Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 222 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIỆT HÀ

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIỆT HÀ

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9 22 01 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Tôn Thị Thảo Miên
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu

HÀ NỘI 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất cứ công trình nào
khác
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án

Trần Việt Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Tôn
Thị Thảo Miên, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu - hai người thầy đã hướng dẫn tôi
ngay từ những bước đi đầu tiên trên con đường đến với nghiên cứu khoa học. Tôi
xin cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, Viện Văn học, cơ quan tôi đang công tác,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình nghiên cứu.

Trần Việt Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở nước ngoài............................6
1.2. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở Việt Nam............................ 16
CHƯƠNG 2. CHUYỂN ĐÔI CÁCH NHÌN VỀ TIỂU THUYẾT VÀ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY..............................................28

2.1. Điều kiện dẫn đến thay đổi về nhân vật trong tiểu thuyết đương đại....................... 28
2.2. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu
thế kỷ XXI đến nay.......................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY...................................................................................................................63
3.1. Loại hình nhân vật lý tưởng...................................................................................... 63
3.2. Loại hình nhân vật bi kịch.........................................................................................71
3.3. Loại hình nhân vật tha hóa........................................................................................ 85
3.4. Loại hình nhân vật hiện sinh.....................................................................................96
3.5. Loại hình nhân vật dị biệt........................................................................................106
CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY.....................................................................................113
4.1. Quá trình chuyển giao ngôi kể................................................................................ 113
4.2. Tính dục như là một kí hiệu văn hóa.......................................................................121
4.3. Một số phương cách biểu đạt đángchú ý về nhân vật............................................. 132
4.4. Những tương giao trong ngôn ngữ nhân vật...........................................................141
KẾT LUẬN...........................................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Khảo sát về sự rút giảm nhân vật tỉ lệ thuận với sự rút giảm quy mô
tiểu thuyết......................................................................................................59
Bảng 2: Một số ví dụ về những thăng hoa ngôn ngữ nhục thể....................129


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, văn xuôi Việt Nam có rất nhiều khởi sắc cả về

tác phẩm cũng như đội ngũ sáng tác. Khác với chặng đường văn xuôi từ 1945 1975, 1975 - 1986, quan niệm về con người đậm chất sử thi, mang tính đơn trị
chiếm vị trí chủ đạo; sau năm 1986 và nhất là từ năm 2000 trở đi, quan niệm về con
người trở nên phức tạp, nhiều chiều. Sự phân rã tính cách và xu hướng phi điển hình
hóa đã làm thay đổi khá căn bản quan niệm về nhân vật trong văn xuôi. Sự dịch
chuyển từ kiểu nhân vật tính cách sang nhân vật tự ý thức hay sự tan rã và dần tiết
giảm số lượng để đào sâu về chất khi xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết đang
là những thách thức để nhiều cây bút thử sức tìm tòi thể nghiệm với phương thức
mới đầy sáng tạo. Quá trình tìm hiểu, nhận diện về nhân vật văn xuôi đầu thế kỷ
XXI nói chung, trong tương quan so sánh với nhân vật trong văn xuôi của thế kỉ
trước, các nhà lí luận đã có được một cách nhìn, một phương diện nghiên cứu khách
quan hơn về những đóng góp của các nhà văn hiện nay với nền văn học nước nhà.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã khái quát được những bài học kinh nghiệm về
sáng tạo, tiếp nhận trong quá trình giao lưu, hội nhập với văn học thế giới.
1.2. Thể loại tiểu thuyết là thể loại chủ công đóng một vai trò quan trọng, “được
ví là máy cái của văn học” [123, tr.98], lúc này đang có nhiều vận động và đổi mới.
Với sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa Hậu Hiện đại đến văn học, nhiều cây bút
tiểu thuyết người Việt ở trong và ngoài nước đã có những chuyển mình khá nhanh
và quyết liệt về thế giới quan, nhân sinh quan và bút pháp thể loại để làm mới
những đứa con tình thần, khẳng định tiếng nói trên văn đàn. Sự thành công của thể
loại tiểu thuyết ở Việt Nam từ 1986 đến nay cả về số lượng và chất lượng đã phần
nào khẳng định điều đó. Một yếu tố làm nên thành công của tiểu thuyết chính là quá
trình xây dựng nhân vật của các nhà văn. Bởi vì “tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật”,
cho nên trong quá trình tiếp cận, các nhà nghiên cứu không chỉ cảm nhận được
chính xác giá trị nội dung nghệ thuật tiểu thuyết mà còn đánh giá được những khác
biệt về nhân vật tiểu thuyết qua các chặng đường văn học cụ thể.

1


1.3. Năm 2000 gắn liền với dấu mốc quan trọng chuyển giao thế kỷ ở nhiều lĩnh

vực. Về văn học, nền kinh tế thị trường khởi sắc đã chi phối, tạo nên không gian
thương mại cho văn học. Các hoạt động xuất bản, tiếp thị và phân phối dịch vụ
trung gian, cơ chế chính sách, Luật xuất bản hay vấn đề thị hiếu của độc giả đã thúc
đẩy chuỗi cung - cầu và người sáng tác. Riêng tiểu thuyết, sự thành công của một
loạt các tác giả tác phẩm tạo nên bước ngoặt đáng chú ý. Sự trở lại của Nguyễn
Xuân Khánh sau gần bốn mươi năm vắng bóng bằng tiểu thuyết lịch sử khá đồ sộ
Hồ Quý Ly mang theo dấu ấn hiện đại hóa đậm nét, khuynh hướng ngoại biên hóa
cộng với tinh thần hiện sinh thấm đẫm ở nhiều nhân vật, khác hẳn với lối viết tiểu
thuyết lịch sử trước đây đã gây tiếng vang lớn. Lối viết này đã ảnh hưởng đến khá
nhiều các tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỷ XXI. Với tiểu thuyết Một thế giới không có
đàn bà, Bùi Anh Tấn lần đầu tiên đề cập rất thành công đến vấn đề đồng tính luyến
ái và kiểu nhân vật đồng tính trong văn học Việt. Nhiều tác phẩm tiếp theo của ông
(Les - vòng tay không đàn ông, Phương pháp của A.C.Kinsey…) đã châm ngòi cho
tiểu thuyết viết về thế giới hiện thực nghiệt ngã ở những con người thuộc “giới thứ
ba” nói riêng và tiểu thuyết viết về vấn đề tính dục, về nhân vật bản năng trong văn
xuôi nói chung. Tiểu thuyết Muối trăm năm (Mường Mán) đánh dấu một cái nhìn
thẳng vào hiện thực trong cuộc chuyển giao thế kỷ đầy rẫy cái xấu cái ác, sự bất tín
phản bội, những lọc lừa ngang trái nhiễu nhương. Cùng với kiểu nhân vật tha hóa,
cấu trúc tự sự với mạch kể li kì lắt léo, kĩ thuật dòng kí ức được đào sâu trong tác
phẩm làm bật lên những bi đát phận người, đã gây ra những rung động mạnh với
người đọc. Trong khi đó, nhiều tác phẩm viết tiếp về đề tài chiến tranh và hậu chiến
tranh đã đào sâu vào số phận của những mẫu nhân vật chấn thương đi ra từ chiến
tranh, cuốn vào vòng xoáy của cơ chế (pha trộn biểu hiện tha hóa với biểu hiện tinh
thần hiện sinh) trở thành những nạn nhân đau đớn với kiểu nhân vật bi kịch đầy ám
ảnh… Năm 2000, tiểu thuyết Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức) bắt đầu bằng lời kể
của một hồn ma cùng quá trình ngược thời gian ba mươi năm với bao biến cố thăng
trầm của lịch sử đã mở ra hướng sử dụng ngôi kể đặc biệt, tạo sự ly kỳ, hấp dẫn cho
đề tài chiến tranh tưởng chừng đã cũ. Có thể nói, cùng với những thành công trên



