Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Biện pháp thi công đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.13 KB, 48 trang )

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
1 THÔNG TIN CHUNG
Tên dự án:

CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP ĐƯỜNG GIAO THÔNG ẤP CÂY XOÀI
XÃ TÂN AN – HUYỆN VĨNH CỬU – TỈNH ĐỒNG NAI

Chiều dài tuyến:

2,34 Km

Chủ đầu tư:

CÔNG TY THHH CÔNG NÔNG

Tư vấn Thiết kế:

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ THÚY NGA

2 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN:
2.1 Vị trí:

Điểm đầu:

Ngã 3 nhà máy nước Việt Thăng Long

Điểm cuối:

Khu dân cư Làng Đồi Xanh


2.2 Hệ thống thoát nước:
Chiều dài cống tròn D600: 4045 m
Chiếu dài cống tròn D1000:

60m

2.3 Tuyến đường:
2.3.1 Quy mô mặt cắt ngang:
Nền đường rộng:

19m

Mặt đường rộng:

09m

Vỉa hè rộng:

2x5m

Dốc ngang đường: 2%
Dốc ngang vỉa hè: 1%
2.3.2 Kết cấu đường
Mô đun đàn hồi Eyc > 1190 daN/cm2, các lớp kết cấu mặt đường từ dưới lên trên:


Đất đắp chọn lọc
Cấp phối sỏi đỏ:

20 cm


Cấp phối đá dăm Macadam:

25 cm

Nhựa lót tiêu chuẩn:

1.0 kg/m2

Mặt đường bê tông nhựa nóng hạt trung:

7cm

2.3.3 Kết cấu lề đường
Triền lề sử dụng các khối bê tông đá 1x2 M200 đúc tại chỗ dạng thẳng đứng 45x20 cm, mỗi khối
dài 5m (trường hợp đúc sẵn, mỗi khối dài 1m), khe hở rộng 2mm đặt trên lớp móng đá cấp phối
mặt đường được đầm chặt theo yêu cầu k > 0,95
Phần kết cấu vỉa hè từ dưới lên trên:
Đấp đắp lề đường
BT đá 4x6 M100:

10cm

Bt đá 1x2 M100:

05cm

2.4 Tiến độ thi công:
Tiến độ thi công dự kiến là 05 (năm) tháng



PHẦN II
THI CÔNG TUYẾN ĐƯỜNG
I.

TRÌNH TỰ THI CÔNG:

Thi công kiểu cuốn chiếu, thi công từ hạ lưu ngược lên để bảo đảm thoát nước tốt cho khu vực
đang thi công, thi công các hạng mục đường giao thông, hệ thống thoát nước một cách song song
để đảm bảo tính liên tục, đồng bộ tránh gây chồng chéo
- Trình tự thi công như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị mặt bằng, tim , mốc định vị trước khi thi công.
Bước 2: Thi công hệ thống thoát nước mưa.
Bước 3: Thi công đào , đắp khuôn đường.
Bước 4: Thi công cấp phối sỏi.
Bước 5: Thi công cấp phối đá dăm Macadam
Bước 6: Thi công vỉa hè, bó vỉa
Bước 7: Thi công mặt đường bê tông nhựa nóng hạt trung
Bước 8: Hoàn thiện, đo đạc, tổng nghiệm thu
II.

TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG

Công tác chuẩn bị mặt bằng công trường thi công là một công tác thiết yếu, phục vụ cho thi
công công trình. Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư và ban quản lý
dự án tiến hành công tác giải tỏa các vật chướng ngại trong phạm vi thi công nếu còn tồn tại, bao
gồm: nhà cửa, vật kiến trúc …Sau khi giải tỏa xong, nhà thầu sẽ tiến hành thu dọn mặt bằng, tháo
dỡ các công trình cũ để lại, chuẩn bị lán trại, tập kết xe máy thiết bị, vật tư và nhân lực. Các máy
móc thiết bị phục vụ thi công phải bố trí sao cho đạt hiệu quả thi công cao nhất nhưng phải đảm
bảo an toàn khi sử dụng.

Mặt bằng tổ chức thi công xây dựng trên tổng mặt bằng hiện tại khu vực, với tài liệu thực tế
trong quá trình khảo sát hiện trường đã chú ý tới các yêu cầu và quy định về an toàn lao động và
vệ sinh môi trường. Việc tổ chức mặt bằng thi công sao cho hợp lý là một yếu tố quan trọng, có ảnh


hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng và giá thành xây lắp công trình đồng thời đảm bảo yêu cầu về
an toàn, vệ sinh trong thi công.
Thành lập 1 ban chỉ huy điều hành công trường gồm: một chỉ huy trưởng phụ trách chung,
1 – 3 chỉ huy phó về mặt kỹ thuật, các chỉ huy phó này sẽ làm công tác thay thế giải quyết mọi công
việc liên quan tới yếu tố kỹ thuật khi người chỉ huy trưởng đi vắng. Ngoài ra còn có các cán bộ kỹ
thuật, giám sát, đo đạc, nhân viên thí nghiệm để phụ vụ công tác chỉ huy giám sát công trường
Lực lượng thi công
- 02 đội thi công hệ thống thoát nước mưa

: (10 – 20) người/đội

- 01 đội thi công nền đường, mặt đường : (20 – 30) người/ đội
- 01 đội thi công vỉa hè, triền lề

: (20 – 40) người/đội

Các sổ nhật ký công trình sẽ được lập và ghi chép cập nhập đầy đủ phản ánh toàn bộ hoạt
động của công trường
Công trình phụ vụ thi công:
Văn phòng, nhà ở, trạm y tế, bãi đậu xe của nhà thầu
Khu vực đỗ xe máy thi công
Phòng thí nghiệm hiện trường
Xưởng gia công sắt thép
Bãi chứa vật liệu và các cấu kiện bê tông
III.


CÔNG TÁC VẬT TƯ, THIẾT BỊ THI CÔNG

Các loại vật tư, thiết bị được tập kết dần từng đợt tùy theo yêu cầu tiến độ tiến độ của công
trình, gồn các loại chính như sau:
1. Vật tư:
Nguồn vật tư dự kiến như sau:
Xi măng

Dùng loại xi măng PC30 do nhà máy xi măng
Hà Tiên sản suất hoạc loại xi măng tương tự
như Holcim, Nghi Sơn, Chinfong), đáp ứng


TCVNM 2682:92
Phụ gia bê tông

Dùng nguồn Sika Limited ( Thụy Sĩ), đáp ứng
TCVN 173:1989

Đá các loại

Dùng nguồn đá được khai thác sản xuất tại
Tân Ba, đá Hóa An, Đồng Nai, đáp ứng
TCVN 1771:87

Cát vàng

Dùng nguồn cát được khai thác sản suất tại
Đồng Nai, đáp ứng TCVN 1770:1986, TCVN

127:1985

Cát san lấp

Dùng nguồn cát được khai thác tại chợ Lách
– Vĩnh Long, đáp ứng TCVN 1770:1986

Cấp phối sỏi đỏ

Dùng nguồn tại Đồng Nai, đáp ứng chỉ tiêu
kỹ thuật

Thép các loại ( thép hình, thép tròn, thép tấm)

Dùng nguồn thép sản suất tại các công ty
như: Vinausteel, Thép Miền Nam, … thông
qua các đại lý tại Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai
cung cấp, đáp ứng TCVN 1651:1885 và
TCVN 5709:1993, TCVN 6285:1999

Nước

Dùng nguồn nước ngọt sinh hoạt: Thông qua
hệ thống cấp nước tại Đồng Nai và giếng
khoan, ( có lấy mẫu thử nước khi sử dụng),
đáp ứng TCVN 4506:1987.

