Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khoá luận tốt nghiệp kĩ thuật đọc trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.97 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------***--------

NGUYỄN MỸ LINH

KĨ THUẬT ĐỌC TRONG DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------***--------

NGUYỄN MỸ LINH

KĨ THUẬT ĐỌC TRONG DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. BÙI MINH ĐỨC


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.Bùi Minh Đức, người đã
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy, cô trong khoa
Ngữ văn, Bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa
luận này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Mỹ Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Kĩ thuật đọc
trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện ở trường THPT” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tơi. Các số liệu trong khóa luận là trung thực.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Mỹ Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Viết tắt

Từ, cụm từ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

SGK

Sách giáo khoa

4

SGV

Sách giáo viên

5


THPT

Trung học phổ thông

6

THCS

Trung học cơ sở

7

VD

Ví dụ

8

VB

Văn bản

9

NXB

10

BGD & ĐT


11

NL

Nhà xuất bản
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năng lực


MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………...…….1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết ................................................. 8
5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................ 8
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 8
Chương 1. ĐỌC VÀ CÁC KĨ THUẬT ĐỌC VĂN BẢN .............................. 10
1.1. Đọc ............................................................................................................... 10
1.1.1. Các quan niệm về “đọc” .......................................................................... 10
1.1.2. Tiểu kết về khái niệm “đọc” .................................................................... 13
1.2. Các kĩ thuật “đọc” ...................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm kĩ thuật đọc ............................................................................. 13
1.2.2. Một số kĩ thuật đọc ................................................................................... 14
1.2.2.1. Đọc lướt .................................................................................................. 14

1.2.2.2. Đọc sâu ................................................................................................... 15
1.2.2.3. Đọc điểm ................................................................................................ 17
1.2.2.4. Một số kĩ thuật đọc khác ........................................................................ 17
Chương 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐỌC TRONG ..................... 19
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN ................................................ 19
2.1. Dạy học đọc hiểu......................................................................................... 19
1


2.1.1. Đọc hiểu .................................................................................................... 19
2.1.2. Dạy học đọc hiểu ...................................................................................... 20
2.1.3. Dạy học đọc hiểu văn học trong nhà trường .......................................... 22
2.1.4. Các bước dạy học đọc hiểu văn bản văn học .......................................... 27
2.2. Vận dụng một số kĩ thuật đọc vào quá trình dạy đọc hiểu văn bản truyện .. 30
2.2.1. Đọc “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”- Ngữ văn 10 ..................... 31
2.2.2. Đọc Chí Phèo - Ngữ văn 11 ..................................................................... 32
2.2.3. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa – Ngữ Văn 12.............................................. 33
Chương 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM ....................................................... 36
3.1. Mục đích thiết kế ........................................................................................ 36
3.2. Bài học thiết kế ........................................................................................... 36
3.3. Nội dung thiết kế ........................................................................................ 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển
giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn
với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội”. Từ quan điểm chỉ đạo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định phát triển
NL là định hướng để xây dựng CT giáo dục phổ thông và đổi mới dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả học tập của HS từ sau 2015.
1.2. Trong các NL cần hình thành và phát triển cho HS, đọc hiểu là một
NL cơ bản, then chốt. Theo Hiệp hội Đọc quốc tế IRA (International Reading
Association, 1999), “thanh thiếu niên bước vào thế giới người trưởng thành
trong thế kỉ 21 sẽ đọc và viết nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử nhân
loại.Họ sẽ cần đến năng đọc viết ở mức độ cao để thực hiện cơng việc, quản lí
gia đình, hành động với tư cách của các cơng dân và điều khiển chính cuộc
sống cá nhân của mình. Biết đọc, biết viết là cơ sở và công cụ cho việc học
những nội dung khác, những môn học khác. Ban đầu là học để biết đọc, biết
viết và sau đó thơng qua đọc và viết để học, học trong nhà trường và học suốt
đời. Cũng phải thơng qua đọc và viết thì làm mới có hiệu quả cao”. Rõ ràng,
vai trò của NL đọc trong thời kì hiện đại lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
1.3. Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn mới (Ban hành kèm
theo Thông tư 32, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) lấy việc rèn
luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt
cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng
lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học,
lớp học. Chương trình cấp THPT xác định “Tiếp tục phát triển các năng lực đã
hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn”, trong đó có NL
đọc hiểu: “đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn
bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc;


3


đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến
thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng – trào lưu văn học, phong
cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngồi văn bản để hình
thành năng lực đọc độc lập”.
Cụ thể, Chương trình đã đưa ra các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc như:
“– Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng,
kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...
– Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn
bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu
cần đạt sau:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng,
thông điệp,...;
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại,
các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện
kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp
thơ, lí lẽ, bằng chứng,...), ngơn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử,
văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu
văn bản đa phương thức,…;
+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc”
[1,12]
Như vậy, đọc và dạy đọc là vấn đề thời sự trong dạy học Ngữ văn hiện
tại cũng như các năm tiếp theo, nhất là khi Chương trình, SGK Ngữ văn mới sẽ
chính thức được áp dụng.
1.4. Cũng với thơ, truyện là một trong hai kiểu văn bản chiếm số lượng
nhiều nhất trong Chương trình. Trong quá trình dạy truyện, một mặt, GV cần
giúp HS hiểu được giá trị nội dung nghệ thuật của từng tác phẩm, mặt khác,

qua các bài học về truyện cần trang bị cho HS những kĩ năng đọc văn bản truyện
để sau này các em có thể đọc được những văn bản tương tự. Để làm được việc
đó, việc áp dụng các kĩ thuật đọc rất cần thiết bởi đây không chỉ là công cụ giúp