bình diện tác phẩm, thế giới nhân vật từ các tiểu thuyết nói trên và sau này đã được
thể nghiệm bằng những kỹ thuật tiểu thuyết mới khá bạo tay và nhuần nhuyễn, nhờ
đó trở nên phong phú sinh động hơn so với nhân vật tiểu thuyết thế kỷ XX. Tuy
nhiên, những thành công này không hề tách rời, độc lập với những thành công của
thể loại tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 - 2000 mà là sự phát triển “gối tiếp” ở
một số thành tựu nhất định, đặc biệt là ở một vài đặc điểm, loại hình hay thủ pháp
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thậm chí ở một số khía cạnh, thành tựu về nhân vật
trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI vẫn chưa sánh bằng thời đầu Đổi mới. Việc nghiên
cứu vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI (trong cái nhìn so sánh với
một số tiểu thuyết cuối thế kỷ XX) là cần thiết, đi vào cốt lõi của văn học đương
đại. Nghiên cứu lí luận văn học rất cần xem xét, đánh giá và bổ sung những điểm
mới về nhân vật tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI để định hình và định hướng cho việc
nghiên cứu sự phát triển của thể loại văn học quan trọng này. Đó là lý do chúng tôi
chọn đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay”,
chúng tôi nhằm mục đích:
- Làm rõ một số quan niệm đương đại về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay so với nhân vật tiểu thuyết thế kỷ XX.
- Khái quát tương đối đầy đủ các loại hình nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật
chủ yếu thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu về nhân vật của văn học nói chung và
tiểu thuyết nói riêng trên thế giới và Việt Nam.
- Khái lược về đặc trưng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI
đến nay.



- Tìm hiểu các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI
đến nay.
- Xem xét điểm kế thừa và đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở tiểu
thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay trong quá trình đổi mới và hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay của các tác giả tiêu biểu (Phụ lục 1).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác phẩm rất lớn cho nên chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên
cứu của luận án là tiểu thuyết của các tác giả tiêu biểu trong 20 năm đầu thế kỷ
XXI: Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt
Hà, Nguyễn Đình Tú, Thuận, Nguyễn Bắc Sơn, Phong Điệp, Đỗ Phấn, Di Li,
Tạ Duy Anh... Tác phẩm của các nhà văn này đã có những thành công nhất
định, đã thu hút được sự quan tâm lớn của bạn đọc và của giới phê bình.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Vấn đề nhân vật văn học là một vấn đề lớn, đa chiều và mở, cần tiếp cận nghiên
cứu cả định tính và định lượng, trên nhiều phân cấp để có cái nhìn toàn diện về vấn
đề. Để thực hiện được, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
-Phương pháp loại hình: Xác định hướng tiếp cận và đặc trưng của loại hình
nhân vật đang nghiên cứu.
-Phương pháp hệ thống: Khảo cứu, hệ thống lại các biểu hiện cùng loại trong
nhóm tác phẩm hoặc nhóm vấn đề liên quan đến nhân vật trong các tác phẩm
-Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Khám phá những đặc điểm nổi bật trong
thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết đương đại và lí giải nó trong tính chỉnh thể.
-Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu đặc điểm của các loại hình nhân vật
trong tiểu thuyết thế kỷ XXI với thế kỷ XX nhằm rút ra đặc trưng khu biệt của nó.
Đồng thời, chúng tôi kết hợp vận dụng các thao tác phổ thông trong quá trình
nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê…