Nhựa đường

Dùng nguồn sản xuất của hãng Shell –

Singgapore,

PetroLimex

(

hoặc

tương

đương), độ kim lún 60/70.
Cừ tràm

Dùng nguồn tại Bạc Liêu, Cà Mau, đáp ứng
chỉ tiêu kỹ thuật

Điện

Dùng điện máy phát điện và lưới quốc gia


Các loại vật tư chính nêu trên, cùng các loại vật tư khác có thể được thay đổi nguồn cung
cấp trên cơ sở phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật, phải có lý lịch và phiếu kiểm tra chất lượng theo yêu
cầu của thiết kế trước khi chuyển đến công trường và đưa vào sử dụng, được lấy mẫu thí nghiệm
tại một đơn vị có chức năng, dự kiến thí nghiệm tại trung Tâm Cầu Đường Phía Nam ( hoặc các
đơn vị tương tự như : phân viện khoa hoc công nghệ và Giao thông vận tải phía nam hoặc trung
tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực III,…) để đảm bảo đạt yêu cầu thành phần, cường độ
và chỉ tiêu kỹ thuật cung như các yêu cầu của thiết kế.
Vật tư, vật liệu, bán thành phẩm được vận chuyển về công trường bằng đường thủy và đường
bộ

2. Xe máy thiết bị thi công:
TT

Loại thiết bị

Công suất

Số lượng

1

Trạm trộn bê tông nhựa

100 T/h

01

2

Xe ủi

140 -220 HP

02

3

Xe xúc

1,5 – 2,5 m3


01

4

Xe đào

0,7 – 1,0 m3/gàu

04

5

Xe ban

140 -160 HP

02

6

Xe tưới nhựa

2000 lít

01

7

Xe lu 2 bánh


6-8 T

02

8

Xe lu 3 bánh

10 – 12 T

02

9

Xe lu rung

14 T

02

10

Xe lu bánh lốp

12 – 16 T

02

12


Xe cẩu

10 T

02

13

Ô tô vận chuyển

10 – 13 T

10

14

Xe tưới nước

6 m3

02

15

Máy trộn bê tông

250 – 450 L

08


16

Máy bơm nước 5.5 – 11kW

6 – 10 m3

03


17

Máy thổi bụi

18

Máy hàn tay

02

19

Nhiệt kế

02

20

Đầm dùi, đầm cóc


05

21

Khuôn thép lấy mẫu bê tông 3 ngăn

03

22

Phễu đo độ sụt bê tông

02

23

Máy cắt thép

01

24

Máy cưa gỗ

01

25

Thước thẳng 3m


01

26

Thước dây thép 50m

01

27

Máy phát điện

125 – 250 kVA

01

28

Máy kinh vĩ

Theo 20A

01

29

Máy thủy bình

820NA


04

IV.

150 PSE

02

CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ

Sau khi có quyết định cho phép tiến hành xây dựng công trình, nhà thầu sẽ tổ chức ngay một
đội khảo sát với các thiết bị và nhân lực cần thiết để thực hiện công tác nhận tuyến với đơn vị thiết
kế và chủ đầu tư. Đồng thời trong suốt quá trình thi công đội khảo sát của nhà thầu sẽ tiến hành
công tác đo đạc phục vụ thi công và thu thập số liệu với sự kiểm tra và hướng dẫn của Kỹ sư tư
vấn giám sát theo đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra.
Căn cứ vào hệ thống cọc mốc định vị và cao độ của của đầu tư giao sẽ tiến hành kiểm tra toàn
bộ hồ sơ thiết kế, xác định các sai lệch (nếu có) về tọa độ, cao độ giữa hồ sơ và thực tế để kịp thời
cùng các đơn vị liên quan điều chỉnh trước khi tiến hành thi công. Lập hệ cọc phụ vụ thi công.
Lập hệ thống cọc dấu tại các vị trí cố định ngoài phậm vi thi công để thuận tiện kiểm tra khi thi
công
Lập bảng sơ đồ cọc để theo dõi kiểm tra quá trình thi công để kiểm tra
Khôi phục lại hệ thống cọc sau mỗi giai đoạn thi công. Có biện pháp bảo vệ và khôi phục các
cọc trong quá trình thi công


Căn cứ vào các mốc tọa độ và cao độ của chủ đầu tư giao, nhà thầu sẽ xây dựng và bảo vệ hệ
thống mốc cao trình và mốc định vị tham chiếu gần địa điểm thi công và thỏa thuận với kỹ sư tư
vấn để làm cơ sở phục vụ và kiểm tra trong suốt quá trình thi công.
Công tác đo đạc trong quá trình thi công:
Công tác đo đạc xác định lại giới hạn thi công, lên ga phóng tuyến trước khi thi công

Đo đạc khống chế cao độ, đào đắp từng lớp cát, đất … trên từng đoạn mặt cắt trong suốt
thời gian thi công.
Đo đạc, khống chế kiểm tra cao độ trong quá trình thi công mỗi hạng mục công trình công
trình.
Đo đạc theo yêu cầu kỹ sư tư vấn trong quá trình kiểm tra nghiệm thu chuyển bước thi công
Với mỗi hạng mục hoàn thành nhà thầu sẽ tiến hành ngay công tác đo đạc thu thập số liệu
phục vụ ngay công tác kiểm tra, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, thanh toán khối lượng.
Việc đo đạc được tiến hành tại các vị trí mặt cắt ngang có trong bản vẽ thi công. Nếu có yêu
cầu đội trắc địa sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra tại các vị trí theo yêu cầu của kỹ sư tư vấn giám sát và
chủ đầu tư, để đảm bảo khối lượng được tính toán chính xác.
V.

THI CÔNG ĐÀO ĐẤT:

1. Phát quang dọn dẹp mặt bằng:
Nhà thầu sẽ dựa trên các cọc tim, cốc cao độ được giao và trên cơ sở bản vễ bình đồ, trắc dọc,
trắc ngang tuyến đường tiến hành rải cọc tim tuyến đường, cắm cọc lên khuôn nền đường, lề
đường, tuyến cống và căn cứ vào cọc này để đào nền đường.
Mặt bằng thi công sau khi san lấp, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp chưa giải quyết hết di
dời các chướng ngại và dọn mặt bằng, vị trí dời phải thống nhất hoặc hợp đồng với cơ quan quản
lý chuyên ngành, các hố cột điện cũ được đắp lại, và đầm nén như đầm lèn nền đường. Cây cối
phải được chặt và nhỏ gốc nhất là các vị trí cửa xả, các vật chướng ngại khác như nền nhà, gạch
đá phải được dọn sạch. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp chưa giải quyết hế, do đó trong
quá trình thi công nếu phát hiện công trình ngầm, nhà thầu phải tìm cách báo cho bên A, thiết kế để
cùng bàn bạc giải quyết.


