Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

tạo lập phương pháp, kĩ năng đọc- hiểu văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.3 KB, 77 trang )

(THPT Đồng Lộc) I,ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng- khóa VIII-1997 khẳng
định: “…Phảiđổi mới phương pháp GD-ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tưduy sáng tạo cho người học…”.Trong xu thế hiện nay, dạy
học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn học sinh hành
động, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học, do đó việc đổi mới
phương pháp dạy học đang trở thành vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học đã được
Luật Giáo dục, điều 28 ghi rõ: “ phương pháp GD-ĐT phải phát huy tính tích cực
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh…bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Có thể nói, cốt lõi của việc đổi
mới PPDH hiện nay là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động. Muốn học sinh học tập chủ động, người giáo viên trước hết phải có phương
pháp dạy đúng, phải hình thành được ở học sinh kĩ năng học, khi đã có kĩ năng
người học sẽ chủ động nắm bắt tri thức “… Nếu rèn luyện cho người học
có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham
học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng
lên gấp bội” ( “Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT”-Trang 33).
Việc dạy học môn Ngữ Văn trong các nhà trường hiện nay cần thấy rõ được tầm
quan trọng của việc đổi mới PPDH, đặc biệt cần chú trọng việc hình thành, rèn
luyện phương pháp, kĩ năng tự đọc, tự học các thể loại văn bản, giúp các em học
tập chủ động, say mê hơn với bộ môn vẫn thường bị nhiều học sinh coi là khó học
này. Riêng trong chương trình mơn Ngữ văn THPT hiện nay, để đáp ứng mục tiêu
đào tạo con người toàn diện, sách giáo khoa mới đã đưa vào rất nhiều các thể loại
văn học, trong đó, văn bản thuộc thể loại truyện ngắn được chú trọng ở cả hai cấp
học (lớp 11 và 12), chiếm thời lượng khá lớn so với chương trình (lớp 11: 9 tiết;
lớp 12: 12 tiết), chưa kể các truyện ngắn thuộc phần văn học nước ngoài. Đây là
một thể loại khơng mới nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhận
thức,giáo dục nhân cách, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho các em. Bởi, với
khả năng ưu việt trong việc miêu tả và khám phá hiện thực, trong truyện ngắn luôn


nồng ấm hơi thở của cuộc sống, bao quát những vấn đề cơ bản của xã hội và vang
lên những âm hưởng quyến rũ, thiết tha về tình đời, tình người.Có thể nói, đây là
một trong những thể loại tiêu biểu nhất của văn học giúp học sinh bồi đắp nhận
thức về cuộc sống, vun trồng những xúc cảm thẩm mĩ tốt đẹp, mở ra những chân
trời bao la, mới mẻ để các em được khám phá, được trải nghiệm sâu sắc hơn về
cuộc đời giúp các em trưởng thành về nhân cách, phong phú về tâm hồn để sổng
tốt hơn, ý nghĩa hơn.


Tuy nhiên, thực tế dạy học truyện ngắn trong các trường THPT hiện nay cịn gặp
nhiều bất cập, khó khăn. Thứ nhất, khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn nhiều giáo
viên chỉ chú tâm truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng đến việc hình thành, rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu thể loại, do đó học sinh cịn học tập một chiều, thụ động, đa
phần đều có chung tình trạng, giáo viên dẫn dắt đến đâu, học sinh hiểu đến đó, nếu
dừng lại học sinh sẽ không biết đi tiếp như thế nào? học sinh có thể hiểu một
truyện ngắn đã học nhưng sẽ bỡ ngỡ trước một văn bản mới chưa học, sau này ra
cuộc sống các em sẽ không đủ kiến thức, kĩ năng để tiếp cận đúng một văn bản
truyện ngắn mới lạ. Thứ hai, trong quá trình dạy nhiều giáo viên cịn áp đặt kiến
thức, coi đó là “hiển nhiên” , học sinh ít bám sát văn bản, chưa tự mình tìm ra kiến
thức. Thứ ba, qua dự giờ nhiều đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy, nhiều giáo viên
khi dạy truyện ngắn chỉ chú trọng khai thác phương diện văn chương, chưa chú ý
liên hệ thực tiễn, đến ý nghĩa xã hội và tính thời sự của văn bản được học. Về phía
học sinh, các em cịn đọc –hiểu truyện ngắn một cách tùy tiện, phần lớn các em chỉ
chú ý theo dõi cốt truyện, bị lôi cuốn bởi những tác phẩm có tình tiết gay cấn, hấp
dẫn, các em còn thờ ơ với số phận nhân vật, dửng dưng trước những nỗi niềm trăn
trở của tác giả… chưa tạo cho mình một cách đọc đúng, đọc khoa học, đọc có văn
hóa.
Từ những lí do trên, thiết nghĩ cần phải có một phương pháp dạy văn bản thuộc thể
loại truyện ngắn như thế nào để học sinh có thể nắm bắt văn bản một cách chủ
động, dễ dàng nhất. Ở bài viết này chúng tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ nhỏ

góp phần tạo lập phương pháp, kĩ năng đọc- hiểu văn bản truyện ngắn trong
chương trình Ngữ văn THPT.
2,Mục đích nghiên cứu:.
Bài viết góp phần:
-Giúp người dạy định hướng đúng phương pháp dạy văn bản thuộc thể loại truyện
ngắn.
-Giúp học sinh hình thành phương pháp đọc –hiểu thể loại truyện ngắn dần tạo
thành kĩ năng để chủ động đọc –hiểu văn bản.
3,Đối tượng nghiên cứu:Truyện ngắn Việt Nam trong chương trình THPT.
4,Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, triết học, các tài liệu về lí luận và
giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
-Điều tra, quan sát:


Điều tra qua hoạt động dạy học truyện ngắn của các giáo viên để thấy được
thực tiễn dạy học truyện ngắn hiện nay.
-Thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học sinh cụ thể nhằm đánh giá
hiệu quả của đề tài.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Những vấn đề chung:
.1.1 Vai trò quan trọng của PPDH trong việc phát huy tính tích cực, chủ động,
rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh:
Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”-có nghĩa là
con đường, cơng cụ nhận thức. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin đặc
biệt coi trọng vai trò của phương pháp, Bê cơn ví phương pháp là “ngọn đuốc soi
đường cho người đi trong đêm tối”, Hê ghen khẳng định “phương pháp là linh hồn
của đối tượng”, có thể nói, phương pháp chính là chiếc chìa khóa vạn năng để làm

sáng tỏ vấn đề, khơng có phương pháp khơng thể đi đến chân lí.
Trong dạy học, phương pháp dạy học được coi “là những hình thức và cách
thức hoạtđộng của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định
nhằm đạt mụcđích dạy học”( “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
SGK”-Trang 9). Trong dạy học, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức, cách thức
hoạt động khác nhau nhưng cần đặc biệt chú trọng “hình thành các năng lực, dạy
phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học”( “Những vấn đề chung
về đổi mới GD THPT”, trang 32), điều đó cho thấy vai trò quan trọng của PPDH
trong việc phát triển kĩ năng, năng lực tự học của học sinh.
Trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường hiện nay, sự đổi mới PPDH đã đem lại
nhiều hiệu quả tích cực.Với quan niệm “mỗi học sinh khơng phải là bình chứa
mà là một ngọn lửa,giáo viên cần thắp sáng lên ngọn lửa đó”, nhiều giáo viên
trong những bài dạy một văn bản cụ thể đã đưa ra được nhiều PPDH linh hoạt, tích
cực giúp học sinh học tập chủ động,hứng thú: phương pháp gợi mở, nêu vấn đề,
phương pháp đàm thoại, trao đổi nhóm, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy
học…Tuy nhiên, với những vấn đề chung mang tính khái quát như cách dạy bài
khái quát, văn học sử, cách đọc-hiểu phần tiểu dẫn hay đọc-hiểu theo chùm thể
loại…thiết nghĩ cũng cần đưa ra một cách dạy, phương pháp dạy phù hợp, đạt hiệu
quả, phương pháp đó nên được “mã hóa" thành những hoạt động cụ thể, từng thao
tác tương ứng giúp người học hình thành kĩ năng như một con đường đã mở để các
em dễ dàng, chủ động tiếp cận văn bản.
II.1.2.Truyện ngắn và quan niệm dạy học văn bản xuất phát từ đặc trưng thi
pháp của thể loại truyện ngắn


Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự “hàm chứa cái thú vị của những điều
sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn, có nhiều ưu việt trong sự khám
phá nghệ thuật đời sống”.Ray mond Carver- bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi
nhận, ngày nay, “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn nhất thỏa mãn nhiều mặt
thậm chí, có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất, cócơ hội để trường tồn, chính là tác

phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”, điều đó khẳng định vị trí đặc biệt quan
trọng của truyện ngắn trong các thể loại văn học. Hơn thế, do đặc thù cơ bản của
truyện ngắn là “ngắn” nên truyện ngắn vừa có sự hàm súc cơ đọng, tinh chất của
thơ ca lại có khả năng bao quát đời sống của tiểu thuyết. Về điều này Hoan Bốtsơ
khẳng định “nhờ có khả năng phản ánh hành động một cách ngắn gọn, truyện
ngắn có khi cịn có thể đạt tới trình độ anh hùng ca và đó là cả một bí mật của
nó”, Ts Aimatop cũng nói thêm: “toàn bộ truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao cả
về thời đại”, do đó nhìn vào truyện ngắn có thể thấy cuộc sống hiện ra với đầy đủ
sắc màu.Với quy luật đặc thù này nên truyện ngắn chính là thể loại tiêu biểu nhất
của văn học giúp người đọc- học sinh bồi đắp nhận thức về cuộc đời, về con người,
thắp lửa những xúc cảm thẩm mĩ tốt đẹp.
Hơn thế, “Truyện ngắn là thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày,
lại súc tích dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp
thời trong đời sống”(Sách lí luận văn học-NXB Giáo dục, trang 398), do đó truyện
ngắn cũng chính là thể loại các em sẽ tiếp xúc nhiều, làm quen nhiều, có ý nghĩa
thiết thực với các em khi các em sau này ra cuộc sống.
Trong SGK Ngữ văn hiện nay, một trong những thay đổi lớn so với SGK cũ là
việc sắp xếp các tác phẩm không tuân theo trình tự thời gian ra đời của tác phẩm
mà sắp xếp theo tiêu chí cùng thể loại, bởi vậy khi dạy từng văn bản cụ thể giáo
viên cần lưu ý phải gắn liền nó với đặc trưng thi pháp của từng thể loại, dạy truyện
ngắn cũng khơng nằm ngồi quy luật đó .Ở khn khổ của bài viết này chúng tơi
chỉ xin trình bày ngắn gọn những đặc trưng cơ bản nhất của thể loại truyện ngắn,
đây là những đặc trưng tiêu biểu của thể loại mà khi dạy giáo viên khơng thể bỏ
qua.
Nói về đặc trưng của thể loại truyện ngắn SGK Ngữ văn 11,trang 135,
viết “Khác với thơca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong
tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi
một người kể chuyện (trần thuật) nào đó.” Như vậy, khác với đọc thơ là đi sâu tìm
hiểu thế giới nội tâm, lắng nghe khúc nhạc lịng, thẩm thấu tình điệu của trái tim,
đắm chìm trong tiếng đàn tơ mn điệu du dương và bí ẩn của tâm hồn qua hình