5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Từ việc nghiên cứu về nhân vật trong các tiểu thuyết, chúng tôi mong muốn:
Thứ nhất, nhận diện các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam giai
đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến nay trong tương quan so sánh với nhân vật ở một số
tiểu thuyết tiêu biểu thế kỷ XX, từ đó đóng góp những kiến giải mang tính lý luận về
nhân vật tiểu thuyết trong sự phát triển của văn học hiện nay.
Thứ hai, đánh giá được những kế thừa và những điểm nhấn đổi mới trong bút
pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật của các cây bút tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế
kỷ XXI đến nay trong quá trình hội nhập giao lưu với văn học, văn hóa thế giới.
Thứ ba, bước đầu lý giải khả năng phát triển của các loại hình nhân vật đó
trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Đạt được những mục tiêu trên, luận án đã góp phần vào việc nhận diện vấn đề
nhân vật ở tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình định hình đầu thế kỷ XXI; đồng
thời ghi nhận những nỗ lực sáng tạo của các tiểu thuyết gia trong quá trình phát
triển của văn xuôi đương đại. Luận án cũng là tư liệu tham khảo hữu ích với bạn
đọc, với các nhà phê bình quan tâm đến vấn đề tiểu thuyết và nhân vật.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án triển khai 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Chuyển đổi cách nhìn về tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
Chương 3: Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI
đến nay.
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế
kỷ XXI đến nay.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng tôi điểm lại những quan niệm của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước về vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết nói chung và trong tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI nói riêng. Từ đó xác định rõ những vấn đề chúng
tôi nghiên cứu và tiếp tục trình bày ở những chương sau của luận án
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về nhân vật
Nhân vật theo quan niệm truyền thống được coi là hình ảnh của con người cụ
thể trong tác phẩm văn học. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài xem vấn đề nhân vật
là một nội dung cốt lõi của văn học và đã có kiến giải cụ thể.
Tác giả Meyer Howard "Mike" Abrams (A Glossary of Literature terms) quan
niệm nhân vật là “người được giải thích bởi độc giả như là người cung cấp những
phẩm chất đạo đức, tính cách, xúc cảm được biểu hiện bằng lời nói - tức đối thoại,
bằng việc làm - tức hành động” [158, tr.23]. Như vậy, nhân vật văn học là con người
trong tác phẩm hoặc là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính
cách của con người… để biểu hiện các vấn đề của con người.
Khi viết Dẫn luận nghiên cứu văn học, Gennady Nhicolaevich Pospelov đã cho
rằng việc sáng tạo nhân vật được xem như có tầm quan trọng hàng đầu. Theo ông,
nhân vật “là một mặt của hình thức nghệ thuật của văn học, gắn liền với nội dung
bằng những mối liên hệ khăng khít nhất và với mục đích thuyết minh cho tư tưởng
của tác phẩm” [101, tr.20], là "phương diện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư
tưởng", "là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm ấy quyết
định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, phương tiện ngôn ngữ và thậm
chí cả kết cấu nữa" [101, tr.18]. Quan niệm trên đã cho thấy sự hiện hữu của nhân
vật cho dù ở quy mô, mức độ, hình thức nào cũng có tầm ảnh hưởng quyết định tới
giá trị của tác phẩm văn học. Còn người đọc về cơ bản luôn bám vào các hình tượng
nhân vật như là một cơ sở đầu tiên để cảm thụ và tiếp nhận những nỗ lực sáng tạo,
cảm hứng nghệ thuật của người sáng tác. Thông qua ngôn ngữ và hành động của



mình, các nhân vật văn học đã bộc lộ được nét nhân cách, những thái độ về thế giới
xung quanh hay những suy tư về ý nghĩa sự tồn tại của bản thân. Thông qua những
liên hệ suy ngẫm soi chiếu từ nhân vật, người đọc còn bao quát được những vấn đề
con người của mỗi thời đại. Vì thế mà Konstantin Aleksandrovich Fedin còn cho
rằng “nhân vật là một công cụ nhận thức” nữa [109, tr.120]. Điều này chứng tỏ sức
tác động mạnh mẽ của nhân vật văn học trong quá trình tiếp nhận, nhận thức của
người đọc. Đồng thời nhà văn đã sử dụng nhân vật như là một phương tiện hiệu quả
để gửi gắm chiêm nghiệm về cuộc sống con người và quá trình vận động của xã hội.
Chẳng hạn, thông qua kiểu nhân vật con người thừa, con người nhỏ bé ở sáng tác
của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, của Anton Pavlovich Chekhov trong văn học
Nga cuối thế kỉ XIX, người đọc có thể hình dung về một xã hội chuyên chế, hà
khắc, tàn bạo, bóp nghẹt đời sống xã hội. Hay qua kiểu nhân vật thuộc về thế hệ mất
mát trong sáng tác của Ernest Miller Hemingway, Francis Scott Key Fitzgerald,
Jonh Dos Passaos, William Faulkner… có thể thấy những tổn thương tinh thần,
khủng hoảng niềm tin trong xã hội tư bản Âu Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II…
Như vậy điểm thống nhất chung về nhân vật là ở chỗ: nhân vật là phương tiện
thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng, nhờ đó nhà
văn khái quát hiện thực đời sống và bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình.
1.1.2. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết
Ở phần này, chúng tôi xem xét quan niệm của các nhà nghiên cứu về sự khác
biệt giữa nhân vật tiểu thuyết với nhân vật trong các thể loại văn học khác và sự
khác biệt về nhân vật tiểu thuyết giữa các thời kì khác nhau.
Nhà nghiên cứu Mikhail Mikhailovich Bakhtin đã cụ thể về sự khác biệt giữa
nhân vật sử thi và nhân vật tiểu thuyết. Theo ông, nếu như sử thi tập trung thể hiện
quá khứ anh hùng của dân tộc trên cơ sở kí ức của cộng đồng thì tiểu thuyết miêu tả
cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi trên cơ sở hiểu biết và kinh nghiệm cá
nhân. Sự xóa nhoà khoảng cách giữa người kể và nhân vật cho phép người viết
dùng kinh nghiệm cá nhân để lí giải, nhìn ngắm nhân vật của mình một cách gần
gũi, thậm chí suồng sã. Ông nhận thấy “nhân vật tiểu thuyết không nên là “anh



hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi kịch của từ đó, mà nên thống nhất trong bản thân
các nét vừa chính diện vừa phản diện, vừa tầm thường vừa cao cả, vừa buồn cười
vừa nghiêm túc” [109, tr.297-230]. Ông còn cho rằng, nếu như nhân vật sử thi luôn
“ngang bằng” và “trùng khớp” với chính mình về mục đích, số phận, hành động
thì nhân vật tiểu thuyết lại thường xuyên không tương ứng, không “hợp vai” với nó,
với “thân xác xã hội” của nó, rằng con người thường “không đồng nhất với chính
nó” [109, tr.297-230] và sự sống thực sự lại thường diễn ra ở chỗ con người vượt ra
ngoài giới hạn mà nó đã có. Rõ ràng, trong khi nhân vật sử thi là con người cần phải
như thế thì nhân vật tiểu thuyết lại chao đảo giữa những đối cực, xung năng với
nhau để bộc lộ chính mình trong quá trình phát triển và tự hoàn thiện. Nhân vật
trong tiểu thuyết thuộc kiểu “con người phiêu du”, “con người nếm trải” luôn
“lãnh đủ” mọi tác động của cuộc sống. Còn nhân vật trong kịch lại là kiểu “con
người hành động”. Trong khi đó, nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ
trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả; con người “đồng dạng” của tác giả.
Để làm rõ vấn đề khác biệt về nhân vật tương ứng với một số kiểu loại tiểu
thuyết từ xưa đến nay, chúng tôi xem xét các nhóm quan điểm như sau:
Thứ nhất là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết tiền hiện đại “kiểu
Balzac”. Trong tiểu thuyết tiền hiện đại, hình tượng nhân vật luôn gắn liền với hình
hài và tính cách con người, mang đầy đủ các dấu hiệu bên ngoài bao gồm: một cái
tên rõ ràng, một khuôn mặt được tạo nên từ nhiều nét vẽ, một tính cách cá nhân xác
định và khá cố định, một nhân hình khách thể đậm nét… Trong đó, tính cách
thường được chú ý miêu tả khá kĩ và ngay từ khi xuất hiện, có dụng ý định hình,
định hướng cho con đường đời của nhân vật và sự tiếp nhận của người đọc. Bàn về
vai trò của tính cách với nhân vật, Aristotle (Nghệ thuật thơ ca) đã từng viết: “Tôi
hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một cái tên nào đó”, hay
“Nhân vật sẽ có tính cách, nếu trong lời nói hành động bộc lộ một khuynh hướng ý
chí nào đó, bất kể nó tốt xấu như thế nào”. Ông cũng cho rằng “trong các tính cách
bao giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên, mà theo đó, một
ai đó nói gì hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân theo tính tất nhiên,