Nhà thầu sẽ sử dụng xe ban, xe ủi và máy đào kết hợp với thủ công tiến hành dọn quang trong
phạm vi thi công, bóc lớp đất cát hiện hữu, sau đó dùng xe vận chuyển vật liệu không phù hợp ra
khỏi vị trí thi công

2. Thi công:
Công tác đào được tiến hành bởi các máy ủi, máy đào và xe ô tô vận chuyển, đất cát đào lên
được phân chia thành 2 loại:
Loại vật liệu thích hợp sẽ được chất thành đống ở những nơi quy định hay vận chuyển tới
để đắp ở lề đường, xung quanh thân cống, … khi được sự đồng ý của tư vấn giám sát
Các loại vật liệu không thích hợp sẽ được vận chuyển đổ ra khỏi phậm vi công trường đến
các địa điểm được phép đổ theo sự thỏa thuận với địa phương và chỉ dẫn của kỹ sư tư vấn giám
sát, không được đổ đất hoặc cát đào lên ở bên cạnh khu vực đào và không được để lẫn đất hữu cơ
với đất cát đắp
Đất cát đào phải được đổ xa mép phần nền đào và phải đổ cao đều không quá 1 m, không
được đổ tập trung thành đống cao làm mất ổn định nền đào. Khi đào nền đường nhà thầu sẽ bố trí
máy bơm túc trực để bơm nước mưa và nước ngầm đảm bảo cho đáy nền đào, hố móng không bị
đọng nước, taluy nền đào không bị sạt lở.
VI.

CÔNG TÁC ĐẮP ĐẤT, CÁT

1. Chuẩn bị:
Nhà thầu sẽ dựa trên các cọc tim, cốc cao độ được giao và trên cơ sở bản vễ bình đồ, trắc dọc,
trắc ngang tuyến đường tiến hành rải cọc tim tuyến đường, cắm cọc lên khuôn nền đường, lề
đường, tuyến cống và căn cứ vào cọc này để đắp cát nền và lề đường.
Nhà thầu sẽ sử dụng xe ban, máy đào và ô tô vận chuyển kết hợp với thủ công tiến hành dọn
quang trong phạm vi thi công và san lấp, đầm nén các lớp vật liệu đất được cát đắp phù hợp yêu
cầu kỹ thuật và được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận.
2. Thi công:
Trước khi lấy đất tại mỏ đất hay cát để san lấp lề đường và cát xung quanh ống cống, hố ga,
nhà thầu phải trình chủ đầu tư, kỹ sư tư vấn các chứng chỉ thí nghiệm về tính chất cơ lý, độ ẩm tốt
nhất, dung trọng khô lớn nhất.



Vật liệu đắp móng lề đường được lấy và vận chuyển trực tiếp từ các mỏ vật liệu đến vị trí thi
công đã được chuẩn bị. Việc vận chuyển và rải vật liệu phải được thực hiện trong điều kiện thời tiết
khô ráo.
Xe chuyển vật liệu phải được phủ bạt và che chắn cẩn thận để tránh rơi vãi trên đường vận
chuyển và các xe vận chuyển vật liêu không được chở quá tải
Vật liệu phần cát san lấp thừa được đào lên ở đường hiện hữu được mang tới để đắp trên lưng
cống và móng lề đường phải được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận. Dùng máy ủi và máy ban sẽ
san đất, cát thành từng lớp có chiều dày theo quy định trên cả chiều rộng và chiều dài thích hợp
cho từng loại phương tiện đầm nén được sử dụng, đầm lèn phải thực hiện ngay sau khi san gạt tạo
mặt phẳng. Dùng lu bánh thép, lu bánh lốp hoặc lu rung để lu lèn kỹ từng lớp cho đạt tới độ chặt
yêu cầu, những đợt lu đầu phải dùng lu nhẹ, sau đó dùng lu nặng dần
Đắp cát xung quanh ống cống thành từng lớp dày 15 cm trên khắp chiều rộng hố đào cả hai
phía của cống để không gây dịch chuển cống
Nền đấp đắp thi công nhiều lớp trước khi thi công lớp sau phải tưới ẩm lớp cũ để đảm bảo đồng
nhất giữa các lớp, trong mỗi đợt thi công trước khi vận chuyển qua lớp kế tiếp phải hoàn tất thủ tục
kiểm tra, nghiệm thu có sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn giám sát
Nền đắp sau khi hoàn thiện phải bằng phẳng, đảm bảo độ dốc ngang theo thiết kế, không rời
rạc, không có đá cục, rác rưởi
VII.

THI CÔNG ĐƯỜNG:

Nhà thầu dự kiến bố trí 2 mũi thi công nền đường và mặt đường. Tiến hành đo đạc xác định vị trí
tim đường
VII.1/ THI CÔNG CẤP PHỐI SỎI ĐỎ:
Nhà thầu dự kiến lấy sỏi đỏ từ mỏ Long Thành – Đồng Nai, được vận chuyển bằng xe tải tới
công trình đổ thành từng đống dọc theo nền đường đã được kỹ sư chấp thuận và dùng xe ban để
san rai lớp sỏi đỏ.
Sỏi đỏ được lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu: thành phần hạt, chỉ số dẻo, … đạt yêu cầu thiết kế
mới đem sử dụng

Nền đường được tưới nước trước khi rải sỏi tạo sự dính bám toàn khối


Dùng xe ban kết hợp với nhân công trải sỏi đúng chiều dày thiết kế nhân với hệ số lu lèn và
đúng độ dốc ngang đảm bảo thoát nước tốt nhất.
Dùng phương pháp xác định nhanh độ ẩm của sỏi để điều chỉnh độ ẩm của sỏi đạt tới độ ẩm
tốt nhất, nếu thiếu phải bổ sung bằng vòi tưới hoa sen đều trên toàn bộ lớp rải
Sử dụng lu bánh sắt, lu rung để lu lèn. Lu lèn gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lu sơ bộ ổn định lớp cấp phối sỏi, giai đoạn này chiếm 30% công lu yêu cầu, dùng
lu nhẹ 6 – 8 T, tốc độ 1 – 1.5 Km/h, sau 3 – 4 lượt đầu tiên cần bù phụ và sửa chữa cho mặt đường
đồng đều, đúng mui luyên, sau đó lu cho đủ công lu cho giai đoạn này và nghỉ 1 – 2 giờ cho bề mặt
vừa lu se bớt lại rồi lại tiếp tục lu cho giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: Lu ép chặt mặt đường, giai đoạn này chiếm 70% công lu yêu cầu, sử dụng lu 8 –
10 T, tốc độ 2 – 3 Km/h lu cho đến khi mặt đường bằng phẳng không hằn vết bánh lu trên mặt
đường.
Khi lu, vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước ít nhất 20cm. Khi lu lớp trên vệt lu phải phải lấn ra lề
đường 20 – 30 cm, khi lu lớp dưới bánh lu phải cánh lề đường 10 cm
Lu trên đường cong phải theo thứ tự từ bụng lên lưng đường cong ( lu từ phía cạnh thấp trước,
lên dần phía cạnh cao của đường cong).
Trong quá trình tiến hành lu lèn phải thường xuyêndùng máy cao đạc kiểm tra cao độ và bề dày
của sỏi thiết kế, nếu còn thiếu phải bù kịp thời
Khi lèn ép, nếu bánh lu dính bóc vật liệu thì phải dừng lu cho se bớt, rải đều một lớp cát mỏng
trên mặt mới tiếp tục lu. Nếu bị bong rộp hay nứt rạn chân chim vì quá thiếu nước, phải tưới nước
đẫm một lượt, chờ cho se rồi lu tiếp.
Gặp trời mưa rào, sau mưa chờ vật liệu khô đến độ ẩm tốt nhất, đảo trộn lại rồi tiếp tục lu lèn
Sỏi đỏ sau cơn mưa bị ướt, phải nhất thiết ban sỏi từng luống và cho phơi khô sau đó ban trải lại
tiến hành lu lèn tiếp
Các vị trí bị lún, cao su phải đào lên sử lý ngay.
VII.2/ THI CÔNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM MACADAM:
Khi đã được kỹ sư tư vấn nghiệm thu nền đường và chấp nhận vật liệu cấp phối đá dăm

