Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn cấp THOÁT nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.45 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CẤP THOÁT NƯỚC

BÀI 1.- ĐÀI NƯỚC
Dạng toán :
Cấp nước cho khu dân cư
Cấp nước cho khu kinh doanh
Chế độ bơm 1 cấp (1 tổ máy bơm)
Không tính nước tưới cây, tưới đường
Không tính cấp nước công nghiệp
1- Cấp nước cho khu dân cư
Dữ liệu ban đầu
-

Số người hiện tại : No

-

Hệ số gia tăng dân số : GR
→ Số người dùng nước tính toán : N

-

Tiêu chuẩn cấp nước : qtb

-

Hệ số không điều hòa ngày dùng nước lớn nhất : Kngd-max

-

Hệ số không điều hòa giờ dùng nước lớn nhất của ngày dùng nước lớn nhất : Kh-max



-

Chế độ bơm (1 cấp / 2 cấp)

Yêu cầu của bài toán
1) Tìm Qsh.ngd-max
2) Công suất cấp nước của trạm bơm cấp I, cấp II
3) Tính dung tích đài hợp lý
4) Thời điểm nào lượng nước sử dụng của toàn khu vực đạt giá trị lớn nhất / nhỏ nhất ? Lưu lượng khi đó
là bao nhiêu ?
Trình tự giải
Bước 1- Tập hợp số liệu : N, qtb , Kngd-max , Kh-max
Bước 2- Xác định Qsh.ngd-max ; Qdv → Qo
Bước 3- Phân phối nước theo giờ / ngày dùng nước tính toán
Dùng PL1.1 tra ra ki
Tính lưu lượng nước dùng / giờ : Qd/i = ki.Qo
→ Lập bảng
Bước 4- Lập chế độ vận hành máy bơm
Tính số giờ bơm
Tính lưu lượng nước cấp / giờ :
Bước 5- Xác định dung tích đài hợp lý
Tính độ chênh lệch lượng nước dùng / cấp : Q
Cộng dồn lượng nước chênh lệch : Q
Tính dung tích đài : Vđài = |Qmin| + |Qmax|
2- Cấp nước cho khu kinh doanh
Dữ liệu ban đầu

1



-

Số người dùng nước tính toán : N

-

Tiêu chuẩn cấp nước : qtb

-

Hệ số không điều hòa ngày dùng nước lớn nhất : Kngd-max

-

Đặc điểm kinh doanh : nhà hàng, bệnh viện, quán ăn, nhà trẻ, ký túc xá …

-

Chế độ bơm (1 cấp / 2 cấp)

Yêu cầu của bài toán
1) Tìm Qsh.ngd-max
2) Công suất cấp nước của trạm bơm cấp I, cấp II
3) Tính dung tích đài hợp lý
4) Thời điểm nào lượng nước sử dụng của toàn khu vực đạt giá trị lớn nhất / nhỏ nhất ? Lưu lượng khi đó
là bao nhiêu ?
Trình tự giải
Bước 1- Tập hợp số liệu : N, qtb , Kngd-max , đặc điểm kinh doanh
Bước 2- Xác định Qsh.ngd-max ; Qdv → Qo

Bước 3- Phân phối nước theo giờ / ngày dùng nước tính toán
Dùng PL1.2 tra ra ki
Tính lưu lượng nước dùng / giờ : Qd/i = ki.Qo
→ Lập bảng
Bước 4- Lập chế độ vận hành máy bơm
Tính số giờ bơm
Tính lưu lượng nước cấp / giờ :
Bước 5- Xác định dung tích đài hợp lý
Tính độ chênh lệch lượng nước dùng / cấp : Q
Cộng dồn lượng nước chênh lệch : Q
Tính dung tích đài : Vđài = |Qmin| + |Qmax|

BÀI 2.- MẠNG CẤP NƯỚC KHU VỰC
Dạng toán :
Mạng hở : tối đa 4 đoạn ống
Mạng kín : 1 vòng
Mạng hỗn hợp : 1 vòng và tối đa 2 nhánh hở

1- Mạng hở
Dữ liệu ban đầu
-

Sơ đồ tuyến ống

-

Lưu lượng lấy ra tại các nút, trên các đoạn ống

-


Cột áp yêu cầu tại điểm cuối tuyến (bất lợi nhất)