khả nhiên đó” [109, tr.119]. Thông qua tính cách, là kết tinh của một môi trường
sống trong một thời đại nào đó, nhân vật văn học dẫn dắt người đọc vào một thế
giới cụ thể. Chính sự va đập, tương tác của những tính cách đó trong hoàn cảnh nhất
định đã làm bật lên được những vấn đề xã hội và con người mà nhà văn muốn gửi
gắm tới bạn đọc. Điều này thể hiện rõ qua tiểu thuyết chương hồi của phương Đông
hay tiểu thuyết phương Tây của Stendhal, Alexandre Dumas, Honoré de Balzac,
Lev Nikolayevich Tolstoy… Nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn nói trên chủ
yếu là hình mẫu con người đơn tính cách, đơn bình diện. Kiểu nhân vật truyền
thống này thường đã có sẵn và định hình về tính cách. Trong văn học phương Tây,
nhân vật Jean Van Jean - Madelen (Những người khốn khổ - Victo Huygo) luôn tốt
bụng và thương người. Trong Tấn trò đời (Honoré de Balzac), đó là một lão Grande
(Eugénie Grandet) luôn keo kiệt, hà tiện đến độ nhẫn tâm; một Rastignac (Lão
Goriot, Bước thăng trầm của kỹ nữ, Miếng da lừa) từng bước tha hóa, hay Lucien
Chardon (Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kỹ nữ) vỡ mộng trong cuộc chen chân
trong thế giới đồng tiền, âm mưu và tội ác.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Mikhail Mikhailovich Bakhtin (Những vấn
đề thi pháp của Dostoievki) cũng đã chỉ rõ: trong tiểu thuyết tiền hiện đại, nhân vật
được xây dựng hoặc thiên về mô phỏng cái cổ điển, nặng về cái chung mà nhẹ về
cái riêng; hoặc nhấn mạnh sự khác thường trong suy nghĩ, tính cách, hành động;
hoặc chú trọng xây dựng những tính cách điển hình đạt tới độ sống động, đặc sắc để
tạo nên những nhân vật điển hình - “một người lạ mà quen biết” (Vissarion
Grigorevich Belinski). Trong đó, cái riêng của nhân vật là bộc lộ cá tính độc đáo;
còn cái chung làm cho nhân vật “Thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những
trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ” (Friedrich Engel).
Theo Bakhtin, tiểu thuyết tiền hiện đại chủ yếu phát triển trong quan niệm “độc
thoại”. Đó là loại tự sự trong đó chỉ có tác giả là người duy nhất có ý thức, biết suy
nghĩ và đánh giá mọi sự việc, là vị chúa tể nắm hết mọi bí mật của cuộc đời. Còn
nhân vật thì chỉ là đối tượng câm lặng cho sự phẩm bình, nhận xét ấy. Tác giả nhận

định con người cũng như nhận định cái cây, đồ vật. Do quan hệ giữa nhân vật và tác


giả được quan niệm như vậy nên nhân vật của văn xuôi “đơn thanh”, luôn “trong
suốt”. Trong các tiểu thuyết mang tính đơn âm này, nhân vật chỉ là những đối tượng
vô ngôn luôn lặp lại lời tác giả, thường được đóng khung với những đường viền
đậm nét, chịu sự chi phối chủ quan của ý thức tác giả khá nhiều, nhân vật có phát
ngôn nhưng thiếu đi tinh thần đối thoại thực sự. Nhà văn trong trường hợp này thể
hiện ý thức, nghĩ và làm việc hộ các nhân vật của mình. Không có gì xảy ra với
nhân vật mà tác giả không cắt nghĩa được. Nhân vật luôn có sự thống nhất phù hợp
giữa thế giới bên trong và biểu hiện bên ngoài, là một tính cách ổn định, nhất quán
trong sự phát triển mà ta có thể yên tâm theo dõi qua các bước thăng trầm của số
phận, là một cái gì đã xong xuôi, ngã ngũ như một tổng kết. Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết độc thoại “được đặt vào trong cái khung vững chắc và không thể
vượt qua của ý thức tác giả đã nhận định nó, miêu tả nó và được kiến tạo trên cái
nền vững chắc của thế giới bên ngoài” [8, tr.217].
Thứ hai là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại kiểu Dostoievski.
Khi xem xét về vai trò, đặc điểm kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Dostoievski,
Bakhtin cho rằng: “Dostoievski tìm kiếm một nhân vật chính có ý thức thượng thừa,
một nhân vật chính mà cuộc đời hoàn toàn dựa trên ý thức bản thân và ý thức cuộc
sống” [68, tr.259]. Có thể hiểu, ý thức sâu sắc về bản thân và về người xung quanh
chính là ý thức cơ bản làm nên chân dung tinh thần của nhân vật trong tiểu thuyết
của Dostoievski. Theo Bakhtin, nhân vật của Dostoievski là những chủ thể ý thức,
là kiểu “con người trong đường hầm”, tự ngụp lặn trong câu chữ của những người
xung quanh, để lắng nghe, cảm nhận, quan sát và tự phân tích. Thông qua quá trình
soi chiếu ấy, nhân vật có thể tự đào sâu đến tận cùng vấn đề thắc mắc, tự khám phá
ra những sự thật về chính mình, một thứ sự thật của ý thức, được ý thức hóa.
Bakhtin cho rằng: “con người trong đường hầm” là ý thức hệ đầu tiên trong tiểu
thuyết của Dostoievski. Chỉ khi nào nhân vật là những con người tự do thực sự,
trong thế đối sánh ngang hàng với tác giả, nói tiếng nói hoàn toàn của mình thì khi

đó nhân vật mới thực sự là “con người trong con người” [68, tr.260].