4


HS đọc văn bản mà còn là hành trang đi theo các em mãi sau này mỗi khi HS
đọc sách nói chung và đọc truyện nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Kĩ thuật đọc sách nói chung là vấn đề đã được đề cập trong nhiều
cuốn sách. Có thể kể đến một số cuốn tiêu biểu như:
- Phương pháp học tập siêu tốc khơi dậy năng lực tìm ẩn trong bạn,
Bobbi Deporter & Mike Hernacki, NXB tri thức, 2007
- Kĩ thuật đọc nhanh, Nguyễn Huy Côn, NXB Thanh Niên, 2011
- Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan. Chủ biên
tư vấn James Harrison. Bản dịch tiếng Việt: Lê Huy Lâm
- Đọc sách như một nghệ thuật, Mortimer J.Adler Charles Van Doren,
Hải Nhi dịch, NXB Lao động - Xã hội, 2008
Trong các sách này, từ những nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân, các
tác giả đã đưa ra nhiều kĩ thuật đọc sách hiệu quả để gợi ý, hướng dẫn độc giả.
Chẳng hạn như: kĩ thuật đọc lướt, đọc nhanh, đọc siêu tốc, đọc kĩ, đọc sâu,…
Kèm theo đó là những lưu ý về tâm thế đọc, hứng thú trong lúc đọc, thậm chí
hình thành văn hóa đọc, nghệ thuật đọc. Có thể khẳng định, đây là những kiến
thức đáng quý về kĩ thuật đọc, có thể vận dụng vào việc đọc nói chung và dạy
học sinh đọc các văn bản văn học trong nhà trường nói riêng.
2.2. Đọc hiểu và dạy học đọc hiểu đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học, học viên cao học, nghiên cứu sinh ở Việt Nam trong
thời gian gần đây như:
- Đọc văn, học văn của tác giả Trần Đình Sử (NXB Giáo dục, 2001);

- Kĩ năng đọc hiểu văn của Nguyễn Thanh Hùng (NXB ĐH Sư phạm,
2001);
- Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường của tác giả Nguyễn
Thanh Hùng (NXB Giáo dục năm 2008);
- Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông"
của Phạm Thị Thu Hương (NXB Đại học sư phạm, 2012);

5


- Văn bản và dạy học đọc hiểu văn bản ở trường Trung học (vận dụng
vào dạy học truyện dân gian) của Trịnh Thị Lan (NXB Đại học Sư phạm, 2017);
- Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu ,Nguyễn Thái Hịa,Thơng tin khoa học
Sư phạm, ĐHSP, số 5, 4/2004;
- Nguyễn Trọng Hoàn, Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản Ngữ văn, Tạp
chí giáo dục số 56, 4/2003;
-Một số đề xuất để đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường
phổ thông, Phạm Thị Thu Hiền Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, số 56 năm 2014;
- Lí luận văn học và việc đổi mới đọc hiểu tác phẩm, Nguyễn Văn Tùng
(2013), NXB Giáo dục Việt Nam;
- Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT, Đỗ Ngọc Thống
(Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (Chủ biên) (2018), NXB ĐHSP HN;
- Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS, Đỗ Ngọc Thống
(Tổng chủ biên), Phạm Thị Thu Hiền (Chủ biên) (2018), NXB ĐHSP HN
- Mơ hình đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể ở Trung học phổ
thông của Nguyễn Thanh Bình, Luận án Tiến sĩ.
- So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Phạm Thị Thu Hiền,
Luận án Tiến sĩ.

...
Trong những cơng trình nêu trên, các nội dung khoa học về đọc và đọc
hiểu, từ mơ hình lí thuyết đến thực tiễn vận dụng, từ quan niệm chung đến quy
trình dạy học, từ phương pháp đến chiến thuật đọc hiểu, từ áp dụng dạy thể loại
thơ đến thể loại truyện, kịch, kí đã được bàn luận, đánh giá ở các mức độ khác
nhau. Trong đó, đáng chú ý là những nội dung vận dụng các chiến thuật, kĩ
thuật đọc trong dạy học các loại văn bản văn học ở các cơng trình của Đỗ Ngọc
Thống, Bùi Minh Đức, Phạm Thu Hiền, Phạm Thị Thu Hương, Trịnh Thị
Lan…