macadam, tiến hành đo đạc kiểm tra cắm cọc và đầm nén sơ bộ lại nền đường


Nhà thầu thi công theo quy trình thi công mặt đường đá dăm Macadam và tiến hành theo
phương pháp cuốn chiếu từng đoạn đường.
Đá các loại được lấy mẫu tại hiện trường kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định và được sự đồng ý
của kỹ sư giám sát mới thi công.
Chuẩn bị vật liệu:
Khối lượng các loại vật liệu: đá 4x6, 2x4, 1x2, 0.5x1, cát chèn phải được tính toán đầy đủ để
rải với hệ số lèn ép 1.3. Phải chuẩn bị tập kết khối lượng đá dăm cần thiết tại những bến bãi riêng
gần những đoạn đường phải thi công và tùy theo tiến độ rải đá mà vận chuyển đến nơi thi công.
Trong những trường hợp không có khả năng bố trí đến bãi tập kết đá, có thể cho phép tập kết đá
thành các đống ở một bên đường và đặc biệt chú ý tới công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Yêu cầu của việc ra đá và san đá là phải đảm bảo đúng chiều dài thiết kế và mui luyện mặt
đường có tính tới hệ số lu lèn. Muốn đạt được yêu cầu phải dùng con xúc sắc và thường xuyên
phải kiểm tra bằng máy cao đạt hoặc bằng bộ ba cây tiêu.
Khi ra đá, phải chừa lại 5 – 10% lượng đá dăm để bù phụ trong quá trình thi công, nếu kiểm
tra bằng máy cao đạc hoặc bộ 3 cây tiêu phát hiện những chỗ thiếu đá.
Lèn ép mặt đường:
Cần hết sức tránh làm vỡ nhiều đá, vì vậy phải dùng lần lượt từ lu nhẹ 8 – 10 T đến lu nặng
từ 10 – 12 T và tốc độ xe lu từ chậm đến nhanh. Vừa lu vừa tưới nước, luôn luôn đảm bảo mặt đá
ẩm nhưng không được tưới nhiều nước làm sũng lòng đường. Lượng nước tưới trong từng giai
đoạn phải căn cứ vào thời tiết ngày lu lèn và độ ẩm sẵn có của đá mà quyết định, tổng lượng nước
lu lèn là 8 – 10 L/m2.
Giai đoạn 1: Lèn xếp
Yêu cầu của giai đoạn này là lèn ép lớp đá dăm tạo ổn định, giảm bớt độ rỗng, đá ở trước bánh
lu ít ê dịch, gợn sóng, trong giai đoạn này dùng lu nhẹ 5 – 6 T (áp lực bánh lu 30 – 45 kg/cm 2), tốc
độ lu tối đa không quá 1,5 Km/h. Công lu đạt đến 10 -15% công lu yêu cầu. Trong giai đoạn này
phải tiến hành xong việc bù đá vào những chỗ thiếu để lớp đá đạt căn bản về mui luyện yêu cầu.
Giai đoạn 2: Lèn chặt

Yêu cầu chính trong giai đoạn này là làm cho các hoàn đá dăm chèn chặt vào nhau, tiếp tục làm
giảm kẽ hở giữa các hòn đá đồng thời một phần đá mạt, bột đá hình thành do quá trình vỡ hạt khi


lu lèn sẽ chèn chặt vào kẽ hở của đá. Trong quá trình lu, phải theo dõi mạt đá và kịp thời rải đá
chèn ( đá 2x4) để lấp kín kẽ hở để mặt đường chóng chặt. Dùng lu 8 – 10 T ( áp lực 50 – 70
kg/cm2). Công lu đạt 65-75% công lu yêu cầu. Trong 3-4 lượt lu đầu tiên của giai đoạn chèn chặt,
tốc độ lu không quá 2 km/h. Từ lượt lu thứ 5 có thể tăng tốc độ lu tởi km/h là tối đa nhưng không
được xảy ra vỡ đá. Phải căn cứ vào việc theo dõi công lu đã đạt được mà kết thúc giai đoạn 2. Việc
quyết định kết thúc giai đoạn 2 rất quan trọng. Nếu kết thúc quá sớm, độ chèn không đủ, mặt
đường không chặt. Nếu kéo dài thời gian lu lèn không có vật liệu chèn, có thể làm cho đá vỡ nhiều,
tròn cạnh, khóa móc vào nhau, mặt đường không ổn định nữa. Dấu hiệu cho biết có thể kết thúc
giai đoạn 2 là bánh xe lu không hằn vết trên mặt đá.
Giai đoạn 3: Hình thành lớp vỏ cứng củ mặt đường
Sau khi kết thúc giai đoạn 2 bắt đầu tiến hành rải vật liệu chèn ( đá 0,5x1,0 và đá chèn). Vừa rải
vừa dùng chổi tre lùa hết vào các kẽ hở của đá, vừa lu cho đến khi rải hết vật liệu chèn.
Giai đoạn này dùng lu nặng 10 – 12 T, hoặc nếu không có lu nặng có thể dùng lu nặng 8 -10 T.
Lu chạy với tốc độ 3 km/h. Công lu trong giai đoạn này là 10 - 25% công lu yêu cầu.
Kết thúc giai đoạn 3 mặt đường coi như hoàn thành và phải đạt những yêu cầu sau:
Bánh xe lu 10 – 12 T không hằn vết trên mặt đường
Mặt đường mịn, chắc, bằng phẳng, đảm bảo độ mui luyện theo yêu cầu của thiết kế.Mô đun
đàn hồi của mặt đường phải đạt hoặc vượt mô đun đàn hồi thiết kế.
VIII.3/ THI CÔNG LỚP NHỰA LÓT:
Lớp nhựa lót được thi công bằng xe tưới co áp lực theo quy định và trong khi phun nhựa phải
bảo vệ mặt đường khỏi các cấu trúc và cây cỏ kề cận khỏi bị dính bẩn.
Lớp nhựa lót được phun khi mặt đường khô ráo được làm khi không có sương mù, mưa
Lớp nhựa lót phải tưới đều, không được sót, không dược chồng lên nhau ở những chỗ lượng
nhựa lót không đủ phải tưới một lượng nhựa bổ sung.
Trước khi tưới nhựa lót, bề mặt của lớp cấp phối đá dăm macadam phải được thổi bụi, dọn
sạch tất cả rác vụn, những vật liệu lạ khác và phải sửa bằng phẳng cũng như xử lý độ dốc ngang,

độ dốc dọc theo đúng yêu cầu thiết kế.