ảnh thơ, ngôn ngữ, nhạc điệu… khác với đọc văn bản nghị luận là tìm hiểu lí lẽ,
lập luận, luận điểm, sức thuyết phục của vấn đề nghị luận…khi dạy văn bản truyện
ngắn cần đặc biệt chú ý đến các đặc điểm: cốt truyện, hệ thống nhân vật, ngôn ngữ,


khơng gian, thời gian, điểm nhìn trần thuật… của truyện để hiểu được hiện thực
khách quan được tác giả phản ánh.
Ở đây, cốt truyện là một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo
nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, trong cốt truyện cần hướng dẫn học
sinh chú ý đến các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, bởi yếu tố quan trọng bậc nhất của
truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho
tác phẩm chiều sâu chưa nói hết.
Nhân vật truyện ngắn thường được miêu tả chi tiết và sinh động trong mơi quan
hệ chặt chẽ với hồn cảnh, với mơi trường xung quanh.Khi tìm hiểu nhân vật
truyện ngắn cũng cần hướng dẫn học sinh lưu ý, cuộc đời nhân vật truyện ngắn
thường được miêu tả như một khoảnh khắc, một mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa
trong cả cuộc đời nhân vật, qua đó tác giả gửi gắm chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Ngôn ngữ truyện ngắn gần gũi với đời sống, là thứ ngôn ngữ tinh luyện “ngôn
ngữ kim cương”. Trong truyện ngắn có nhiều hình thức ngơn ngữ khác nhau: ngôn
ngữ người kể chuyện, ngôn nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, lời độc thoại nội tâm, lời
trữ tình ngoại đề…giáo viên cũng cần hướng đẫn học sinh phân biệt được các dạng
ngôn ngữ này.
Không gian, thời gian của truyện ngắn khơng gị bó,thường mang đậm dấu ấn
hiện thực khách quan được phản ánh, qua không gian, thời gian người đọc nhận
thấy bức tranh hiện thực được tác giả miêu tả.
Cũng cần nói thêm về đặc trưng bản chất của truyện ngắn “truyện ngắn
có thể kể về cảmột cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc
lát” trong cuộc sống nhân vật nhưng cái chính trong truyện ngắn không
phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời” ( Sách Lí luận văn
học, trang 397). Do đó, khi dạy truyện ngắn giáo viên cần giúp học sinh hiểu

được “cái nhìn tự sự đối với cuộc đời” của tác giả, qua tác phẩm tạo được ở các
em một ấn tượng sâu đậm về tình người, tình đời, nói như M.Ba-khtin, truyện
khơng chỉ “tái hiện lịch sử đời sống” mà còn là “hành trình đi tìm con người trong
con người”.
2,Giải pháp cụ thể:
Ở khuôn khổ của bài viết này chúng tôi xin trình bày những hoạt động, những
bước, những thao tác cụ thể theo tiến trình bài dạy góp phần hình thành nên
phương pháp, kĩ năng đọc-hiểu văn bản truyện ngắn:
Hoạt động 1:Lời vào bài
Cần rèn cho học sinh kĩ năng tự giới thiệu ngắn gọn lời vào bài, trong đó nhấn
mạnh vị trí, tầm quan trọng của tác phẩm được học. Cơng việc này dù là sự khởi
đầu nhưng có ý nghĩa to lớn trong việc: Thu hút sự chú ý của người học, tạo tâm
thế tiếp nhận, khơi dậy những cảm xúc , ấn tượng tốt đẹp về tác phẩm, nếu làm tốt
học sinh sẽ bị cuốn hút ngay vào bài học từ khâu này.


Hoạt động 2: Tìm hiểu tiểu dẫn:
-Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
-Nhận xét về bối cảnh xã hội ; đề tài phản ánh của tác phẩm?
Hoạt động 3: Đọc văn bản:
-Bước 1: Rèn kĩ năng đọc văn bản:
Trên thực tế, nhiều giáo viên khơng chú trọng đến khâu này, cịn phổ biến tình
trạng: đọc hình thức, đọc đối phó, đọc diễn cảm bên ngồi…theo GS Trần Đình
Sử “đó cũng là lỗi do nhà trường khơng chú trọng dạy cho học trị cách đọc,
kĩ năng đọc một cách đúng đắn, khoa học và có đạo đức”, GS cũng khẳng định
đây là “khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học Ngữ văn”. Bởi có đọc tốt học sinh
mới hiểu tốt văn bản, do đó giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp đọc –hiểu
văn bản không nên lặp lai sai lầm chỉ đọc diễn cảm bên ngoài.
Để đọc- hiểu tốt cần đảm bảo hai yêu cầu: Thứ nhất, cần hướng dẫn học sinh đọc
đúng ngữ nghĩa, đúng giọng điệu, đọc chậm, đọc tập trung, đọc gắn liền với hiểu,

bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa tồn bài.Tơi nhớ
Nguyễn Đình Thi nói rất hay về điều này: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc
qua một lần mà bỏ xuống được.Vàkhác với cách đọc riêng lần thứ nhất, lần
thứ hai đọc chậm hơn , đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ ta dừng lại
hơn. Đã đọc lại còn đọc chậm…”, Chế Lan Viên cũng nói thêm“Ta
nhớ Tố Như đọc chậm lại Kiều- đọc chậm từng vầng trăng, từng nỗi buồn li
biệt”…Yêu cầu thứ hai cao hơn là đọc sáng tạo, cần hướng dẫn học sinh đọc văn là
đọc tâm hồn nên các em không chỉ đọc hiểu mà cao hơn là để cảm, để sống, thâm
nhập sâu vào thế giới hình tượng của tác phẩm, hòa điệu vào dòng chảy cảm xúc
của tác phẩm cùng những vui-buồn -trăn trở-âu lo…, sẽ xúc động biết bao khi đọc
đoạn văn tả tâm trạng Chí Phèo tỉnh giấc sau cơn say dài của cuộc đời, hay đoạn
văn tả tâm trạng Mị phập phồng, thổn thức trong đêm tình mùa xn, trái tim ta
cũng như xơn xao, rung động…
Đối với những truyện ngắn trong chương trình,với những văn bản có dung
lượng ngắn, giáo viên nên cho học sinh đọc tồn bộ văn bản, với những văn bản có
dung lượng dài có thể cho học sinh đọc những đoạn tiêu biểu kết hợp tóm tắt để
các em nắm được mạch cốt truyện.
Để khâu đọc văn bản đạt hiểu quả, giáo viên có thể cho học sinh đọc với nhiều
hình thức: đọc phân vai, đọc nhập vai nhân vật…nhưng nhất thiết phải tạo những
“khoảng lặng” để các em vừa đối thoại vừa nhập tâm vào văn bản.
-Bước 2: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản, cảm nhận ban đầu về tác phẩm:
-Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản trong khoảng 5-7 câu ?