6


2.3. Gần đây, trong xu hướng đổi mới dạy học theo định hướng phát triển
năng lực, vấn đề dạy đọc hiểu văn bản truyện cũng đã được chú ý, trở thành đề
tài nghiên cứu của nhiều học viên cao học. Chẳng hạn như:
- Dạy học chủ đề truyện Việt Nam 1945-1975 ở THPT theo hướng phát
triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, Nguyễn Thị Dung, Luận văn Thạc sĩ,
Trường ĐHSP Hà Nội 2, 2017;
- Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào dạy đọc hiểu truyện
ngắn việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở THPT, Trần Thị Hà,Luận văn Thạc sĩ,
Trường ĐHSP Hà Nội 2, 2017;
- Xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học truyện Việt Nam
giai đoạn 1930-1945 ở THPT, Nguyễn Thị Hiền, Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHSP Hà Nội 2, 2017;
- Dạy học truyền thuyết ở Trung học cơ sở theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh, Phạm Thị Lượng, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà
Nội 2, 2017;
- Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 qua dạy học văn bản
truyện Việt Nam sau 1975 theo chủ đề, Chu Minh Thoại, Luận văn Thạc sĩ,

Trường ĐHSP Hà Nội 2, 2017;
- Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám ở Trung học phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực, Cao Thị Phương Thúy, Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHSP Hà Nội 2, 2017;
...
Trong các luận văn này, một số phương pháp, kĩ thuật dạy học cũng đã
được áp dụng để tổ chức các hoạt động đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh
như: phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp thảo luận nhóm; chiến thuật
cuộc giao tiếp văn học; kĩ thuật sơ đồ tư duy;…
Khóa luận này kế thừa và vận dụng những quan điểm học thuật về đọc,
đọc hiểu và những kết quả nghiên cứu về dạy học đọc nói chung, dạy đọc hiểu
truyện nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời tìm tịi, giới thiệu
và thử nghiệm bổ sung một số kĩ thuật đọc vào quá trình dạy đọc hiểu qua một

7


kiểu văn bản cụ thể là văn bản truyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là mơ tả và ứng dụng các kĩ thuật đọc
vào quá trình dạy học đọc hiểu một số văn bản truyện ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Tìm kiếm, mơ tả các kĩ thuật đọc văn bản.
- Xác định hệ thống hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện.
- Vận dụng các kĩ thuật đọc vào dạy học đọc hiểu một số văn bản truyện.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Cách thức vận dụng các kĩ thuật đọc vào dạy học đọc hiểu văn bản truyện.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu một số kĩ thuật đọc văn bản và việc
vận dụng các kĩ thuật này vào quá trình dạy học đọc hiểu một số văn bản truyện
ở trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tiền đề lí luận cho đề tài,
được sử dụng chủ yếu ở chương 1,2.
5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp TN sư phạm được sử dụng nhằm chuyển hóa, thể nghiệm
tính khả thi của các đề xuất, áp dụng ở chương 3.
6. Cấu trúc của luận văn

8


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liêu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. ĐỌC VÀ CÁC KĨ THUẬT ĐỌC VĂN BẢN
Chương 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐỌC VÀO DẠY ĐỌC
HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN Ở TRƯỜNG THPT
Chương 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

9


Chương 1
ĐỌC VÀ CÁC KĨ THUẬT ĐỌC VĂN BẢN
1.1. Đọc

1.1.1. Các quan niệm về “đọc”
Theo “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc”, quyển “Giáo dục”: “Đọc
là một quá trình hoạt động tâm lý nhầm tiếp nhận ý nghĩa từ ký hiệu ngôn
ngữ được in hay viết”. Xét từ mặt triết học, đọc có những nội dung sau: Một,
đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản, tất nhiên phải hiểu ngôn ngữ
của văn bản (ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thể loại của
văn bản); phải dựa vào tính tích cực của chủ thể (hứng thú, năng lực, nhu cầu)
và tác động qua lại giữa chủ thể và văn bản. Hai, đọc là quá trình giao tiếp và
đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hố). Ba, đọc là q
trình tiêu dùng văn hóa văn bản (hưởng thụ, giải trí, học tập). Bốn, đọc là quá
trình tạo ra các năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiệu thế
giới). Như thế đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và có ý nghĩa
giáo dục sâu sắc. Trước văn bản, người đọc vẫn dụng những kiến thức đã có
cùng những gợi ý (Trực tiếp và gián tiếp, hàm ngôn và hiển ngôn) trong bài
học để hiểu nghĩa. Đọc đòi hỏi chiều sâu mọi nội dung tư tưởng, tình cảm, cái
đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân và xã hội.
Biết đọc là biết giao tiếp với đời sống văn hóa - xã hội rộng mở, vượt ra ngoài
tầm hiểu biết trực tiếp của mỗi người và biết hưởng thụ các giá trị văn hóa kết
tinh trong văn bản.
Theo Wikipedia, Đọc là một quá trình "nhận thức" phức tạp của việc
giải mã các biểu tượng để tạo ra ý nghĩa. Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ,
giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. Giống như ngơn ngữ, nó là một sự
tương tác phức tạp giữa các văn bản và người đọc được định hình bởi kiến
thức của người đọc, kinh nghiệm, thái độ và cộng đồng ngơn ngữ, vốn phụ
thuộc vào văn hóa và xã hội cụ thể. Q trình đọc địi hỏi phải liên tục thực
hành, phát triển, và tinh chỉnh. Ngoài ra, đọc địi hỏi sự sáng tạo và phân tích
bình luận. Người đọc văn chương thường chìm vào nội dung tác phẩm, nói
cách khác là chuyển đổi ngơn ngữ thành các hình ảnh mơ phỏng các địa điểm