Trong khi tưới nhựa lót phải lưu ý đến nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh cho phù hợp, lớp nhựa
lót được tưới đồng nhất bằng máy phun nhựa. Khi tưới nhựa gặp trời mưa phải ngưng ngay, riêng
tại những chỗ bị bong tróc nhựa do xe cộ sẽ được nhà thầu phủ thêm lớp nhựa mới.
VIII.4/ THI CÔNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG HẠT TRUNG
1. Công tác chuẩn bị:
Hỗn hợp bê tông nhựa được trộn tại trạm bê tông nhựa. Cốt liệu dùng cho hỗn hợp bê tông nhựa
phải được sấy khô và gia nhiệt theo yêu cầu. Kiểm tra định kì cốt liệu và lượng nhựa để điều chỉnh
thành phần cho hợp lý
Sau khi được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận cấp phối đá dăm Macadam và vật liệu bê tông
nhựa, tiến hành dọn dẹp cỏ rác, các vật liệu rơi vãi,làm vệ sinh bề mặt lớp móng trên, xác định vệt
thi công kết hợp đảm bảo giao thông cho phù hợp, tưới nhựa lót tiêu chuẩn 1,0 kg/m 2 trên mặt lớp
cấp phối đá dăm Macadam, cắm cọc và căng dây để định vị trí và cao độ rải ở 2 bê mép mặt
đường đúng với thiết kế.
2. Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa nóng:
Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa. Xe vận chuyển bê tông nhựa phải có bạt
che phủ để giữ nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa, thùng xe phải kín, sạch có quét lớp mỏng dung dịch
xà phòng vào đáy và thùng xe ( hay dầu chống dính bám), các bánh xe phải được rửa sạch trước
khi rời khỏi công trường để bùn không vung vãi ra đường
Mỗi chuyến bê tông nhựa chở đến phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa
khi xuất xưởng, khối lượng, thời gian xe rời trạm trộn, nơi xe đến, tên người lái xe, biển số xe, vị trí
hỗn hợp được rải.
Trước khi đổ bê tông nhựa vào máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ bê tông nhựa bằng nhiệt kế
3. Rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng:
Rải bê tông nhựa trên đường theo từng làn xe từ mép đường ra tim đường, khi bắt đầu ca làm việc
phải cho máy rải hoạt động không tải 10 – 15 phút để kiểm tra máy móc, sự hoạt động của guồng
xoắn và băng chuyền, đốt nóng tấm là trước khi nhận vật liệu từ xe bê tông nhựa đầu tiên.
Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ vào phễu máy rải. T > 120

0

C, nếu T < 70 0C và T > 170 0C nhất thiết không được đưa hỗn hợp bê tông nhựa này vào sử

dụng.


Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa lùi dần tới phễu máy rải, từ từ để hai bánh sau tiếp xúc đều và nhẹ
nhàng tới hai trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng xe ben đổ từ từ hỗn hợp bê tông
xuống giữa phễu máy rải.
Khi hỡn hợp bê tông nhựa đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều
cao guồng xoắn thì máyrải bắt đầu tiến về phía truớc theo vệt quy định. Trong quá trình rải bê tông
nhựa phải giữ tốc độ xe rùa di chuyển thật đều và luôn giữ cho bê tông nhựa thường xuyên ngập
2/3 chiều cao guồng xoắn.
Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Trong suốt thời gian rải hỗn
hợp bê tông nhựa bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động.
Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy rải làm công việc sau:
Té phủ hỗn hợp bê tông nhựa hạt nhỏ lấy từ trong phễu máy rải thành lớp mỏng dọc theo
mối nối và nơi bị rỗ mặt, san đều các chỗ lồi lõm của mối nối.
Xúc bỏ những chỗ hỗn hợp mới rải bị thiếu nhựa hay thừa nhựa và bù vào chỗ đó hỗn hợp
bê tông nhựa mới
Gạt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải.
Các chỗ nối dọc phải bố trí ở đường phân cách làn xe, các chỗi nối ngang phải thẳng hàng. Tất cả
mối nối đều phải tưới nhựa và phải bằng phẳng êm thuận.
Cuối ngày hoặc cuối đoạn rải bê tông nhựa, xe rùa phải chạy không tải qua khỏi vệt rải một đoạn
mới ngưng hoạt động, dùng thủ công sửa cho mép cuối vệt rải thành một đường thẳng góc với tim
đường, đặt thanh gỗ chắn dọc theo mép cuối vệt rải trước khi lu lèn.
Trước khi rải bê tông nhựa đoạn tiếp theo phải dùng máy cắt bỏ phần bê tông nhựa đã vuốt dốc tại
mối nối ngang vừa cắt để đảm bảo sự kết dính giữa vệt rải bê tông nhựa cũ và mới
4. Lu lèn lớp Bê tông nhựa nóng:

Đầu tiên dùng xe lu bánh sắt 6 – 8 tấn đầm lèn, 2- 4 lần / 1 điểm, tốc độ 1,5 – 2 km/h
Tiếp theo dùng xe lu bánh hơi 14 tấn đầm lèn từ 8 – 10 lần / 1 điểm, 5 lượt đầu lu với tốc độ chậm
1,5 – 2 km/h, sau đó tăng dần lên 5 – 8 km/h.
Cuối cùng dùng lu bánh sắt 10 – 12 tấn đầm lèn 2 – 4 lần / 1 điểm tốc độ lu 2 – 3 km/h để xóa các
vệt lu trước để lại.


Trình tự trên chỉ mang tính chủ đạo, còn số lần lu, sơ đồ lu cụ thể phải do kết quả lu thí điểm tại
hiện trường quyết định.
Công tác lu sẽ bắt đầu hành trình theo chiều dài từ mối nối và sau đó từ cạnh ngoài và sẽ tiến triển
song song với đường tim về phía tim của mặt đường, trừ trường hợp lu trên đường cong có siêu
cao thì lu bắt đầu từ phía cạnh thấp tiến triển về phía cạnh cao của đường cong. Các đường lu kế
tiếp nhau sẽ chờm lên nhau ít nhất ½ chiều rộng của lu và các đường lu sẽ kết thúc tại các điểm
trong phạm vi 1 m của các điểm kết thúc ở các đường lu trước
Máy lu đi từ mép mặt đường vào giữa, vệt bánh lu đè lên nhau ít nhất là 20 cm. Khi lu lèn trên vệt
rải thứ nhất, cần chừa lại một dải rộng 10cm kể từ mép vệt rải (về phía tim đường). Tại các mối nối
dọc của vệt rải thứ 2, ban đầu xe lu phải đi trên phần làn đã rải trước không quá 15 cm.
Sau khi lu lèn xong, nếu phát hiện thấy những chỗ cục bộ hư hỏng (rời rạc, quá nhiều nhựa, bong
bật, nứt nẻ) phải đào bỏ ngay khi hỗn hợp bê tông nhựa chưa nguội hẳn, rồi quét sạch, tưới lớp
nhựa lỏng ở đáy và xung quanh thành mép rồi đổ hỗn hợp bê t6ong nhựa mới vào và lu lèn chặt.
Trong quá trình lu phải thường xuyên kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc, sau một lượt lu lèn đầu
tiên phải kiểm tra độ cao bằng phẳng bằng thước 3m để bổ khuyết ngay những chỗ lồi lõm thiếu bê
tông nhựa.
Khi xe lu khởi động, đổi hướng tiến lùi phải thao tác nhẹ nhàng, xe lu không được đỗ lại trên lớp bê
tông nhựa chưa lu lèn và chưa nguội hẳn.
Chú ý:
Lu bánh thép được trang bị hệ thống nước và đệm bằng sợi đay để phun nước thật mỏng lên bánh
xe tránh không cho hỗn hợp bê tông nhựa dính vào bánh xe và phải cạo bỏ bất kù vật liệu nào làm
bẩn bề mặt bánh xe
Lu bánh lốp phải có cái gạt để cạo bỏ những vật liệu còn dính lại. Có thể cho một chút cát bước