Khi cho rằng “nhân vật là một chủ thể phát ngôn” thì Bakhtin nhận thấy vấn đề
nhân vật đã được Dostoievski xem xét, thể nghiệm theo một hướng khác hẳn, không
cần phải những con người cụ thể, sắc nét, hay được thiêng hóa như trước nữa. Hình
tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Dostoievski đã mất “các dấu hiệu bên ngoài”,
chỉ còn lại là LỜI - “giọng của ý thức chủ thể” như một quan điểm riêng về chính
nhân vật và về thế giới mà anh ta đang tồn tại. Ông cho rằng: “Nhân vật của
Dostoievski không phải là một hình tượng khách thể, mà là một lời nói đầy đủ trọng
lượng, một tiếng nói thuần túy, chúng ta không nhìn thấy nó, chúng ta nghe thấy
nó” [8, tr.250]. Nhân vật của Dostoievski là sự kết hợp của ý thức (ý thức về bản
thân và về người khác) và lời nói: kiểu người mộng mơ, hay suy tư. Nhân vật luôn
nghĩ về điều người khác nghĩ và nghĩ về chính bản thân, trước cả khi sự việc sẽ diễn
ra: “hắn cố sức tiên đoán ý thức và giọng điệu, những sự đánh giá và cố diễn đạt
tường tận những lời phát biểu có thể của người khác về mình, ngắt lời mình bằng
những lời đáp tưởng tượng của người khác” [8, tr.249]. Điều này khiến nhân vật bộc
lộ chiều sâu nội cảm và những xung động thầm kín trong tâm hồn.
Bakhtin coi nghệ thuật tiểu thuyết của Dostoievski là một cách tân lớn, một sự
đổi mới thi pháp tiểu thuyết về nguyên tắc so với tiểu thuyết châu Âu thời bấy giờ.
Ông luôn nhìn nhận yếu tố đa âm (hay “phức điệu” - cách nói của tác giả Trịnh Bá
Đĩnh trong Nguyên lí đối thoại của M.Bakhtin trong hệ hình lí luận đương đại) của
tiểu thuyết Dostoievski trong tương quan gắn liền với yếu tố nhân vật: “Tiểu thuyết
của Dos có nhiều giọng khác nhau và những nhân vật của Dos, đối thoại với nhau
như một bè hợp xướng, có trầm có bổng, tạo nên một không gian toàn diện về sự
sống, về ngôn ngữ, về xã hội và con người” [dẫn theo 68, tr.254]. Tiểu thuyết của
Dostoievski được kiến tạo trên nguyên tắc đối thoại của thế giới đa chủ thể: giữa
các nhân vật với nhau, giữa nhân vật với độc giả, giữa nhân vật với tác giả hay với
người kể chuyện, giữa tác giả với độc giả…: “tính nhiều tiếng nói và nhiều ý thức
độc lập không hòa vào nhau, tính độc lập thực sự của tiếng nói có đầy đủ giá trị quả

là một đặc điểm của tiểu thuyết Dostoievski” [8, tr.217]. Trong tiểu thuyết mang
tính đa âm, mỗi nhân vật có một ý thức riêng, một tư tưởng độc lập, kể cả đối với


tác giả. Bakhtin viết: “Sự đa dạng của tiếng nói và của ý thức độc lập, sự đa âm đích
thực của những tiếng nói, hoàn toàn riêng biệt, tạo nên nét cơ bản trong tiểu thuyết
của Dostoievski” [dẫn theo 68, tr.255]. Hiểu theo nghĩa này thì đa âm chính là sự cá
nhân hóa, độc lập hóa tiếng nói và tư tưởng của nhân vật. Tiếng nói của nhân vật có
tính độc lập và có giá trị ngang hàng khi vang lên bên cạnh tiếng nói của tác giả hay
tiếng nói của các nhân vật khác. Ý thức, cái nhìn và tiếng nói tác giả không còn
mang tính áp đảo nhân vật như trong tiểu thuyết tiền hiện đại. Cho dù lời nói, ý
nghĩ của nhân vật do chính tác giả sáng tạo nên nhưng nó thể hiện ý thức cá nhân
của nhân vật chứ không thể hiện ý thức của tác giả, trở thành tiếng nói riêng biệt
của một cái tôi khác bên cạnh tiếng nói của tác giả. Tiếng nói khác ấy mới tạo nên
những đối thoại thực sự khách quan. Thông qua tương quan đối thoại, đối chất có ý
thức giữa các nhân vật mà những bất đồng, sai lầm, nhược điểm hay những khủng
hoảng, tan vỡ, dang dở, sự thật từ bên trong của nhân vật mới được bộc lộ. Từ đó,
ông thấy một nguyên tắc xây dựng hình tượng của tiểu thuyết đương đại đó là: các
nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, nói lên được tính phức tạp của cuộc đời,
tính đa nghĩa của đời sống… Vì thế, Bakhtin thấy Dostoievski không đoạn tuyệt
hẳn lối tư duy “độc thoại”, nhưng về căn bản ông sáng tạo một thế giới nghệ thuật
khác. Nhân vật của ông chủ yếu được miêu tả như một sự tự ý thức, một dòng tư
tưởng, một giọng điệu độc lập, không hòa nhập với các giọng khác. Vấn đề ở chỗ
nhà văn không chỉ tập trung miêu tả nội tâm nhân vật như một tiểu thuyết tâm lí
thông thường, mà xem nhân vật như một ý thức khác, có tính độc lập tương đối.
Bakhtin cũng đã chỉ ra sự khác biệt trong thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu
thuyết tiền hiện đại và hiện đại. Với tiểu thuyết hiện đại, Bakhtin cho rằng, các nhà
tiểu thuyết hiện đại không chấp nhận cách nhìn dễ dãi về đời sống và con người. Họ
không quan tâm nhiều đến lịch sử nhân vật trong tính toàn vẹn mà chú ý hơn đến
tâm trạng nhân vật trong những mảnh phân thân của nó; xây dựng các mối quan hệ

nhân vật với hoàn cảnh, xã hội; sử dụng lối viết kết hợp ảo và thực, ít sử dụng lối
viết y như thật của tiểu thuyết truyền thống. Thủ pháp hư cấu được sử dụng phổ
biến và đắc dụng hơn như trong tiểu thuyết của Franz Kafka, Haruki Murakami…