10



mà văn chương đã mơ tả. Bởi vì đọc là một q trình phức tạp như vậy, nó
khơng thể được kiểm sốt hoặc định nghĩa bằng các giải thích giản đơn.
Khơng có luật cụ thể về đọc, nhưng đọc đã cho phép các độc giả một lối thoát
để tạo ra các tác phẩm nội tâm của riêng họ. Điều này thúc đẩy việc thăm dò
sâu sắc văn bản trong quá trình giải nghĩa từvựng.
SGV Ngữ văn 10, nâng cao (tập1) viết: “Đọc là hoạt động nhằm nắm
bắt ý nghĩa trong các ký hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm
bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh. Đọc là hoạt động lấy văn bản viết, in, khắc
làm đối tượng. Khác với đọc của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ, đọc
ở đây đòi hỏi nhiều sâu mọi nội dung tư tưởng, tình cảm, cái đẹp của văn bản
và có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân và xã hội” [2,171].
Theo Walcutt (2010), “đọc văn bản là cơng việc giải mã những kí hiệu
đã được viết thành văn bản và có thể nghe được âm thanh phát ra, là cái âm
thanh mà kí hiệu đó thể hiện”. Cịn Karlin (2009) lại cho rằng đọc là một dạng
biểu hiện của tư duy, là dung nạp hay suy nghĩ về một hay những thông tin
nào đó. Đọc là sự tái tạo những ý tưởng của người khác... Bởi xuất phát từ
những yêu cầu và mục đích khác nhau nên mỗi người có thể phát biểu định
nghĩa hay quan niệm về việc đọc văn bản khác nhau. Chẳng hạn, quan niệm
của Walcult gắn việc đọc với một q trình giải mã máy móc mà theo đó, các
chữ của văn bản viết được chuyển đổi thành những âm thanh phát ra liên tiếp,
tuyệt nhiên việc hiểu những từ trong văn bản này như thế nào thì khơng được
đề cập. Trong khi đó, Karlin lại nhìn nhận việc đọc như một q trình tiếp
nhận tư duy, trong đó, tác giả “viết” dường như chỉ để chuyển tải ý tưởng và
suy nghĩ của mình đến ngườiđọc, vấn để giải mã không hề được đề cập tới
một chút nào. Các tác giả Tinker và McCullough (2007) thì thừa nhận rằng:
Việc đọc bao gồm sự phát hiện và công nhận các kí hiệu in hoặc viết có tác
dụng như những tác nhân khơi gợi nghĩa của từ vốn đã được người đọc thiết
lập bằng kinh nghiệm trong quá khứ, và xây dựng thêm các nghĩa mới mà

người đọc tìm ra nhờ những khái niệm tương tự, sẵn có ở người đọc. Theo
quan điểm này, việc giải mã và việc hiểu kết quả giải mã ấy có ý nghĩa quan
trọng như nhau. Việc đọc văn bản sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như người đọc
chỉ dừng lại ở việc làm đơn giản là gợi ra những từ đã được giải mã sẵn. Hiểu

11


được nghĩa của từ ngữ, hiểu được các từ ngữ đó liên kết với nhau và tạo ra
những hiệu quả như thế nào để chuyển tải được bức thông điệp, và quan trọng
hơn là chúng tác động như thế nào đến nhận thức, tình cảm và hành vi của
người đọc là những yếu tố thiết yếu trong quá trình đọc. Ngược lại , q trình
tư duy khơng thể diễn ra nếu người đọc không thể giải mã được những từ ngữ
đã được viết ra. Nói tóm lại, việc giải mã các yếu tố xây dựng nền văn bản và
việc hiểu được các yếu tố ấy đều có vai trị quan trọng và quan trọng như nhau
trong quá trình đọc văn bản.
Ở Châu Âu, ngay từ đầu thế kỷ 11, có nhà sư phạm dạy rằng: “Khi đọc
sách, ta trở nên vội vàng lướt qua những trang sách mà nên nhìn ngắm từng
chữ trong từng câu, từng câu trong từng trang và mơi trường nên đọc đi đọc
lại ít nhất ba lần!”. Chúng ta khơng thể có ý kiến phê phán nhà sư phạm này
nói đúng hay sai. Các nhà nho của ta xưa kia đối đáp rất nhanh, nhiều người
đã nổi tiếng về tài đối lại khi người khác ra các vế đối cực kỳ khó đó là vì các
bậc nho sĩ đàn anh ấy đã đọc rất nhiều nhưng lại đọc thật chậm và phải đọc
theo kiểu “tầm chương trích cú”, rèn luyện ngày đêm trong một thời gian dài
hằng năm mười năm. Tất nhiên, cũng có những thiên tài văn thơ xuất khẩu
thành chương mà sử sách của ta còn lưu lại. Xong tất cả đều do rèn luyện trí
não mà có được qua việc đọc nhiều, học nhiều và điều chủ yếu là hiểu đến
chân tơ kẽ tóc ý nghĩa của từng chữ từng câu. Sự ứng đối nhanh nhẹ đến mức
làm ta kinh ngạc là kết quả của q trình tích lũy kiến thức, và ở thời đó là
đọc chậm, đọc một cách nghiền ngẫm. Tuy nhiên giả sử cũng truyền tụng về

