thức về nhân tâm thời đại; hướng cái nhìn của công chúng văn học vào
sự quan tâm đến số phận con người.
CHƯƠNG 4
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
4.1. Quá trình chuyển giao ngôi kể
Người kể chuyện trở thành nhân vật tự sự đặc biệt, có những đặc điểm
thống nhất nhưng không đồng nhất với chính tác giả.
4.1.1. Ngôi kể thuộc về người kể chuyện giấu mặt
Do đặc thù thể loại, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết luận đề chính trị xã
hội, tiểu thuyết phản gián, trinh thám… đều được kể từ ngôi thứ ba - điểm
nhìn đằng sau. Tuy nhiên các nhà văn đã chủ động “giấu bớt mình”. Một số
nhân vật đã tham gia vào ngôi kể, có thêm những “vi thoại” nội tâm (điểm
nhìn bên trong), bộc lộ tâm lí tính cách sâu hơn, chân thực sinh động hơn.
18
Trường hợp người kể chuyện cố tình lộ mặt nạ muốn úp mở với người đọc
về một thứ hiện thực bất khả tín bằng ngôi kể thứ nhất - từ điểm nhìn bên
ngoài trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Giã biệt bóng tối, Thiên thần xám hối),
Lê Anh Hoài (@ tình), Hồ Anh Thái (Mười lẻ một đêm), Đặng Thân
(3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]) ...
4.1.2. Ngôi kể trao cho nhân vật
Các tác giả đã bàn giao ngôi kể hoàn toàn cho các nhân vật. Các nhân
vật vừa kể về mình vừa nhìn nhận các nhân vật khác trong quá trình tương
tác ở quá khứ, hiện tại và bộc lộ "khoảng trời riêng" nhiều hơn. Mô hình
nhân vật trong nhân vật tham gia vào quá trình kể chuyện đã được nhiều
cây bút tiểu thuyết thử sức. Từ kết cấu truyện lồng truyện, kiểu nhân vật tồn
tại kép được kiêm nhiệm nhiều vai khác nhau (Chinatown, Dấu vết và
tưởng tượng, Khải huyền muộn) phá vỡ lối đọc thụ động truyền thống.
4.1.3. Những ngôi kể đặc biệt
Cái bào thai (Thiên thần xám hối), con chim Joong và khẩu đại liên
(Con chim Joong bay từ A đến Z); hồn ma trong Phiên bản, Bến đò xưa
lặng lẽ, Người sông Mê; hay đồng tiền mệnh giá 1000 đồng (Sống khó hơn
là chết) là những ngôi kể đặc biệt, tạo nên dấu ấn độc đáo cho tiểu thuyết,
bộc lộ rõ nét hơn đặc điểm loại hình cũng như xu hướng vận động tất yếu
của người kể chuyện đương đại, góp phần lạ hóa lối viết và cấu trúc thể loại.
4.2. Tính dục như là một kí hiệu văn hóa
4.2.1. Tính dục từ “ngoại biên” trở thành “trung tâm” của cảm
quan Hậu hiện đại.
Tính dục (Sexuality) đem lại góc nhìn mới về tiếng nói thân xác, trở
thành yếu tố trung tâm thể hiện các vấn đề của con người, là một cơ sở quan
19
trọng để nhận diện, luận giải tính chất bi kịch, tha hóa, hiện sinh, dị biệt của
nhân vật. Tính dục là một kênh giao tiếp đặc biệt giúp con người đô thị san
lấp nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Đỗ Phấn. Nhiều tiểu thuyết đã miêu tả khá
chi tiết ẩn ức tình dục của con người hiện đại. Khi buộc phải kìm nén,
những ám ảnh tính dục trở thành “cơn kịch phát tột cùng của nỗi cô đơn”
dẫn đến sự bùng phát giới tính Hysteria (bệnh thiếu đàn ông) tập thể trong
Tình cát hay trong tiểu thuyết nữ quyền của Thuận, Dạ Ngân, Lý Lan, Võ
Thị Xuân Hà, Đoàn Lê, Dương Thụy, Trác Diễm, Tống Ngọc Hân... trở
thành một đặc trưng mĩ học Hậu hiện đại.
4.2.2. Tính dục, nơi nghệ thuật ngôn từ nhục thể thăng hoa
Những trang viết về tính dục với ngôn từ nhục thể thăng hoa, biểu
tượng thẩm mĩ tinh tế trong đêm tân hôn của Hồ Nguyên Trừng với Quỳnh
Hoa (Hồ Quý Ly); Tùng và Thủy (Gã tép riu); Xuân và chồng (Xuân Từ
Chiều)… làm toát lên sự đồng điệu hòa hợp của hai tâm hồn, khiến tiểu
thuyết không sa đà vào tầm thường dung tục.
4.2.3. Tính dục như là một nghệ thuật giải mã văn hóa
Đức Phật, nàng Savitri và tôi truyền tải được một khía cạnh Ấn Độ
tính khi viết về đời sống dục lạc của người Ấn Độ cổ. Trong Mẫu thượng
ngàn, tính dục gắn liền với đời sống phồn thực của người Việt, giải thích sự
va chạm của hai nền văn hóa Việt (đạo Mẫu) và Pháp (Thiên Chúa giáo).