-Qua phần tóm tắt nhận diện sự việc, chi tiết tiêu biểu ? mạch vận động của cốt
truyện ? từ đó rút ra nhận xét về kết cấu của tác phẩm ?
-Nhận biết ngôn ngữ tác phẩm: đâu là đối thoại ? độc thoại ? lời trữ tình ngoại
đề ?...
-Nhận diện tình huống truyện (nếu có) ? ý nghĩa của tình huống ?
Hoạt động 4: Phân tích văn bản:

- Bước 1: Phân tích hệ thống nhân vật trong dịng lưu chuyển của cốt truyện:
-Trước hết cần rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện nhân vật, kiểu nhân vật: đâu là
nhân vật chính? nhân vật phụ? nhân vật thuộc kiểu nhân vật nào, nhân vật tâm lí?
nhân vật tính cách số phận? nhân vật trào phúng?...để có định hướng phân tích
đúng.
-Cho học sinh nêu cảm nhận chung về nhân vật? giáo viên có thể đặt câu hỏi:cảm
nhận của em về nhân vật? em ấn tượng điều gì nhất ở nhân vật? vì sao?
Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cụ thể về nhân vật.
Sau đây là một số thao tác cơ bản giúp học sinh tìm hiểu cụ thể về nhân vật:
*Thao tác 1:Tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật của tác giả:
-Nhân vật xuất hiện ở vị trí nào của văn bản? được giới thiệu trực tiếp hay gián
tiếp? Cho biết điểm nhìn trần thuật của tác giả? tác dụng của điểm nhìn này là gì ?
- Với điểm nhìn đó tác giả tập trung tả( kể) điều gì về nhân vật? đâu là chi tiết ấn
tượng nhất?
-Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của tác giả?
*Thao tác 2:Tìm hiểu về cuộc đời, số phận, phẩm chất của nhân vật:
-Tác giả kể( tả) về quãng đời nào của nhân vật? cho biết lai lịch? hoàn cảnh sống
của nhân vật? mối quan hệ với các nhân vật khác?
-Tìm chi tiết kể( tả) về ngoại hình? ngôn ngữ? hành động? tâm trạng? của nhân vật
-Đâu là chi tiết nổi bật nhất? nhận xét về chi tiết?
-Qua đó rút ra nhận xét về cuộc đời? số phận? đặc điểm tích cách phẩm chất của
nhân vật?


-Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật (sử dụng chi tiết, tạo tình huống để
khám phá bản chất nhân vật, cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm,
điểm nhìn miêu tả của tác giả…)
Với những nhân vật xảy ra biến cố, bước ngoặt lớn trong cuộc đời( nhân vật Chí
Phèo,Mị, Tràng, Tnu…) cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biến cố này.
*Thao tác 3:Tìm hiểu bước ngoặt, biến cố xảy ra với nhân vật:

-Nhân vật gặp những biến cố gì?
-Biến cố đó tác động ra sao đến nhân vật?
Thơng thường những biến cố này có sự tác động mạnh mẽ đến nhân vật,khiến nhân
vật có nhiều thay đổi lớn lao được thể hiện qua diễn biến tâm trạng hết sức tinh tế
và phức tạp trong đời sống nội tâm của nhân vật , có khi nó chỉ là một khoảnh khắc
tâm lí (nhân vật Tràng, Mị…), có khi đó là cả một q trính tâm lí (nhân vật Chí
Phèo…) và thường được nhà văn miêu tả rất thành cơng. Do đó ở đây giáo viên
cần hướng dẫn học sinh nắm bắt được diễn biễn tâm trạng của nhân vật qua các chi
tiết cụ thể.
-Tìm các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng cuả nhân vật? đâu là chi tiết đặc sắc
nhất?
-Qua diễn biến tâm trạng em nhận thấy sự thay đổi sâu sắc nào ở nhân vật ?
-Đánh giá sự thay đổi đó có ý nghĩa gì? nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật của tác giả?
*Thao tác 4: Đánh giá chung về nhân vật:
-Học sinh rút ra nhận xét khái quát về nhân vật:nhân vật là người như thế nào? có
những nét gì tiêu biểu về phẩm chất, số phận? ý nghĩa tiêu biểu của hình tượng
nhân vật?
-Qua nhân vật tác giả gửi gắm điều gì? có thể cho học sinh tìm những chi tiết thể
hiện được thái độ, tình cảm của tác giả với nhân vật( cách xưng hô của tác
giả,giọng điệu, điểm nhìn trần thuật…).
-Đánh giá thành cơng về nghệ thuật xây dựng nhân vật?
-Bước 2: Phân tích bức tranh đời sống được tái hiện trong tác phẩm:
Bức tranh đời sống trong mỗi truyện ngắn thường được thu nhỏ trong một miền
không gian cụ thể làm phông nền bối cảnh cho câu chuyện (như không gian phố
huyện trong “Hai đứa trẻ”-Thạch Lam; làng Vũ Đại trong “Chí Phèo”- Nam Cao;


làng Xô Man trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành; ngơi nhà thống lí Pá Tra
trong “Vợ chồng A Phủ”-Tơ Hồi…), những khơng gian này thường mang đậm