-

Các thông số : Vmin ; Vmax ; CH-W

-

Điều kiện ràng buộc : đường kính ống cấp nước cho phép sử dụng

Yêu cầu của bài toán
1) Xác định đường kính các đoạn ống

2


2) Xác định áp lực cột nước cần thiết tại đầu mạng
3) Khống chế áp lực cột nước tại đầu mạng, tìm giải pháp để áp lực cột nước tại tất cả các điểm lấy nước
đều đạt giá trị an toàn
Trình tự giải
Bước 1- Xác định lưu lượng lấy ra tại các điểm nút
Bước 2- Xác định lưu lượng qua các đoạn ống
Bước 3- Tính đường kính ống cấp nước :
d = (0.8  1.2).Q

0.42

Bước 4- Kiểm tra vận tốc dòng chảy :
Vmin  V  Vmax
Bước 4- Tính tổn thất qua các đoạn ống (dh)

Bước 5- Xác định tuyến bất lợi nhất → điểm lấy nước bất lợi nhất : H2
Bước 6- Xác định cột áp cần thiết đầu mạng :
H1 = H2 + dhmax
2- Mạng kín
Dữ liệu ban đầu
-

Sơ đồ tuyến ống

-

Lưu lượng lấy ra tại các nút, trên các đoạn ống

-

Cột áp yêu cầu tại các điểm lấy nước

-

Các thông số : Vmin ; Vmax ; CH-W

-

Điều kiện ràng buộc : dung sai Q và đường kính ống cấp nước cho phép sử dụng

-

Giá trị lưu lượng giả định (gợi ý)

Yêu cầu của bài toán

1) Xác định lưu lượng, đường kính các đoạn ống và chiều dòng chảy hợp lý
2) Xác định áp lực cột nước cần thiết tại đầu mạng
Trình tự giải
Bước 1- Xác định lưu lượng lấy ra tại các điểm nút
Bước 2- Xác định lưu lượng qua các đoạn ống
Bước 3- Tính đường kính ống cấp nước (đọc kỹ đề bài)
d = (0.8  1.2).Q

0.42

Bước 4- Kiểm tra vận tốc dòng chảy – nhận xét, nếu cần
Vmin  V  Vmax
Bước 4- Tính tổn thất qua các đoạn ống (dh)
Bước 5- Kiểm tra dung sai, điều chỉnh Q nếu cần
Bước 6- Đặt chiều dòng chảy
Bước 7- Tách vòng, xác định điểm cuối tuyến : H2
Bước 6- Xác định cột áp cần thiết đầu mạng :
H1 = H2 + dhmax
3- Mạng hỗn hợp
Tương tự mạng vòng, chỉ cần lưu ý :
-

Tách các nhánh hở tính riêng, vòng tính riêng

-

Kiểm tra dung sai không tính nhánh hở

3



-

Dẫn cột áp phải tính các nhánh hở

BÀI 3.- HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TRONG NHÀ
Dạng toán :
Sơ đồ trục tiếp và Sơ đồ gián tiếp
-

Loại nhà : gia đình, bệnh viện, trạm y tế, nhà trọ, nhà hàng, nhà khách, trường học, nhà an dưỡng…

-

Bố trí các khu vệ sinh :

-

o

Nhà trệt có 2 nhánh VS và bếp

o

Nhà 2 tầng, mỗi tầng đều có khu VS với thiết bị 2 tầng như nhau

o

Nhà 2 tầng, mỗi tầng đều có khu VS với thiết bị 2 tầng khác nhau


Các loại thiết bị vệ sinh :
o

Có nhiều nhất 3 loại thiết bị / 1 nhánh

o

hoặc nhiều nhất 3 loại thiết bị /1 tầng

o

Các loại thiết bị có thể gặp : bồn cầu ; chậu rửa tay ; chậu rửa nhà bếp ; chậu rửa dụng cụ y tế
; máy giặt ; vòi sen ; bồn tắm ; vòi rửa sàn