những “trạng” của ta như Nguyễn Bỉnh Khiêm, xem một lần đã nhớ và xem
rất nhanh. Tài đọc nhanh cá biệt là thuộc tính của bộ óc có tổ chức cao và tập
trung cao độ các thiên tài thế giới như Mác, Lê-nin, Balzắc, Napoleon đã nổi
tiếng là những người có khả năng đọc thiên bẩm. Napoleon đọc được 2000 từ
trong một phút. Banlzắc đọc một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang trong nửa
giờ. Ngày nay đã có những mẫu người đọc đến mức cực đoan tức là với tốc
độ siêu đẳng. Một nhà hài hước Anh, ông D.Mikess đã viết rằng: “ Tôi phát
hoảng lên khi biết rằng ngày thượng sĩ S. đọc “Lịch sử hai thành phố” của
Charles Dickens trong 30 phút và đọc “Ba người lính ngự lâm pháo thủ” của
Alexandre Dumas mất 16 phút, có nghĩa là ơng ta chỉ tốn có 5 phút 20 giây

12


cho một người lính ngự lâm pháo thủ.
1.1.2. Tiểu kết về khái niệm “đọc”
Có thể thấy đọc là một hoạt động văn hóa tinh thần của con người, là
phương tiện chính để giảng dạy và học tập, là cơng cụ quan trọng để thu nhận
thông tin và nhận thức thế giới. Dù cho đến nay, trên thế giới đã xuất hiện
nhiều phương tiện mới để chứa đựng và phổ biến thông tin khoa học kĩ thuật,
nhưng cuối cùng vẫn phải đọc. Tác dụng của đọc là rất to lớn và không thể
thay thế được.
1.2. Các kĩ thuật “đọc”
1.2.1. Khái niệm kĩ thuật đọc
Nếu phương pháp là cách thức, con đường nói chung để tiến hành các
hoạt động nhằm đạt mục tiêu đã đề ra thì kĩ thuật có thể xem là những thao
tác cụ thể chi tiết gắn với việc sử dụng các phương tiện để thực hiện từng
khâu, từng bước của quy trình mà con người đã lựa chọn.
Trong những ngữ cảnh và theo những mục tiêu, quan niệm khác nhau,
có những nhận thức khơng giống nhau về kĩ thuật nói chung và kĩ thuật đọc

nói riêng. Điều này cũng giống như việc các nhà nghiên cứu có những quan
niệm khác nhau về các thuật ngữ: chiến lược, chiến thuật đọc.
Theo PGS. Nguyễn Thái Hòa, “Kĩ thuật đọc là sự vận dụng thành thạo
các thủ pháp và thao tác đọc, ví như nhận biết kí hiệu chữ viết, từ ngữ, câu,
văn bản, phát âm thành tiếng (hay không thành tiếng) để tiếp nhận và làm
người khác tiếp nhận được nội dung thông tin. Kĩ thuật hiểu là sự vận dụng
thành thạo các thủ pháp và thao tác ghi nhớ, liên hệ, suy ý để hiểu nội dung
văn bản thông qua quá trình đọc văn bản. Ở cấp độ cao, đọc hiểu là một hệ
thống thủ pháp và thao tác tích hợp, vận dụng tồn bộ hiểu biết kinh nghiệm,
tri thức, kĩ thuật để hiểu một văn bản. Như vậy, kĩ thuật đọc hiểu là một kĩ
thuật tích hợp chứ khơng tách bạch” [8,16].
Trong phạm vi khóa luận, kĩ thuật đọc là những thao tác đọc cụ thể mà
con người sử dụng trong q trình đọc. Đó là cấp độ nhỏ hơn của phương
pháp, có thể coi là “phương pháp vi mô”.

13


1.2.2. Một số kĩ thuật đọc
1.2.2.1. Đọc lướt
Đọc lướt là tiến trình khởi đầu giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về
văn bản. Đọc lướt giúp người đọc có ấn tượng chung, có bước tiếp cận ban
đầu, tạo đà cho khâu thâm nhập sâu vào văn bản. Đọc lướt địi hỏi phải bao
qt hết tồn bộ văn bản từ tiêu đề đến dòng cuối cùng, từ kênh chữ đến kênh
hình (nếu có)…
Đọc lướt gồm các thao tác:
- Xem trang đầu và phần giới thiệu (nếu có): cần đọc nhanh các phần
này; chú ý các phụ đề hay các dấu hiệu về quy mơ, mục đích của văn bản,
hoặc quan điểm đặc biệt của tác giả về đề tài được bàn đến.
- Đọc mục lục: mục đích là để nắm tổng quát cấu trúc của văn bản,