Đức thánh Trần hiện rõ chất huê tình, tinh thần “phóng dục” phồn thực của
người Việt trước khi chịu sự ràng buộc khắt khe về lễ tiết Nho giáo.
4.3. Một số phương cách biểu đạt đángchú ý về nhân vật
4.3.1. Ẩn danh
20
Nhân vật ẩn danh “không nổi lên bằng một nét hình dung diện mạo rõ
rệt nào, một cá tính nào, một đường viền lịch sử nào”. Trong Sự trở lại của
những vết xước, Vân Vy, Cơ bản là buồn… nhiều nhân vật được gọi bằng
các kí hiệu, mờ nhạt trong diện mạo, tính cách, tâm trạng, hay “biến mất”
dần trở thành ám dụ cay đắng về sự vô danh vô nghĩa của con người, làm
nổi bật tính chất hiện sinh đặc trưng của kiểu người phổ biến trong xã hội
hiện nay. Điều đó thể hiện rõ dấu ấn hậu hiện đại trong cuộc phiêu lưu “giải
nhân vật”, làm nổi bật “tính phân rã của con người” của tiểu thuyết.
4.3.2. Mảnh vỡ
Nhân vật kiểu mảnh vỡ (fragmentation) được miêu tả bằng cách chia
cắt cuộc đời thành những mảnh vụn rời rạc, đứt đoạn theo dòng hồi ức, kỷ
niệm, sự kiện trong quá khứ như dòng ký ức của Cẩm My (Khải Huyền
muộn), người Cha (Ba ngôi của Người), Hoàng (Tình cát), Quỳnh (Kín),
Hiếu (Mình và họ), tôi (Tưởng tượng và dấu vết), Nguyễn Tư (Hoang tưởng
trắng)… Nhờ đó, các nhà văn chạm vào chiều sâu, những góc tối khó ngờ
của cảm xúc, tâm hồn; phản ánh được sự phức hợp của bản thể. Tác phẩm
thành những cấu trúc mở, đa bình diện, tái sinh nghĩa không ngừng qua các
cách đọc.
4.3.3. Huyền thoại và giải huyền thoại
Xây dựng nhân vật bằng cách huyền thoại hóa là một thủ pháp phổ
biến trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đình Tú… khi khéo léo tận dụng lợi thế của cái
kỳ ảo dưới dạng giấc mơ, biến dạng, báo ứng, hiện hồn, không gian, thời
gian huyền thoại… để khám phá và phản ánh thế giới hiện thực đời sống đa
chiều.
21
Phương cách giải huyền thoại chính thể hiện ở cách đi ngược dòng
thời gian để truy nguyên lý lịch ban đầu của sự vật để vạch ra tính ngẫu
nhiên lịch sử của chúng và như thế sẽ xoá đi tính thiêng liêng thần bí giả tạo
bao quanh những sự vật đó như chân dung Đức Phật (Đức Phật, nàng
Savitri và tôi) hay những kiếp lai sinh của Từ Lộ - vị đại sư núi Sài - Dương
Hoán (Giàn thiêu)
4.3.4. Dòng ý thức
Dòng ý thức xuất hiện qua ác mộng của thái sư Quý Ly (Hồ Quý Ly);
trạng thái đan xen giữa giấc mơ và hiện tại của Đức (Rụng xuống ngày hư
ảo); ngôn ngữ giấc mơ - vô thức lộn xộn, đứt gẫy, phi logic qua 15 lần “lời
câm” của Tính (Thoạt kỳ thủy); trạng thái tinh thần chao đảo “phi trọng
lượng, phi thời gian, phi ký ức” “tôi” (Đi tìm nhân vật).... Nhà văn chụp cận
cảnh sơ đồ tâm lí phức hợp đa bình diện, khai thác “con người bên trong
con người”.
4.4. Những tương giao trong ngôn ngữ nhân vật
4.4.1.Ngôn ngữ nhân vật mang dấu ấn lịch sử
Trong nhiều tiểu thuyết lịch sử ..., người đọc được đắm mình vào quá
khứ khi dấu ấn lịch sử được xác quyết ngay từ trong ngôn ngữ của các nhân
vật. Chẳng hạn vua Trần Duệ Tông (Hồ Quý Ly) khi nói với Quý Ly về ý
tưởng Nam chinh của mình đầy khí thế, nói lên tầm phong độ và tư tưởng
ôm trùm thiên hạ của bậc đế vương.
4.4.2. Ngôn ngữ nhân vật mang sắc màu dân gian, thế tục, ngoại lai
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Việt Hà... lối nói dân
gian hiện đại vần vè, thân mật rất gần gũi sống động, cách nói lái, bóng gió
khá nhiều; tiếng nước ngoài nguyên bản hay tiếng bồi được sử dụng liên
22