1- SƠ ĐỒ TRỰC TIẾP
Dữ liệu ban đầu
-

Chức năng căn nhà : nhà tư nhân, bệnh viện, nhà trẻ, cơ quan …

-

Sơ đồ tuyến ống và chiều dài các đoạn ống

-

Các loại thiết bị lấy nước (h thiết bị, h tự do)

-


Các thông số : Vmin ; Vmax ; CH-W ; % tổn thất cục bộ so với tổn thất dọc đường

-

Điều kiện ràng buộc : đường kính ống cấp nước cho phép sử dụng

Yêu cầu của bài toán
1) Xác định lưu lượng, đường kính các đoạn ống và chiều dòng chảy hợp lý
2) Xác định áp lực cột nước cần thiết tại đầu mạng
Trình tự giải
Bước 1- Xác định thiết bị lấy nước
Dùng PL3.2 tra N cấp
Bước 2- Xác định đương lượng phụ trách của các đoạn ống
Qui đổi N cấp ra Q cấp
Bước 3- Tính đường kính ống cấp nước (đọc kỹ đề bài)
d = 0,5.Q

0.42

Bước 4- Kiểm tra vận tốc dòng chảy
Vmin  V  Vmax
Bước 5- Tính tổn thất qua các đoạn ống – chú ý xác định số thiết bị lấy nước đồng thời
Bước 6- Xác định tuyến bất lợi nhất → điểm lấy nước bất lợi nhất : H2
Bước 6- Xác định cột áp cần thiết đầu hệ thống (điểm đặt đồng hồ) :
H1 = H2 + dhmax
2- SƠ ĐỒ GIÁN TIẾP
Dữ liệu ban đầu
-

Chức năng căn nhà : nhà tư nhân, bệnh viện, nhà trẻ, cơ quan …


4


-

Sơ đồ tuyến ống và chiều dài các đoạn ống

-

Các loại thiết bị lấy nước (h thiết bị, h tự do)

-

Các thông số : Vmin ; Vmax ; CH-W ; % tổn thất cục bộ so với tổn thất dọc đường

-

Số người dùng nước tính toán, tiêu chuẩn cấp nước

-

Điều kiện ràng buộc : đường kính ống cấp nước cho phép sử dụng

-

Giá trị tổn thất giả định (gợi ý)

Yêu cầu của bài toán
1) Tính dung tích bể nước ngầm, két nước mái với chế độ bơm 2 lần / ngày đêm

2) Xác định lưu lượng, đường kính các đoạn ống
3) Xác định chiều cao đặt két nước
Trình tự giải
Bước 1- Xác định thiết bị lấy nước
Dùng PL3.2 tra N cấp
Bước 2- Xác định đương lượng phụ trách của các đoạn ống
Qui đổi N cấp ra Q cấp
Bước 3- Tính đường kính ống cấp nước (đọc kỹ đề bài)
d = 0,5.Q

0.42

Bước 4- Kiểm tra vận tốc dòng chảy
Vmin  V  Vmax
Bước 5- Tính tổn thất qua các đoạn ống – chú ý xác định số thiết bị lấy nước đồng thời.
-

Sử dụng giả thiết tổn thất đoạn ống nối từ két nước xuống tầng cao nhất để tìm chiều cao sơ bộ đặt
két nước

-

Kiểm tra giả thiết

Bước 6- Xác định chiều cao đặt két nước hợp lý : Hk

BÀI 4.- HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ
Dạng toán :
Thoát nước mưa
Thoát nước sinh hoạt

Kiến trúc căn nhà, quy mô, các loại thiết bị : tương tự bài cấp nước trong nhà (đã ghi bên trên)

1- THOÁT NƯỚC MƯA
Dữ liệu ban đầu
-

Kích thước mái nhà, sê-nô

-

Cường độ mưa

Yêu cầu của bài toán
Tính đường kính các đoạn ống
Trình tự giải
Bước 1- Xác định lượng nước mưa cần thoát : Qo và Qmái
Bước 2- Chọn số ống đứng, chọn đường kính ống đứng → Lưu lượng nước chảy qua 1 ống đứng
Bước 3- Kiểm tra
-