giống như việc xem bản đồ đường phố trước khi bắt đầu một cuộc hành trình.
Có một điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người chẳng bao giờ ngó đến mục
lục trừ phi họ phải tìm một phần nào đó, trong khi tác giả đã phải dành nhiều
thời gian để xây dựng phần này rất công phu. Trong các tác phẩm mô tả và
ngay cả trong tiểu thuyết và thơ trước đây, người ta thường có những mục lục
chi tiết với các chương phần, mục, tiểu mục,…Chẳng hạn, Milton đã viết
những phần mở đầu khá dài dịng mà ơng gọi là phần tranh luận cho mỗi tập
trong bộ truyện Paradise Lost (Thiên đường đánh mất). Gibbon xuất bản cuốn
“Sự suy tàn và diệt vong của Đế chế La Mã” với mục lục rất chi tiết trong mỗi
chương. Những phần tóm tắt như thế bây giờ khơng cịn thơng dụng nữa, trừ
một vài trường hợp hiếm hoi, có thể do độc giả khơng cịn hứng thú với mục
lục như trước đây. Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cũng nhận thấy một mục
lục ít chi tiết sẽ hấp dẫn hơn một mục lục đầy ắp thông tin, độc giả sẽ bị lôi
cuốn trước những văn bản có tiêu để chương ít nhiều bí hiểm - họ sẽ muốn
đọc sách để tìm ra nội dung . Dù thể một bảng mục lục vẫn có thể có giá trị,
và nên đọc kỹ nó trước khi tiếp tục đọc phần còn lại.
- Kiểm tra bảng chỉ dẫn (nếu có): nhiều văn bản thơng tin đều có phần
này. Độc giả có thể nhanh chóng đốn định các đề tài được đề cập ở đây. Khi
thấy các từ được liệt kê, người đọc hãy tìm ít nhất vài đoạn đã được trích. Các
14


đoạn văn này có thể chứa điểm nút - điểm then chốt của văn bản.
- Đọc lời giới thiệu: một số người có ấn tượng rằng lời giới thiệu chỉ là
những lời phô trương nhưng sự thật không phải lúc nào cũng như vậy. Lời
giới thiệu của văn bản có khi do chính tác giả viết và có thể họ cố gắng tóm
lược các ý chính trong sáng tác của mình. Nếu lời giới thiệu chỉ là lời khoe
khoang về văn bản thì trong trường hợp đó, chúng ta sẽ biết được có lẽvăn
bản khơng có gì quan trọng, bởi ngay phần giới thiệu cũng khơng nói lên được
điều gì.

Sau khi hoàn tất bốn bước đầu này, độc giả bạn đã có thể có đủ thơng
tin về văn bản và biết mình có muốn, có nên đọc nó kỹ hơn hay khơng.
Ngồi những thao tác trên, hoạt động đọc lướt cịn có thể có các hành
động:
- Xem qua một số nội dung/chương có vẻ quan trọng của văn bản: Việc
này xuất phát từ những hiểu biết còn chung chung và khá mơ hồ về văn bản
khi người đọc tiếp cận văn bản ở bước đầu tiên.
- Đọc ngẫu nhiên một, hai đoạn hoặc một vài trang liên tục.
1.2.2.2. Đọc sâu
Đọc sâu (hay cịn gọi là đọc phân tích) là đọc kỹ lưỡng, đọc toàn bộ
hay đọc hiệu quả. Nếu đọc kiểm sốt là hình thức đọc tốt nhất và hồn chỉnh
nhất có thể đạt được trong một thời gian cho trước thì đọc sâu là hình thức
đọc tốt nhất và hồn chỉnh nhất có thể đạt được trong một thời gian không
xác định. Trong cấp độ này, độc giả giành lấy một cuốn sách, và nghiền ngẫm
nó cho đến khi nó trở thành của riêng họ. Triết gia Francis Bacon (1561 1626) từng nhận xét rằng “Một số sách chỉ dùng để nếm. Một số khác để nuốt.
Và rất ít cuốn sách dùng để nhai và tiêu hóa”. Đọc một cuốn sách theo kiểu
phân tích có nghĩa là nhai và tiêu hóa nó.
Đọc sâu, đọc phân tích khơng thật sự cần thiết nếu mục đích đọc của
bạn chỉ để lấy thơng tin hay giải trí. Đọc sâu (đọc phân tích) trước tiên và trên
hết là đọc để hiểu. Nếu không có ít nhất một kỹ năng nào đó của cấp độ đọc
phân tích, chúng ta gần như khơng thể dựa vào sự trợ giúp của một cuốn sách

15


để đi từ chỗ hiểu đến hiểu nhiều hay hiểu sâu. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng
nắm được cấu trúc một cuốn sách là một giai đoạn trong quy trình đọc sâu,
đọc phân tích.
Giai đoạn đầu tiên của q trình đọc phân tích là tìm xem văn bản nói
về vấn đề gì. Trong đó, cần:

- Phân loại văn bản theo thể loại và chủ đề;
- Diễn đạt nội dung chính của toàn bộ văn bản một cách ngắn gọn nhất;
- Liệt kê những phần chính theo thứ tự và mối quan hệ; lập đề cương
cho những phần này như lập đề cương cho toàn bộ tác phẩm;
- Xác định một hoặc nhiều vấn đề mà tác giả đang tìm cách giải quyết
Giai đoạn thứ hai của quá trình đọc phân tích giúp tìm ra nội dung văn
bản. Trong đó:
- Phân tích các từ khóa;
- Nắm bắt những ý tưởng của tác giả trên cơ sở xem xét những câu
quan trọng nhất;
- Xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chúng hoặc xây dựng
lập luận từ các chuỗi câu;
- Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết, các vấn đề chưa được giải quyết.
Giai đoạn ba của q trình đọc phân tích là đánh giá, phê bình văn bản với:
- Những quy ước chung về các quy tắc giao tiếp, đối thoại với người viết:
+ Chi bắt đầu phê bình khi độc giả đã hồn thành q trình hiểu được
nội dung của văn bản;
+ Khơng nên thể hiện sự bất đồng theo kiểu vô căn cứ.
+ Đưa ra những lập luận tốt cho mọi đánh giá phê bình.
- Các tiêu chí đặc biệt về các điểm phê phán:
+ Chứng minh khía cạnh tác giả khơng cung cấp đủ thơng tin.
+ Chứng minh khía cạnh tác giả cung cấp thông tin sai.

16


+ Chứng minh khía cạnh tác giả thiếu logic.
+ Chỉ ra khía cạnh phân tích và giải thích chưa hồn chỉnh của tác giả
1.2.2.3. Đọc điểm
Kĩ thuật đọc điểm có thể kết hợp với kĩ thuật đọc nhanh để nhận diện

được nhiều chi tiết quan trọng trong các loại văn bản. Khi sử dụng thành thạo
kĩ thuật này, người đọc sẽ trang bị tốt cho bản thân những tri thức rồi liên hệ
được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các
chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn.
Trong kĩ thuật đọc điểm, người đọc cần trỏ ngón tay theo từng dịng
đọc, ngón tay sẽ quyết định tốc độ đọc, để điều chỉnh nhanh hay chậm khi
cần. Điều này giúp người đọc có thể tìm kiếm các mục, các chi tiết quan trọng
trong văn bản nhanh hơn người đọc theo kĩ thuật truyền thống đến 2-3 lần.
Khi ứng dụng kĩ thuật này, người đọc sẽ có khả năng “chớp” cả trang sách và
sẽ tìm thấy những điều cần biết trong giây lát để trở thành những người đọc
sách thông thái nhất.
1.2.2.4. Một số kĩ thuật đọc khác
- Xác lập mục đích đọc: giúp người đọc định hình, quyết định mục tiêu
cần tập trung của hoạt động đọc hiểu văn bản; điều này càng có ý nghĩa với
những văn bản dài, địi hỏi cần có thời gian.
- Kiểm tra việc đọc: Giúp người đọc kiểm sốt, duy trì được hoạt động
đọc hiểu văn bản, nhất là khi phải tạm dừng đọc vì một lý do nào đó, hay việc
đọc khơng thể diễn ra liên tục mà phải chia thành từng chặng. Để kiểm tra việc
đọc, một trong những biện pháp phổ biến là hỏi chính mình về những gì đang
đọc. Đơi lúc, để trả lời các câu hỏi đó, người đọc phải đọc lại. Chiến thuật này
có thể áp dụng với những văn bản dài được học trong nhiều tiết, nhiều tuần
hoặc trước khi chuyển sang nhiệm vụ đọc hiểu văn bản truyện tiếp theo, GV có
thể hướng dẫn HS kiểm tra lại kết quả đọc của mình trước đó để đảm bảo rằng
mọi HS đều đã hiểu và sẵn sàng cho một việc đọc kế tiếp

17


- Tóm lược những nội dung, ý tưởng quan trọng: Giúp người đọc tóm tắt
nội dung của VB, định hình được những sự kiện, tình tiết chính. Đồng thời hệ

thống hóa những thơng điệp mà người viết muốn chuyển tải qua văn bản.
- Kết nối với kinh nghiệm bản thân: Kết nối các sự kiện, bối cảnh, nhân
vật... với những kinh nghiệm của bản thân để có thể hiểu, lý giải, cắt nghĩa suy
nghĩ, thái độ… của người viết.
- Hình dung, tưởng tượng: giúp người đọc hình dung trong đầu những
hiện thực miêu tả trong VB. Dựa vào những chi tiết, sự kiện trong VB, người
đọc có thể tưởng tượng ra khung cảnh, bối cảnh cụ thể của những sự kiện đó.
- Dự đốn: Kết hợp những chi tiết trong VB với kiến thức, kinh nghiệm
của bản thân để dự đốn hoặc đưa ra các phán đốn có cơ sở về những gì có thể
xảy ra trong VB. Chiến thuật này giúp HS rèn luyện tư duy suy đoán và tăng
tính hấp dẫn, tạo hứng thú, kích thích sự tị mị và duy trì hoạt động đọc của
người đọc, nhất là các văn bản dài.
- Ghi chú bên lề: ghi bên lề văn bản các câu hỏi, bình luận, cảm nhận,
đánh giá… giúp người đọc lưu ý những từ, hình ảnh, câu, đoạn cần chú ý hoặc
thể hiện những băn khoăn, thắc mắc, những cảm nhận tức thời
- Gạch chân vào những từ ngữ cần chú ý, đánh dấu những từ, câu,
đoạn… cần chú giải