dấu ấn của hiện thực được phản ánh, do đó khi phân tích tác phẩm truyện ngắn
giáo viên cần hướng dẫn các em tìm hiểu những bối cảnh khơng gian này .
-Tìm những chi tiết miêu tả bối cảnh không gian trong truyện? đâu là chi tiết tiêu
biểu? Vì sao?
-Qua hồn cảnh sống và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm em có nhận
xét gì về mối quan hệ giữa con người với con người ở đây?
-Qua đó nhận xét khái quát về hiện thực đời sống được miêu tả trong tác phẩm?
-Bước 3: Đánh giá chung về văn bản, rút ra ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của văn
bản:
-Theo em qua tác phẩm tác giả đặt ra vấn đề gì? giá trị lớn nhất của tác phẩm là ở
chỗ nào?
-Cho biết nét độc đáo trong cách khám phá đời sống của tác giả? đâu là cách nhìn
riêng của tác giả về cuộc đời, con người?
-Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong hồn cảnh bấy giờ? suy nghĩ của em về
tính thời sự của tác phẩm?
Ở đây giáo viên có thể tạo những cuộc phỏng vấn nhỏ để các em đối thoại với văn
bản nhằm tìm ra vấn đề như có thể cho các em phỏng vấn nhà văn, hay tạo những
câu hỏi tình huống như: em có đồng ý với cách kết thúc tác phẩm khơng? vì sao?
em có thể chọn một cách kết thúc nào khác không?..
Hoạt động 5:Tổng hợp, kết luận:
-Em rút ra điều gì khi học xong văn bản? (giá trị nội dung, nghệ thuật).
- Với bản thân em, điều em cần đạt đến ở đây là gì? (liên hệ thực tế, bản thân)

Có thể mơ hình hóa phương pháp đọc – hiểu văn bản thuộc thể loại truyện
ngắn bằng sơ đồ sau, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh từng hoạt động, từng
bước, từng thao tác cụ thể để các em chủ động đọc – hiểu văn bản dần tạo thành
kĩ năng cho mình:




Sơ đồ

Bước2
Tóm tắt văn bản và cảm nhận ban đầu về tác phẩm
Hoạt động 1
Lời vào bài
Hoạt động 2
Tìm hiểu Tiểu dẫn
Hoạt động 3
Đọc văn bản
Bước1
Rèn kỹ năng đọc văn bản
Hoạt động 4
Phân tích văn bản
Bước2
Phân tích bức tranh đời sống được phản ánh trong tác phẩm
Bước1
Phân tích nhân vật trong dịng lưu chuyển của cơt truyện
Bước3
Đánh giá ý nghĩa văn bản
Hoạt động 5
Tổng hợp,kết luận




3.Vận dụng giải pháp: Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản “Chí Phèo”- Nam Cao.
Hoạt động 1: Lời vào bài:
Cần hướng dẫn học sinh tự giới thiêu lời vào bài trong đó nhấn mạnh vị trí quan
trọng của tác phẩm “Chí Phèo”: được đánh giá là kiệt tác của văn xuôi hiện đại

Việt Nam, một tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc,
một đỉnh cao về nghệ thuật ít tác phẩm có thể vượt qua.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tiểu dẫn:
-Tìm hiểu tác giả (đã có bài riêng), vài nét về tác phẩm.
-Nhận xét về đề tài?, bối cảnh xã hội cuả truyện?
Giáo viên hướng dẫn:- Đề tài: Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước cách
mạng, đây là một mảnh đất quen thuộc có nhiều tên tuổi như Ngơ Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Thạch Lam…
-Bối cảnh xã hội: xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám,đây là bối cảnh các em đã gặp trong tác phẩm “Tắt đèn”- Ngô Tất
Tố, “Hai đứa trẻ”-Thạch Lam…
Nhận xét: Đây đều là những đề tài, Bối cảnh xã hội quen thuộc nhưng Nam Cao lại
có cách khám phá riêng của mình, khi học tác phẩm các em cần chú ý để nhận ra
cái riêng đó.
Hoạt động 3: Đọc văn bản:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em đọc những đoạn tiêu biểu (đoạn mở đầu,đoạn
tả tâm trạng Chí Phèo tỉnh giấc, đoạn Chí đến gặp Bá Kiến…)
Bước 2: Tóm tắt văn bản, cảm nhận ban đầu về tác phẩm:
-Tóm tắt ngắn gọn văn bản từ 5-7 câu?
-Qua phần tóm tắt cho biết đâu là sự việc, chi tiết tiêu biểu? nhận xét về kết cấu
của tác phẩm?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhận xét kết cấu: tác
phẩm có kết cấu linh hoạt, sáng tạo, kết hợp, đồng hiện quá khứ-hiện tại-tương
lai…
-Cho học sinh nhận diện ngôn ngữ: đâu là đối thoại? độc thoại? lời trữ tình ngoại
đề?...


Hoạt động 4: Phân tích văn bản:
Bước 1: Phân tích nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện:

Trước hết cho học sinh nhận diện: nhân vật chính- phụ, kiểu nhân vật, cho học sinh
nêu cảm nhận chung về nhân vật.
Giáo viên định hướng: Nhân vật chính: nhân vật Chí Phèo; kiểu nhân vật tính cách,
số phận.
Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật chính- nhân vật Chí Phèo:
*Thao tác 1:Tìm hiểu cách giới thiêu nhân vật:
Giáo viên hướng dẫn:
-Nhân vật Chí Phèo xuất hiện ngay từ dịng đầu, đoạn mở đầu của tác phẩm
-Điểm nhìn trần thuật: rất linh hoạt, nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển
từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì
trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo nhân vật Bá Kiến, Thị Nở… tạo
tính khách quan,chân thực cho hình tượng nhân vật, nhân vật được soi rọi từ nhiều
khía cạnh, hơn thế với cách trần thuật linh hoạt này, Nam Cao cũng tạo nên nhiều
giọng điệu đan xen lẫn nhau.
-Cách kể: ở đoạn mở đầu nhân vật được miêu tả trực tiếp ,với điểm nhìn của tác
giả qua chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo, tác dụng:
+Tạo ấn tượng về một Chí Phèo bước ra ngật ngưỡng ngay từ đầu trang
sách với tiếng chửi đặc biệt, lạ lùng.,
+Tạo cảm nhận về hình ảnh một con người cơ độc, cô đơn, thù địch với tất
cả.
+Hé lộ một số phận bất hạnh.
*Thao tác 2: Tìm hiểu về cuộc đời, số phận, phẩm chất nhân vật:
Giáo viên hướng dẫn :
-Cuộc đời Chí phèo được tái hiện ở bốn quãng đời, bốn dấu ấn đặc biệt:Chí Phèo
trước khi đi tù; Chí khi đi tù về; khi làm tay sai cho Bá kiến; khi gặp Thị Nở và bị
Thị khước từ tình yêu.
-Lần lượt tìm hiểu nhân vật qua từng quãng đời:
a) Chí Phèo trước khi đi tù:



-Tìm chi tiết:+lai lịch lúc sinh ra
+lúc làm canh điền cho Lí Kiến
-Chi tiết ấn tượng: ước mơ giản dị của Chí Phèo về một ngơi nhà nhỏ chồng cuốc
mướn cày th, vợ dệt vải…
-Nhận xét: hình ảnh một Chí Phèo hiền lành, chất phác, tiêu biểu cho vẻ đẹp của
người nơng dân lương thiện.
b) Chí Phèo khi ở tù về:
-Tìm chi tiết:+ ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, ngực chạm trổ những
nét rồng phượng…
+Hành động: về hơm trước hơm sau uống rượu với thịt chó từ trưa
đến xế chiều, xách dao đến nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi, đánh nhau với
Lí Cường, rạch mặt ăn vạ…
-Chi tiết ấn tượng: rạch mặt ăn vạ kêu làng.
- Nhận xét:Chí Phèo đã hồn tồn thay đổi, nhà tù đã biến Chí từ một người lương
thiện thành kẻ lưu manh, cơn đồ.
c) Chí Phèo khi làm tay sai cho Bá Kiến
-Tìm chi tiết:+ hành động: Chí phèo làm tất cả mọi việc như một tên đầu bị chính
cống gây họa cho dân lành như: chửi bới, đập phá, đốt nhà, địi nợ th, đâm
chém…
+Ngoại hình: mặt “khơng biết tuổi, khơng ra mặt người, nhìn kĩ giống
mặt con thú”…
-Chi tiết ấn tượng: tả khn mặt Chí qua bao lần rạch mặt ăn vạ khơng cịn là mặt
người nữa...
-Nhận xét: Bá kiến đã hồn thành nốt cơng đoạn cuối cùng biến Chí Phèo thành
con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tha hóa cả nhân tính lẫn nhân hình.
*Đánh giá chung:
-Nhận xét nhân vật: Chí phèo từ người nơng dân lương thiện nhưng bị đẩy vào
bước đường cùng dần trượt dài trên con đường tha hóa, đây cũng là hiện tượng có
tính quy luật trong xã hội đương thời: người nông dân bị dồn ép đến đường cùng



trở thành lưu manh hóa ( khơng chỉ Chí Phèo mà đầy rẫy những Binh Chức, Năm
Thọ…), đây cũng là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
- Cách nhìn riêng của tác giả: khi bị đẩy xuống đáy cùng bi kịch lớn nhất của Chí
Phèo khơng phải là bi kịch của con người đói cơm rách áo, khơng nơi nương tựa
mà là nỗi đau của con người bị tàn phá về thể xác, bị huỷ diệt về tâm hồn, bị cả xã
hội cự tuyệt không coi là con người.
Nhưng Nam cao vẫn đặt niềm tin ở con người, sưởi ấm trái tim Chí qua biến cố
cho Chí Phèo gặp Thị Nở
*Thao tác 3: Tìm hiểu biến cố xảy đến với nhân vật:
- Biến cố lớn: Chí gặp Thị Nở và bị Thị cự tuyệt
-Tác động của biến cố
d) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiếu biễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi
gặp Thị Nở:
-Tìm chi tiết:+ Chí tỉnh dậy và nghe thấy tiếng chim hót, tiếng những người đàn bà
đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…những âm thanh thì
thầm,quen thuộc của cuộc sống
+Chí cảm thấy “lịng mơ hồ buồn”, nhớ về ước mơ ngày

xưa

+ Ý thức về bản thân già, cơ độc
+Nhận thức tuổi già đáng sợ hơn đói rét, ốm đau…
-Chi tiết ấn tượng: sự ý thức và nhận thức về thực tại của bản thân
-Nhận xét:Chí Phèo đang hồi tỉnh dần sau cơn say dài của cuộc đời, đang trở về là
con người bình thường có xúc cảm, có suy nghĩ…
-Chi tiết đặc sắc nhất : Bát cháo hành của Thị Nở-biểu hiện của sự quan tâm, tình
người mộc mạc , chân thành
Chí phèo: xúc động, “mắt ươn ướt”, “hắn thấy lòng thành trẻ con”, “hắn muốn làm
nũng với Thị như với mẹ”, “thèm lương thiện”, “thèm được làm hòa với mọi

người biết bao”…
-Nhận xét: Bát cháo hành- tình người đã lay thức sâu xa vào đáy sâu tâm hồn , như
hơi ấm thân thương sưởi ấm trái tim băng giá khiến Chí Phèo như hồi sinh và tỉnh
ngộ.