Kiểm tra lưu lượng nước thoát qua ống đứng

5


-

Kiểm tra vận tốc nước chảy trong ống đứng

Bước 4- Chọn đường kính phễu

Bước 5- Kiểm tra khả năng thoát nước của phễu
Bước 6- Tính máng xối :
-

Chọn sơ bộ đường kính máng xối, chọn độ dốc máng

-

Kiểm tra khả năng thoát nước của máng xối theo PL5.7

Bước 7- Xác định đường kính ống xả
2- THOÁT NƯỚC SINH HOẠT
Dữ liệu ban đầu
-

Kích thước căn nhà, các khu vực sử dụng nước

-

Loại thiết bị lấy nước

Yêu cầu của bài toán
Tính đường kính các đoạn ống
Trình tự giải
Bước 1- Xác định thiết bị lấy nước
Dùng PL3.2 tra N cấp → Q cấp
Dùng PL3.2 tra N thoát → q thiết bị
Bước 2- Xác định lưu lượng nước bẩn cần thoát qua các đoạn ống : Q yêu cầu
ỐNG NGANG
Bước 3- Xác định sơ bộ đường kính của các ống ngang theo N thoát

Căn cứ d → độ đầy, độ dốc, lưu lượng thoát, vận tốc dòng chảy
Bước 4- Kiểm tra khả năng thoát theo Q yêu cầu
Bước 5- Kiểm tra điều kiện đặt ống thông hơi phụ trợ
ỐNG ĐỨNG
Bước 5- Xác định sơ bộ đường kính của các ống đứng theo N thoát
Bước 6- Chọn góc nối ống đứng và ống ngang để kiểm tra khả năng thoát theo Q yêu cầu
Bước 7- Kiểm tra điều kiện đặt ống thông hơi phụ trợ
ỐNG XẢ
Bước 8- Xác định đường kính ống xả theo ống đứng
ỐNG THÔNG HƠI
Bước 9- Xác định đường kính ống thông hơi

BÀI 5.- MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA KHU VỰC
Dạng toán :
Khu vực tính toán có tối đa 3 tiểu khu hoặc hệ thống có 6 hầm ga thu nước
Khu vực gồm nhiều loại mặt phủ (nhiều i), có thể phải tính từng i nhưng có bài cho luôn giá trị  trung bình
của lưu vực  nên cẩn thận đọc kỹ đề bài
Dữ liệu ban đầu
-

Vị trí khu vực tính toán, diện tích lưu vực tính toán, cao độ mặt đất dọc tuyến cống

-

Chiều dài rãnh thu, chiều dài đoạn cống tính toán

-

Vận tốc nước chảy trong rãnh, trong cống


6


-

Loại măt phủ hoặc hệ số dòng chảy 

Yêu cầu của bài toán
1) Xác định lưu lượng nước mưa tính toán của các tiểu khu
2) Xác định đường kính các đoạn cống
3) Xác định cao độ đáy cống
Trình tự giải
Bước 1- Xác định các thông số : hằng số khí hậu, chu kỳ tràn cống, thời gian thoát nước mưa bề mặt
→ cường độ mưa tính toán
Bước 2- Lưu lượng nước mưa thoát qua tuyến cống
Bước 3- Tính đường kính cống theo chế độ chảy đầy → độ dốc cống
Bước 5- Xác định độ cao đặt cống và nhận xét (nếu cần)

BÀI 6.- MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI KHU VỰC
Dạng toán :
Khu vực tính toán có tối đa 4 tiểu khu, 3 đoạn cống
Tính thoát nước theo diện tích khu vực hoặc theo số người dùng nước
Dữ liệu ban đầu
-

Diện tích khu vực tính toán / số người dùng nước tính toán

-

Tiêu chuẩn thải nước


Yêu cầu của bài toán
1) Xác định lưu lượng nước thải tính toán của các tiểu khu
2) Xác định đường kính các đoạn cống
3) Xác định cao độ đáy cống
Trình tự giải
Bước 1- Tính lưu lượng nước thải thoát qua tuyến cống
Bước 3- Xác định đường kính cống theo : lưu lượng cần thoát, độ đầy, độ dốc cống, vận tốc
Bước 5- Xác định độ cao đặt cống và nhận xét (nếu cần)

7



×