Quan điểm của Bakhtin đã đánh giá được những đóng góp mang tính bước
ngoặt của tiểu thuyết của Dostoievski, đồng thời gợi mở và tạo định hướng lí luận
quan trọng khi đánh giá nhân vật tiểu thuyết hiện đại so với các thời kỳ trước đây.
Thứ ba là quan điểm về nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại của các nhà
Tiểu thuyết mới. Tác giả Nathalie Saraute (Kỉ nguyên nghi ngờ - tuyên ngôn của
nhóm Tiểu thuyết mới) khẳng định: Tiểu thuyết không có một nguyên tắc gì cả mà
mỗi cuốn tiểu thuyết là một tìm tòi mới, tạo ra một nguyên tắc mới. Tác giả đả phá
quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống cùng lối xây dựng nhân vật tâm
lý của nó. Theo bà, con người của thế kỷ XX không phải là con người của thế kỷ
XIX. Nó không phụ thuộc vào tính cách nữa. Việc đòi hỏi phá vỡ nhân vật đồng
nghĩa với việc phá vỡ đế quốc chủ nghĩa của tác giả đối với nhân vật. Bà cho rằng
tính cách điển hình của nhân vật không phải là hiện thực vì nó đã tước đi diện mạo
chìm, mờ tối của hiện thực. Chỉ có đi sâu vào khám phá tiềm thức của các nhân vật
thì mới có thể tìm ra diện mạo chìm khuất, mờ tối đó. Các nhà Tiểu thuyết mới đi
tìm những hình thức mới và con người mới: “có khả năng thể hiện (hoặc sáng tạo)
những quan hệ mới giữa con người và thế giới, tất cả những người đã quyết định
sáng tạo tiểu thuyết có nghĩa là sáng tạo ra con người”[137, tr.289]. Chính vì vậy, họ
chủ trương loại bỏ những gì quá rõ ràng về quá khứ, nghề nghiệp của nhân vật; xé
nát mọi đường viền của nhân vật, từ họ tên, dung mạo... đến tính cách, tâm lý [147,
tr.10]. Các nhà Tiểu thuyết mới cũng đã khước từ lối kể chuyện từ điểm nhìn toàn
tri, thủ tiêu cốt truyện, tẩy trắng nhân vật, xóa bỏ cá tính… Điều này đã báo trước
những đột phá mới về vấn đề nhân vật. Còn Alain Robbe Grillet cho rằng, việc
“phân tích tâm lý nhân vật” và “chiều sâu” của sự việc không còn sức hấp dẫn nữa.
Ông khẳng định, dù nhân vật không còn tồn tại theo lối cũ, dù tính cách và tên tuổi
nhân vật không quan trọng lắm, thì cũng không có nghĩa là vấn đề con người bị xóa

bỏ: “Tại sao cứ cố đi khám phá ra một cá nhân tên gì trong một tiểu thuyết không
nói đến vấn đề đó? Chúng ta ngày nào chẳng gặp những người mà chúng ta không
hề quen biết tên của họ và chúng ta có thể nói chuyện suốt buổi tối với một người
không quen biết” [147, tr.127]. Trong tiểu thuyết “Ghen” của ông, nhân vật


A… đồng thời chính là người kể chuyện, được dùng như người thay thế tác giả
luôn. Không hề xưng danh, có vẻ như không tồn tại, nhưng thực ra anh ta không bỏ
qua bất cứ một chi tiết, cảnh vật hay lời nói cử chỉ của người khác chỉ bởi vì sự
ghen tuông ám ảnh. Nhân vật của ông nhiều thời điểm đã bị “phi nhân hóa” một
cách khéo léo… Trong thực tế, những tác phẩm danh tiếng khác trên thế giới như
Linh Sơn (Cao Hành Kiện), Con đường xứ Flanders (Claude Simon), Sự bất tử
(Milan Kundera)… cũng không nhất thiết phải trọng thị vấn đề nhân vật. Các đại
diện tiêu biểu của văn chương hậu hiện đại thế giới như: Angela Carter, Salman
Rushdie (Anh); Georges Perec và Monique Wittig (Pháp); Gunter Grass và Peter
Handke (Đức); Umberto Eco và Italo Calvino (Italy); John Maxwell Coetzee (Nam
Phi); và Peter Carey (Úc); Gabriel Garcia Márquez (Colombia); Mario Vargas Llosa
(Peru)… bằng nhiều cách khác nhau cũng đi theo hướng này khi xây dựng nhân vật
theo kiểu phi trung tâm, nhằm tạo ra những “tiểu tự sự” về con người đương đại…
Thứ tư là quan điểm của một số các nhà nghiên cứu khác: Các nhà nghiên
cứu văn học Âu Mỹ như Roland Barthes, Milan Kundera, Kristjana Gunnars… cũng
đặc biệt chú ý đến tính phức hợp, đa bình diện trở thành một đặc tính nổi bật của
các nhân vật, đồng thời chi phối mạnh mẽ đến các phương diện khác của nghệ thuật
tự sự và thi pháp thể loại. Về khái niệm nhân vật, Milan Kundera (Nghệ thuật tiểu
thuyết) từng cho rằng: “Nhân vật không phải là sự mô phỏng một con người sống
thật. Đó là một con người tưởng tượng, một cái tôi thực nghiệm” [66]. Điều này đã
làm thay đổi về căn bản quan niệm nhân vật của tiểu thuyết đương đại.
Khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu tiểu thuyết nước ngoài rất
quan tâm xem xét vấn đề nhân vật như là một yếu tố nghệ thuật quan trọng bậc nhất
của thể loại tiểu thuyết. Boris Suskov (Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực) đã

chỉ rõ vấn đề nhân vật là tiền đề cốt lõi để người nghệ sĩ gửi gắm những dụng ý tư
tưởng và dụng công nghệ thuật của mình: "Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề
đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật" [107, tr.168]. Trong khi đó,
Liviu Petrescu (Thi pháp hậu hiện đại) khẳng định: “Quy định cuối cùng trong
khuôn khổ thi pháp tiểu thuyết là quy định về một phạm trù trần thuật khác nằm