18


Chương 2
VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐỌC TRONG
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
2.1. Dạy học đọc hiểu
2.1.1. Đọc hiểu
Hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo M.Bakhtin, trong sách
“Con người trong thế giới ngôn từ”, “hiểu” trong “đọc - hiểu” bao gồm nhiều
hành động gắn với nhau. Thứ nhất là cảm thụ (tiếp nhận) ký hiệu vật chất
(màu sắc, con chữ,...). Thứ hai: Hiểu là nhận ra ký hiệu quen hay lạ, hiểu ý

nghĩa của nó được lập lại trong ngơn ngữ. Thứ ba: Hiểu ý nghĩa của nó trong
ngữ cảnh. Thứ tư đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận
thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng. Bản chất tâm lý của
sự hiểu là biến cái của người khác thành “cái vừa của mình vừa của
ngườikhác”. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành
kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình. Theo M.Bakhtin, hiểu khác nhận
thức và giải thích ở chỗ hiểu khơng một chiều mà mang tính đối thoại. Tơi
nhận ra một điều khi tơi giải thích cho anh điều đó, mời anh tham gia vào
cuộc đối thoại về điều đó với tơi. Trong khoa học nhân văn khơng chỉ có thể
tri giác, mà cịn phải có chiều sâu, đi ở đây không phải hiểu đồ vật, mà là hiểu
con người, hiểu sự sống, do đó ở đây hiểu có chiều sâu khác nhau. Nhà thơ
Nga Mandenshtam có nói: “Pasternac là người hiểu, tơi là người rất hiểu, cịn
Gớt thì cái gì cũng hiểu”. Hiểu là sáng tạo nó là sự bừng sáng trong khoảnh
khắc giác ngộ, bừng ngộ sau khi đã nhìn ngắm, là sự phát hiện có ý nghĩa
khơng sẵn có giữa các dịng văn và diễn đạt bằng lời của người đọc. Như thế
đọc luôn gắn liền với nhiều mức độ hiểu, do vậy hiểu không bao giờ đơn giản
chỉ là hiểu nghĩa.
Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc là một hoạt động của con
người. Nó khơng phải chỉ là hình thức nhận biết nội dung ý tưởng từ văn bản
mà còn là hoạt động tâm lý giầu cảm xúc khó tính trực giác và khái quát trong
nếm trải của con người [15,7] Đọc hiểu mang tính chất đối diện một mình, tự
lực của văn bản. Nó có cái hay là tập trung và tính đọng, lần ghét thầm lặng
19


năng lực cá nhân. Đây là hoạt động thu nộp và tỏa sáng âm thầm với sức mạnh
nội hóa kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuật
và kinh nghiệm văn hóa trong cấu trúc tinh thần cá thể”. Còn theo PGS. TS.
Nguyễn Thái Hòa: “Đọc hiểu là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp
và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã

và ghi nhớ nội dung thông tin cấu trúc vănbản” [8,16].
Thuật ngữ đọc hiểu văn bản (reading comprehension) đã được nhà
trường và xã hội sử dụng từ khi có chữ viết và nhà trường bắt đầu dạy chữ
viết. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu văn bản và do đó
cũng đã có khơng ít định nghĩa, quan niệm khác nhau về đọc hiểu văn bản.
Đứng dưới góc độ ngơn ngữ học, tác giả Nguyễn Thái Hồ đã từng nêu khái
quát về khái niệm đọc hiểu như sau: “Dù đơn giản hay phức tạp, đều là hành
vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính
giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc
văn bản” [8,16]. Liên quan đến hành động đọc hiểu có các yếu tố như: chiến
lược đọc hiểu, các hình thức đọc hiểu, các cấp độ đọc hiểu và kĩ thuật đọc
hiểu. Trong đó, chiến lược đọc hiểu là tồn bộ cách thức được hoạch định để
thực hiện một tiến trình theo từng giai đoạn để phục vụ mục đích yêu cầu được
xác định trước, bao gồm: mục đích đọc hiểu (đọc hiểu để làm gì? để hiểu biết
thơng tin gì? để thưởng thức nghệ thuật để phân tích , đánh giá , phản bác hay
xác nhận?...), yêu cầu đọc hiểu ở mức độ nào, kĩ thuật đọc hiểu, tiến trình đọc
hiểu (bao gồm các bước thâm nhập văn bản), kiểm tra, ghi nhận đọc hiểu. Các
hình thức đọc hiểu gồm có: đọc thành tiếng, đọc khơng thành tiếng - đọc thầm.
Như vậy, đọc hiểu là khái niệm chỉ phương thức và mục đích của việc
lĩnh hội tri thức và nắm bắt thơng tin. Hiểu theo nghĩa rộng, nó là hoạt động
nhận thức nói chung (đọc - hiểu văn bản báo chí, văn bản lịch sử, văn hố...).
Cịn theo nghĩa hẹp, đọc - hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật, hưởng
thụ thẩm mỹ của con người. Nó bao gồm nhiều hoạt động thể chất (mắt nhìn,
tay giở sách, tra từ điển...) và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phân
tích, phán đốn,...) để đi đến đích là hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý
nghĩa của văn bản.
2.1.2. Dạy học đọc hiểu
20



×