đầu tránh không cho hỗn hợp nóng dính lốp cho đến khi bánh lốp đã có nhiệt độ cao xấp xỉ với hỗn
hợp bê tông nhựa thì hỗn hợp bê tông nhựa sẽ không dính bám vào lốp nữa.
Trường hợp khi rải hỗn hợp bê tông nhựa gặp mưa đột ngột thì:
Báo ngay về trạm trộn bê tông nhựa tạm ngưng cung cấp hỗn hợp
Khi lớp bê tông nhựa đã được lu lèn đến khoảng 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu
trong mưa cho hết số lượt lu yêu cầu


Khi lớp bê tông nhựa đã được lu lèn một ít thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi mặt
đường. Chỉ khi nào mặt của móng đường khô ráo và được kỹ sư chấp thuận mới được rải hỗn hợp
bê tông nhựa tiếp
Trong quá trình thi công phải bố trí biển báo hiệu và bố trí người điều khiển giao thông, tuân thủ các
quy định chung về an toàn lao động trong thi công bê tông nhựa, dùng xe quét rửa đường thay cho
máy thổi bụi để không ô nhiễm bụi cho người, phương tiện qua lại và nhân dân địa phương.
VII. THI CÔNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
VIII.1. THI CÔNG CỐNG TRÒN
-

Tiến hành đo đạc xác định vị trí đặt cống, cắmmốc định vị tim hệ thống thoát nước, đặt các rào
chắn trong quá trình thi công. Đào đất bằng máy đào có dung tích từ 0,7 – 1,0 m3/gàu và đào
từ hạ lưu cống thoát nước đến thượng lưu.

-

Chuẩn bị các cọc tiêu biển báo phục vụ cho công tác an toàn trong thi công.

-

Tập kết các đốt cống tròn ra ngoài hiện trường dọc theo vị trí đặt cống.


-

Các đốt cống BTCT đúc sẵn đều có lý lịch ghi ngày xuất xưởng, tên công ty sản xuất và được
nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi vào thi công công trình.

-

Thi công đào hố móng cống bằng máy đào kết hợp thủ công đào đất móng cống, hố móng đào
rộng hơn đường kính ống cống 0,3m mỗi bên, độ dốc taluy hố móng là 3:1 kết hợp với biện
pháp chống đỡ thành vách đào và đất đào từ hố móng phải đổ xa để không gây sụp lở hố
móng hoặc làm tắc thoát nước mặt, đất đào được vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công bằng xe
ben, trong khi đào hố móng nếu có nước ngầm thì phải đào hố thu bên cạnh và dùng máy bơm
hút nước liên tục ra mương thoát nước tạm.

-

Khi hố móng cống được đào và đóng cừ tràm 8-10cm đúng kích thước theo hồ sơ thiết kế, tiến
hành kiểm tra lại tim, cao độ đáy móng bằng máy kinh vĩ và thủy bình, tim được đánh dấu cẩn
thận. Sau đó thông báo cho kỹ sư tư vấn giám sát để kiểm tra hố móng và vật liệu đưa vào thi
công như cát, đá, xi măng, cốt thép, nước ... tiến hành rải lớp cát phủ đầu cừ và thi công đổ bê
tông đá 4x6 lót M100 dày 10cm tại vị trí các gối cống (công tác này cần kết hợp với công tác
làm nền móng đường vỉa hè). Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra cao độ dốc
dọc nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc thoát nước.


-

Lắp đặt cống: Sau khi kiểm tra chặt chẽ hệ thống cao độ lớp bê tông đá 4x6 lót móng, tiến hành
lặp đặt gối cống và dùng máy thủy bình đo cao độ tại gối cống rồi so sánh với cao độ thiết kế,
khi được kỹ sư tư vấn chấp thuận thì tiến hành lắp đặt cống tròn vào vị trí và kiểm tra lại cao độ

lưng cống (so với cao độ thiết kế đáy cống). Sau khi hoàn thành từng đoạn cống tròn tiến hành
cân chỉnh tim tuyến cống và cao độ xong thì tiến hành trát vữa M100 mối nối.

-

Tại vị trí hố ga cũng được đóng cừ tràm, đổ lớp cát đệm và lớp bê tông đá 4x6 M100. Khi đã lắp
đặt ống cống xong tiến hành lắp ghép ván khuôn và đổ bê tông đá 1x2 hố ga M200. Ván khuôn
phải được kiểm tra nghiệm thu mới tiến hành công tác đổ bê tông, phải có biên bản ghi chép
ngày tháng đổ bê tông, các đặc tính bê tông và thời tiết.

-

Từng giai đoạn thi công hệ thống thoát nước phải được kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra và chấp
thuận mới chuyển sang giai đoạn khác.

-

Sau khi lắp đặt ống cống xong đúng theo độ dốc dọc và đã được kỹ sư tư vấn kiểm tra và chấp
thuận, tiến hành đắp cát từng lớp từ dưới lên trên, chiều dày mỗi lớp 20cm và đầm lèn từng lớp
đến cao độ yêu cầu, việc đắp cát không làm ảnh hưởng đến phẩn kết cấu đã thi công đảm bảo
độ chặt theo yêu cầu của thiết kế. Khi đắp cát thân cống dùng đầm cóc lèn đối xứng, tránh tình
trạng đắp cát lệch gây mất ổn định móng cống và các mối nối cống.

-

Thiết bị vận chuyển đất hay lu lèn hạng nặng không được vận hành gần đường ống cống 1,5m
cho đến khi đã đắp lớp cát phủ lên trên ống cống với với chiều dày 50cm. Trong mỗi đợt thi
công trước khi chuyển qua lớp kế phải hoàn tất thủ tục kiểm tra, nghiệm thu có sự chấp thuận
của kỹ sư tư vấn giám sát.




Công tác đổ bê tông:

-

Trước khi đổ bê tông, các cốt thép, ván khuôn phải được làm sạch các tạp chất và phải được
cố định chắc chắn, bê tông được đầm kỹ vào sát các ván khuôn hoặc xung quanh cốt thép mà
không làm lệch vị trí của chúng, khi đổ bê tông những chỗ hẹp cần gõ vào ván khuôn thành để
tránh bọt khí. Trong trường hợp mưa, phải dừng ngay thi công, dùng bạt che để bảo vệ bê tông
mới đổ.

-

Bê tông được trộn ra tới vị trí thi công đảm bảo để bê tông không phân tầng và chiều cao đổ
không lớn hơn 1,5m, bê tông trước khi đổ phải kiểm tra độ sụt, độ trộn đều của cấp phối, bê
tông được đầm chặt bằng thiết bị phù hợp với chiều dày lớp bê tông đổ, làm ẩm và tạo nhám
bề mặt bê tông trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo.


-

Công tác đổ bê tông được thực hiện bằng máy trộn di động đặt ở mỗi vị trí cống, kết hợp xe
trộn hồ từ trạm trộn bê tông chở đến, thường xuyên dùng máy thủy bình để kiểm tra cao độ, có
dụng cụ thí nghiệm để đo dộ sụt của bê tông, có đầm dùi để đầm bê tông.

-

Lượng bê tông được trộn ở bất kỳ mẻ nào cũng không được vượt quá công suất định mức của
thiết bị trộn. Toàn bộ mẻ trộn sẽ được đổ ra trước khi vật liệu của một mẻ mới được đưa vào

thùng trộn. Trong thời gian tạm dừng công việc tính cả thời gian tạm dừng vượt quá 20 phút,
thùng trộn trước khi tiến hành lại phải được rửa sạch bằng nước. Bất kỳ các phần bê tông còn
sót lại phải được rửa lại bằng cách quay cấp phối sạch và nước trước khi bất kỳ một mẻ bê
tông tươi nào được trộn.