-Đánh giá: Nam Cao phát hiện đằng sau bộ mặt quỷ dữ vẫn là trái tim con người,
bản chất tốt đẹp của Chí và bao người nơng dân khác qua mọi khắc nghiệt của cuộc
sống vẫn còn, vẫn ẩn sâu như lửa ấm than hồng, chỉ cần một chút yêu thương lại
thổi nó sáng bừng lên rực rỡ, đó cũng chính là niềm tin vào sức mạnh của tình
người, niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người của nhà văn nhân đạo Nam
Cao.
*) Khi bị Thị Nở cự tuyệt:
-Tìm chi tiết:+Chí uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh
+Chí ôm mặt khóc rưng rức
+Thoang thoảng hơi cháo hành
-Chi tiết ấn tượng:+Tiếng khóc của Chí, đây là lần tứ hai Chí khóc, một lần khóc vì
hạnh phúc, một lần khóc vì khổ đau .
+ “Hơi cháo hành”- hương vị của hạnh phúc khi được yêu
thương Chí đã một lần nếm và khơng thể qn, chính hương vị này đã đánh thức
lương tri khiến Chí Phèo tỉnh ngộ.
-Nhận xét: những chi tiết trên vừa có tác dụng tơ đậm khát khao yêu thương,vừa
khắc sâu tấn bi kịch tinh thần- bi kịch tình yêu, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của Chí Phèo- một Chí Phèo đang giắng xé đớn đau giữa ước mơ và hiện
thực phũ phàng, đang cố sức níu kéo hạnh phúc được yêu, hạnh phúc được làm
người và đau đớn nhìn nó tan biến trước mắt…
-Đánh giá : Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Nam Cao, những trạng thái tâm lí
phức tạp của nhân vật, những tình huống dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười, chới với
giữa ước mơ-hiện thực, giữa hạnh phúc- khổ đau, hay q trình thức tỉnh của Chí
Phèo đều được nhà văn miêu tả hết sức tài tình, thuyết phục, nó chứng tỏ sự am

hiểu sâu sắc con người tinh thần, con người tư tưởng của nhà văn.
*Tìm hiểu kết thúc của tác phẩm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách kết thúc tác phẩm và ý nghĩa của cách
kết thúc đó.
*Thao tác 3: Đánh giá chung về nhân vật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá hình tượng nhân vật Chí Phèo
Ý nghĩa khái qt của hình tượng: Nhân vật Chí Phèo tiêu biểu cho
số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ, bị đẩy đến bước
đường cùng và trở thành lưu manh hóa. Chí Phèo chính là hiện tượng có


tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén,
áp bức ở nơng thơn trước Cách mạng.
Thông điệp của nhà văn: Qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao muốn
lên án xã hội vơ nhân đạo đã đày đọa con người, làm xói mịn nhân phẩm
và hủy hoại nhân cách con người. Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc
nhà văn cũng đặt niềm tin ở con người và đề cao sức mạnh to lớn của
tình người bao la.
Thành cơng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: xây dựng nhân
vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa có cá tính sinh động, sắc nét;
thành cơng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật; điểm nhìn trần thuật linh
hoạt…
Bước 3:Tìm hiểu bức tranh hiện thực- Hình ảnh làng Vũ Đại:
-Tìm chi tiết : +làng hơn hai nghìn dân, xa phủ, xa tỉnh, thế “ quần ngư tranh
thực”, cá lớn nuốt cá bé…
+Mối quan hệ trong làng…
-Nhận xét:+ Làng có tơn ti trật tự nghiêm ngặt,cao nhất là bọn cường hào địa
chủ, nông dân là tầng lớp dưới đáy.
+Mâu thuẫn giai cấp ngấm ngầm nhưng gay gắt, quyết liệt.
+Khơng khí ngột ngạt, bế tắc

-Đánh giá: Đây chính là hình ảnh tiêu biểu của nơng thơn Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám, bức tranh làng Vũ Đại cũng cho thấy vịng đời luẩn
quẩn, bế tắc khơng lối thốt của những kiếp người nơ lệ trong chế độ cũ.
Bước 4: Đánh giá ý nghĩa của văn bản:
Qua việc phân tích văn bản giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét
khái quát và tìm hiểu về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của văn bản
Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề: phản ánh tình cảnh khốn cùng của
người nông dân trước Cách mạng, mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân- địa
chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương (giá trị hiện thực) ; cho thấy tấm
lòng cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng
nhục; phát hiện và miêu tả bản chất tốt đẹp của người nông dân, niềm tin
vào bản chất lương thiện của con người (giá trị nhân đạo).


Ý nghĩa của văn bản: Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ xã hội phong
kiến nửa thuộc địa tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của
người nơng dân lương thiện, đồng thời nhà văn cũng phát hiện và khẳng
định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến
thành quỷ dữ.
-

Cách khám phá riêng của tác giả trước hiện thực:

+ Khác với các nhà văn hiện thực đi sâu miêu tả nỗi khổ về vật chất
( Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…), bằng cảm quan hiện thực và tấm
lòng nhân đạo cao cả, Nam Cao khơng chỉ xót thương cho số phận khổ
đau, bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ, ơng cịn cảm nhận một
cách sâu sắc tấn bi kịch tinh thần họ phải trải qua: họ bị vùi dập đến thê
thảm và cuối cùng bị cướp mất quyền làm người và nhà văn đã tỏ ra thực
sự day dứt, trăn trở, đau đớn trước tình trạng xã hội vơ nhân đạo đã đày

đọa con người, làm xói mòn nhân phẩm và hủy hoại nhân cách con
người.
+ Nam Cao cũng đặt niềm tin ở con người ,ông quan niệm “ Tội ác hủy
diệt tính người nhưng tình thương sẽ cứu rỗi linh hồn người”.
-Ý nghĩa xã hội và tính thời sự của văn bản: tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề có
ý nghĩa xã hội to lớn, chứa đựng nhiều giá trị đời sống, như mối quan hệ giữa tính
cách và hồn cảnh, lương thiện và lưu manh, tình yêu và tình người…đặc biệt tác
phẩm đấu tranh cho con người, ca ngợi sức mạnh lớn lao của tình người, thể hiện
niềm tin bất diệt vào con người- đó chính là những giá trị mn thuở của cuộc
sống, đến bây giờ và mai sau vẫn còn nguyên giá trị.
Hoạt động 5: Tổng hợp, kết luận:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức về bài học
-Rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Liên hệ với thực tế, bản thân:
+ Cuộc sống xung quanh ta còn nhiều những số phận bất hạnh, nhiều mảnh
đời đáng thương, các em đừng dửng dưng trước họ, hãy cúi gần xuống họ để lắng
nghe, chia sẻ, giúp đỡ họ, hãy biết quan tâm hơn đến mọi người để sống nhân ái
hơn.
+Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi có tình yêu, tình người bao la…
III, KẾT THÚC VẤN ĐỀ:


Trên đây là những suy nghĩ của chúng tôi sau nhiều trăn trở, băn khoăn khi giảng
dạy các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn trong chương trình, bước đầu cũng đã
thu được một số kết quả đáng khích lệ:
1, Kết quả:

Trước khi dạy theo phương
pháp trên


Sau khi dạy theo phương
pháp trên

Trong q trình học học sinh
cịn học tập một chiều, thụ
động, phụ thuộc theo sự dẫn
dắt của giáo viên. Khi đứng
trước một truyện ngắn mới các
em khơng hình dung được
mình phải làm gì? phải làm
như thế nào? để tiếp cận được
văn bản- nghĩa là các em chưa
hình thành được kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện ngắn.
Trong quá trình dạy nhiều kiến
thức cịn mang tính áp đặt,
giáo viên đưa ra kết luận và
buộc học sinh tiếp nhận một
cách “hiển nhiên”, học sinh ít
bám sát văn bản, chưa chủ
động tìm ra kiến thức. Hơn
nữa, do khơng hình thành được
kĩ năng nên các em chưa biết
cách nhận diện chi tiết tiêu
biểu, chưa đưa ra được những
nhận xét, đánh giá quan trọng
cho nên mỗi truyện ngắn sau
khi học thường ít lưu lại những
ấn tượng sâu đậm trong tâm

Với việc hình thành phương

pháp đọc -hiểu thể loại truyện
ngắn, sau khi hướng dẫn học
sinh các kĩ năng cơ bản như
trên trong quá trình học các
văn bản truyện ngắn các em
luôn bám sát văn bản, nắm
vững từng chi tiết trong tác
phẩm, qua sự hướng dẫn của
giáo viên các em đã có thể tự
mình tìm ra ra kiến thức, biết
rút ra ý nghĩa xã hội, ý nghĩa
thời sự của văn bản và rút ra
được những bài học bổ ích, lí
thú cho bản thân, và điều quan
trọng hơn cả là các em đã “
hình dung” được cách đọchiểu đúng về thể loại truyện
ngắn dần hình thành được ở
các em kĩ năng đọc văn bản,
khi đứng trước một tác phẩm
mới các em đã biết “mình
phải làm gì ?” và rất chủ động
nắm bắt kiến thức, các em đã
học tập hứng thú, chủ động
hơn rất nhiều, các em cũng


hồn các em, các em cũng chưa
biết cách nhận ra giá trị của tác
phẩm, đâu là cách nhìn riêng
hiểu được một cách sâu sắc

của tác giả trước hiện thực?
cũng chưa rút ra được ý nghĩa hơn những giá trị to lớn mà
xã hội, ý nghĩa thời sự của tác truyện ngắn mang lại.
phẩm.

* Kết quả cụ thể: Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn
chúng tôi đã tiến hành khảo sát dạy văn bản “Chí Phèo”- Nam Cao ở lớp 11A4,
sau đó tiến hành đối chứng hai phương pháp dạy để thấy được hiệu quả của
phương pháp dạy trên. Sau mỗi cách dạy chúng tôi đều cho các em làm bài tập trắc
nghiệm và câu hỏi tự luận để kiểm tra sự nắm vững kiến thức của từng em.
Câu hỏi 1: Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã thực sự thức tỉnh để làm người
lương thiện. Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo để thấy được sự thức tỉnh đó?
Câu hỏi 2: Học xong văn bản “Chí Phèo” em rút ra được những bài học gì
cho bản thân?
Kết quả thu được như sau:
Lớp 11A4: Tổng số 45 học sinh
-Kết quả trước khi dạy theo phương pháp trên:
Loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Số học
sinh

7


14

21

Tỉ lệ %

15,6

31,1

46,7

-Kết quả sau khi dạy theo phương pháp trên:

Yếu
3
6,6


Loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số học

sinh

12

22

11

0

Tỉ lệ %

26,7

48,9

24,4

0

2, Kiến nghị:
Chúng tơi thiết nghĩ, việc hình thành, tạo lập nên phương pháp đọc-hiểu thể loại
truyện ngắn là một việc làm cụ thể, thiết thực vừa tạo sự thuận lợi, chủ động cho
giáo viên trong q trình dạy, vừa tạo sự tích cực, hứng thú cho học sinh trong quá
trình học. Hơn thế nữa, việc làm này cũng là một hướng đi đúng đắn vừa đảm bảo
sự đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc phát huy tính tích cực, chủ
động, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, vừa phù hợp với xu thế dạy học hiện
đại trong việc đọc- hiểu văn bản văn học dựa trên cơ sở đặc trưng thi pháp thể loại.
Với tính ứng dụng thực tiễn của đề tài, chúng tôi mong muốn mở rộng phạm vi đề
tài để nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi việc hình thành phương pháp đọc- hiểu các

thể loại văn học khác như: phương pháp đọc- hiểu ca dao, phương pháp đọc - hiểu
truyện cổ tích, phương pháp đọc- hiểu văn nghị luận, phương pháp đọc- hiểu thơ,
phương pháp đọc- hiểu kịch…
Tuy nhiên, thiết nghĩ những trình bày của chúng tơi ở đây cũng chỉ là những
suy nghĩ còn chủ quan, là những tìm tịi bước đầu cho nên khơng tránh khỏi những
bất cập, thiếu sót. Hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của các
đồng nghiệp để bài viết được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Tháng 4 năm 2011.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

GD


Giáo dục

GD-ĐT

Giáo dục-Đào tạo

TT

Thao tác


GS

Giáo sư


×