ngoài tình huống, tình tiết và chủ thể: phạm trù nhân vật” [83, tr.76]. Rõ ràng, việc
đi sâu vào vấn đề nhân vật chính là đi sâu khám phá một phương diện quan trọng
trong thế giới sáng tạo của nhà văn, đóng vai trò chi phối các yếu tố khác của nội
dung, hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết. Bởi thế Milan Kundera viết: “Tất cả
mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi. Từ lúc anh bắt đầu
sáng tạo một con người tưởng tượng, một nhân vật, tức thì anh đối mặt với câu hỏi:
Cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi ? Đây là một trong những câu hỏi
cơ bản để tiểu thuyết được hình thành với tư cách tiểu thuyết” [66, tr.27].
Về phân loại nhân vật, Meyer Howard "Mike" Abrams (Diện mạo tiểu thuyết)
đã đề xuất một số thuật ngữ quan trọng trong việc nhận diện nhân vật của tiểu
thuyết hiện đại: nhân vật dẹt - không có chiều sâu và nhân vật tròn - cá tính phức
tạp [109, tr.121]. Hiểu theo gợi ý này, ta sẽ dễ dàng nhận thấy bên cạnh xu hướng
tiểu thuyết phức thể hoá nhân vật, tức làm “dày” nhân vật, thì ta lại bắt gặp một xu
hướng ngược lại: tiết giản hóa nhân vật, tức là làm “mỏng” nhân vật, đến mức đôi
khi chúng chỉ còn là các “phản nhân vật”, các kí hiệu hay các hình ảo, bị tẩy trắng
hoặc biến mất khỏi văn bản…. Điều này có thể thấy ở nhiều tiểu thuyết gia hiện đại
phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Các nhân vật của Milan Kundera như Krystina,
Tamina (Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên), Tereza (Đời nhẹ khôn kham),
Paul (Sự bất tử) đều nhòe mờ ngoại hình. Một số nhà văn còn không chú trọng đến
nhân vật và cho rằng tiểu thuyết của các nhân vật đã thuộc về quá khứ. Trong bối
cảnh hỗn độn của cuộc sống và sự mất niềm tin sâu sắc, cá nhân con người không
còn giữ được sức mạnh tuyệt đỉnh. Vì thế tiểu thuyết đã không dung nạp loại nhân
vật có tính cách. Họ thay bằng các “phản nhân vật” hoặc “đồ vật” hoặc chỉ còn duy

nhất là những dòng chảy ngôn từ và “nhân vật chỉ còn là những đại từ mơ hồ” [129,
tr.56-57] như Josef K (Vụ án - Franz Kafka), Sisyph (Sisyph - Albert Camus)…
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Carlo Ginzburg còn đề xuất tới loại nhân vật chức năng
(hay nhân vật mặt nạ), nhân vật tính cách và nhân vật loại hình… Trong khi đó, một
số nhà nghiên cứu đi theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở các nước XHCN
gồm Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu thì phân loại nhân vật chủ yếu dựa theo


vai trò của nhân vật trong tác phẩm để chia ra thành nhân vật chính, nhân vật trung
tâm và nhân vật phụ; hoặc theo quan hệ thuận nghịch giữa nhân vật với lý tưởng để
phân chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện...
Như vậy, một số nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết thế giới thế kỷ XX đã
đặt ra nhiều vấn đề quan trọng có tính gợi mở và định hướng. Điều đó có ảnh hưởng
lớn đối với chúng tôi khi xem xét các vấn đề lý luận về nhân vật tiểu thuyết của các
nhà nghiên cứu trong nước, tạo tiền đề thuận lợi trong việc ứng dụng nghiên cứu
nhân vật tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết ở Việt Nam
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng…, cũng có
thể không có tên riêng… Khái niệm nhân vật văn học có khi sử dụng như một ẩn
dụ, không chỉ là một con người cụ thể nào cả, mà chỉ là một hiện tượng nổi bật
trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không
thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [50, tr.235]. Quan niệm nói
trên cho thấy tính mở của vấn đề nhân vật, cho phép người viết có những sáng tạo
linh hoạt, đột phá và người đọc có cách hiểu chủ động về thế giới nhân vật trong
văn học. Ở đây, chúng tôi chủ yếu đề cập đến những nghiên cứu cụ thể về nhân vật
trong tiểu thuyết, nhất là trong tiểu thuyết từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
1.2.1. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết
Khảo sát các giáo trình Lý luận văn học về vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết,
chúng tôi thấy sự thống nhất cơ bản của các nhà nghiên cứu khi cho rằng: nhân vật

tiểu thuyết thuộc loại nhân vật tự sự, được khắc họa đầy đủ, rõ nét, đa diện, có đời
sống nội tâm phong phú và có sự phát triển nội tại rất sinh động. Nhân vật trong tiểu
thuyết có số lượng nhiều, với nhiều số phận khác nhau, tạo nên một xã hội phong
phú, phức tạp với nhiều mối quan hệ, hành động, tư tưởng hay tính cách, giọng
điệu. Nhân vật được nhà văn miêu tả qua các xung đột, mâu thuẫn, biến cố và các
chi tiết, gắn bó với cốt truyện, là một chỉnh thể vận động, có thể đạt đến tính cách,
điển hình, bộc lộ như một quá trình trong không gian, thời gian. Nó có thể được hư


cấu hoàn toàn hoặc xây dựng dựa vào một nguyên mẫu, một điển hình xã hội nhờ
nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn. Tuy nhiên, khi xem xét những
công trình nghiên cứu riêng lẻ, chúng tôi thấy có một số kiến giải chuyên biệt hơn.
Bài viết Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỉ 80
đến nay (Nguyễn Thị Bình) và Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
(Nguyễn Bích Thu) đã có những kiến giải khá thống nhất: Các tác giả tiểu thuyết
đang nỗ lực “cá nhân hóa lịch sử”, tiết giảm đến tối đa “khoảng cách sử thi”, “nới
rộng đáng kể biên độ hiện thực so với tiểu thuyết trước 1975”. Bởi vậy, bên cạnh
những “con người anh hùng”, “con người cộng đồng”, “con người xã hội” dần bị
tiết giảm vai trò; con người thân phận mang bị kịch cá nhân vượt lên nhanh chóng,
chiếm vị trí chủ đạo trong nhiều tác phẩm. Đồng thời “nhiều cuốn tiểu thuyết đã
hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời
họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm,
giữa cái nhân bản và phi nhân bản” [79, tr.230]. Ý kiến trên đã cung cấp cho chúng
tôi một số phương diện biểu hiện của bi kịch cá nhân ở nhân vật. Trong những năm
gần đây, nhiều nhà nghiên cứu tiểu thuyết thấy rõ những thay đổi trong quan niệm
về con người ở các nhà văn chi phối rất mạnh đến các quá trình xây dựng nhân vật.
Trần Thị Mai Nhân (Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế
kỷ XX) viết: “Ngày nay do đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật đã
bước vào tiểu thuyết với một tư thế mới. Nhà tiểu thuyết không thể “khuôn” nhân
vật vào các công thức nữa. Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn 1986 - 2000