-

Các công nhân sẽ không được phép đi trên bê tông mới được đổ cho đến khi nó hoàn toàn khô
cứng, chịu được tải trọng và không bị biến dạng.

-

Các cấu kiện bê tông đúc sẵn được đúc trong khuôn chế tạo sẵn đảm bảo yêu cầu thiết kế, các
cấu kiện này được lấy mẫu thí nghiệm bê tông và được đánh dấu ngày chế tạo, vị trí bãi bê
tông đúc sẵn nhà thầu chọn lựa và đệ trình lên kỹ sư giám sát, khi cấu kiện bê tông đúc sẵn đạt
cường độ thiết kế và được phép sử dụng thì dùng cần cẩu kết hợp xe tải vận chuyển cấu kiện
đúc sẵn đến vị trí thi công.

-

Bê tông phải được bảo dưỡng bằng cách trải vải bạt lên bề mặt bê tông sau đó phủ một lớp cát
và tưới nước để duy trì độ ẩm, việc bảo dưỡng sẽ được bắt đầu ngay sau khi đổ xong bê tông.



Công tác cốt thép:

-

Trước khi tiến hành gia công cốt thép, nhà thầu sẽ cung cấp cho kỹ sư tư vấn giám sát các bản

sao chứng chỉ về báo cáo thí nghiệm trong nhà máy nơi cung cấp thép, chỉ ra các tính chất hóa
học và vật lý của thép.

-

Khi được kỹ sư chấp thuận, nhà thầu mới tiến hành gia công cốt thép. Thép được lưu giữ trong
kho đảm bảo không bị hư hại về hóa học và làm hỏng bề mặt do phơi ra ngoài bụi bẩn. Cốt thép
tại thời điểm lắp dựng sẽ không được để bụi bẩn, dính bùn, dính sơn, vữa, dầu hoặc bất cứ
chất lạ nào ảnh hưởng đến độ kết dính của cốt thép. Trong mọi trường hợp, nhà thầu sẽ tiến
hành làm sạch bề mặt cốt thép trước khi đổ bê tông.

-

Toàn bộ cốt thép sẽ được gia công chính xác và lắp đặt vào vị trí như chỉ ra trong bản vẽ và
được buộc cố định và đỡ trước khi đổ bê tông. Khoảng cách từ ván khuôn đến thanh cốt thép


ngoài cùng sẽ được cố định bằng cách chống, giằng, buộc, treo, hoặc miếng đệm có cùng mác
bê tông. Không cho phép dùng các mẩu gạch vỡ, đá hoặc các ống kim loại hay gỗ vỡ. Không
được uốn gập các thanh thép ngập trong bê tông trừ khi chỉ ra trong bản vẽ hoặc được kỹ sư
cho phép. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép sẽ được giữ trong suốt thời gian đổ bê tông với
một sai số cho phép nghiêm ngặt. Nhà thầu sẽ cung cấp các phương tiện tại công trường cho
việc cắt, uốn nguội cốt thép khi kỹ sư yêu cầu. Nhà thầu sẽ để lại các vam uốn cốt thép ngoài
công trường để uốn và cắt sửa nhưng thanh bị sai sót hoặc bị mất. Tại các mối nối phải đặt các
thanh thép tiếp xúc với các sợi thép cùng nhau, đảm bảo khoảng cách tối thiểu với bề mặt bê
tông và giữa các thanh thép với nhau. Nói chung công tác cốt thép phải tuân thủ theo đúng các
quy trình quy phạm hiện hành.


Công tác ván khuôn:


-

Bảo đảm ván khuôn được lắp dựng chắc chắn, thuận tiện cho việc tổ hợp đổ bê tông các cấu
kiện khác nhau và đúng kích thước thiết kế, ván khuôn phải được bôi dầu nhớt hoặc phụ gia bôi
ván khuôn và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông.

-

Không được tháo dỡ ván khuôn khi chưa có sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn giám sát. Việc dỡ
ván khuôn phải được tiến hành hết sức cẩn thẩn tránh làm hư hại bê tông.

VIII..2. THI CÔNG CỬA XẢ.
-

Chuẩn bị các cọc tiêu biển báo phục vụ cho công tác an toàn trong thi công.

-

Trước tiên, nhà thầu tiến hành đo đạc xác định vị trí cửa xả, cắm mốc định vị tim cửa xả và làm
đê ngăn nước bằng cừ tràm 8-10cm và đổ đất đầm chặt trong quá trình thi công, đặt các rào
chắn phục vụ cho công tác an toàn trong thi công.

-

Thi công đào đấy sân cửa xả bằng máy đào 0,7 – 1,0m 3/gàu kết hợp thủ công đào đất móng
cửa xả, độ dốc ta luy hố móng là 1,5:1 kết hợp với biện pháp chống đỡ tàhnh vách đào và đất
đào từ hố móng phải đổ xa để không gây sụp lở hố móng hoặc làm tắc thoát nước mặt, đất đào
được vận chuyển ra khỏi phạm vi thi công bằng xe ben, trong khi đào hố móng nếu có nước
ngầm thì phải đào hố thu bên cạnh và dùng máy bơm hút nước liên tục.


-

Khi móng đáy sân cửa xả được đào đến cao độ thiết kế, tiến hành đóng cừ tràm 8-10cm và đổ
cát đệm phủ đầu cừ đúng kích thước theo hồ sơ thiết kế, tiến hành kiểm tra lại tim, cao độ đáy
sân cửa xả bằng máy kinh vĩ và thủy bình, tim được đánh dấu cẩn thận. Sau đó thông báo cho


kỹ sư tư vấn giám sát để kiểm tra hố móng và vật liệu đưa vào thi công như cát, đá, xi măng,
cốt thép, nước ... tiến hành thi công lớp đá hộ chèn vữa và đổ bê tông đá 4x6 M100 dày 10cm.
sau đó tiến hành lắp dựng ván khuôn và cốt thép tường đầu và tường cánh, khi đã được kỹ sư
tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận, nhà thầu tiến hành đổ bê tông đá 1x2 M200 tường đầu
và tường cánh.
-

Ván khuôn phải được kiểm tra nghiệm thumới tiến hành công tác đổ bê tông, phải có biên bản
ghi chép ngày tháng đổ bê tông, các đặc tính bê tông và thời tiết.

-

Từng giai đoạn thi công cửa xả phải được kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận mới
chuyển sang giai đoạn khác.

IX. THI CÔNG VỈA HÈ,TRIỂN LỀ VÀ HOÀN THIỆN:
Nhà thầu dự kiến bố trí mũi thi công vỉa hè, triển lề. Tiến hành đo đạc xác định vị trí lề đường.
Khi san gọt khuôn nền đường để thi công đường thì tận dụng phần cát đào lên để đắp lề đường
và tiến hành đo đạc xác định vị trí và cao độ triển lề, tiến hành đầm lèn lớp nền, san rải lớp cấp
phối đá dăm Macadam và đầm lèn chặt dọc theo triển lề. của đoạn sẽ thi công, đưa ván khuôn triển
lề vào vị trí mốc đã định sẵn.
Công tác làm lớp móng cát cho vỉa hè được tiến hành cuốn chiếu, cát được vận chuyển bằng

xe ben tới công trình san, rải và lu lèn trên lớp nền đã được kỹ sư tư vấn chấp thuận.
Các vật liệu sử dụng để thi công triển lề, sẽ được tập kết dọc theo các tuyến đường sẽ thi công.
Kiểm tra và điều chỉnh ván khuôn đạt theo các yêu cầu về thiết kế, tiến hành đổ bê tông đá 1x2
M200, được phân thành từng đốt theo yêu cầu của kỹ sư giám sát. Ván khuôn triển lề được gia
công bằng thép, trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ván khuôn đúng
theo theo kế.
Trước kho đổ bê tông triển lề đại trà nên tiến hành đổ thử. Căn cứ theo kết quả đổ thử lập trình
và tiến độ cho công tác đổ bê tông triển lề đại trà.Các giai đoạn đều phải được sự chấp thuận của
kỹ sư tư vấn giám sát.
Sử dụng máy san hoặc xe đào kết hợp với nhân công để san rải cát thành từng lớp, Trong quá
trình đắp cát sẽ tạo độ dốc 1% thích hợp cho việc thoát nước.
Tưới nước và dùng lu bánh thép 6 - 8T và lu rung để lu lèn kỹ từng lớp cho đạt tới độ chặt yêu
cầu (K=0,85). Từng giai đoạn thi công phải được kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra chấp thuận.


Sau khi đã thi công xong các hạng mục công trình kỹ thuật hạ tầng ( hệ thống thoát nước mưa,
hộ thống đường giao thông …) nhà thầu sẽ tiến hành dọn dẹp vệ sinh toàn bộ mặt đường, hệ
thống cống thoát nước mưa, triển lề, lề đường của khu vực thi công.
X.TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Thời gian thi công là : 05 Tháng (Thời gian thi công này kể cả ngày lể và chủ nhật).
Nhà thầu sẽ bố trí làm tăng ca để kịp tiến độ.


PHẦN III
AN TOÀN GIAO THÔNG
Để đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn giao thông trong toàn bộ thời gian thực hiện dự
án trên. Trước khi thi công công trình Nhà Thầu sẽ đệ trình cho Kỹ sư tư vấn giám sát một kế
hoạch kiểm soát giao thông cũng như thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính với địa phương.
Kế hoạch kiểm soát giao thông bao gồm các phương án đảm bảo giao thông, các phương tiện
và các thiết bị sử dụng để kiểm soát giao thông hợp lý, đúng qui định trong toàn bộ thời gian thực

hiện dự án.
Trước hết triển khai thi công cần tiến hành các việc sau :
Ban chỉ đạo công trình sẽ thành lập một tổ chuyên trách hướng dẫn công tác đãm bảo giao
thông trong suốt quá trình thi công.
Cách khu vực thi công 50m đặt biển hạn chế tốc độ và biển báo đường thu hẹn xe.
Đặt biển báo dừng xe và rào bảo vệ phản quang cách công trường 2m.
Các đường bị thu hẹp do thi công công trình thoát nước phải có biển báo đường hẹp phản
quang, ban đêm có đèn báo hiệu và có người điều khiển giao thông.
Vào cuối ngày thi công dỡ dang phải thu xếp gọn gàng đường xá êm thuận để lưu thông xe
được thuận tiện, chỉ thi công ½ bề rộng mặt đường, sau khi xong từng giao đoạn mới chuyển sang
thi công ½ còn lại .
Nhà thầu coi trọng nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong khi thi công sẽ không đổ đất đá bừa
bải gây ra tắt nghẻn xe. Lực lượng của nhà thầu được giao phụ trách công tác đảm bảo giao thông
sẽ có mặt kịp thời các vị trí mà đường và các công trình tạm bị hỏng, đảm bảo giao thông được liên
tục, không bị ách tắc trong khu vực thi công.
Trên những đoạn đường hẹp, những đoạn không cho xe chạy vào cần phải bố trí rào chắn
và màu sơn dể nhìn thấy từ xa, những chỗ hố móng sâu cần có rào chắn xung quanh, về ban đêm
phải có đèn báo hiệu và các thiết bị khác theo qui định.
Vào cuối ca, cuối ngày làm việc ,các khu vực đang thi công dở dang phải thu dọn gọn gàng,
đường xá phải bằng phẳng, êm thuận để xe cộ lưu thông dễ dàng, thuận tiện.


Trong phạm vi công trường: Các hàng rào chắn có thể làm bằng BTCT, có thể bằng cọc gổ
nhưng đều được sơn phản quang và được đặt giữa dọc theo phần đường đang thi công và phần
xe lưu thông. Biển báo đèn hiệu phải được thường xuyên kiểm tra và khi lắp dựng phải hỏi ý kiến
của kỹ sư tư vấn, dùng biển bào đủ, đúng qui định hiện hành của Nhà Nước. Nếu thi công ½ cống
ngang phải có rào chắn cẩn thận và ban đêm phải có đèn thắp sáng. Vật tư không được đổ vào
phần xe lưu thông. Công trình thi công đến đâu phải thu dọn sạch sẽ đến đó. Nếu thi công vào
trong thời gian mưa phải có công nhân thường xuyên túc trực trên tuyến thi công để khai rãnh thoát
nước và điều hành lưu thông nếu có ách tắc xảy ra.

Các vật liệu phải đổ đúng nơi quy định. Trong trường hợp chưa đi đổ được phài tập kết thật
gọn không được làm ảnh hưởng đến giao thông và an toàn cho các khu phụ cận.
Các vị trí giao cắt với đường ngang, khi thi công trách các giờ cao điểm.


PHẦN IV
AN TOÀN LAO ĐỘNG
Trong quá trình thực hiện dự án, công tác an toàn được coi là vấn đề hết sức quan trọng, được
ưu tiên cho tất cả các hoạt động đảm bảo các biện pháp an toán liên tục trong mọi lúc, mọi nơi,
trực tiếp hoặc gián tiếp tới các công trình.
Nhá thầu tuân thủ tất cả các qui định của pháp luận cho mọi công tác an toàn, tuân thủ tất cả
các điều luật qui định về an toàn lao động hiện hành của quốc gia và tại địa phương nơi thực hiện
dự án.
I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC:
1. Trưởng phòng an toàn:
Trưởng phòng an toàn được Nhà Thầu bộ nhiệmvề các hoạt động trong kế hoạch đảm bào an
toàn. Điều khiển giao thông và kiểm soát môi trường tại công trường trong suốt thời gian thực
hiện dự án.
Người giúp việc cho trưởng phòng là phó phòng và đủ số nhân viên để kiểm soát hệ thống an
toàn của các mũi thi công, đãm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của dự án.
Trưởng phòng an toàn phải tập hợp ghi chép nhật ký công trường hằng ngày, nhật ký đó phải
ghi chép tổng quát các vấn đề có liên quan tới mọi hoạt động trong kế hoạch an toàn của công
trường.
Trưởng phòng an toàn phải báo cáo thường xuyên mọi vấn đề về an toàn cho Giám đốc điều
hành dự án.
2. Các nhân viên giúp việc cho trưởng phòng an toàn:
Người giúp việc cho Trưởng phòng gồm một phó phòng và các nhân viên phụ trách từng bộ
phận thi công các dự án.
Phó phòng an toàn chịu trách nhiệm kế hoạch an toàn khi trưởng phòng vắng mặt.
Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên là :



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×