đã thực sự thoát ra khỏi hình thức “sơ đồ hóa” để hiện lên đầy đặn hơn, sống động
hơn. Nhiều tiểu thuyết đã đi sâu vào đời sống tinh thần con người để qua đó, thấy
được “hình bóng của cuộc đời” [91, tr.116]… Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Trần Thị Mai Nhân bên cạnh việc ghi
nhận những kế thừa kỹ thuật truyền thống của “tiểu thuyết kiểu Banzac”, tác giả
cũng đã quan tâm tới những cách tân thực sự khác biệt trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật ở một số tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại cùng trong thời gian này
như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cơ hội của Chúa


(Nguyễn Việt Hà), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương)…. Đó là kỹ thuật
dòng ý thức, đa ngôi kể, nghệ thuật nghịch dị…, tất cả tạo nên sức hấp dẫn riêng
cho tiểu thuyết thời kỳ đổi mới.
Để phân loại nhân vật nói chung và nhân vật tiểu thuyết nói riêng, trong các
giáo trình lý luận có những thống nhất về một số tiêu chí phân loại như sau:
+/ Căn cứ vào kết cấu hình tượng trong tác phẩm, nhân vật được chia thành:
nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm...
+/ Căn cứ vào quan hệ tư tưởng, nhân vật được chia thành: nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện, nhân vật tích cực, tiêu cực…
+/ Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức
năng (nhân vật mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng...
+/ Căn cứ vào đặc điểm thể loại, nhân vật được chia thành: nhân vật kịch, nhân
vật tự sự, nhân vật trữ tình ...
Bản thân các nhà nghiên cứu các sách trên cũng thừa nhận, các cách phân loại
trên đều “mang tính chất rất tương đối”, giúp khu biệt các kiểu loại nhân vật để
người đọc có cách đánh giá cụ thể về quan niệm con người cũng như nghệ thuật xây
dựng nhân vật của các nhà văn. Tuy nhiên, với cách phân chia này khi áp dụng với
các nhân vật trong văn học Việt Nam trước thời kì Đổi mới (1986) thì dễ dàng đối
chiếu và phân định. Còn với nhân vật văn học từ thời điểm Đổi mới đến nay vốn rất
phức tạp, các tiêu chí này khó đối chiếu và chưa phản ánh đầy đủ được các loại hình

nhân vật. Trong quá trình xem xét hướng phân loại nhân vật trong tiểu thuyết hai
thập niên cuối thế kỷ XX, chúng tôi ghi nhận cách phân loại của Bùi Việt Thắng
(Phía trước của tiểu thuyết) khi chia nhân vật ra thành các kiểu sau: Nhân vật bi
kịch, Nhân vật anh hùng, Nhân vật kì dị, Nhân vật lập thân (lập nghiệp) [119,
tr.134-139]. Sự phân loại và nhận diện của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã bám
sát thực trạng phát triển của thể loại. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy: do khuôn khổ
của bài viết, tác giả chưa đi sâu lí giải sự xuất hiện của từng kiểu nhân vật một cách
thấu đáo. Đặc biệt, ở kiểu nhân vật kì dị, nhân vật lập nghiệp chưa thật rõ ràng về
mặt khái niệm cũng như những đặc điểm cụ thể để nhận diện kiểu nhân vật này.


1.2.2. Nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI
Tập hợp các tài liệu có được, chúng tôi nhận thấy, đã có một số công trình khoa
học của các nhà nghiên cứu bàn luận vấn đề này như Hoàng Ngọc Hiến (Mấy vấn
đề của tiểu thuyết và đặc trưng thể loại này), Thái Phan Vàng Anh (Tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại), Bùi Việt Thắng (Về dòng tiểu thuyết
"thân xác" trong văn học Việt Nam thập niên đầu TK XXI), Mai Hải Oanh (Những
cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại), Lại Nguyên Ân (Khi
quyền kể chuyện được trao cho nhân vật), Văn Giá (Nhân vật văn học tìm tòi và
sáng tạo), Nguyễn Bình Phương (Tôi không xây dựng một nhân vật điển hình), Hồ
Anh Thái (Họ trở thành nhân vật của tôi), Hoàng Cẩm Giang (Vấn đề nhân vật
trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI)… Nhìn chung các nhà nghiên cứu nhận
thấy, từ đầu thế kỉ XXI đến nay, vấn đề nhân vật tiểu thuyết được chú ý hơn, thể
hiện mối quan tâm của người viết đối với vấn đề số phận cá nhân, vấn đề bản thể
trong bối cảnh xã hội, không gian sống hiện đại.
Bàn về tầm quan trọng của nhân vật, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng viết: "Nói
đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc
xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn" [120, tr.110]. Ông cho rằng
trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là nơi thể hiện một
cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người của tác giả. Tiểu thuyết

chính là mảnh đất quý giá và màu mỡ lưu giữ bóng hình cuộc đời con người, vì thế
nhân vật luôn được xem là sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay. Nhân
vật tiểu thuyết độc đáo sẽ làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết. Bùi Việt
Thắng cũng đã đòi hỏi các nhà tiểu thuyết phải làm thế nào để xây dựng thế giới
nhân vật đa dạng mà không chồng chéo, tẻ nhạt; ngược lại các nhân vật có quan hệ
qua lại, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau cùng phản ánh đời sống. “Một tác phẩm
tiểu thuyết đồ sộ, không làm người đọc rối trí, khó tiếp nhận chính là nhờ vào nhân
vật như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, khâu nối các mảng miếng hết sức chặt chẽ”. Như
vậy, toàn bộ tài năng nghệ thuật của nhà tiểu thuyết nằm ở chỗ, trên trục vận động
của diễn biến cốt truyện, nhân vật phải làm chủ mọi cảnh huống, mọi tình thế, phát


×